Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

cngnghdyhc ngdngcnttvotrongdyhc 140530210645 phpapp01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 98 trang )

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học

Giảng viên: Lê Đức Long
Lớp:

NVSP 03. T7-CN

Nhóm 26:

- Lê Thiện Thư;
- Mạch Thị Hồng Nguyên;
- Nguyễn Thị Bích Ngọc.


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

Contents
Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề của dạy học ở TK 21 ........................... 4
I. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên (NET-T) và học sinh (NET-S) . 4
1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên: ............................................. 4
1.2. Những tiêu chuẩn về công công nghệ đối với học sinh: ...................................... 8
II. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp: ......... 12
Chương 2: Dạy và học với 3 phần mềm cơ bản: word processing (xử lý văn bản),
spreadsheet (bảng tính), và database (và cơ sở dữ liệu) ................................................... 13
I. Các công cụ phần mềm cơ bản: word processing, spreadsheet, và database ........ 13
1.1. Giới thiệu tổng quan: ......................................................................................... 13
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng word processing, speadsheet,
database ..................................................................................................................... 14


II. Tìm hiểu OpenOffice (writer, impress, cals, base) phiên bản việt hóa,
GoogleDocs xuất sứ, chức năng, đặc điểm, cách cài đặt, cách sử dụng cơ bản ....... 18
2.1. OpenOffice phiên bản việt hóa: ......................................................................... 18
2.2. GoogleDocs........................................................................................................ 36
III. So sánh chức năng, đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của
Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office. .......... 41
3.1. So sánh chức năng, đặc điểm của MS Office và Open Office ........................... 41
3.2. Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử
dụng Open Office ...................................................................................................... 43
Chương 3: Dạy học với công cụ Multimedia, Hypermedia và Internet ............................ 46
I. Multimedia (đa phương tiện), và Hypermedia (siêu phương tiện) ........................ 46
1.1. Tìm hiểu thuật ngữ Multimedia và Hypermedia: .............................................. 46
1.2. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia cho dạy học: ................. 47
II.Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson / WebQuest. ............................ 52
2.1. WebQuest. .......................................................................................................... 52
2.2. WebLesson:........................................................................................................ 56
III. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS / LCMS cụ
thể.............................................................................................................................. 57
Khái niệm mô hình LMS (Learning Management System): .................................... 57
3.2. Các chức năng chính của LMS: ......................................................................... 58
3.2. Khái niệm mô hình LCMS (Learning Content Management System): ............. 58
2


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

3.3. Các đối tượng: .................................................................................................... 58
3.4. Hiệu quả của việc dạy học với LMS/ LCMS ..................................................... 59

Chương 4: Dạy và học với phần mềm dạy học drill and practice, tutorial, instructional
game, sumilation softwares, intergrated learning systerms, và intelligent tutoring system.
........................................................................................................................................... 62
I. Tìm hiểu phần mềm hỗ trợ dạy học- Phần mềm Lecture Maker: .......................... 62
1.1. Giới thiệu tổng quan: ........................................................................................ 62
1.2. Cài đặt Lecture Maker ....................................................................................... 64
1.3. Làm quen với Lecture Maker............................................................................. 68
II. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học 96
2.1. Điểm tích cực: .................................................................................................... 96
2.2. Điểm hạn chế: .................................................................................................... 97
2.3. Kết luận: ............................................................................................................. 97
Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................... 98

3


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề của dạy học ở TK 21
I. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên (NET-T) và học sinh
(NET-S)
Quay ngược trở lại quá khứ, công nghệ đã được đưa vào sử dụng trong trường học
mặc dù còn gặp rất nhiều trở ngại nhưng các nhà chức trách và chuyên gia đã nhận
ra những lợi ích mà công nghệ mang lại. Và trong sự phát triển như vũ bão về
công nghệ thông tin như hiện nay, việc tích hợp công nghệ vào trong dạy học là
điều không những quan trọng mà còn rất cần thiết vì những lợi ích to lớn mà công
nghệ mang lại trong giáo dục như tạo động lực, khả năng xây dựng bài độc nhất vô
nhị, hỗ trợ tìm kiếm phương pháp tiếp cận mớ trong giảng dạy, gia tăng hiệu suất.

công nghệ ngày càng tiến triển một cách mạnh mẽ, để vượt qua những thử thách
trong thời đại công nghệ thông tin số như hiện nay người giáo viên lẫn học sinh
cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích nghi trong môi trường mới
này.
Hội đồng NCATE, tổ chức có nhiệm vụ cấp phép giảng dạy cho giáo viên, cùng
với ISTE, đã thiết lập nên những tiêu chuẩn sử dụng công nghệ trong giáo dục
dành cho giáo viên, học sinh và các nhà quản lý giáo dục. Sau đây chúng ta sẽ đi
qua những tiêu chuẩn trong sử dụng công nghệ dành cho giáo viên và học sinh.
Những tiêu chuẩn này được biên dịch lại từ trang www.iste.org, trang thông tin
trực tuyến của cơ quan ISTE
1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên:
1.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi và tạo niềm đam mê cho học sinh học tập
và sáng tạo:

4


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

Giáo viên là người sử dụng kiến thức chuyên môn, kiến thức sư phạm, và
cả công nghệ trong việc truyền đạt kinh nghiệm để thúc đẩy học sinh học
tập và sáng tạo cả trong môi trường giảng dạy trực tiếp hay trực tuyến:
- Khuyến khích, hỗ trợ, trình bày mẫu, đổi mới suy nghĩ và óc sáng tạo;
- Tác động đến học sinh khám phá thế giới thực và tìm ra những giải pháp
cho những vấn đề bằng cách sử dụng các công cụ và nguồn tài nguyên số
hóa;
- Thúc đẩy học sinh phản ánh sự vật hiện tượng bằng cách sử dụng công
cụ trợ giúp nhằm hé lộ và làm rõ phương pháp nhận thức, suy nghĩ, lên

kế hoạch, và sáng tạo;
- Thông qua học sinh, đồng nghiệp, hay môi trường học tập trực tiếp hay
trực tuyến, giáo viên xây dựng mô hình kiến thức tổng hợp.
1.1.2. Thiết kế và phát triển phương pháp giảng dạy và đánh giá trong
giảng dạy trong thời đại số hóa:
Người giáo viên là người phải biết thiết kế, phát triển và đánh giá khả năng
học tập với công cụ và nguồn tài nguyên dữ kiện hiện thời để tối đa hóa học
tập về chuyên môn cũng như phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ của
học sinh trong việc sử dụng công nghệ bổ trợ cho việc học của học sinh.
- Thiết kế hoặc thích ứng với hoạt động học tập trong lĩnh vực liên quan mà
các công cụ và nguồn dữ liệu số tích hợp để khuyến khích học sinh học
tập và sáng tạo
- Phát triển môi trường học tập trong thời đại công nghệ để tất cả học sinh
có thể theo đuổi những đam mê cá nhân và trở thành thành viên tích cực
trong việc thiết lập mục đích giáo dục cho chính bản thân các em học

5


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

sinh, tự xoay sở trong việc học, và tự đánh giá quá trình của chính bản
thân;
- Cá nhân hóa hoạt động học để hướng đến tác phong học linh hoạt cho học
sinh, chiến lược làm việc, và khả năng sử dụng công cụ và nguồn tài
nguyên dữ liệu số
- Cung cấp cho học sinh những định mức tổng hợp và định mức đa thông
tin được điều chỉnh nội dung và những tiêu chuẩn công nghệ, sử dụng dữ

liệu kết quả để thông báo quá trình học tập và giáo dục
1.1.3. Làm việc và học tập trong thời đại kỹ thuật số hiện đại:
Người giáo viên phô bày kiến thức, kỹ năng, quá trình làm việc chuyên
nghiệp trong xã hội toàn cầu hóa và số hóa.
- Trình bày lưu loát trong hệ thống công nghệ và là người chuyển giao
kiến thức hiện thời vào những công nghệ mới và tình huống
- Chia sẽ và cùng nhau hợp tác với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, và
các thành viên hội đồng bằng cách sử dụng công cụ và nguồn tài nguyên
kỹ thuật số để hỗ trợ học sinh thành công và cải tiến
- Trao đổi những thông tin và ý kiến liên quan một cách có hiệu quả tới
học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp sử dụng nhiều phương tiện truyền
thông khác nhau trong thời đại số hóa
- Thử nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các
công cụ số tích hợp hiện nay để định hướng, phân tích, đánh giá, và sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong hỗ trợ nghiên cứu và học tập
1.1.4. Thúc đẩy và làm gương trong việc thực hiện trách nhiệm và bổn
phận công dân trong thời đại số hóa:

6


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

Người giáo viên nên am hiểu các vấn đề xã hội toàn cầu và đại phương và
có trách nhiệm trong việc mở ra văn hóa kỹ thuật số, trình bày sự hiểu biết
về pháp luật và cách ứng xử có văn hóa trong việc sử dụng công nghệ.
- Cổ vũ, hướng dẫn, giáo dục cách sử dụng thông tin công nghệ kỹ thuật
số an toàn, hợp pháp, đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm tôn trọng quyền

tác giả, quyền sử hữu trí tuệ, các nguồn tài liệu thích hợp;
- Định hướng các nhu cầu khác nhau của tất cả người học bằng cách sử
dụng mục đích cốt lõi của người học cung cấp …. Các công cụ và nguồn
tài nguyên kỹ thuật số;
- Khuyến khích và hướng dẫn cách tương tác trong mạng lưới xã hội và
pháp luật kỹ thuật số liên quan tới cách sử công nghệ và thông tin;
- Phát triển môi trường học tập trong thời đại công nghệ để tất cả học sinh
có thể theo đuổi đam mê cá nhân và trở thành thành viên tích cực trong
việc thiết lập mục đích giáo dục cho chính bản thân các em học sinh, tự
xoay sở trong việc học, và tự đánh giá quá trình của chính bản thân;
- Phát triển và hướng dẫn cách nhận thức toàn cầu và hiểu biết văn hóa
bằng cách thu hút đồng nghiệp và học sinh trong những nền văn hóa
khác sử dụng công cụ tích hợp và thông tin trong thời đại kỹ thuật số.
1.1.5. Yêu cầu cụ thể các kỹ năng công nghệ máy tính cần thiết đối với
giáo viên:
- Biết các bộ phận phần cứng cơ bản của một máy tính gồm những gì.
- Sử dụng online để ứng dụng các chức năng phần mềm.
- Hiểu các mật khẩu khác nhau được sử dụng.
- Biết về các cấu trúc file và các thao tác cơ bản (Ví dụ: một tập tin là gì,
các thao tác copy, di chuyển, xóa một tập tin trên ổ cứng hoặc ổ đĩa).

7


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Biết làm thế nào tìm một tập tài liệu và chọn vị trí khi lưu từ internet
hoặc đính kèm tập tin cho thư điện tử.

- Biết hệ thống hoạt động cơ bản của máy tính.
- Biết cách gửi và nhận thư điện tử.
- Biết cách sử dụng internet.
- Có thể tích hợp công nghệ với từng mức độ vào trong các hoạt động của
lớp học.
- Biết chạy chương trình phần mềm chống virus.
- Sử dụng soạn thảo văn bản và các chức năng cơ bản của nó.
- Biết lưu và tìm lại những tập tin đã lưu.
- Quản lý dữ liệu trong phần mềm ứng dụng dành riêng cho giáo viên.
- Biết và sử dụng đúng các thuật ngữ của máy tính.
- Có thể hướng dẫn bằng lời nói hoặc bằng văn bản để hoàn thành các
nhiệm vụ.
- Biết cách kiểm tra dây cáp, dây nguồn bị lỏng hoặc hở điện.
- Hiểu rõ các sự cố cơ bản thường gặp và biết cách xử lý nó.
- Biết cách mô tả các sự cố của máy tính/ công nghệ cho người khác hoặc
người có khả năng sửa nó được.
- Nắm rõ chương trình phần mềm ứng dụng liên quan đến bài giảng.
- Biết tìm kiếm và chọn lọc thông tin thông qua công nghệ và có khả năng
vận dụng công nghệ để thiết kế bài giảng phù hợp với từng cá nhân HS
(đáp ứng được từng mức độ khả năng của HS).
1.2. Những tiêu chuẩn về công công nghệ đối với học sinh:
1.2.1. Sáng tạo và cải tiến:
Người học nên diễn giải cách tư duy sáng tạo, xây dựng kiến thức và phát
triển các sản phẩm và quy trình cải tiến bằng cách sử dụng công nghệ
8


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26


- Áp dụng kiến thức đã từng có để tổng quan những ý tưởng, sản phẩm, và
quy trình mới;
- Sáng tạo những khỏi nguyên công việc như phương tiện thể hiện cá nhân
và nhóm;
- Sử dụng các bài mẫu và cách phương cách kích thích để khám ohas
những hệ thống và vấn đề phức tạp;
- Nhận biết những xu hướng và truyền thông khả năng.
1.2.2. Giao tiếp và hợp tác:
Người học sử dụng phương tiện và môi trường số để giao tiếp làm việc dù
trong môi trường cách xa, hỗ trợ việc học của cá nhân và hỗ trợ việc học
của người khác
- Tương tác, kết hợp và chia sẽ cộng đồng cho những người học khác,
chuyên gia, hoặc người khác áp dụng những phương tiện và môi trường
kỹ thuật số đa dạng
- Trao đổi thông tin và ý tưởng hiệu quả đến với khán giả sử dụng các hình
thức phương tiện truyền thông đa dạng
- Phát triển sự hiểu biết văn hóa và nhận thức toàn cầu bằng cách thu hút
hút những người học ở những nền văn hoán khác nhau
- Đóng góp vào những nhóm dự án để làm ra những sản phẩm gốc hoặc
giải quyết vấn đề
1.2.3. Công trình nghiên cứu:
- Mục đích kế hoạch để hướng dẫn tìm kiến thông tin;
- Định hướng, tổ chức, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và sử dụng thông tin
từ những nguồn và các phương tiện truyền thôn khác nhau;

9


Công nghệ dạy học

Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Đánh giá, và lựa chọn nguồn thông tin và công cụ số dựa vào khả năng
phù hợp với những nhiệm vụ đặc biệt;
- Tiến trình thực hiên dữ liệu và báo cáo kết quả.
1.2.4. Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, đề ra quyết định:
Người học sử dụng tư duy phản biện để đề ra kế hoạch, nghiên cứu, xoay
sở dự án, giải quyết vấn đề, đề ra những quyết định chính thức bằng cách
sử dụng nguồn thông tin và công cụ thích hợp:
- Nhận biết và nhận dạng vấn đề thực sự và những câu hỏi quan trọng cho
những cuộc khảo sát;
- Đề ra kế hoạch và xoay sở những hoạt động để phát triển cách thức giải
quyết hoặc hoàn thành dự án;
- Thu thập và phân tích dữ liệu để nhận biết cách giải quyết và ra quyết
định chính thức;
- Sử dụng đa quy trình và tư duy đa dạng để khám phá ra những giải pháp
thay thế.
1.2.5. Công dân kỹ thuật số:
Học sinh nên am hiểu vấn đề về con người, văn hóa, xã hội liên quan đến
công nghệ và pháp luật cũng như cách ứng xử có văn hóa:
- Cổ vũ, sử dụng thông tin công nghệ kỹ thuật số an toàn, hợp pháp, và có
trách nhiệm;
- Thể hiện thái độ tích cực hướng tới việc sử dụng công nghệ hỗ trợ trong
việc kết nối, học tập, và sản xuất;
- Thể hiện khả năng lãnh đạo trong thời đại công dân kỹ thuật số.
1.2.6. Hiểu rõ khái niệm công nghệ và vận hành công nghệ:
10



Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Người học thể hiện sự hiểu biết những khái niệm công nghệ, hệ thống và
cách thức vận hành;
- Hiểu và sử dụng hệ thống công nghệ;
- Lựa chọn và sử dụng các ứng dụng một cách hiệu quả và có kết quả;
- Phân tích và giải quyết vấn đề trong hệ thống và các ứng dụng;
- Chuyển những kiến thức hiện thời để học những công nghệ mới.
1.2.7 Yêu cầu cụ thể các kỹ năng công nghệ máy tính cần thiết đối với
HS:
- Nhận biết được các bộ phận phần cứng cơ bản của một máy tính (ví dụ:
màn hình, bàn phím, chuột, CPU, máy in, máy scan);
- Hiểu và sử dụng đúng thuật ngữ của máy tính;
- Nhận dạng và biết cách sử dụng đĩa CD và DVDSử dụng đúng chuột
máy tính: đưa trỏ và click chuột; đưa trỏ và di chuyển; double-click…;
- Nhận biết icons của tập dữ liệu, tập tin, chương trình và đĩa;
- Sử dụng bàn phím hiệu quả: đặt bàn tay, các ngón tay đúng; nhận biết và
sử dụng nhuần nhuyễn tất cả các phím trên bàn phím;
- Nhận biết và sử dụng được 3 phần mềm cơ bản: Soạn thảo văn bản, bảng
tính điện tử và phần mềm quản lý;
- Lưu và tìm lại bài làm của 3 phần mềm ứng dụng trên;
- Chèn thêm hình ảnh vào bài làm;
- In được tài liệu văn bản;
- Sử dụng công cụ vẽ đơn giản trong chương trình vẽ Paint;
- Mở và đóng một chương trình trên CD-ROM;
- Biết sử dụng thành thạo máy tính (calculator);
- Sử dụng được công nghệ để giao tiếp, ví dụ giao tiếp qua email, skype,
yahoo messenger, facebook,…;

11


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Biết sử dụng Internet, xác định được từ khóa và đường link đúng để hỗ
trợ tìm kiếm và download dữ liệu phục vụ cho việc học;
- Biết tìm kiếm và chọn lọc thông tin thông qua công nghệ;
II. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên
lớp:
-

Ứng dụng ICT hỗ trợ cho người học những hệ thống dạy học linh hoạt, hiệu
quả và kết nối.

-

Giúp cho người giáo viên thêm nhiều hiểu biết và có thời gian hơn.

-

Giúp cho người học có thể học tập gắn kết và phù hợp hơn.

-

Giúp cải tiến động cơ học tập.

-


Giúp cho giáo viên có khả năng dạy học độc đáo.

-

Hỗ trợ cách tiếp cận phương pháp dạy học mới.

-

Giúp nâng cao chất lượng của “hồ sơ bài dạy” của người giáo viên.

-

Đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng của thời đại số.

12


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

Chương 2: Dạy và học với 3 phần mềm cơ bản: word processing (xử lý
văn bản), spreadsheet (bảng tính), và database (và cơ sở dữ liệu)
I. Các công cụ phần mềm cơ bản: word processing, spreadsheet, và
database
1.1. Giới thiệu tổng quan:
Trong dạy học và hầu hết các lĩnh vực trong thời đại thông tin của chúng ta, na
công cụ phần mềm cơ bản được sử dụng nhiều nhất chính là hệ trình soạn thảo
văn bản- word processing; hệ trình bảng tính điện tử- spreadsheet; và cơ sở dữ

liệu- database. Word processing và những công cụ phần mềm cơ bản khác
không những trở nên rất phổ biến mà còn cực kỳ hữu ích. Giáo viên chọn 3
phần mềm công cụ cơ bản nói trên vì chính chất lượng và những lợi ích mà
chúng đem lại khi sử dụng trong lớp học. sau đây là những lợi ích mà các công
cụ đem lại cho người sử dụng.
-

Gia tăng hiệu suất: tổ chức, xây dựng tài liệu giảng dạy và hoàn thành các
dự án giấy tờ một cách nhanh chóng. Và giáo viên có thể sử dụng nhiều thời
gian hơn cho học sinh của mình và thiết kế các hoạt động dạy học hiệu quả
hơn, sinh động hơn. Giáo viên cũng như học sinh sử dụng công cụ phần
mềm cơ bản để:

-

Tăng tính thẩm mỹ: các công cụ phần mềm cơ bản bản giúp giáo viên lẫn
học sinh tạo ra những tài liệu bắt mắt hơn và chuyên nghiệp hơn. Học sinh
được nhận những tài liệu có tính thẩm mỹ cao đồng thời đó cũng là thách
thức cho học sinh hoàn thành những sản phẩm cũng mang tính thẩm mỹ của
riêng mình.

13


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

-


Cải thiện tính chính xác: sử dụng các công cụ trên còn tạo ra những sản
phẩm rõ ràng và chính xác. Thông tin càng chính xác rõ ràng bấy nhiêu thì
càng hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học và hoạt động của học sinh.

-

Hỗ trợ tương tác và cộng tác: tăng tính tương tác và cộng tác giữa học
sinh, sản phẩm đầu ra là sự nỗ lực cùng nhau làm việc của nhiều người cùng
một lúc. Chính điều này khuyến khích khả năng sáng tạo, hoạt động cộng
tác học tập nhóm.

Như đã đề cập ở trên 3 công cụ cơ bản thườn được sử dụng nhất chính là word
processing, spreadsheet, và database. Mỗi công cụ mang trong mình những
chức năng riêng biệt và chúng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và
học sinh. Mặc dù mang những tính năng riêng biệt nhưng chúng thường được
thiết kế để làm việc cùng nhau.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng word processing,
speadsheet, database
1.2.1 Word processing: Có lẽ word processing tác động vào công cuộc
giáo dục nhiều hơn hai công cụ còn lại. Giáo viên sử dụng word processing
có thể hỗ trợ bất cứ hoạt động giảng dạy trực tiếp hoặc hoặc các hoạt động
tạo xu hướng học tập. Word processing mang lại rất nhiều lợi ích khi sử
dụng trong viêc dạy và học.
1.2.1.1 Thuận lợi:
- Tiết kiệm thời gian: Cho phép giáo viên tiêt kiệm thời gian chuẩn bị
bài giảng hay các hoạt động khác bằng cách chỉnh sửa lại tài liệu thay
vì soạn ra những tài liệu hoàn toàn mới. ngoài ra người sử dụng còn
sửa lỗi nhanh hơn khi đánh máy hay viết tay;

14



Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Gia tăng tính thẩm mỹ cho văn bản: Các tài liệu trông bắt mắt, bóng
bẩy hơn hay chuyên nghiệp hơn khi sử dụng word processing. Và cũng
chẳng ngạc nhiên khi học sinh thích thú vì nhận được tài liệu học tập
trông đẹp mắt;
- Cho phép chia sẽ các tài liệu: Chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ những
tài liệu cho những người khác. Các giáo viên có thể trao đổi bài giáo án
của mình, hoặc các tài liệu khác và dễ dàn chỉnh sửa lại cho phù hợp
với nhu cầu của từng người. Học sinh cũng có thể chia sẽ ý tưởng hay
các sản phẩm của mình;
- Cho phép cộng tác làn việc trên cùng một sản phẩm: Đặc biệt từ khi
Google Docs ra đời, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng sáng tạo, sữa
chữa, và chia sẻ các tài liệu một cách đồng thời.
1.2.1.2. Khó khăn:
- Mặc dù nó có tính đồng bộ nhưng khi ở trên các máy tính khác nhau sử
dụng các phiên bản phần mềm khác nhau thì việc mở tài liệu cũng sẽ
gặp khó khăn;
- Chức năng bị hạn chế khi người dùng không có nhiều kiến thức về
Internet vì phần mềm này chủ yếu dựa trên kết nối Internet và trợ giúp
online;
- Mặc dù phần mềm này phục vụ chủ yếu cho việc đánh văn bản nhưng
để thông thạo hết các tính năng khác của nó thì không dễ dàng;
- Nó không thể tự lưu văn bản thường xuyên và khi máy tính xảy ra sự
cố thì toàn bộ dữ liệu chưa lưu sẽ bị mất.
1.2.2 Spreasheet: Chương trình spreadsheet được sử dụng rộng rãi trong

lớp học ở tất cả các bậc giáo dục. giáo viên sử dụng nó trước tiên là cân

15


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

bằng ngân sách trong sau đó là hỗ trợ giáo viên như một công cụ dạy toán
học. sau đây là những lợi ích độc nhất vô nhị chỉ có trong spreadsheet.
1.2.2.1 Thuận lợi:
- Tiết kiệm thời gian: Cho phép giáo viên và học sinh hoàn thành
những phép tính cần thiết một cách nhanh chóng. Spreadsheet không
chỉ thực hiện những phép tính nhanh hơn và chính xác hơn, mà còn có
tính năng tính toán lại. dù các sô liệu nhập vào có thể được thay đổi,
thêm vào hay bớt ra một cách dễ dàng nhưng spread-sheet sẽ tự động
thực hiện lại các phép tính để đưa ra kết quả cuối cùng;
- Tổ chức sắp xếp thông tin: Spreadsheet được sử dụng cho những dữ
liệu số, nhưng với tính năng lưu trữ thông tin đã làm cho spreadsheet
trở thành công cụ lý tưởng cho việc thiết kế bảng biểu thông tin như
thời gian biểu, danh sách tham dự;
- Hỗ trợ dạng câu hỏi “what-if”: Khi thay đổi các dữ liệu số,
spreadsheet sẽ tự động thực hiện phép tính lại và cho chúng ta nhận
biết được sự thay đổi;
- Gia tăng động lực học toán: Nhiều giáo viên cảm thấy vui hơn với
những con số khi sử dụng spreadsheet. Đối với nhiều học sinh toán
học thật khô khan và buồn tẻ, nhưng spreadsheet có thể biến đổi những
khái niệm khô khan trong toán học thành những hình minh họa giúp
học sinh say mê thật sự trong việc học hơn.

1.2.2.2 Khó khăn:
- Thiếu sự kiểm soát có hệ thống nên việc thay đổi giá trị hay công thức
rất dễ dàng;

16


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Khó khăn trong việc khắc phục sự cố hay kiểm tra: khi có sai sót rất
khó nhận biết và sửa chữa;
- Trì trệ trong việc tuân thủ quy tắc: khi ta nhập các số liệu thì phải chờ
thời gian xử lý theo các công thức mặc định;
- Khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn, nhiều
người không thể thao tác cùng lúc trên một bảng tính.
1.2.3 Database sofware: Là chương trình cho phép người dùng lưu trữ, sắp
xếp, kiểm soát thông tin, bao gồm dữ liệu văn bản và dữ liệu số. cơ sở dữ
liệu có thể trình duyệt các phép tính, nhưng tính năng nổi trội thực sự của
nó chính là cho phép người dùng định vị thông tin qua qua phím tìm kiếm.
cơ sở duc liệu được so sánh như là môt cabin lưu trữ dữ liệu với mục đích
lưu trữ những thông tin quan trọng và cũng dễ dàng định vị sau này. Tính
năng này ngày càng trở nên quan trọng khi thông tin cần thiết được lưu trữ
ngày càng gia tăng và đa dạng hơn.
1.2.3.1 Thuận lợi:
- Giảm sự quá tải: Trong hoạt động giáo dục, kinh doanh, công nghiệp,
hay các tổ chức khác luôn truy cập các dạng thông tin giống nhau về
cùng một người, cùng nhóm người, hay cùng nguồn tài liệu. những
ngày trước đây, mỗi trường hay thường nhân hay giữ bản sao thông tin

về giáo viên và học sinh. Nhưng ngày nay, cơ sở dữ liệu cho phép truy
nhập vào những vùng thông tin khác nhau, chỉ cần một tổ chức nào đó
nắm giữ thông tin. Việc này giảm tải cả về chi phí lẫn không gian lưu
trữ;
- Tiết kiệm thời gian định vị hay cập nhật thông tin: Khi cơ sở dữ
liệu chưa được sử dụng, chúng ta mât nhiều công sức lẫn thời gian để
định vị hay cập nhật thông tin. Từ khi cơ sở dữ liệu ra đời và sử dụng
17


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

để lưu trữ thông tin trong một ngân hàng máy tính trung tâm thay vì
nhiều trong nhiều thư mục thông tin khác nhau ở những văn phòng,
người dùng có thể tìm kiếm và cập nhật thông một cách nhanh chóng
và dễ dàng;
- Cho phép so sánh thông tin: Cơ sở dữ liệu thông tin cung cấp khả
năng quan trọng trong việc định vị thông tin là đáp ứng nhiều chỉ tiêu
cùng một lúc. Với một lượng thông tin khổng lồ chính tính năng vượt
bậc này mà cơ sở dữ liệu được chọn làm nơi lưu trưc thông tin;
- Cho biết mối quan hệ giữa các dữ liệu: Bằng cách đặt câu hỏi và tra
cứu để tìm kiếm câu trả lời, học sinh có thể nhận được những thông tin
liên quan.
1.2.3.2 Khó khăn:
- Vì tính năng dễ dàng truy cập thông tin nên đó chính mối đe dọa ảnh
hưởng đến sự bảo mật cá nhân. Dễ dàng truy cập, cũng có thể dễ dàng
chiếm dụng bởi những người hay tổ chức nào đó không có thẩm quyền;
- Chi phí cao;

- Vì nó mang tính kết nối các dữ liệu nên khi xảy ra sự cố sẽ có hiệu ứng
dây chuyền và gây tổn thất rất lớn.
II. Tìm hiểu OpenOffice (writer, impress, cals, base) phiên bản việt hóa,
GoogleDocs xuất sứ, chức năng, đặc điểm, cách cài đặt, cách sử dụng cơ
bản
2.1. OpenOffice phiên bản việt hóa:
2.1.1 Giới thiệu tổng quan:
-

Trong khuôn khổ dự án Việt hóa OpenOffice.org, có một số nội dung sẽ
được bám theo dự án gốc OpenOffice.org, bao gồm:
18


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

+ Soạn thảo trang chủ;
+ Cung cấp tài liệu tiếng Việt;
+ Cập nhật các phiên bản Việt hóa;
+ Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này;
+ Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt;
+ Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả);
+ Phổ biến OpenOffice.org trong cộng đồng người Việt.
-

OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn
phòng miễn phí, mã nguồn mở được xây dựng trên phiên bản StarOffice
của Sun Microsystems. OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều

hành Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime
Environment), Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho
phép đọc/ghi các định dạng file củaMicrosoft Office khá hoàn hảo.

-

Các thành phần cơ bản của OOo:
+Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft
Word);
+ Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel);
+ Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio);
+ Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint);
+ Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access);
+ Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor);
+ Bộ văn phòng StarOffice Cơ Bản.

19


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

-

Dự án Việt hóa OpenOffice.org là một tiểu dự án của OpenOffice.org nhằm
phổ cập rộng rãi hơn dự án này cũng như sản phầm này đến cộng đồng
người dùng tiếng Việt.

-


Trung tâm tiếng Việt Vi.OpenOffice.org được hiện hữu với mong muốn
duy nhất là để cung cấp cho bạn những dụng cụ tiếng Việt mà bạn sẽ cần
trong việc sử dụng thật chuẩn phần mềm ứng dụng văn phòng
Vi.OpenOffice.org, cũng như tham gia vào việc biên soạn chương trình
trên. Vì lý do đó, nên đăng ký vào các diễn đàn thường xuyên đăng nhập
vào các diễn đàn đó, để có đóng góp ý kiến, trao đổi dữ kiện hoặc đặt câu
hỏi và tìm câu trả lời.
2.1.2. Chức năng:
Gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý
đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương
đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế
được các phần mềm thương mại này.
- Soạn thảo trang chủ;
- Cung cấp tài liệu tiếng Việt;
- Cập nhật các phiên bản Việt hóa;
- Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm;
- Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt;
- Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả).
2.1.3 Đặc điểm:
Bộ phần mềm bày gọn nhẹ (128MB) so với phần mềm cùng loại MO nhưng
tính năng hoàn toàn tương đương và đặc biệt hơn cả là hoàn toàn miễn phí,

20


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26


dễ sử dụng nhất là đối với những ai đã từng làm việc và thông thạo với bộ
phần mềm MO.
2.1.4 Cài đặt và cách sử dụng:
Địa chỉ Download phần mềm [ />2.1.4.1 Cài đặt OOo:
- Chạy file OpenOffice-2.0_Win32Intel_install.exe. ta sẽ được phần mềm
vận như sau:
- Chọn Next;

-

Chọn đường dẫn sẽ lưu tập tin cài đặt được giải nén, để mặc định. Chọn
Unpack;

21


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Chọn Next;

22


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

- Tiếp theo là quá trình cài đặt OpenOffice. Chọn I accept the term in the

license agreement. Chọn Next;

 Chọn Anyone who uses this computer (mọi người dùng sử dụng máy tính
này sẽ dùng được OpenOffice);
 Chọn Only for me ( chỉ người dùng hiện tại đang thực hiện cài đặt mới
dùng được OpenOffice);

23


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

-

Chọn Next;

24


Công nghệ dạy học
Ứng dụng CNTT vào trong dạy học
Nhóm 26

-

Chọn loại cài đặt và đường dẫn chứa thư mục cài đặt, để mặc định. Chọn
Next;


25


×