Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Vai trò của giám định tư pháp đối với công tác điều tra hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.21 KB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giám định tư pháp (GĐTP) là hoạt động bổ trợ tư pháp, đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động tố tụng nói chung và điều tra hình sự (ĐTHS) nói riêng.
Nếu như việc chứng minh những tình tiết của vụ án bằng những chứng cứ là một
việc rất quan trọng của cơ quan điều tra để từ đó có thể quyết định là tội phạm
có xảy ra hay không, là cơ sở để quyết định những vấn đề cần thiết trong điều
tra tội phạm như việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, hỏi cung, khám xét, …thì
kết luận GĐTP là một trong những phương tiện chứng minh hữu hiệu, góp phần
làm sáng tỏ những uẩn khúc của vụ án với mục đích tìm ra thủ phạm, xác định
năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) của bị can, có thể dùng làm chứng cứ
minh oan cho người vô tội, hay làm rõ tình tiết tăng nặng cũng như giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Thông qua đánh giá, kết luận về phương
diện chuyên môn những vấn đề liên quan đến vụ án, hoạt động GĐTP cung cấp
những chứng cứ mang tính chính xác, khoa học giúp cơ quan điều tra xác minh
những tình tiết của vụ án nhanh chóng, kịp thời.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập quốc tế,
ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì cùng với đó số lượng
tội phạm ngày một gia tăng. Bên cạnh những tội phạm truyền thống như giết
người, tội cố ý gây thương tích là sự gia tăng của loại tội phạm mới như: tội
phạm trong lĩnh vực kinh tế, tội phạm môi trường, tội phạm công nghệ thông
tin, tội phạm mang tính quốc tế…với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo
quyệt thì GĐTP lại càng khẳng định được vai trò của mình đối với hoạt động tố
tụng. Bởi lẽ, với những tội phạm diễn biến hành vi đơn giản, cơ quan điều tra có
thể trực tiếp nhận thức các tình tiết của vụ án thông qua những dấu vết mà tội
phạm để lại trong thế giới khách quan. Tuy nhiên, với những hành vi phạm tội
phức tạp thì việc nhận thức lại trở lên khó khăn, ĐTV phải nhận thức trên cơ sở
những nhận xét, đánh giá trong bản KLGĐ của GĐV.
Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, hoạt động GĐTP đã đạt
được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm, bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giúp cơ


1


quan điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ “không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội”1. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động GĐTP
còn tồn tại nhiều hạn chế, việc áp dụng pháp luật GĐTP còn gặp phải những khó
khăn vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu GĐTP trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra được nguyên nhân của những bất
cập, hạn chế nêu trên để đưa ra giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả của GĐTP đối với hoạt động ĐTHS là yêu cầu trở lên bức thiết.
Tất cả những vấn đề đã nêu ở trên cùng sự mong muốn của cá nhân chính
là lý do tác giả chọn đề tài “ Vai trò của GĐTP đối với hoạt động ĐTHS” làm
đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Mục đích của khóa luận: Dựa trên cơ sở những kiến thức tác giả đã tích
lũy được trong quá trình học tập tại trường và qua tham khảo những tài liệu có
liên quan đến đề tài, tác giả mong muốn làm rõ vai trò của GĐTP đối với hoạt
động ĐTHS. Qua đó, nêu ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của
GĐTP trong thực tiễn hoạt động này.
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu
một cách có hệ thống quy định của pháp luật về GĐTP (người giám định, tổ
chức giám định, hoạt động giám định…), tìm hiểu ý nghĩa của kết luận GĐTP
đối với hoạt động ĐTHS, những kết quả mà hoạt động này đã đạt được. Khóa
luận cũng đi sâu vào tìm hiểu những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những
tồn tại đó để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
GĐTP đối với ĐTHS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ những nội dung sau:
-Khái niệm, đối tượng của GĐTP.
-Quy định của pháp luật về GĐTP.

-Ý nghĩa của kết luận GĐTP đối với hoạt động ĐTHS.
-Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao vai trò của GĐTP đối với hoạt động
ĐTHS.

1

Xem: điều 1, bộ luật TTHS 2003.
2


Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: do hạn chế về thời gian và khả năng
nhận thức nên khóa luận chỉ dừng lại nghiên cứu ở các vấn đề về pháp luật
GĐTP và ý nghĩa của KLGĐ với thực tiễn ĐTHS.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm chỉ đạo
của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã sử
dụng kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp phân tích- tổng hợp,
phương pháp so sánh, chứng minh, phương pháp lịch sử…
5. Ý nghĩa của khóa luận
Những kết quả nghiên cứu trong luận văn góp phần củng cố và làm phong
phú kiến thức của tác giả về GĐTP và việc sử dụng kết quả giám định sao cho
đạt được hiệu quả trong công tác ĐTHS. Tác giả hi vọng rằng những kết quả
nghiên cứu dưới đây sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những bạn quan tâm,
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời, những kiến nghị trong
khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện
các quy định của pháp luật về GĐTP để cho hoạt động này ngày một hiệu quả
hơn.
6. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Nhận thức chung về GĐTP.
Chương 2. Ý nghĩa của kết luận GĐTP đối với thực tiễn ĐTHS.
Chương 3. Một số kiến nghị góp phần nâng cao vai trò của GĐTP đối với hoạt
động ĐTHS.

CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
3


1.1. Khái niệm GĐTP
1.1.1. Khái niệm
GĐTP là nhằm bổ trợ tư pháp, chúng giúp cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần không
nhỏ vào việc giải quyết vụ án. GĐTP nhằm đưa ra kết luận khoa học, chính xác,
khách quan những vấn đề liên quan đến vụ án. Dựa trên bản KLGĐ của GĐV,
cơ quan điều tra có cơ sở để xác minh tội phạm và hành vi phạm tội, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trong vụ án hình sự, dân sự. Như vậy,
KLGĐ có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều tra. Nếu hoạt động giám định
không có hiệu quả thì việc giải quyết vụ án khó có thể chính xác và công bằng.
Vậy thì GĐTP là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cần tìm hiểu nội
dung ngữ nghĩa của các từ ngữ sau:
Trước hết là cụm từ “ Tư pháp” trong tiếng Việt có ít nhất là 3 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Theo từ điển giúp đọc “Nôm và hán Việt” của tác giả Trần Văn
Kiệm 1989 thì “tư pháp” có nghĩa là thi hành pháp luật.
Nghĩa thứ hai: “tư pháp” thường dùng để nói đến ngành Tòa án.
Nghĩa thứ ba: “tư pháp: có nghĩa là luật dân sự khác với công pháp.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “ tư pháp”, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư

pháp là một hệ thống các cơ quan Nhà nước bao gồm Tòa án, Viện Kiểm Sát, cơ
quan điều tra nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ
chế để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự, những hành vi vi phạm
pháp luật hay tội phạm hình sự.
Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của
một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
Cụm từ thứ hai “Giám định”, theo từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Đà
Nẵng năm 2000 thì “giám định có nghĩa là xem xét và kết luận về một sự vật,
hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”. Như vậy, “giám
định” là việc sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, phương tiện kỹ
thuật để nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về một sự vât, hiện
tượng, từ đó giúp cho con người có những nhận thức khách quan để giải quyết
một vấn đề nào đó.
4


Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia
đình, lao động…nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc liên quan đến kiến thức
thuộc các lĩnh vực chuyên môn thì cơ quan THTT (THTT) sẽ nhờ những cá
nhân, cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn xem xét, đánh giá
những vấn đề đó.
Theo quy định tại điều 1 pháp lệnh GĐTP 2004 “GĐTP là việc sử dụng
kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận
về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, vụ án hành chính,
vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người GĐTP thực hiện theo
trưng cầu của cơ quan THTT, người THTT nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ
án”1.
Tóm lại, hoạt động GĐTP là hoạt động khoa học chuyên sâu, không phải
ai cũng thực hiện được, chỉ có những người có kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm thực tế trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa, môi trường, y

học, sinh học, xây dựng…mới có thể tiến hành việc xem xét, đánh giá và kết
luận những vấn đề có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được
công minh và đúng pháp luật. Chỉ có việc giám định do cơ quan THTT, người
THTT trưng cầu và nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án thì mới là GĐTP và
thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh GĐTP. Những việc giám định do cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu thì không phải là GĐTP.
1.1.2. Phân loại
Dựa vào tiêu chí khác nhau mà GĐTP có thể chia thành nhiều loại khác nhau.
a. Căn cứ vào quy định của pháp luật về sự cần thiết phải xác định các sự kiện
trong vụ án: Giám định bắt buộc và giám định khi xét thấy cần thiết.
-Giám định bắt buộc là trường hợp khi xất hiện một hoặc một số tình tiết liên
quan đến vụ án mà luật tố tụng hình sự đã quy định thì cơ quan THTT bắt buộc
phải TCGĐ nếu không trưng cầu là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Đó là
trường hợp quy định tại k3 điều 155 BLTTHS 2003. Bắt buộc phải TCGĐ khi
cần xác định:

1

Xem: Điều 1, pháp lệnh GĐTP 2004.
5


+) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc
khả năng lao động;
+) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về
NLTNHS của họ;
+) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp
có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình
tiết của vụ án;

+) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và
không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực
của những tài liệu đó;
+) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
-Giám định khi xét thấy cần thiết: là trường hợp khi xuất hiện những tính tiết
nhất định trong vụ án, tuy luật không quy định bắt buộc phải giám định nhưng
cơ quan THTT nhận thấy việc giám định là rất cần thiết để giải quyết vụ án một
cách chính xác và TCGĐ thì GĐV sẽ tiến hành việc giám định. Đó là các trường
hợp:
+) Cần có KLGĐ làm căn cứ để quyết định tiến hành một hoặc một số hoạt động
tố tụng hình sự.
+) Cần có KLGĐ để có chứng cứ nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ khác
phục vụ cho việc xử lý vụ án.
+) Cần có KLGĐ để xây dựng giả thuyết điều tra.
b. Căn cứ vào tình huống và kết quả giám định: giám định lần đầu, giám định bổ
sung, giám định lại
-Giám định lần đầu là việc tiến hành giám định lần đầu tiên đối với một vấn đề
cần giám định.
-Giám định bổ sung là giám định tiếp theo lần giám định trước nhằm bổ sung
KLGĐ trước đó. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp:
+ nội dung KLGĐ trước đó chưa rõ, chưa đầy đủ
+ phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án mà đã được kết luận
trước đó.
-Giám định lại là việc giám định theo toàn bộ những yêu cấu giám định trước
đó. Giám định lại được tiến hành trong trường hợp:
6


+ có mâu thuẫn rõ ràng giữa KLGĐ với cơ sở khoa học của kết luận đó, hoặc
trái ngược với tài liệu, chứng cứ khác của vụ án mà những tài liệu chứng cứ đó

đã được kiểm tra, đánh giá là chính xác.
+ những phương tiện và phương pháp được sử dụng trong quá trình giám định
không đảm bảo tính khoa học và pháp lý.
+ phát hiện người giám định có mối quan hệ thân thuộc (quan hệ giữa cha, mẹ,
con, anh, chị, em cùng cha, cùng mẹ hoặc anh chị em cùng cha, khác mẹ, cùng
me, khác cha…) hoặc phụ thuộc (cấp trên với cấp dưới, hoặc giữa những người
bị lệ thuộc vào tình cảm, vật chất…) với bị can, bị cáo, người bị hại, người có
liên quan khác trong vụ án. Ví dụ: trường hợp người giám định là anh trai của
người bị hại trong vụ án, thì phải tiến hành giám định lại để đảm bảo tính khách
quan của KLGĐ.
Hoặc phát hiện người giám định không vô tư khách quan khi thực hiện giám
định.
c. Căn cứ vào số lượng, thành phần người tham gia giám định: giám định cá
nhân, giám định tập thể
-Giám định cá nhân là việc giám định do một người tiến hành
-Giám định tập thể là việc nhiều người cùng một lĩnh vực chuyên môn hoặc ở
nhiều lĩnh vực chuyên môn cùng tiến hành giám định một vấn đề nào đó.
d. Căn cứ vào vấn đề cần giám định liên quan tới một hoặc nhiều lĩnh vực khoa
học: giám định chuyên khoa, giám định tổng hợp
-Giám định chuyên khoa là việc một hoặc nhiều người giám định của một
chuyên khoa đảm nhiệm việc giám định.
-Giám định tổng hợp là việc nhiều người giám định thuộc nhiều chuyên khoa
đảm nhiệm việc giám định. Việc giám định tổng hợp được tiến hành bằng nhiều
phương pháp thuộc các chuyên khoa khác nhau trên cùng một đối tượng giám
định hoặc trên nhiều đối tượng giám định có liên quan với nhau để cùng giải
quyết một yêu cầu giám định cụ thể.
e. Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định
-Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vấn đề có liên quan


7


đến sự kiện chết người, thương tích….theo văn bản trưng cầu của cơ quan
THTT nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Công tác GĐTP trong lĩnh vực pháp y nhằm mục đích nghiên cứu ứng
dụng hầu hết tất cả những khoa học kỹ thuật vào việc xác định mức độ tổn hại
sức khỏe, phẩm giá con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành vi xâm hại
đến thân thể khi cơ quan THTT yêu cầu giám định làm căn cứ cho việc khởi tố
vụ án, xác định tội danh, định khung hình phạt…Do vậy đối tượng của giám
định pháp y là những thương tích trên cơ thể sống; tử thi; dấu vết- tang vật như:
lông, tóc, máu, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu; vật gây thương tích như
bom, mìn, súng, đạn, vật sắc nhọn, vật sắc, vật tày; trên hồ sơ, tài lệu.
-Giám định pháp y tâm thần: là một bộ phận của tâm thần học, phát triển cùng
với sự phát triển chung của nghành tâm thần học. Giám định pháp y tâm thần là
việc sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét những vấn đề
có liên quan đến cá nhân như vấn đề về sức khỏe tâm thần, xác định chính xác
những đối tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần hay không, mức
độ nặng nhẹ, từ đó xác định năng lực trách nhiệm hành vi phạm pháp.
Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình trạng sức
khỏe- sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng.
Giám định khả năng chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự dựa trên 2
tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn y học- đó là vấn đề chuẩn đoán bệnh (họ bị bệnh gì? mức
độ nặng, nhẹ ?), tiêu chuẩn pháp luật- xem xét khả năng nhận thức hành vi (còn,
giảm hay mất khả năng nhận thức), xem xét khả năng kiềm chế hành vi. Nên đối
tượng của giám định pháp y tâm thần là trạng thái tâm thần và hồ sơ tài liệu của
con người.
-Giám định kỹ thuật hình sự: là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp
khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác định
hoặc truy nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện tượng…có

liên quan đến vụ án hình sự.
Hoạt động giám định trong lĩnh vực này thực hiện các nhiệm vụ truy
nguyên nhằm làm sáng tỏ một vụ việc có tính hình sự với mục đích xác định và
chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất đang có liên quan đến vụ

8


việc với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình
điều tra.
Đối tượng của hoạt động giám định kỹ thuật hình sự là: chất ma túy, chữ
ký, chữ viết, tài liệu, đường vân, dấu vết súng đạn, cơ học…
-Giám định xây dựng: là hoạt động của cá nhân, tổ chức có năng lực giám định
sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận
về chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng những vấn đề có liên quan đến vụ án,
đặc biệt là những vụ án về xây dựng.
-Giám định môi trường: đánh giá nguồn tác động và đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các hoạt động và các yếu tố đến môi trường.
Giám định trong lĩnh vực môi trường: bao gồm các hoạt động lấy mẫu và
phân tích môi trường, không khí, nước, đất. Hoạt động này đã góp phần trong
công tác xác định mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo
vệ môi trường, từ đó đưa các biện pháp xử lý hành chính, hìmh sự nhằm tăng
cường hiệu lực pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
-Giám định văn hóa: việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ chuyên ngành để giám định các loại hình tác phẩm văn họcnghệ thuật và văn hóa phẩm, đưa ra kết luận về chuyên ngành văn hóa có liên
quan đến vụ án do người GĐTP thực hiện.
Giám định văn hóa nhằm phục vụ cho việc xem xét, phân tích các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa phẩm có mang nội dung đồ trụy, phản động,
chống phá Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phù hợp
với thuần phong mỹ tục hay không? có phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, là

nguyên bản, nguyên gốc hay bản sao, đồ giả? Trên cơ sở đó đưa ra những kết
luận về chuyên môn theo trưng cầu của cơ quan THTT, phục vụ đắc lực cho
công tác điều tra tội phạm về văn hóa.
Đối tượng của giám định văn hóa là: sách, báo, tạp chí, tài liệu văn bản
được đánh máy, sao chép dưới mọi hình thức, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế.
Giám định các loại trạnh, tác phẩm mỹ thuật các thể loại như đồ họa, khắc kẽm,
khắc gỗ, sơn khắc, sơn dầu, sơn mài, khảm trai…Giám định phim ảnh, băng đĩa
ghi âm, ghi hình, ghi mã số, giám định đồ thủ công các thể loại và chất liệu…

9


-Giám định giao thông công chính: do GĐV có đủ năng lực cũng như điều kiện
cơ sở vật chất, kỹ thuật tiến hành để kết luận về những vấn đề về chuyên ngành
giao thông công chính có liên quan đến vụ án như việc giám định chất lượng công
trình cầu đường, giám định tính chất an toàn giao thông, giám định chất lượng
phương tiện giao thông, giám định chất lượng cây xanh trồng trên hè phố…
Đối tượng của hoạt động giám định này là: hạ tầng giao thông đường bộ,
đường thủy, đường không, đường sắt, cầu cống, bến phà, nhà ga. Giám định hạ
tầng kỹ thuật đô thị như vỉ hè, đường đô thị, hệ thống cấp thoát nước, công viên,
cây xanh.
Như vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, những căn cứ phân loại
khác nhau mà GĐTP được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại
này có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP, xác định
trách nhiệm của các nghành, các cấp, cơ quan chủ quản. Hơn nữa, việc phân loại
này còn giúp cơ quan THTT lựa chọn cá nhân, cơ quan, tổ chức để TCGĐ.
1.2. Pháp luật về GĐTP
Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 là văn bản có tính quy phạm đầu
tiên ra đời quy định một cách rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của GĐTP, tạo ra bước ngoặt cơ bản và quan trọng của GĐTP Việt Nam. Kể

từ đây, mạng lưới tổ chức GĐTP được hình thành và phát triển trong toàn quốc
ở các lĩnh vực giám định pháp y, giám định pháp y tâm thầm, giám định kỹ thuật
hình sự, xây dựng, văn hóa, môi trường. Góp phần tích cực vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên sau 15 năm ban hành việc áp dụng văn
bản này đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với tình hình đất nước. Do
đó một yêu cầu bức thiết đặt ra đó là việc ban hành một văn bản pháp luật mới
để kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới. Ngày 23/05/2004 Ban soạn thảo dự án pháp lệnh GĐTP đã được
thành lập với thành phần gồm đại diện lãnh đạo Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng, Bộ
công an, Bộ y tế, Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn
thảo pháp lệnh GĐTP. Ngày 28/9/2004 tại phiên họp lần thứ 22, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh GĐTP, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2005.
Ngày 19/5/2005 Chính phủ ban hành nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi

10


tiết một số điều của pháp lệnh GĐTP. Đây là văn bản pháp lý quy định tập trung
nhất về tổ chức và hoạt động GĐTP.
1.2.1. Người GĐTP
Người GĐTP là người trực tiếp tiến hành giám định theo yêu cầu của cơ
quan THTT, người THTT. KLGĐ có chính xác, khách quan hay không phụ
thuộc một phần vào năng lực và phẩm chất đạo đức của người giám định. Do
đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về tiêu chuẩn bổ nhiệm GĐV, sao cho lựa
chọn được người giám định vừa có “đức” vừa có “tài”.
Người GĐTP bao gồm GĐV tư pháp và người GĐTP theo vụ việc. Theo
k2 điều 8 Pháp lệnh GĐTP, GĐV tư pháp là người có trình độ đại học trở lên, đã
qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, theo k1
điều 1 nghị định 67/2005/NĐ- CP thì đối với những người có bằng tốt nghiệp
đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì bằng

đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và
điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Ngoài ra, GĐV tư pháp
phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đồng
thời người đó không thuộc một trong những đối tượng như đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đang bị quản
chế hành chính; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
GĐV tư pháp có thể làm việc tại tổ chức GĐTP, tổ chức chuyên môn.
Quy định này thể hiện rõ tính xã hội hóa về việc lựa chọn người để bổ nhiệm
GĐV tư pháp. Đây là điểm mới so với quy định trước đây tại nghị định 117, hầu
hết GĐV trước đây là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
GĐV tư pháp là cán bộ chuyên môn thuộc biên chế của các Bộ (đối với GĐV tư
pháp cấp trung ương), của Sở (GĐV tư pháp cấp tỉnh). Hiện nay, người có đủ
tiêu chuẩn và điều kiện trên đều có thể được bổ nhiệm GĐV tư pháp mà không
phân biệt là công chức nhà nước hay là người hoạt động chuyên môn ở các đơn
vị, tổ chức không phải là cơ quan nhà nước.
Ngoài đội ngũ GĐV tư pháp còn có người GĐTP theo vụ việc. Theo đó,
một người không phải là GĐV tư pháp nhưng có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện
theo quy định của pháp luật về bổ nhiệm GĐV tư pháp thì có thể được TCGĐ
theo vụ việc. Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức
11


chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì cũng có
thể được TCGĐ. Quy định này tạo cơ sở cho việc huy động rộng rãi chuyên gia
ở các lĩnh vực, cơ quan tổ chức khác nhau tham gia vào hoạt động GĐTP nhằm
đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Nhằm đề cao vai trò và trách nhiệm của GĐV tư pháp, pháp luật quy định
trường hợp miễn nhiệm GĐV tư pháp đó là khi vi phạm một số điều cấm đối với
người làm GĐTP hoặc không còn đủ tiêu chuẩn làm GĐV.
Kết luận của GĐV tư pháp có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của cơ

quan THTT. Chính vì thế mà khi được cơ quan THTT trưng cầu thì người giám
định phải thực hiện giám định theo yêu cầu và phải chịu trách nhiệm pháp lý về
mọi hoạt động liên quan đến việc giám định, có nghĩa là phải thực hiện các
nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể tại điều 13 Pháp lệnh GĐTP cùng với
những quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đồng thời có thể phải
ghánh chịu hậu quả bất lợi từ những việc đã làm như trong quá trình thực hiện
giám định, nếu người thực hiện giám định gây thiệt hại thì phải bồi thường cho
bên bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, k3 điều 60 bộ luật tố tụng hình sự
cũng quy định việc “ người giám định từ chối KLGĐ mà không có lý do chính
đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 308 bộ luật hình sự. Người
giám định kết luận gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 307
BLHS”.
1.1.2. Tổ chức GĐTP
Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện tổ chức GĐTP là
một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong nghị quyết của Đảng và
nhà nước. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 của Bộ chính trị về một số
nội dung trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ “từng bước
hoàn thiện các tổ chức GĐTP. Thành lập cơ quan giám định quốc gia, sớm hoàn
thiện pháp luật về GĐTP”.
Trước đây, theo nghị định 117/HĐBT, tổ chức GĐTP được thành lập ở tất
cả lĩnh vực như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, văn hóa, môi trường,
xây dựng, tài chính- kế toán. Nhưng đến nay, pháp lệnh GĐTP 2004 xác định rõ
tổ chức GĐTP chỉ được duy trì ở 3 lĩnh vực đó là: pháp y, pháp y tâm thần, kỹ
12


thuật hình sự. Đây là lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn và thường xuyên do đó
cần có sự đầu tư và sự quan tâm của nhà nước. Tổ chức GĐTP được thành lập ở
hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh.

Các lĩnh vực còn lại như văn hóa, tài chính- kế toán… nhu cầu giám định
thường không nhiều thì không thành lập tổ chức giám định chuyên trách mà chỉ
có GĐV tư pháp ở các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Đây là điểm khác biệt so
với những quy định trước đây, nó cũng thể hiện sự tiến bộ, chủ trương xã hội
hóa hoạt động tư pháp của Đảng và Nhà nước. Quy định này vừa huy động được
đội ngũ chuyên gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện sẵn có của cơ
quan tổ chức chuyên môn, vừa tiết kiệm được chi tiêu cho ngân sách nhà nước.
1.2.3. Hoạt động GĐTP
Đối tượng được trưng cầu: khi phát sinh những tình tiết liên quan đến vụ
án mà cơ quan THTT nhận thấy cần có những đánh giá, kết luận khách quan về
những tình tiết đó thì có thể trưng cầu người GĐTP, tổ chức GĐTP, và tổ chức
chuyên môn có đủ điều kiện để tiến hành việc giám định. Theo k2 điều 24 pháp
lệnh GĐTP thì trong trường hợp người GĐTP, tổ chức GĐTP, và tổ chức chuyên
môn trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định thì cơ quan THTT ở
cấp trung ương quyết định trưng cầu người GĐTP, tổ chức GĐTP, và tổ chức
chuyên môn của nước ngoài thực hiện nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án
được nhanh chóng, chính xác, khách quan.
Tiếp nhận và thực hiện giám định được quy định theo hướng phân cấp
giữa các tổ chức giám định, tổ chức chuyên môn, người GĐTP ở trung ương và
địa phương. Theo điều 28 Pháp lệnh GĐTP thì Tổ chức GĐTP, tổ chức chuyên
môn, người GĐTP thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý có trách nhiệm tiếp
nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan THTT, người THTT ở cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp trung ương trưng cầu. Tổ chức GĐTP, tổ chức chuyên môn,
người GĐTP thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý có
trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan THTT, người
THTT ở cấp trung ương trưng cầu và các việc giám định phức tạp do cơ quan
THTT, người THTT ở cấp huyện, cấp tỉnh trưng cầu.

13



Như vậy việc quy định theo hướng phân cấp này sẽ tránh được sự chồng
chéo, ùn tắc công việc giữa các ngành, các cấp. Đảm bảo cho công việc luôn
được thông suôt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan THTT.
Cơ chế giải quyết xung đột KLGĐ: xung đột KLGĐ là trường hợp có hai
hay nhiều KLGĐ khác nhau về cùng một vấn đề cần giám định. Do đó, trên thực
tế có nhiều vụ án kéo dài trong nhều năm mà chưa được giải quyết dứt điểm, cơ
quan THTT lúng túng không biết sử dụng kết quả giám định nào là hợp lý.
Pháp lệnh GĐTP đã quy định cơ chế giải quyết mâu thuẫn, theo khoản 2,
khoản 3 điều 33. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa KLGĐ lần đầu và KLGĐ
lại về cùng một vấn đề cần giám định thì việc giám định lại lần thứ hai phải do
Hội đồng giám định thực hiện. Hội đồng giám định do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực cần
giám định quyết định thành lập. Hội đồng giám định gồm có ít nhất ba thành
viên là những người có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần
giám định. Trong trường hợp Hội đồng giám định đã thực hiện giám định lại lần
thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Như vây, khi đã giám định đến lần thứ 3, với đội ngũ GĐV có chuyên
môn cao và có uy tín trong lĩnh vự cần giám định thì không cần phải giám định
tiếp mà vẫn đảm bảo tính chính xác và khách quan của KLGĐ. Trừ trường hợp,
trong quá trình giải quyết phát hiện thấy có dấu hiêu oan sai hoặc có phương
pháp giám định mới ra đời có tính đột phá, có khả năng làm thay đổi KLGĐ…
thì Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao có thể quyết định tiến hành
giám định lại.
Đây là một quy định mới mà trước đây chưa có văn bản nào quy định, tạo
ra một cơ chế chặt chẽ khi trong thực tế xảy ra những mâu thuẫn trong KLGĐ,
tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan THTT lựa chọn được KLGĐ hợp lý, tránh tình
trạng giải quyết vụ án kéo dài.
1.3. Mối quan hệ giữa GĐTP và thực tiễn ĐTHS

GĐTP và ĐTHS là những bộ phận thuộc tư pháp hình sự, chúng có vị trí
độc lập đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
14


Điều tra vụ án hình sự là trách nhiệm rất nặng nề của cơ quan điều tra, vì
CQĐT có nhiệm vụ phát hiện, điều tra tội phạm để Viện kiểm sát truy tố và Tòa
án xét xử. Trong giai đoạn này CQĐT áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ điều tra
theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng
cứ, trong đó TCGĐ là một hoạt động điều tra không thể thiếu trong một số
trường hợp. Đó là những trường hợp cần có KLGĐ để xác định những nội dung
cơ bản của vụ án hình sự như vấn đề xác định dấu hiệu tội phạm ; cấu thành tội
phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự ; làm rõ hậu quả của tội phạm và làm cơ sở cho
việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, nếu không có KLGĐ thì không đủ
căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án và ĐTV không thể tự mình giải quyết.
Do đó, khoản 3 điều 155 bộ luật TTHS 2003quy định những trường hợp
bắt buộc phải TCGĐ khi cần xác định :
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức
khỏe hoặc khả năng lao động.
KLGĐ về nguyên nhân chết người là nguồn chứng cứ cơ bản để cơ quan
THTT quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Tính chất của
thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe, khả năng lao động là căn cứ để truy cứu
TNHS, là tình tiết định khung, giải quyết vấn đề bồi thường dân sự trong vụ án
hình sự.
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ
về NLTNHS của họ.
Việc giám định này là cần thiết để xác định người đó có là chủ thể của tội
phạm hay không và có phải chịu TNHS về hành vi mà họ gây ra hay không.
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong

trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực nhận thức và khả năng khai báo đúng
đắn đối với những tình tiết của vụ án.
Giám định trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc xác định tính chính
xác trong lời khai của người làm chứng hoặc bị hại, làm cơ sở trong việc đánh
giá chứng cứ.
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ
án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác
thực của những tài liệu đó.
15


Tuổi của bị can, bị cáo là một dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể của tội
phạm, là một tình tiết thuộc cấu thành tội phạm nên bắt buộc phải làm rõ để xác
định TNHS của người đó. Tuổi của bị hại là tình tiết định tội danh và tình tiết
định khung trong một số tội.
e) Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả.
Đây là vấn đề có tính chất bắt buộc trong việc xác định tình tiết định tội
đối với tội phạm về ma túy ; tội sản xuất, tàng chữ, vận chuyển và buôn bán
hàng cấm ; tội làm, tàng chữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả. Ngoài ra việc xác
định chất độc, chất phóng xạ, chất ma túy còn có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định phương tiện phạm tội.
Đây là những trường hợp bắt buộc phải TCGĐ vì nội dung vấn đề cần
giám định có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu để có thể giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự. Dựa vào bản KLGĐ, CQĐT xác định được những vấn đề cần
phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại điều 63 bộ luật TTHS:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết
khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay
vô ý; có NLTNHS hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,

bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Ngoài việc làm rõ nội dung vụ án, về mặt tố tụng, hoạt động giám định
còn có vai trò không thể thiếu trong trường hợp cần có cơ sở khoa học để người
THTT đánh giá tính khách quan của chứng cứ, ra những quyết định tố tụng cần
thiết khác.
Hơn nữa, qua bộ luật hình sự năm 1999 chúng ta có thể thấy được tội
phạm có thể xâm hại tới các quan hệ xã hội ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội như kinh tế, xây dựng, môi trường, văn hóa…Do đó việc điều tra tội phạm,
nhận thức những tình tiết của vụ án trong rất nhiều trường hợp phải sử dụng đến
những kiến thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn. Nhưng hiện nay,
ĐTV mới chỉ được trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên môn mang tính pháp lý
do vậy mà không thể tự mình giải quyết được vấn đề mà thực tiễn ĐTHS đặt ra.
16


Vì vậy mà phải có sự phối hợp, giúp đỡ của GĐV tư pháp để ĐTV hoàn thành
được nhiệm vụ của mình. Đã có nhận định rằng « nếu không có sự tham gia của
GĐV pháp y thì không thể điều tra được các vụ án giết người, gây thương tích,
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác »1. Ví dụ. Lồ Dìn Sàng sinh ngày
10/4/1991, là cháu gọi bà Lồ Diu Khờ bằng bác. Do có mâu thuẫn giữa gia
đình Sàng và gia đình bà Khờ từ trước nên trong một lần xích mích, bà Khờ
đã chửi mắng Sàng. Tức giận, Sàng cầm cưa đuổi đánh bà Khờ, vung cưa
chém 3 nhát vào bà Khờ. Cháu Lồ Dìn Hoá là con gái của bà Khờ từ dưới bếp
chạy lên đỡ bà Khờ dậy, cũng bị Sàng chém một nhát vào lưng. Sau đó Sàng
cầm cưa chạy về vứt vào đống củi và bỏ trốn. Bà Khờ đã đến Bệnh viện đa
khoa huyện Mường Khương điều trị. Bản KLGĐ pháp y ngày 4/9/2007 của
phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Lào Cai kết luận bà Khờ bị tổn hại
15% sức khoẻ, trong đó có 8% vĩnh viễn. Toà án nhân dân huyện Mường
Khương vừa đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Lồ Dìn Sàng 18 tháng tù về tội

“Cố ý gây thương tích” và buộc bà Lồ Si Dín là người đại diện hợp pháp của
bị cáo Lồ Dìn Sàng, phải bồi thường cho bà Lồ Diu Khờ 1.664.600 đồng. 2
Như vậy, kết quả giám định này là một trong những chứng cứ buộc Lồ Dìn
Sàng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chém bác gái của mình và
người đại diện của Sàng có trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự cho bị hại.
Ngược lại, thực tiễn ĐTHS là cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu
điều tra của hoạt động giám định hiện nay, thấy được những mặt tích cực, hạn
chế của hoạt động giám định, làm cơ sở thực tiễn hoàn thiện những quy định
của pháp luật về GĐTP. Thực tiễn ĐTHS cho thấy hoạt động tội phạm ngày
càng tinh vi, phát sinh những lĩnh vực mới mà GĐTP hiện tại chưa đáp ứng
được yêu cầu, do đó mà yêu cầu đặt ra là phải trang bị những kiến thức chuyên
môn cho GĐV trong lĩnh vực mới để đáp ứng yêu cầu hoạt động tố tụng. Bộ luật
TTHS năm 1988 chỉ quy định ba trường hợp bắt buộc phải TCGĐ, nhưng thực
tế tố tụng cho thấy luôn phải TCGĐ khi cần xác định chất độc, chất ma túy, chất
phóng xạ, tiền giả ; Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa
đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về
Xem: Giáo trình khoa học ĐTHS, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
2008, Tr. 21.
2
Xem: Nguyễn Thêu- Lãnh án tù vì dùng cưa chém bác gái. .
1

17


tính xác thực của những tài liệu đó. Nên bộ luật TTHS năm 2003 đã bổ sung
thêm hai trường hợp trên bắt buộc phải TCGĐ.
Ngoài ra, khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám định còn là cơ sở
thực tiễn hoàn thiện mô hình, tổ chức, hoạt động của cơ quan GĐTP, nhu cầu
nâng cao trình độ GĐV, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho công tác GĐTP,

và sự hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giám định.
Nghị định 177/HĐBT quy định tổ chức giám định được thành lập ở tất cả
các lĩnh vực. Nhưng thực tế điều tra cho thấy, nhu cầu giám định ở lĩnh vực văn
hóa, môi trường, xây dựng là không thường xuyên. Do đó, pháp lệnh GĐTP
năm 2004 đã có sự thay đổi về mô hình tổ chức giám định, và chỉ còn lại tổ chức
giám định ở ba lĩnh vự mà số lượng yêu cầu giám định lớn- cần có sự quan tâm,
đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Kết quả giám định đã hỗ trợ đắc lực cho thực tiễn điều tra, góp phần quan
trọng làm cho các vụ án được giải quyết khách quan, xác thực, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn điều tra cũng cho thấy tổ chức và hoạt động tư pháp cần
được nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng và yêu cầu cải
cách tư pháp trước sự phát triển đa dạng và phong phú của các quan hệ xã hội
trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mối quan hệ qua lại giữa GĐTP và
ĐTHS sẽ được chứng minh cụ thể ở những phần sau.

18


CHƯƠNG 2
Ý NGHĨA CỦA KẾT LUẬN GĐTP ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐTHS
Trong tố tụng hình sự, KLGĐ là một phương tiện chứng minh quan trọng,
giúp cơ quan THTT xử lý “đúng người, đúng tội”, bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nếu như lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng là
những phản ánh tinh thần phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người, do đó
mà lời khai chưa được kiểm tra, đối chiếu với những tình tiết sự kiện chứng cứ
khác thì không thể khẳng định đó là chứng cứ. Còn KLGĐ nếu được thực hiện
trên nguyên tắc “tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn, trung
thực, chính xác, khách quan” thì luôn có giá trị chứng minh đúng đắn, mang tính
khách quan và khoa học, bổ sung cho việc thu thập các chứng cứ khác liên quan

đến vụ án. KLGĐ không chỉ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm
tội mà còn là bằng chứng ngoại phạm của những người vô tội. Những vết răng
cắn tưởng chừng như vô tình, những dấu vân tay mờ ảo mà mắt thường không
nhìn thấy, những sợi tóc tưởng như vô tri nhưng bằng những kiến thức, khoa học
kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của người làm giám định, tất cả đều trở lên có ý
nghĩa, tất cả đều nói lên “sự thật” của vụ án.
2.1. Xác định dấu hiệu tội phạm
Trong quá trình giải quyết vụ án, khi chưa xác định được dấu hiệu tội
phạm thì mọi việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp
cưỡng chế, ngăn chặn, đối với người bị nghi là thực hiện tội phạm đều có thể
dẫn đến oan sai, vi phạm quyền dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của
nhân dân vào pháp luật. Vì vậy việc xác định dấu hiệu tội phạm là một nhiệm vụ
quan trọng của CQĐT, đó là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trong
quá trình THTT. Theo điều 100 BLTTHS “chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã
xác định có dấu hiệu tội phạm”1. Như vậy, dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ để
khởi tố vụ án hình sự. Khi xác định dấu hiệu của tội phạm chỉ cần xác định có
sự việc xảy ra, và có dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội (đó là những
1

Xem: Điều 100, bộ luật TTHS 2003.
19


hành vi do người có NLTNHS gây ra) mà chưa cần xác định ai là người thực
hiện hành vi phạm tội và người này có năng lực TNHS hay không.
Trước những cái chết bất ngờ, không rõ nguyên nhân, ĐTV thường đặt ra
câu hỏi “đó là chết do tai nạn rủi ro như ngã xuống nước, đột tử vì bệnh tim
mạch, bị điện giật, bị uống nhầm thuốc hay những trường hợp chết do treo cổ,
tự thiêu, uống thuốc độc hay do những hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra?”.
Và những GĐV với trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức sẽ giúp ĐTV

nhanh chóng giải mã câu hỏi đó. Dựa vào những dấu hiệu biến đổi trên tử thi,
những nguồn thông tin khác, GĐV sẽ xác định có sự can thiệp của bên ngoài
hay không nhằm tìm ra bản chất cái chết của nạn nhân, qua đó ĐTV xác định
tính chất của vụ việc, định ra hướng giải quyết vụ việc, xem xét có phải giải
quyết theo thủ tục tố tụng hình sự hay không.
Ví dụ. Cháu Vũ Đăng Khôi sinh ngày 22/11/2005 là con anh chị Vũ
Minh – Bùi Thu Hà hộ khẩu ở tại tập thể 524 phường Định Công, quận Hoàng
Mai. Sáng ngày 28/11/2008, chị Hà đưa cháu Khôi đến lớp học. Khi giao cháu
cho cô giáo Lê Thị Dung, chị Hà có gửi 1 lọ thuốc xịt mũi nhãn hiệu Xisat và
dặn cô sau bữa trưa thì xịt mũi cho cháu vì đêm hôm trước cháu bị khó thở, ngạt
mũi...Đến 11h45' cả lớp B3 ăn trưa xong, cô giáo Dung dùng lọ Xisat chị Hà gửi
xịt mũi cho cháu Khôi trước khi đi ngủ. Khoảng 14 giờ đến giờ sinh hoạt, học
tập các cô đánh thức các cháu dậy thì phát hiện cháu Khôi nằm im trong tư thế
nghiêng trái, môi tím tái. Theo đề nghị của gia đình, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an quận Hoàng Mai đã trưng cầu pháp y – Bộ Công an (CA) tiến hành
khám nghiệm, giám định toàn diện nhằm làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu
Vũ Đăng Khôi. Ngày 23/12/2008, tại Bản KLGĐ số 2993 pháp y – Bộ CA đã
kết luận: trên cơ thể cháu Khôi không có tổn thương do tác động ngoại lực,
không có dị vật đường thở – phổi xung huyết, xuất huyết, có hình ảnh bệnh lý
viêm phổi. Trong mẫu phủ tạng không tìm thấy chất độc. Nguyên nhân chết của
cháu Khôi là suy hô hấp do viêm phế quản thể hen. Thuốc xịt mũi Xisat chỉ là
nước muối sinh lý không gây nguy hiểm cho người sử dụng1. Với KLGĐ pháp y
số 2993 nói trên, cái chết của cháu Khôi đã được làm sáng tỏ, còn về mặt tố tụng
Xem: KLGĐ giúp sáng tỏ nhiều vụ án- Nooen, />1

20


cho thấy không có dấu hiệu tội phạm nên không có quyết định khởi tố vụ án
hình sự.

Tương tự với các vụ việc cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông…cần
phải xác định mức độ tổn hại sức khỏe để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can. Nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% đối với những vụ việc có tính hình sự
nhưng không có những tình tiết ở vào 10 điểm từ a đến k điều 104 BLHS, hoặc
những trường hợp tai nạn giao thông mà tỷ lệ thương tật dưới 31% sẽ không có
quyết định khởi tố vụ án hình sự. Hay giám định xác định giá trị tài sản bị thiệt
hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra đã đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự hay chưa (như một số tội phạm tham nhũng: điều 278, 279, 280
BLHS) là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án
hình sự. Giám định các chất nghi ngờ là ma túy, chất độc, chất phóng xạ hoặc
giấy bạc nghi giả nếu nghi ngờ là không đúng cũng không có quyết định khởi tố
vụ án.
Ví dụ. Đặng thị Hương sinh năm 1991, trú tại xã Quang Minh, huyện
Kiến Xương, Thái Bình, làm quen qua mạng với nick name “mocoime-tb2003”.
Người có nick này giới thiệu là Cường, 17 tuổi, quê ở xã Bình Minh, Kiến
Xương. Một hôm lên mạng, H tâm sự với C là mình đang thiếu tiền để mua sắm
và đóng học phí. Vừa nghe vậy C đã hỏi luôn “muốn có nhiều tiền cho bằng bạn
bằng bè không?” H chưa kịp trả lời C đã nói luôn: “muốn có nhiều tiền phải có
ít nhất 500.000 đồng”. H hỏi lại: “dùng số tiền này làm gì tiếp để có tiền?”
Cường giảng giải kĩ càng rằng sẽ dùng số tiền thật đó để mua tiền giả về tiêu. H
đã xin bố mẹ 720.000 nói dối là để đóng học phí. Qua webcam C cho H xem tờ
tiền giả mệnh giá 500.nghìn và hẹn H địa điểm để mua tiền giả. Theo chỉ dẫn
của C, cuối tháng 8 năm 2008, H đến ngã ba khu vực tiếp giáp giữa xã Bình
Định, huyện Kiến Xương và xã Bắc Hải huyện Tiền Hải để gặp một người đàn
ông khoảng 40 tuổi không rõ danh tính, H hỏi “có hàng không?” người này thấy
đúng ám hiệu gật đầu rồi nhận 500 nghìn và đưa lại cho H 1triệu 500 nghìn tiền
giả rồi nhanh chóng biến mất. 2 ngày sau, H đem số tiền đó ra tiêu thụ. Khi H
dùng tiền giả mệnh giá 200 nghìn để mua quần với giá 50 nghìn thì bị phát hiện
và bắt giữ. Qua giám định, cơ quan giám định kỹ thuật hình sự tỉnh Thái Bình
kết luận: toàn bộ số tiền thu được của H đều là bạc giả tiền ngân hàng nhà

21


nước Việt Nam. Đặng Thị H bị phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo 4 năm
thử thách về tội lưu hành tiền giả theo khoản 1 điều 180 BLHS.1
Với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thì
việc xác định đó có phải là một trong những loài động vật nằm trong danh mục
những loài quý hiếm cần được bảo vệ hay không là rất quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến việc khởi tố vụ án hình sự.
Ví dụ. Ngày 4-11-2004, trong khi làm thủ tục nhập cảnh cho chuyến bay
SQ 176 (đường bay Singapore - Hà Nội), Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay
quốc tế Nội Bài đã phát hiện và tạm giữ 1 chiếc thùng có chứa 4 sừng động vật
của Nguyễn Toàn Thắng (sinh năm 1975, đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 13C
Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội). Công tác giám định đã kết luận đây là 4
chiếc sừng sau của tê giác trắng trị giá trên 1 tỉ đồng. Tiếp đó, ngày 22-2-2005
và ngày 16-5-2005, cơ quan Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra, khởi tố bị can đối với Thắng về tội
"Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm" theo quy định tại
điều 190, khoản 1-BLHS2.
Nếu có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT khởi tố vụ án để tiến hành điều tra
làm sáng tỏ vụ án. Ngược lại, nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không giải
quyết theo trình tự tố tụng hình sự, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức
cho cơ quan THTT. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu CQĐT đã ra quyết định
khởi tố vụ án mà phát hiện sự việc không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định
đình chỉ quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ điều tra hoặc quyết định tố tụng khác.
Ví dụ. Vụ án “lập quỹ trái phép” tại Phòng Quản lý Đô thị Quận Ninh
Kiều. Vụ án khởi tố ngày 24/5/2006, sau đó khởi tố bị can 11 cán bộ (chức vụ
cao nhất là PGĐ Sở Xây dựng). Giữa năm 2007, Cơ quan CSĐT Công an TP
Cần Thơ có kết luận điều tra chuyển sang Viện KSND TP Cần Thơ, xác định,
lập quỹ trái phép hơn 6,4 tỷ đồng. Sau đó, thêm ba kết luận điều tra bổ sung.

Trong thời gian điều tra, các KLGĐ tài chính nối tiếp nhau xuất hiện và liên tục
cãi nhau. Có một khoản tiền hơn 761 triệu đồng, GĐV Sở Tài chính Cần Thơ kết
Xem: Báo Bảo vệ pháp luật số 14 từ ngày 17/2/2009 đến 20/2/2009.

1

2

Xem: Xử lý giám đốc mang 4 sừng tê giác về Việt Nam- Thu Anh,
.
22


luận có gây thất thoát. Và bản KLGĐ cuối cùng của GĐV Bộ Tài chính kết luận
không gây thất thoát cho ngân sách, GĐV Bộ Tài chính đúng. Tóm lại, vụ án
khởi tố gần ba năm, có sáu bản giám định tài chính, duy nhất bản của GĐV Bộ
Tài chính đúng về nội dung và trình tự thủ tục, cuối cùng đến ngày 27/2/2009,
vụ án được đình chỉ.1
Như vậy, sau mỗi vụ việc xảy ra có liên quan đến sự sống – chết của một
con người thì nhận định của các GĐV tư pháp cực kỳ quan trọng. Nó giúp
CQĐT định hướng tính chất vụ việc (có phải là án hay không?) để tiếp tục có
biện pháp xử lý kịp thời.
2. Xác định thủ phạm
Trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và ĐTHS nói riêng mục đích
cuối cùng là tìm ra thủ phạm. Bởi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt 2. Như vậy một người do cố ý
hay vô ý thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS thì phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Mục đích của hình
phạt chỉ đạt được khi người thực hiện hành vi nguy hiểm đó được đưa ra ánh
sáng pháp luật.

Để tìm ra thủ phạm, trước hết ĐTV phải thu thập thông tin, tài liệu để
khoanh vùng đối tượng hiềm nghi từ đó vạch ra phương hướng giải quyết đúng
đắn. Trên cơ sở bản KLGĐ, cùng những chứng cứ khác như lời khai của nhân
chứng, của nạn nhân, mối quan hệ của nạn nhân với những đối tượng khác
CQĐT sẽ xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ. Ngày 22/4/2008, anh Ngô Văn Khái (1968) ở Nam Trực- Nam
Định bị chết chưa rõ nguyên nhân tại nhà. Gia đình vội vàng mai táng rồi nói
với mọi người là anh Khái bị cảm đột ngột. Dư luận quần chúng nhân dân phát
hiện cái chết của anh có gì không bình thường bởi trước đó có sự xô xát với
người nhà. Theo yêu cầu của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, GĐV
TTGĐPY- SH Viện KHHS đã khẩn trương tới hiện trường. Kết quả khám
nghiệm cho thấy anh Khái chết do bị cú đánh vào đầu làm nứt vỡ hộp sọ. Qua
đấu tranh đã tìm ra người gây ra cái chết cho anh chính là con trai anh, hắn đã
Xem: Giám định cãi nhau- Sáu Nghệ, .
Xem: Giáo trình luật hình sự, tập 1, trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
năm 2008, tr.42.
1
2

23


dùng gậy vụt vào đầu bố trong lúc xô xát. 3 KLGĐ trong trường hợp này rõ ràng
đã giúp CQĐT lật ngược vụ án đưa đối tượng ra trước vành móng ngựa.
Nhưng chủ thể của tội phạm theo LHS Việt Nam chỉ có thể là con người
cụ thể, do đó không phải bất cứ ai thực hiện hành vi nguy hiểm cũng đều là chủ
thể của tội phạm, chỉ có những người có NLTNHS và có lỗi mới là thủ phạm.
Như vậy khi có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần cũng như độ tuổi của người
đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải TCGĐ để xác định xem
người đó có là chủ thể của tội phạm hay không.

Trong quá trình thực hiện tội phạm, những dấu vết có nguồn gốc từ thủ
phạm dù cố ý hay vô ý bao giờ cũng để lại trên hiện trường, trên nạn nhân và
những đối tượng tác động khác của tội phạm, trên công cụ, phương tiện phạm
tội. Do đó việc tìm ra những dấu vết của thủ phạm có ý nghĩa lớn trong quá trình
giải quyết vụ án. Kết quả giám định lông, tóc, máu, tinh dịch, chất bài tiết, nước
bọt, vết răng để lại trên hiện trường đem lại kết quả với độ tin cậy cao, là bằng
chứng không thể chối cãi của người thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ. Từ năm 2005 đến tháng 11/2007, trên một số xã của huyện Kim
Động và thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đã xảy ra nhiều vụ cướp, hiếp trắng
trợn. Đối tượng dùng mũ len che kín mặt, lợi dụng trời tối, đường vắng, tấn
công những phụ nữ đi một mình, hoặc đột nhập vào nhà nạn nhân khống chế,
giở trò bỉ ổi và cướp tài sản. Trong số hơn 30 vụ cướp, hiếp, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Hưng Yên thu mẫu tinh dịch của 6 vụ án với 7 nạn nhân nữ. Và kết
quả giám định của các GĐV Viện KHHS cho thấy tất cả 6 vụ cướp, hiếp mà ban
chuyên án C09 yêu cầu giám định thì tinh trùng đều là của cùng một người.
Ngày 6/11/2007, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với Công an
huyện Kim Động khám phá một số vụ án có tính chất tương tự những vụ cướp,
hiếp thời gian qua và bắt giữ 4 đối tượng. Ngày 11/11/2007, kết quả phân tích,
so sánh mẫu ADN của 4 đối tượng vừa bị bắt giữ với mẫu ADN của “ác quỷ bịt
mặt” đã hoàn tất, lột được mặt nạ của "con quỷ râu xanh" Phạm Văn Tằng. Hắn
là đối tượng duy nhất có mẫu ADN trùng khớp với mẫu ADN của tinh trùng để
lại trong người các nạn nhân bị cướp, hiếp thời gian qua. (7) Trước những chứng
Xem: KLGĐ giúp sáng tỏ nhiều vụ án- Nooen, />3

24


cứ khoa học đầy thuyết phục, tên Phạm Văn Tằng phải tâm phục khẩu phục, chỉ
còn cách cúi đầu nhận tội chờ ngày ra trước vành móng ngựa.
Dấu vân tay của thủ phạm để lại trên hiện trường có thể coi là “địa chỉ”

của người đó. Bởi nó có những đặc trưng như: tính riêng biệt (đường vân của
con người không ai giống ai), tính ổn định (không bị thay đổi về hình thức theo
độ tuổi hay sự lão hóa của con người), tính phục hồi cao (lớp da ngoài của
đường vân bị tổn thương bong tróc thì lớp da trong sẽ thay thế lớp da ngoài về
nội dung và hình thức của đường vân). Các chuyên gia về dấu vân tay cho rằng,
xác xuất xuất hiện hai người có nét vân tay giống nhau nhỏ hơn một phần tỷ.
Như vậy, hầu như là không có sự trùng lặp trong đường vân của hai người. Do
đó KLGĐ dấu vân tay sẽ có giá trị truy nguyên thủ phạm.
Ví dụ. Như thường lệ, vào khoảng 18h ngày 5-11-2007, mẹ bề trên
Nguyễn Thị Ơn và các nữ tu khóa cửa tu viện để sang một nhà thờ gần đấy để
đọc kinh. Khi đọc xong vào khoảng 20h các sơ quay về nhà dòng thì mẹ bề trên
phát hiện cửa nhà bếp bị cạy tung, kiểm tra phòng ngủ thấy cây nến đang cháy
dở, đồ đạc trong phòng bị kẻ gian lục tung. Toàn bộ số tài sản tổng giá trị gần
400 triệu đồng để trong ngăn tủ bị lấy mất. Trong lúc cán bộ, trinh sát của phòng
kĩ thuật hình sự khẩn trương, tỉ mẩn làm nhiệm vụ truy xét dấu vân tay tên trộm,
CQĐT công an huyện Đức Trọng tập trung công tác sàng lọc các đối tượng nghi
vấn. Nhiều ngày liền, CQĐT đã mời khoảng 40 đối tượng đến đấu tranh trực
diện. Những cái tên được loại dần và từ thông tin trinh sát cuối cùng bật nên một
cái tên nổi cộm: Nguyễn Quốc Hưng (SN 1984), tạm trú thôn K’nai, xã Phú
Hội, huyện Đức Trọng. Ngày 3-1-2008 Hưng nhận được giấy triệu tập lên công
an huyện Đức Trọng. Trước CQĐT lúc đầu Hưng cố giữ vẻ bình tĩnh và một mực cãi
mình có chứng cứ ngoại phạm. Để Hưng phải tâm phục khẩu phục CQĐT đã so
sánh dấu vân tay tại hiện trường và của chính Hưng, kết quả cho thấy hai dấu vân
tay là của một người. Nguyễn Quốc Hưng phải cúi đầu nhận tội.1
Công việc truy tìm thủ phạm quả là gian nan và vất vả, ĐTV phải thu thập
những thông tin, chứng cứ trong đó có bản kết luận GĐTP- được coi là minh
chứng sống giúp CQĐT xác định thủ phạm.
Xem: Trần Quân- Dấu vân tay tại hiện trường, báo ANTĐ số 2237, thứ ba, ngày 22-1-2008.

1


25


×