Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP TẠI H. CẦN GIỜ TỪ 2020- 2040

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 54 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và các thầy cô giáo trong Viện Khoa Học
Ứng Dụng HUTECH nói chung, bộ môn Kỹ thuật môi trường nói riêng đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Thái Văn Nam, Thầy đã tận tình giúp
đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án. Trong thời gian làm việc
với Thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập
được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho
chúng em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về đồ án, kiến thức của chúng em còn hạn chế và
còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng
HUTECH thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
- Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự

-

-

-



phát triển mạnh mẻ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch vv… kéo theo
mức sống người dân ngày càng nâng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan
giả trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất
thải sinh ra từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều hơn, đa
dạng hơn về thành phần và độc hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay
đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. không có
những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ,
khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị
sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo
những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về
đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý CTR theo phương pháp côn
lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý CTR phổ biến ở các quốc gia đang
phát tiển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phất triển. Nhưng phần lớn các bãi
chôn lấp CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi
chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi
hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và
không khí.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân
dân. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế ứng với bảo
vệ môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý CTR tại Huyện Cần Giờ cũng đã và đang
được chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm. Song với thực tế hạn chế
về khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về quản lý mà tính hình xử lý CTR của
huyện vẫn chưa được cải thiện là bao. Ở huyện Cần Giờ, hiện tại công tác xử lý
CTR được thực hiện theo một trong những cách thô sơ nhất là đổ đóng lộ thiên.
Một cố gắn lớn nhất được áp dụng tại bãi đổ rác là việc phun rải định kì và thường
xuyên hỗn hộp hóa chất chống ruồi bọ. Do đó bãi rác đã gây ô nhiễm nguốn nước
ngầm, nước mặt và môi trường không khí rất lớn cho khu vực xung quanh bãi

chôn lấp. Vì thế việc thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho Huyện
Cần Giờ là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Trước tình hình đó, đồ án : “
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho Huyện Cần Giờ đến năm 2040”
được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng chất thải rắn được đổ đống mất vệ sinh
và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với
một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai

2. Mục tiêu của đề tài
3


Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có trong những nghiên
cứu gần đây ở Huyện Cần Giờ, đồ án tập trung giải quyết những vần đề sau :
- Điều tra khảo sát về hiện trạng nguồn rác và hiện trạng quản lý chất thải rắn trên
địa bàn
- Dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 – 2040
- Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
- Thiết kế bãi chôn lấp CTRSH cho Huyện Cần Giờ giai đoạn 2017-2040

CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
4


1.1 Định nghĩa

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì
sự tồn tại của cộng đồng,..) trong đó quan trọng nhất là loại chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất và hoạt động sống. (“Quản lý chất thải rắn, tập 1, NXB Xây dựng).
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị vứt

bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận
của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại.
1.2 Chất thải rắn sinh hoạt gồm các thành phần:

Chất thải thực phẩm: gồm thức ăn thừa, rau quả,..loại chất thải này dễ bị phân hủy
sinh học.
Chất thải trực tiếp của động vật: phân
Chất thải lỏng: chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh
hoạt của dân cư.
Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu: lá cây, que, nilon, bao gói,..
Chất thải khác: kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói, cao su,….
1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay nơi
khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại
các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR.
CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội
như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy
công nghiệp.
Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng
như rau, quả,.. bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE,…), một số chất thải đặc
biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh,..),
chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng,..), thuốc diệt côn trùng, nước
xịt phòng bám trên rác thải.

5



Khu thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,
trạm bảo hành,… khu văn phòng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa,…), khu
công cộng (công viên, khu công cộng, bao bì,…)
Khu xây dựng: như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp…
thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn,.. Các dịch vụ đô thị
(gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống
rãnh…) bao gồm rác quét đường, bùn cống rảnh, xác súc vật…
Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của
công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu là: lá cây, cành cây,
xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, chất thải đặc biệt như: thuốc sát trùng,
phân bón, thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hóa chất đó.
1.4 Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng về chủng loại,
thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau cho mục đích
chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính độc hại của CTR đối với
môi trường.
1.5 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý:

Phân loại CTR theo loại này người ta chia làm: các chất cháy được, các chất không
cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 1: Phân loại chất thải rắn
Thành phần
Các chất cháy được
Thực phẩm

Định nghĩa
Các chất thải ra từ đồ ăn,
thực phẩm.


Thí dụ
Rau quả, thực phẩm
thừa

Giấy

Các vật liệu làm từ giấy

Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,..

Hàng dệt

Có nguồn gốc từ sợi

Vải, len..

Cỏ, rơm, gỗ củi

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ gỗ,

Đồ dùng bằng gỗ như
ghế, bàn, giường, vỏ dừa,…
6


Chất dẻo
Da và cao su


tre,rơm,..
Các vật liệu và sản phẩm
từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm
từ thuộc da và cao su

Phim cuộn, túi chất dẻo,
túi nilon,…
Túi sách da, cặp da, vỏ
ruột xa,…

Các chất không cháy được
Kim loại sắt
Kim loại khác

Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt
Các loại vật liệu không
bị nam châm hút

Hàng rào, dao, nắp lọ,…
Vỏ hộp nhôm, đồ dựng
bằng kim loại, vỏ thức ăn
đóng hộp,…
Chai lọ, bình hoa, bóng
đèn, cửa kính, …
Vỏ ốc, gạch đá, gốm
sứ,..


Các loại vật liệu và san
Thủy tinh
phẩm chế tạo từ thủy tinh
Các vật liệu không cháy
Đá và sành sứ
khác ngoài kim loại và thủy
tinh
Tất cả các vật liệu không
Đá, đất, cát,…
Các chất hỗn hợp
cháy khác ngoài kim loại và
thủy tinh
Nguồn: Bảo vệ môi trường trong Xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, NXBKHKT, 1999
1.6 Phân loại theo quan điểm thông thường

Chất thải thực phẩm: là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như những
nông sản hư thối hoặc dư thừa: thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác. Nguồn thải từ
các chợ, khu thương mại, nhà ăn,.. Do đó có hàm lượng chủ yếu là chất hữu cơ nên chúng
có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã của chất hữu cơ trong thành
phần của chất thải.
Rác rưởi: thường sinh ra ở các khu dân cư, khu văn phòng, công sở, khu thương mại,
nhà hàng, chợ,… Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton,
plastic, nilon,.. Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ, cellulose và các loại
nhựa có thể đốt cháy được.
Ngoài ra trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các kim loại như sắt,
thép, kẽm, đồng,… là các loại chất thải không có thành phần hữu cơ và chúng không có
khả năng tự hủy. Tuy nhiên loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế lại mà không phải
thải vào môi trường.


7


Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy: loại chất thải rắn này chủ yếu là
tro hoặc các nhiên liệu cháy còn dư lại của các quá trình cháy tại các lò đốt. Các loại tro
thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng nhiên liệu
đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục đích khác. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô
hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó bị phân hủy và
có thể phát sinh bụi.
Chất thải độc hại: các CTR hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất dễ gây nổ như
pin, bình acquy…Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới môi
trường. Chúng thường được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra rác thải như bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại CTR có tính nguy
hại lớn tới môi trường, cũng được xếp vào dạng chất thải độc hại.
Chất thải sinh ra từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: các sản phẩm phụ sinh ra
trong nông nghiệp, các loại cây con không có giá trị sử dụng, hóa chất được áp dụng như
thuốc trừ sâu, phân bón được thải bỏ hoặc dư thừa.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng: là loại CTR sinh ra trong quá trình đập phá, đào
bới nhằm xây dựng các công trình công cộng, dân dụng, giao thông, cầu cống… thành
phần chủ yếu của loại chất thải này là các loại gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông,…
Chất thải rắn sinh ra từ các cống thoát nước, trạm xử lý nước: thành phần chủ yếu là
bùn đất chiếm 90 – 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường
phố, xác động vật chết, … trên đường được thu vào ống cống. Ngoài ra còn một loại CTR
khác cũng được phân loại chung vào là bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý nước thải,
trạm xử lý nước thải. Phân rút từ hầm cầu, bể tự hoại.

1.7 Thành phần CTR

Bảng 2: Thành phần CTR sinh hoạt tại TpHCM
8



STT Thành phần

Khối lượng riêng
(kg/m3)

Độ ẩm (%)

01

Rác nhà bếp

64,50

290

70

02

Giấy

5,07

89

6

03


Vải

3,88

50

5

04

Gỗ

4,59

65

2

05

Nhựa

12,42

65

10

06


Da và cao su

0,44

130

2

07

Kim loại

0,36

160

10

08

Thủy tinh

0,40

101

60

09


Sành sứ

0,24

237

20

10

Đất cát

1,39

257

2

11

Xỉ than

0,44

335

2

12


Nguy hại

0,12

233

2

13

Bùn

2,92

122

60

Các loại khác

0,14

459

5

Tổng cộng

100


14

1.7.1

Tỷ lệ phần trăm
(%)

Thành phần vật lý

9


CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp
phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một
cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào
tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người,
theo mùa trong năm,..
Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý,
công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật
quản lý CTR.
1.7.2

Độ ẩm
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng
chất thải ở trong trạng thái nguyên thủy.
Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỷ lệ giữa trọng lượng tươi hoặc khô của rác
thải. Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu. Độ tươi khô
được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu và được xác định bằng công thức:
M=

Trong đó:
M: độ ẩm
w: khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg)
d: khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105 0C
(kg)
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt Nam thường có
độ ẩm từ 50 – 70%
Bảng 3:
Khối lượng riêng (kg/m3)
Khoảng dao động
Đặc trưng
Rác khu dân cư (không nén)
Thực phẩm
130 – 480
290
Giấy
41 – 130
89
Carton
41 – 80
50
Nhựa
41 – 130
65
Vải
41 – 101
65
Loại chất thải

Độ ẩm (% khối lượng)

Khoảng dao động
Đặc trưng
50 – 80
4 – 10
4–8
1–4
6 – 15

70
6
5
2
10
10


Cao su
101 – 202
130
1–4
2
Da
101 – 261
160
8 – 12
10
Rác vườn
59 – 225
101
30 – 80

60
Gỗ
130 – 320
237
14 – 40
20
Thủy tinh
160 – 480
196
1–4
2
Lon thiếc
50 – 160
89
2–4
3
Nhôm
65 – 240
160
2–4
2
Các kim loại 130 – 1.151
320
2–4
3
khác
Bụi, tro
320 – 1.000
480
6 – 12

8
Tro
650 – 830
745
6 - 12
6
Rác
89 – 181
130
5 – 20
15
(Nguồn: Giáo trình “Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại” – Biên soạn ThS.
Vũ Hải Yến)
1.7.3

Tỷ trọng
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ lệ
giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m 3 (hoặc lb/yd3). Tỷ trọng
được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ trọng rác phụ thuộc vào
các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức
tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy do đó tỷ trọng cùa rác khá cao, khoảng 1100 –
1300 kg/m3.
Tỷ trọng của CTR được xác định:
Tỷ trọng = khối lượng cân CTR/ thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng (kg/m3)

1.7.4

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học và giá trị nhiệt lượng của rác là những thông số rất quan trọng

dùng để lựa chọn phương án xử lý chất thải phù hợp. Thông thường rác thải có giá trị
nhiệt lượng cao như gỗ, cao su, trấu… sẽ được sử dụng làm chất đốt, rác thải có thành
phần hữu cơ dễ phân hủy phải thu gom trong ngày và ưu tiên xử lý theo phương pháp
sinh học.

11


Để có những số liệu về tính chất hóa học và giá trị nhiệt lượng, người ta thường xác
định những thông số sau:
Tính chất hóa học:
Thành phần hữu cơ: được xác định phần thất thoát (chất bay hơi) sau khi nung rác ở
nhiệt độ 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông
thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình 53%.
Thành phần vô cơ (tro): là phần tro còn lại sau khi nung rác thải ở 9500C.
Chất hữu cơ (%) =
Chất vô cơ (%) =
Trong đó: a: khối lượng trước nung
b: khối lượng sau nung
Thành phần phần trăm: của C (Cacbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nito), S (Lưu
huỳnh) và tro. Thành phần phần trăm C, H, O, N, S... được xác định để tính giá trị nhiệt
lượng của rác.
Giá trị nhiệt lượng:
Giá trị nhiệt lượng (H) của rác thải có thể được tính theo công thức Dulong:
Btu = 145,4C + 620(H2 - O) + 40S + 10N
Trong đó:
C: Cacbon, % khối lượng
H2 : Hydro, % khối lượng
O2: Oxy, % khối lượng
S: Lưu huỳnh, % khối lượng

N: Nito, % khối lượng
Btu/lb x 2,324 = KJ/kg

12


CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP CTR SINH HOẠT VÀ LỰA CHỌN
CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP THÍCH HỢP
2.1 Công nghệ chôn lấp CTR sinh hoạt
Khái niệm:

Chôn lấp là phương pháp thải bỏ CTR kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi
trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử
dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn
lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR. Công tác quản lý
bãi chôn lấp kết hợp chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế, vận hành, đóng cửa và kiểm soát
sau khi đóng cửa hoàn toàn bãi chôn lấp.
Ưu điểm:
− Phù hợp với những nơi có diện tích đất rộng.
− Xử lý được tất cả các loại CTR, kể cả các CTR mà những phương pháp
khác không thể xử lý triệt để hoặc không thể xử lý được.
− Bãi chôn lấp sau khi đóng cửa có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như: bãi đỗ xe, sân chơi,…
− Thu hồi năng lượng từ khí gas.
− Không thể thiếu dù cho áp dụng bất kì phương pháp nào.
− Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng
cường thêm nhân công và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác phải
được mở rộng qui mô công nghệ để tăng công suất.
− Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của bãi chôn lấp thấp hơn so với
những phương pháp khác.

• Nhược điểm:
− Tốn nhiều diên tích đất chôn lấp, nhất là những nơi tài nguyên đất còn khan
hiếm.
− Phải phù hợp với yêu cầu địa hình, địa chất, khí tượng của từng địa phương
cho nên việc nghiên cứu lập dự án khả thi ban đầu khá công phu và tốn kém.
− Lây lan các dịch bệnh
− Gây ô nhiễm môi trường nước, khí, đất xung quanh bãi chôn lấp.
− Khó khăn và tốn kém trong việc kiểm soát khí thải và nước thải.
− Có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH 4
và H2S.
− Công tác quan trắc chất lượng môi trường bãi chôn lấp và xung quanh vẫn
phải được tiến hành sau khi đóng cửa.
− Ảnh hưởng cảnh quan.


13


Việc quy hoạch, thiết kế và vận hành của một bãi chôn lấp CTR hiện đại đòi hỏi áp
dụng nhiều nguyên tắc cơ bản về khoa học, kỹ thuật và kinh tế. Các vấn đề chính liên
quan đến việc thiết kế BCL hợp vệ sinh bao gồm:
Vấn đề môi trường và các quy định ràng buộc
Các dạng và phương pháp chôn lấp
Vị trí bãi chôn lấp
Quản lý khí sinh ra trong quá trình chôn lấp
Kiểm soát nước rò rỉ
Kiểm soát nước bề mặt và nước mưa
Cấu trúc bãi chôn lấp và sự sụt lún
Quan trắc chất lượng môi trường.
Bố trí mặt bằng tổng thể và thiết kế sơ bộ bãi chôn lấp

Xây dựng quy trình vận hành bãi chôn lấp.
Đóng cửa hoàn toàn bãi chôn lấp và những vấn đề cần quan tâm
Tính toán và thiết kế chi tiết bãi chôn lấp.
2.2 Phân loại
2.2.1 Phân loại theo cấu trúc













Bãi hở (Open dumps): là phương pháp cổ điển, đã được áp dụng từ rất lâu. Ngay cả
trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách đây khoảng 500 năm trước công nguyên, con
người đã biết đổ rác bên ngoài các thành lũy – lâu đài ở cuối hướng gió. Cho đến nay,
phương pháp này vẫn còn áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhược điểm của phương pháp này:
Làm mất vẻ thẩm mỹ của cảnh quan: những đóng rác thải là môi trường
thuận lợi cho các động vật gặm nhắm, các loài côn trùng, vector gây bệnh sinh sôi,
nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
− Nước rỉ rác sinh ra từ các bãi rác hở sẽ làm bãi rác trở nên lầy lội, ẩm ướt.
Nước rỉ rác không có biện pháp kiểm soát, không có hệ thống thu gom sẽ thấm
vào các tầng đất bên dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng
chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

− Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có hiện tượng “cháy ngầm”
hay có thể cháy thành ngọn lửa, và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến vấn đề ô
nhiễm không khí.
− Đây là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc
thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp
này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn. Do vậy ở các thành phố đông dân cư và


14


đất đai khan hiếm thì phương pháp này trở nên đắt tiền cùng với nhiều nhược
điểm.
Chôn dưới biển (Submarine Disposal): nhiều nghiên cứu cho thấy việc chôn rác dưới
biển có nhiều lợi ích.
Ví dụ: ở thành phố New York, trước đây CTR được chở đến bến cảng bằng những
đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng được các xà lan chở đem chôn dưới biển ở độ sâu tối
thiểu 100 feets, nhằm tránh tình trạng lưới cá bị vướng mắc. Ngoài ra, ở San Francisco,
New York và một số thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ, người ta còn xây dựng những
bãi rác ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tong phá vỡ từ các khu xây
dựng, hoặc thậm chí các ô tô thải bỏ. Điều này vừa giải quyết được vấn đề chất thải, đồng
thơi tạo nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển,..
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill): là phương pháp được nhiều đô thị trên
thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác thải.
Ví dụ: ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này,
các nước Anh, Nhật Bản,..
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ CTR sao cho mức độ gây độc hại đến
môi trường là nhỏ nhất. Tại đây CTR được đổ bỏ vào các ô chôn lấp của bãi chôn lấp, sau
đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng 1,5m (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi

ngày. Khi bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế của nó, một lớp đất
(hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên trên. Bãi chôn lấp hợp vệ
sinh có hệ thống thu và xử lý nước rò rỉ, khí thải từ bãi chôn lấp.
Ưu điểm của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
Ở những nơi có đất trống, bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường là phương pháp
kinh tế nhất cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
− Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của bãi chôn lấp hợp vệ sinh thấp hơn
so với các phương pháp khác (đốt, ủ phân).
− Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần
thiết phải thu gom riêng lẻ hay phân loại.
− Bãi chôn lấp hợp vệ sinh linh hoạt trong sử dụng. Ví dụ: khi khối lượng
CTR gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó
các phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
− Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi
không thể sinh sôi nảy nở được.


15


Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
− Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.


Nhược điểm của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn. Một thành phố đông
dân cư, có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. Người ta
ước tính một thành phố có quy mô 10000 dân thì lượng rác thải mỗi năm có thể
lấp đầy diện tích 1 hecta với chiều sâu 3m.

− Các lớp đất phủ ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và
phát tán đi xa.
− Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH 4 hoặc khí H2S độc
hại có khả năng gây cháy nổ hay gây ngạt.
− Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô
nhiễm không khí.
Theo chức năng


2.2.2

Thông thường, bãi chôn lấp chất thải có thể phân ra các loại sau:
-

Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại (Hazardous Watse Landfill)
Bãi chôn lấp chất thải rắn chỉ định (Designated Waste)
Bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị (Municipal Solid Waste Landfill)
Bảng 4: Phân loại bãi rác vệ sinh

Loại bãi chất thải rắn
Loại chất thải
I
CTR độc hại
II
CTR chỉ định
III
CTR đô thị
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2004, Giáo trình Xử lý chất thải rắn, Viện tài nguyên và
môi trường)
Chất thải theo quy định là chất thải không nguy hại, có thể giải phóng những thành

phần có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước hoặc là những chất thải đã được
DOHS (State Department of Health Service) cho phép. Lưu ý rằng hệ thống phân loại
này chú trọng đến bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm hơn là phát tán khí bãi rác và chất
lượng môi trường không khí.
2.2.2.1 Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hỗn hợp

16


Một lượng nhất định các chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và bùn từ trạm xử
lý nước thải được phép đổ ở nhiều bãi chôn lấp thuộc nhóm III. Bùn từ trạm xử lý nước
thải chỉ được phép đổ ra các bãi chôn lấp nếu đã tách nước nếu đạt nồng độ chất rắn từ
51% trở lên. Ví dụ: ở California bùn đổ ở bãi chôn lấp CTRSH phải đạt tỷ lệ khối lượng
chất thải rắn : bùn là 5:1.
Vật liệu che phủ trung gian và che phủ cuối cùng của bãi chôn lấp có thể là đất hay
những vật liệu khác nhau như phân compost từ rác vườn và rác sinh hoạt, bùn cống rảnh,
xà bần,.. Để tăng thêm sức chứa của bãi chôn lấp, những bãi chôn lấp đã đóng của ở một
số nơi có thể tái sử dụng bằng cách đào phần chất thải đã phân hủy để thu hồi kim loại và
sử dụng phần còn lại làm vật liệu che phủ hàng ngày cho chất thải mới. Trong một số
trường hợp, chất thải đã phân hủy được đào lên, dự trữ và lắp đặt lớp lót đáy trước khi sử
dụng bãi chôn lấp.
2.2.2.2 Bãi chôn lấp chất thải đã nghiền

CTR được nghiền nhỏ trước khi đổ ra bãi chôn lấp. Chất thải đã nghiền có thể tăng
khối lượng lên 35% so với chất thải chưa nghiền và không cần che phủ hàng ngày. Các
vấn đề về mùi, ruồi nhặng, chuột, bọ và gió thổi bay rác không còn quan trọng nữa vì rác
nghiền có thể nén tốt hơn và có bề mặt đồng nhất hơn, lượng chất thải che phủ giảm và
một cố loại vật liệu che phủ khác có thể khống chế được nước ngấm vào bãi chôn lấp
trong quá trình vận hành.
Những điểm bất lợi chính của phương pháp này là cần có thiết bị nén rác và cũng cần

phần bãi chôn thông thường để chôn lấp chất thải không nén được. Phương pháp này có
thể áp dụng được ở những nơi có chi phí chôn lấp cao, vật liệu che phủ không sẵn có và
lượng mưa thấp hoặc tập trung theo mùa. CTR đã ngiền cũng có thể sản xuất phân hữu cơ
dùng làm lớp che phủ trung gian.
2.2.2.3 Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt

Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt gọi là bãi chôn lấp đơn (Monofill).
Tro, xi măng và những chất thải tương tự, thường định nghĩa là chất thải theo quy định,
được chôn ở những bãi chôn lấp riêng để tách biệt chúng với các thành phần khác của
CTR sinh hoạt. Vì tro có chứa một phần nhỏ các chất hữu cơ không cháy nên mùi sinh ra
do quá trình khử sulfate trở thành vấn đề cần quan tâm đối với bãi chôn lấp tro. Để khác
phục mùi từ các bãi chôn lấp tro này cần lắp đặt hệ thống thu hồi khí.

2.2.2.4 Các loại bãi chôn lấp khác.
17


Bên cạnh những bãi chôn lấp cổ điển đã mô tả, một số phương pháp chôn lấp đặc biệt
đã được thiết kế tùy theo mục đích quản lý bãi chôn lấp như:
Bãi chôn lấp được thiết kế nhằm tăng tốc độ sinh khí: Nếu lượng khí thải phát sinh và
thu hồi từ quá trình phân hủy kỵ khí CTR được khống chế đạt cực đại, khi đó cần thiết kế
bãi chôn lấp CTR đặc biệt. Chẳng hạn, để tận dụng độ sâu CTR được đổ ở những đơn
nguyên riêng biệt không cần lớp che phủ trung gian và nước rò rỉ được tuần hoàn trở lại
để tăng hiệu quả của quá trình phân hủy sinh học. Điểm bất lợi của loại bãi chôn lấp này
là lượng nước rò rỉ dư phải được xử lý.
Bãi chôn lấp vận hành như những đơn vị xử lý CTR hợp nhất: Các thành phần hữu cơ
được tách riêng và đổ vào bãi chôn lấp riêng để có thể tăng tốc độ phân hủy sinh học
bằng cách tăng độ ẩm của rác như sử dụng nước rò rỉ tuần hoàn, bổ sung bùn từ trạm xử
lý nước thải hoặc phân động vật. CTR đã bị phân hủy dùng làm vật liệu che phủ cho
những khu vực chôn lấp mới và đơn nguyên này lại được dùng cho loại rác mới.

2.3 Theo địa hình
2.3.1
Phương pháp hố đào, mương rãnh

Phương pháp đào rãnh chôn CTR là phương pháp lý tưởng cho những khu vực có độ
sâu thíc hợp, vật liệu che phủ sẵn có và mực nước ngầm không gần bề mặt, thích hợp sử
dụng cho những đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi mà chiều
sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.
Trong phương pháp này, đầu tiên phải đào hố, rãnh, lắp đặt hệ thống lớp lót, hệ thống
thu nước rò rỉ và hệ thống thoát khí. Đất đào được dùng làm vật liệu che phủ hằng ngày
(ở cuối mỗi ngày hoạt động, phủ lên trên rác đã nén một lớp vật liệu che phủ (đất) dày từ
0,15 – 0,3m để tránh phát sinh và lan truyền mùi hôi, tránh ruồi muỗi sinh sống, tránh
nước mưa ngấm vào rác phát sinh nước rò rỉ, tránh rác bay,..) hoặc lớp che phủ cuối cùng.
Lớp kot1 có thể là lớp màng địa chất tổng hợp, lớp đất sét có độ thẩm thấu thấp hoặc kết
hợp cả hai loại này để hạn chế sự lan truyền của nước rò rỉ và khí thải phát sinh từ bãi
chôn lấp. Hố chôn lấp thường có dạng hình vuông với kích thước mỗi cạnh có thể lên đến
305m và độ dốc mặt trên dao động trong khoảng 1,5:1 đến 2:1. Mương có chiều dài thay
đổi trong khoảng 61 – 305m, chiều sâu từ 0,9 – 3,0m và chiều rộng từ 4,6 – 15,2m. Sau
đó CTR được đổ vào hố, rãnh với chiều dày từ 0,45 – 0,6m. Xe ủi sẽ trải đều rác trên bề
mặt hố, rãnh đào và rác được nén bằng xe lu hay xe đầm chân cừu.
Hoạt động cứ tiếp tục diễn ra đến khi đạt chiều cao thiết kế lấp đầy mỗi ngày. Chiều
dài sử dụng mỗi ngày phụ thuộc vào chiều cao lấp đầy và khối lượng CTR. Chiều dài
cũng phải đủ để tránh gây sự chậm trễ cho các xe thu gom rác chờ đợi đổ rác. Chiều rộng
18


của rãnh ít nhất cũng bằng 2 lần chiều rộng của thiết bị nén ép để các lốp xe hay đế xe
nén tất cả các vật liệu trên diện tích làm việc. Đất bao phủ mỗi ngày được lấy bằng cách
đào các rãnh kế bên hay tiếp tục đào rãnh đang được lấp đầy.
Trong một số trường hợp, bãi chôn lấp được phép xây dựng dưới mực nước ngầm nếu

cấu trúc bãi chôn đảm bảo ngăn nước ngầm thấm từ bên ngoài vào cũng như nước rò rỉ
và nước thải phát tán ra môi trường xung quanh. Bãi chôn lấp dạng này thường được tháo
nước rò rỉ và nước thải phát tán ra môi trường xung quanh. Bãi chôn lấp dạng này thường
được tháo nước, đào, lót đáy theo quy định. Các thiết bị tháo nước phải hoạt động liên tục
cho đến khi đổ CTR vào bãi chôn để tránh hiện tượng tạo áp suất nâng có thể làm lớp đáy
bị nhấc lên và rách.
2.3.2

Phương pháp chôn lấp trên khu vực đất bằng phẳng
Phương pháp này được sử dụng khi địa hình không cho phép đào hố hoặc mương.
Khu vực bãi chôn lấp được lót đáy và lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ. Vật liệu che phủ
phải được chở đến bằng xe tải hoặc xe xúc đất từ những khu vực lân cận. Ở những khu
vực không có sẵn vật liệu che phủ, phân compost làm từ rác vườn và rác sinh hoạt được
dùng thay thế, cũng có thể dùng các loại vật liệu che phủ tạm thời di động được như đất
và màng địa chất. Đất và màng địa chất phủ trên bề mặt đơn nguyên đã đổ rác có thể tháo
ra khi cần đổ lớp tiếp theo.
Trong phương pháp này, đầu tiên phải xây dựng một con đê đất (để đỡ chất thải khi nó
được đổ và trải thành lớp mỏng), lắp đặt hệ thống lớp lót, hệ thống thu nước rò rỉ và hệ
thống thoát khí cho khu vực đổ rác. CTR được đổ trên mặt đất, sau đó sử dụng xe ủi trải
rác thành những dãy dài và hẹp, mỗi lớp có chiều sâu thay đổi từ 0,4 – 0,75m. Mỗi lớp
được nén bằng xe lu hay dầm chân cừu, sau khi lớp dưới được nén xong thì tiếp tục đổ,
trải đều và nén thêm một lớp mới ở trên. Hoạt động cứ tiếp diễn như thế trong suốt thời
gian làm việc của ngày, đến khi chiều dày của chất thải đạt đến độ cao từ 1,8 – 3m. Ở
cuối mỗi ngày hoạt động, một lớp đất (vật liệu bao phủ) dày từ 0,15 – 0,3m được phủ lên
trên rác đã nén.
Chiều rộng của khu vực đổ rác thường từ 2,5 – 6,0m, chiều dài bãi chôn lấp thay đổi
phụ thuộc vào khối lượng rác, điều kiện bãi đổ và trang thiết bị. Khi một tầng rác chôn,
nén và phủ đất được hoàn thành thì tầng kế tiếp được đặt lên trên tầng bên dưới cho tới
khi đạt đến độ cao thiết kế.


2.3.3

Phương pháp lõm núi

19


Các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai thác mỏ,.. có thể được dử dụng làm bãi chôn
lấp. Kỹ thuật đỗ và nén chất thải trong các khe núi, mỏ dá phụ thuộc vào địa hình, địa
chất và thủy văn của bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm soát nước rò rỉ,
khí bãi rác và đường vào khu vực bãi chôn lấp.
Thoát nước bề mặt là một yếu tố quan trọng trong phương pháp lõm núi. Trong
phương pháp này ở mỗi tầng phải chôn lấp đoạn đầu và cuối trước để tránh việc ứ đọng
nước trong khu vực chôn lấp. Phương pháp chôn lấp nhiều lớp trong trường hợp này
tương tự như bãi chôn lấp dạng bằng phẳng. Nếu đáy tương đối bằng phẳng trước khi
chôn lấp, có thể áp dụng phương pháp đào hố, rãnh như trình bày ở trên để thu được đất
đào phủ.
Ưu điểm: vật liệu che phủ sẵn có cho từng lớp riêng biệt sau khi lấp đầy cũng như cho
toàn bộ bãi chôn lấp khi đã đạt độ cao thiết kế. Vật liệu che phủ lấp từ vách hoặc đáy núi
trước khi đặt lớp lót đáy. Đối với hố chôn và khu vực mỏ khai thác nếu không đủ vật liệu
che phủ trung gian có thể chở từ nơi khác đến hoặc dùng phân compost làm từ rác vườn
và rác sinh hoạt để che phủ.
2.4 Theo loại CTR tiếp nhận

Bãi chôn lấp CTR khô: là bãi chôn lấp các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác
đường phố và rác công nghiệp).
Bãi chôn lấp CTR ướt: là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.
Bãi chôn lấp CTR hỗn hợp: là nơi dùng để lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão.
Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước
rác của hệ thống thu nước rác, không để cho rác thấm đến nước ngầm

2.5 Theo kết cấu

Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất và những nơi có địa hình bằng
phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15.
Trong trường hợp này xung quanh bãi chôn lấp phải có các đê không thấm để ngăn chặn
nước rác xâm nhập vào nước mặt xung quanh xâm nhập vào bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ
khai thác cũ, hào, mương, rảnh.
Bãi chôn lấp kết hợp: là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi. Chất thải không chỉ
được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
20


Bãi chôn lấp ở khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các
vùng đồi cao.
2.6 Theo quy mô

Quy mô bãi chôn lấp CTR phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng CTR
phát sinh, đặc điểm CTR… Theo thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BKHCNMT-BXD:
Hướng dẫn cách quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp CTR. Quy mô của bãi chôn lấp có thể được phân ra thành các
loại nhỏ, vừa, lớn và rất lớn theo bảng sau:
Bảng 5:
STT

Quy mô bãi

Dân số
Lượng rác
Thời gian sử

( nghìn người )
(nghìn tấn/năm)
dụng (năm)
1
Nhỏ
≤ 100
≤ 20
≤5
2
Vừa
100 – 500
20 - 65
5 - 10
3
Lớn
500 – 1.000
65 - 200
10 - 15
4
Rất lớn
≥ 1.000
>200
15 - 30
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2004, giáo trình Xử lý chất thải rắn, Viện Tài nguyên và
Môi trường)
Thời gian hoạt động đối với bãi chôn lấp chất thải rắn ít nhất 5 năm. Hiệu quả nhất từ
25 năm trở lên.
2.7 Các công trình chủ yếu trong thiết kế bãi chôn lấp.

Khi bố trí và chuẩn bị mặt bằng bãi chôn lấp cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:

Đường ra vào bãi rác, rào chắn.
Các khu vực chôn lấp
Nơi thu hồi phế liệu
Vị trí nhà cửa gồm cầu cân, lán che thiết bị, nhà điều hành và nhà nghỉ của
nhân viên.
• Kho chứa vật liệu.
• Hệ thống thoát nước
• Nơi xử lý nước rác rò rỉ hoặc trạm bơm
• Các giếng khoan kiểm tra nước rác.
2.8 Nguyên tắc vận hành





Việc vận hành bãi được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

21


Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày của mỗi lớp
không quá 1m.
• Khi các lớp rác đã đầm nén xong và gò rác đạt được độ cao thích hợp thì phủ
một lớp đất hoặc vật liệu tương tự khác dày khoảng 10 – 15cm.
• Rác cần được phủ đất hoặc sau 24 tiếng vận hành, không được để quá thời gian
qui định.
• Tiến hành những biện pháp phòng ngừa thích đáng để tránh hỏa hoạn.
• Tiến hành những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sâu bọ không thể sống
trong bãi được.
• Cần đào tạo và trang bị đầy đủ các nhân viên làm việc tại bãi như nhân viên

cân rác, nhân viên lái xe.
2.9 Phương pháp vận hành bãi chôn lấp


Thực tế việc đổ rác, đầm nén, phủ bãi có thể được tiến hành theo một vài cách. Sự
quyết định áp dụng phương pháp vận hành bãi phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp, phụ
thuộc vào khả năng tiếp cận vùng đổ của phương tiện đổ rác và thiết bị đang được sử
dụng tại bãi.
Ở những bãi áp dụng phương pháp mương rãnh, xe ô tô có thể đi trên những ô rác đã
được đầm nén và đổ rác xuống bề mặt làm việc mới.
Việc phát triển hệ thống ô rác phải theo ý đồ thiết kế ban đầu và sau đó thực hiện từng
bước sao cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện đầy đủ. Khi công việc trong ngày kết thúc
bề mặt đổ rác sẽ được đầm nén và phủ một lớp đất và sau đó đầm nén lần nữa. Ngày hôm
sau, ô rác tạo thành từ ngày hôm trước có thể đóng vai trò như một bức tường riêng rẽ
cho bề mặt làm việc mới.

22


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1
Vị trí địa lý

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về
hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 Km theo đường chim bay, có hơn
20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các
con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và từ
10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.

Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý
Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm của huyện đặt tại thị trấn
Cần Thạnh.
3.1.2

Địa hình
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn
thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 hécta, bằng 46,45% diện tích toàn huyện,
đất sông rạch là 22.850 hécta, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000
hécta diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bậc về thổ
nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn
huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây
bần, mắm …
Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng chảy 7,0
đến 11km/km2), cao độ dao động trong khoảng từ 0,0 đến 2,5m. Nhìn chung địa hình
tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng long chảo, trũng thấp ở phần trung tâm (bao gồm
các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa. Thạnh An) do được hình
thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển (từ Cần Thạnh đến Long Hòa) địa hình đồi cao do
được cấu tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven sông địa hình được nâng cao do được
hình thành từ các đê sông. Theo mức độ ngập triều, phân chia địa hình thành 5 mức độ
cao như sau:






Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0,0m đến 0,5m
Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0,5m đến 1,0m
Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1,0m đến 1,5m

Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao từ 1,5m đến 2,0m
Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2,0m
23


(“Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy
hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát triển bền vững” PGS.TS Huỳnh Thị Minh Hằng
– 2004)
Địa hình tự nhiên bị biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con người, đặc
biệt trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cư.
3.1.3

Khí hậu
Khí hậu Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận
xích đạo, có hai mùa rõ rệt



Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ tương đối cao và ổn định




Trung bình khoảng 250C đến 290C
Cao tuyệt đối là 38,20C
Thấp tuyệt đối là14,40C


Số giờ nắng đạt trung bình trong ngày từ 5 – 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt
trên 240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
3.1.4

Độ ẩm
Cao hơn các quận huyện khác trong thành phố từ 4 – 8%




Trung bình từ 73% đến 85%
Ẩm nhất là tháng 9: 83%
Khô nhất là tháng 4: 74%

Độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày.
3.1.5

Chế độ mưa:
So với các khu vực khác trong TPHCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất.
Mùa mưa ở đây thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác trong thành
phố.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, giảm dần từ Bắc xuống Nam.

24


Tháng 6-7 có lượng mưa cao nhất khoảng 310mm/tháng. Số ngày mưa trung bình
khoảng 95 ngày/năm. Tháng 1 – 3 là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp ở khu vực.
3.1.6


Chế độ gió:



Mùa mưa: hướng gió chính là Tây - Tây Nam.
Mùa khô: Bắc – Đông Bắc.

Tốc độ gió tăng mạnh từ tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa gió chướng trong giai
đoạn mùa đông.
3.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Cần Giờ

Công tác thu gom CTR sinh hoạt ở huyện Cần Giờ chủ yếu là do các đơn vị nhà nước
thực hiện. Nguồn kinh phí thu gom chủ yếu là ngân sách nhà nước cấp, còn lại là nguồn
thu phí do dân đóng góp. Ở một số xã, CTRSH do chính quyền xã, hội phụ nữ hoặc tư
nhân đứng ra làm công tác thu gom, UBND xã cấp bù từ nguồn ngân sách của địa
phương và nhân dân đóng góp một phần phí thu gom.
Cho đến nay chưa có địa phương nào thuộc huyện Cần Giờ thực hiện công tác phân
loại CTR tại nguồn. Trong quá trình thu gom CTRSH, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu
gom rác vẫn phải thu gom cả rác thải y tế từ các cơ sở y tế tư nhân hoặc rác thải công tác
phân loại CTR tại nguồn nên việc thu hồi và tái chế CTR có ích vẫn chưa được thực hiện,
mặc dù trong thực tế các công nhân của công ty trong quá trình thu gom hoặc quét đường
vẫn thu gom một số loại CTR có khả năng tái sử dụng (lon nhôm, bao bì,…) để tăng
thêm thu nhập cho họ. Công tác thu gom và tái chế CTR được thực hiện chủ yếu bởi một
số người làm công tác thu gom phế liệu, những người có thu nhập thấp tại các điểm trung
chuyển rác, các bãi rác…
Hiện nay, hầu hết rác thải sinh hoạt ở đô thị, rác thải công nghiệp, phế thải sinh
hoạt… ở các địa phương của huyện đều được thu gom và vận chuyển về các bãi rác
không hợp vệ sinh.
Theo số liệu điều tra của Sở tài nguyên và môi trường thành phố thì phần lớn các bãi

rác ở Cần Giờ đều nằm gần với nghĩa trang, là các bãi rác hở chưa được xử lý nền móng
chống thấm, nước rỉ rác thấm tự do xuống đất nên gây ô nhiễm đến môi trường. Khoảng
cách từ các bãi rác đến khu dân xư tương đối gần khoảng 1,2km, vì vậy khả năng gây ô
nhiễm và gây ảnh hưởng đến khu dân cư là rất lớn.

25


×