Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CONG NGHE BAO QUAN SAU THU HOACH HOA CAT CANH finish

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.99 KB, 20 trang )

CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH HOA CẮT CÀNH
I. Giới thiệu
Với hầu hết các loại hoa, đặc biệt là hoa cắt cành, chất lượng của hoa có đáp ứng được
yêu cầu của người tiêu dùng hay không không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất tiên tiến phù
hợp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ xử lý hoa sau thu hoạch. Sau thu hoạch hoa trải
qua các biến đổi sinh lý dẫn đến sự già hóa sớm. Thêm vào đó trong giai đoạn từ khi thu hoạch
cho tới khi đến được tay người tiêu dùng hoa cực kỳ mẫn cảm với các tác động bất lợi. Chính vì
vậy, các biện pháp bảo quản thích hợp cần được áp dụng trong suốt quá trình thu hái tiêu thụ để
hoa đạt được chất lượng tốt nhất. Trước đây chất lượng của hoa chủ yếu được đánh giá dựa trên
các thông số kỹ thuật của hoa như mầu sắc, kích thước, chiều dài cành, chất lượng lá hay hình
thái tổng thể. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển của giao thông vận tải, hoa không chỉ
phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của người dân vùng sản xuất mà còn được đem đi tiêu thụ ở nhiều
địa phương và phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy độ bền của hoa sau thu hoạch là nhân tố quan
trọng đánh giá chất lượng hoa hiện nay.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền hoa
Quá trình xử lý hoa sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chất
lượng hoa. Nhiệt độ và sự tương quan về nước là hai nhân tố chính quyết định đến độ bền của
hoa. Ngoài ra chúng còn liên quan đến nồng độ chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng
trong cây. Trên thực tế hoa cắt cành có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích khá cao so với các sản
phẩm nông nghiệp khác như rau, quả. Chính vì vậy chúng rất mẫm cảm với sự biến đổi của nhiệt
độ và hàm lượng nước. Thêm vào đó quá trình làm lạnh hoa cắt cành sau khi thu hoạch diễn ra
một cách rất nhanh chóng và hiệu quả do nhiệt có thể dễ dàng giải phóng ra khỏi các cơ quan rất
mỏng của hoa như lá và cánh hoa. Tuy nhiên trong thời gian này hoa cũng rất dễ bị mất nước,
thậm chí sự mất một lượng nước nhỏ ở các cơ quan này cũng có thể làm cho hoa bị héo và giảm
phẩm chất nghiêm trọng.
II.1. Các nhân tố chính
Nhiệt độ
Tốc độ phát triển của hoa cắt cành (ví dụ như sự nở của hoa) và quá trình già hóa của hoa chịu sự
ảnh hưởng không nhỏ của nhiệt độ. Dựa vào yêu cầu của hoa về nhiệt độ lưu giữ có thể chia hoa
thành 2 loại chính: mẫm cảm với nhiệt độ thấp và không mẫm cảm với nhiệt độ thấp. Các loài
hoa mẫn cảm với nhiệt độ thấp bị hư hại trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 00C bao gồm các


loài hoa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới như hồng môn, loa kèn, lily và một số loài lan.
Các triệu chứng do tổn thương lạnh gây ra bao gồm sự xuất hiện của các tế bào trương nước, sự
già hóa và héo úa nhanh của hoa. Thông thường hoa được bảo quản tốt nhất trong điều kiện nhiệt
độ từ 5-120C. Trong khi đó các loại hoa không mẫn cảm với nhiệt độ thấp có thể bảo quản ở
nhiệt độ thấp (00C) mà không bị hư hỏng bao gồm các loài hoa nhập nội như hồng, cẩm chướng,
lily…. Trong số này nhiều loài được thu hoạch ở giai đoạn nụ và tiếp tục nở trong quá trình bảo
quản cho tới khi đến được tay của người tiêu dùng. Tuy nhiên độ nở của hoa sau khi thu hoạch
phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Do đó điều khiển nhiệt độ thích hợp rõ ràng là nhân tố quan
trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng hoa cắt cành. Hoa được bảo quản lạnh tốc độ hô
hấp và tốc độ thoát hơi nước giảm và chúng cũng ít mẫn cảm với ethylene hơn. Ngoài ra tốc độ
hô hấp giảm sẽ giảm bớt năng lượng tiêu thụ của hoa.


Hàm lượng nước
Hoa cắt cành rất dễ bị mất nước do có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn. Và chúng
cũng không có bất kỳ một lớp bảo vệ nào (ví dụ như lớp sáp) để chống lại sự mất nước như vẫn
thường thấy ở một số loại rau quả. Sau khi thu hoạch, hoa sống dựa vào lượng nước dự trữ sẵn
trong thân cho đến khi được cắm vào trong nước. Thậm chí ngay cả khi được cắm trong nước thì
khả năng hút nước để duy trì độ cứng cho hoa và lá cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài. Quan trọng nhất trong các yếu tố này chính là độ héo của hoa được quy định bởi
độ dài của khoảng thời gian từ khi thu hoạch cho tới khi hoa được cắm vào trong nước. Các loại
hoa như hồng hay cúc rất khó để khôi phục lại độ cứng thậm chí ngay cả khi chúng vừa mới héo.
Lượng khí ở trong thân cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoa khó duy trì được độ
ẩm cần thiết khi không được cắm trực tiếp trong nước. Sự thoát hơi nước quá mức do diện tích
bề mặt lớn, như ở hoa cúc hoặc hoa hồng, cũng làm chậm quá trình hydrat hóa. Sử dụng các chất
chống thoát hơi nước như axit Abscisic (ABA) cho bình cắm hay phun lên cành sẽ giúp làm
giảm sự mất nước. Tuy nhiên biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến tốc độ hút nước của hoa do nó ảnh hưởng đến
quá trình hô hấp. Tốc độ hô hấp của hoa ở 18-240C cao hơn ở mức nhiệt độ thấp dưới 100C.
Ngoài ra thì tốc độ hô hấp của hoa còn bị ảnh hưởng bởi chuyển động khí trong phòng bảo quản.

Hoa, đặc biệt là các dạng lá cần được bảo quản trong điều kiện môi trường mát mẻ và thông
thoáng. Ngoài ra một số loại tạp chất trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu
nước và độ bền của hoa. Hầu hết các nhà bán buôn/bán lẻ đều sử dụng nước khử ion để bảo quản
hoa. Các tích tụ của các tạp chất hay vi khuẩn có thể dẫn đến sự tắc nghẽn của các mạch dẫn
trong cây làm giảm khả năng hút nước của hoa. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng một
số loại thuốc phổ biến trên thị trường. Ngoài ra mức độ axit của nước cũng ảnh hưởng đến khả
năng hấp thụ nước. Thường thì ở độ pH thấp khoảng 3.5, tốc độ hấp thụ nước của hoa được tăng
lên đáng kể và các muối thường được sử dụng như acid như axit citric, nhôm sunphat, 8-HQS và
8-HQC.
Sự cung cấp carbohyrate
Carbohydrates (ví dụ như đường, tinh bột) cung cấp năng lượng cho các mô tế bào cũng như cho
việc hình thành các tế bào mới trong quá trình phát triển. Rất nhiều loại hoa cắt cành được cắt ở
giai đoạn nụ và tiếp tục phát triển trong nhà của người tiêu dùng. Do bị cắt khỏi cây mẹ nên các
nụ này cần được cung cấp bổ sung thêm carbohydrate để nở hoàn toàn và đạt được độ bền tối ưu.
Yêu cầu về lượng carbohydrate bổ sung thay đổi theo từng loài. Nhìn chung, các hoa được tạo ra
trong điều kiện ánh sáng cao thì lượng thì cẩn bổ sung thêm ít carbonhydrate hơn do lượng
carbohydrate dự trữ của chúng khá cao. Điều này rất cần thiết cho việc xác định yêu cầu tối ưu
của hoa để tránh các tổn hại đáng tiếc có thể sảy ra. Ví dụ, với hoa lay ơn được thu hoạch ở giai
đoạn nụ, giữ chúng trong sucrose giúp cho nụ hoa nở nhiều hơn; tuy nhiên lượng đường cao hơn
có thể gây tổn thương lá đối với hoa hồng. Các chất bảo quản dùng cho dung dịch trong bình
cắm thường chứa sucro hay glucose như một nguồn cung cấp carbohydrate cho hoa. Tuy nhiên
nồng độ đường tối ưu của các loài hoa rất khác nhau. Do đó hầu hết các dung dịch bảo quản đều
chứa một nồng độ đường tương đối thấp nhằm tránh gây độc cho hoa. Chính vì vậy lượng
carbohydrate cung cấp thường không đủ để tối ưu hóa lợi ích của chúng trên nhiều loại hoa.
Thêm vào đó giá thành của các sản phẩm này cũng rất đắt.
Chất điều hòa sinh trưởng
Trong cây có chứa một số chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình già
hóa của cây. Trong đó quan trọng phải kể đến là ethylene. Các nguồn sản sinh ra ethylene bao
gồm hoa cắt cành, trái cây chín, khí khải và khói thuốc lá. Sự sản sinh ethylene có thể dẫn đến sự



già hóa sớm và rụng hoa. Nhiệt độ cao thúc đẩy sự sản sinh ethylene dẫn đến suy giảm chất
lượng hoa. Sử dụng các dung dịch bạc có thể ức chế các hoạt động của ethylene trong cây.
Nitorat bạc và thio sulphate bạc (STS) là những dung dịch thường được sử dụng nhất để chống
lại tác dụng của ethylene, tăng độ bền của hoa. Ngoài ra các loại cytokinin cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc kéo dài độ bền của hoa cắt cành. Một số loại cytokinin thường được sử
dụng như kinetin, BA (6-benzyl amino purine) và PBA (para benuoic acid) cho thấy vai trò quan
trọng của chúng trong việc kéo dài độ bền của hoa nhờ cân bằng lượng nước trong cây, làm cho
chồi nở, tăng dự trữ carbohydrate trong lá…. Tuy nhiên vai trò chính của chúng vẫn chưa được
làm sáng tỏ. Ở nồng độ rất thấp (khoảng 1ppm) axit abscisic có thể làm chậm quá trình héo kéo
dài độ bền cho hoa bằng cách cải thiện cân bằng nước. Các chất làm chậm tăng trưởng như BNine hay CCC (chlormoquat) cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc làm chậm quá trình già hóa của
hoa.
II.2. Các yếu tố tiền thu hoạch
Độ bền của hoa cắt cành phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trong thời kỳ sinh trưởng.
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến hiệu quả quang hợp của cây do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
nồng độ carbohydrate trong cây và độ bền của hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm cho thân dài và
yếu. Những thân này thường có cổ hoa cong (hồng và đồng tiền) hay thân cong như ở cẩm
chướng. Với các giống hoa chùm ở cường độ ánh sáng thấp, cây thường có ít hoa và kích thước
của các hoa này cũng nhỏ hơn. Cường độ ánh sáng cao hoa có màu đậm, tươi sáng và rực rỡ hơn.
Nếu cường độ ánh sáng quá thấp màu sắc hoa nhợt nhạt. Trong khi đó cường độ ánh sáng quá
cao sẽ làm cho hoa bị mất màu, rụng cánh và đốm lá.
Nhiệt độ
Như đã nói ở trên, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến cân bằng nước trong hoa do hoa có
cường độ hô hấp cao. Ngoài ra nó còn làm giảm kích thước nụ và số cánh hoa.
Độ ẩm
Ẩm độ có mối quan hệ mật thiết với sự cân bằng nước trong thân và ảnh hưởng đến độ
bền của hoa. Độ ẩm cao làm giảm sự thoát hơi nước và do đó làm giảm sự hấp thu các chất dinh
dưỡng của hoa. Ẩm độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại sâu bệnh. Các loại mốc
xám phát triển rất mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Tuy nhiên độ ẩm cao lại không thích hợp với
các loài nhện gây hại nhỏ. Độ ẩm cao vào ban ngày tốt cho cây, làm giảm các tác hại do nhiệt độ

quá cao gây ra nhưng vào ban đêm, nó lại làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây.
Dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là vô cùng quan trọng để sản xuất được hoa có
chất lượng cao và độ bền dài. Thừa đạm sẽ làm cho cây phát triển mạnh nhưng độ bền hoa thấp,
trong khi nồng độ kali cao làm cho thân khỏe hơn và độ bền của hoa cũng cao hơn. Dinh dưỡng
còn tác động đến sự phát triển của các loại sâu bệnh và do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất. Khả năng nhiễm bệnh của hoa tăng khi hàm lượng đạm cao và giảm khi hàm lượng kali
cao.
Bảo vệ thực vật
Sự kiểm soát sâu bệnh hợp lý là cần thiết để thu được hoa có chất lượng cao. Tuy nhiên
sự tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng rất quan trọng. Dùng không đúng liều lượng có
thể gây độc cho cây và gây ra các vết đốm xấu trên lá, làm giảm giá trị thẩm mĩ và thương mại
của hoa. Một số loại bệnh có thể làm tăng sự sản sinh ethylene, thúc đẩy quá trình già hóa và làm
giảm độ bền của hoa.
II.3. Các yếu tố trong quá trình thu hoạch


Độ bền của hoa sau thu hoạch cũng phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch. Thời điểm thu
hoạch, cách thức thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Hoa có giai đoạn thu hoạch nhất định
và thay đổi theo từng loài. Giai đoạn phát triển tối ưu của một số loại hoa thích hợp cho thu
hoạch được cho ở dưới đây:
Hồng: đài hoa mở, cánh hoa đầu tiên bắt đầu nở ra
Cẩm chướng: nở ½ hoa với cẩm chướng đơn, 2 bông hoa trên chùm nở với cẩm chướng chùm
Cúc: nở hoàn toàn
Đồng tiền: Nở hoàn toàn, hàng nhị ngoài cùng mới chỉ vừa hình thành hạt phấn
Lay ơn: 1-5 nụ xuất hiện màu
Lan: nở hoàn toàn
Lily: nụ hoa đầu tiên xuất hiện mầu và bắt đầu nở
Thủy vu: nở ½ hoa
Hoa baby: nở hoàn toàn

Cát tường: nụ lớn nhất ở trên cùng của cành bên nở
Huệ: 1-2 bông hoa thấp nhất nở
Cúc vạn thọ: hoa nở hoàn toàn
Thời điểm thu hoạch rất quan trọng vì nếu thu hoạch quá sớm hoa có thể không nở hết
làm giảm giá trị của hoa. Vì thế với những loài hoa không có khả năng tiếp tục phát triển sau khi
thu hoạch tuyệt đối không được thu hoạch ở giai đoạn nụ mà phải thu hoạch khi hoa đã nở. Một
số loại hoa như cẩm chướng rất ít bị ảnh hưởng bởi thời gian thu hái.
Nhiều khi để đáp ứng được nhu cầu về hoa trên thị trường, người trồng hoa thường thu hoa sớm
hơn trước thời điểm thu hoạch. Điều này có thể làm cho người trồng hoa mất thị trường tiêu thụ
trong tương lai. Thay vào đó người trồng hoa nên áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp để có
thể thu hoạch hoa vào thời gian cao điểm. Chế độ cắt tỉa hợp lý đối với hoa hồng, xác định rõ
thời gian gieo trồng hàng năm và quy trình xử lý ánh sáng đối với cúc và sử dụng chất làm chậm
sinh trưởng đối với một số loại hoa… là một trong những cách hiệu quả giúp người trồng hoa có
thể thu hoa theo ý muốn.
Biện pháp thu hái không ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của hoa. Tuy nhiên cắt hoa
không khéo có thể làm bầm dập hoa dẫn đến giảm khả năng hấp thụ nước và tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn. Chính vì vậy khi thu hoạch hoa cần sử dụng các dụng cụ sắc và sạch sẽ.
Cách bố trí của luống cũng ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch. Khi luống quá to, người
thu hoạch sẽ phải với hoa vào để cắt do đó có thể gây hư hại cho hoa. Tương tự, luống hoa quá
dài diện tích hoa lớn cũng làm cho hoa dễ bị thâm tím trong quá trình thu hoạch. Thông thường
chiều rộng luống thích hợp cho trồng hoa là 120cm và chiều dài là 25m.
Hoa cần được cắm ở trong nước càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Một số loại hoa
như hồng, cẩm chướng, hoa baby… nếu không được cắm vào nước ngay có thể làm giảm đáng
kể khả năng hấp thu nước của hoa. Tốt nhất nên để sẵn các xô nước ở trong nhà lưới ở khoảng
cách thích hợp. Và sau khi thu được một lượng hoa nhất định chúng phải được chuyển ngay đến
khu phân loại. Các xô này cần được giữ sạch sẽ và nước dùng cũng phải được lấy từ các nguồn
nước sạch.
Thời gian thu hoạch hoa ảnh hưởng đến độ bền hoa. Thời gian thích hợp để thu hoạch
hoa là vào sáng sớm hay buổi chiều mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa. Tuyệt đối không nên
thu hoạch hoa vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn

nhanh. Sau khi thu hoạch hoa tiếp tục nở. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao, hoa sẽ nở
nhanh và độ bền giảm. Các hoa thu hoạch nên được chuyển ngay sang kho lạnh trong điều kiện


nhiệt độ thấp để kìm hãm quá trình nở của hoa. Ngoài ra đặt hoa trong phòng lạnh còn giúp giải
phóng nhiệt lượng trong hoa để hoa có thể được phân loại và đóng gói với chất lượng tốt nhất.
Một điều cần quan trọng cần lưu ý trong giai đoạn này chính là các thiệt hại gây ra bởi
ethylene. Trong giai đoạn nở hoa, một vài bông hoa có thể sản sinh ra một lượng ethylene lớn
gây hư hại đến những bông hoa khác. Thậm chí với nồng độ ethylene rất thấp khoảng 10ppb
cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho những loài hoa nhạy cảm với ethylene. Vì vậy tất
cả các hoa dập nát, ủng thối không đủ tiêu chuẩn chất lượng cần phải được loại khỏi phòng bảo
quản nhằm hạn chế sự sản sinh ethylene. Ngoài ra kho lạnh cần phải thông thoáng và được loại
trừ khỏi các nguồn sản sinh ethylene khác như rau, quả chín (táo, đu đủ, dưa hấu…) hay khói
thuốc lá….
II.4. Xử lý sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch được những bông hoa đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt thì 2 bước quan trọng tiếp
theo cần được tiến hành trước khi đưa hoa ra thị trường chính là phân loại và đóng gói.
1. Phân loại
Phân loại hoa được thực hiện dựa theo tiêu chuẩn đặt ra bởi các nước nhập khẩu hoa / thị trường
tiêu thụ hoa. Các tiêu chuẩn này biến đổi theo từng loại hoa. Ở một số thị trường, hoa được phân
loại thành các cấp khác nhau như loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 hay loại vàng, loại bạc, loại
đồng; các bông hoa ở cùng cấp (loại) thì có cùng kích thước và chất lượng. Các tiêu chuẩn
thường được dùng để phân loại hoa bao gồm:
a. Chiều dài cành hoa: Những bông hoa có thân dài thường được coi là những bông hoa
có chất lượng tốt hơn. Thông thường mỗi loài hoa được quy định một độ dài tối thiểu chấp nhận
được và phân loại thành các nhóm có độ dài cách nhau 10cm.
b. Số lượng hoa trên thân: Các giống hoa đơn chỉ có một bông hoa trên cành. Tuy nhiên
với các giống hoa chùm, số lượng tối thiểu của hoa và chồi được quy định bởi loài. Với nhiều
loài lan, đặc biệt là Cymbidium, giá trị của hoa được đánh giá chủ yếu dựa vào số lượng hoa trên
cành.

c. Độ cứng của thân: Thân càng khỏe thì chất lượng hoa càng tốt. Ở một số thị trường,
chất lượng hoa được xác định thông qua trọng lượng như đối với một số loài hoa như hoa cúc…
d. Giai đoạn phát triển của hoa: hoa được phân loại dựa vào giai đoạn phát triển của hoa
bao gồm giai đoạn nụ, hoa nở một nửa hay nở hoàn toàn.
e. Hình dáng chung: hoa được hình thành hoàn chỉnh, không có bất kỳ tổn thương cơ giới
hay khuyết tật nào như nứt đài hoa (cẩm chướng), vẹo đầu bông (hồng), cong cổ bông (hồng,
đồng tiền)… Hoa tươi, hình thức đẹp và có sự cân đối giữa hoa, lá và thân. Ngoài ra các bông
hoa cần được làm sạch khỏi bụi bẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
f. Sâu bệnh: Tất cả các bông hoa, cành lá phải trong trạng thái khỏe mạnh, không bị
nhiễm bất kỳ một loại sâu bệnh nào.
2. Đóng gói
Quá trình đóng gói hoa được thực hiện lần lượt qua 3 bước: bó hoa, bao gói và đóng
thùng. Mỗi bước cần được phải tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây bầm dập làm giảm
phẩm chất hoa.
Bó hoa
Sau khi phân loại xong thường bó 5, 10 hay 20 cành hoa (thường là bội của 5) vào thành
1 bó. Mỗi bó có một số lượng chính xác cành hoa được quy định theo từng loài. Các hoa trong


bó cần phải được xếp cẩn thận và được bó lại bằng dây cao su để tránh không làm bầm dập xây
xát hoa và lá.
Bao gói
Mỗi loài hoa có một phương pháp bao gói và một loại vật liệu bao gói riêng. Thường sử dụng
giấy sạch để bao gói. Đối với một số loài hoa không nên sử dụng chất liệu nhựa để bao gói bởi vì
nó có thể làm tăng độ ẩm và nguy cơ nhiễm nấm bệnh của hoa. Thay vào nên sử dụng các tấm
nhựa có đục lỗ nhằm làm tăng độ thông thoáng cho các bó hoa, từ đó làm giảm nguy cơ lây
nhiễm nấm bệnh. Ngoài ra các vật liệu sinh học như lá cây cũng không nên sử dụng vì nó có thể
sản sinh ra ethylene làm giảm chất lượng của hoa trong một thời gian rất ngắn. Yêu cầu bao gói
phụ thuộc vào từng loài hoa. Hoa hồng thường không được bao gói bởi vì bao gói với các chất
liệu nhựa hay giấy sẽ làm tăng nhiệt độ của bộ tán lá. Với hồng và một số loài hoa khác chỉ có nụ

là cần phải được bao gói bảo vệ. Ngoài ra bao ở đầu bó hoa sẽ giúp hoa tránh được các xây sát,
bầm dập do va chạm với thành của thùng chứa. Thông thường mỗi bó hoa sẽ được bọc bởi một
tấm giấy mềm, rộng từ 15-20c, ở đầu bằng một sợi dây cao su. Các tấm bọc này phải luôn luôn
cao hơn bó hoa để bảo vệ chúng khỏi các va chạm trong thùng chứa. Ngoài ra, giấy bọc cần được
làm từ chất liệu chống chịu nước, nếu không nó sẽ hút hết hơi ẩm của những bông hoa làm ảnh
hưởng đến chất lượng hoa.
3. Đóng thùng
Đây là bước cuối cùng của giai đoạn đóng gói và có lẽ cũng là bước quan trọng nhất. Bởi
vì nếu không được đóng gói đúng cách chất lượng của hoa có thể bị suy giảm nghiêm trọng làm
giảm giá trị của hoa trên thị trường. Chính vì vậy hoa cần được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ trong điều kiện tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng hoa. Như vậy có thể nói sự lựa chọn
phương pháp đóng gói thích hợp cũng như các phương pháp vận chuyển, xử lý và bảo quản sau
thu hoạch chính là chìa khóa quyết đinh sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất hoa. Các
vật liệu được lựa chọn dùng để đóng gói phải có tính chống chịu với các áp lực khác nhau trong
quá trình vận chuyển như va chạm mạnh, rơi, đè nén, rung động, sức nóng, lạnh, hay độ ẩm vv.
Và tốt nhất chúng nên được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường và có thể dễ dàng tiêu
hủy. Thường sử dụng các thùng có đục lỗ làm từ 2-3 lớp giấy nhăn lồng vào nhau để đóng gói
hoa. Kích thước của thùng phụ thuộc vào loài hoa và yêu cầu của thị trường.
Hầu hết các hãng hàng không đều tính phí vận chuyển dựa vào trọng lượng hàng hóa trên
một đơn vị thể tích. Trọng lượng này có thể cao hơn trọng lượng vật lý của hoa. Chính vì vậy các
thùng hoa cần được đóng gói cẩn thận trước khi chuyển đi. Đóng gói quá nhiều hay quá ít hoa
trong một thùng cũng có thể gây hại cho hoa. Thông thường các mẩu giấy nhỏ hay những những
vật liệu tương tự vậy thường được dùng để lấp vào các khoảng trống trong thùng nhằm bảo vệ
hoa khỏi va chạm dẫn đến bầm dập, đặc biệt là với các loại hoa mảnh và yếu. Tuy nhiên các
khoảng trống này tốt nhất nên được lấp bởi chính các bông hoa trong thùng. Vì vậy các bó hoa
đã được bọc cần phải được đóng gói vào trong thùng một cách cẩn thận chắc chắn để tránh sự
chuyển động va chạm giữa chúng.
Quá trình đóng thùng cần được hoàn thành trước khi vận chuyển. Sau khi đóng gói, làm
lạnh không khí trong thùng sẽ giúp duy trì được chất lượng của hoa. Ở các trang trại lớn nơi mà
hoa được đóng gói liên tục trong ngày, các bó hoa cần được bảo quản lạnh cho đến khi đóng gói

xong và vận chuyển đi tiêu thụ ngay.
4. Bảo quản lạnh
Giữ hoa ở trong các phòng lạnh luôn được coi là một biện pháp tạm thời để bảo quản hoa
trong thời gian ngắn trước khi chuyển đi tiêu thụ hơn là cho bảo quản trong thời gian dài. Vào


thời gian cao điểm người trồng hoa thường trữ hoa trong một thời gian dài để có thể bán hoa với
giá cao hơn. Tuy nhiên điều này cần phải được hạn chế bởi vì các bông hoa được dự trữ vượt quá
một thời gian nhất định có thể bị suy giảm chất lượng một cách nghiêm trọng. Nhiệt độ phòng
bảo quản và thời gian bảo quản phụ thuộc vào từng loài hoa. Nói chung các loài hoa ôn đới như
hoa hồng, cẩm chướng… tốt nhất nên được lưu giữ ở nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng của mô
thực vật một chút tức là vào khoảng 20C. Trong khi đó những bông hoa thuộc nhóm nhiệt đới
hay á nhiệt đới như lan, cúc… rất mẫn cảm với tổn thương lạnh nên đòi hỏi nhiệt độ bảo quản
cao hơn (từ 10-120C). Điều kiện bảo quản một số loại hoa được cho ở dưới đây (độ ẩm 90%):
Loài hoa
Hồng
Cẩm chướng
Cúc
Lily
Lay ơn
Lan
Hồng môn
Đồng tiền
Cúc vạn thọ
Huệ
Hoa baby

Nhiệt độ bảo quản (0C)
0-1
0-3

0-3
0-1
2-5
12-14
12-14
1-4
2-4
2-5
2-5

Thời gian bảo quản tối đa
(ngày)
5-10
7-21
7-21
3-7
3-7
7-21
7-21
3-7
3-7
3-7
1-3

5. Hóa chất bảo quản
Việc sử dụng các chất bảo quản nhằm tăng độ bền hoa hiện nay đã trở nên khá phổ biến.
Một số sản phẩm độc quyền đã được bán trên thị trường và hiện nay chúng đang được sử dụng
rộng rãi bởi các nhà sản xuất hoa, nhà bán buôn, bán lẻ và bởi cả người tiêu dùng. Khả năng hấp
thu nước của hoa là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến độ bền hoa. Sự tích tụ của vi khuẩn
gây ra sự tắc nghẽn các mạch dẫn trong thân làm giảm khả năng hút nước của hoa. Cách quan

trọng nhất và dễ nhất để kiểm soát tình trạng này là sử dụng nước sạch được chứa ở trong các
bình sạch. Vi khuẩn, tảo và nấm có khả năng tích tụ nhanh chóng trong môi trường nước nhiễm
bẩn và sinh ra các chất độc hại như tannin chặn các mạch dẫn trong thân cây làm cho cành hoa bị
héo nhanh và giảm độ bền của hoa. Các dung dịch với công thức độc quyền thường có chứa chất
diệt khuẩn để ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn; một chất ức chế sự sản sinh ethylene; đường
như một nguồn cung cấp carbonhydrate cho các hoạt động sống của hoa; và có thể có chứa thêm
cả một số hormone thực vật, chất điều hòa sinh trưởng để kiểm soát tốc độ phát triển của hoa.
Các dung dịch bạc mà chủ yếu là nitrat bạc thường được sử dụng như một chất ức chế vi khuẩn
và kháng sản sinh ethylene. Tuy nhiên do khả năng di chuyển kém trong thân cây nên hiện nay
các sản phẩm này được thay thế bởi bạc thio sulphate (STS).
6. Vận chuyển
Các sản phẩm hoa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng trong thời
gian ngắn nhất và trong điều kiện tốt nhất là một yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý hoa sau
thu hoạch. Trong suốt quá trình vận chuyển hoa cần được giữ trong điều kiện lạnh và điều kiện
này cần được duy trì liên tục. Điều kiện bảo quản lạnh có thể không được đảm bảo nếu hệ thống
vận chuyển không được trang bị các thiết bị làm lạnh đầy đủ thích hợp, hay trong thời gian ở sân


bay trước khi hoa được chuyển vào trong máy bay. Đối với thị trường nội địa, khoảng cách vận
chuyển cũng quyết định đến hiệu quả của chuỗi bảo quản lạnh.
Phương thức vận chuyển phụ thuộc vào loại hoa và khoảng cách vận chuyển. Các loài
hoa mảnh, yếu ớt với độ bền hoa thấp cần được vận chuyển bằng các phương pháp vận chuyển
nhanh. Các loài hoa có thị trường tiêu thụ gần nơi sản xuất có thể được vận chuyển bằng đường
bộ. Ngoài ra nếu nơi sản xuất hoa và thị trường tiêu thụ có hệ thống đường sắt nối trực tiếp thì
cũng có thể sử dụng hệ thống này để vận chuyển hoa và tốt nhất hoa nên vận chuyển trong đêm.
Máy bay cũng thường được dùng để vận chuyển các loại hoa có giá trị cao đến với các thị trường
tiêu thụ ở xa, nơi có giá sản phẩm cao.


CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HOA CÚC

1. Nguồn nguyên liệu
Hoa cúc phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Để hoa có thể bảo quản lâu dài và có tuổi thọ cắm lọ dài, cây hoa trước thu hoạch phải
được chăm sóc, bón phân đầy đủ.
- Trước khi thu hoạch 1 ngày hoa được tưới nước để cho cây ở trạng thái tươi, đủ nước và
có hàm lượng dinh dưỡng trong cây cao.
- Hoa phải tươi tốt, không nem mốc, không bị bệnh, không bị sâu, không bị giập, không
ủng thối.
- Hoa đảm bảo thẩm mỹ: phải có hình dáng đẹp. Có sự cân đối giữa hoa, lá và thân. Hoa
có dạng khoẻ khoắn. Bông thẳng, kích thước và tiêu chuẩn đạt yêu cầu của nhà tiêu thụ đề ra
- Hoa thu hoạch khi đã nở khoảng 2/3 số hoa/cành với cúc chùm CN20 và khi hoa nở 2/3
số cánh với cúc đơn CN01.
2. Thu hoạch hoa.
- Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với liều
lượng 5,5kg supelan + 2,5kg Clorua Kali cho 1 sào Bắc bộ và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.
Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước lã, để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước. Chú ý là chỉ
tưới vào gốc mà không tưới vào cánh hoa, tránh dập nát và đọng nước.
- Thu hoạch hoa vào buổi sáng (5-9h sáng), trời khô ráo không mưa. Lúc này hoa đang
còn sung nhựa, nhiều nước nhất và cũng là thời điểm nhiệt độ môi trường thấp. Thu hoạch xong
có nhiều thời gian đóng gói, vận chuyển đi xa hơn. Không nên cắt hoa vào lúc giữa trưa vì lúc
này cường độ ánh sáng lớn, nhiệt độ cao, khí khổng của lá mở to, lượng nước bốc hơi mạnh dẫn
đến mất nước nhanh, hoa mau héo, khó hồi phục.
- Trước khi thu hoạch và bảo quản, các dụng cụ thu hoạch cũng như bảo quản hoa phải
được khử trùng bằng nhiệt hoặc cồn...
- Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng
ngoài. Nếu cắt để mang đi xa có thể cắt những bông ít nở hơn. Thu hoạch hoa bằng dao hoặc kéo
sắc cắt vát 150 sát gốc và cách mặt đất 5-10cm nhằm tạo khả năng hút nước của hoa được dễ
dàng. Khi cắt xong dốc ngược cành xuống để những đóa hoa lớn đã nở không bị gẫy.
- Không được đặt hoa cắt lên trên đất, nơi bẩn và tránh làm giập hoa, vì đây là một trong
những nguy cơ gây nhiễm sinh vật gây bệnh cho hoa.

- Hoa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất cắm ngay vào dung dịch
bảo quản và chuyển vào buồng hạ nhiệt để xử lý hoa.
3. Lựa chọn và phân loại.
Hoa khi thu hoạch cần đưa luôn vào nhà mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại. Trước
khi đưa hoa vào bảo quản, hoa cần được chọn lọc theo các tiêu chuẩn trên và phân loại theo độ
tuổi ngay tại vườn hoặc kho. Loại bỏ những bông hoa bị bệnh, héo, giập do cơ học... và không
đảm bảo về thẩm mỹ cũng như kích thước của nhà tiêu thụ quan tâm. Những bông đủ tiêu chuẩn
được sắp xếp theo từng độ tuổi khác nhau. Trong khi phân loại tránh làm bầm giập hoa. Về cơ
bản có thể phân làm hai loại:
Loại 1: Chọn những cành to mập, bông đẹp, không gãy cánh, không có vết bệnh, xếp vào
thành từng bó, mỗi bó khoảng 50-100 cành.
Loại 2: Chọn những cành xấu hơn cũng xếp vào thành từng bó.


Đồng thời với việc phân loại cành, ta tỉa bỏ lá già úa, cắt lại cành cho bằng đều đặn sau
đó ngâm ngay vào nước sạch sâu ¼ - ½ chiều dài cành. Dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá,
chú ý không để đọng nước trên mặt bông hoa, sau đó đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh
để bảo quản.
4. Xử lý hoa bằng dung dịch bảo quản.
Nhúng hoa vào dung dịch bảo quản có Đường 2% + AgNO3 50ppm, pH 3,5 hoặc Đường
2% + Hypoclorite Natri 50 ppm ; bổ sung thêm axit Citric để pH của dung dich bằng 3-3.5. Thời
gian cắm hoa từ 5-10 giờ và để nhiệt độ khoảng 100C, độ ẩm 90-95%.
5. Hạ nhiệt độ của hoa.
Sau khi đóng gói rất khó làm lạnh hoa, do mật độ hoa dày, cường độ hô hấp cao, nhiệt độ
môi trường cao, tất cả các yếu tố này tạo cho khối hoa có một lượng nhiệt lớn. Như vậy nhất
thiết phải làm lạnh hoa trước khi bó và bao gói hoa đã được xử lý bằng dung dịch bảo quản, cắm
trong nước ấm 21-270C, pH3,5. Đặt trong buồng hạ nhiệt từ từ để hạ nhiệt của hoa từ 200 C
xuống 50 C/5 giờ, nhằm tránh những tác động xấu về sốc nhiệt đối với hoa.
6. Bó hoa.
Tránh đọng nước trên hoa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, khi nhiệt độ của hoa

xuống 50C, xếp từng bông vào giá đựng. Bề mặt lá, hoa không còn đọng nước thì tiến hành bó.
7. Bao gói.
Khi nhiệt độ của hoa trong bó đạt 50C, mỗi bó bao gói bằng màng LDPE (Low Density
Poly Ethylene) dầy 0,01 mm, xếp vào trong các thùng caton có chiều dài 120cm, chiều rộng
60cm, chiều cao 60cm để vận chuyển đi xa. Với mỗi thùng này có thể xếp 1.500 bông hoa cúc.
Thùng carton được đục các lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp được. Trước khi cho
hoa vào thùng không được để nước đọng trên cành, lá. Đậy nắp thùng và cho lên các xe vận
chuyển chuyên dụng. Việc bao gói trên nhằm duy trì độ ẩm thích hợp trong bó hoa, dễ dàng giải
phóng nhiệt và ethylen trong các bó hoa.
8. Xếp thùng hoa vào kho và bảo quản.
Các thùng hoa xếp trong kho bảo quản phải đảm bảo độ thông thoáng để không khí của
kho có thể lưu thông dễ dàng đến các thùng đựng hoa. Giữa các lớp hay các chồng để các khe hở
5-10 cm cho thông thoáng.
Nhiệt độ trong kho duy trì 2- 50 C, độ ẩm tương đối 85 % nhằm giảm cường độ hô hấp
của hoa và các hoạt động trao đổi khác, giảm sự hao hụt chất khô dự trữ trong hoa, sự thoát hơi
nước, sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen, ở nhiệt độ 2-50 C đã giảm sự sinh trưởng của
nấm, khuẩn gây hại.
9. Tiêu thụ.
Trong khi tiêu thụ cũng như cắm hoa trang trí nên cắm vào nước sạch, mềm có pH=3.
Nếu có điều kiện, tốt nhất nên cắm trong dung dịch cắm lọ trong suốt thời gian tiêu thụ cũng như
trang trí.


CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH HOA HỒNG
Một khía cạnh quan trọng trong xử lý bảo quản sau thu hoạch là vận chuyển sản phẩm từ
các trang trại sản xuất đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất có thể trong điều kiện
tốt nhất. Hoa hồng tốt nhất nên được cắt vào giai đoạn nụ và nở sau khi bảo quản, vận chuyển
hay phân phối. Vì thế các nhà xuất khẩu hoa hồng cần có một chuỗi bảo quản lạnh suyên suốt từ
khâu đóng gói cho đến các cửa hàng bán lẻ.
1.Xác định thời điểm thu hoạch hoa

Thời gian cắt: Buổi sáng sớm (5-6 giờ) hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi
nước của hoa. Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng
mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh.
Độ nở hoa: Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở; thu hái đúng lúc sẽ đảm
bảo hoa tươi lâu và đẹp. Hái sớm cuống hoa còn non dễ bị cong queo và hoa không nở được, hái
muộn quá hoa chóng tàn. Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly vận chuyển. Nói
chung hoa được thu khi vừa hé nở, cắt lúc hoa còn búp vì hoa sau khi thu hoạch, hoa tiếp tục nở.
Với các giống hoa đỏ và màu phấn hồng thu khi đài hoa cúp xuống, cánh hoa tầng ngoài cùng
bắt đầu rời ra, tách ra, lỏng ra. Còn đối với các giống hoa màu vàng, nở nhanh nên thu hái sớm
khi đài hoa duỗi thẳng ra; giống hoa màu trắng có thể thu hái muộn hơn; giống nở chậm thì hái
muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần có thể hái khi cánh hoa
ngoài đã nở. Vận chuyển xa thì hái từ lúc đang còn nụ vì khi đó hoa không dễ dập nát, it nhiễm
bệnh, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và dễ bảo quản. Cuối vụ Xuân và vụ Hè có thể thu hái
sớm hơn so với đầu Xuân và mùa Thu. Trước khi cắt hoa hồng nên tưới nhiều nước, sau cắt cắm
vào nước sạch, vết cắt phải xiên chéo để tăng diện tích bề mặt hút nước của hoa.
Vị trí cắt hoa: Khi thu hoạch phải chú ý đến vị trí cắt hoa vì vị trí cắt ảnh hưởng trực tiếp
đến độ dài cành hoa, sự nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau.
Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung tuỳ thuộc
vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể để lại trung bình từ 2 - 4 đốt thậm chí cắt
sát cành hoa chính. Sau khi cây ngủ nghỉ qua Hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng 9,
tháng 10 có thể chừa lại 5 đốt. Tháng 3 tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, có thể
chừa lại ít (2 đốt), hoặc không chừa lại nhánh có 5 lá nhỏ, thậm chí có thể cắt đến cành ra hoa
chính.
2. Xử lý sau khi cắt hoa
- Sau khi cắt hoa, cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước sạch. Sau đó đưa vào
nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ.
- Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu.
- Cắt tỉa bỏ những mầm non ở trên cành.
- Trước khi tiến hành bảo quản, cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản và giảm
tổn hại xuống mức thấp nhất. Tiêu chuẩn chung là màu sắc cánh hoa tươi, không bị dập gẫy,

không có sâu bệnh, lá sạch sẽ, cành cuống mập thẳng, dài như nhau, chỉ số hoa nở đều và mang
đặc trưng của giống. Sau khi phân loại xong thường bó 50 cành hay 100 cành/1bó. Thông thường
khi vận chuyển cành đi xa mới cần đóng gói: dùng hộp carton có đục lỗ, kích thước 80 x 50 x 50
cm có thể chứa được 700 - 1.000 cành. Dùng màng nilon lót dưới đáy thùng để giữ ẩm. Mùa hè,
nhiệt độ cao nên bỏ nước đá vào hộp vận chuyển hoa để làm lạnh. Khi đóng thùng cần tránh để
gai làm xước vỏ.
3. Bảo quản hoa:


Sau khi thu hoạch hoa, cần cắt cành lại một lần nữa (khoảng 1 - 1,5 cm), ngâm trong
nước ấm 38 - 44 0C trong vòng 20 phút.
Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, Biocide (AgNO3
50ppm), một chất Axit hóa(Axit citric 200 - 600 ppm) hoặc sunphat nhôm.
Bảo quản hoa bằng hoá chất: Cành hoa có thể hút chất xử lý qua vết cắt và con đường
khác nhằm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ức chế vi sinh vật sản sinh, tránh được hiện tượng
hút ống dẫn, kéo dài tuổi thọ của hoa. Để bảo quản hoa có thể sử dụng các chất sau:
Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi
cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 - 5% trong thời gian bảo quản.
Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Khi cắt hoa sẽ tạo thành vết thương trên cành, từ các vết thương
này vi sinh vật gây bệnh xâm nhiễm gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo
nhanh. Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri +
Limonat gốc - 8 - OH.
Sử dụng chất kháng Etylen: Etylen là 1 hoócmôn thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy
trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất kháng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 - 1,5
ppm phun vào cành, lá.
Bảo quản lạnh: Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: điều chỉnh nhiệt
độ từ 2 -50C, ẩm độ 85 - 90% trong thời gian bảo quản. Ngoài ra trong điều kiện lạnh tăng nồng
độ CO2 giảm nồng độ Oxy sẽ làm giảm sự sản sinh ra C2H2 từ đó kéo dài được tuổi thọ của hoa.
Tốt nhất là nồng độ CO2 5% và Oxy 5%. Tuy nhiên các giống khác nhau yêu cầu nồng độ CO2
khác nhau. Giống Biarcliff và giống Mrs.F.R Pieson khi nồng độ CO2 25% thì bị hại, nhưng

giống Talisma có thể tới 30% mới bị hại. Khi nồng độ CO2 cao (trên 15%) sẽ giảm độ pH ở cánh
hoa, làm cho màu sắc hoa thay đổi. Thêm vào đó nồng độ Oxy thấp, CO2 cao thì cánh hoa biến
thành màu nâu, cuống hoa bị héo.
Kích thích hoa nở: Có thể kích thích nhân tạo cho hoa nở. Sau khi hái đặt hoa trong môi
trường lạnh từ 0-10C có chứa 500mg/l axit limonic. Sau đó ngâm nụ vào dung dịch kích thích nở
ở nhiệt độ 23-250C, độ ẩm 80%, chiếu sáng liên tục với cường độ 3.000 lux. Sau 6-7 ngày là hoa
có thể nở.
4. Vận chuyển
Trọng lượng của cành hoa hồng khá nhẹ nên rất lợi cho quá trình vận chuyển. Chuỗi bảo
quản lạnh cần được duy trì trong suốt quãng đường từ các trang trại sản xuất đến tay người tiêu
dùng. Để tiện cho vận chuyển, hoa được đóng trong các thùng có đục lỗ để giảm nồng độ của
ethylene sản sinh ra bởi chính các bông hoa đã nở. Ethylene ảnh hưởng không nhỏ đển chất
lượng hoa, làm hoa chóng tàn và có thể gây rụng nụ. Vì vậy các thùng hoa cần được làm lạnh
trước ở nhiệt độ 2-40C trong vòng từ 12-24 giờ. Tốt nhất nên dùng các loại xe lạnh chuyên dụng
(2=30C) để vận chuyển hoa hay làm lạnh trước khi vận chuyển nhằm giảm sự phát triển của nụ
hoa và cũng là để bảo vệ hoa khỏi các tác động bất lợi của ethylene.
5. Bán lẻ
Sau khi bảo quản và vận chuyển, hoa bị mất một lượng nước lớn. Do đó cần phải khôi
phục lại hàm lượng nước trong cành bằng cách đặt hoa vào trong nước sạch có chứa các dung
dịch bảo quản như nhôm sulphate (300ppm) hay axit citric (300ppm) trong vài giờ. Quá trình
này sẽ giúp hoa khôi phục lại được độ cứng và làm tăng độ bền của hoa.


PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA LILY
1- Xác định thời điểm thu hoạch hoa :
- Lily sau trồng 50 - 55 ngày thì bắt đầu có nụ và sau khoảng 2 – 3 tuần là có thể thu hoạch.
Bởi vậy ngay khi nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa, nếu thu sớm hơn
thì nụ sẽ không phát triển đầy đủ hoặc thu muộn hơn (một vài nụ đã nở to ra), hoa dễ bị dập nát.
Nếu trên 1 cành có 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất. Trong quá trình vận chuyển
những tổn thương sẽ làm dập cánh và hạt phấn sẽ để lại trên cánh, nếu cần thiết phải loại bỏ

những hoa đã nở. Cắt hoa vào buổi sáng để tránh nụ bị khô tóp lại và hạn chế việc giữ khô trong
nhà kính (không nên quá một giờ). Sau khi cắt Lily có thể được phân loại bởi số lượng nụ
hoa/thân và chiều cao thân, bỏ bớt lá từ dưới gốc cách đất khoảng 10cm. Cải thiện dieu kien cất
giữ sẽ giữ được chất lượng hoa, bởi khi đặt chúng vào chậu nước sự ô nhiễm cũng đã xảy ra.
- Thời gian thu hoa: Thu vào buổi sáng sớm hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước
của hoa. Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ
làm cho cành hoa héo tàn nhanh.
- Độ nở hoa: Thu tốt nhất khi hoa Lily nụ dưới cùng phình to và bắt đầu có màu.
- Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm. Tốt nhất là cắt
cách mặt đất 10 - 15cm và để lại 5-6 lá/cây. Sau khi cắt ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch
để cành hoa không bị mất nước và đưa ngay vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ.
2. Xử lý sau khi cắt hoa
Để hoa tươi lâu cần phải làm các công việc sau:
- Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu.
- Cắt tỉa bỏ những lá vàng, sâu ở trên cành.
Trước khi tiến hành bảo quản, phân loại hoa theo từng cấp để tiện bảo quản. Thường dựa
vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ để phân cấp. Sau khi phân cấp xong thì bó lại,
với các giống Á châu cứ 10 cành bó thành 1 bó, giống lai Phương Đông bó 5 cành thành 1 bó.
Trước khi bó, cắt bỏ các lá sát gốc 10cm, sau đó bó lại, dùng dao sắc cắt bằng gốc, tiếp tục ngâm
trong nước. Các giống lai Phương Đông và Lily thơm, cuống hoa thường to hơn, dài hơn dòng
lai Á châu, nên tiêu chuẩn phân cấp 2 dòng này có khác nhau. Dựa vào chiều dài cành, hoa được
phân làm 4 nhóm:
Nhóm I: Chiều cao thân 50 – 70cm.
Nhóm II: Chiều cao thân 70 – 90cm.
Nhóm III: Chiều cao thân 90 – 110cm.
Nhóm IV: Chiều cao thân 110cm và dài hơn.
Thông thường khi vận chuyển cành đi xa mới cần đóng gói: Dùng hộp carton có đục lỗ,
kích thước 80 x 50 x 50cm có thể chứa được 20 - 25 bó. Dùng màng nilon lót dưới đáy thùng để
giữ ẩm.
3. Bảo quản hoa

Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng,
nhưng cành hoa vẫn phải tiếp tục hô hấp và thoát hơi nước, Protein và tinh bột vẫn bị phân giải.
Vì vậy nếu không được tiếp tục bổ sung nước và chất dinh dưỡng hoa sẽ rất mau tàn.
Các bước tiến hành bảo quản hoa sau thu hoạch bao gồm các bước sau:
Sau khi thu hoạch hoa cắt cành, cần cắt cành hoa lại một lần nữa (khoảng 1 - 1,5 cm) ngâm trong
nước ấm 38 – 440C trong vòng 20 phút.


Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, một chất Biocide (AgNO3
50ppm), một chất Axit hóa (Axit citric 200 - 600 ppm) hoặc sunphat nhôm.
- Bảo quản bằng hoá chất: Đối với các giống Lily thơm ngâm ¼ cuống hoa vào dung
dịch hóa học. Các dung dịch thường sử dụng là:
- Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi
cành nên sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 - 5% trong thời gian bảo quản.
- Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào dung dịch
10% muối Forinat Natri + Limonat gốc - 8 - OH.
- Sử dụng chất kháng Etylen: Etylen là 1 hoócmôn thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy
trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất kháng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 - 1,5
ppm phun vào cành, lá.
- Bảo quản lạnh:
Sau khi đã xử lý cần đưa Lily vào kho lạnh để bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2 –
50C, ẩm độ 85 - 90% nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen.
Lily tốt nhất giữ trong thời gian ngắn, nếu cần phải giữ dài hơn sẽ được đặt ở phòng giữ
lạnh trong nước sạch có bổ sung thêm chất bảo quản Chrysal-carnation. Thời gian cần thiết để
Lily hấp thụ được hợp chất trên là 4 giờ và Lily có thể cắm trong dung dịch này không quá 36
giờ, thời gian giữ tối ưu trong phòng lạnh là giữa +1 và +2oC và cần phải tránh nhiệt độ dao động
thường là nguyên nhân mở cửa phòng lạnh. Nếu không có dung dịch bảo quản trên thì có thể giữ
Lily bằng cách cắm thẳng vào nước trong phòng lạnh và cần cắt vát thân. Khi vận chuyển hoa đi
thì tốt nhất là đặt vào hộp caton đục lỗ để ngăn nồng độ cao của khí C2H2 (etylen), thường được
sản xuất ra bởi chính bản thân Lily. C2H2 là loại khí gas, nó là nguyên nhân làm già hoá hoa,

triệu chứng của nó thường ở những hoa bị bam đi, nụ khô tóp và do chất lượng giữ quá thô sơ.
Nhiệt độ thấp trong quá trình vận chuyển là +1 và +2oC là cần thiết để ngăn cản độ chín của hoa
cũng là ngăn cản ảnh hưởng của C2H2.
- Kích thích hoa nở:
Sau khi xử lý lạnh một thời gian dài, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở - chất kích
thích hoa nở là 8 Hydioxypuril 200 mg/l + đường Saccaro 3%.
- Bảo quản hoa tươi khi cắm bình: Dung dịch giữ hoa Lily tươi thường là đường
saccaro 3% + STS 1mol + 8 hydroxypuril 200mg/l. Với các giống thuộc nhóm Lily thơm, dùng
dung dịch bảo quản tốt nhất là nitrat bạc AgNO3 4mol/l + đường saccaro 10%. Dung dịch bảo
quản này còn có tác dụng làm giảm số vi khuẩn ở gốc cành rất nhiều, chứng tỏ nó có sức sát
khuẩn lớn. Cần chú ý là phần lớn nhụy hoa Lily khi rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa
sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhụy, để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và nơi khác.
4. Bao gói vận chuyển
Vận chuyển gần thì dùng thùng nhỏ, khoảng 10 bó (mỗi bó 5-10 cành), vận chuyển xa thì
dùng thùng to, mỗi thùng chứa 100 bó, mỗi bó 5 cành. Thùng vận chuyển bằng giấy carton có
quy cách 100 x 30 x 40cm, khoan 2 lỗ bên để thông khí.
Các giống ly Châu Á rất nhạy cảm với ethylene do đó tránh vận chuyển lily chung với
các sản phẩm sản sinh ra ethylene như quả chín, rau xanh hay bất cứ nguồn sản sinh ethylene
nào. Trong quá trình vận chuyển các cành hoa nên giữ trong điều kiện khô để tránh sốc nhiệt và
sự phát triển của nấm bệnh. Khi chuyển xa tốt nhất là dùng xe lạnh chuyên dụng, nhiệt độ trong
quá trình vận chuyển giữ ở mức 5-100C. Khi vận chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay cũng phải
đảm bảo thông gió, hạ nhiệt, tránh phơi ra nắng.
5. Bán lẻ


Khi đến nơi tiêu thụ, cắt lại cuống hoa và cắm ngay vào trong nước sạch có pH bằng 3.5
trong điều kiện nhiệt độ từ 1-50C. Tốt nhất nên cắm hoa vào trong dung dịch 4mM STS trong 20
phút hay dung dịch 1mM STS trong 2 giờ ở 200C. Ngoài ra cũng có thể cắm lily qua đêm trong
suốt 18 giờ trong dung dịch 1mM STS ở 2-40C. Độ bền hoa có thể kéo dài trong các dung dịch
bổ sung đường.


Bảo quản hoa Lily

Đóng gói hoa Lily


CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH HOA ĐỒNG TIỀN
Chất lượng và độ bền của hoa không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào thời
gian thu hái cũng như quá trình xử lý sau thu hoạch. Gần 30% số hoa bị hư hỏng trong quá trình
bảo quản. Thông thường hoa đồng tiền có thể giữ được từ 8-14 ngày. Ngay sau khi thu hoạch
xong hoa phải được đưa vào bảo quản trong các phòng lạnh ở nhiệt độ 2-30C, độ ẩm 90-95%. Ở
điều kiện này tốc độ hô hấp và thoát hơi nước của hoa giảm đáng kể và các tác động bất lợi do sự
sản sinh ethylene hay sự phát triển của nấm cũng được loại trừ.
1. Xác định thời điểm thu hoạch hoa :
- Thời gian thu hoa: Thời gian thu hái đối với hoa Đồng Tiền có ảnh hưởng rất lớn tới độ
bền của hoa khi cắm bình do đó thời điểm thu hái tốt nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh
hoa ngoài mở phẳng ra và cây lấy hoa đang ở tình trạng sinh trưởng mạnh. Trong ngày, thời gian
thu hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của
hoa. Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm
cho cành hoa héo tàn nhanh.
- Độ nở hoa: Thu tốt nhất khi hoa đồng tiền đã mở cánh và hàng cánh hóa thứ 2, 3 có
chiều dài cánh 1-2 cm.
Thu hái nhẹ nhàng bằng cách cầm gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc
cuống hoa (phần tiếp xúc giữa bông và thân cây). Do cuống dài, hoa tự lớn, sau khi hái nếu xử lý
không đúng, cành hoa dễ bị cong gập. Nguyên nhân là do các mô ở phần gốc cuống không đầy,
thậm chí rỗng, cuống hoa hút nước kém vì vậy dễ làm cho hoa thiếu nước, cành cong lại. Vì vậy
sau khi hái hoa phải cắm ngay vào xô nước sạch hoặc xô nước dinh dưỡng bảo quản đã được pha
sẵn để để cành hoa không bị mất nước rồi đem ngay về nơi sơ chế, đóng gói.
2. Xử lý sau khi cắt hoa
Sau khi cắt hoa, cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước sạch để cuống hút no

nước, tăng thêm độ cứng của cuống. Sau đó đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ.
- Loại bỏ cành hoa bị sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu.
Trước khi tiến hành bảo quản, hoa cần được phân loại ngay theo tiêu chuẩn phân cấp (cấp
1, 2, 3) với các tiêu chí như: sự cân đối giữa hoa, cành và lá; hình dáng, màu sắc; tình trạng
khuyết tật, sâu bệnh theo bảng sau:
Tiêu chuẩn phân cấp hoa Đồng Tiền
Chỉ tiêu
Sự cân đối giữa
hoa, cành và lá
Hình dáng màu sắc
hoa

Cấp 1
Rất cân đối, không cong,
gãy
Hình dáng màu sắc hoa
rất đẹp, đúng giống

Cấp 2
Tương đối cân đối,
không cong, gãy
Hình dáng màu sắc
hoa đẹp, đúng giống

Sâu, bệnh

Không có vết sâu bệnh

Khuyết tật


Không gãy, dập, không
cong queo, không phai
màu, biến dạng, bụi bẩn,
không có đốm, không có
vết cháy, vết thuốc trừ
sâu, cho phép 3% hoa có
khuyết tật nhẹ.

Có vết sâu bệnh
nhưng không rõ
Không gãy, dập,
không cong vênh rõ,
không có vết bẩn,
không có đốm, không
có vết cháy, vết thuốc
trừ sâu, cho phép 5%
hoa có khuyết tật nhẹ.

Cấp 3
Bình thường, không
cong, gãy
Dáng hoa màu sắc
bình thường, đúng
giống
Có vết nhưng không
nghiêm trọng
Không có các vết gãy,
dập, không cong
queo, thôi màu, biến
dạng, bụi bẩn, không

có đốm, không có vết
cháy, cho phép 10%
hoa có khuyết tật nhẹ.


Tùy theo từng giống mà phân loại hoa theo chiều dài kích thước đường kính hoa. Với các
bông hoa loại 1 thì cành có chiều dài >50cm, đường kính bông hoa từ 15-18cm; loại 2 dài từ 4050cm, đường kính hoa từ 13-15cm; loại 3 dài 40cm, đường kính hoa từ 10-13cm. Sau khi phân
loại xong, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2-5cm, cắm ngay vào nước sạch hay dung dịch dinh
dưỡng và cho vào kho mát ở nhiệt độ 6-100C trong thời gian khoảng 24 giờ cho hoa hút no nước
trước khi đưa ra bao gói.
3. Bao gói
Hoa đồng tiền có kích thước to, cuống dài, dễ bị dập nát làm giảm chất lượng do đó cần
có cách bao gói đặc biệt. Nếu thời gian bảo quản ngắn hay cự ly vận chuyển gần thì nên áp dụng
biện pháp xử lý bảo quản khô. Dùng các miếng nilon trắng gấp thành hình phễu có đường kính
nhỏ hơn hoặc bằng đường kính bông hoa đồng tiền rồi dùng dập ghim để cố định hình phễu lại.
Cắm cuống hoa theo chiều từ miệng phễu xuống, kéo xuống cho tới khi bông hoa đã được bao
kín trong miệng phễu nilon. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển phải giữ được đoạn gốc dài 36cm (có màu nâu đỏ). Vận chuyển đường dài thì cho hoa vào trong thùng giấy bìa cứng dài 6070cm, rộng 40cm, trên nắp khoan 50 lỗ nhỏ thành 5 hàng, đường kính lỗ khoảng 2cm. Bó hoa
thành từng bó sao cho các bông hoa lệch so le với nhau nhằm tránh làm dập nát hoa. Thường bó
10 cành/1bó bằng dây cao su theo 2 hoặc 3 đoạn cành. Sau đó cắt gốc. Dùng hộp carton có đục
lỗ, xếp từng bó hoa vào cẩn thận, tránh dập nát. Dùng màng nilon lót dưới đáy thùng để giữ ẩm.
3. Bảo quản hoa
Trong trường hợp không tiêu thụ ngay thì sử dụng dung dịch bảo quản và đặt hoa trong
kho lạnh ở nhiệt độ 2-50C có thể giữ được hoa tươi khoảng 2 tuần. Các bước tiến hành bảo quản
hoa sau thu hoạch:
Sau khi thu hoạch hoa cắt cành, ngâm trong nước ấm 38 - 440C trong vòng 20 phút.
Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, một chất Biocide
(AgNO3 50ppm), một chất Axit hóa (Axit citric 200 - 600 ppm) hoặc sunphat nhôm.
- Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau:
+ Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh
dưỡng nuôi cành nên sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 2 - 3% trong thời gian bảo

quản.
+ Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào
dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc - 8 - OH.
+ Sử dụng chất kháng Etylen: Etylen là 1 hoócmôn thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá
vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất kháng như Thiosunfat Bạc nồng độ
1 - 1,5 ppm phun vào cành, lá.
- Bảo quản lạnh: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2 - 5 0C, ẩm độ 85 - 90% trong suốt thời gian bảo
quản.
4. Vận chuyển
Hoa tốt nhất nên được vận chuyển trong những xe lạnh (2-30C) hoặc được làm lạnh trước
khi vận chuyển để hạn chế sự phát triển của nụ hoa và cũng là để bảo vệ hoa khỏi các tác động
bất lợi do sự sản sinh ethylene gây ra.
5. Bán lẻ
Khi đến được thị trường tiêu thụ hoa cần được khôi phục lại lượng nước trong thân bằng
cách đặt chúng trong nước nóng 450C khoảng 2 tiếng trước khi đem bán.


CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH HOA CẨM CHƯỚNG
1. Thu hoạch hoa
- Trước thu hoạch 7-10 ngày, tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây:
30kg P2O5 + 30kg K2O/1ha.
- Trước thu hoạch 1 ngày tưới đẫm nước, giúp cây ở trạng thái no nước (chú ý chỉ tưới
vào gốc, tránh tưới vào cánh hoa làm dập nát và đọng nước ở bông hoa).
Hầu hết các giống cẩm chướng cho thu hoạch sau 105-120 ngày sau trồng. Tùy thuộc vào
yêu cầu của thị trường mà hoa có các giai đoạn thu hoạch khác nhau. Thường lựa chọn những
bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh để thu hoạch. Dùng dao sắc hoặc kéo cắt cành cắt gần sát gốc,
cách mặt đất khoảng 15cm, cắt vào lúc sáng sớm (4-5 giờ) hoặc chiều mát (17-18 giờ), lúc trời
khô ráo, không mưa.
Việc cắt sẽ nhanh hơn khi sử dụng cả 2 tay, 1 tay cắt, tay kia giữ và rút cành cắt ra. Đặt
những cành cắt vừa thu hoạch đặt lên trên đỉnh của lưới đỡ hoặc trên cặp dây dọc theo chiều dài

của luống. Sau đó hoa được cắm nhẹ nhàng vào nước (xô, chậu) để trên các xe đẩy (xe đẩy được
thiết kế sao cho có thể di chuyển dễ dàng trong nhà lưới).
* Giai đoạn thu hoạch: nếu thu quá sớm (nụ hoa còn quá chặt) sẽ làm giảm tuổi thọ của hoa và
hoa sẽ không mở cánh ra được. Hoa sẽ được thu khi trên chùm hoa có khoảng 3 nụ xuất hiện
màu, nhưng trước đó các cánh hoa quay hướng ra ngoài. Đối với những giống nở chậm chỉ nên
thu khi hoa nở gần như hoàn toàn và có màu rõ ràng.
2. Xử lý sau thu hoạch và bảo quản
Sau khi thu hoạch, hoa cần được cắm ngay vào trong nước sạch và xử lý lạnh trước khi
phân loại và đưa vào bảo quản. Bảo quản ở nhiệt độ 40C có thể giữ hoa trong thời gian từ 2-4
tuần. Hoa cẩm chướng khá nhạy cảm với ethylene. Ethylene thúc đẩy quá trình già hoa và đẩy
hoa rơi vào trạng thái ngủ nghỉ. Các bông hoa đã nở sản sinh nhiều ethylene và cũng nhạy cảm
với ethylene hơn so với các nụ hoa. Chính vì vậy không được bảo quản hay vận chuyển hoa cẩm
chướng với các nguồn sản sinh ethylene như rau hay quả chín. Ngoài ra, ethylene còn được sản
sinh ra trong quá trình thụ phấn của hoa. Do đó các hoa đã thụ phấn cũng không được bảo quản
hay vận chuyển chung với các bông hoa đạt tiêu chuẩn.
Nếu cắt hoa cẩm chướng quá sớm khi nụ vẫn còn chặt thì các nụ hoa này sẽ không nở do
chúng chưa tích lũy đủ lượng carbohydrate nuôi hoa. Thêm vào đó sự phát triển của nấm và vi
khuẩn gây hại trong nước cắm hoa cũng như trên bề mặt của vết cắt có thể gây tắc nghẽn các bó
mạch trong thân, làm giảm khả năng hấp thụ nước và độ bền của hoa.
a. Xử lý lạnh
Ngay sau khi thu hoạch cẩn giữ hoa ở nhiệt độ từ 4-70C. Quá trình xử lý lạnh không
những giúp duy trì chất lượng hoa mà còn tăng độ bền hoa.
b. Phân loại
Hoa được phân thành các loại khác nhau dựa vào chất lượng của chúng. Trước khi phân
loại cần loại bỏ ½ tán lá ở phía gốc của cành hoa. Thông thường cẩm chướng đơn có thể phân
loại dựa vào chiều dài cành, độ cứng của thân và kích thước của hoa. Các nhà làm vườn Mỹ đã
đưa ra một số tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng hoa bao gồm:
- Hoa và lá phải sáng, sạch và cứng cáp.
- Các cánh hoa đính chắc chắn vào đài hoa.
- Hoa phải cân đối và thể hiện được các đặc trưng của giống.

- Đài hoa không bị nứt.


- Hoa không bị sâu bệnh hay có các biểu hiện hư hỏng cơ học nào.
- Cành hoa không có các chồi bên.
- Cành hoa phải thẳng và phát triển bình thường.
Dựa vào đường kính hoa và chiều dài cành, các nhà làm vườn Mỹ đã xây dựng bảng phân cấp
sau:
Tiêu chuẩn phân cấp hoa Cẩm Chướng
Phân cấp
1
2
3
Nụ chặt
50,0
44,0
Không
Đường kính hoa
Nụ lỏng
62,0
56,0
Không
(mm)
Nở
75
69
Không
Độ dài cành hoa (cm)
55,0
43

30
Nụ bình thường
Nụ bình thường
không có hoa
không có hoa
Các chỉ tiêu khác
nứt, cành hoa
nứt, cành hoa
thẳng không sâu thẳng không sâu
bệnh
bệnh
Còn ở thị trường Châu Âu, hoa cẩm chướng được phân loại dựa vào chiều dài cành hoa theo
bảng sau:

Độ dài cành hoa nhỏ nhất và lớn nhất (cm)
0
Nhỏ hơn 5cm hay hoa không có cành
5
5-10
10
10-15
15
15-20
20
20-30
30
30-40
40
40-50
50

50-60
60
60-80
80
80-100
100
100-120
120
>120
Tiêu chuẩn

Sau khi phân cấp hoa được đặt vào trong dung dịch dưỡng hoa gồm 2-5% đường Saccaro,
200ppm 8-HQC (8 Hydroxyquinoline citrate) hoặc 50-100ppm Chlorin, 2-5ppm BA (Benzyl
Adenin), bổ sung thêm axit citric để pH của dung dịch bằng 3-3.5. Hoa được cắm vào dung dịch
dưỡng hoa từ 5-10 giờ, ở điều kiện nhiệt độ từ 8-100C, độ ẩm 90-95%. Ngoài ra có thể dùng STS
để xử lý hoa trước khi bảo quản.
* STS (Silver thio Sulphate)
Đây là 1 phương tiện rất hiệu quả để giảm thiệt hại do khí etylen (C2H2) gây ra. Nó có tác dụng
kéo dài độ bền hoa cắt. Những hoa được xử lý thường được miêu tả có tuổi thọ hoa dài hay CC
"được xử lý bạc" đã được người mua cũng như người bán công nhận.
Việc xử lý STS thời gian tối thiểu là 4-6 giờ trong nhà để hoa hoặc 24 giờ trong kho lạnh (nếu xử
lý dài hơn cũng không có ảnh hưởng gì).


Sau khi xử lý xong hoa được bó thành từng bó. Số lượng cành trong bó tùy thuộc vào từng
giống và yêu cầu của thị trường. Thường thì 20 cành hoa cẩm chướng đơn hay 5-10 cành hoa
cẩm chướng chùm được bó thành một bó và xếp trong các thùng đục lỗ với kích thước 122 x 50
x 30cm. Mỗi bó phải có 5-10 thân và tối thiểu phải có 4 hoa nở, ngoại trừ trong trường hợp chất
lượng vượt trội, thì trong các bó này mỗi bó có thể bao gồm 4 thân và tối thiểu có 5 hoa nở với
điều kiện những bó như vậy phải được bọc đầy đủ. Các bó hoa này được làm lạnh ở nhiệt độ 240C trước khi cho vào đóng gói.

3. Đóng gói
Tùy theo yêu cầu của thị trường mà các thùng chứa có kích thước khác nhau. Mỗi thùng
chứa hoa cẩm chướng đơn có thể chứa 24, 28 hay 32 bó tùy theo loại. Theo tiêu chuẩn quốc tế,
cẩm chướng đơn phải được đóng gói thành bó trong đó mỗi bó gồm 20 cành hoa được xếp thành
2 lớp, lớp trên 12 bông, lớp dưới 8 bông và được đóng gói trong các ống ngoài có đục lỗ.
Thường phải dùng những hộp có chất lượng tốt, những hộp này vận chuyển không cẩn thận sẽ
gây thiệt hại đến hoa. Hộp rẻ hiệu quả kinh tế không cao phải đóng gói cho chắc chắn, xếp hoa
cho đầy hộp nhưng phải để đầu hoa về một phía cho tới phần cuối của hộp tính từ phía cuối của
hộp cho phép có sự xê xích một chút hoặc có thể chịu được sự chuyển động (sự di chuyển). Và
tất cả các hộp này cần được dán nhãn tên đầy đủ của nhà nhập khẩu/xuất khẩu với địa chỉ, số
điện thoại, số fax và các thông số đóng gói.
4. Vận chuyển
Cẩm chướng được xếp vào trong các thùng chứa đã được làm lạnh trước hay trong các
khoang lạnh để vận chuyển đi tiêu thụ. Với mục đich xuất khẩu tốt nhất nên vận chuyển cẩm
chướng bằng máy bay để không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
5. Bán lẻ
Sau khi đến được tay người bán buôn hay bán lẻ, các bông hoa cẩm chướng được đóng
gói khô cần phải được hoàn lại độ ẩm bằng cách cắm vào trong nước ấm 350C có bổ sung axit
citric để hạ pH của nước xuống 3.5 và sử dụng dung dịch bảo quản hoa thích hợp.



×