Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề xuất phương án nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy nông nội đồng gắn với quy hoạch đồng ruộng phát triển sản xuất hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.07 KB, 21 trang )

PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

CHUYÊN ĐỀ 4.2.2
“ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG GẮN VỚI QUY
HOẠCH ĐỒNG RUỘNG PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA”
Thực hiện: Nguyến Đức Việt – Phòng Quản lý và HĐH công trình thủy lợi

Trang 1


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH ĐỒNG RUỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG
HÓA VÙNG ĐBSH
1.1. CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSH
1.1.1. Mô hình sản xuất hàng hóa điển hình cho các vùng sinh thái tự nhiên của Việt

Nam
Vùng miền núi phía Bắc: Canh tác trên đất dốc, có các mô hinh vườn – ao – chuồng
(VAC), vườn – ao – chuồng – rừng (VACR) tổng hợp, quy mô tương đối lớn, ngoài VAC
quanh nhà còn có vườn đồi, vườn rừng cho thu nhập cao. Thực tế nhiều mô hình cho thu
nhập đạt 50 – 100 triệu đồng, nhiều hộ thoát nghèo.
Vùng trung du bán sơn địa: có các mô hình vườn đồi trồng vải thiều của các hộ làm
VAC, VACR ở Bắc Giang, mô hình vườn đồi còn trồng kết hợp hồng, na, xây dựng ao thả
cá, chăn nuôi đa dạng cả gia súc và đặc sản. Hàng năm mỗi hộ có thu nhập trên dưới 200
triệu đồng.
Vùng ĐBSH: diện tích VAC thường 2 sào bắc bộ, mặt nước có thể nuôi trồng thủy


sản, trên 30% vườn ao được cải tạo, kết hợp với chăn nuôi gia súc hàng năm thu từ 15 -20
triệu đồng, nhiều mô hình VAC ven biển, ven sông đạt 50 triệu đồng mỗi năm.
Vùng khu IV cũ: biến nhiều vùng đất trống đồi trọc, bãi cát hoang thành mô hình
VAC tổng hợp phát triển nhiều vật nuôi có giá trị như hươu, nai, ngan Pháp, vịt siêu trứng…
quy mô thu nhập của 1 ha là khoảng 40-50 triệu đồng.
Vùng duyên hải miền Trung: khôi phục và phát triển các cây truyền thống có giá trị
kinh tế cao như thanh long, trầm, vùng cát ven biển có các loại cây chịu hạn, mô hình VAC
từ 1- 3 ha, trồng điều trà lá, trồng bông, nho, rau xanh, nuôi tôm, nuôi gà trứng, hộ thu nhập
thấp cũng được 15 – 20 triệu đồng.
Vùng miền Đông nam bộ và Tây Nguyên: cải tạo và trẻ hóa vườn cũ, đào mương
vượt liếp thả cá và trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc trồng cây sen canh cây hành
năm…. cho thu nhập từ 10 -20 triệu đồng/năm.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cây ăn quả nuôi gà công nghiệp, các đặc sản trăn,
cá sấu, ba ba, tôm, cá… nhiều hộ có thu nhập từ 200-250 triệu đồng/năm.
Trang 2


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

1.1.2. Mô hình sản xuất hàng hóa điển hình cho các vùng sinh thái ĐBSH

Vùng dồng bằng sông hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh thành diện tích tự nhiên của vùng là
1.480,6 nghìn ha (chiếm 45% diện tích của cả nước), dân số 17,44 triệu người (chiếm
22,05% dân số cả nước), là vùng đông dân cư, bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp
490m2/người bằng 40,7% so với bình quân cả nước.
Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao: 74.3%, trong đó chủ yếu là cây lương thực (lúa)
cho hiệu quả kinh tế thấp không quá 30 triệu đồng/ha/năm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nhằn nâng cao thu nhập cho người dân.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vấn
đề sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn và là động lực thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển
sánh vai với các nước trong khu vực. Do đó cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hóa (SXHH).
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra chậm và tình trạng dư thừa
lao động vẫn còn phổ biến ở các vùng nông thôn. Hiện trạng cơ cấu cây trồng vật nuôi nói
chung rất đa dạng, song vẫn chủ yếu cơ cấu 2 lúa và 1 vụ đông. Vì vậy vấn đề chuyển đổi
cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng
sông Hồng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Theo Chuyên đề “Phát triển sản xuất và chuyển dịch kinh tế cơ cấu cây trồng” theo
Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT, Chính Phủ ngày 19/7/2007 đã đưa ra điển hình sản xuất
hàng hóa của ĐBSH như sau:
Khảo sát thực địa

1.

Khảo sát thực địa cho một số địa phương của ĐBSH để xác định cụ thể nội dung
chuyển đổi: Tiến hành điều tra 5 huyện có điều kiện sản xuất tương đối điển hình cho 2 tỉnh
gồm các huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Chí Linh tỉnh Hải Dương và các huyện Quỳnh Phụ,
Thái Thụy thuộc Thái Bình cho kết quả:
-

Cơ cấu kinh tế: ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ từ 74.3 – 93.4%, chăn nuôi và thủy sản chiếm
3.9% trong đó cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương và 22.1% với tỉnh Thái Bình, ngành dịch
vụ ở 2 tỉnh chưa phát triển. Tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 31,3 triệu

Trang 3



PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

đồng/ha/năm tại Hải Dương đạt 32 triệu đồng/ha/năm tại Thái Bình. Bình quân lương
thực/người/năm (kg) ở 2 tỉnh khá cao: 600kg.
-

Cơ cấu cây trồng tiêu biểu đại diện cho địa phương: Tại Hải Dương trên đất 2 vụ lúa + 1 rau
vụ đông, trên đất một vụ lúa: Dưa chuột/lạc/ớt xuân – lúa mùa – rau đông hoặc lúa xuân –
đậu tương hè thu – cải bắp đông sớm. Trên điah bàn Thái Thụy, Thái Bình: công thức luân
canh: Dưa chuột/lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông.
Sau khi phân tích, đánh giá kết quả điều tra, dự kiến cải tiến một số công thức luân
canh, đề xuất một số cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh
thái của vùng, trong đó chuyển một phần giống lúa năng suất cao sang giống có chất lượng
cao, cà chua, dưa hấu, dưa gang truyền thống chuyển sang giống phục vụ ăn tươi, chế biến
cho xuất khẩu (muối mặn), các loại rau mà khác cũng được chọn giống phù hợp để chuyển
đổi sang sản xuất hàng hóa.
Nội dung chuyển đổi

2.

Tiến hành xác đinh các nội dung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ để cho
hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa ở ĐBSH:

3.

-

Thay thế vụ lúa xuân bằng vụ dưa chuột xuân.


-

Tăng thêm vụ dưa gang hoặc dưa hấu hè giữa hai vụ lúa xuân và lúa mùa sớm.

-

Thay thế giống lúa năng xuất (Q5, KD18) bằng giống lúa chất lượng ( bắc thơm 7, AC5).
Thay thế giống dưa chuột truyền thống bằng các giống mới có thể chế biến, thay thế các
giống khoai tây cũ, khoai tây hạt lai, khoai tây của Trung quốc bằng các giống của Đức, Hà
Lan cho năng xuất cao, thay thế giống dưa hấu tròn bằng giống dưa hấu Thái Lan ( Hắc Mỹ
nhân).
Kết quả đạt được
Kết quả khảo sát tại Hải Dương
Công thức

Năng suất (tấn/ha/vụ)

Mô hình

Vụ
Xuân

Vụ


Vụ
Mùa

1. Lúa xuân - lúa mùa


5,7

5,3

2. Lúa xuân - lúa mùa khoai lang đông

6,0

5,8

Vụ
Đông

13,6

Trang 4

Tổng thu
(triệu đồng)

Tổng chi
(triệu đồng)

Lãi thuần
(triệu đồng)

23,8

17,4


6,4

37,5

24,7

12,8


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

3. Dưa chuột xuân - lúa mùa
44,5
- cải bắp đông.
4. Dưa chuột xuân - dưa hấu
hè - bắp cải đông sớm - rau
muộn

40,0

17,8

5. Lúa xuân - đậu tương hè
thu - cải bắp đông sớm.

6,2

2,2


10/ 2011

4,2

50,0

92,2

48,8

43,4

40,5

27,7

145,7

68,0

77,6

41,7

70,9

36,6

34,7


(Trong đó: Giá bán: Thóc Q5: 2.200đ/kg; Thóc B17: 3.000đ/kg: Cải bắp sớm: 1.000đ/kg; Cải bắp
đông: 800đ/kg; Đậu tương: 7.000đ/kg; Dưa chuột 900đ/kg).

Nhận xét: Công thức 4 là tốt nhất áp dụng cho tỉnh Hải Dương, có thể thực hiện
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo công thức, mùa vụ, cơ cấu cây trồng này đem lại giá
trị kinh tế, lợi nhuận cao, là phương án sản xuất tối ưu.
Kết quả khảo sát tại Thái Bình
Năng suất (tấn/ha/vụ)
Công thức

Vụ


Vụ
Mùa

Vụ
Đông

Tổng thu
(triệu đồng)

Tổng chi
(triệu đồng)

Lãi thuần
(triệu đồng)

Mô hình


Vụ
Xuân

1. Lúa xuân - lúa mùa khoai lang đông

5,8

5,3

13,9

38,4

24,2

13,7

2. Lúa xuân - lúa mùa khoai tây đông

6,4

5,7

19,5

61,3

29,2

32,1


3. Lúa xuân - dưa gang hè lúa mùa - khoai tây đông.

6,4

48,0

5,5

19,5

83,8

37,3

46,5

4. Dưa chuột xuân - dưa hấu
hè - lúa mùa - khoai tây
đông.

6,4

25,0

5,5

19,5

115,7


57,6

58,1

5. Dưa chuột xuân - dưa
gang - lúa mùa - khoai tây
đông.

44,5

50,0

5,5

19,5

112,2

53,1

59,1

(Trong đó: Giá bán: Thóc Q5: 2.200đ/kg; Lúa chất lượng: 3.000đ/kg; Dưa chuột: 900đ/kg; Khoai
tây: 1.800đ/kg; Dưa gang: 500đ/kg; Khoai lang: 900đ/kg; Dưa hấu 2.000đ/kg).

Nhận xét: Tại tỉnh Thái Bình, công thức 2, 3 là các xác định chọn lựa phương án, đầu
tư phát triển sản xuất.
Nhận xét chung:
Trang 5



PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

-

Qua các dẫn chứng nêu trên cho thấy công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ hướng sản
xuất nhỏ lẻ sang SXHH là một kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để đáp
ứng được yêu cấu SXHH hệ thống thủy nông nội đồng cần phải được hiện đại hóa trong
công tác quy hoạch đồng ruộng.

-

Trong các mô hình hiện đang được áp dụng cho các tỉnh ĐBSH thì cơ cấu lúa trong sản xuất
nông nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu, do vậy quy hoạch đồng ruộng cần phải ưu tiên chủ
đạo cho canh tác lúa.

1.2. HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH ĐỒNG RUỘNG VÙNG ĐBSH
1.2.1. Quy hoạch lô thửa mặt ruộng

Trong giai đoạn hợp tác xã từ những năm đầu thập kỷ 60 đến những năm cuối thập
kỷ 80, chương trình hoàn chỉnh thủy nông nội đồng và phong trào cơ giới hóa nông nghiệp
đã làm thay đổi hoàn toàn cầu trúc đồng ruộng ở ĐBSH. Ngoài khu đất 10% giành cho hộ
nông dân và những khu ruộng có địa hình quá phức tạp, các thửa ruộng thường có chiều
rộng từ 20 đến 50 m và chiều dài lên tới 100m và thậm chí vài trăm mét tùy theo điều kiện
địa hình. Cứ hai thửa lớn cạnh nhau theo chiều dài của thửa hợp thành một lô có bờ thửa
nhỏ ở giữa và hai kênh kênh tưới tiêu kết hợp ở hai bên (Đặng Thế Phong và Fontenelle JP,
1996).

Như vậy tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH trong thời kỳ này đã được xóa bỏ.
Kích thước các thửa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp trong đó có cơ giới
hóa.

Hình 1: Mô hình thửa ruộng trước khi khoán 10
Trang 6


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Nhưng sau khi thực hiện khoán 10 và nghị định 64 - CP (năm 1990), ĐBSH thực
hiện việc giao quyền sử dụng đất cho nông dân thì tình trạng ruộng đất trở nên manh mún,
các ô thửa nhỏ hẹp và phân tán ở nhiều xứ đồng. Để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây
dựng nông thôn mới, thì công tác quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất
hàng hoá của những năm 1960 cần phải được quan tâm, cả về các quy hoạch giao thông,
thuỷ lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động.
Song, thực hiện thành công được công tác quy hoạch này hay không còn phụ thuộc
rất nhiều vào việc “dồn điền, đổi thửa” đất nông nghiệp, qúa trình này thực chất là đang tìm
lại cái hiện trạng của những thập niên 60 của thế kỉ trước.
Dưới đây là một ví dụ về quy hoạch dải thửa của một xứ đồng thuộc hệ thống thủy
nông Bắc Hưng Hải tại tỉnh Hưng Yên:

Hình 2: Sơ đồ dải thửa xứ đồng Cây Thị, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Qua sơ đồ dải thửa trên cho thấy còn có một số vấn đề trong công tác quy hoạch lô
thửa của ĐBSH đó là:
-


So sánh kết quả đạt được của công tác “dồn điển, đổi thửa” từ năm 2002 đến nay với mô
hình ruộng trước khi khoán 10 vẫn chưa đạt yêu cầu. Các mảnh ruộng trung bình 300m2,
thậm chí ở những nơi có điều kiện thuận lợi để gieo mạ có những mảnh ruộng chỉ có 80-120
m2.

Trang 7


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

-

10/ 2011

Chưa có sự tập trung các vùng trồng cây lương thựa và các loại cây ngắn ngày, theo như bản
đồ hiện trạng dải thửa tuyến mương Cây Thị khảo sát năm 2011 cho thấy việc trồng xen
canh giữa nhiều loại cây trồng trong cùng một lô, đây sẽ là một vấn đề sẽ gây khó khăn cho
cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.

Trang 8


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

1.2.2. Quy hoạch bờ vùng, bờ thửa

Bờ vùng, theo quan điểm người dân Việt Nam từ bao đời thì bờ vùng, trong các xứ
đồng chủ yếu là bờ bao quanh một cánh đồng lớn, để giữ hoặc tháo nước tập trung. Bên

cạnh đó bờ vùng còn có tác dụng là nơi đi lại sản xuất, xe cải tiến, xe thồ có thể đi xuống
tận ruộng của từng hộ gia đình để chở nông sản về.
Hiện trạng chung cho các tỉnh
là bờ vùng thường kết hợp là bờ kênh,
liệu là đất, có chiều rộng từ 30 đến 1m,
đắp cao hơn so với chân ruộng khảng 60
cm. Do đất đắp có thành phần là sét pha
cát pha nên khả năng giữ nước trong
kém.

ĐBSH
vật
được
đến 80
hoặc
đồng

0,95 m
Bờ thửa là bờ ngăn cách các thửa
Bờ vùng
với nhau, hiện nay 100% bờ thửa là bằng
Hầu hết bờ thửa chỉ là bờ tạm, khi có nhu
làm đất cơ giới bờ được phá ra, khi cấy
được đắp lại theo các cọc phân giới có
của các hộ sản xuất. Nhược điểm của
làm này là đây là những bờ đất tạm thời
thường bị xóa bỏ trong giai đoạn làm đất
trong thời kì làm cây vụ đông, gây chiếm diện tích trong mặt ruộng và tốn thêm
động.


ruộng
đất.
cầu
bờ
sẵn
cách


công lao

Thông thường bờ thửa có chiều cao từ 8 -10 cm so với mặt ruộng, chiều rộng rất hẹp
khoảng 20 cm thậm chí một người đi bộ qua cũng rất khó khăn. Khả năng giữ nước của các
bờ thửa kém.
Kết luận chung Chương I:
-

Cần phải xác định lại các yêu cầu cơ bản của một lô, thửa ruộng là những cái gì?

-

Đề xuất ra một số hình thức hiện đại hóa trong quy hoạch đồng ruộng, từ đó làm cơ sở áp
dụng cho các vùng sinh thái của ĐBSH.

Trang 9


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG GẮN VỚI QUY
HOẠCH ĐỒNG RUỘNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

2.1. YÊU CẦU CƠ BẢN CHO QUY HOẠCH LÔ, THỬA ĐỒNG RUỘNG

Tại Việt Nam, trong các giáo trình giảng dạy của các trường Đại học, các Đề tài
nghiên cứu trước đã có đề cập đến các phương pháp quy hoạch hệ thống thủy lợi trong đó
chủ yếu là quy hoạch xây dựng các công trình đầu mối và hệ thống kênh mương nhưng
chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quy hoạch đồng ruộng. Trong chuyên
đề này sẽ bước đầu đưa ra các phương pháp tiếp cận một cách sơ khai đối với quy hoạch
đồng ruộng, một trong nhân tố quan trọng để xây dựng Nông Thôn Mới.
Trước khi tiến hành quy hoạch lô thửa đồng ruộng, nhà quy hoạch cùng chính quyền
địa phương cần phải xác định được các yêu cầu cơ bản, mục tiêu chính là phải đảm bảo
được 03 nhân tố: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.
Ví dụ: Đối với vùng SXHH cần nhắm tới một số mục tiêu:
-

Đủ nước tưới cho cây trồng của nhiều vụ khác nhau trong năm;

-

Lô ruộng cần đủ diện tích cho các loại máy móc nông nghiệp hoạt động;

-

Bố trí kênh tưới và kênh tiêu sao cho vẫn đủ nước nhưng không lãng phí;

-

Tùy theo từng loại đất canh tác mà bố trí độ dốc mặt ruộng một cách hợp lý.

Trên đây là một ví dụ yêu cầu cho một xứ đồng canh tác nông nghiệp SXHH, cụ thể
hơn trong chuyên đề này tác giả muốn đề cập một cách chi tiết các yêu cầu cần chuẩn bị cho
việc quy hoạch đồng ruộng theo hướng Hiện Đại Hóa như sau:
2.1.1. Xác định được phương pháp tưới cho khu SXHH

Hiện có 04 phương pháp tưới chủ yếu tại vùng ĐBSH: Tưới chảy tràn, Tưới phun
mưa, Tưới rãnh hay Tưới nhỏ giọt.
Theo một nghiên cứu của Finger L., Morris M (2005) – Lựa chọn trong quản lý
nước, cục Quản lý nông nghiệp, Úc có đưa ra một số so sánh của các phương pháp tưới như
bảng dưới:

Trang 10


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Phương
pháp

Giá thành
bơm

Yêu cầu nhân
công

Điều kiện
áp dụng

Nguyên
nhân mất

nước

10/ 2011

Nhận xét

Tưới chảy
tràn (hay
tưới trọng
lực)

Phụ thuộc vào
địa hình

Cao (phụ thuộc
vào mức độ tự
động của CTTL)

Địa hình
không quá
dốc

Bay hơi
Thấm

Có thể dẫn đến các
hiện tượng xói mòn
đất, thích hợp với
việc trồng lúa.


Tưới phun
mưa

Rất cao

Ít (thường chỉ cần
một người điều
khiển)

Vùng khô
hạn hoặc nơi
sản xuất cây
trồng giá trị
cao

Bay hơi
Gió
Thấm

Phù hợp với các loại
rau màu có giá trị
cao, không phù hợp
với việc trồng lúa

Tưới rãnh

Phụ thuộc vào
địa hình

Cao


Địa hình hơi
dốc

Bay hơi
Thấm

Phù hợp với các vùng
đồi núi, trung du hoặc
mốt số loại rau mầu

Tưới nhỏ
giọt

Rất thấp

Ít (thường chỉ cần
một người điều
khiển)

Vùng khô
hạn, ít nước

Thấm

Có ưu thế trong kiểm
soát nước tưới.
Không phù hợp với
lúa


Nếu như trước đây một khu vực chủ yếu là trồng lúa với phương pháp truyển thống
là tưới chảy tràn, nhưng nay do nhu cầu chuyển đổi sang trồng các loại rau màu năng suất
cao với phương pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt thì cần phải có một số các biện pháp đào
đắp trên mặt ruộng. Tuy nhiên, việc đào đắp này đối với quy hoạch đồng ruộng cần đảm
bảo:
-

Đảm bảo đất sau khi được đào đắp không làm ảnh hưởng tới các thành phần chính của lô
thửa như bờ vùng, hoặc bờ thửa;

-

Đảm bảo công trình được đưa vào đồng ruộng phải phù hợp với các công trình khác đã có
trong quy hoạch.
2.1.2. Dọn sạch sẽ các vật cản trên đồng ruộng của khu SXHH

Trang 11


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Hình 4: Cây to trên cánh đồng sẽ làm giảm khả năng cơ giới của máy móc
Nguồn: />
Các vật cản trên các cánh đồng cần dọn bỏ như cây to, cỏ dại, mô đất, bờ thửa cũ,
v...v...Nếu như yêu cầu này chuẩn bị càng tốt thì việc quy hoạch đồng ruộng sẽ trở lên dễ
dàng hơn.
2.1.3. Quy hoạch đất cho khu canh tác SXHH


Đây là yêu cầu rất quan trọng, chính quyền địa phương nơi chuẩn bị quy hoạch đồng
ruộng phục vụ NTM cần phải phương hướng giữ lại những khu vực đất tốt cho sản xuất
nông nghiệp. Việc xác định các loại đất tốt dựa trên các đặc tính vật lý như: kết cấu, màu
sắc, độ sâu và vị trí của khu đất.
Bên cạnh đó, cần phải hạn chế các công trình xây dựng dân dụng có tính chất kiên cố
trên các xứ đồng có ảnh hưởng tới các công trình thủy lợi như nhà cửa, cột điện cao áp,
hoặc các loại cây to.
2.1.4. Đưa lưới điện vào quy hoạch đồng ruộng

Với sự phát triển của công nghệ trong máy móc nông nghiệp hiện nay, động cơ điện
sẽ được thay thế dần cho động cơ điesel bởi lý do nó rẻ hơn và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn.
Do vậy, trong quy hoạch đồng ruộng cần phải quan tâm đến vấn đề đưa được lưới điện 3
pha tới mặt ruộng.
2.1.5. Xét tới các khả năng tiêu thoát nước cho vùng

Trang 12


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Một khu vực canh tác tốt cần phải được tiêu thoát tốt để tránh hiện tượng bị ngập úng
xảy ra. Các xứ đồng được quy hoạch gần các con sông thì khả năng tiêu thoát sẽ tốt hơn, hệ
thống thủy lợi sẽ không phải chịu nhiều áp lực khi có những trận mưa lớn.
2.2.

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH QUY HOẠCH NỘI ĐỒNG PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA


Chuyên đề đưa ra phương án quy hoạch nội đồng cho khu vực sản xuất hàng hóa
vùng ĐBSH bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định tính thấm của đất tại xứ đồng
Đây là cơ sở cho công tác san nền trên cánh đồng, tổn thất nước do thấm trên mặt
ruộng phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của từng loại đất. Các cán bộ quy hoạch đồng ruộng
cần tham khảo về một nghiên cứu về tình thấm của đất được thực hiện tại Taruta, Úc cho
từng loại đất như sau:
Bảng 4: Tốc độ thấm của nước đối với từng loại đất
Loại đất

Tốc độ ngấm
(mm/giờ)

1,5 giờ sau
tưới

3 giờ sau
tưới

6 giờ sau
tưới

9 giờ sau
tưới

Cát

14

4.5


9

18

27

Cát pha

5

1.5

3

6

9

Á sét

2.5

1

1.5

3

4.5


Sét

<2

0.5

0.5

0.5

0.5

Qua bảng tính thấm trên cần phải có một phương án bố trí chiều dài của một lô ruộng
sao cho hợp lý.
Do đất cát có tốc độ thấm cao hơn so với đất sét nên khi sử dụng phương pháp tưới
chảy tràn thì cần phải thiết kế lô ruộng trên nền đất cát ngắn hơn so với lô ruộng trên nền
đất sét.
Chiều dài tham khảo cho lô ruộng trên nền đất cát
Lượng nước tưới

Trang 13


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Chiều dài lô ruộng
Kênh

tưới

Kênh
tiêu

Đường nước ngấm

250m

Thời gian tưới

Chiều dài tham khảo cho lô ruộng trên nền đất sét
Lượng nước tưới
Chiều dài lô ruộng
Kênh
tưới

Kênh
tiêu

Đường nước ngấm

400m

Thời gian tưới

Bước 2: Xác định kích thước chuẩn cho một lô ruộng, thửa ruộng
Tùy theo điều kiện địa hình của khu vực canh tác nông nghiệp có hai cách quy hoạch
đồng ruộng là:
Trường hợp 1: Với những khu đất bằng phẳng, diện tích rộng. Các xã thực hiện

Nông Thôn Mới có thể tham khảo một số cách quy hoạch lô ruộng như sau:
1. Lô ruộng: rộng 400m×400m (16ha), mỗi thửa rộng 50m×400m (2ha): Kênh tưới bố trí nơi

có cao độ cao hơn so với bên kênh tiêu. Đường giao thông nội đồng rộng 5 - 7m nằm phía
kênh tiêu.
50m

400m

Kênh tưới

Bờ vùng

Trang 14


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Kênh tiêu

Mô hình trên lấy nước bằng hình thức tưới chảy tràn, do vậy trên kênh tưới cần phải
bố trí các cửa lấy nước vào từng thửa ruộng một cách hợp lý.
Hướng đường nước chảy

Kênh tiêu

Bờ
thửa


Lỗ
lấy
nước

Bờ vùng

Kênh tưới

Cống điều tiết

Quy trình vận hành lấy nước của mô hình lô ruộng này là đóng các cửa cống điều tiết
từ xa trước, lấy nước lần lượt cho các thửa ruộng theo quy tắc “xa trước, gần sau”.
2. Lô ruộng: rộng 400m×400m (16ha), mỗi thửa rộng 50m×400m (2ha): lấy nước bằng các

cống luồn, áp dụng cho những vùng SXHH là các loại cây màu tưới rãnh. Đường giao thông
nội đồng bố trí phía bên kênh tưới.
Kênh tưới

Đường
giao
thông nội
đồng

Ống luồn

Trang 15

400m


50m


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Bờ vùng

Kênh tiêu

Ống lấy nước là ống dẫn ngắn, thông
thường làm bằng nhựa cứng PVC, nhưng
đúc bằng đất sét nung cũng được sử dụng.
này được chôn dưới bờ kênh. Lấy nước
ống có thể điều chỉnh được mực nước trong
bằng cách đặt ống cao hay thấp, việc đóng
ống có thể thực hiện bằng cách bịt đầu ống
bằng nút làm bằng gỗ, cỏ, đất hoặc trộn cỏ
để bịt đầu ống khi không lấy nước.

ống
Ống
bằng
ruộng
mở
dẫn
và đất
Ống luồn lấy nước vào ruộng


Tuy nhiên, lấy nước bằng ống dễ bị tắc bởi cỏ rác, và việc chế tạo ống hoặc mua ống
giá thành cũng khá cao. Hình thức quy hoạch đồng ruộng này xuất hiện riêng lẻ tại nhiều địa
điểm của tỉnh Hưng Yên (ĐBSH), các ống được sử dụng chủ yếu là PVC và cống đổ beton.

Trang 16


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

3. Lô ruộng: rộng 264m×600m (15,84ha), mỗi thửa rộng 66m×600m (3,96ha): Áp dụng cho

những vùng SXHH có diện tích chiều rộng hẹp, chiều dài lớn . Đường giao thông nội đồng
bố trí phía bên kênh tiêu hoặc ở giữa lô ruộng như sơ họa sau:
Kênh tưới

Bờ vùng
tạm

66m

600m

600m

Bờ vùng

Đường
giao

thông
nội
đồng

Ống luồn

66m

Kênh tiêu
Đường
giao
thông nội
đồng

Trường hợp 2: Với những khu đất nhỏ lẻ, manh mún không thể quy hoạch thành
những lô ruộng lớn như ở trên thì cán bộ quy hoạch xã có thể tham khảo một cách quy
hoạch lô ruộng như sau:
“Dựa trên khả năng áp dụng các loại máy móc nông nghiệp trên đồng ruộng, tùy
theo điều kiện của cho từng vùng”. Cụ thể là dựa vào công suất (KW) của máy nông nghiệp
để đề xuất một lô ruộng phù hợp.
Để xác định được kích thước mặt ruộng cần phải có công thức.
1. Diện tích

Trang 17


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011


Theo một nhóm tác giả là R.C.Dash and N.P.S.Sirohi, khoa máy nông nghiệp và năng
lượng thuộc trường Đại học Kỹ thuật Nông nghiệp và Công nghệ, Ấn Độ nghiên cứu thực
nghiệm được công thức thể hiện mối liên quan giữa công suất máy nông nghiệp (được hiểu
chủ yếu là các máy làm đất) với diện tích lô ruộng như sau:
X=

(*)

Trong đó:
X: Kích thước diện tích vùng canh tác (Ha)
Y: Công suất của máy nông nghiệp (KW)
Trong trường hợp công suất máy được thể hiện cụ thể công suất trên 1ha thì kích
thước mặt ruộng sẽ được xác định theo công thức của Hetz và Esmay đưa ra 1986, được Isik
và Sabanci phát triển vào năm 1993 như sau:
X1 =
Trong đó:
X: Kích thước diện tích vùng canh tác (Ha)
Y: Công suất của máy nông nghiệp trên một ha (KW/ ha)
2. Kích thước

Như đã đề cập trong chuyên đề “Đề xuất phương án nâng cấp hiện đại hóa hệ thống
thủy nông nội đồng gắn với giao thông và cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn” của cùng tác
giả đã nêu ra một số máy làm đất theo công nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhập công suất của từng loại máy đó vào công thức xác định lô ruộng tối ưu (*) của
R.C.Dash and N.P.S.Sirohi sẽ có một số các khuyến cáo quy hoạch diện tích lô ruộng được
thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 5: Diện tích tối ưu để vận hành một số loại máy nông nghiệp hiện đại
TT

Loại máy


Công việc

Công suất
(KW)

Trang 18

Diện tích làm việc
X (ha)


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

2

TR100

Cày

8.8

0.80

3

T273SHT


Kéo

19.8

6.39

4

T293HST

Kéo

21.3

7.16

5

T353 Mech

Kéo

25.7

9.41

6

T353 HST


Kéo

43.0

18.26

7

T420

Kéo

31.4

12.33

8

T500

Kéo

37.3

15.34

9

T503


Kéo

37.3

15.34

10

T503 HST

Kéo

37.3

15.34

11

T603

Kéo

43.0

18.26

12

T603PS


Kéo

43.0

18.26

13

T723

Kéo

55.0

24.39

14

T723PS

Kéo

55.0

24.39

15

T903


Kéo

68.0

31.04

16

T1003

Kéo

74.9

34.57

17

T903s

Kéo

68.0

31.04

18

T1003s


Kéo

74.9

34.57

Sau khi đã có được diện tích quy hoạch theo khuyến cáo trên, các cán bộ quy hoạch
hoàn toàn có thể tính toán và đưa ra được kích thước của lô ruộng theo công thức của
R.J.Rendell, ban quản lý nguồn nước Nông Thôn, Úc là:
Chiều rộng lô ruộng =
Ví dụ tính toán:
Yêu cầu: “Cần quy hoạch cho một khu đất nông nghiệp nhỏ với mục đích phục vụ
SXHH giống lúa chất lượng cao, khu đất có 100m chiều dài và chỉ có khả năng vận hành
loại máy cày TR100 của Nhật Bản”.
Tra diện tích vận hành tối ưu ít nhất là 0.8 ha, chiều dài lô ruộng có thể quy hoạch
được là 100m khi đó chiều rộng lô ruộng là:
Chiều rộng lô ruộng = = 80 (m)

Trang 19


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Kết luận: Lô ruộng rộng 80m×100m (0.8ha), có thể chia được thành 2 dải thửa kích
thước 40m×100m (0,4ha) sẽ đủ để đảm bảo vận hành hiệu quả cho máy cày loại TR100 của
Nhật Bản.
Bước 3: Đưa đường giao thông nội đồng vào quy hoạch
Trường hợp 1: Khi địa phương có đủ quỹ đất để mở rộng đường giao thông nội đồng

từ 5 – 7m, thì với chiều rộng đó thì các phương tiện cơ giới đã thoải mái tránh nhau.

2.5m
5m

2.5m

Hình
13: Sơ đồ thiết kế chiều rộng đường bờ vùng cới chiều rộng 5m
Trường hợp 2: Khi địa phương không có đủ quỹ đất để làm bờ vùng rộng 5m thì có
thể làm đường bờ vùng rộng 3m, nhưng từ 200 mét đến 300 mét đường bờ vùng đó phải có
một đường tránh, để các phương tiện cơ giới ngược chiều có thể tránh nhau. Cấp phối là
đường đá dăm để đảm bảo độ bám dính của xe kéo bánh lốp trong mùa mưa.
Cách 200 m sẽ có một chỗ tránh các phương tiện cơ giới

3m

5m

N¬i tr¸nh
c¸c ph ¬ng
tiÖn c¬gií i

3m

4m

Hình 14: Sơ đồ thiết kế chiều rộng đường bờ vùng cới chiều rộng 3m

Trang 20



PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

Bên cạnh đó, từ 100 mét đến 200 mét phải có một bờ thửa, chiều rộng của bờ thửa từ
1,5 đến 2,5 mét; yêu cầu này là tối thiểu để cho nông dân có thể vận chuyển nông sản từ mặt
ruộng ra tới đường bờ vùng. Cấp phối của đường bờ thửa có thể là đường đất nện.

Trang 21


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp là việc làm cần thiết để xây dựng Nông thôn mới
hiện nay, máy móc phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng phải có những bước tiên
theo kịp với trình độ phát triển khoa học kĩ thuật trên thế giới. Công tác quy hoạch đồng
ruộng cần phải có một tầm nhìn lâu dài, tránh chỉ quy hoạch đủ vì trong tương lai sẽ có
nhiều thay đổi về máy móc nông nghiệp.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch đồng ruộng ĐBSH
theo hướng sản xuất hàng hóa (SXHH) cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như:
-

Đủ nước tưới cho cây trồng của nhiều vụ khác nhau trong năm;


-

Lô ruộng cần đủ diện tích cho các loại máy móc nông nghiệp hoạt động;

-

Bố trí kênh tưới và kênh tiêu sao cho vẫn đủ nước nhưng không lãng phí;

-

Tùy theo từng loại đất canh tác mà bố trí độ dốc mặt ruộng một cách hợp lý.
Kiến nghị:

-

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng xây dựng bộ quy chuẩn Quy hoạch - Thiết kế đồng ruộng đáp
ứng được các yêu cầu SXHH và cơ giới hóa nông nghiệp.

-

Cần có sự hỗ trợ tài chính cho các đơn vị sản xuất máy nông nghiệp trong nước, tạo điều
kiện cho ngành chế tạo máy nông nghiệp phát triển; giảm giá thành máy móc để người dân
có cơ hội tiếp cận với các loại máy móc có hiệu suất cao vào các khu SXHH.

-

Tùy theo điều kiện từng vùng sinh thái cần có những khuyến cáo sử dụng máy làm đất với
những kiểu bánh phù hợp nhằm tránh các tác động xấu cho các thành phần của đất (như độ
tơi xốp)./.


Trang 22


PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HĐH HTTN NỘI ĐỒNG VÀ PT SẢN XUẤT HÀNG HÓA

10/ 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.

6.
7.

8.

Báo cáo chuyên đề “Đề xuất phương án nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy nông nội
đồng gắn với giao thông và cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn”, 2011.
Lee BL, “Information Technology and Decision Support System for On-Farm
Applications to cope effectively with Agrometeorological Risks and Uncertainties”. In:
Sivakumar MVK and RP Motha. 2007.
/>design.
Managing Livestock on a Small Acreage (Washington State University Cooperative
Extension).
Ezedinma, C.I., 2001. Economic evaluation and prospects for double rice crop
production in humid forest inland valley ecosystems of South Eastern Nigeria.

Tropicultura, 19:161-165 pp.
Kebbeh, M. S. Haefele and S.O. Fagade, 2003. Challenges and opportunities for
improving irrigated rice productivity in Nigeria. Abidjan: WARDA
Fawcett, R.H. (1996). Some practical approaches to the design and selection of optimal
farming systems using MCDM techniques. Ciencias Veterinarias, Vol.especial,17:4449.
Silveira, V.C.P.. (1999). Farmer Integrated Decision Model: integration between beef
cattle and rice production in Rio Grande do Sul, Brazil. University of Edinburgh.
PhDThesis. Edinburgh, UK.

Trang 23



×