Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ TRẺ EM LINH XUÂN THỦ ĐỨC QUÝ IV2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.55 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 

NGUYỄN THỊ TRIÊM

KẾ TỐN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ
TRẺ EM LINH XUÂN - THỦ ĐỨC
QUÝ IV/2011

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH KẾ TỐN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 

NGUYỄN THỊ TRIÊM

KẾ TỐN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ
TRẺ EM LINH XUÂN - THỦ ĐỨC
QUÝ IV/2011

Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: GV. Lê Văn Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế tốn nguồn kinh phí
và các khoản chi hoạt động tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân ”
do Nguyễn Thị Triêm, sinh viên khóa 34, ngành kế tốn, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày

.

GV. Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 

tháng

năm


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cảm ơn bà ngoại, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi
dưỡng con đến ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là q thầy cơ Khoa Kinh Tế. Những người đã trực tiếp
giảng dạy, ân cần giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý giá cho chúng em trong
suốt những năm học qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến thầy Lê Văn Hoa người đã
hướng dẫn cho em rất tận tình và chu đáo về phương hướng cũng như cách thức thực
hiện đề tài thực tập này.
Cảm ơn các cô, chú, anh, chị đặc biệt chị Ngọc - kế toán trưởng của Trung Tâm
Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt
thời gian thực tập tại đơn vị cũng như trong việc hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến bà Nguyễn Thị Kim Tiên – Giám đốc Trung
tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực tập tại Trung tâm.
Sau cùng, mình cảm ơn tất cả các bạn bè thân yêu đã động viên mình trong

những năm Đại học và trong thời gian làm luận văn.
Em kính chúc cho tất cả thầy cơ có thật nhiều sức khỏe và thành công trong
công tác giảng dạy. Kính chúc tồn thể CCVC – NLĐ đang cơng tác tại Trung tâm
Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân cùng Ban Giám đốc Trung tâm hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ và gặt hái được nhiều thành công mới, thắng lợi mới./.
Xin chân thành cảm ơn!

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TRIÊM. Tháng 6 năm 2012. “Kế Tốn Nguồn Kinh Phí Và
Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh
Xuân”
NGUYEN THI TRIEM. June 2012. “Accounting of National Budet, Source
of Revenues, and Business Expenses at Linh Xuan Center for Children Rearing
and Patronizing”
Đề tài tìm hiểu cơng tác kế tốn đối với nguồn kinh phí hoạt động, các khoản
chi hoạt động tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân – Thủ Đức.
Mở đầu luận văn bằng việc đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tiếp
đến nêu khái qt tồn bộ đơn vị như tình hình tổ chức hoạt động, nhiêm vụ của các
phòng ban và bộ phận kế toán, chế độ kế toán vận dụng, sau đó đưa ra các lý thuyết có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong luận văn. Từ đó đi sâu tìm hiểu thực trạng cơng tác kế tốn đối với nguồn
kinh phí và các khoản chi hoạt động gồm quy trình thực hiện, việc luân chuyển chứng
từ, định khoản, ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và
một vài biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn có liên quan. Cuối cùng đúc kết
vấn đề và có một vài đề nghị khác có ảnh hưởng đến cơng tác kế toán tại đơn vị.

 



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. 1
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.2.1. Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 3
1.2.2. Phạm vi không gian .................................................................................................... 3
1.3. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .................................................................................................................... 5
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân ... 5
2.1.1. Sơ lược về Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân ................................ 5
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................................. 5
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân ..................... 6
2.2.1. Vị trí, chức năng ......................................................................................................... 6
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn .............................................................................................. 6
2.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Trung Tâm ......................................................................... 7
2.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................................... 7
2.3.2. Khó khăn..................................................................................................................... 8
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung Tâm .................................................................... 8
2.5. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận................................................................................... 9
2.5.1. Ban giám đốc .............................................................................................................. 9
2.5.2. Chi bộ ........................................................................................................................12

2.5.3. Cơng đồn ..................................................................................................................12
2.5.4. Đồn Thanh niên........................................................................................................12
2.5.5. Các phịng chức năng và các khoa .............................................................................12
2.6. Mối quan hệ công tác và quan hệ trong nội bộ Trung Tâm ..................................................16
2.6.1. Mối quan hệ công tác .................................................................................................16
2.6.2. Mối quan hệ trong nội bộ Trung Tâm........................................................................17
2.7. Tổ chức bộ phận kế tốn .......................................................................................................18
2.7.1. Hình thức tổ chức bộ phận kế toán tại đơn vị ............................................................18
2.7.2. Nhiệm vụ kế toán tại đơn vị.......................................................................................19
 

v


2.8. Chế độ kế toán vận dụng tại đơn vị.......................................................................................19
2.8.1. Niên độ kế toán ..........................................................................................................19
2.8.2. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế tốn và báo cáo tài chính..........................19
2.8.3. Kế toán máy ...............................................................................................................21
2.9. Nhận xét ................................................................................................................................22
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................23
3.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................................23
3.1.1. Khái qt cơng tác kế tốn ở đơn vị hành chính sự nghiệp .......................................23
3.1.2. Kế tốn nguồn kinh phí hoạt động .............................................................................24
3.1.3. Kế toán các khoản chi hoạt động ...............................................................................31
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................................36
4.1. Nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị ....................................................................................36
4.1.1. Dự toán Ngân sách Nhà nước ....................................................................................37
4.1.2. Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng ....................................................................40
4.1.3. Tiếp nhận tiền, hàng viện trợ, từ thiện .......................................................................41

4.1.4. Rút dự tốn kinh phí ..................................................................................................42
4.1.5. Sử dụng nguồn kinh phí .............................................................................................43
4.1.6. Quyết tốn nguồn kinh phí.........................................................................................44
4.1.7. Sơ đồ hạch tốn tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động ................................................46
4.2. Thực trạng cơng tác kế tốn các khoản chi hoạt động tại đơn vị ..........................................47
4.2.1. Nội dung chi hoạt động..............................................................................................47
4.2.2. Quy trình chi ..............................................................................................................51
4.2.3. Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng ....................................................................52
4.2.4. Hạch toán kế toán ......................................................................................................53
4.2.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi hoạt động thường xuyên trong quý 4/ 2011 ...............62
4.3. Nhận xét chung .....................................................................................................................63
4.4. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tại đơn vị .......................................................64
4.4.1. Đối với tài khoản sử dụng ..........................................................................................64
4.4.2. Đối với hệ thống chứng từ kế toán ............................................................................67
4.4.3. Đối với hệ thống sổ kế toán .......................................................................................68
4.4.4. Việc chi thanh toán cá nhân .......................................................................................70
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................................71
5.1. Kết luận .................................................................................................................................71
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................75

 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân


CBVC – NLĐ

Cán Bộ Viên Chức – Người Lao Động

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BHTN

Bảo Hỉểm Thất Nghiệp

KPCĐ

Kinh Phí Cơng Đồn

BCH

Ban Chấp Hành

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch ở
người)


AIDS

Acquired Immunedeficiency Syndrome

KHTC

Kế Hoạch Tài Chính

HCSN

Hành chính sự nghiệp

TK

Tài khoản

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB


Xây Dựng Cơ Bản

LĐTB & XH

Lao Động Thương Binh & Xã Hội

 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Dự Toán Chi Ngân Sách Nhà Nước Năm 2011 ........................................39
Bảng 4.2. Bảng Tài Khoản Kế Tốn Nguồn Kinh Phí Hoạt Động ............................41
Bảng 4.3. Bảng Tài Khoản Kế Toán Chi Hoạt Động ................................................52
Bảng 4.4. Bảng Tài Khoản Chi Tiết Nguồn Kinh Phí Hoạt Động.............................64
Bảng 4.5. Bảng Tài Khoản Chi Tiết Chi Hoạt Động .................................................65

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Trung Tâm ........................................9
Hình 2.2. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Tốn Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ .........20
Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Theo Hình Thức Kế Tốn Trên Máy Vi Tính ........21
Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch tốn TK 461 ..............................................................................31

Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Tốn TK 661 .............................................................................35
Hình 4.1. Sơ Đồ Hạch Tốn Nguồn Kinh Phí Hoạt Động Tại Đơn Vị Trong Q
4/2011 .............................................................................................................46
Hình 4.2. Quy Trình Tính Tiền Lương ..........................................................................54
Hình 4.3. Lưu đồ luân chuyển chứng từ thanh toán lương cho CBCC .........................55
Hình 4.4. Quy Trình Chi Tiền Mặt ................................................................................60
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Hoạt Động Thường Xuyên trong quý
4/2011 .............................................................................................................62

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
 

Phụ lục 1. Dự Toán Chi Ngân Sách Nhà Nước Năm 2011
Phụ lục 2. Bảng Thanh Toán Tiền Lương
Phụ lục 3. Bảng Đối Chiếu Dự Toán Kinh Phí Ngân Sách Cấp Theo Hình Thức Rút
Dự Tốn Tại Kho Bạc Nhà Nước Quý 4/2011

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong mọi tổ chức đơn vị để hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra
điều cần thiết đó là trình độ quản lý, đội ngũ nhân viên lao động có năng lực và trình
độ chun mơn. Trong đó kế tốn là một cơng cụ hết sức quan trọng để cung cấp
thơng tin nhanh chóng và hiệu quả cho người quản lý. Ở đơn vị hành chính sự nghiệp
cũng vậy muốn hồn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao cần có bộ phận kế tốn
hoạt động hiệu quả, nắm rõ các quy định của bộ tài chính, các văn bản hướng dẫn của
cơ quan cấp trên trong tất cả các mặt có liên quan đến vấn đề tài chính tại đơn vị như
q trình lập và rút dự tốn ngân sách, q trình ghi thu ghi chi, theo dõi bảo quản tài
sản của đơn vị cũng như quá trình xử lý số liệu, việc hạch tốn ghi sổ kế tốn lập báo
cáo tài chính đúng quy định. Từ đó cung cấp thơng tin, hỗ trợ ban quản lý trong việc
điều hành tổ chức để có hướng chỉ đạo kịp thời, đúng đắn.
Cùng với sự phát triển của đất nước cuộc sống của người dân ngày càng văn
minh, hiện đại. Nhiều cơng trình, dự án trong và ngoài nước đã, đang và sẽ được triển
khai trên nhiều nơi, ở tất cả các Tỉnh, Thành của cả Nước. Qua đó, người dân có thêm
nhiều cơ hội việc làm, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Song, bên cạnh đó vẫn
cịn rất nhiều những con người với mảnh đời bất hạnh, cuộc sống của họ vô cùng cơ
cực, lầm than…chẳng hạn như người già cô đơn; người tàn tật không nơi nương tựa;
người mang bệnh tật nặng không cịn khả năng lao động; trẻ em mồ cơi, lang thang cơ
nhỡ; trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn – trẻ em nhiễm HIV/AIDS, tất cả thật
đáng thương và tội nghiệp rất cần sự quan tâm giúp đỡ của xã hội.
Hiện, tơi đã có thời gian hơn 2 năm là Tình Nguyện viên ở Trung tâm Ni
dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân – trực thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
 

1


tơi nhận thấy việc chăm sóc giáo dục và ni dưỡng các trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

khó khăn – trẻ em mồ cơi nhiễm HIV/AIDS – là hồn tồn khơng dễ. Cơng việc này
địi hỏi nhân viên làm cơng tác xã hội phải có đầy đủ lượng kiến thức chuyên môn và
sức khỏe để đảm đang công việc, lo lắng chăm sóc cho các trẻ hàng ngày. Đồng thời,
họ phải có tấm lịng rộng mở để đón nhận các cháu có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,
xem những trẻ này như là con ruột của mình. Mỗi em vào Trung Tâm trong mỗi hoàn
cảnh khác nhau nhưng tất cả cùng một nỗi đau kép là số phận mồ côi và chịu đựng sự
hành hạ của nhiều căn bệnh quái ác. Nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà Nước, của
Thành phố, của sở Lao động Thương binh & Xã hội, Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ
Trẻ em Linh Xuân ra đời là mái ấm chung của những đứa trẻ bất hạnh ấy. Tại đây các
em được chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, được học hành và được phát triển tài năng.
Các em được điều trị bằng thuốc ARV – viện trợ hồn tồn. Chính nhờ sự tài trợ của
quý ân nhân của các nhà hảo tâm và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước các
em có đầy đủ điều kiện để sống và học tập. Mọi hoạt động ở đây chủ yếu lấy từ nguồn
Ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí được cấp phát hàng năm. Ngồi ra đơn vị cịn
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Do đó việc quản lý, ghi
chép các nguồn thu chi một cách hợp lý, đúng quy định là điều cần thiết đối với kế
toán tại đây. Cụ thể, là việc theo dõi nguồn kinh phí hoạt động, ghi chép việc thực hiện
các khoản chi của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm chi tiêu hợp lý, tránh lãng
phí, thất thốt nguồn tài sản của quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa kinh tế Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Hoa, cùng với sự giúp
đỡ của các cô chú, các chị trong Trung Tâm, tơi quyết định chọn đề tài “Kế tốn nguồn
kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh
Xuân” làm luận văn tốt nghiệp và cũng mong muốn giúp Trung Tâm hoàn thiện hơn
cơng tác kế tốn đối với các khoản này.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày tổng quan về tình hình hoạt động, chức năng của trung tâm Ni
dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân, nhiệm vụ của các phòng ban và đặc biệt là cơng tác
kế tốn của đơn vị.


 

2


- Đi sâu tìm hiểu cơng tác kế tốn đối với nguồn kinh phí hoạt động và các
khoản chi hoạt động tại đơn vị.
- Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp đơn vị cải thiện công tác kế toán tốt
hơn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 10/02/2012 đến ngày 10/05/2012
- Thời gian mà số liệu sử dụng nghiên cứu là năm 2011.
1.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại bộ phận kế tốn thuộc phịng Kế hoạch Tài chính
thuộc Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân.
Địa chỉ: 30/3 đường Bà Giang (đường số 5), phường Linh Xuân, quận Thủ
Đức, TP.HCM.
1.3. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Mở đầu:
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ
lược cấu trúc luận văn.
 Chương 2: Tổng quan:
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của trung tâm; chức năng nhiệm vụ
của đơn vị và các phòng ban; việc tổ chức bộ phận kế toán và chế độ kế tốn vận dụng
tại đơn vị. Từ đó đưa ra nhận xét chung.
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Phần nội dung là cơ sở lý luận, trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.

Phần phương pháp nghiên cứu nêu ra một số phương pháp mà đề tài có sử dụng
trong q trình thực hiện.
 Chương 4: Kết quả và thảo luận:
Trình bày thực trạng kế toán của đơn vị đối với nguồn kinh phí và các khoản
chi hoạt động. Đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn của đơn vị
trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
 

3


 Chương 5: Kết luận và đề nghị:
Kết luận chung về cơng tác kế tốn của đơn vị đối với vấn đề đang nghiên cứu,
từ đó đưa ra những đề nghị giúp nâng cao tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.

 

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em
Linh Xuân
2.1.1. Sơ lược về Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân
- Tên đầy đủ của đơn vị: Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Linh Xuân
- Mã ĐVQHNS: 1104210
- Địa chỉ: 30/3 Đường Bà Giang ( Đường số 5), phường Linh Xuân, Quận Thủ
Đức, TP.HCM

- Điện thoại: 0837241445
- Fax: 0837242098
- Email:
- Website:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Trung Tâm là cô nhi viện Xuân Phương, sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng năm 1975, các Soeur vẫn điều hành cơ nhi viện này trên phần đất
của Dòng Con Đức Mẹ. Đến năm 1981, sau khi Nhà nước tiếp quản, có cán bộ của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội được điều chế về làm giám đốc thay các Soeur.
Đến năm 1985, cô nhi viện Xuân Phương được đổi tên là Nhà Nuôi Trẻ mồ côi
– Mầm non 2. Mười năm sau (năm 1995), Nhà Nuôi Trẻ mồ côi – Mầm non 2 được
đổi tên là Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình căn cứ theo Quyết định
số 6644/QĐ-UB-NCVX ngày 09/9/1995 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh về việc đổi tên Nhà Ni Trẻ mồ côi – Mầm non 2 thành Trung Tâm Nuôi
dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình.
Trung Tâm Ni dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình có 2 cơ sở. Cơ sở 1 ở tại địa
chỉ: 273 Quốc lộ 1A, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức; cơ sở 2 ở tại địa chỉ: 30/3
 

5


đường Bà Giang (đường số 5) – Khu phố 2, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Cơ sở
2 của Trung Tâm Ni dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/12/2002.
Đến năm 2010, Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân được thành
lập trên cơ sở tách cơ sở 2 của Trung Tâm Ni dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình và
chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung Tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân có địa chỉ tại: 30/3 đường

Bà Giang (đường số 5) – Khu phố 2, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Trung Tâm
được xây dựng trên diện tích đất sử dụng là 3600 m². Tồn bộ diện tích của Trung
Tâm được chia thành 4 khu. Trong đó có 1 khu hành chính – văn phịng, 3 khu cịn lại
dung để chăm sóc, ni dưỡng, học tập và vui chơi cho trẻ. Đây là mơ hình đầu tiên
của nước ta chun chăm sóc, điều trị và ni dưỡng trẻ mồ cơi bị bỏ rơi có
HIV/AIDS.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân
Căn cứ quyết định số 1427/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày
30/03/2010 về việc thành lập Trung tâm và xác định nhiệm vụ, chức năng của Trung
tâm.
2.2.1. Vị trí, chức năng
- Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân là cơ sở xã hội trực thuộc Sở
Lao động Thương binh & Xã hội có chức năng chính là tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
ni dưỡng, chăm sóc và điều trị cho trẻ mồ côi bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn
thành phố từ sơ sinh đến 18 tuổi với lưu lượng là 150 em.
- Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân có cơ quan sáng lập là
UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan cấp trên là Sở
Lao động Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất phù hợp với trẻ
em; giúp đỡ các em trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động
khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm trẻ.

 

6


- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng
nghiệp nhằm giúp các em phát triển về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa các em đủ điều kiện hoặc
tự nguyện xin ra khỏi trung tâm về với gia đình, tái hịa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các em ổn định cuộc sống.
- Ngồi ra Trung Tâm cịn thực hiện công tác tư vấn cho trẻ nhiễm HIV/AIDS
và hỗ trợ thuốc men, dinh dưỡng, v.v… cho những trường hợp gia đình trẻ nhiễm
HIV/AIDS có hồn cảnh khó khăn.
- Được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và tài khoản tại kho bạc Nhà nước
để phản ánh vốn do ngân sách nhà nước cấp và các khoản chi hoạt động tại đơn vị.
- Trung Tâm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định đối với đơn vị
hành chính sự nghiệp. Đối với tài sản cố định cuối năm đơn vị xác định mức hao mòn
để ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
- Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức do Giám đốc trung tâm quyết định
như tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp bố trí cán bộ, viên chức, điều động, luân chuyển,
chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức theo quy định
hiện hành.
- Trung tâm được chủ động sử dụng số biên chế được giao để sắp xếp và quản lý
lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo pháp lệnh cán bộ, công
chức.
- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, chế độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
đối với người lao động theo quy định hiện hành.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Trung Tâm
2.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Cơng
đồn, Đồn thanh niên, các phòng ban của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các
cơ quan ban ngành của thành phố, các cá nhân, ân nhân thường xuyên quan tâm giúp
đỡ cho Trung Tâm trong công tác nuôi dưỡng, giáo dục và điều trị cho các em. Đặc
biệt là sự nhiệt tình, tâm huyết của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động của
 


7


Trung Tâm ngày đêm gắn bó, yêu thương trẻ có hồn cảnh đặc biệt bị nhiễm
HIV/AIDS đang ni dưỡng tại Trung Tâm.
2.3.2. Khó khăn
Do Trung Tâm mới được thành lập, bước đầu gặp phải một số khó khăn nhất
định như:
- Cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn khơng đáp ứng đủ theo nhu cầu phát triển
của trẻ.
- Các em nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng nhanh, một bộ phận nhân
dân ngồi xã hội cịn kỳ thị với các em bị nhiễm, công tác đưa các em đến trường học
ngồi cộng đồng gặp nhiều khó khăn trở ngại.
- Cán bộ viên chức, người lao động của Trung Tâm nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm
bệnh cơ hội, bệnh xã hội, HIV từ trẻ là rất cao.
- Tiền lương và các chế độ độc hại cho cán bộ viên chức, người lao động chưa
tương xứng với công việc đang làm.
- Hệ thống xử lý nước thải của Trung Tâm không hoạt động được, Trung Tâm
phải tự xử lý bằng hình thức thủ cơng.
- Gía cả thị trường biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các
em và cán bộ viên chức, người lao động.
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung Tâm
Bộ máy tổ chức Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Linh Xuân được thể
hiện ở sơ đồ 2.1 sau đây:

 

8



Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Trung Tâm
Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Trung Tâm Ni dưỡng
Bảo trợ Trẻ em Linh
Xn

Cơng Đồn

Đồn TNCS
Hồ Chí Minh

Chi Bộ

Giám Đốc

NgfĐốc
Phó Giám

Phịng Tổ
Chức Hành
Chính

Phịng Kế
Hoạch Tài
Chính

Khoa Sơ
Sinh


Phịng Quản
Lý Giáo Dục

Khoa Măng
Non

Phòng Y Tế

Khoa Tuổi
Thơ

Nguồn tin: Phòng Tổ chức – Hành chính
2.5. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
2.5.1. Ban giám đốc
2.5.1.1. Nguyên tắc làm việc

 

9


a. Giám đốc
- Một Giám đốc phụ trách chung do Giám đốc Sở Lao động Thương binh và
Xã hội bổ nhiệm. Là người đại diện pháp nhân và có thẩm quyền cao nhất của Trung
Tâm, quyết định tổ chức, quản lý điều hành hoạt động, chịu trách nhiệm trước UBND
Thành phố, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và pháp luật của nhà nước
về tồn bộ cơng tác của Trung Tâm kể cả việc thi hành công vụ của CBVC – NLĐ;
thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu theo đúng quy định của Luật
Cán bộ công chức.

- Chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề quan trọng có liên quan đến các cơ
quan chức năng của Thành phố và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các
chính sách, chế độ cho Trung Tâm; các chế độ cơng khai tài chính quy định.
- Chấp hành các quyết định của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, khi quyết định đó khơng cịn phù hợp với tình hình nhiệm vụ chung thì phải báo
cáo ngay với Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết của cấp trên thì phải chấp hành theo quyết
định đó.
- Xử lý những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh trong Trung Tâm thuộc
phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.
- Tổ chức thực hiện những công tác chỉ đạo và kế hoạch công tác của Giám đốc
Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, tơn trọng và phát huy vai trị giúp việc tham
mưu của Phó Giám đốc, vai trị tham mưu của các Trưởng phòng, Trưởng khoa trong
Trung Tâm.
- Định kỳ mỗi tháng một lần, Giám đốc chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả cơng
tác của tồn Trung Tâm, chỉ rõ và đề ra các biện pháp khắc phục tệ quan liêu, cửa
quyền, tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bộ và những yếu kém khi thực hiện nhiệm
vụ, kế hoạch, pháp luật, chính sách, chế độ, nội quy, quy chế và các hiện tượng tiêu
cực ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tại Trung Tâm.
b. Phó Giám đốc
- Một phó giám đốc do Giám đốc Sở Lao Động Thương binh và Xã hội bổ
nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung Tâm. Là người giúp việc cho Giám đốc, điều
 

10


hành một hoặc một số lĩnh vực của Trung Tâm theo sự phân công và ủy quyền của
Giám đốc và phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công.

- Phó Giám đốc giúp Giám đốc xây dựng các đề án, kế hoạch, chương trình
cơng tác; chỉ đạo và thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác thuộc lĩnh vực của mình
phụ trách, kiểm tra đơn đốc, phối hợp giải quyết công việc cụ thể được phân công; phụ
trách trực tiếp một số phịng.
- Phó Giám đốc khơng giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực, quyền hạn
của Giám đốc; chỉ giải quyết những công việc của Giám đốc trong phạm vi được ủy
quyền khi Giám đốc đi vắng; có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc kết quả thực hiện
những công việc được Giám đốc ủy quyền, đươc phân cơng phụ trách.
- Phó Giám đốc khơng được ủy quyền cho cấp dưới giải quyết những công việc
thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình hoặc được sự ủy quyền của Giám đốc.
2.5.1.2. Trách nhiệm của ban Giám đốc
- Triển khai kế hoạch cơng tác cho các phịng, khoa đơn vị hàng tuần, tháng,
quý, năm, đôn đốc kiểm tra, phân công đúng người, đúng việc để bộ máy hoạt động
có hiệu quả.
- Tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho các đoàn thể hoạt động, khi có nhu cầu hội họp
sinh hoạt.
- Quan tâm bồi dưỡng chính trị tư tưởng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Thực
hiện đúng chế độ tuyển dụng, cho thơi việc, bố trí cơng việc phải phù hợp với trình độ
khả năng của CBVC-NLĐ.
- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN,
phúc lợi tập thể kịp thời cho CBVC-NLĐ theo đúng chế độ. Thanh toán tiền lương và
các chế độ cho CBVC-NLĐ từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng.
- Tiền thưởng Lao động Tiên tiến 6 tháng đầu năm giải quyết vào cuối tháng 6,
6 tháng cuối năm vào cuối tháng 12.
- Tiền thu nhập tăng thêm giải quyết trước Tết Nguyên Đán 10 ngày.
- Trang bị quạt, máy lạnh, các trang thiết bị cần thiết, tạo cho phịng làm việc
thống mát, sạch sẽ, đáp ứng theo yêu cầu công tác cho CBVC-NLĐ và bảo đảm sức
khỏe cho CBVC-NLĐ của Trung Tâm .

 


11


- Ban Giám đốc phối hợp với BCH Cơng đồn thực hiện đầy đủ những chỉ tiêu
về thi đua và chăm lo đời sống vật chất - tinh thần cho CBVC-NLĐ.
- Sẵn sàng đón nhận những kiến nghị, những đóng góp xây dựng của cấp dưới
và khắc phục sửa đổi điều chỉnh sai phạm một cách nghiêm túc, vui vẻ, không thành
kiến.
- Thực hiện đầy đủ Nghị định 71/1998/NĐ-CP quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của cơ quan.
2.5.2. Chi bộ
Chi bộ tại Trung Tâm gồm các Đảng viên có nhiệm vụ điều hành lãnh đạo các
hoạt động của Trung Tâm.
2.5.3. Cơng đồn
Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ cơng đồn Sở Lao động Thương binh và
Xã hội. Cơng đồn Trung Tâm đã tổ chức đại hội cơng đoàn lần 01 nhiệm kỳ 2011 –
2013 đã bầu ra BCH cơng đồn gồm 5 người có đủ trình độ và năng lực để lãnh đạo
cơng đồn Trung Tâm vững mạnh đi lên. Phát động phong trào thi đua chào mừng các
ngày lễ lớn, giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo đời sống tinh thần cho CBVC-NLĐ,
khen thưởng cho các tổ cơng đồn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.5.4. Đoàn Thanh niên
Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, Chi bộ, Ban Giám đốc, chi Đoàn Trung Tâm tổ chức nhiều hoạt động cho đoàn
viên thanh niên Trung Tâm tham gia. Đồn viên tích cực hưởng ứng các cuộc vận
động, tham gia các phong trào do Sở phát động, thực hiện các cơng trình thanh niên,
tổ chức cho các em vui chơi, giáo dục lối sống lành mạnh, giúp các em trong học
tập.v.v…
2.5.5. Các phòng chức năng và các khoa
Các Phòng, Khoa (sau đây gọi chung là phịng) có Trưởng phịng, Phó Trưởng

phịng do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm và giao cơng việc, nhiệm vụ cụ
thể. Trưởng phịng y tế của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm sau khi có ý
kiến chấp thuận của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp
bổ nhiệm. Ngoài các chức danh nêu trên, Giám đốc Trung tâm xem xét bổ nhiệm,
 

12


miễn nhiệm các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu nhiệm vụ của
Trung tâm.
2.5.5.1. Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Trung Tâm về các công tác như:
- Tiếp nhận hồ sơ đối với các em khi vào Trung Tâm như Quyết định tiếp nhận,
Khai sinh – Khai tử, Hộ khẩu, Chứng minh nhân dân theo đúng quy định, cập nhật
thường xuyên quân số trẻ, đảm bảo quản lý hồ sơ đầy đủ chính xác.
- Tổ chức họp giao ban, các buổi họp tháng, năm đầy đủ.
- Sửa chữa, mua sắm kịp thời các vật dụng.
- Đưa các em đi học, khám bệnh, cán bộ nhân viên đi họp, đi học an toàn.
- Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động các ngày lễ lớn trong năm,
v.v…
- Đề cao tinh thần cảnh giác bảo vệ an ninh cơ quan, bảo vệ chính trị nội bộ.
Bảo vệ tài sản của cơ quan, cá nhân, khách đến tham quan. Luôn cảnh giác với nguy
cơ cháy nổ, nhất là các bình gas, chập điện.
- Tiếp khách, tiếp dân ân cần, lịch sự, vui vẻ.
- Xây dựng đơn vị: “CÔNG SỞ - VĂN MINH – SẠCH ĐẸP – AN TỒN”
2.5.5.2. Phịng kế hoạch tài chính
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Trung Tâm về kế hoạch hoạt động và tài
chính kế tốn thống kê. Thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP của

Chính phủ từ nguồn kinh phí được duyệt hàng năm theo đúng chế độ của Nhà nước.
Ngoài ra thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ theo Thông tư 71/TC của Bộ tài chính,
quy chế chi tiêu nội bộ đã được Trung Tâm ban hành, quản lý và sử dụng các nguồn
tài chính theo đúng mục đích của nhà tài trợ và quy định của Nhà nước. Tiếp tục sửa
chữa, cải tạo tài sản của Trung Tâm đáp ứng theo nhu cầu phát triển của trẻ và yêu
cầu công tác cho CBVC-NLĐ.
a. Nhiệm vụ của kế toán trưởng
- Thu thập xử lý thơng tin, số liệu kế tốn theo đối tượng và nội dung cơng việc
kế tốn theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu chi, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản theo quy
 

13


định của cơ quan quản lý cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế tốn.
- Định kỳ báo cáo tình hình sử dụng nguồn kinh phí được cấp phát về tiếp nhận
sử dụng và quyết tốn. Phân tích thơng tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải
pháp giúp Giám đốc về hoạt động tài chính của đơn vị.
- Quản lý hướng dẫn các cá nhân trong việc lập lưu chuyển chứng từ trong toàn
hoạt động của đơn vị, ký duyệt các chứng từ kế toán và những tài liệu khác có liên
quan.
b. Nhiệm vụ của thủ quỹ
Chịu trách nhiệm về quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ
phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, phải đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt với
sổ kế tốn tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định
nguyên nhân và báo cáo ngay với lãnh đạo để có biện pháp xử lý.
2.5.5.3. Phịng quản lý giáo dục

- Thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm về cơng tác chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục, hỗ trợ tâm lý, phục vụ thư viện, vi tính, dạy nghề cho trẻ ở Trung
tâm.
- Phối hợp với các khoa phân loại đối tượng, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện
vọng, hành vi ứng xử để sắp xếp bố trí cho phù hợp.
- Quan tâm chăm sóc đối tượng, giáo dục đối tượng sống kỷ cương nề nếp; xây
dựng quy chế quản lý đối tượng, có kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí,
thể dục thể thao, tổ chức các buổi nói chuyện, giáo dục nhân cách, đạo đức, sinh hoạt
theo tinh thần mái ấm gia đình, qua đó rèn luyện các hành vi cho đối tượng.
- Phối hợp với Trạm Y tế Trung tâm trong việc chăm sóc sức khoẻ cho đối
tượng, khơng để xảy ra mất vệ sinh, lây lan dịch bệnh. Tổ chức tốt vệ sinh phòng dịch
tại các khoa quản lý đối tượng.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những diễn biến tâm lý của trẻ, tư vấn tâm
lý cho trẻ. Nếu phát hiện có những biểu hiện khác thường kịp thời báo cáo Lãnh đạo
để có hướng giải quyết.

 

14


×