Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu giải phẫu động mạch gan trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ MINH TIẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH GAN
TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64
DÃY
Chuyên ngành

: Giải phẫu

Mã số

: 60

720102
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người h
ướn
g dẫn khoa học:

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ MINH TIẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH GAN
TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
64 DÃY
Chuyên ngành : Giải phẫu người
Mã số

: 60.72.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Xuân Khoa

HÀ NỘI -2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn thành luận văn, ngoài nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Ngô Xuân Khoa,Phó chủ nhiệm Bộ môn Giải Phẫu Trường
Đại Học Y Hà Nội, người thầy đã quan tâm giúp đỡ tôi định hướng nghiên
cứu, hướng dẫn tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
- PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh

Bệnh viện Hữu Nghị người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi
trong việc học tập và quá trình hoàn thành cuốn luận văn.
- PGS.TS. Trần Sinh Vương, Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu Trường Đại
học Y Hà Nội, các nhà khoa học trong Hội đồng đã truyền đạt kiến thức chuyên
môn cho tôi và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện bản luận văn.
- Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học Trường
ĐH Y Hà Nội, toàn thể các thầy, cô Bộ môn Giải phẫu Trường ĐH Y Hà Nội
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Các bác sĩ, cán bộ, kỹ thuật viên của khoa CĐHA Bệnh viện Hữu Nghị
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành nghiên cứu.
- Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Giải phẫu, Phòng QLĐT
Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đã tạo điều kiện cho tôi được
học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
- Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Gia đình và đồng
nghiệp là hậu phương vững chắc, nguồn động lực to lớn cho tôi thực hiện ước
mơ của mình.
Lê Minh Tiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Minh Tiến, học viên lớp cao học khóa 24 – Chuyên ngành Giải
phẫu người – Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Ngô Xuân Khoa – Phó chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại
học Y Hà Nội.
2. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Chẩn
đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị, trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm
2016 đến tháng 6 năm 2017. Các số liệu nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,

trung thực và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung cam đoan.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan

Lê Minh Tiến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CLVT

Cắt lớp vi tính

ĐM

Động mạch

ĐMCB

Động mạch chủ bụng

ĐM TT

Động mạch thân tạng

ĐM MTTT


Động mạch mạc treo tràng trên

ĐMG

Động mạch gan

ĐMG C

Động mạch gan chung

ĐMGP

Động mạch gan phải

ĐMGT

Động mạch gan trái

ĐM VT

Động mạch vị trái

ĐM L

Động mạch lách

ĐM VTT

Động mạch vị tá tràng


ĐM VP

Động mạch vị phải

HPT

Hạ phân thùy

MPR

Multi Planar Reformation (tái tạo thể tích đa mặt phẳng)

MIP

Maximum Intensity Projection
(Tái tạo hình ảnh ba chiều không gian)

TACE

TransArteral ChemoEmbolization
(Nút hóa chất động mạch)

TOCE

Transcatheter Oily ChemoEmbolization
(Tắc mạch hoá dầu chọn lọc)

VR


Volume Rendering (xử lý thể tích)

N

Số lượng bệnh nhân

DSA

Chụp mạch số hóa xóa nền


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Động mạch gan chung ..................................................................................... 3
1.2. Động mạch gan riêng....................................................................................... 4
1.3. Động mạch gan phải ........................................................................................ 5
1.4. Động mạch gan trái.......................................................................................... 5
1.5. Nghiên cứu biến đổi giải phẫu của động mạch gan...................................... 6
1.5.1.Nước ngoài ..................................................................................... 6
1.5.2. Trong nước .................................................................................. 12
1.6. Lược sử nghiên cứu phân thùy của gan. ......................................................18
1.6.1. Quan điểm phân chia gan theo đường mật. ............................... 19
1.6.2. Quan điểm phân chia theo đường tĩnh mạch cửa ....................... 20
1.6.3. Quan điểm phân chia theo bộ ba cửa .......................................... 21
1.6.4. Quan điểm phân thùy gan theo Ủy ban danh pháp giải phẫu quốc
tế T.A1997. ................................................................................. 23
1.6.5. Quan điểm phân thùy gan theo Tôn Thất Tùng. ......................... 24
1.6.6. Phân thùy gan dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính. ........................ 24

1.7. Các loại ảnh thường được sử dụng...............................................................26
1.8. Những ứng dụng của động mạch gan trong phẫu thuật .............................29
1.9. Những ứng dụng của động mạch gan trong nút hóa chất động mạch. .....31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................34
2.1.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ............................... 34
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn BN ............................................................. 34
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 35


2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................... 35
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu .............................................................. 35
2.2.3. Các biến nghiên cứu .................................................................... 36
2.2.4. Phương pháp đo đường kính và chiều dài .................................. 39
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu: từ bệnh án nghiên cứu ................ 40
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu................................................... 40
2.2.7. Quy trình chụp CLVT toàn thân, bụng – tiểu khung, ngực - bụng
bằng máy chụp CLVT 64 dãy ..................................................... 41
2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 45
2.2.9. Biện pháp khống chế sai số ......................................................... 45
2.2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................. 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 46
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu ...........................................................46
3.1.1. Chỉ số tuổi ................................................................................... 46
3.1.2. Chỉ số giới tính ............................................................................ 47
3.1.3. Chỉ định chụp hệ động mạch gan................................................ 47
3.1.4. Khả năng hiện ảnh của hệ động mạch gan.................................. 48
3.2. Tỷ lệ các dạng động mạch gan. ....................................................................49
3.3. Động mạch gan riêng.....................................................................................51

3.3.1. Các dạng động mạch gan riêng ................................................... 51
3.3.2. Kích thước của động mạch gan riêng. ........................................ 52
3.4. Động mạch gan phải. .....................................................................................54
3.4.1. Các dạng động mạch gan phải. ................................................... 54
3.4.2. Kích thước của động mạch gan phải. .......................................... 56
3.5. Động mạch gan trái........................................................................................57
3.5.1. Các dạng động mạch gan trái. ..................................................... 57
3.5.2. Kích thước của động mạch gan trái. ........................................... 61


3.6. Động mạch phân thùy giữa phải...................................................................62
3.7. Động mạch phân thùy bên phải ....................................................................64
3.8. Động mạch phân thùy giữa trái ....................................................................65
3.9. Động mạch phân thùy bên trái ......................................................................68
3.10. Kích thước của các ĐMG riêng ở các nhóm tuổi .....................................70
3.11. Kích thước của các ĐMG giữa nam và nữ................................................72
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 74
4.1. Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu .......................................................74
4.2. Khả năng hiện ảnh của các động mạch........................................................76
4.3. Các dạng động mạch gan ..............................................................................77
4.4. Nguyên ủy của động mạch gan phải ............................................................81
4.5. Nguyên ủy của động mạch gan trái ..............................................................82
4.6. Kích thước của động mạch gan ....................................................................82
4.7. Các động mạch phân thùy .............................................................................85
4.8. Một số ứng dụng của động mạch gan trong can thiệp mạch và
phẫu thuật. .......................................................................................................88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các dạng của động mạch gan theo Michels N.A .......................... 7

Bảng 1.2.

Đặc điểm biến đổi của ĐM gan theo Mai Văn Nam .................. 17

Bảng 1.3.

Phân thùy gan theo Thuật ngữ giải phẫu quốc tế ....................... 23

Bảng 1.4.

Phân thùy gan theo Tôn Thất Tùng. ........................................... 24

Bảng 2.1.

Động mạch gan riêng .................................................................. 36

Bảng 2.2.

Động mạch gan phải ................................................................... 37

Bảng 2.3.

Động mạch gan trái ..................................................................... 37


Bảng 2.4.

Các ĐM phân thùy ...................................................................... 38

Bảng 2.5.

Các biến đổi giải phẫu trong nghiên cứu .................................... 38

Bảng 3.1.

Phân bố độ tuổi trong nghiên cứu .............................................. 46

Bảng 3.2.

Chỉ định chụp CLVT 64 dãy có hệ động mạch gan ................... 47

Bảng 3.3.

Tỷ lệ hiện ảnh của hệ động mạch gan......................................... 48

Bảng 3.4.

Tỷ lệ các dạng động mạch gan ................................................... 49

Bảng 3.5.

Nguyên ủy của động mạch gan riêng ......................................... 51

Bảng 3.6.


Kích thước của động mạch gan riêng ......................................... 52

Bảng 3.7.

Phân nhánh của ĐMG riêng ....................................................... 53

Bảng 3.8.

Nguyên ủy của ĐMG phải .......................................................... 54

Bảng 3.9.

Kích thước của ĐMG phải .......................................................... 56

Bảng 3.10. Nguyên ủy của ĐMG trái ........................................................... 58
Bảng 3.11. Kích thước của ĐMG trái ........................................................... 61
Bảng 3.12. Nguyên ủy của ĐM phân thùy giữa phải .................................... 62
Bảng 3.13. Phân nhánh của ĐM phân thùy giữa phải ................................... 64
Bảng 3.14. Nguyên ủy của ĐM phân thùy bên phải .................................... 64
Bảng 3.15. Phân nhánh của ĐM phân thùy bên phải .................................... 64
Bảng 3.16. Nguyên ủy của ĐM phân thùy giữa trái ..................................... 65
Bảng 3.17. Phân nhánh của ĐM phân thùy giữa trái .................................... 67


Bảng 3.18. Nguyên ủy của ĐM phân thùy bên trái ....................................... 68
Bảng 3.19. Số nhánh cấp máu cho HPT II và HPT III ................................. 70
Bảng 3.20. Đường kính của ĐMG riêng giữa các nhóm tuổi ....................... 70
Bảng 3.21. Kiểm định đường kính của ĐMG riêng giữa các nhóm tuổi ...... 71
Bảng 3.22. Chiều dài của ĐMG riêng giữa các nhóm tuổi ........................... 71

Bảng 3.23. Kiểm định chiều dài ĐMG riêng giữa các nhóm tuổi ................ 72
Bảng 3.24. Đường kính ĐMG riêng giữa nam và nữ.................................... 72
Bảng 3.25. Chiều dài ĐMG riêng giữa nam và nữ ....................................... 73
Bảng 4.1.

So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân với các nghiên cứu ....... 74

Bảng 4.2.

So sánh tỷ lệ nam/nữ của bệnh nhân với các nghiên cứu ........... 75

Bảng 4.3.

So sánh tỷ lệ hiện ảnh của hệ ĐM gan ....................................... 76

Bảng 4.4.

So sánh phân loại động mạch gan............................................... 77

Bảng 4.5.

Nguyên ủy của động mạch gan phải ........................................... 81

Bảng 4.6.

Nguyên ủy của ĐMG trái ........................................................... 82

Bảng 4.7.

Kích thước của động mạch gan .................................................. 84



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố độ tuổi của BN .......................................................... 46

Biểu đồ 3.2.

Phân bố tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu .................................. 47

Biểu đồ 3.3.

Kích thước của ĐMG riêng .................................................... 53

Biểu đồ 3.4.

Kích thước của ĐMG phải...................................................... 57

Biểu đồ 3.5.

Kích thước của ĐMG trái ....................................................... 61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Động mạch gan chung và các nhánh .............................................. 3
Hình 1.2. Động mạch gan riêng ...................................................................... 4
Hình 1.3. Các dạng động mạch cấp máu cho gan theo Hiatt J.R ................... 8
Hình 1.4. Các dạng biến đổi động mạch gan ngoài gan. .............................. 13
Hình 1.5. Phẫu tích gan theo Tôn Thất Tùng ............................................... 20

Hình 1.6. Phân thùy gan theo quan điểm C.Couinaud ................................. 21
Hình 1.7. Phân thùy gan trên hình ảnh CLVT đối chiếu giải phẫu .............. 25
Hình 1.10. Các loại hình cắt và ghép gan ...................................................... 30
Hình 1.11. Kỹ thuật Seldinger ........................................................................ 32
Hình 1.12. Hình ảnh làm tắc động mạch gan ................................................. 32
Hình 2.1. Hệ thống máy chụp CLVT 64 dãy tại BV Hữu Nghị ................... 35
Hình 2.2. Kỹ thuật đo đường kính của động mạch ....................................... 39
Hình 2.3. Động mạch gan qua máy chụp cắt lớp đa đầu dò và dựng lại. ..... 40
Hình 2.4. Dựng hình hệ động mạch gan trên phần mềm efilm .................... 43
Hình 2.5. Nhận định phân loại ĐMG bằng dựng ảnh MPR ......................... 44
Hình 2.6. Nhận định phân loại ĐMG qua dựng ảnh VR .............................. 44
Hình 2.7. Khảo sát chiều dài và đường kính của mạch máu ........................ 44
Hình 3.1. Sơ đồ các dạng động mạch gan. ................................................... 50
Hình 3.2. Trường hợp ĐMG riêng tách từ ĐMG chung .............................. 51
Hình 3.3. Trường hợp không có động mạch gan riêng ................................. 52
Hình 3.4. Các dạng nguyên ủy của động mạch gan phải.............................. 56
Hình 3.5. Các dạng nguyên ủy của động mạch gan trái ............................... 60
Hình 3.6. Các dạng nguyên ủy của ĐM phân thùy giữa phải....................... 63
Hình 3.7. Các dạng nguyên ủy của động mạch phân thùy bên phải ............. 65
Hình 3.8.

Các dạng nguyên ủy của ĐM phân thùy giữa trái ....................... 67

Hình 3.9. Sơ đồ các dạng động mạch phân thùy bên trái ............................. 69


Hình 4.1. Dạng động mạch gan không thuộc phân loại của Hiatt J.R trong
nghiên cứu của chúng tôi .............................................................. 78
Hình 4.2. Các dạng động mạch phân thùy giữa phải .................................... 86
Hình 4.3. Các dạng động mạch phân thùy bên phải ..................................... 86

Hình 4.5. Các dạng động mạch phân thùy giữa trái ..................................... 87


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ động mạch gan là một hệ động mạch có nhiều biến đổi giải phẫu.
Những biến đổi của động mạch gan chủ yếu liên quan đến nguyên ủy và sự
phân nhánh [1]. Nghiên cứu giải phẫu về động mạch gan đã được mô tả qua
nhiều phương pháp như phẫu tích, que thăm dò, tiêu bản ăn mòn, qua hình
ảnh chụp mạch máu.Nhiều nghiên cứu đã được y văn thế giới mô tả như của
tác giảMichel’s N.A [2], Hiatt JR [3], Bismuth [4], Tôn Thất Tùng[5],Trịnh
Văn Minh [1]…Ban đầu là những nghiên cứu về động mạch ở ngoài gan
thông qua phẫu tích, quan sát trực tiếp. Khi sử dụng phương pháp tiêu bản ăn
mòn, toàn bộ hệ thống động mạch trong và ngoài gan đã được mô tả chi tiết,
tỷ mỉ. Sự phát triển về kỹ thuật trong chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, là
bước tiến quan trọng, để có thể mô tả giải phẫu toàn bộ các cơ quan nói chung
và động mạch gan nói riêng trên những cơ thể sống.
Những kiến thức giải phẫu của động mạch gan,đã được ứng dụng trong
điều trị các bệnh lý ngoại khoa của gan.Trong đó có hai phương pháp liên
quan trực tiếp đến giải phẫu động mạch gan là: phương pháp cắt và ghép gan,
phương pháp can thiệp mạch máu của gan.
Phương pháp cắt và ghép gan đã và đang trở thành một kỹ thuật chuyên
sâu hiện đại của chuyên ngành Ngoại khoa.Có nhiều phương pháp cắt và ghép
gan như: ghép gan giảm thể tích, chia gan để ghép, ghép gan từ người cho
sống. Nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng về động mạch gan trong phẫu
thuật đã được công bố [9], [10]. Tuy nhiên, các tác giả cũng thường xuyên
công bố những dạng biến đổi giải phẫuchưa được phân loại của hệ động mạch
gan [11].
Ứng dụng của động mạch gan trong các phương pháp can thiệp nội

mạch, đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các khối u gan [12], [13]. Trong


2

điều trị chấn thương gan, các nhà lâm sàng sử dụng phương pháp can thiệp
nội mạch để cầm máu những động mạch gan cókích thước nhỏ, không thuận
lợi trong quá trình phẫu thuật [14].
Trước khi can thiệp mạch máu điều trị khối u gan, một nguyên tắc cơ bản
cần thực hiện là đánh giá giải phẫuvề nguyên ủy, kích thước của các động mạch
trong và ngoài gan, để sử dụng các dụng cụ can thiệp mạch một cách phù hợp.
Trong thực hành lâm sàng, nhiều dạng biến đổi giải phẫu chưa được xếp loại đã
được công bố. Những biến đổi giải phẫu của động mạch gan ảnh hưởng trực tiếp
đến phương pháp phẫu thuật và kết quả điều trị [6].
Ở Việt Nam,có nhiều nghiên cứu về biến đổi giải phẫu của động mạch
gan như của Trịnh Văn Minh [1], Tôn Thất Tùng [5], Trịnh Hồng Sơn [7], Lê
Văn Cường [8]…Các tác giả chủ yếu mô tả biến đổi giải phẫu về nguyên ủy của
động mạch ngoài gan,có rất ít tài liệu mô tả vềbiến đổi giải phẫu và kích thước
của động mạch trong gan. Cắt lớp vi tính 64 dãy cho phép quan sát tất cả các
động mạch trong cơ thể với chất lượng ảnh cao, khả năng tạo màu sắc cho hình
ảnh, kỹ thuật đo đạc tốt, thời gian khảo sát ngắn[15], [16].
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải phẫu động
mạch gan trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 dãy” với mục tiêu:
1. Đánh giá một số đặc điểm giải phẫu: nguyên ủy, kích thước, phân
nhánh của động mạch gan phải và động mạch gan trái.
2. Mô tả một số biến đổi giải phẫu của động mạch gan phải và động
mạch gan trái.


3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Động mạch gan chung
Động mạch gan (ĐMG)chung là một nhánh tách ra từ động mạch thân
tạng, động mạch chạy ra trước và sang phải ở bờ trên đầu tụy[18].Tới bờ trái
tĩnh mạch cửa, nó tách ra động mạch vị tá tràng rồi chạy lên vào giữa hai lá
của mạc nối nhỏ[19]. Trong mạc nối nhỏ, nó nằm trước tĩnh mạch cửa và bên
trái ống mật chủ và ống gan chung, tách ra động mạch vị phải rồi trở thành
động mạch gan riêng[20].

1. Động mạch thân tạng
2. Động mạch gan chung
3. Động mạch lách
4. Động mạch vị trái
5. Động mạch vị tá tràng
6. Động mạch gan riêng

Hình 1.1. Động mạch gan chung và các nhánh [21].
ĐMG chung ở người Việt Nam có chiều dài là 25,16 mm và đường
kính trung bình là 4,8 mm [8].


4

1.2. Động mạch gan riêng.
Nguyên ủy
ĐMG riêng tách ra từ động mạch gan chung có tỷ lệ 70 -80%các
trường hợp, số còn lại động mạch gan riêng có thể tách ra từ nhiều vị trí khác
như: ĐM thân tạng[10], động mạch mạc treo tràng trên (ĐM MTTT), ĐM vị

trái,ĐM chủ bụng[20].

Hình 1.2. Động mạch gan riêng [21].
1. ĐMG riêng

9.

ĐM Chủ bụng

2. ĐMG phải

10. ĐM thân tạng

3. ĐM túi mật

11. ĐM lách

4. ĐMG trái

12. ĐMG chung

5. ĐM phân thùy giữa trái

13. ĐM Mạc treo tràng trên

6. ĐM phân thùy bên trái

14. ĐM vị tá tràng

7. ĐM vị trái


15. Tĩnh mạch cửa

8. ĐM hoành dưới

16. ĐM vị phải


5

Đường đi, liên quan
ĐMG riêngđi tiếptheo hướng của ĐMG chung,giữa 2 lá của mạc nối
nhỏkhi tới bờ phảicủa mạc nối,tiếp tục chạy ngược lên trên trong cuống
gan.Trong cuống gan ĐM đi ở bên trái, ống gan chung đi ở bên phải, tĩnh
mạch cửa đi ở phía sau[18].
Phân nhánh và vùng cấp máu.
ĐMG riêng đi đến cửa gan, tách thành 2 nhánh: nhánh phải (ĐM gan
phải) và nhánh trái (ĐM gan trái) đi vào gan cấp máu cho gan phải và gan trái.
ĐMG riêng có thể phân chia các nhánh trước khi vào cửa gan, ở trong
gan là sự phân nhánh của ĐM gan phải, ĐM gan trái. Tuy nhiên, ĐMG riêng
có thể tách ra các động mạch phân thùy, trước khi đi qua cửa gan [1]. ĐM túi
mật hoặc tách ratừ ĐMG riêngcó tỷ lệ 61,2% [8].
1.3. Động mạch gan phải
ĐM gan phải chạy chếch lên trên và sang phải ở trước tĩnh mạch cửa,
bắt chéo sau ống gan chung, sau khi tách ra ĐM túi mật thìchia thành 3 nhánh
đi vào gan:
- ĐM thùy đuôi cấp máu cho thùy đuôi
- ĐM phân thùy trướcphải[1], (ĐM phân thùy trước[18])cấp máu chohạ
phân thùy V, VIII.
- ĐM phân thùy bên phải (ĐM phân thùy sau)cấp máu các hạ phân thùy

VI, VII.
1.4. Động mạch gan trái
ĐMG trái tách ra từ ĐMG riêng, chạy chếch lên trên và sang trái, trên
đường đi nằm trước dưới so với nhánh trái tĩnh mạch cửa.


6

ĐMG trái tách ra các nhánh sau:
- ĐM thùy đuôicấp máu cho thùy đuôi
- ĐM phân thùy giữa trái [1] (Động mạch phân thùy giữa[18])cấp máu
cho hạ phân thùy IV.
- ĐMphân thùy bên trái (Động mạch phân thùy bên)cấp máu cho hạ
phân thùy II, III.
Ở ngoài gan: các ĐMG, tĩnh mạch cửa, ống gan và ống mật chủ được
bọc trong 2 lá của mạc nối nhỏ.
Khi vào trong gan:ĐM phân chia thành các ĐM phân thùy, các ĐM
phân thùy tiếp tục phân chia thành ĐM hạ phân thùy. Tĩnh mạch cửa phân
chia thành các ngành phải và ngành trái, sau đó phân chia thành các nhánh đi
vào phân thùy, hạ phân thùy. Các tiểu quản mật tập hợp lại tạo thành ống mật.
Cả ba thành phần trên được bọc trong một bao xơ quanh mạch (bao Glisson)
[22], [23].
1.5.Nghiên cứu biến đổi giải phẫu của động mạch gan.
Những biến đổi giải phẫu của ĐMG rất đa dạng, phức tạp được mô tả
qua nhiều nghiên cứu. Bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau như
phẫu tích, tiêu bản ăn mòn, chụp và dựng hình động mạch gan, đã có nhiều
phân loại động mạch gan được công bố.
1.5.1.Nước ngoài
Michels’N.A (1955)phẫu tích trên 200 ganđã đưa ra bảng phân bố các
dạng động mạch gan như sau[2]:



7

Bảng 1.1. Các dạng của động mạch gan theo Michels N.A
Dạng Tỷ lệ %
Nội dung miêu tả
I
55
ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung
ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG giữa trái tách ra từĐMG
II
10
chung, ĐM gan trái thay thế từ ĐM vị trái
ĐMGphải và ĐMG giữa tách ra từ ĐMG chung, ĐMG phải
III
11
thay thế từ ĐMMTTT
IV
1
ĐMG phải thay thế, ĐMG trái thay thế
ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung,
V
8
ĐMG trái phụ từ ĐM vị trái
ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung,
VI
7
ĐMG phải phụ
VII

1
ĐMG phải phụ và ĐMG trái phụ
ĐMG phải thay thế và ĐMG trái phụ hoặc ĐMG trái thay
VIII
4
thế và ĐMG phải phụ
IX
4.5
Động mạch nuôi gan tách ra từ ĐMMTTT
X
0.5
Động mạch nuôi gan tách ra từ ĐM vị trái
Tác giả thông qua phẫu tích, quan sát trực tiếp đã phân loại được 10
dạng động mạch cấp máu cho gan. Trong nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến
những động mạch gan thay thế, động mạch gan phụ, chính vì thế phân loại
của tác giả rất đa dạng.Tuy nhiên,nghiên cứu cũng chưa đề cập đến kích
thước của các động mạch gan, cũng như chưa tiến hành nghiên cứu về các
động mạch ở trong gan.
Hiatt J.R (1994) [3], nghiên cứu trên phim chụp CLVT hệ động mạch
gan của 1000 hồ sơ những người cho và ghép gan. Tác giả mô tả giải phẫu
động mạch gan và xếp loại theo các dạng sau:
Dạng I: mạch máu cung cấp cho gan là ĐMG riêng xuất phát từ ĐMG
chung, một nhánh của ĐM thân tạng chiếm 75,7%.


8

Dạng II: ĐMG trái xuất phát từ ĐM vị trái, ĐMG phải xuất phát từ
ĐMG riêng bắt nguồn từ ĐM thân tạng chiếm 9,7%.
Dạng III: ĐMG trái xuất phát trực tiếp từ ĐM thân tạng, ĐMG phải

từ ĐM MTTT chiếm 10,6%.
Dạng IV: ĐMG trái xuất phát từ động mạch vị trái, ĐMG phải xuất
phát từ ĐMMTTT chiếm 2,3 %.
Dạng V: ĐM cấp máu cho gan là ĐMMTTT chiếm 1,5%.
Dạng VI: ĐMG bắt nguồn trực tiếp từ ĐMC chiếm 0,2% .
Nghiên cứu của Hiatt J.R với cỡ mẫu lớn, phương pháp nghiên cứu
hiện đại đã phân loại được 6 dạng động mạch cấp máu cho gan. Tác giả chủ
yếu mô tả các dạng nguyên ủy của động mạch gan chung, động mạch gan
riêng.Nghiên cứu của tác giả chưa đề cập đến các dạng biến đổi giải phẫu và
kích thước của các động mạch trong gan.

Hình 1.3. Các dạng động mạch cấp máu cho gan theo Hiatt J.R [3].


9

Santi.M (2000), tiến hành nghiên cứu các biến đổi giải phẫu của động
mạch gan trên 150 bệnh nhân phẫu thuật mạch máu [33]. Áp dụng phân loại của
Hiatt J.R, tác giả đã phân loại được 6 dạng ĐMG cho kết quả như sau:
Dạng I: là dạng điển hình chiếm tỷ lệ 52% .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái
chiếm tỷ lệ 10,7% .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 17,3%.
Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 1,3%.
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 4%.
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 14,7%.
Tỷ lệ dạng động mạch gan thông thường là 52%, dạng biến đổi giải
phẫu là 48%. Đây là nghiên cứu có tỷ lệ biến đổi giải phẫu động mạch gan

lớn nhất. Đặc biệt ở dạng VI là dạng hiếm gặp của các nghiên cứu khác thì
trong nghiên cứu này tác giả có kết quả khác biệt với tỷ lệ 14,7%.
Covey A.(2002), nghiên cứu biến đổi giải phẫu hệ động mạch gan trên
chụp cắt lớp kỹ thuật số của 600 bệnh nhân [34]. Sử dụng theo phân loại của
Hiatt J.R để xếp dạng động mạch gan. Tỷ lệ thông thường của động mạch gan
là 61,3%, tỷ lệ biến đổi của động mạch gan là 38,7%.
Allen P.(2002), nghiên cứu giải phẫu hệ động mạch gan trên hình ảnh
chụp CLVT của 265 bệnh nhân đặt bơm tiêm tĩnh mạch - động mạch gan
[35]. Sử dụng theo phân loại của Hiatt J.R để xếp dạng động mạch gan. Tỷ lệ
thông thường của động mạch gan là 63%, tỷ lệ biến đổi của động mạch gan là
37%.
A.Kopp (2004), nghiên cứu các biến đổi giải phẫu của động mạch gan
trên 604 phim chụp cắt lớp vi tính. Tác giả đã phân loại được 6 dạng ĐMG
như phân loại của Hiatt J.R, cho kết quả như sau [36]:


10

Dạng I: là dạng điển hình chiếm tỷ lệ 79,1 % .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái
chiếm tỷ lệ 3 % .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 11,9 %.
Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 1,3 %.
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 2,8 %.
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 1,8 %.
Nghiên cứu của tác giả trên cỡ mẫu lớn, đã sắp xếp đầy đủ các dạng của
động mạch gan theo bảng phân loại của Hiatt J.R. Trong đó79,1 % là dạng động
mạch gan thông thường, dạng biến đổi giải phẫu là 21.9 %.

Balakhnin P. (2004), nghiên cứu biến đổi giải phẫu hệ động mạch gan
trên 1511 bệnh nhân chụp động mạch máu gan [37]. Sử dụng theo phân loại
của Hiatt J.R để xếp dạng động mạch gan:
Dạng I: dạng điển hình có nguyên ủy từ ĐMG chung chiếm tỷ lệ 67 % .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái
chiếm tỷ lệ 9,8 % .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 9,1 % .
Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 3,9 % .
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 1,5 % .
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 8,7 % .
Tỷ lệ thông thường của động mạch gan là 67 %, tỷ lệ biến đổi của động
mạch gan là 33 %.
Winston C. (2007), qua chụp CLVT 64 dãy để nghiên cứu giải phẫu hệ
động mạch gan trên 371 bệnh nhân sau phẫu thuật tụy [38].Tỷ lệ thông thường
của động mạch gan là 67,7%, tỷ lệ biến đổi của động mạch gan là 32,3%.


11

Lopez – Andujar R. (2007), nghiên cứu những biến đổi giải phẫu của
động mạch gan trên 1081 phim chụp CLVT 64 dãy của bệnh nhân ghép gan
[39]. Tác giả cũng áp dụng theo phân loại của Hiatt J.R để xếp dạng động
mạch gan và có kết quả như sau:
Dạng I: dạng điển hình chiếm tỷ lệ 70,4 % .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái
chiếm tỷ lệ 13,6 % .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 8,4 % .

Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 4,3 % .
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 2,5 % .
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 0,7 % .
Tỷ lệ thông thường của động mạch gan là 70,4 %, tỷ lệ biến đổi của
động mạch gan là 29,6 %.
Viacheslav I.E (2010), nghiên cứu những biến đổi của hệ động mạch
gan trong khi phẫu thuật cắt bỏ tụy mở rộng trên 350 bệnh nhân [40]. Áp
dụng phân loại của Hiatt J.R, nghiên cứu của tác giả có kết quả như sau:
Dạng I: là dạng điển hình chiếm tỷ lệ 56,3 % .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái
chiếm tỷ lệ 12,3 % .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 17,7 % .
Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 4 % .
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 2,6 % .
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 7,1 % .
Nghiên cứu của tác giả cho kết quả dạng thông thường của động mạch gan
là 56,3 %, tỷ lệ biến đổi động mạch gan là 44,7 %.


12

Binit Sureka (2013), nghiên cứu các biến đổi của động mạch thân
tạng, động mạch gan chung và các nhánh trên 600 phim chụp CLVT 64
dãy. Áp dụng phân loại của Hiatt J.R, tác giả đã phân loại được 6 dạng
ĐMG cho kết quả như sau [41]:
Dạng I: là dạng điển hình chiếm tỷ lệ 95,83 % .
Dạng II: ĐMG trái thay thế hoặc ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái

chiếm tỷ lệ 1 % .
Dạng III: ĐMG phải thay thế hoặc ĐMG phải phụ xuất phát từ ĐM MTTT
chiếm tỷ lệ 0,3 % .
Dạng IV: ĐMG trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái kết hợp với ĐMG phải phụ
xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 0,66 % .
Dạng V: ĐMG chung xuất phát từ ĐM MTTT chiếm 2,16 % .
Dạng VI: ĐMG chung xuất phát từ ĐMC chiếm 0%
Nghiên cứu của tác giả với cỡ mẫu lớn, phương pháp hiện đại.Tuy nhiên,
tác giả chỉ gặp 5 trong 6 dạng phân loại ĐMG theo quan điểm của Hiatt J.R. Hầu
hết các trường hợp trong nghiên cứu của tác giả là dạng thông thường chiếm 95,83
%, dạng biến dổi giải phẫu chỉ chiếm 4,17 %.
1.5.2. Trong nước
Trịnh Văn Minh(1982)nghiên cứu trên 120 tiêu bản phẫu tích, xếp loại
đại cương theo số lượng, nguyên ủy và liên quan với tĩnh mạch cửa.
Tác giả phân loại động mạch gan thành 3 dạng dựa vào số động mạch
cấp máu cho gan, sau đó trong các dạng,tác giả tiếp tục phân loại theo nguyên
ủy,đường đi và liên quan của động mạch [1].
- Dạng 1: một nguồn động mạch cấp máu cho gan (ĐM gan riêng)
61/120 trường hợp (trong đó có các nhóm a, b, c, d).
- Dạng 2: hai nguồn động mạch cấp máu cho gan 50/120 trường hợp
(trong đó có các nhóm e, f, g, h).
- Dạng 3: ba nguồn động mạch cấp máu cho gan 9/120 trường hợp
(trong đó có các nhóm l, k, z, i).


×