Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI tập bảo TOÀN e và HNO3 đã học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.3 KB, 2 trang )

BÀI TẬP BẢO TOÀN E VÀ HNO3 ĐÃ HỌC
Câu 1. Vàng kim loại có thể phản ứng với
A. dung dịch HCl đặc
B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch HNO3 đặc, nóng
D. nước cường toan (hỗn hợp của một thể tích axit HNO 3 đặc và ba thể tích HCl đặc)
Câu 2. Cho 12,8 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thấy thoát ra hỗn hợp hai khí NO và NO2
có tỷ khối đối với H2 bằng 19. Thể tích hỗn hợp khí đó (đktc) là
A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 0,448 lít

Câu 3. Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 (đktc) là
A. 1,12 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 2,24 lít

Câu 4. Có 3 lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch: HCl, HNO 3, H2SO4 không có nhãn. Dùng các chất nào
để nhận biết
A. dùng muối tan của bari, kim loại Cu
B. dùng giấy quỳ, dung dịch bazơ
C. dùng dung dịch muối tan của bạc
D. dùng dung dịch phenolphtalein, giấy quỳ


Câu 5. Sấm chớp trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây
A. CO

B. H2O

C. NO

D. NO2

Câu 6: Kim loại tác dụng HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây
A. NH4NO3.

B. N2.

C. NO.

D. N2O5.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất
(đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56)
A. 1,12 gam.

B. 11.2 gam.

C. 0,56 gam.

D. 5,6 gam.

Câu 8. Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO 3 đặc, nguội
A. Fe, Al


B. Cu, Ag

C. Zn, Pb

D. Mn, Ni

II.TỰ LUẬN
Câu 1. Cho 12,8 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thấy thoát ra hỗn hợp X gồm hai khí NO
và NO2 có tỷ khối đối với H2 bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X đó (đktc) ?
Câu 2. Cho 3,024g kim loại M tác dụng với dung dịch axit HNO 3 dư thu được 940,8 ml khí NxOy (ở đktc,
là sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Xác định khí NxOy và kim loại M ?
Câu 3. Chia 34,8g hỗn hợp kim loại X gồm Cu, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch
HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO 2 ở đktc. Phần 2 cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít
khí H2 ở đktc.

1


A, Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X ?
B, Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm NO và N 2O
có dY/H2 = 18,5. Tính V và xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng ?
C, cho X tác dụng với H2SO4 loãng. Tính thể tích khí thu được ?
Câu 4. Nung 5,6 gam Fe với oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 cho tác dụng
với dung dịch HNO3 dư thu được V lít (đktc) khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Tính V ?
Câu 5. (ĐH - KB – 2007) Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu
được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ
khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64)
A. 3,36.


B. 2,24.

C. 5,60.

D. 4,48.

Câu 6. (ĐH - KA – 2009) Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời
gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung
dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 7. (ĐH - KA – 2008) Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung
dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,72.

B. 35,50.

C. 49,09.

D. 34,36.

Câu 8. (ĐH - KA – 2009) Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được
940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại

M là
A. NO và Mg.

B. N2O và Al.

C. N2O và Fe.

D. NO2 và Al.

Câu 9. (ĐH - KB – 2007) Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết
hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị
của m là? (cho O = 16, Fe = 56)
A. 2,52.

B. 2,22.

C. 2,62.

D. 2,32.

2



×