Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.47 KB, 87 trang )

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG .
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1.1.1. Đối tượng:
Bảo hộ lao động trong XD là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực
tiễn về an toàn và vệ sinh LĐ, an toàn phòng chống cháy, nguyên nhân và biện pháp
phòng ngừa, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố độc hại đảm bảo sức khoẻ,
an toàn tính mạng cho người lao động.
1.1.2. Nội dung của bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động gồm 4 phần :
v Pháp luật bảo hộ lao động
v Vệ sinh lao động
v Kỹ thuật an toàn
v Kỹ thuật phòng chống cháy
+ Pháp luật bảo hộ lao động :
Là một phần của bộ luật lao động bao gồm các quy định về chính sách bảo vệ con
người trong LĐSX : như thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo vệ bồi dưỡng sức khoẻ,
tiêu chuẩn với lao động nữ .v.v.
+ Vệ sinh LĐ :
Là các nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, điều kiện làm việc đến sức khoẻ con
người, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ con người .
+ Kỹ thuật an toàn lao động :
Là phần nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động, đề xuất và áp dụng các
biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn LĐ.
+ Kỹ thật phòng chống cháy :
Là phần nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân phát sinh cháy nổ, đề xuất và thực
hiện các biện pháp phòng chống cháy hiệu quả.
1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác Bảo hộ lao động (BHLĐ):
1.2.1. Mục đích:
Thông qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội, để hạn chế, loại
trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động,


ngăn ngừa các tai nạn LĐ bảo vệ sức khoẻ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng
sản xuất, tăng năng xuất LĐ .
1.2.2. Ý nghĩa:
Công tác bảo hộ LĐ là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, nó mang ý
nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao .
Bảo hộ LĐ phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị rõ rệt

2


- Chế độ Thực dân , phong kiến , đế quốc cai trị giai cấp CN và người LĐ bị bóc lột
thậm tệ, LĐ quần quật trong điều kiện bảo hộ LĐ không hề được quan tâm. Từ khi nhà
nước giành được độc lập, Đảng và chính phủ luôn luôn quan tâm tới công tác bảo hộ
LĐ, trên quan điểm: “ Con người là vốn quý nhất “, điều kiện LĐ không ngừng được
cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà chúng ta đang
xây dựng.
- BHLĐ tốt là góp phần tích cực vào củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN. Mặt
khác nhờ chăm lo bảo đảm an toàn LĐ, còn bảo vệ sức khoẻ cho người LĐ, không
những mang lại hạnh phúc cho bản thân gia đình họ mà BHLĐ còn mang ý nghĩa xã
hội và nhân đạo sâu sắc.
- BHLĐ còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Người LĐ được bảo vệ tốt không bị
tai nạn, ốm đau, bệnh tật họ sẽ an tâm, phấn khởi làn việc, năng xuất LĐ cao, kinh tế
sẽ phát triển, thu nhập của người LĐ tăng, đời sống vật chất tinh thần của họ ngày
càng được cải thiện. Nếu người LĐ ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều, nó ảnh hưởng tới
năng xuất LĐ, mặt khác các chi phí để khắc phục ốm đau bệnh tật sẽ tăng lên, nó làm
cho nền kinh tế kém phát triển.
1.2.3. Tính chất:
Để thực hiện tốt công tác bảo hộ cần nắm vững 3 tính chất chủ yếu :
• Tính pháp luật: Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm tiêu chuẩn nhà nước
về bảo hộ nhà nước đều mang tính pháp luật. Nó là cơ sở bắt buộc các tổ chức

nhà nước, xã hội và mọi người phải nghiêm chỉnh thực hiện .
• Tính khoa học kỹ thuật : Mọi công tác về bảo hộ như nghiên cứu, đánh giá, đưa ra
giải pháp, đều phải dựa vào và vận dụng các kiến thức thực tế về mọi lĩnh vực:
máy, điện, thông gió, cơ khí hoá , tâm sinh lý LĐ . v.v.v.
• Tính quần chúng : Nó thể hiện qua 2 mặt :
+ Nó liên quan tới tất cả mọi người tham gia lao động .
+ Công tác bảo hộ LĐ chỉ thu được kết quả khi tất cả mọi người tham gia LĐ và
các nhà lãnh đạo đều phải chấp hành , thực hiện luật một cách nghiêm chỉnh.

3


CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1. Đ

ng lối chính sách về BHLĐ của Đảng và nhà nước

Từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay đi đôi với cải thiện đời sống của nhân
dân LĐ, Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động. Được thể hiện
ở các điểm sau :
+ Ban hành các chính sách bảo hộ LĐ , nó là cơ sở pháp luật để mọi người, mọi cấp,
ngành chỉ đạo và thực hiện. Các chính sách đó như: quy định thời gian làm việc 8h,
chế độ lương, phụ cấp, nghỉ phép năm .v.v.
+ Hoà bình lập lại ngày 16-12 –1964 : Chính phủ ban hành nghị định 181- CP điều lệ
tạm thời về bảo hộ lao động , ngoài ra còn nhiều thông tư chỉ thị khác hướng dẫn thực
hiện về bảo hộ LĐ, có cán bộ chuyên trách về bảo hộ LĐ : KTATLĐ, thanh tra, kiểm
tra, điều tra tai nạn.
+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ : năm 1967 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra
quyết số 161 và nghị định số 103 về công tác BHLĐ tronmg thời chiến .
+ Sau khi miền nam được giải phóng , đất nước thống nhất , xây dựng CNXH trên

toàn quốc Hội đồng nhà nước đã ban hành một loạt các chỉ thị thông tư như : pháp
lệnh BHLĐ 9/1991 , thông tư liên bộ 17/ TT – LB ngày 26-12- 1991 . Ngày 23-6-1994
quốc hội thông qua bộ luật LĐ của nước CHXHCNVN được nêu rõ: Người LĐ có
trách nhịêm, quyền lợi trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ, an toàn LĐ, vệ sinh LĐ.
Mọi tổ chức kinh tế XH phải tuân theo pháp luật về ATVSLĐ, trong đó đặc biệt quan
tâm tới LĐ nữ , và các đối tượng LĐ vị thành niên.
2.2. Nhiệm vụ của các tổ chức, của các cơ quan nhà nước về BHLĐ:
• Trách nhi m t/ ch c c4 s5:
+ Nắm vững pháp lệnh về BHLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật này, phổ biến
cho mọi người hiểu rõ.
+ Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người LĐ .
+ Thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ theo dõi tình hình sức khoẻ của
CBCNV trong các công ty xí nghiệp .
• Trách nhi m c6a c4 quan c p trên:
+ Hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành tốt luật BHLĐ .
+ Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn cụ thể về công tác BHLĐ .
+ Tổng kết, đánh giá về quá trùnh thực hiện luật BHLĐ .
+ Tổ chức bố trí cán bộ, phân cấp QL thực hiện tốt luật BHLĐ .
• Trách nhi m c6a t/ ch1c công &oàn :
+ Thay mặt người LĐ ký thoả thuận với người sử dụng LĐ tất cả các biện phảp cải
thiện điều kiện làm việc , đảm bảo an toàn LĐ .
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ của cơ quan và tuyên truyền ,
giáo dục , đôn đốc việc thực hiện luật BHLĐ của cán bộ và công nhân LĐ .
+ Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH trong lĩnh vực BHLĐ .

4


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, NGUY N NHÂN GÂY
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BÊ NH NGHỀ NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG

3.1. Khái niệm về điều kiện LĐ, tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp
trong xây dựng:
3.1.1. Điều kiện lao động:
Trong quá trình lao động con người phải làm việc trong điều kiện nhất định ,
gọi là điều kiện lao động . Điều kiện lao động được đánh giá trên hai mặt :
+ Quá trình lao động .
+ Tình trạng vệ sinh môi trường trong quá trình lao động thực hiện .
Đặc trưng của quá trình lao động là: tính chất và cường độ lao động, tư thế của con
người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt . v.v.
Tình trạng vệ sinh môi trường SX đặc trưng bởi : điều kiện vi khí hậu ( nhiệt độ
, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển không khí ), nồng độ hơi khí, bụi, mức độ tiếng ồn, độ rung
động, độ chiếu sáng .v.v.
3.1.2. Tai nạn lao động
Tai nạn LĐ là tai nạn làm chết người hoặc tai nạn làm tổn thương bất kỳ một bộ
phận, chức năng nào đố của cơ thể , do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài
dưới dạng cơ, lý, hoá và sinh học, xảy ra trong quá trình LĐ.
3.1.3. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ bởi các yếu tố
độc hại tạo ra trong quấ trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình SX .
Như vậy tai nạn LĐ , bệnh nghề nghiệp đều gây huỷ hoại sức khoẻ con người ,
hoặc chết người nhưng ở các mức độ khác nhau : tai nạn gây đột ngột còn bệnh nghề
nghiệp gây ra từ từ trong một thời gian nhất định .
ân tích điều kiện lao động ngành Xây dựng – Việt Nam
Điều kiện lao động CN ngành XD có tính đặc thù sau :
- Các ngành CN khác chỗ làm việc cố định : trong các nhà máy, xưởng SX .
- Ngành XDCB chỗ làm việc của CN luôn thay đổi theo vị trí của từng công trình.
- Ngành XDCB có nhiều ngành nghề CN phải lao động nặng nhọc : bê tông , đào
đất, chuyển VL .v.v.
- Công việc phần lớn phải làm ngoài trời chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết: nắng,
nóng, gió bão, sét, mưa dầm gió bắc .v.v.

- Nhiều công nhân phải làm trong điều kiện môi trường ô nhiễm: bụi, tiếng ồn, rung
động lớn ( v/c đất đá , đầm bê tông , đầm đất )
3.2. Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động
3.2.1. Phương pháp chuyên khảo
Phương pháp chuyên khảo đi sâu phân tích cụ thể điều kiện LĐ , các nguyên
nhân phát sinh tai nạn : chỗ làm việc , máy móc , thiết bị , yếu tố vi khí hậu , điều kiện
môi trường .v.v. những thiếu sót về KT có thể gây ra tai nạn .v.v

5


Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định đầy đủ các nguyên nhân phát
sinh ra tai nạn, đây là điều quan trọng quết định biện pháp loại trừ các nguyên nhân đó
3.2.2. Phân tích nguyên nhân tai nạn
Nguyên nhân gây tai nạn có nhiều , song có thể phân thành các nhóm sau :
+ Nguyên nhân kỹ thuật .
+ Nguyên nhân tổ chức .
+ Nguyên nhân vệ sinh môi trường .
+ Nguyên nhân bản thân (chủ quan).
3.2.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật
Là nguyên nhân liên quan đến thiếu sót về mặt kỹ thuật . Có thể chia ra các nguyên
nhân sau:
• D ng c9, ph24ng ti n máy móc sử dụng hông hoàn chỉnh .
- Hư hỏng gây ra sự cố : đứt cáp, đứt cu roa, tuột phanh, gãy thang, cột chống,
lan can .
- Thiếu các thiết bị an toàn : thiết bị khống chế quá tải , khống chế chiều cao
nâng tải , khống chế góc nâng cần trục , cầu chì rơ le bị ngắt trong thiết bị điện
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa : áp kế , hệ thống thông tin tín hiệu , báo hiệu
• Vi phạm quy trình, quy phạm an toàn .
- Vi phạm trình tự tháo cột chống , ván khuôn các kết cấu BTCT .

- Đào móng sâu , khai thác vỉa mỏ than hàm ếch .
- Làm việc trên cao nơi chênh vênh nguy hiểm không đeo dây an toàn .
- Sử dụng phương tiện chở vật liệu chở người .
- Sở dụng thiết bị điện không đúng điện áp , làm việc ở môi trường nguy hiểm về
điện .
• Thao tác làm việc hông đúng , vi phạm quy tắc an toàn
- Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu , vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi
vận hành .
- Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu .
- Lấy tay làm cữ khi cưa sắt .
- Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng .v.v..
3.2.2.2. Nguyên nhân tổ chức
Là nguyên nhân liên quan đến sai sót về mặt tổ chức thực hiện .


ố trí mặt bằng ,

ng gian SX hông hợp lý :

- Diện tích làm việc chật hẹp , cản trở cho thao tác , hoạt động đi lại .
- Bố trí máy móc , thiết bị , dụng cụ , nguyên VL sai nguyên tắc .

6


- Bố trí đường đi lại, giao thông, vận chuyển không hợp lý, nhiều chỗ giao cắt
nhau .
• Tuy n d9ng , sử dụng nhân công hông đúng với yêu cầu :
- Về tuổi tác , sức khoẻ , ngành nghề và trình độ chuyên môn .
- Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn LĐ .

• Thiếu ểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và sử lý những vi phạm về an
toàn LĐ.
• Thực hiện hông nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động:
- Chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi .
- Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân .
- Chế độ bồi dưỡng độc hại .
- Chế độ lao động nữ .
3.2.2.3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường
• Làm việc trong đ

ời tiế

ắc nghiệt : nắng , nóng , sương mù , mưa , rét .v.v.

• Làm việc trong môi trường vi
trong nhà xưở

hậu ông tiện nghi : quá nóng , quá lạnh ,
ng thoáng , ngột ngạt , độ ẩm cao .

• Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
độc, tiếng ồn, rung động, cường độ bức xạ cao .
bụ
p suất cao hoặc thấp hơ

• Làm việc trong đ

í.

• Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônomi :

- Tư thế làm gò bó .
- Công việc đơn điệu buồn tẻ .
- Nhịp điệu LĐ quá khẩn trương .
- Máy móc dụng cụ LĐ , vị trí làm việc không phù hợp với chỉ tiêu nhân trắc.
• Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cá nhân trong SX .
- Nước uống không đủ và kém chất lượng.
- Không có nơi tắm rửa hợp vệ sinh.
3.2.2.4. Nguyên nhân bản thân (chủ quan)
• Tuổi tác , sứ

ẻ , giới tính , tâm

hông tâm lý
• Trạng thái thần
vui , buồn , lo sợ , hoảng hốt .v.v.
• Vi phạ

g phù hợp công việc .
ông bình thường , có biến đổi về cảm xúc:

ỷ luật LĐ :

- Đùa nghịch trong khi làm việc .
- Xâm phạm các vùng nguy hiểm .
- Vi phạm công việc , máy móc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình .
- Không sử dụng , hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

7



PHẦN II : VỆ SINH LAO ĐỘNG .
CHƯƠNG : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
n loại các tác hại của bệnh nghề nghiệp trong nghành Xây dựng
Bảng 4.1 Phân loại một số bệnh nghề nghiệp :
TT

Đặc tính tác dụng cúa tác
hại

Bệnh nghề nghiệp

Quá trình làm việc

1

Điều kiện vi khí hậu không
tiện nghi: quá nóng, quá
lạnh

Say nóng , say nắng ,
cảm lạnh , ngất

Làm việc trong buồng lái
cần trục, làm ngoài trời .

2

Sợ chênh lệch về áp suất
cao hoặc thấp hơn áp suất
khí quyển


Bệnh xung huyết

Lv trên núi cao , dưới
sâu : giếng chìm , lặn
dưới nước .

3

Tiếng ồn thường cao hơn
mức giới hạn 75dB .
Những âm thanh quá mạnh

Giảm độ thính , điếc .

Lviệc với dụng cụ nén
khí , đóng cọc , búa hơi

4

Rung động tác dụng
thường xuyên

Đau xương , thấp khớp ,
các biến đổi bệnh lý
không hồi phục

Đầm bê tông , máy nén
khí , rung động điện .


5

Tác hại củ bụi SX , đặc biệt
là bụi độc

Huỷ hoại hệ hô hấp ,
bệnh bụi phổi , bệnh lao

Đạp, nghiền VL rời, nổ
mìn, khai thác đá amian,
thăm dò khai thác quặng
phóng xạ.

6

Tác dụng của chất độc

Nhiễm độc cấp tính ,
mãn tính , phồng rộp .

Sơn, công tác trang trí,
cạo rỉ, tẩm gỗ, nấu bi
tum

7

Tác dụng của tia phóng xạ

Bệnh da cấp tính , mãn
tính , rỗ loét .


Dò khuyết tật trong các
cấu kiện kim loại, kiểm
tra mối hàn bằng tia gam
ma

ện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp:
- Lựa chọn đúng đắn , đảm bảo các yếu tố vi khí hậu .
- Loại trừ các tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao : thông gió, hút thải khí độc .
- Làm giảm , triệt tiêu tiếng ồn , rung động : Tiêu âm , cách âm , giảm cường độ
rung động .
- Cần có chế độ riêng với các công việc nặng nhọc : Rút ngắn thời gian làm việc ,
nghỉ phép , điều dưỡng .v.v.
- Tổ chức chiếu sáng tự nhiên , nhân tạo , đủ ánh sáng cho làm việc .
- Đề phòng bệnh phóng xạ : liên quan đến các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ.
- Sử dụng các phương tiện BHLĐ bảo vệ các bộ phận của cơ thể : tay chân, da..

8


CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT
5.1. Ảnh hưởng của yếu tố vi khí hậu đến sức khỏe của con người
Điều kiện vi khí hậu trong môi trường SX: nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc lưu
chuyển của không khí, bức xạ nhiệt .
Thành phần không khí gồm: nitơ 75,55% - ô xy 23,1%. Ngoài ra còn khí cácboníc,
ácgon, hơi nước .v.v.
+ Nếu ô xy giảm xuống chỉ còn 12% ta sẽ thấy khó thở , bộ máy hô hấp làm việc
căng, thở nhiều và sâu, con người chỉ chịu được không quá nửa giờ. Do đó cần làm
thoáng mát nơi làm việ .
Thân nhiệt cơ thể ( 36 – 37 ) độ , khi làm việc thân nhiệt tăng lên , nó phải được

thoát ra khỏi cơ thể để đảm bảo ổn định thân nhiệt cho người . Sự thoát nhiệt của cơ
thể ra bên ngoài theo các yếu tố sau :
+ Đối lưu : Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn môi trường.
+ Bức xạ : Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ không khí bằng nhau nhưng nhiệt độ các
vật xung quanh thấp hơn.
+ Bốc hơi : Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể.
Khi nhiệt độ không khí 200 C sự toả nhiệt như sau:
Đối lưu –31 % , Bức xạ - 43,7% , bốc hơi 21, 7% , nhiệt còn lại tiêu hao vào làm
nóng thức ăn và không khí .
Khi nhiệt độ không khí trên 300 C sự toả nhiệt xảy ra chủ yếu là bốc hơi , khi nhiệt
độ từ ( 35- 40 ) 0 C thì tuyệt đối bằng con đường này . Lượng nhiệt bốc hơi phụ thuộc
vào nhiệt độ môi trường , độ ẩm , độ lưu chuyển không khí . Độ lưu chuyển không khí
càng lớn thì sự bốc hơi càng mạnh . Sự toả nhiệt ngoài phụ thuộc vào đ / k vi khí hậu
còn phụ thuộc vào cường độ LĐ . Lao động càng nặng thì toả nhiệt càng nhiều . Quá
trình toả nhiệt không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà cón làm cơ thể mất nước , lượng
mồ hôi bốc hơi 10- 12 lít , kèm theo mất nước là mất muối 30 – 40 g / ngày đêm .
Cơ thể bị quá nóng làm tăng mệt mỏi , nhức đầu , chóng mặt ù tai hoa mắt . Khi
làm việc chân tay quá nặng nhọc , nhiệt độ và độ ẩm không khí cao có thể gây ngộ
nhiệt là do sự mất nước , mất muối quá nhiều trong cơ thể .
Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa cơ thể và môi trường cũng gây ảnh hưởng tới
cơ thể : khi quá lạnh sẽ gây cảm lạnh , rét run , tê buốt .v.v.
Tóm lại điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ vì vậy cần tạo điều
kiện thuận lợi về vi khí hậu cho công nhân làm việc .
5.2. Biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu tiện nghi
- Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên tốt . Bố trí hướng gió tốt
cho các xưởng SX ( theo hướng Bắc – Nam ) , tăng diện tích các cửa sổ để tăng thông
thoáng .
- Xây dựng hệ thông thông gió nhân tạo : quạt gió cố định , lưu động , sử dụng
hương sen đưa không khí mát tới từng chỗ làm việc .
- Hạn chế các nguồn bức xạ nhiệt: lò xấy, lò đốt

- Cải tiến kỹ thuật , cơ giới hoá thi công làm giảm lao động nặng nhọc của CN .

9


- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : quần áo bằng vải cách nhiệt , kính màu,
kính mờ .
- Tạo điều kiện nghỉ ngơi , bồi dưỡng vật chất cho người lao động , bù đắp sự mất
mát năng lượng trong SX , pha thêm muối vào nước chống mất muối cho CN trong SX
- Có tấm che nắng cho người làm ngoài trời .
- Che nắng cho thiết bị xe máy làm liên tục ngoài nằng : Sơn chống tia nắng .v.v.

CHƯƠNG 6: PHÒNG CHỐNG BỤI TR N CÔNG TRƯỜNG VÀ TRONG
CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG
6.1. Phân tích tác hại của bụi
Trong quá trình thi công , sản xuất vật liệu xây dựng đều có thể phát sinh ra bụi .
Có thể phân bụi thành : bụi hữu cơ , bụi vô cơ , bụi hỗn hợp .
+ Bụi hữu cơ : bụi lông , bụi xương động vật , bụi gỗ , bụi bông .v.v.
+ Bụi vô cơ : bụi khoáng , gốm , xi măng , bụi đá mài, bụi kim loại .
Theo cỡ hạt bụi , phân làm 3 nhóm :
+ Nhóm nhìn thấy được > 10mk .
+ Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi : 10 - 0,25mk .
+ Chỉ nhìn được qua kính hiển vi điện tử : < 0,25mk
Những hạt lớn rơi nhanh , hạt nhỏ rơi chậm hơn , hạt quá nhỏ có thể bay lơ lửng
trong không khí rất lâu .
Những hạt bụi rơi vào đường thở : nếu to được giữ lại trên mũi họng , được khạc ra
theo đờm , những hạt nhỏ hơn lọt sâu vào khí quản gây bệnh bụi phổi . Tác hại của bụi
còn phụ thuộc vào điện tích của nó , các hạt bụi tích điện sẽ nằm lâu trong phổi hơn
hạt bụi trung hoà gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người .
Làm việc lâu trong môi trường bụi sau một thời gian dài có thể bị bệnh bụi phổi : có

bệnh bụi silic , bệnh bụi nhôm , bệnh bụi than .v.v. Bệnh bụi silíc là bệnh nguy hiểm
nhất . Ngoài ra bụi còn làm chấn thương mắt .
6.2. Nguyên nhân phát sinh bụi
Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều do các khâu thi công : làm đất , nổ mìn , bốc dỡ nhà
cửa , đập nghiền sàng đá , trộn bê tông , .v.v. sản ra một khối lượng lớn bụi silíc SiO2
gây bệnh bụi phổi silíc . hoặc khi cháy bụi phát sinh ra dưới dạng sản phẩm cháy
không hoàn toàn .v.v.
Tác hại của bụi đến cơ thể con người phụ thuộc vào nồng độ bụi . Vì vậy tiêu chuẩn
vệ sinh khi thiết kế các XN công nghiệp có quy định nồng độ cho phép của bụi trong
quá trình SX .
6.3. Biện pháp chống bụi
Để chống bụi có thể dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : Dụng cụ bảo vệ cơ quan
hô hấp , mũ che mặt , kính che mắt . Ngoài phương pháp phòng bụi cá nhân còn biện
pháp phòng bụi chung :

10


+ Các nơi phát sinh bụi như trạm nghiền đá , kho VL rời , máy nhào trộn .v.v. bố trí
xa nơi làm việc và bố trí cuối gió .
+ Có thể thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công để giảm nồng độ bụi : Vd thay đá mài
thiên nhiên bằng đá mài nhân tạo , cơ giới hoá bốc dỡ đất đá .
+ Phun nước ẩm VL , đất đá , nhà cửa trước khi thi công .
+ Đậy kín các bộ phận phát sinh bụi , khói ( che bạt thùng xe khi v/c )
+ Dùng máy hút bụi đặt trong các nhà xưởng , đưa bụi ra ngoài .
+ Thường xuyên vệ sinh các phòng , nơi làm việc để giảm nồng độ bụi . Ơ trên công
trường , xưởng SX phải có đủ nhà tắm , rửa cho CN trước khi nghỉ việc .

CHƯƠNG 7: PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG
7.1. Phân tích nguyên nhân và tác hại của khí độc

Chất độc là các chất hoá học có tác dụng xấu lên cơ thể con người , gây ra sự phá huỷ
các quá trình sống bình thường .
Có nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính .
- Nhiễm độc cấp tính : Xảy ra trong trường hợp khi một lượng lớn chát độc xâm
nhập vào cơ thể trong thời gian ngắn .
- Nhiễm độc mãn tính : Do kết quả tác dụng dần dần , lâu dài của chất độc xâm
nhập vào cơ thể với số lượng ít .
Tính độc của vật chất phụ thuộc vào thành phần hoá học , cấu tạo , tính chất lý hoá ,
nồng độ và đường xâm nhập của nó vào cơ thể , cũng như tình trạng của cơ thể khi
làm việc .
Chất độc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu bằng đường thở , đường tiêu hoá , da . Trong
đó sự xâm nhập qua đường thở là nguy hiểm nhất , vì khả năng hấp thụ chất độc lớn .
Chất độc được phân thành 2 nhóm chính ;
- Chất độc rắn : Chì , thạch tín , sơn .
- Chất độc thể lỏng, khí : Ô xít các bon, xăng, ben zen, sun fua hyđrô, cồn, ête,
sunfuarơ, a xêtilen .v.v.
Theo đặc tính độc tố có 4 nhóm :
+ Các chất phá huỷ da , niêm mạc : HCl , H2SO4 , CrO3 .
+ Các chất phá huỷ cơ quan hô hấp : SiO2 , NH3 , SO2
+ Các chất độc tác dụng đến máu : CO (Phản ứng với huyết sắc tố làm mất
khả năng chuyển Ô xy của máu )
+ Các chất độc tác dụng lên hệ thần kinh : cồn , ête , Sun fuahyđrô .v.v.
7.2. Biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng:
Để phòng nhiễm độc trong quá trình thi công XD có thể có một số biện pháp sau:
- Có thể áp dụng cơ giới hoá , tự động hoá trong thi công để giảm độc hại nếu
điều kiện cho phép : tự động khâu pha sơn , thay chì bằng kẽm .v.v.

11



- Sở dụng thiết bị thông giố để thải chất độc hại ra ngoài , giảm nồng độ xuống
thấp hơn mức cho phép .
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : mũ bảo vệ , mặt nạ phòng ngạt , bình ô
xy , kính ngăn cách cơ quan hô hấp với chất độc ở dạng khí , lỏng .

CHƯƠNG 8: TIẾNG ỒN VẢ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
8.1. Phân tích nguồn phát sinh- tác hại của tiếng ồn và rung động trong xây dựng
Tiếng ồn và rung động trong SX là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng
vượt quá giới hạn cho phép . Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan thính
giác , có thể gây điếc hẳn , mà còn tác động vào các cơ quan thần kinh và các hệ thống
chức năng khác bên trong cơ thể .
Ảnh hưởng của tiếng ồn với cơ thể phụ thuộc vào tính chất vật lý của nó như : cường
độ âm thanh , tần số , âm phổ … và các yếu tố khác như thời gian tác dụng , đặc tính
riêng của từng người .( độ nhạy cảm , lứa tuổi .v.v. ) .
Khi chịu tác dụng của tiếng ồn độ nhạy của thính giác giảm xuống , ngưỡng nghe
tăng lên . Khi rời khỏi tiếng ồn đến nơi yên tĩnh độ nhạy cảm của thính giác phục hồi
nhanh sau 2-3 phút , nhưng nó chỉ có giới hạn nhất định . Nếu tác dụng của tiếng ồn
kéo dài , hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần , thính giác không còn khả năng phục hôi hoàn
toàn về trạng thái bình thường gây ra tình trạng nặng tai và điếc .
Tiếng ồn cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh đến hệ thần kinh , sau một
thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của não : gây đau đầu , chóng mặt ,
cảm giác sợ hãi , bực tức , trạng thái tâm thần không ổn định , giảm trí nhớ .v.v.
Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch : gây loạn nhịp tim , làm
giảm sự tiết dịch vị , độ toan , ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày , có thể
gây rối loạn dinh dưỡng , thay đổi chức năng tuyến giáp trạng , rối loạn tuyến sinh dục
nam nữ .
• Các nguồn phát sinh tiếng ồn : Tiếng ồn cơ khí , tiếng ồn khí động , tiếng ồn
các máy điện ..v.v.
8.2. Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động. Ảnh hưởng của chúng và
mức độ tác hại

Tiếng ồn đặc trưng bởi các thông số vật lý : cường độ , tần số , phổ của tiếng ồn và
các mức độ sinh lý như : mức to , độ cao . Tác hại gây bởi tiếng ồn phụ thuộc vào mức
ồn ( cường độ ) và tần số của nó .
- Tiếng ồn mức 100- 120 decibel ( dB ) với tần số thấp 80 – 90 dB , với tấn số
trung và cao gây ra sự thay đổi không phục hồi ở cơ quan thính giác . Tiếng ồn 130 150 dB gây huỷ hoại tính chất cơ học của cơ quan thính giác : điếc .
- Ngoài cường độ tiếng ồn , tần số của tiếng ồn cũng gây tác hại tới cơ quan thính
giác: âm có tần số cao > 3000 Hz có hại hơn âm có tần số thấp < 300 Hz
- Theo đặc điểm tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ đều ( liên tục ) , phổ thưa (
gián đoạn ) và phổ hỗn hợp ( rú lên từng hồi ) . Hai loại phổ sau gây ảnh hưởng đặc
biệt xấu lên cơ thể con người .

12


Thông số đặc trưng cho độ rung động là biên độ dao động ( A ) , tần số ( f ) , vận
tốc v = .2.π . f và gia tốc ✇ = .(2.π . f ) 2 .
Trong quy phạm tiêu chuẩn vệ sinh đã quy định các trị số giới hạn cho phép của
rung động ở nơi làm việc . Đã xác định được đặc trưng cảm giác của người chịu tác
dụng của rung động chung , với biên độ 1mm khi tấn số 10 – 100 Hz phụ thuộc vào
vận tốc dao động , khi tần số 1- 10Hz phụ thuộc vào gia tốc . Theo tiêu chuẩn vệ sinh
chỉ cho phép sử dụng những thiết bị nào khi làm việc rung động của chúng không vượt
quá các trị số giới hạn cho phép .
Bảng 8.1 Đặc trưng của người chịu tác dụng rung động .
Tác dụng của dao động

Gia tốc khi tần số

Vận tốc khi tần số

từ 1-10Hz ( mm/s2 )


từ 10 – 100 Hz ( mm/s)

Không cảm thấy

10

0,16

Cảm thấy yếu

140

0,64

Cảm thấy vừa dễ chịu

125

2,00

Cảm thấy mạnh (khó chịu )

400

6,4

Có hại khi tác dụng lâu

1000


16,4

Rất hại

> 1000

> 16,4

8.3. Biện pháp chống tiếng ồn và rung động
8.3.1. Chống tiếng ồn
Làm giảm tác dụng của tiếng ồn đối với người làm việc có thể thực hiện được bằng
cách sau :
+ Thay chuyển động tiến lùi của các chi tiết máy bằng chuyển động xoay .
+ Giảm dung sai khi chế tạo đến mức tối thiểu .
+ Thay ổ bi lác bằng ổ bi trượt .
+ Thay chuyển động của các bánh xe răng kim loại bằng chuyển động của bánh xe
răng chất dẻo .
+ Phủ chất hấp phụ rung động lên bệ máy .
+ Nơi phát ra tiếng ồn nhiều bố trí cuối gió , với khoảng cách nhất định tới các khu
làm việc khác .
+ Trồng cây xanh quanh khu phát ra tiếng ồn để giảm tiếng ồn .
+ Dùng các dụng cụ phòng hộ giảm tiếng ồn : dùng bông , bọt biển , băng đặt vào
lỗ tai giảm ồn 3 – 14dB ( tần số 10 – 100Hz ) , dùng băng tẩm mỡ giảm ồn 18dB ,
bông len tẩm sáp giảm ồn 30 dB , hoặc có thể dùng các bao ốp tai .v.v.
8.3.2. Chống rung động
Để làm giảm tác hại của rung động ở chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho phép có
thể thực hiện theo một số cách sau :

13



+ Thiết kế các thiết bị rung động mới , hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động , từ
xa .v.v.
+ Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm việc .
+ Nghiên cứu phương pháp mới đúc bê tông .
+ Sử dụng các dụng cụ chống rung động cá nhân .
Ví dụ :
Với thợ đổ bê tông dùng phương pháp đổ bê tông tự động , máy có gắn đầm rung
bên trong , người thợ không phải làm trực tiếp .
Với phòng làm việc gần nơi đặt máy lớn , rung động của máy có thể phát triển qua
móng và nền đất vào nơi làm việc . Biện pháp giảm rung động bằng cách cách ly chỗ
làm việc khỏi nguồn rung động : áp dụng mạch cách âm lấp khe hố móng rung động
bằng amiăng rời . Hoặc có thể làm khe rung động rộng khoảng 10cm , trong đó lớp
cách âm là không khí .
3
1

300 - 500

2

Hình 8.1 Sơ đồ móng với mạch cách âm .Móng Cát .
1. Móng

3 . máy rung động .

2. Cát

2

4
3

1
Hình 8.2 Sơ đồ móng với khe cách rung
1. Tấm lót làm từ phớt tẩm bi tum
2. Móng máy rung, 3 . Khe cách âm,

14

4. Móng nhà


Một yêu cầu quan trọng là chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn nhiều so với
chiều sâu đặt móng nhà .
- Thay liên kết cứng của móng máy với nền nhà bằng liên kết lò xo , lớp đệm đàn hồi
(cao su , amiăng , sợi bi tum)

Hình 8.3 Sơ đồ liên kết mềm giữa móng máy và nền .
- Một trong những biện pháp tích cực để giảm rung động nữa là thay biện pháp đổ bê
tông truyền thống hiện nay bằng các cách đổ mới như đổ bê tông điều khiển từ xa ,
hoặc dùng bê tông với cách đổ các chất phụ gia và vữa riêng .v.v.

CHƯƠNG 9: CHIẾU SÁNG TRONG XÂY DỰNG
9.1. Ảnh hưởng của sự chiếu sáng đến vệ sinh và an toàn lao động
Chiếu sáng hợp lý trong nhà xưởng , nơi làm việc , trên các công trường , trong xí
nghiệp là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh , đảm bảo an toàn lao động,
nâng cao năng suất lao động .
Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người LĐ phải nhìn căng thẳng thường xuyên làm
tăng mệt mỏi, chậm phản xạ thần kinh, giảm thị lực, có thể gây mất an toàn trong sản

xuất.
Có 3 hình thức chiếu sáng : tự nhiên , nhân tạo , hỗn hợp .
Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng tác dụng sinh học tốt với cơ thể , vì vậy chiếu sáng
tự nhiên là hình thức hợp vệ sinh nhất .
Năng lượng nhìn thấy được được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng : gọi là quang
thông – là công suất bức xạ ánh sáng .
Đặc trưng cho điều kiện vệ sinh chiếu sáng người ta có khái niệm độ rọi E :
E=

F
S

Trong đó :
E độ rọi ( là mật độ quang thông đổ trên một bề mặt xác định ) .
F quang thông

;

S diện tích bề mặt được chiếu sáng .

Trong quá trình nhìn, vai trò quyết định là phần quang thông phản chiếu từ bề mặt
được chiếu sáng tới mắt người. Đại lượng quang thông phản chiếu bởi bề mặt tới mắt
người gọi là độ chói bề mặt ( đơn vị độ chói là nít )
Để tổ chức chiếu sáng hợp lý không chỉ đảm bảo đủu độ rọi bề mặt mà còn phải
đấp ứng được yêu cầu : ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như trong
toàn bộ trường nhìn , không có hiện tượng chói , loá , không có bóng đen và sự tương
phản lớn và cuối cùng hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế .

15



9.2. Chiếu sáng tự nhiên
Có thể đưa ánh sáng vào nhà bằng :
+ Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh áng trên cao .
+ Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường ngoài .
+ Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên .
Đặc điểm của ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong phạm vi rất lớn phụ thuộc vào
thời gian trong ngày , theo mùa trong năm , theo thời tiết . Trong một thời gian ngắn
độ chiếu sáng tự nhiên có thể thay đổi vài lần . Do vậy độ chiếu sáng tự nhiên trong
phòng không nên đặc trưng bằng đại lượng tuyệt đối ( độ rọi , độ chói ) như với chiếu
sáng nhân tạo . Sự chiếu sáng tự nhiên trong phòng có thể đặc trưng bằng đại lượng
tương đối – cho biết độ chiếu sáng trong phòng tối hơn , hoặc sáng hơn độ chiếu sáng
bên ngoài khoảng bao nhiêu lần :
e=

Trong đó :

e

Et
.100
En

Độ chiếu sáng tự nhiên ;

E t : Độ rọi bên trong phòng ;

E t : Độ rọi bên ngoài .

9.3. Chiếu sáng nhân tạo

Trong các trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ thì phải thiết kế và sử dụng chiếu
sáng nhân tạo . Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung , cục bộ và kết hợp .
Trong điều kiện sản xuất để ánh sáng phân bố đều nên tổ chức chiếu sáng chung
hoặc kết hợp , không nên tổ chức chiếu sáng cục bộ , vì sự tương phản giữa chố chiếu
sáng quá và tối làm cho mắt mệt mỏi , giảm năng suất LĐ , hoặc có thể gây chấn
thương .
Nguồn chiếu sáng có thể là đèn dây tóc , đèn huỳnh quang , đèn đặc biệt và đèn hồ
quang điện .
Trong các loại đèn thì đèn không có chao không có lợi vì một nửa quang thông
không được sử dụng chiếu sáng . Hiện nay đèn có chao được sử dụng nhiều . Đèn có
chao được phân làm 3 loại : chiếu thẳng , phản chiếu , huếch tán . Tuỳ theo yêu cầu
nơi cần chiếu sáng mà lựa chọn loại chao thích hợp .
Đèn dây tóc gây ra độ loá cho mắt , ảnh hưởng quá trình làm việc . Vì vậy đèn
huỳnh quang ngày càng sử dụng rộng rãi trong SX ở các phân xưởng , xí nghiệp đặc
biệt nơi cần phân biệt màu sắc , nơi cần độ chính xác cao . Đèn huỳnh quang có ưu
điểm phân tán ánh sáng tốt , ít chói hơn đèn dây tóc vài lần , xoá được sự cách biệt gữa
ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên , tiêu thụ điện năng ít hơn , phát quang tốt , sử dụng
được lâu hơn . Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm : chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi
trường xung quanh , kết cấu phức tạp , hay bị nhấp nháy với mạng điiện xoay chiều .
Có thể tính được độ rọi tại một điểm A nào đó : bằng phương pháp điểm

16


O

α

H


O/

900 - α

A

L

Hình 9.1 Tính độ rọi bằng phương pháp điểm .
Độ rọi trên mặt phẳng ngang :
Độ rọi trên mặt phẳng đứng :

En =

Iα . cos 2 α
K .H 2

Iα . cos 2 (900 ✲ α )
L
Ed =
= Entgα = En
2
K .H
H

Trong đó : E n Độ rọi trên mặt phẳng ngang .
E d Độ rọi trên mặt phẳng đứng .
Iα Trị số được xác định theo đường cong phân bố ánh sáng .

α Góc chiếu từ nguồn sáng tới điểm A .


H Khoảng cách vuông góc từ nguồn sáng tới mặt phẳng ngang .
L Khoảng cách từ điểm O / ( tia vuông góc trên mặt phẳng ) tới điểm A .
Khi
Khi

0 0 < α < 45 0
0

45 < α < 90

:
0

En > Ed
:

En < Ed

Khi điểm A được chiếu sáng bởi nhiều bóng đèn thì độ rọi sẽ là tổng độ rọi khi tính
cho từng đèn riêng .
9.4. Đèn pha chiếu sáng trên công trường
Ở trên công trường khi thi công vào ban đêm để chiếu sáng các khu vực xây dựng,
diện tích kho bãi lớn , không thể bố trí các đèn chiếu thường trên bề mặt chiếu rộng
được , lúc này ta nên dùng đèn pha chiếu sáng .

17


Đèn pha rải ánh sáng có chùm ánh sáng rộng nhờ bộ phận phản chiếu bằng kính

tráng bạc hình parabol nên nó được sử dụng để chiếu sáng các diện tích rộng, kho bãi,
chiếu sáng mặt đứng .
Khi cần tạo độ rọi có quang thông phân bố đều trên diện tích lớn đèn pha phải đặt
trên các trụ cao. Có thể lợi dụng các công trình cao sẵn cố như dàn giáo ,trụ tháp cần
trục .v.v. Khi mức tiêu chuẩn chiếu sáng không cao , chiều rộng công trình không lớn
có thể dùng đèn pha dây tóc công suất 300 W – 500 W .

18


PHẦN III : KỸ THUẬT AN TOÀN
CHƯƠNG 10: NỘI DUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG THIẾT
KẾ THI CÔNG
10.1. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế kỹ thuật thi công
Trong các điều kiện phát triển của ngành ký thuật xây dựng hiện nay , khi các biện
pháp thi công xây lắp không ngừng được cải tiến , hoàn chỉnh thì vấn đề bảo hộ lao
động phải được nghiên cứu thiết kế đồng thời với thiết kế thi công . Thực tế cho thấy
nhiều tai nạn xảy ra do lỗi trong thiết kế kiến trúc , kết cấu , thi công , thiếu biện pháp
bảo hộ lao động .
Người thiết kế phải lường trước những yếu tố nguy hiểm và có hại có thể phát sinh
trong thi công , để lập KHBHLĐ , ngăn chặn các trường hợp tai nạn xảy ra . Điều quan
trọng nhất trong thiết kế thi công là phải đề ra được biện pháp thi công tối ưu. Với biện
pháp này yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toan trong lao động .
Cơ sở để có thể thiết kế được những giải pháp kỹ thuật hợp lý , đề phòng tai nạn LĐ
và bệnh nghề nghiệp là :
• Ph24ng pháp tính toán có liên quan đến :
+ Xác định độ bền , độ ổn định của kết cấu, của thiết bị phụ tùng máy móc XD ( tĩnh
học ) .
+ Tác dụng của tải trọng va chạm và ổn định động ( động học ) .
+ Chiếu sáng hợp lý ( KT chiéu sáng )

+ Tác dụng của môi trường lưu động ( khí động học ) .v.v.
• Phương pháp

ảo sát thực nghiệm :

Quan sát có hệ thống các quả trình thi công xây dựng trên công trường , chú ý tới
biện pháp an toàn LĐ , chú ý đến điều kiện LĐ nói chung :
+ Tình trạng vệ sinh trên công trường .
+ Các quá trình thi công XD tiên tiến .
+ Tổ chức chỗ làm việc .
+ Chế độ LĐ và nghỉ ngơi .
+ Tình trạng thẩm mỹ trong SX .
+ Sự liên quan tương hỗ trong quá trìng SX .
Mục đích của phương pháp này là tham quan , khảo sát thực tế , tiến hành tuyển
chọn các giải pháp KT và tổ chức hợp lý nhất về an toàn LĐ và bệnh nghề nghiệp .
• Trong đồ án thiết ế ỹ thuật thi công và trong các biện pháp tổ chức thi công phải
nghiên cứ ỹ và có biện pháp an toàn trong các công tác sau :
+ Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới , chú trọng khi đào hố sâu .
+ Thi công nhà cao tầng từ 6m trở lên – dựng dáo thi công , hệ thống chống đỡ ô
văng , làm hàng rào và mái che bảo vệ .

19


+ Thi công bê tông trên cao , trên các công trình đặc biệt , nơi áp dụng phương pháp
sấy điện .
+ Thi công lắp ghép két cấu và thiết bị kỹ thuật , chú trọng tới các kết cấu nặng , kích
thước cồng kềnh , chọn phương pháp treo buộc , tháo dỡ kết cấu an toàn , tổ chức chỗ
làm việc trên cao .
+ Biện pháp an toàn cho các tuyến đi lại , giao thông vận chuyển trên công trường ,

chú ý các tuyến đường giao nhau , hệ thồng dây cáp điện , hệ thống đường ống hoặc
hào rãnh cấp thoát nước .
+ Bố trí hợp lý các máy móc , bảo đảm sử dụng , vận hành an toàn , theo dõi đường
đi của cần trục , sửa chữa ngay các chỗ hư hỏng , rào ngăn vùng máy hoạt động .v.v
+ Biện pháp đề phòng tai nạn về điện nói chung , thực hiện việc nối đất , nối không
cho các máy móc thiết bị , sử dụng thiết bị tự động an toàn trên máy hàn điện , rào
ngăn treo biển báo nguy hiểm .
+ Làm hệ thống chống sét trên công trường , đặc biệt các công trình cao như ống
khói , tháp trụ .v.v.
+ Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung trên công trường , những nơi
dễ phát sinh cháy : nhà cửa kho tàng , kho nhiên liệu .v.v có đầy đủ dụng cụ phòng
cháy .
Trong tất cả các dạng công tác trên đều có thể có nguy cơ gây mất an toàn LĐ .
Cần phân tích kỹ quá trình thi công từng công việc , có biện pháp tổ chức và kỹ thuật
phù hợp , đảm bảo an toàn LĐ trong thi công .
10.2. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế tiến độ thi công
Khi lập tiến độ thi công phải căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công , khả năng , thời
gian cung cấp nhân lực , máy móc , nguyên vật liệu thi công .v.v để quyết định thời
gian thi công , đồng thời phải đảm bảo an toàn LĐ cho mỗi dạng công tác , cho toàn
bộ quá trình thi công trên công trường .
Khi lập TĐTC cần chú ý các điều sau để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra :
• Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở điều kiện
kỹ thuật đảm bảo độ bền vững , độ ổn định của từng bộ phận và của toàn bộ công
trình. VD : khi lắp dàn thép phải lắp đồng thời các thanh giằng để đảm bảo ổn định
không gian cho kết cấu , hoặc lắp dầm cầu chạy khi cột là cột BTCT thì phải chờ BT
chèn chân cột đạt cường độ .v.v
• Xác định kích thước các đoạn , tuyến công tác hợp lý sao cho mỗi tổ đội công
nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca để tránh những thiếu sót khi phải xắp xếp chỗ
làm việc cho một lần thay đổi .
• Khi tổ chức thi công xen kẽ ( cùng một lúc , trong cùng một diện tích công tác ,

tiến hành nhiều công việc ) , không được bố trí các tổ đội làm việc ở nhiều tầng khác
nhau trên cùng một phương đứng , nếu không có sàn bảo vệ chắc chắn . Không được
làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục .
• Trong tiến độ nên bố trí thi công theo biện pháp dây chuyền trên các phân đoạn
bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ đội , tránh chồng chéo gây trở ngại lẫn
nhau và dễ mất an toàn LĐ .

20


10.3. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế tổng mặt bằng thi công
Khi thiết mặt bằng thi công xây dựng phải xác định những chỗ đặt máy móc thiết bị
(vận chuyển lên cao : thăng tải , cần trục .v.v. ) các kho bãi , lán trại , bãi tập kết cấu
kiện , đường xá vận chuyển , các công trình tạm , mạng cung cấp điện nước cho công
trường .v.v Bố trí mặt bằng thi công XD không những phải chú ý tới dây chuyền SX ,
theo sự thuận tiện cho thi công mà còn phải chú ý tới vấn đề vệ sinh môi trường và an
toàn LĐ . Trong thiết kế mặt bằng thi công phải nghiên cứu trước các biện pháp bảo
hộ LĐ sau :
• Thiết kế các phòng phục vụ sinh hoạt cho người LĐ ( ăn uống, nghỉ ngơi, tấm
rửa vệ sinh , y tế , phòng bảo vệ .v.v ) phải dựa vào tiêu chuẩn quy phạm để tính toán
diện tích hợp lý , đủ sử dụng , không lãng phí . Các công trình tạm có tính chất tạm
thời nên thiết kế theo kiểu tháo lắp hoặc di chuyển được . Khu vệ sinh phải bố trí cuối
gió, xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m .
• Tổ chức đường vận chuyển trên công trường hợp lý . Chiều rộng đường 1
chiều: 4m , đường hai chiều 7m . Tránh bố trí giao nhau trên các luồng vận chuyển ,
chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt phải đảm bảo có thể thấy rõ cách 50m , độ
dốc tại chỗ giao nhau không > 5% .
• Thiết kế chiếu sáng cho chỗ làm việc về ban đêm cần đảm bảo đủ ánh sáng
(theo yêu cầu chiếu sáng trình bày ở chương 6 )
• Rào chắn các vùng nguy hiểm : Trạm biến thế , kho VL dễ cháy , dễ nổ , khu

vực xung quanh dàn giáo các công trình cao , khu vực hoạt động của cần trục .v.v
• Thiết kế biện pháp chống ồn ở nơi mức ồn lớn (máy nghiền đá , xưởng gia
công gỗ) .
• Trên mặt bằng phải chỉ rõ hướng gió , đường qua lại di chuyển cho xe cứu hoả ,
biện pháp thoát người khi cháy xảy ra , các nguồn nước chữa cháy , đường đi tới các
nguồn nước chữa cháy .
• Những nơi đặt kho phải bố trí nơi bằng phẳng , thoát nước tốt , đảm bảo độ ổn
định của kho . Các vật liệu xếp chồng , đánh đống cần xắp xếp đúng quy cách tránh xô
đổ bất ngờ gây tai nạn LĐ .
5 có thể trang bị cơ giới :
+ Boong ke, cầu cạn, hầm, VL rời có thể trang bị cần trục vận chuyển và bốc dỡ
+ Kho gỗ có thể bố trí cần trục các loại để bố dỡ hàng .
+Kho kim loại có thể bố trí cần trục tự hành bánh xích , bánh lốp
Các nguyên vật liệu , thành phẩm , bán thành phẩm trên công trường phải bố trí gọn
gàng , đúng nơi quy định , thuận tiện cho bốc dỡ , gần đường giao thông , gần nơi
SX, không để bừa bãi gây cản trở giao thông và tai nạn lao động . Chiều cao các VL
xếp chồng quy định như sau :
+ Đá hộc , ngói cao < 1,5m – Gạch xây xếp nằm không quá 25 hàng – Gỗ tròn
không quá 3 lớp – Sắt thép không quá 1,5m . Các vật liệu tròn dễ lăn trượt như gỗ cây,
đường ống phải có cọc chống giữ và rằng buộc chắc chắn .
+ Các cấu kiện bê tông đúc sẵn quy định xắp xếp như sau : tấm pa nen sàn xếp
thành đống từ 10 – 12 lớp , chiều cao < 2,5m . Khối bê tông móng , tầng hầm xếp 4

21


lớp cao < 2,25m . Panen tường để trong các giá khung theo phương đứng , dầm và cột
không cao quá 2m , giữa các lớp có gỗ kê 60* 60, 100*100, gỗ kê phải cùng nằm trên
một mặt phẳng đứng .
+ Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trình cao , các công

trình đứng độc lập như ống khói , trụ đèn pha .v.v.

CHƯƠNG 11: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG
11.1. Khái niệm chung
Điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trên các công trường XD . Điện được dùng
gần như trong tất cả các công việc : chạy máy , chiếu sáng , sấy bê tông .v.v. Tác dụng
cuả điện là rất lớn nhưng cũng phải thấy rằng hầu hết các công việc sử dụng điện đều
có thể xảy ra tai nạn về điện .
Thiếu hiểu biết về điện , không tuân theo các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn về điện
đều có thể gây mất an toàn . Một đặc điểm cần chú ý là các tai nạn về điện thường
không có dấu hiệu gì xuất hiện để báo trước cho ta nhận biết (nghe , nhìn ). Chỉ khi
tiếp xúc với dòng điện ( tai nạn đã xảy ra rồi ) mới phát hiện được . Vì vậy phải có
biện pháp an toàn đầy đủ trước khi tiến hành thi công và biện pháp đó phải được thực
hiện theo đúng quy trình quy phạm an toàn về điện đã vạch ra .
11.1.1. Các khái niệm cơ bản về an toàn điện
i n tr5 c6a ng

a.

i:

Cơ thể con người là một vật dẫn điện . Dòng điện đi qua vật dẫn điện nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào điện trở của nó . Điện trở của người thay đổi trong phạm vi 600 – 400.000
ôm , phụ thuộc vào :
- Tình trạng sức khoẻ , tuổi tác . Người trẻ khoẻ , không có bệnh tật điện trở lớn
hơn nhiều so với người già yếu , bệnh tật .
- Các bộ phận trên cơ thể , lớp da đặc biệt là lớp trai sừng có điện trở lớn nhất .
Nếu mất lớp da điện trở chỉ còn 600 – 800 ôm .
- Tình trạng da bị ướt , người bị ướt , đứng ở chỗ có nước , người có mồ hôi thì
điện trở giảm nhiều .

-

Diện tích và áp xuất tiếp xúc càng lớn thì điện trở người cũng tương ứng giảm đi.

- Thời gian dòng điện tác động lên cơ thể càng lâu thì điện trở của người càng giảm vì
da càng nóng , mồ hôi ra càng nhiều và vì những biến đổi điện phân trong cơ thể .
- Điện áp đặt vào cơ thể người ảnh hưởng rất nhiều đến điện trở của người . Điện
áp tăng lên , điện trở của người giảm xuống .
b. Tác

ng c6a dòng &i n đối với cơ thể người :

Theo tính chất tác dụng phân ra : sự tác động nhiệt , hoá và sinh học .
- Tác động về nhiệt : Khi cơ thể va chạm vào các bộ phận mang điện , ngay ở chỗ
tiếp xúc dòng điện có thể gây bỏng , cháy , còn với điện cao áp , ngay cả khi chưa tiếp xúc
mà chỉ đến quá gần bộ phận có điện cao áp có thể bị bỏng cháy do phóng điện hồ quang .
- Tác động về hoá : Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động điện phân , phân huỷ
các chất lỏng trong cơ thể , đặc biệt là máu .

22


- Tác động về sinh học : Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động kích thích các tế
bào làm co giật các cơ bắp , đặc biệt các cơ tim và phổi . Có thể làm ngừng hoạt động của
tim và phổi . Nếu dòng điện qua não sẽ phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh trung ương .
c. Hậu quả của dòng điện gây ra :
Mức độ nguy hiểm của dòng điện phụ thuộc vào các thông số đặc trưng : Cường độ
dòng điện , tần số và loại dòng điện , đường dòng điện đi qua người và các yếu tố làm
giảm điện trở của người khi bị chạm điện như phân tích ở trên .
- Cường độ dòng điện : Cường độ dòng điện càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng lớn

cho cơ thể con người.
Bảng 11.1 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người .
Cường độ dòng
điện (mA )
0,6 – 1,5
2–3
5–7
8 – 10
20 – 25
50 – 80
90 – 100

Dòng điện xoay chiều
tấn số ( 50 – 60 ) Hz
Bắt đầu tê ngón tay
Ngón tay tê rất mạnh
Bắp thịt tay co lại và rung
Tay khó rời vật mang điện ,
nhưng có thể rời được, tay đau .
Tay đau tăng lên, không thể rời
vật mang điện .
Hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
Hô hấp bị tê liệt, quá 3 giây thì
tim bị tê liệt và ngừng đập .

Dòng điện 1 chiều
Không có cảm giác .
Không có cảm giác .
Đau như kim châm,thấy nóng .
Nóng tăng lên rất nhanh .

Nóng tăng lên , bắt đầu có hiện
tượng co quắp .
Rất nóng , các bắp thịt co quắp
khó thở .
Hô hấp bị tê liệt .

Qua trên ta thấy :
• Dòng xoay chiều có cường độ dòng điện (10 – 15) mA, dòng 1 chiều (50 – 80)
mA Đã nguy hiểm vì nạn nhân khó tự tách mình ra khỏi nguồn điện. Từ (20 – 25) mA
với dòng xoay chiều , 80 mA với dòng một chiều đã gây tê liệt tim mạch , có thể dẫn
đến chết người.
• Tần số dòng điện : Qua nghiên cứu tần số dòng điện xoay chiều 50Hz là nguy
hiểm hơn cả . Tần số càng cao thì càng ít nguy hiểm . Khi tần số > 100 kHz dòng điện
không gây giật mà chỉ gây bỏng.
• Đường dòng điện đi qua : Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào đường dòng
điện đi qua : tay qua tay , tay qua chân , chân qua chân . Nguy hiểm nhất là dòng điện
đi từ tay phải xuống chân , vì dòng điện sẽ chạy qua tim . Khi dòng điện chan qua chân
sẽ ít nguy hiểm hơn vì dòng điện qua tim nhỏ.
11.1.2. Phân loại nơi sản xuất theo mức độ nguy hiểm về điện
Nơi sản xuất được chia thành 3 nhóm theo mức độ nguy hiểm về điện :
- Nơi ít nguy hiểm: nơi khô ráo, độ ẩm nhỏ hơn 75%, nhiệt độ không quá 30 0 C,
không có bụi dẫn điện , nền sàn làm bằng VL cách điện .
-

Nơi nguy hiểm: nơi có độ ẩm > 75%, nơi độ ẩm có thể bão hoà, nhiệt độ > 300C
+ Trong không khí có bụi dẫn điện .
+ Nền sàn dần điện : Bê tông cốt thép , kim loại , đất .v.v

23



-

Nơi rất nguy hiểm : nơi rất ẩm , độ ẩm thường xuyên 100% .
+ Trong không khí thường xuyên có hơi , khí , bụi hoạt tính .
+ Nơi có hai hay nhiều hơn các yếu tố nguy hiểm .

1 2. Phân tích các trường hợp tiếp xúc với mạng điện và trị số dòng điện đi qua người
11.2.1. Chạm vào hai pha khác nhau
1
2
3

Hình 11.1 Người chạm vào hai pha trong mạng điện .
Với bất kỳ mạng điện nào nguy hiểm nhất là trường hợp người đồng thời chạm vào
hai hai pha khác nhau , điện áp đặt vào người có trị số lớn nhất , dòng điện đi qua
người sẽ là :
In =

3U p

Ud
=
Rn

Rn

Trong đó : Ud , Up điện áp dây và điện áp pha .
In Trị số dòng điện đi qua người .
Rn Điện trở của người .

Trường hợp này thường xảy ra ở mạng hạ áp , do sửa chữa không cắt điện, do sự cố…
11.2.2. Chạm vào một pha của mạng có trung tính cách ly
1
U 1- 2
U2 - 3

2
U1- 3
3

Rn

R3

R2

R1

Hình 11.2 Người chạm vào 1 pha trong mạng 3 pha với trung tính cách ly

24


Người chạm vào 1 pha coi như mắc song song với điện trở cách điện của pha đó và
nối tiếp với các điện trở cách điện của hai pha khác .
Dòng điện đi qua người sẽ là :
Ud

In =


Trong &ó: Ud ,

điện áp dây

R
3Rn + cd
3

;

=

3U d
3Rn + Rcd

In Trị số dòng điện đi qua người .

Rn Điện trở của người ; Rc d Điện trở cách điện của mạng nối với đất .
Dòng điện đi qua người phụ thuộc rất nhiều vào điện trở của người Rn và Rc d điện
trở cách điện của mạng nối với đất .
11.2.3. Chạm vào một pha của mạng trung tính nối với đất
1
2
3
R0

Rn

Hình 11.3 Người chạm vào 1 pha trong mạng 3 pha với trung tính cách ly
Trong trường hợp này điện áp của các pha so với đất khi chế độ làm việc của mạng

đối xứng bằng điện áp pha và trị số dòng điện đi qua người sẽ là :
In =

Trong đó :

Up

điện áp pha ;

Up
Rn + R0

In Trị số dòng điện đi qua người .

R0 Điện trở tính toán của cọc nối đất lấy bằng 4 ôm .
11.2.4. Điện áp bước
Nếu một điểm nào đó của mạng điện chạm đất , dòng điện sẽ rò vào trong đất tạo ra
một “ trường điện rò “.
Bất kỳ một điểm nào đó của đất trong vùng trường điện rò sẽ xuất hiện điện áp.
Người đi vào vùng này giữa hai chân sẽ có sự chênh lệch điện áp , dòng điện sẽ truyền
qua người từ chân này qua chân kia . Do đó điện áp bước là hiệu số điện áp của các
điểm trên mặt đất cách nhau một khoảng bằng bước chân người .

25


Trị số điện áp tại một điểm cách chỗ chạm đất một khoảng X sẽ là :
U x = I x .Pd

Trong đó :


I X trị số dòng điện ; P d điện trở suất của đất .
1
2
3

Ub
Hình 11.4 Điện áp bước
Diện tích của nó là :

S = 2.πx 2

Trị số dòng điện đi qua người sẽ là :

IX =

IC
2πx 2

11.3 Các nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tai nạn điện
11.3.1 Nguyên nhân tai nạn điện
- Tiếp xúc với các bộ phận mang điện: dây điện trần không có vỏ bọc, mối nối
dây điện hở, đặt dây điện dây cáp trên mặt đất .v.v.
- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có
điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ gây tai nạn. Do chất cách điện bị hở
không thực hiện nối đất .v.v.
-

Do điện áp bước, người đi vào vùng có dòng điện rò vào trong áp đất, nước .


-

Do phóng điện hồ quang.

- Khi sửa chữa điện không cắt điện lại không sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo
đảm an toà.
-

Không nắm vững phương pháp cấp cứu tai nạn điện.

11.3.2 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện .
a.

phòng tiếp xúc va chạm các bộ phận mang điện :

- Đảm bảo cách điện tốt. Các thiết bị, đường dây phải đảm bảo cách điện tốt,
không xuất hiện dòng điện rò. Lâu ngày vỏ bọc, chất cách điện bị giảm yếu có thể bị
rò điện vì vậy cần kiểm tra thường xuyên để thay thế kịp thời.( một năm 1- 2 lần
K.tra).

26


×