Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chọn gang chế tạo trục truyền động trên máy may công nghiệp Bài Tập 05 môn Vật Liệu Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA : ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
**o0o**

BÀI TẬP MÔN HỌC
VẬT LIỆU HỌC

BÀI TẬP V
Chọn gang chế tạo trục truyền động
trên máy may công nghiệp
( NHÓM 11- Thứ 4 :Tiết 11  12, E1.408 )

GV: Cô PHẠM THỊ HỒNG NGA
NHÓM 11:
1.
2.
3.
4.

PHAN THẾ QUANG
NGUYỄN VĂN SƠN
PHẠM BÁ ĐỨC
TRẦN ĐĂNG THỤC

TP HỒ CHÍ MINH 05/2017

MSSV:15146090 (TN)
MSSV:15146092
MSSV:15146029
MSSV: 15146103




BÀI TẬP VẬT LIỆU – BÀI TẬP 05

BÀI LÀM:

Trục này có mục đích là truyền chuyển động từ động cơ tới hệ thống của máy

1. Vật liệu
Chúng ta sẽ sử dụng Gang xám vì nó là một
trạng thái trong nhiều trạng thái của gang mà dựa
vào vi cấu trúc của chúng để người ta phân loại.

a) Giới thiệu gang xám.
Bề mặt của gang xám ở mặt gãy của gang có
màu xám, là đặc trưng của ferit và graphit tự do.
Trong quá trình đông đặc, do tốc độ tản nhiệt
chậm trong khuôn đúc bằng cát, dân đến lượng graphít hòa tan trong sắt lỏng có đủ thời
gian để giải phóng thành các phiến nhỏ, có hình thù tự do (thường là dạng tấm).

2

NHÓM 11


BÀI TẬP VẬT LIỆU – BÀI TẬP 05
* Đặc tính:
Gang xám có một giá thành rẻ và khá dễ nấu luyện, có
nhiệt độ nóng chảy thấp (1350°C) và không đòi hỏi khắt khe
về tạp chất. Gang xám có tính đúc tốt và khả năng tắt âm cao,

do tổ chức xốp nên cũng là ưu điểm cho các vật liệu cần bôi
trơn có chứa dầu nhớt. Tuy vậy, gang xám dòn, khả năng
chống uốn kém, không thể rèn được. Khi làm nguội nhanh
trong khuôn, gang bị biến trắng rất khó gia công cơ khí.

* Ứng dụng
Do những đặc tính trên, người ta sử dụng chúng rất nhiều trong ngành chế tạo máy, đúc
các băng máy lớn, có độ phức tạp cao, các chi tiết không cần chịu độ uốn lớn, nhưng cần
chịu lực nén tốt. Có những thiết bị, vật liệu gang xám được sử dụng đến >70% tổng trọng
lượng. Các băng máy công cụ (tiện, phay, bào,...), thân máy của động cơ đốt trong... cũng
được sản xuất từ gang xám. Hầu hết các chi tiết hoặc bộ phận máy đều được chế tạo bằng
gang xám. Loại vật liệu này có quy mô ứng dụng rộng rãi thay thế cho nhiều kim loại khác.
Gang xám được sử dụng chế tạo khung máy công cụ, xy lanh, block máy, bánh răng, bánh
đà, ống dẫn… Gang xám có tính cắt gọt rất cao, tạo
ra các phoi ngắn đó là những grafit có trong sắt nó
làm cho phoi dễ gãy khi gia công. Tính dễ cắt gọt sẽ
giảm đi nếu gang xám phải chịu một quá trình làm
nguội không đều hoặc quá nhanh làm cho vật đúc
trở nên biến cứng và dòn tại một số điểm. Tính chịu
hàn của gang xám rất thuận lợi trong việc hàn bằng
khí nhưng lại bất lợi cho việc hàn bằng hồ quang
điện. Một thợ hàn lành nghề cộng với việc tuân thủ
đúng quy trình có thể đạt được hiệu quả tốt. Hàn các thân bơm, bánh răng….Tính chống
mài mòn của gang xám rất tốt hơn cả thép không hợp kim và thép hợp kim thấp. Tính bền
của gang xám tương đối tốt và có thể cải thiện được bằng cách kết hợp với Cr, Ni, Mo.

2. Chi tiết
Chi tiết là trục dẫn động trên máy may công nghiệp trục này đa phần không chịu lực và
chỉ chịu moment xoắn do tác động của motor và moment của hệ thống dẫn khâu.


3

NHÓM 11


BÀI TẬP VẬT LIỆU – BÀI TẬP 05

3. Phương pháp gia công chế tạo
a) Gia công chuẩn phụ:
Dùng chuẩn thô là cổ chính gá vào khối V và tỳ vào một má trục, để khống chế kích
thước chiều dài và tiến hành khỏa mặt đầu, khoan lỗ tâm. Khi phay mặt cạnh hoặc khoan lỗ
mặt bích để làm chuẩn cho gia công cổ biên ta dựa vào cổ biên, để định vị góc xoay. Đối
với phôi rèn tự do, thường gia công theo dấu

b) Gia công trước nhiệt luyện:
Đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn nhất (vì sai lệch của phôi, độ cứng vững gá đặt
kém). Khi gia công cổ chính, cần chọn cách gá đặt sao cho biến dạng ít nhất. Ví dụ khi gia
công trục khuỷu có 6 xi lanh với 7 cổ chính, trước hết ta gia công cổ chính ở giữa, rồi đặt
luy nét vào đó để tăng độ cứng vững khi gia công các cổ chính còn lại. Khi gia công cổ
biên, thường không dùng lỗ tâm ở cổ chính làm chuẩn mà gá đặt ngay vào cổ chính vừa gia
công (Bằng mâm cặp hoặc khối V) để đảm bảo độ cứng vững khi gá đặt\

c) Gia công tinh và gia công lần cuối sau khi nhiệt luyện:
Bao gồm mài thô và mài tinh các cổ chính, cổ biên. Nếu các cổ chính và cổ biên, yêu
cầu độ chính xác và độ nhẵn bóng cao hơn có thể mài siêu tinh và đánh bóng… Ngoài ra
còn dùng lăn ép, va đập để nâng cao độ bền mỏi ở các góc lượn của cổ trục nơi thường có
ứng suất tập trung lớn.

4


NHÓM 11













×