Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN: ĐI CHỢ ONLINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN:
ĐI CHỢ ONLINE

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Trí Dũng
Các thành viên nhóm:
Nguyễn Thanh Tâm

12520909

Đặng Thái Hoà

12520596

Nguyễn Huỳnh Trường Duân

12520566

Nguyễn Văn Nhân

12520883
Tháng 11/2016
Mục lục


LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: Khảo sát nhu cầu mua hàng trực tuyến của người dùng..........................2


Chương 2: Phân tích nhu cầu, năng lực mua hàng online của người tiêu dùng........6
Chương 3: Phân tích các chức năng...............................................................................8
Chương 4: Mô tả hệ thống qua giao diện – Giao diện các chức năng chính..............9
1.

Trang chủ..............................................................................................................9

2.

Đăng kí và đăng nhập........................................................................................11

3.

Đặt hàng..............................................................................................................11

4.

Thanh toán.........................................................................................................12

Chương 5: Xác định quy mô dự án..............................................................................13
1.

Công suất sản phẩm..........................................................................................13

2.

Năng lực phục vụ...............................................................................................13

3. Xác định nhu cầu vốn............................................................................................13
3.1. Các khoản mục chi phí của dự án.............................................................................................................13

3.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án....................................................................................................................14

Chương 6: Đánh giá tiềm năng, khó khăn và chiến lược phát triển.........................14
Chương 7: Đánh giá vai trò của hệ thống đi chợ thuê đối với kinh tế - xã hội........16
Chương 8: Kết luận........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 4.1. Trang chủ.............................................................................................................Trang 10
Hình 4.2. Đăng kí và đăng nhập..........................................................................................Trang 11
Hình 4.3. Đặt hàng.................................................................................................................Trang12
Hình 4.4. Thanh toán...........................................................................................................Trang 12


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng dụng của nó trong
đời sống. Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện lạ lẫm đối với mọi người mà nó dần trở
thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng và hữu ích của chúng ta, không chỉ ở công sở mà
còn ngay cả trong gia đình.

Trong nền kinh tế hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mọi mặt của đời sống
xã hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu trao đổi hàng hoá của con người ngày càng tăng
cả về số lượng và chất lượng.Hiện nay các công ty tin học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và
cải thiện các giải pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành thương mại hóa trên
Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta dễ dàng nhận ra tầm quan trọng và tính
tất yếu của thương mại điện tử. Với những thao tác đơn giản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ có
tận tay những gì mình cần mà không phải mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần vào các trang dịch vụ
thương mại điện tử, làm theo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần. Các nhà dịch vụ sẽ mang đến

tận nhà cho bạn.

Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của thương mại điện tử ở Việt Nam, nhóm
chúng tôi đã tìm hiểu, xây dựng và cài đặt “Website bán hàng trực tuyến” với mặt hàng là: Thực
Phẩm.

1


Chương 1: Khảo sát nhu cầu mua hàng trực tuyến của người dùng
Theo [2], Shopping Online có mối liên hệ mật thiết với đối tượng khách hàng trẻ tuổi và có thu
nhập cao, ổn định. Qua những điều tra cơ bản về độ tuổi và trình độ học vấn liên quan đến người dùng
Internet để mua sắm, trong số những người dưới 34 tuổi có 68% nói rằng họ đã mua ít nhất là một sản
phẩm trực tuyến trong vòng 6 tháng; trong khi ở nhóm tuổi từ 35-54 tuổi, tỷ lệ này giảm đi ½ và ở
nhóm tuổi già hơn không có giao dịch qua Internet.
Các cá nhân có thu nhập cao, ổn định dễ dàng bị phương thức shopping online “đánh gục” bởi
họ có nhu cầu mua sắm cao nhưng lại có quá ít thời gian để đi đến các cửa hàng thương mại truyền
thống.
Vì đem lại nhiều lợi thế và lợi ích, càng ngày càng nhiều người nói rằng họ thích mua sắm trực
tuyến hơn. Dường như các trang web bán hàng trực tuyến hiểu rõ tâm lý của khách hàng shopping
online, khi liên tục đem đến sự cạnh tranh về giá cả, dịch vụ khách hàng và nhiều hơn thế nữa.
Tương tự như vậy, theo dữ liệu báo cáo của Netcitizens Việt Nam trong một khảo sát với gần
3000 người sử dụng Internet tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần Thơ…, độ tuổi sử dụng Internet chiếm khoảng 38% là từ 15 – 24 tuổi, chiếm 36% là từ 25 – 34
tuổi.
Nhìn vào hiệu quả của phương tiện truyền thông xã hội trên mô hình mua sắm trực tuyến và
thống kê được 25% số người trả lời khảo sát nói rằng họ biết được một nhà bán lẻ hoặc một thương
hiệu trên mạng xã hội. Khi được hỏi “Bạn có bao giờ mua sắm một sản phẩm nào đó trên shop online
nếu bạn thấy nó được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc Web truyền thông?”, 27% số người được khảo
sát trả lời “Có”. Vì vậy, phương tiện truyền thông xã hội được xem là khu vực nơi mà các thương hiệu

hoặc nhà bán lẻ tập trung vào để kết nối với người tiêu dùng.

2


Báo cáo cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của người dùng Internet chủ yếu ở trình độ Đại học,
chiếm gần 50%. Như vậy, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển phần nào nhờ vào sự tiếp
cận Internet gia tăng của người dùng, phần lớn là giới trẻ, những người đang học tập và được giáo dục
tốt hoặc người có thu nhập trung bình ổn định.
Bộ phận Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam vừa công bố kết quả từ
cuộc khảo sát do CBRE thực hiện với 1 nghìn người tiêu dùng Việt Nam từ độ tuổi 18-64, chia đều
giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, 25% khách hàng dự định sẽ mua sắm ít
hơn tại cửa hàng, 45-50% cho biết, sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách
tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng thường xuyên hơn trong hai năm tới. Hầu hết người tiêu
dùng nhận thấy những cải thiện tiêu biểu trong các trung tâm thương mại lớn, nhỏ và các nhà phố
thương mại trong ba năm qua khi hơn 60% cho biết các trung tâm mua sắm mà họ đến thường xuyên
có cải thiện về thiết kế, cách bố trí, dịch vụ và diện tích công cộng; hơn 50% đồng ý rằng, ngày càng có
nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường và các trung tâm thương mại có nhiều tiện ích giải trí
hơn... [3]
Năm 2015, người Việt Nam mua hàng qua hình thức thương mại điện tử (TMĐT) đạt 4,07 tỉ đô
la Mỹ, tăng 37% so với năm 2014 và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng cả nước [4].
Theo báo cáo, giá trị mua hàng trung bình của một người mua hàng trực tuyến trong năm 2015
của Việt Nam ước đạt 160 đô la Mỹ. Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần
áo, giày dép và mỹ phẩm (64%); tiếp theo là nhóm hàng công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia
đình, sách, đồ văn phòng phẩm, hoa, quà tặng.

3



Số liệu từ báo cáo cho thấy, tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2015 của 839 doanh nghiệp
có website TMĐT tham gia khảo sát ước đạt 11.624 tỉ đồng. Trong khi đó, trong năm 2014, doanh thu
10 tháng đầu năm của 875 website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát là 8.084 tỉ đồng.
Năm 2015, các website TMĐT của các doanh nghiệp có doanh thu lớn đa phần thuộc nhóm
website kinh doanh các mặt hàng như vé máy bay, đồ điện lạnh, thiết bị gia dụng, đồ điện tử và kỹ
thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh...
Mười website TMĐT của các doanh nghiệp tham gia khảo sát dẫn đầu về doanh thu gồm:
vietnamairlines.com,

thegioididong.com,

esale.zing.vn,

fptshop.com.vn,

lazada.com.vn,

nguyenkim.com, pico.com, dienmaycholon.vn, hc.com.vn, và phucanh.vn.
Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng, thời trang và phụ kiện là nhóm mặt hàng được giao
dịch nhiều nhất trên các sàn TMĐT với đồng tỉ lệ là 23%; nhóm dịch vụ bất động sản chiếm 12%; thực
phẩm và đồ uống 10%, dịch vụ lưu trú và du lịch 8%.
105 sàn TMĐT tham gia khảo sát có cung cấp số liệu cho biết tổng doanh thu trong 10 tháng
đầu năm 2015 ước đạt 1.960 tỉ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kì năm 2014. Năm 2014, tổng doanh
thu các website này đạt 806 tỉ đồng.
Top 10 sàn TMĐT tham gia khảo sát có tổng doanh thu cao nhất từ hoạt động cung cấp dịch vụ
TMĐT như thu phí gian hàng, thu phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên phần trăm đơn hàng bao
gồm:

lazada.vn,


chodientu.vn,

hotdeal.vn,

vatgia.com,

enbac.com.

rongbay.com.

sendo.vn,

cungmua.com, deca.vn, adayroi.com.
Vẫn theo báo cáo trên, có 40% người dùng cho biết giá trị đơn hàng mua qua thiết bị di động
thường dưới 100.000 đồng. Có 36% thường mua đơn hàng có giá trị từ 100.000 - 500.000 đồng, 24%
người tiêu dùng chi trên 500.000 đồng cho các đơn đặt hàng qua thiết bị di động.

4


Năm 2015, Cục TMĐT và Công nghệ thông tin cũng tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng
TMĐT trong cộng đồng với sự tham gia gần 1.000 cá nhân có truy cập Internet trong phạm vi cả nước.
Độ tuổi tham gia khảo sát chủ yếu từ 15 - 49 tuổi, trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 25 - 29 tuổi.
Có 32% người tham gia khảo sát có thời gian truy cập Internet từ 5 – 7 giờ/ngày và 26% có thời
gian truy cập từ 3 – 5 giờ/ngày, 20% - trên 9 giờ/ngày, 15% từ 7-9 giờ/ngày, 7% dưới 3 giờ/ngày. Thời
điểm số người truy cập Internet nhiều nhất là vào ban đêm từ 20 – 24 giờ với 53% số người tham gia
khảo sát.
Khoảng 75% số người tham gia khảo sát cho biết địa điểm thường xuyên truy cập Internet trong
ngày là tại nhà, và 64% truy cập tại nơi làm việc, 43% tại các địa điểm công cộng (quán café, nhà hàng,
khách sạn).

Đọc báo trực tuyến là mục đích sử dụng Internet hằng ngày phổ biến nhất, chiếm 87%. Tiếp đến
là truy cập e-mail (79%), tham gia diễn đàn hoặc mạng xã hội (77%), giải trí (73%). Đối với hoạt động
tìm kiếm thông tin mua bán hàng qua mạng, 41% người dân tham gia khảo sát thực hiện hoạt động này
hàng ngày và 15% thực hiện hàng tuần.
Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT, 62% số người truy cập Internet đã từng mua
hàng trực tuyến, tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2014.
Khi được hỏi về mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến, 38% số người tham gia khảo sát trả
lời hài lòng. Có 95% số người tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục tham gia mua sắm trực tuyến.
Trong số 38% người tham gia khảo sát chưa tham gia mua sắm trực tuyến, khi được hỏi về
nguyên nhân thì một nửa trong số đó cho biết không tin tưởng đơn vị bán hàng, quan niệm mua tại cửa
hàng tiện lợi và rẻ hơn, không có thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán qua mạng và lo sợ lộ thông tin cá
nhân.

5


Shop Online không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh theo phương thức mới đối với các thương hiệu
và hộ kinh doanh cá thể, đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian mua sắm mới dành cho khách hàng
với dịch vụ ngay càng được nâng cao, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người mua hàng. Shopping
Online sẽ là kênh bán hàng chính và nâng cao doanh thu của Doanh nghiệp bạn trong tương lai.
Chương 2: Phân tích nhu cầu, năng lực mua hàng online của người tiêu dùng
Năng lực mua sắm của Việt Nam đang tăng lên mỗi ngày. Vì những tiện ích về cơ sở hạ tầng
cũng như kết nối xã hội thuận tiện khiến hành vi tiêu dùng thay đổi [1]. Do đó, chỉ cần nắm bắt được
xu hướng người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường và đáp ứng được những nhu cầu đó thì các doanh
nghiệp sẽ thành công.
Có 04 xu hướng người tiêu dùng chính mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm [1]. Đó là:
- Thứ nhất: người tiêu dùng hiện nay có đủ khả năng tự chủ trong việc mua sắm vì sự bùng nổ của
tầng lớp trung lưu đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Vào
năm 2020, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ gấp ba lần hiện tại, đạt đến con số 33 triệu người.
- Do gia đình tại Việt Nam không còn nhiều mô thức tập trung nhiều thế hệ mà các thế hệ trẻ hiện nay

tự lập sớm hơn, nên sẽ dẫn đến việc mua sắm cho bản thân nhiều hơn là mua sắm cho đại gia đình như
những năm về trước. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam vẫn là việc để dành tiền
vào tiết kiệm, thế nhưng chi tiêu cho những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng hơn như là các
sản phẩm công nghệ, xe ô tô, sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, tivi và các chuyến du lịch được tăng lên
rõ rệt trong những năm gần đây.
- Người tiêu dùng trở nên “luôn vận động” vì thế họ ưa thích những sản phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi
phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận rộn của họ.
- Và người tiêu dùng Việt Nam luôn có nhu cầu cao để được kết nối vào Internet mọi lúc, mọi nơi
Kinh doanh muốn thành công điều tiên quyết lúc này chính là phải chọn phương thức bán hàng
nhanh nhất. Rất nhiều hoạt động mua bán hiện nay đang được thực hiện hàng ngày qua mạng như: mua
vé máy bay, đặt khách sạn, mua hàng trên các trang mạng trực tuyến... Vì vậy, việc nắm bắt xu hướng

6


bán hàng qua mạng theo nhu cầu khách hàng là hướng đi khôn ngoan mà những người làm kinh doanh
không nên bỏ lỡ để bắt kịp xu hướng hội nhập.
Vậy, trong thương mại điện tử thì phương thức bán hàng nào được coi là nhanh nhất? Người
mua hàng có thể lấy hàng ngay trong ngày, đảm bảo chất lượng, thự phẩm tươi ngon và là một dịch vụ
rất thiết yếu của mọi gian đình - Đó chính là dịch vụ đi chợ thuê. Vậy, nhu cầu về dịch vụ này tại Thế
Giới cũng như ở Việt Nam như thế nào?
Đi chợ thuê là một trong những dịch vụ khá mới mẻ và đang được những người tiêu dùng bận
rộn đánh giá cao, bởi nó bắt đúng nhu cầu của những bà nội trợ hiện đại tại các thành phố lớn. Với chi
phí dịch vụ, khoảng từ 20.000 – 50.000 đồng tuỳ từng khoảng cách xa gần bao gồm cả chi phí xăng xe,
người tiêu dùng có thể yên tâm có thực phẩm tươi ngon phục vụ gia đình thay vì phải cuống quýt sau
giờ tan sở để mua vội thức ăn cuối buổi chợ chiều.
Quy trình “đi chợ thuê” cũng khá đơn giản, chỉ cần một cuộc điện thoại, email hoặc một cú
click chuột và đưa ra danh sách những yêu cầu, các bà nội trợ đã có đầy đủ nguyên liệu để chế biến một
bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo thực đơn được đăng
trên website công ty làm dịch vụ này, chọn món rồi đặt hàng trực tuyến hoặc gọi điện thoại.

Khi mới mở dịch vụ, ít người đón nhận, do thói quen muốn trực tiếp đi chợ để tận mắt thấy đồ
ăn mới an tâm mua. Nhưng bây giờ dịch vụ này đã được nhiều gia đình tin cậy và đón nhận. Các lợi ích
khi người dùng sử dụng dịch vụ đi chợ thuê:
- Mua sắm nhanh chóng: Chỉ cần gọi điện hoặc đặt hàng qua website hoặc facebook, người tiêu dùng
đã có sản phẩm đúng vào thời gian cần.
- Tiết kiệm thời gian đi chợ: Người tiêu dùng không phải đi chợ hay siêu thị vào giờ tan sở: thời điểm
đường kẹt xe, mệt mỏi sau 1 ngày làm việc căng thẳng, và còn vô số những việc khác cần làm: đón

7


con, rước vợ, đón chồng, nấu bữa tối. Bạn sẽ tránh được những mệt mỏi, đông đúc khi xếp hàng trong
siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ siêu thị về nhà…
- Tiết kiệm chi phí đi lại: Nhân viên đi chợ thuê giao hàng đến đúng địa chỉ mà người tiêu dùng yêu
cầu
Theo [5], Ở TP.HCM hiện nay có khoảng 5 - 6 công ty kinh doanh dịch vụ đi chợ thuê. Vì đối
tượng khách hàng chủ yếu là người bận rộn nên các công ty này chọn cách cập nhật thông tin các món
ăn, cách thức giao hàng... thường xuyên trên trang web công ty mình. Ông Dương Kỳ Hiển, giám đốc
công ty TNHH Hồng Bảo Phúc, cho biết: “Chính từ nhu cầu khách hàng muốn thưởng thức món ăn gia
đình nhưng lại không có thời gian đi chợ, và thấy mô hình đi chợ thuê khá thành công ở Hà Nội nên
chúng tôi thử kinh doanh dịch vụ mang tên I love food từ tháng 6/2012. Tuy nhiên, vì hình thức này
còn mới mẻ với người dân Sài Gòn nên lượng khách hàng mỗi ngày chưa nhiều”.
Theo một số công ty kinh doanh dịch vụ đi chợ thuê, nhu cầu khách hàng muốn thuê người đi
chợ ngày càng tăng. Bà Lê Nguyễn Cẩm Hà cho biết: “Nhu cầu này sẽ ngày càng lớn vì nhịp độ công
việc của phụ nữ tăng, giao thông lại không thuận lợi. Ngoài ra, lựa chọn món ăn mất nhiều thời gian, do
vậy nhiều phụ nữ có tâm lý ngại đi chợ”.
Từ đó, có thể thấy rằng dịch vụ đi chợ thuê hiện đang rất thiếu nguồn cung và việc đầu tư vào
dịch vụ này là một quyết định đúng đắn và đem lại lợi nhuận cao, chi phí đầu tư không nhiều nhưng
hiệu quả đem lại rất lớn.
Chương 3: Phân tích các chức năng

Hệ thống đảm bảo các chức năng cơ bản nhất của một hệ thống thương mại điện tử đó là:
-

Chức năng xem được sản phẩm theo danh mục
Chức năng xem chi tiết sản phẩm
Chức năng tìm kiếm
Chức năng đăng ký tài khoản
Chức năng đăng nhập
Chức năng đổi mật khẩu
Chức năng mua hàng
Chức năng quản lý giỏ hàng
Chức năng thanh toán

8


Chương 4: Mô tả hệ thống qua giao diện – Giao diện các chức năng chính
1. Trang chủ

Hình 4.1. Trang chủ

9


2. Đăng kí và đăng nhập

Hình 4.2. Đăng kí và đăng nhập
3. Đặt hàng

10



Hình 4.3. Đặt hàng
4. Thanh toán

Hình 4.4. Thanh toán
Chương 5: Xác định quy mô dự án
1. Công suất sản phẩm
Mỗi ngày phục vụ tối thiểu 20 đơn hàng, mỗi đơn hàng giao động từ 100.000 đ đến 200.000đ
duy trì trong vòng 5 năm. Số đơn hàng nhận tối đa trong 1 ngày không giới hạn nhằm phục vụ khách
hàng và mang lại lợi nhuận tối đa. Nếu có trên 20 đơn hàng/ngày trong một thời gian dài và ổn định,
chúng ta sẽ cân nhắc để tuyển thêm nhân lực nhằm đảo bảo chất lượng phục vụ người tiêu dùng
2. Năng lực phục vụ
Năng lực phục vụ là khả năng đáp ứng của dự án cho sản xuất, cung ứng hay dịch vụ. Đây là
loại hình dịch vụ không cần quá nhiều cơ sở vật chất hay máy móc. Khả năng sản xuất phụ thuộc vào
nguồn nhân lực được đào tạo tốt cũng như sự ổn định về nguồn hàng. Tuy nhiên, nguồn hàng ổn định
không quá khó để có thể tạo lập được. Chính vì vậy, khi đào tạo được đội ngũ nhân viên tốt sẽ đạt được
những kết quả tốt.
-

Nhân viên: 4 người đã qua đào tạo (thời gian ban đầu, số lượng sẽ tăng khi đơn hàng nhiều và
ổn định).

11


-

Vật dụng phục vụ kinh doanh: 2 tủ lạnh, 1 tủ đông, khay nhựa, màng bọc bảo quản thực phẩm.
Phương tiện vận chuyển: 2 xe máy (thời gian ban đầu, số lượng sẽ tăng khi đơn hàng nhiều và

ổn định.

3. Xác định nhu cầu vốn
3.1. Các khoản mục chi phí của dự án
- Chi phí xây dựng (Sửa chữa mặt bằng, làm văn phòng đại diện)
- Chi phí cần thiết: Tủ lạnh, Tủ đông
- Cơ sở vật chất để sơ chế thực phẩm: máy ozone khử trùng, hệ thống, bồn rửa, hệ thống nước)
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Chi phí đặt cọc thuê nhà ban đầu), dự án đầu tư cho dịch vụ đi
chợ thuê, các chi phí khác
- Đồng phục nhân công
- Chi phí dự phòng
Vậy chi phí đầu tư ban đầu cho dự án kéo dài 5 năm là khoảng 100.000.000 VNĐ
3.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án
Dự án đi chợ Thuê có nguồn vốn là tài sản của các nhà đầu tư và không sử dụng vốn từ các nguồn
khác.
Tổng vốn đầu tư cho dự án cần >= 100.000.000 VNĐ
Số người tham gia đầu tư: 9 người.
Chương 6: Đánh giá tiềm năng, khó khăn và chiến lược phát triển
Mua sắm trực tuyến ngày càng tăng. Năm 2014, nhà bán lẻ tạp hóa trực tuyến Peapod, một
trong những hãng kinh doanh thực phẩm tươi sống trực tuyến lớn của Mỹ, đã đạt doanh thu hơn 210

12


triệu USD qua ứng dụng di động. Peapod ra đời từ năm 1989 và ước tính đã giao hơn 20 triệu đơn
hàng.
Tại Việt Nam, năm 2014, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin công bố, doanh thu
thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 2,97 tỷ USD, trong đó ngành hàng thực phẩm chiếm 520 triệu USD.
Dự kiến doanh số mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang tăng với tốc độ nhảy vọt, gần gấp đôi
trong năm 2015, trong đó ngành hàng thực phẩm cũng sẽ tăng tương ứng. Đây chính là một động lực

lớn để dịch vụ đi chợ thuê có tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa.
Thực tế dù cầu nhiều, cung ít nhưng nhiều dịch vụ đã phải rời bỏ cuộc chơi. Đại diện một công
ty chuyên cung cấp thực phẩm và suất ăn công nghiệp tại TP.HCM cho biết sau khi cung cấp dịch vụ đi
chợ giùm từ giữa năm 2015 nhưng chỉ sau vài tháng, đơn vị này đã đóng cửa bởi có quá nhiều đơn
hàng nhỏ lẻ, khách hàng ở những địa bàn cách xa nhau nên thu không đủ bù chi. Hoặc như FoodPanda
Việt Nam, dịch vụ gọi món ăn nhà hàng qua ứng dụng di động tại 42 quốc gia, có mặt tại Việt Nam từ
năm 2012, nhưng mới đây đã tuyên bố bán lại cho Vietnam và sa thải 100 nhân viên [6].
Theo ông Hồ Quang Khánh cũng nhận định xu hướng đi chợ trực tuyến bằng ứng dụng di động
sẽ phát triển ngày càng mạnh. Nhưng sự thành công còn phụ thuộc vào khả năng tài chính, vận hành và
đội ngũ shopper. “Đây là việc đầu tư dài hạn vì trong thời gian đầu, công ty sẽ phải chịu những chi phí
cố định khá lớn từ xây dựng hệ thống, chi phí đội ngũ nhân sự… Chỉ khi nào lượng khách hàng tăng
lên con số vài trăm ngàn người cùng với việc liên kết của nhiều cửa hàng, siêu thị hơn thì công ty mới
có thêm nhiều nguồn thu để có lãi”, ông Hồ Quang Khánh nói[6].
Lĩnh vực thương mại điện tử mà một lĩnh vực mà chúng ta phải cạnh tranh với nhiều đối thử
lớn, nếu chúng ta tạo ra một sản phẩm tốt thì đối thủ sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn chúng ta. Vì vậy, việc

13


xây dựng chiến lược và định hướng phát triển cho hệ thống là rất quan trọng để sử dụng hiệu quả
nguồn đầu tư của Nhà Đầu Tư cho chúng ta. Sau đây, là định hướng về hệ thống và chiến lược:
- Về thị trường: Cần tìm nguồn cung cấp các sản phẩm sạch, tươi,... và trở thành một khách hàng lớn,
quen biết từ đó sẽ được giá tốt hơn và được phục vụ tốt hơn.
- Về con người:
+ Nhất thiết cần 1 người leader rất chuyên nghiệp, am hiểu về nhu cầu khách hàng, tận tâm với
khách hàng, có khả năng kiểm soát toàn bộ nhân lực và quy trình làm việc.
+ Cần đào tạo ra một số shopper thật sự chuyên nghiệp
+ Đào tạo một số nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp
- Về marketing: Ưu tiên số 1, tập trung marketing để càng nhiều người tiêu dùng biết đến hệ thống đi
chợ thuê càng nhiều càng tốt.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: về nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,..
- Về kiểm soát chất lượng dịch vụ:
+ Thường xuyên tiếp nhận đánh giá của người tiêu dùng về đội ngũ shopper
+ Khảo sát về chất lượng của các sản phẩm được cung cấp
+ Khảo sát về tính năng của hệ thống hiện tại đã đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của
người dùng chưa?
- Về đối tượng khách hàng: Ngoài đối tượng khách hàng là hộ gia đình sẽ mở rộng ra các đối tượng
khác như quán ăn, cửa hàng, nhà hàng....
- Về hệ thống: Trước mắt tập trung phát triển hệ thống trên nền tảng mobile, ngoài các tính năng được
xây dựng với đội ngũ phát triển cần phát triển cả những tính năng mà người tiêu dùng yêu cầu từ các
cuộc khảo sát đã thực hiện.
Chương 7: Đánh giá vai trò của hệ thống đi chợ thuê đối với kinh tế - xã hội
Hệ thống đi chợ thuê khởi động với quy mô nhỏ, sự tác động đến môi trường cũng như hiệu quả
kinh tế – xã hội sẽ ở mức độ không đáng kể, do đó đề tài sẽ đánh giá trên cả hai khía cạnh bao gồm quá
trình hoạt động ở hiện tại và tiềm năng mở rộng của dự án trong tương lai.
Thương mại hóa dịch vụ đi chợ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho những thành viên
trong gia đình có cơ hội tiếp xúc và làm việc với môi trường bên ngoài xã hội, mà không phải lo ngại

14


về các công đoạn phức tạp để chuẩn bị một bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, công đoạn đi chợ với
nguồn thực phẩm đảm bảo cùng với Dự án đầu tư cho dịch vụ đi chợ thuê
Quy trình sơ chế theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, giúp hạn chế tối đa các tác nhân gây hại có
trong các loại thực phẩm như hiện nay – cho dù chính bạn là người sơ chế thực phẩm, nhưng nếu
không xử lý một cách đúng tiêu chuẩn an toàn thì vẫn có nguy hại cho chính sức khỏe của bản thân và
gia đình. Nên việc thương mại hóa dịch vụ đi chợ sẽ giúp cải thiện đời sống cho cộng đồng, dân cư địa
phương nói riêng và toàn thành phố nói chung.
Khả năng thu hút lao động với quy mô nhỏ, nguồn lao động trực tiếp duy trì ở mức dưới 15
người nhưng sẽ có sự điều chỉnh khi thị trường của doanh nghiệp có động thái tăng trưởng. Lao động

gián tiếp trong dự án chính là những người nông dân trực tiếp sản xuất ra nguyên liệu thực phẩm, con
người trong quá trình cung ứng nguyên liệu thực phẩm thông qua hệ thống kênh bán sỉ, bán lẻ.
Góp phần vào ngân sách nhà nước thông qua hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và các lệ
phí có liên quan, tăng dần tỉ lệ với mức tăng trưởng. Với một dự án có tiềm năng mở rộng quy mô bằng
việc hoạch định rõ ràng sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Thúc đẩy ngành kinh tế trọng điểm của đất nước là trồng trọt, chăn nuôi. Tạo nên giá trị gia
tăng thông qua hoạt động chế biến nguyên liệu thực phẩm tươi, sống – điều này góp phần tăng thu nhập
cho người lao động tại cơ sở, địa phương nói riêng. Đồng thời, dự án giúp các hộ gia đình nâng cao
chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy các cá nhân trong cộng đồng cùng tham gia vào thị trường lao
động, mang lại sự phát triển kinh tế cho địa phương nói riêng cũng như cho đất nước nói chung.
Chương 8: Kết luận
- Hiểu biết thêm kiến thức về Thương mại điện tử, cách vận hành, cũng như
- Tạo dựng được Khảo sát, đánh giá, và xây dựng nên Hệ thống thương mại điện tử quy mô nhỏ
- Dự kiến mở rộng đề tài với quy mô lớn hơn, phức tạp hơn

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ý kiến của Vaughan Ryan - CEO Nielsen Vietnam trong hội nghị CEO thường niên “Kinh Tế Việt
Nam – Triển Vọng Năm 2016” (11/2015)
[2]. Báo cáo của Netcitizens Việt Nam
[3]. Kết quả từ cuộc khảo sát của bộ phận Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE Việt
Nam (năm 2015)
[4]. Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) công bố ngày 14-4 trong Báo
cáo Thương mại điện tử 2015.
[5]. />[6]. />
16




×