Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập KIỂM TRA một TIẾT môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.76 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1:Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a)Trình bày đặc điểm dân cư xã hội ở vùng Đông Nam Bộ?
b)Tại sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước?
Trả lời:
a) Đặc điểm dân cư xã hội ở vùng Đông Nam Bộ:
-Đông Nam Bộ là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao(434 người/km 2-năm
1999 )
- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước(55,5%-năm
1999). TP HCM là thành phố đông dân nhất nước ta.
- Thành phần dân tộc gồm có: người kinh, người khơ me, người chăm, người
hoa,....
b) Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì:
- Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất nước ta
- Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế: vị trí
địa lí thuận lợi,tài nguyên thiên nhiên phong phú,cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở
hạ tầng tốt,....
- Sự phát triển kinh tế năng động, có nhiều chỉ tiêu phát triển cao hơn mức trung
bình cả nước như: thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ
trung bình và mức độ đô thị hóa,....là những vấn đề thu hút lao động từ các vùng
khác tới.
-Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ,cùng với hình
thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng chuyên canh và cơ cấu
ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm.
=>Hiện nay, do sức ép của dân số thấp nghiệp và thiếu việc làm lao động tự
nhiều vùng đồ về ĐNB để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội
thu nhập khá hơn, có đời sồng văn minh hơn.
Câu 2: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a)Trình bày tình hình sản xuất CN ở ĐNB?
b)Vì sao sản xuất CN lại tập chung ở TP HCM?
Trả lời:


a) Tình hình sản xuất CN ở ĐNB:
-Khu vực CN-XD tăng trưởng nhanh và vững chắc chiếm tỉ trọng cao trong cơ
cấu GDP toàn vùng(59,3%-năm 2002)
-Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
-Một số ngành CN quan trọng như: dầu khí, điện tử,công nghệ cao, cơ khí và
chế biến lương thực, thực phẩm.
-Khu vực CN-XD có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
-Các trung tâm CN lớn:TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu,....
-Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển sản xuất, chất
lượng môi trường bị suy giảm.
b) Sản xuất CN tập chung ở TP HCM vì:
- Có vị trí địa lí thuận lợi,là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ, đường
biển và đường hàng không.
-Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thien nhiên phong phú.


-Có nguồn nông sản phong phú, nguyên liệu cho ngành công nghiêp chế
biến(cao su, cà phê, điều,..)
-TP HCM có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư
(trong và ngoài nước) thuận lợi. Cơ sở hạ tầng phát triển,hệ thống ngân hàng, tài
chính,thông tin liên lac tốt.
-Lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kĩ thuật, lành nghề, năng
động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Có tính lịch sử.
Câu 3: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a) Sông Cửu Long đổ ra biển bằng mấy cửa?Kể tên?
b)Cho biết vai trò của sông Cửu Long đối với ĐBSCL?
Trả lời:
a)Sông Cửu Long đổ ra biển bằng 9 cửa:cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm
Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Bát Xắc, cửa Tranh Đề.

b) Vai trò của sông Cửu Long đối với ĐBSCL:
-Là nguồn nước tự nhiên dồi dào,cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời
sống;nước để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất.
-Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.
- Cung cấp lượng phù sa lớn,màu mỡ bồi đắp hàng năm cho đồng bằng, mở rộng
đất mũi Cà Mau từ 60-80m mỗi năm.
-Tạo nên hệ thống giao thông đường thủy quan trọng trong nước và quốc tế.
-Có ý nghĩa lớn về môi trường.
Câu 4: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a) Cho biết các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng?
b)Nêu các biện pháp hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng này?
Trả lời:
a) Các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng:
-Đất phù sa ngọt:ở ven sông Tiền, sông Hậu.
-Đất phèn:ở Đồng Tháp Mười-Hà Tiên-Cà Mau.
-Đất mặn:ở dọc ven biển.
b) Các biện pháp hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng này:
-Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để có nước ngọt thau chua, rửa mặn vào mùa
khô.
-Duy trì và bảo vệ rừng.
-Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, mở rộng các vùng trồng cây CN, cây ăn quả
nhằm phá thế độc canh của cây lúa.
-Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo.
-Chủ động sống chung với lũ.
Câu 5: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a) Kể tên các trung tâm kinh tế ở vùng ĐBSCL ?
b)Tại sao Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng ĐBSCL?
Trả lời:
a) Các trung tâm kinh tế ở vùng ĐBSCL: Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà
Mau.

b) Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng ĐBSCL vì:


-Vị trí địa lí:thuận lợi nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL cách TP HCM không xa về
phía Tây Nam,khoảng 200km. Cầu Mĩ Thuận và cầu Cần Thơ sẽ nối liền TP
HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-Cần Thơ là thành phố CN, dịch vụ quan trọng,trong đó Trà Nóc là khu CN lớn
nhất trong toàn vùng; Đaị học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa
học quan trọng nhất đối với ĐBSCL.
-Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng Mê Công.
-Hiện nay TP Cần Thơ là TP trực thuộc trung ương,với số dân hơn 1 triệu
người(năm 2003).
Câu 6: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a)Kể tên các cây CN của vùng ĐNB?
b)Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Trả lời:
a) Các cây CN của vùng ĐNB:
-Cây CN hằng năm:lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,....
-Cây CN lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,.....
b) Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+)Đất xám bằng phẳng liền kề với vùng đồi badan lượn sóng.
+)Khí hậu cận Xích đạo, nóng ẩm quanh năm, chế độ gió ôn hòa(cây cao su
không ưa gió mạnh)
+)Nhân tố tự nhiên khác:...
- Điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi:
+)Cây cao su được trộng ở ĐNB từ đầu thế kỉ trước(thời Pháp thuộc)
+)Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng, chăm sóc, lấy mủ cao su và
chế biến cao su đúng kĩ thuật.
+)Cơ sở hạ tầng khá phát triển.

+)Thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoai rộng lớn, ổn định đặc biệt là thị
trường Trung Quốc, Bắc Mĩ và thị trường Liên Minh Châu Âu (EU).
Câu 7: Cho biết những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản
ở ĐBSCL?
Trả lời:
-Nguồn lợi thủy sản giảm sút (thủy sản trong sông rạch, thủy sản ven bờ)
-Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản còn hạn chế (hình thức nuôi quảng canh còn phổ
biến) và mang tính tự phát.
-Ô nhiễm môi trường nước ở nhiều địa phương có xu hướng tăng.
-Sự thất thường của thời tiết và các tai biến thiên nhiên.
- Rào cản của thị trường xuất khẩu, sự cạnh tranh của các nước khác về các mặt
hàng thủy sản xuất khẩu (Ấn Độ, Thái Lan,..)
- Thiếu vốn đầu tư để phát triển nghề nuôi thủy sản, đóng mới tàu đánh bắt xa
bờ
- Chưa chủ động nguồn thức ăn cho con nuôi và nguồn giống sạch bệnh.
Câu 8:Tại sao bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi
tôm xuất khẩu?
Trả lời:


-Có dãy bờ biển dài khoảng 700 km
- Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước: Diện tích
mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven biển, ven đảo và
nội địa)
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có nguồn gien tôm giống có giá trị kinh tế cao (tôm càng xanh, tôm sú,...)
-Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng tôm,
thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại
-Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả

năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ,Nhật Bản)
Câu 9: Dựa vào atlat địa lí VN và các kiến thức đã học hãy:
a)Xác định vị trí của vùng ĐBSCL?
b) Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐBSCL?
Trả lời:
a) Vị trí của vùng ĐBSCL:
- Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
-Phía bắc giáp Campuchia.
- Phía đông nam giáp Biển Đông.
-Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan
b) Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐBSCL: ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các
nước Tiểu vùng sông Mê Công.



×