Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nhân hoá trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.61 KB, 18 trang )

Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 1 of 103.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhân hóa là một biện pháp tu từ quan trọng giúp cho việc hình thành ở
học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh. Nhân hóa được
sử dụng rất nhiều trong văn thơ thiếu nhi.
1.2. Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ tài năng với nhiều bài văn, thơ, nhạc viết
cho thiếu nhi.Ông đã thể hiện được tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình, đồng thời
cũng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thi đàn văn học Việt Nam.Thơ của ông
đã được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học.
Qua việc khảo sát chúng tôi thấy nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ
đã vận dụng linh hoạt, phong phú và sáng tạo các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện
pháp nhân hóa. Thơ của ông trong sáng, hồn nhiên và rất phù hợp với lứa tuổi thiếu
nhi.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
nhân hóa trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo không những giải quyết được yêu cầu
của việc học tập, trau dồi vốn ngôn ngữ dân tộc và còn khẳng định được phong
cách sáng tạo của nhà thơ.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả của biện pháp
nhân hóa trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo”.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu nhân hoá trong các giáo trình phong cách học
2.2. Việc nghiên cứu nhân hoá gắn với SGK và yêu cầu giảng dạy môn Tiếng
Việt ở Tiểu học
2.2.1. Cung cấp lý thuyết về nhân hoá
1

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 1 of 103.



Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 2 of 103.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hành, sử dụng biện pháp nhân hoá
2.2.2.1. Thực hành nhận diện, phân tích, cảm thụ biện pháp nhân hoá
2.2.2.2. Luyện tập thực hành và vận dụng làm văn
2.3. Các khóa luận nghiên cứu về biện pháp nhân hóa
2.4.Việc nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Nguyễn trọng Tạo
Kết luận
Có thể nói có nhiều tác giả nghiên cứu về biện pháp nhân hóa cũng như tìm
hiểu về Nguyễn Trọng Tạo. Nhưng cho tới nay trong số những công trình nghiên
cứu mà chúng tôi tìm hiểu được chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu chuyên
sâu về biện pháp tu từ nhân hóa trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo. Trên cơ sở
những gợi ý của những tác giả đi trước, ở đề tài này chúng tôi khảo sát thống kê,
phân loại và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong thơ
Nguyễn Trọng Tạo một cách có hệ thống và chuyên sâu hơn.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định, củng cố những vấn đề lí thuyết ngôn ngữ thuộc chuyên ngành
Phong cách học. Cụ thể là biện pháp tu từ nhân hóa.
- Qua việc nghiên cứu tìm hiểu và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
nhân hóa chúng tôi rút ra nhận xét về phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp của ngôn
ngữ trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo.
- Phục vụ cho việc học tập trong hiện tại và giảng dạy trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại các biện pháp tu từ nhân hóa trong thơ của
Nguyễn Trọng Tạo.

2


Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 2 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 3 of 103.

- Phân tích từ góc độ tu từ để nhận thấy hiệu quả của biện pháp tu từ nhân
hóa trong thơ Nguyễn Trọng Tạo và rút ra những kết luận cần thiết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong thơ viết cho thiếu nhi Nguyễn
Trọng Tạo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 30 bài thơ và 15 bài thơ phổ nhạc trong cuốn “Tuyển tập văn thơ
nhạc tuổi thơ”-Nhà xuất bản Thanh niên năm 2004 của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp phân tích
5.3. Phương pháp tổng hợp
5.4. Phương pháp hệ thống
6. Bố cục khoá luận

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Biện pháp nhân hoá
1.1. Định nghĩa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt” (Nxb GD, 1999) định nghĩa về nhân hoá: “Nhân hoá là một dạng của
ẩn dụ, dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính của con người cho đối tượng không
phải là người nhằm làm cho đối tương được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,

3

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 3 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 4 of 103.

đồng thời giúp cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của
mình”.
1.2. Cơ sở phát hiện và đánh giá nhân hoá
1.2.1. Dựa vào ngữ cảnh
1.2.2. Dựa vào tính có lí và hợp logic
1.2.3.Về mặt nội dung
1.2.4. Nguyên tắc bình giá giá trị nghệ thuật của nhân hoá
1.3. Phân loại nhân hoá
Có nhiều cách phân loại nhân hoá của các tác giả khác nhau nhưng trong
khuôn khổ khoá luận này chúng tôi lựa chọn cách phân loại của tác giả Phan Thị
Thạch (Giáo trình phong cách Tiếng Việt_ĐHSP Hà nội 2_1992) làm cơ sở để
phân loại, nhân hoá được phân chia thành 3 kiểu như sau:
- Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, hoạt động của con người để gắn cho đối tượng
không phải là con người: chạy, nhảy, khóc, vui, cười…
- Dùng những từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia đình
để gọi tên các đối tượng không phải là người :ông, bà, chú, bác….
- Coi các sự vật không phải là người như là con người để tâm tình trò
chuyện vời chúng.
1.4. Mục đích của nhân hóa
Mỗi nhân hóa khi sử dụng sẽ đạt một mục đích riêng, hiệu quả riêng và
nhằm một dụng ý riêng:
- Nhân hóa giúp người ta thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế.
- Nhân hóa làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên từ đó

dùng nó trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế
giới xung quanh.
- Nhân hóa có tác dụng giáo dục rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
4

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 4 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 5 of 103.

2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trọng Tạo
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
2.2. Giá trị trong tác phẩm thơ, nhạc thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP
NHÂN HOÁ TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN TRỌNG TẠO
1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
1.1.Thống kê theo bài thơ
Chúng tôi khảo sát 30 bài thơ và 15 bài thơ phổ nhạc, trong đó 28 bài thơ và 15 bài
thơ phổ nhạc là xuất hiện nhân hoá. Có tới 25 bài là có sử dụng nhân hoá cho toàn
văn bản.
1.2. Thống kê theo tần số xuất hiện của đối tượng nhân hóa
Nhân hóa Dùng từ

chỉ tính
chất
hoạt
động


Đối tượng

Loài vật

Dùng từ
chỉ quan
hệ thân
thuộc

Tâm
tình trò
chuyện

Tổng số

Sống trên trời

20

8

4

32

Sống dưới nước

3

0


0

3

Sống tự nhiên trong
rừng

29

12

0

103 con
vật
41 (37%)

Được nuôi và sống
cùng con người

17

10

0

27

5


Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 5 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 6 of 103.

Cây cối

Cây lương thực

4

0

0

4

Cây ăn quả

6

1

0

7

Cây công nghiệp


2

0

0

2

Cây cảnh

1

0

0

1

Cây cỏ

2

0

0

2

Cây hoa


24

6

1

31

Cây bóng mát

4

0

0

4

65

6

5

76 76 TN

Thiên nhiên (TN) tồn tại tự
nhiên

51 loài

cây
(18,4%)

(27,4%)

Đồ dùng

Trong học tập

3

0

0

3

18 Đ d

(Đ d)

Trong sinh hoạt

15

0

0

15 (6,4%)


Sự vật
(SV)

22

6

2

30 30 SV

Tổng
cộng

217

49

(78%)

(17,6%)

(10,8%)
12
(4,4%)

278
(100%)


2. Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê
Qua kết quả thống kê ở trên ta thấy nhân hóa là một biện pháp tu từ có vai
trò không nhỏ trong tác phẩm nghệ thuật để diễn đạt nội dung tư tưởng của tác
phẩm. Chúng tôi thống kê được có 278 lần sử dụng biên pháp nhân hóa trong 30
bài thơ và 15 bài thơ phổ nhạc. Nhân hóa làm cho ngôn ngữ nghệ thuật giàu có,
phong phú, phù hợp với tư duy, tình cảm còn non trẻ của trẻ em.
3. Phân tích kết quả thống kê
3.1. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người cho đối không phải
là người.
6

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 6 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 7 of 103.

Đây là dạng nhân hóa được sử dụng nhiều nhất, chúng tôi thống kê được 217
lần nhân hóa chiếm 78%. Đối tượng nhân hóa rất đa dạng và phong phú.
3.1.1. Đối tượng nhân hóa là đồ vật
Đối tượng nhân hoá là đồ vật chiếm số lượng không nhiều, có 18 lần xuất
hiện chiếm 8,2%. Đồ vật ở đây có thể là đồ dùng trong học tập hay đồ dùng trong
sinh hoạt, tuy số lượng ít nhưng nó cũng thể hiện sự đa dạng của đối tượng nhân
hoá.
Ví dụ :
Đều đều võng đưa
Giữa trưa êm ả
Bé ngủ say sưa
Sân tròn bóng lá
Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa

Bé ơi! Mình chiếc võng thức hoài đu đưa
Có riêng mình mắt võng thức hoài đu đưa…
(Võng ru bé ngủ)
Lời bài hát được tác giả lựa chọn phù hợp, với ngững âm thanh rất hay và dễ
thuộc. Lời thơ thật ý nghĩa, ở đây đồ vật là cái võng - một sự vật vô tri vô giác
được tác giả nhân hoá trở nên có tình cảm,có hành động như con người. Võng cũng
biết thương bé, cũng biết thức để ru bé ngủ. Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với sử
dụng điệp ngữ đã tạo ra ngữ điệu cho bài hát,tạo ra tiết tấu êm đềm như bài hát ru
đưa em bé vào giấc ngủ ngon lành, đồng thời nhấn mạnh trạng thái “thức” của
võng, võng vẫn miệt mài ru em ngủ và em vẫn ngủ ngon lành với giấc ngủ bình
yên. “Mắt võng” là cách nói ẩn dụ hình thức tạo nên sự ngộ nghĩnh, sinh động,
“mắt võng” cũng thức để “trông” cho bé ngủ. Võng trở thành một người bạn thân
7

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 7 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 8 of 103.

thiết, gắn bó và chăm sóc em bé. Qua đó ta cũng thấy được sự trân trọng đối với trẻ
thơ, dành mọi sự yêu thương quan tâm cho trẻ thơ. Nhân hoá giúp cho thơ có
“tình” hơn, cảnh trở nên sống động và có hồn hơn. Tình cảm yêu thương dành cho
em bé ngây thơ hồn nhiên cũng từ đó được bộc lộ.
3.1.2 Đối tượng nhân hóa là cây cối
Loại đối tượng nhân hóa là cây cối chúng tôi thống kê được 43 phiếu và
cũng rất phong phú đa dạng. Cây cối có thể là cây lương thực cây hoa, cây cảnh,
cây ăn quả, cây bóng mát…Nhân hóa đã biến các loại cây này từ trường hữu sinh
nhưng vô tri vô giác trở thành có hành động như con người.
Cây lúa là một loại cây lương thực gắn bó với làng quê Việt Nam, nhờ có
nhân hoá tác giả đã làm cho hình ảnh cây lúa thật sinh động:

Lúa vui lá vẫy, chào bác xã viên
Lá lúa xanh rờn múa muôn cánh mỏng…
(Tiếng máy về làng)
Đối tương nhân hoá ở đây là cây lúa đang thời tươi tốt. Cách nói nhân hoá
thật ngộ nghĩnh, cây lúa như một bạn nhỏ ngoan ngoãn vẫy chào bác xã viên. Hình
ảnh nhân hoá miêu tả cánh đồng lúa mơn mởn, đầy sức sống và diễn tả được niềm
phấn khởi, niềm vui dào dạt của người nông dân trước vụ mùa hứa hẹn bội thu.
Cùng với những loại cây ở trên thì loại cây cảnh như cây mai, cây đào
cũng trở thành đối tượng để nhân hóa:
Chợ Tết nhiều trẻ con
Nhiều áo màu sặc sỡ
Mai đào đua nhau nở
Chợ dập dìu đua chen.
(Chợ Tết quê)

8

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 8 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 9 of 103.

Mai, đào là một loài hoa, đồng thời cũng là một loại cây cảnh dùng để trang
trí trong những ngày tết. Hoa mai, hoa đào được nhân hóa cũng có những hoạt
động như con người. Mai, đào đua nhau cùng nở để đón tết sang, cùng với những
hoạt động náo nhiệt của con người trong những ngày chuẩn bị tết, ngày mà trẻ em
rất thích và mong chờ. Câu thơ vẽ nên bức tranh mùa xuân rực rỡ và tràn đầy sức
sống, bức tranh bầu trời và cảnh vật trong những ngày chớm xuân.
3.1.3. Đối tượng nhân hóa là động vật
Đây là đối tượng được nhân hóa nhiều nhất chúng tôi thống kê có 69 phiếu

(chiếm 31,8%) bao gồm nhiều con vật rất đáng yêu và gần gũi với thiếu nhi.
Trong bài thơ “Trên bãi biển”, con gà trống được dùng để làm đối tượng
nhân hóa:
Gà trống khoe khoang cùng ngọn gió
Mặt trên lên nhờ tiếng gáy của ta
(Trên bãi biển)
Gà trống là một loại vật nuôi trong gia đình được nhân hóa có tính cách như
con người, đó là thích khoe khoang. Nhân hóa làm cho con vật cũng mang tính
cách giống như con người. Bài thơ viết về cuộc nói chuyện của những sinh vật ở
trên bãi biển đang tranh giành nhau xem mặt trời mọc là nhờ ai. Gà trống cũng
đang khoe với ngọn gió rằng mặt trời mọc lên là nhờ tiêng gáy của mình. Bài thơ
như muốn nhắc nhở các bạn nhỏ không nên vỗ ngực, ra vẻ ta đây. Bài thơ giáo dục
cho thiếu nhi đức tính khiêm tốn, nhắc nhở các em trong khi ứng xử với bạn bè cần
phải phải khéo léo biết nhường nhịn bạn bè, như vậy mới trở thành một bạn nhỏ
ngoan.
3.1.4. Đối tượng nhân hóa là sự vật hiện tượng tự nhiên
Đây là loại đối tượng có tần số sử dụng đứng thứ hai (65 phiếu chiếm 30%).
Tuy là đối tượng vô tri vô giác nhưng khi được nhân hóa chúng lại trở nên thi vị và
đầy sức sống. Chúng tôi phân tích một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ:
9

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 9 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 10 of 103.

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ…
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…
(Dòng sông mặc áo)
Đọc qua bài thơ, chúng ta nhận ra một bức tranh sinh động về dòng sông,
chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp một dòng sông hiền hòa suốt một ngày đêm. Đó là
dòng sông quê thơ mộng, thân thương, yểu điệu, duyên dáng, nhí nhảnh, ngộ
nghĩnh.
Cảnh dòng sông buổi sáng thì: "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha" , Ấy thế
mà buổi trưa thì lại: " Áo xanh sông mặc như là mới may", buổi chiều thì dòng
sông có vẻ " hây hây ráng vàng" của áng mây, buổi tối trông rõ vầng trăng bơi lặn
trên sông và thêm nữa là "trên nền nhung tím muôn ngàn sao lên". Đêm đến, dòng
sông quê hiền lành ngủ yên, mà cứ "Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ". Đoạn
thơ có nhiều hình ảnh đẹp. Đây là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên khá tinh tế. Phép

10

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 10 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 11 of 103.

nhân hóa đã được tác giả sử dụng rất khéo léo tài tình, kết hợp tinh tế với sử dụng

các điệp ngữ đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về dòng sông thơ mộng, hiền hoà.
Mấy câu kết thúc bài thơ cũng rất thú vị. Khi tả đến cảnh đêm rồi, bài thơ
vẫn chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục mở ra sang sáng hôm sau, với hình ảnh áo mới
của sông là hoa bưởi trắng:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…
Như vậy, bài thơ hứa hẹn tiếp tục một và nhiều vòng quay mới của ngày
đêm,đồng nghĩa với việc dòng sông quê mến yêu vẫn liên tục thay áo mới.
Tiểu kết
Trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, đối tượng nhân hoá được xây dựng rất đa
dạng nhưng thường là những cây cối, con vật gần gũi thân thương quanh ta. Đó là
con chim, dòng sông, con cá, con cò, cây bàng…Tác giả đã tài tình khi phát hiện ra
những nét tương đồng giữa con vật, loài vật với đặc điểm tính cách hoạt động của
con người để tạo liên tưởng bất ngờ, sinh động. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên
sống động gần gũi giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh là những lời nhắc nhở,
những bài học đạo đức đến với trẻ thơ nhẹ nhàng, thấm thía.
3.2. Dùng đại từ nhân xưng của con người cho đối tượng không phải là người
Trong tập thơ- nhạc tuổi thơ của Nguyễn Trọng Tạo tác giả đã sử dụng một
số đại từ nhân xưng để làm đối tượng nhân hoá, tuy số lượng không nhiều (49phiếu
trên tổng số 278 phiếu, chiếm 17,6%) nhưng nó đã giúp cho bài thơ, bài hát thật
thân thương gần gũi với trẻ thơ.
3.2.1. Dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
Trong bài thơ dưới đây ta thấy đối tượng nhân hóa được xưng là “tớ”:
11

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 11 of 103.



Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 12 of 103.

Tớ là tàu hỏa
Giọng tớ rất khỏe
Vang khắp núi ngàn
Chân tớ săn gân
Chạy nghìn cây số
Lưng tớ vạm vỡ
Cõng chục ngôi nhà…
………………….
Hồi còi thân yêu
Vẫy trong nắng chiều
Bàn tay khói trắng
Tớ quen chạy thẳng
Xình xịch xình xịch.
(Tàu hỏa)
Tàu hỏa- đồ vật vô tri vô giác được nhân hóa trở thành một con người có
nhiều phẩm chất đáng quý: khỏe mạnh, làm việc tích cực ( Giọng tớ…..Chân tớ
săn gân…chạy nghìn cây số…), luôn mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc
đến cho mọi người (Tớ lại tiễn đưa…chào mùa xuân tới). Tác giả để tàu hỏa tự kể
về bản thân mình, tàu hỏa xưng “tớ”, tàu hỏa cũng như một con người với thân
hình vạm vỡ, to khỏe và cũng có giọng nói vang khắp núi ngàn…Tàu hỏa có tính
tình rất hồn nhiên , vui vẻ và tốt bụng.Từ hình ảnh tàu hỏa chúng ta liên tưởng tới
những người làm trong ngành đường sắt đáng kính trọng. Bằng biện pháp nhân hóa
tác giả ca ngợi con người lái những con tàu chạy khắp đất nước, đưa mọi người đi
đến nơi về đến chốn, mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi nhà.
3.2.2. Dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
Dạng này được sử dụng rất đa dạng và phong phú.
12


Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 12 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 13 of 103.

a. Dùng đại từ nhân xưng chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình: ông, bà, bố,
mẹ, chị, em…
Ví dụ:
Chua ngoa mang tiếng chị Chanh
Nhưng ai đau ốm là thành người thân.
(Cây trong vườn)

Cây Chanh được tác giả gọi một tiếng rất thân thương là “chị”. Nghe tiếng
“chị” thật gần gũi, tác giả còn gắn đặc điểm của chanh là chua và được diễn tả
bằng đặc điểm giống như con người đó là “chua ngoa”. Nhân hoá đã giúp cho cây
Chanh trở thành một người chị trong gia đình, mặc dù tính cách hơi chua ngoa một
chút nhưng chị Chanh lại rất tốt bụng. Ai đau ốm, cần chị giúp, chị sẽ không ngại
ngần giúp đỡ. Câu thơ còn gợi sự liên tưởng đến đặc điểm của chanh: dùng để
chữa bệnh, để pha nước uống khi ốm đau. Nhân hóa đã làm cho những sự vật trở
nên gần gũi như những người thân trong gia đình.
b. Dùng đại từ nhân xưng chỉ quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc: cậu, bác,
cô, chú…
Ví dụ:
Suốt ngày thường cãi nhau ấy là cái bầy Liếu Điếu
Õng à õng ẹo là chị Chìa Vôi
Đi họp hay cười là cô Khắc Khắc
…..
Chim vừa nhảy vừa đi ấy là cái dì Sáo Sậu
Áo quần thật diện là ả Vàng Anh
Thức dậy trước tiên ấy là cái anh Gõ Kiến…

(Kể chuyện chim)
13

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 13 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 14 of 103.

Các loài chim được nhân hoá bằng cách gọi “cô” Khắc Khắc, “dì” Sáo Sậu,
“ả” Vàng Anh, “anh” Gõ Kiến, “chị” Chìa Vôi gắn với đặc điểm tính cách đặc
trưng của từng loài vật. Tác giả thật khéo quan sát khi miêu tả đặc điểm của đối
tượng để liên tưởng thật thú vị. Chim Chìa Vôi có chiếc đuôi dài tác giả đã liên
tưởng tới hình ảnh chị Chìa Vôi õng à õng ẹo thật điệu đà. Chim Sáo Sậu lúc nào
cũng nhảy nhót chuyền từ cành này sang cành khác tác giả đã gọi bằng cái tên thật
thân thương “dì Sáo Sậu”. Vàng Anh là một loại chim có màu lông đẹp, sặc sỡ
được liên tưởng như cô gái diện áo quần mới. Chăm chỉ nhất là anh Gõ Kiến lúc
nào cũng thức dậy thật sớm cần mẫn kiếm ăn. Những con vật bỗng trở nên thật hài
hước và có tính cách khi được gọi bằng các đại từ chỉ quan hệ họ hàng của con
người và có hành động như con người. Bài hát sáng tác theo thể đồng dao rất dễ
thuộc, giúp cho các em hiểu thêm về thế giới loài chim. Các em được biết đến đặc
điểm của nhiều loài chim, từ đó giúp các em có thêm nhiều kiến thức lí thú bổ ích.
Tiểu kết
Như vậy nhân hoá bằng cách dùng các từ chỉ quan hệ thân thuộc của người
gán cho đối tượng không phải người cũng không kém phân phong phú và đa dạng.
Nguyễn Trọng Tạo đã huy động tất cả các đại từ nhân xưng chỉ người để chỉ các
loài động vật: ngôi thứ nhất (tôi, tớ, ta…), ngôi thứ ba (cô, dì chú, ông…)…Cái
độc đáo của Nguyễn Trọng Tạo là ông đã khéo khai thác đặc điểm, hình dáng, tính
cách của các loài vật để miêu tả làm cho các đối tượng vô tri, vô giác khi vào thơ
có tình cảm tha thiết hơn, sâu sắc hơn. Qua đó giúp cho trẻ thơ nhận biết được thế
giới xung quanh một cách sinh động, hấp dẫn.

3.3. Coi đối tượng vô tri vô giác như con người để tâm tình trò chuyện với
chúng

14

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 14 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 15 of 103.

Đây là dạng nhân hoá chiếm số lượng ít nhất (12 phiếu, chiếm 4,4%). Tuy ít
xuất hiện trong các bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo nhưng đối tượng của loại này
cũng rất đa dạng.
3.3.1. Đối tượng nhân hoá là loài vật
Trong bài hát “Kể chuyện chim” tác giả đã coi các loài chim như người bạn:
Chim ơi chim! Đôi cánh chim bay đẹp như bao mơ ước
Chim hót ta nghe rộn rã những niềm vui
Rồi mai ta lớn ta sẽ làm anh phi công
Ta cùng ông bạn Mích bay giữa bầu trời xanh…
Tác giả gọi “chim ơi” như gọi người bạn thân thiết để tâm sự, chia sẻ. Nhân
hoá giúp cho loài vật trở thành người bạn thân thiết của con người. Người bạn
mang đến cho con người “niềm vui rộn rã”, giúp con người đem những ước mơ
bay cao, bay xa. Tác giả coi chim là bạn thân để tâm sự ước mơ hoài bão của mình
là muốn được bay cao, bay xa như chim, muốn sau này trở thành phi công để được
bay lượn trên bầu trời tự do như những loài chim muôn màu sắc. Mong muốn của
tác giả cũng chính là mong muốn của rất nhiều bạn nhỏ. Bài hát thật hay và ý nghĩa
biết bao.
3.3.2. Đối tượng nhân hoá là các sự vật hiện tượng tự nhiên

Tác giả được về thăm quê Bác vào tháng năm, cái tháng hè oi ả, và tác giả đã

cất tiếng gọi thật thân thương:
Vòm trời của tháng năm ơi!
Nắng ong ong nắng không nguôi chân người…
(Vòm trời quê Bác tháng năm)
Đối tượng được nhân hoá ở đây là “vòm trời của tháng năm”, tác giả gọi
vòm trời tháng năm như gọi một người bạn tâm tình. Tháng năm, tháng của cái
15

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 15 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 16 of 103.

nắng ong ong chói chang trên mảnh đất miền Trung. Tuy vậy, nơi đây không lúc
nào nguôi bước chân của con người, bởi lẽ tất cả mọi người đều luôn hướng về với
Bác với lòng biết ơn vô bờ bến. Về quê Bác trong dịp tháng năm mang một ý
nghĩa lớn, tháng năm, chính là tháng sinh nhật Bác, tác giả gọi vòm trời tháng năm
để gửi gắm vào đó tình cảm tha thiết, mến yêu dành cho vị cha già kính yêu của
dân tộc.
3.3.3. Đối tượng nhân hoá là sự vật
Ví dụ:
Ơi niềm vui ơi!
Niềm vui đâu rồi.
(Niềm vui)
Coi niềm vui là người bạn thân, chỉ có nhân hoá mới giúp cho sự vật vô tri
trở thành có hồn, có tình cảm. “Niềm vui” là một khái niệm trừu tượng, niềm vui
giúp cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, trong cuộc sống có rất nhiều điều mang đến
cho chúng ta niềm vui. Như bạn nhỏ trong bài thơ “Niềm vui” chỉ những điều bình
dị trong cuộc sống hàng ngày cũng đem lại niềm vui cho bạn nhỏ. Đó là nhặt chiếc
gai bỏ vào thùng rác, là giải được một bài toán khó, là đọc được bức thư báo tin

thắng giặc… Niềm vui luôn luôn hiện hữu quanh chúng ta. Gọi niềm vui như gọi
một người bạn, qua đó tác giả muốn gửi đến các bạn tiếu nhi thông điệp “niềm vui
ở khắp mọi nơi quanh chúng ta, kể cả những điều bình dị nhất, chúng ta cần biết tự
tạo ra niềm vui cho mình và cho mọi người, thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Tiểu kết
Trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ có sử dụng
cách nhân hoá coi đối tượng vô sinh như con người để tâm tình trò chuyện nhưng
số lượng chiếm tỉ lệ thấp nhất. Bởi lẽ thơ viết cho thiếu nhi thường đơn giản dễ
hiểu. Tuy số lượng ít nhưng các đối tượng nhân hoá được tác giả sử dụng cũng rất
16

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 16 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 17 of 103.

đa dạng như các con vật, các sự vật hiện tượng tự nhiên…Tác giả sử dụng những
tiếng gọi thân thương cho các đối tượng, gọi “chim ơi”, “rừng ơi”, “niềm vui ơi”,
“vòm trời của tháng năm ơi”… Thông qua tiếng gọi đó, tác giả đã coi các đối
tượng như con người, như một người bạn làm cho các đối tượng này trở nên thật
dễ thương, gần gũi và dụng ý, tâm tình mà tác giả gửi gắm vào đó cũng được bộc
lộ, giúp cho thiếu nhi dễ dàng hiểu được.

Kết luận
Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sĩ đa tài, qua phân tích chúng tôi nhận thấy
thơ Nguyễn Trọng Tạo hấp dẫn bạn đọc vì phong cách và bút pháp độc đáo, giàu
nhạc điệu hình ảnh hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh. Thơ ông là thế giới của con trẻ,
của cỏ cây hoa lá, loài vật, là cảnh vật sống xung quanh chúng ta.
Qua việc tìm hiểu nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo chúng tôi thấy tập vănthơ-nhạc tuổi thơ là tập thơ-nhạc thể hiện đầy đủ nghệ thuật độc đáo của thơ
Nguyễn Trọng Tạo. Ông có xu hướng lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, những

từ ngữ gắn với sinh hoạt hàng ngày và một hệ thống ngôn ngữ mang đậm chất dân
gian. Ông luôn chọn đề tài được thiếu nhi yêu thích. Bằng sử dụng biện pháp nghệ
thuật nhân hoá, nhà thơ đã dựng lên cả một thế giới loài vật, cây cỏ mang những
nét tính cách như con người, làm cho nó trở nên gần gũi với các em. Tập thơ-nhạc
đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em, tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Bên cạnh
đó còn giúp mở rộng nhận thức cho các em về thiên nhiên và cuộc sống xã hội.
Tập thơ - nhạc còn là bài học giáo dục đạo đức sâu sắc đối với trẻ thơ, giáo dục các
em tình yêu con người, yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.

17

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 17 of 103.


Header Page -Header Page -Header Page - Header Page -Header Page -Header Page 18 of 103.

Với những đóng góp vô cùng to lớn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong
nền văn học thiếu nhi, với sự độc đáo, phong phú về nội dung và nghệ thuật, chúng
tôi mong muốn thơ Nguyễn Trọng Tạo được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong
chương trình Tiểu học để thơ ông đến với thiếu nhi mọi lứa tuổi, từ đó cho các em
thêm yêu thích văn học nước nhà, góp phần nuôi dưỡng đời sống tâm hồn cho các
em.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Chúng tôi rất mong có được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô
và các bạn để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này trong quá trình học tập và
công tác sau này.

18

Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page -Footer Page 18 of 103.




×