Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu các giải pháp kết nối vạn vật IoT trong mạng thông tin di động thế hệ mới (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KẾT NỐI
VẠN VẬT IoT TRONG MẠNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2018


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KẾT NỐI
VẠN VẬT IoT TRONG MẠNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 8.52.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƢƠNG TRUNG KIÊN
HÀ NỘI - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Trƣơng Trung Kiên. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ QUYÊN


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong
khoa Quốc tế và Sau đại học - Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông đã luôn
nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tạo trƣờng, là
nền tảng giúp tôi có thể thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Học viên xin chân thành cảm ơnTS. Trƣơng Trung Kiên, công tác tại Khoa Kỹ
thuật Điện tử 1, Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, đã tận tình hƣớng dẫn học
viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã sát cánh giúp học viên có đƣợc
những kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Đề tài nghiên cứu của luận văn có nội dung bao phủ rộng. Tuy nhiên, thời
gian nghiên cứu còn hạn hẹp. Vì vậy, luận văn có thể có những thiếu sót. Học viên
rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


NGUYỄN THỊ QUYÊN


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẠNG THÔNG
TIN DI ĐỘNG THEO HỌ CÔNG NGHỆ 3GPP .......................................................4
1.1 Giới thiệu chƣơng .............................................................................................4
1.2 Sự phát triển của các thế hệ mạng thông tin di động từ 2G đến 5G trong họ
công nghệ 3GPP. .....................................................................................................5
1.3 Các đặc điểm kỹ thuật chính của các thế hệ mạng thông tin di động 3GPP
LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro .......................................................................6
1.3.1 Ghép sóng mang .........................................................................................7
1.3.2 VoLTE ........................................................................................................8
1.3.3 Kỹ thuật phối hợp đa điểm (CoMP) ...........................................................9
1.3.4 Tích hợp chặt chẽ giữa LTE và các giải tần không phép ..........................9
1.3.5 Tăng cường hỗ trợ cho IoT ......................................................................10
1.3.6 Kết nối kép ................................................................................................10
1.3.7 256 QAM đường xuống và 64 QAM đường lên .......................................10
1.3.8 Hỗ trợ HetNet ...........................................................................................10

1.3.9 Các mạng tự tổ chức.................................................................................11
1.4 Kết luận chƣơng ..............................................................................................11
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG KẾT NỐI VẠN VẬT .............................12
2.1 Giới thiệu chƣơng ...........................................................................................12
2.2 Các yếu tố thúc đẩy thị trƣờng IoT .................................................................12


iv

2.2.1 Cuộc cách mạng từ M2M tới IoT .............................................................13
2.2.2 Thị trường chính của IoT .........................................................................14
2.2.3 Các dự đoán thị trường IoT .....................................................................17
2.3 Các yêu cầu kỹ thuật đối với mạng IoT ..........................................................20
2.3.1 Yêu cầu chung ..........................................................................................21
2.3.2 Nghiên cứu các yêu cầu 3GPP.................................................................23
2.3.3 Những yêu cầu cao hơn ............................................................................25
2.4 Kết luận chƣơng ..............................................................................................26
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT NỐI IoT TRONG
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI ......................................................27
3.1 Giới thiệu chƣơng ...........................................................................................27
3.2 Các giải pháp trong mạng thông tin di động LTE-Advanced Rel.12 .............28
3.2.1 Thông tin dạng máy (MTC-Machine Type Communications) .................28
3.2.2 Chế độ tiết kiệm công suất .......................................................................29
3.3 Các giải pháp trong mạng LTE-Advanced Pro Rel.13 ...................................30
3.3.1 Mở rộng vùng phủ ....................................................................................30
3.3.2 Thông tin dạng máy tăng cường (eMTC-enhanced MTC) .......................31
3.3.3 IoT băng hẹp ............................................................................................34
3.3.4 Chế độ thu không liên tục mở rộng (eDRx – Extended Discontinuous
Reception)..........................................................................................................38
3.3.5 Giải pháp trong kiến trúc mạng và giao thức cho IoT.............................39

3.4 Các giải pháp trong mạng LTE-Advanced Pro Rel-14 ...................................45
3.5 Các giải pháp dự kiến trong mạng vô tuyến mớicho mạng 5G ......................53
3.6 Nhận xét và đánh giá các giải pháp kỹ thuật...................................................55
3.7 Kết luận chƣơng ..............................................................................................57
KẾT LUẬN ...............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Architecture Enhancements

Tăng kiến trúc cho dung lƣợng

AESE

for Services Capability
Exposure

dịch vụ

BCCH


Broadcast Control Channel

Kênh điều khiển quảng bá

BW

Bandwidth

Băng thông

CA

Carrier Aggregation

Ghép sóng mang

Cat-

Category

Loại-

CE

Coverage Enhancement

Tăng độ bao phủ

D2D


Device-to-Device

Từ thiết bị tới thiết bị

DCN

Dedicated Core Network

Mạng lõi chuyên dụng

DECOR

Dedicated Core Network

Mạng lõi chuyên dụng

DL

Downlink

Đƣờng xuống

EC

Extended Coverage
(Channels)

Mở rộng độ bao phủ

eDRX


Extended Discontinuos
Reception

Chế độ thu không liên tục mở rộng

eMB

Enhanced Mobile Broadband

Băng thông di động nâng cao

eMBMS

Enhanced Multimedia
Broadcast Multicast Service

Dịch vụ đa truyền thông đa dịch vụ
nâng cao

eMTC

Enhanced Machine Type
Communication

Tăng cƣờng thông tin dạng máy

KPI

Key Performance Index


Ch số thực hiện chính

M2M

Machine to Machine

Máy tới máy

MTC

Machine Type
Communications

Thông tin dạng máy

Narrowband

Băng hẹp

Narrowband IoT

IoT băng hẹp

NB
NB-IoT


vi


Từ viết tắt
OFDMA
PCH
PDCCH
PDN
PS
PUSCH
QoS
QPSK

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Orthogonal Frequency
Division Multiple Access

Truy nhập phân chia đa tần số trực
giao

Paging Channel

Kênh phân phối

Physical Downlink Control

Kênh điều khiển vật lý đƣờng

Channel


xuống

Packet Data Network

Đóng gói dữ liệu mạng

Packet Switched

Chuyển mạch gói

Physical
Channel

Uplink

Shared Kênh chia sẻ vật lý đƣờng xuống

Quality of Service

Chất lƣợng dịch vụ

Quadrature Phase Shift

Dịch pha cầu phƣơng

Keying

RAN

Radio Access Network


Mạng truy nhập vô tuyến

RAT

Radio Access Technology

Kỹ thuật truy nhập vô tuyến
Tần số vô tuyến

RF

Radio Frequency

SCH

Shared Channel

Kênh chia sẻ

SDN

Software Defined Networking

Mạng định nghĩa bằng phần mềm

SGW

Serving Gateway


Cổng dịch vụ

TM

Transmission Mode

Chế độ phát

UE

User Equipment

Thiết bị ngƣời dùng

UL

Uplink

Đƣờng lên

Voice Over LTE

Thoại qua LTE

VoLTE


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các giả định mật độ thiết bị trên mỗi cell đối với bài toán đô thị đòi hỏi
cao nhất .....................................................................................................................24
Bảng 2.2. Các bài toán và yêu cầu đƣợc chọn lọc, hợp nhất và đánh giá tính khả thi
về mặt kỹ thuật của nền công nghệ ...........................................................................25
Bảng 3.1. Các đặc tính kỹ thuật của kênh vật lý .......................................................31
Bảng 3.2. Thông số của các LTE Cat .......................................................................38


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ghép sóng mang .........................................................................................8
Hình 1.2. Kỹ thuật phối hợp đa điểm (CoMP) ...........................................................9
Hình 2.1. Quá trình phát triển từ M2M tới IoT ........................................................13
Hình 2.2. Thị trƣờng IoT ..........................................................................................16
Hình 2.3. Phần trăm sự phát triển của kết nối IoT và IoT di động trên tổng thị
trƣờng IoT từ 2010-2022 ...........................................................................................18
Hình 2.4. Sự phát triển của thị trƣờng IoT bởi các thiết bị đặc trƣng 2015-2022 ....19
Hình 2.5. Các giá trị thị trƣờng IoT toàn cầu năm 2020 ...........................................20
Hình 3.1. Khả năng mở rộng của LTE để đáp ứng các yêu cầu kết nối trong IoT ...28
Hình 3.2. Chế độ tiết kiệm công suất (PSM) Rel-12 ................................................30
Hình 3.3. Mở rộng vùng phủ trong Rel-13 ...............................................................31
Hình 3.4. Cat-M1 (eMTC) có thể hoạt động trong vùng băng hẹp bên trong sóng
mang LTE ..................................................................................................................33
Hình 3.5. Các tính năng triển khai linh hoạt của Cat-NB1 (NB-IoT) .......................35
Hình 3.6. Các kỹ thuật mở rộng độ bao phủ LTE IoT ..............................................37
Hình 3.7. Các thiết bị LTE IoT – Cat M1 và Cat-NB1 .............................................38
Hình 3.8. Chu kỳ ngh chế độ nhàn rỗi eDRX cho các thiết bị LTE IoT .................39
Hình 3.9. Kiến trúc AESE .........................................................................................41
Hình 3.10. Kiến trúc CIoT với C-SGN .....................................................................45

Hình 3.11. Kiến trúc M2M trình độ cao ...................................................................52
Hình 3.12. Các đặc điểm kỹ thuật 5G cho các trƣờng hợp sử dụng IoT chính.........54


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành công nghiệp di động đang trong quá trình chuyển đổi lớn, tạo ra nhiều
năng lực mới sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và xã hội nói chung. Bƣớc từ
3G sang 4G là kịch tính, và những tiến bộ mà ngành công nghiệp đang phát triển,
ban đầu ở LTE và sau đó là 5G, thậm chí còn lớn hơn nữa.
Với sự tăng trƣởng dài hạn của điện thoại thông minh và việc sử dụng hạn
chế bởi dân số, các nhà đổi mới đang chuyển sự chú ý của họ vào Internet of Things
(IoT), hứa hẹn hàng tỷ thiết bị không dây mới kết nối. Các cải tiến cho LTE theo
sau là khả năng 5G sẽ kết nối đeo đƣợc máy tính, một loạt các cảm biến, và các
thiết bị khác, dẫn đến sức khỏe tốt hơn, lợi ích kinh tếvà lợi thế khác. 5G không ch
đề cập đến các triển khai IoT trên quy mô lớn. Các ứng dụng trƣớc đây cũng không
thể phụ thuộc vào độ tin cậy và độ trễ thấp truyền thông. Mặc dù thị trƣờng phân
tán hơn smartphones, lợi ích sẽ tuyệt vời đến nỗi không thể tránh khỏi việc nhận ra
IoT trên quy mô lớn.
Nhiều yếu tố đang tƣơng tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi băng thông
rộng di động, nhƣng các yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là những khả năng mới
kết nổi cho IoT, các tiến bộ radio cấp phép truy cập vào phổ tần xa hơn, các cell nhỏ
sẽ đóng một vai trò lớn hơn, các kiến trúc mạng mới thúc đẩy chức năng ảo hóa
mạng và mạng đƣợc xác định bởi phần mềm và các phƣơng tiện mới để sử dụng
phổ tần không có giấy phép. Ngoại trừ quyền truy cập dải tần số cao, mục tiêu 5G,
những tiến bộ này áp dụng cho cả LTE và 5G.Các mạng chuyển đổi này sẽ có nghĩa
là hàng triệu, và cuối cùng là hàng t ngƣời, các kết nối không dây sẽ là những kết
nối duy nhất mà mọi ngƣời cần. Các mạng lƣới này cũng sẽ cung cấp nền tảng cho

toàn bộ ngành công nghiệp mới, những lĩnh vực chƣa đƣợc hình thành.
Xuất phát từ thực tế trên và dƣới sự định hƣớng của ngƣời hƣớng dẫn khoa
học, học viên đề xuất chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kết nối vạn vật IoT
trong mạng thông tin di động thế hệ mới” cho luận văn thạc sỹ kỹ thuật của mình.
Học viên hy vọng sau khi thực hiện xong, luận văn có thể là một tài liệu tham khảo


2
có giá trị cho những ngƣời tìm hiểu, nghiên cứu về các giải pháp kết nối vạn vật IoT
trong mạng thông tin di động thế hệ mới ở Việt Nam.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Luận văn xem xét các khía cạnh thiết yếu bao gồm sự phát triển của IoT sử
dụng trong các trƣờng hợp cụ thể cho phép bằng công nghệ di động 3GPP. Tổng
quan về IoT market drives và yêu cầu với những ngƣời sử dụng IoT, miêu tả chi tiết
các cơ chế truy nhập vô tuyến chính mà 3GPP đang chứng minh trong điều kiện cho
phép và khuyến khích việc sử dụng kết nối di động để bắt đầy cung cấp dịch vụ IoT
ra thị trƣờng trong năm 2017. Việc xây dựng nền tảng cho IoT trên công nghệ LTE
cải tiến nhƣ là eMTC, NB-IoT và quản lý cơ chế hoạt động của năng lƣợng đƣợc
quy định bởi 3GPP dựa trên ƣu thể của hệ thống toàn cầu đƣợc thiết lập tốt và quy
mô kinh tế của LTE. Vì GSM là công nghệ di động đã đƣợc triển khai hầu hết và
rằng các kết nối 2G M2M chiếm đa số kết nối M2M trên toàn thế giới, luận văn sẽ
phác thảo sự đổi mới của 3GPP cho các mạng GSM, cụ thể là EC-GSM-IoT.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nhận xét và đánh giá các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ IoT trong các
mạng thông tin di động 3GPP LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ IoT trong các mạng
thông tin di động thế hệ mới. 3GPP LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro.
Phạm vi nghiên cứu: các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ IoT trong các mạng thông
tin di động 3GPP LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro.

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu là nghiên cứu lý thuyết dựa trên các tài liệu tham
khảo (bao gồm các bài báo khoa học, báo cáo kỹ thuật, nội dung thuyết trình và
thông tin trên trang Web của các công ty) để tổng hợp, phân tích, đánh giá các nội
dung liên quan đến các giải pháp kết nối vạn vật IoT trong mạng thông tin di động
thế hệ mới để từ đó đƣa ra các đề xuất và khuyến nghị.


3
Bố cục luận văn:
Luận văn gồm các nội dung đƣợc tổ chức nhƣ sau:
Chƣơng 1- Tổng quan về sự phát triển của các mạng thông tin di động theo họ
công nghệ 3GPP

Những nội dung chính của chƣơng này bao gồm:


Giới thiệu chƣơng.



Sự phát triển của các thế hệ mạng thông tin di động từ 2G đến 5G trong họ
công nghệ 3GPP.



Các đặc điểm kỹ thuật chính của các thế hệ mạng thông tin di động 3GPP
LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro.




Kết luận chƣơng.
Chƣơng 2 – Tổng quan về mạng kết nối vạn vật

Chƣơng này tìm hiểu về IoT là gì, quá trình và thị trƣờng phát triển, dự đoán
về IoT, các yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính của chƣơng này bao gồm:
Giới thiệu chƣơng.


Các yếu tố thúc đẩy thị trƣờng IoT.



Các yêu cầu kỹ thuật đối với mạng Iot.



Kết luận chƣơng.
Chƣơng 3 – Nghiên cứu một số giải pháp kết nối IoT trong mạng thông tin di

động thế hệ mới

Các giải pháp trong mạng thông tin di động LTE-Advanced ở các phiên bản
khác nhau mà cụ thể ở đây là Release 12, 13 và 14. Từ đó, đƣa ra các nhận xét và
đánh giá các giải pháp kỹ thuật. Nội dung chính của chƣơng này bao gồm:


Giới thiệu chƣơng.




Các giải pháp trong mạng thông tin di động LTE-Advanced Rel.12.



Các giải pháp trong mạng thông tin di động LTE-Advanced Pro Rel.13.



Các giải pháp trong mạng thông tin di động LTE-Advancced Pro Rel.14.



Các giải pháp dự kiến trong mạng vô tuyến mới (New Radio) cho mạng 5G



Nhận xét và đánh giá các giải pháp kỹ thuật.



Kết luận chƣơng.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
THEO HỌ CÔNG NGHỆ 3GPP
1.1 Giới thiệu chƣơng

Bình minh của 5G đang nhanh chóng tiến tới, một bình minh sẽ đƣợc xây
dựng từ hàng triệu ý tƣởng, phƣơng pháp, thuật toán và quá trình. Ch cần 4G LTE
trở nên sẵn có khi các công nghệ trƣớc đây, nhƣ HSPA, có thể đƣợc cải tiến tốt hơn,
5G bƣớc vào giai đoạn khi lộ trình cho LTE chƣa hết. Và giống nhƣ 2G cùng tồn tại
với 3G và 4G, 5G sẽ cùng tồn tại với các thế hệ công nghệ trƣớc.
Đối với ngữ cảnh lịch sử, "1G" dùng để ch các công nghệ di động tƣơng tự
đã có mặt trong những năm 1980. "2G" biểu thị các hệ thống số hóa ban đầu đã có
mặt trong những năm 1990 và giới thiệu các dịch vụ nhƣ nhắn tin ngắn và dữ liệu
tốc độ thấp. Các yêu cầu về 3G đƣợc Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU) ch định là
một phần của dự án Điện thoại di động quốc tế 2000 (IMT-2000), trong đó trọng
tâm cải thiện năng lực thoại một cách đáng kể và các mạng số phải cung cấp 144
Kbps lƣu lƣợng ở tốc độ di động, 384 Kbps ở tốc độ dành cho ngƣời đi bộ, và 2
Mbps trong môi trƣờng trong nhà. UMTS-HSPA và CDMA2000 là những công
nghệ 3G chính. Các công nghệ 3G bắt đầu đƣợc triển khai vào đầu thập kỷ qua.
Trong năm 2008, ITU đã ban hành các yêu cầu cho IMT - Advanced, mà
nhiều ngƣời ban đầu đã sử dụng nhƣ một định nghĩa của 4G. Trọng tâm của 4G là
cải tiến phạm vi, dung lƣợng và chất lƣợng của dữ liệu. Các yêu cầu bao gồm hoạt
động trên 40 kênh radioMHz và hiệu quả quang phổ cực cao. ITU yêu cầu hiệu suất
phổ cao điểm là 15 bps / Hz và hoạt động đƣợc đề nghị trong 100 kênhMHz, dẫn
đến tốc độ truyền dẫn lý thuyết là 1,5 Gbps. Trong năm 2009 và 2010, thuật ngữ
"4G" đã trở thành kết hợp với công nghệ băng rộng di động đƣợc triển khai vào thời
điểm đó, nhƣ HSPA+, WiMAX và các triển khai LTE ban đầu. Hôm nay, 4G
thƣờng đề cập đến HSPA+ hoặc LTE.


5

1.2 Sự phát triển của các thế hệ mạng thông tin di động từ 2G đến 5G
trong họ công nghệ 3GPP.
Mặc dù ngành công nghiệp đang chuẩn bị cho 5G, khả năng LTE sẽ tiếp tục

cải thiện trong LTE-Advanced Pro trong suốt thập kỷ còn lại. Nhiều trong số những
cải tiến này sẽ đi qua các khoản đầu tƣ mạng gia tăng. Với phạm vi cơ sở hạ tầng
không dây toàn cầu, đƣợc đo bằng hàng trăm tỷ đô la, cung cấp cho ngƣời dùng
dịch vụ giá cả phải chăng nhất đòi hỏi các nhà khai thác phải tận dụng các khoản
đầu tƣ mà họ đã thực hiện. 5G cuối cùng sẽ đóng một vai trò quan trọng, nhƣng nó
phải đƣợc tính thời gian một cách hợp lý để khả năng nhảy lên có thể biện minh cho
việc đầu tƣ mới. Nhiều tính năng đƣợc lên kế hoạch cho 5G trên thực tế có thể đƣợc
triển khai dƣới dạng mở rộng của LTE-Advanced Pro trƣớc khi có sẵn 5G đầy đủ.

1.2.1. Hệ thống thông tin di động 2G
Hệ thốngdùng truyền thông vô tuyến số cho truyền tải, thích hợp truyền các
bản tin ngắn.
Tăng số lƣợng lớn ngƣời dùng do tăng dung lƣợng đáng kể.
Với sự sắp xếp một cách có trật tự các tế bào, mỗi khu vực dịch vụ đƣợc bao
phủ bởi một tế bào lớn, mỗi tế bào lớn và một phần của các tế bào làm tăng dung
lƣợng của hệ thống.
Sử dụng chuyển mạch kênh.
Hỗ trợ chuyển giao (Hand-over).

1.2.2. Hệ thống thông tin di động 2,5G
Sử dụng chuyển mạch gói
Hệ thống cho phép kết nối Internet đạt tốc độ cao hơn 2G.

1.2.3. Hệ thống thông tin di động 3G
Là hệ thống mà có nhiều giao diện với nhau. Các chuẩn 3G cho phép các
dịch vụ truyền thông đa phƣơng tiện tốc độ cao (thoại, tin nhắn, email, fax, chat,
xem phim, nghe nhạc,…) qua Internet.

1.2.4. Hệ thống thông tin di động 3,5G
Là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed

Downlink Packet Access), phát triển từ 3G. Nó đƣợc kết hợp từ 2 công nghệ kết nối


6
không dây hiện đại HSPA và HSUPA, cho phép tốc độ truyền dẫn lên tới 7.2
Mbp/s.

1.2.5. Hệ thống thông tin di động 4G
Là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tƣ, cho phép truyền tải dữ
liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tƣởng lên tới 1 – 1.5 Gbit/s.
Và trong tƣơng lai, mạng di động LTE Advanced, WiMax (nhánh khác của
4G)… sẽ là những thế hệ tiến bộ hơn nữa, cho phép ngƣời dùng truyền tải các dữ
liệu HD, xem phịm tốc độ cao, trải nghiệm web tiên tiến hơn cũng nhƣ mang lại cho
ngƣời dung nhiều tiện lợi hơn nữa từ chính chiếc di động của minh.

1.2.6. Hệ thống thông tin di động 5G
Là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G. Với
tốc độ nhanh hơn, giảm độ trễ và hiệu suất hoạt động cao hơn ở các khu vực mật độ
cao, 5G mang đến những trải nghiệm tiên tiến hơn cho ngƣời dùng, đồng thời thúc
đẩy sự phát triển các ứng dụng M2M phục vụ ngƣời tiêu dùng.
5G là một mạng di động siêu hiệu quả: mang lại một mạng lƣới hiệu suất tốt
hơn cho chi phí đầu tƣ thấp. Nó đề cập đến các nhà khai thác mạng di động nhu cầu
bức thiết để xem các đơn vị chi phí vận chuyển dữ liệu xuống xấp x tốc độ tƣơng
tự nhƣ khối lƣợng dữ liệu nhu cầu đang tăng lên.
5G là một mạng di động siêu nhân bao gồm các thế hệ tiếp theo của tế bào
nhỏ nhóm lại với nhau. Nó sẽ yêu cầu quyền truy cập vào phổ dƣới 4GHz có thể
thông qua việc thực hiện toàn cầu trên thế giới.
Một mạng lƣới sợi dây hội tụ mà sử dụng lần đầu tiên truy cập Internet
không dây, các băng sóng mm (20-60 Ghz) để cho phép các kênh vô tuyến băng
thông rộng có thể hỗ trợ tốc độ truy cập dữ liệu lên tới 10 Gbit/s. Các kết nối cơ bản

bao gồm: các liên kết ngắn không dây ở đầu sợi cáp quang tại địa phƣơng.

1.3 Các đặc điểm kỹ thuật chính của các thế hệ mạng thông tin di động
3GPP LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro
LTE viết tắt của cụm từ Long-Term Evolution tạm dịch là tiến hóa dài hạn,
là công nghệ truyền thông không dây tốc độ cao dành cho các thiết bị di động và
thiết bị đầu cuối dữ liệu. Các yêu cầu chính của mạng truy cập là hiệu quả phổ tần,


7
tốc độ dữ liệu cao, thời gian trễ ngắn cũng nhƣ sự linh hoạt trong tần số và băng
thông. Tiêu chuẩn LTE đƣợc phát triển bởi dự án đối tác thế hệ thứ 3. 3GPP (3 rd
Generation Partnership Project) và đƣợc quy định trong loạt tài liệu phiên bản Rel 8
của nó với những cải tiến trong phiên bản Rel 9.
LTE đƣợc thƣơng mại hóa trên thị trƣờng với cái tên phổ biến là 4G LTE (LTE
Release 8/9). Về đặc tính kỹ thuật, dịch vụ mạng 4G LTE cho tốc độ tải xuống ở
mức cao nhất đạt 300 Mbps và tốc độ tải lên ở mức cao nhất đạt 75 Mbps với độ trễ
trong việc truyền tải dữ liệu thấp hơn 5ms. Tuy nhiên, cho tới LTE-Advanced (LTE
Release 100 các chuyên gia về công nghệ vô tuyến mới xem đây là 4G đích thực.
Chuẩn này thực sự đạt các tiêu chí kỹ thuật do ITU đặt ra cho hệ thống không dây
thế hệ thứ tƣ 4G hay còn gọi là IMT-Advanced.
Một trong những tiêu chí này là tốc độ. Về lý thuyết, LTE-Advanced có thể đạt
tốc độ tải xuống tối đa là 3Gb/s và tốc độ tải lên tối đa là 1,5Gb/s. Trong khi đó
LTE đạt tốc độ tối đa khoảng 300Mb/s tải xuống và 75Mb/s tải lên. Ngoài ra, LTEAdvanced không ch đơn thuần có tốc độ cao hơn. Nó còn bao gồm các giao thức
truyền dẫn mới và các nguyên tắc phối hợp đa anten giúp việc chuyển giao giữa các
cell suôn sẻ hơn, tăng thông lƣợng ở vùng tiếp giáp giữa các cell và nén nhiều bít dữ
liệu hơn trong một giây vào trong mỗi herzt trên phổ tần số. Kết quả là năng lực hệ
thống mạng sẽ cao hơn, các kết nối ổn định hơn và hiệu quả sử dụng phổ tần số cao
hơn.
Dƣới đây là một số các đặc điểm kỹ thuật chính của các thế hệ mạng viễn thông

3GPP LTE-Advanced/LTE-Advanced Pro:

1.3.1 Ghép sóng mang
Với khả năng này, đã đƣợc sử dụng, các nhà khai thác có thể kết hợp các
sóng mang vô tuyến trong cùng một băng tần hoặc trên các băng tần khác nhau để
cải thiện lƣợng truyền (dƣới tải mạng nhẹ), công suất và hiệu quả. Kết hợp nhà cung
cấp dịch vụ cũng có thể kết hợp FDD và TDD và là cơ sở của LTE-U và LTE-LAA.
Ví dụ, vào năm 2015, AT&Ttổng hợp 700MHz với AWS, và AWS với PCS. Các
nhà khai thác đang thử nghiệm tập hợp ba nhà cung cấp dịch vụ vào năm 2016, và


8
cuối cùng, các nhà khai thác có thể tổng hợp bốn hãng. Rel-13 giới thiệu hỗ trợ
ghép sóng mang lên tới 32 sóng mang.
Việc ghép sóng mang là một trong những tính năng quan trọng nhất của
LTE-A phiên bản 10 để tăng tổng băng thông có sẵn cho một thiết bị di động và do
đó đạt đƣợc tốc độ bit tối đa. Mỗi sóng mang kết hợp gọi là một sóng mang thành
phần CC (Component Carrier), sóng mang thành phần có thể có băng thông
1,4MHz; 3MHz; 5MHz; 10MHz; 15MHz hoặc 20MHz. Trong LTE, thông thƣờng
ch có thể truyền tải dữ liệu nhờ sử dụng các đoạn phổ tần số liền kề có độ rộng tối
đa là 20MHz. Còn trong LTE-A, công nghệ ghép sóng mang cho phép kết hợp
những kênh nhỏ hay còn gọi là sóng mang trên các băng tần khác nhau, tách biệt
thành “một kênh cực lớn”, do đó về cơ bản có thể tăng tốc độ dữ liệu khả dụng cho
mỗi khách hàng lên nhiều lần. Chuẩn LTE-Advanced cho phép nhà mạng kết hợp
tối đa năm sóng mang với băng thông 20MHz thành một kênh có băng thông
100MHz cao gấp năm lần băng thông của LTE thông thƣờng.

Hình 1.1. Ghép sóng mang

1.3.2 VoLTE

Cho phép các nhà khai thác tung ra gói tin thoại dựa trên hạ tầng mạng 4G
LTE mà không phải định tuyến thoại về phía mạng 3G hoặc mạng 2G.
Bằng cách chuyển gọi thoại thành các gói IP, VoLTE cho phép các nhà khai
thác viễn thông có thể cung cấp chất lƣợng gọi thoại cao hơn. VoLTE cho phép
vòng đời pin thiết bị cao hơn so với dịch vụ gọi thoại OTT (Over-the top) nhƣ
Skype và tiêu thụ điện năng ít hơn so với một cuộc gọi thoại qua Skype.
VoLTE còn cho phép các nhà viễn thông có thể chuyển giao một tập hợp
mới các dịch vụ dựa trên các tiêu chuẩn nhƣ RCS (Rich Communications Services).


9
Các dịch vụ này thƣờng bao gồm nhiều thứ nhu gọi thoại video, chuyển giao tập tin,
dịch thuật ngôn ngữ theo thời gian thực, thƣ thoại video và tin nhắn tức thời.
Thông qua mạng kế thừa 2G, các công ty viễn thông triển khai VoLTE trên
mạng dữ liệu LTE còn có thể giải phóng và tái canh tác các tần số 2G (sử dụng cho
các dịch vụ thoại truyền thống) để hỗ trợ cho các dịch vụ dữ liệu có lợi hơn trong
lĩnh vực di động M2M/IoT.

1.3.3 Kỹ thuật phối hợp đa điểm (CoMP)
Về cơ bản, phối hợp đa điểm cho phép một thiết bị di động cùng một lúc trao
đổi dữ liệu với nhiều trạm thu phát. Kỹ thuật này sẽ giúp cải thiện hơn nữa tín hiệu
và tăng tốc độ dữ liệu tại rìa cell, nơi mà có thể khó có đƣợc một kết nối tốt. Ví dụ
nhƣ hai trạm thu phát liền kề có thể cùng lúc gửi dữ liệu giống nhau tới một thiết bị
do đó tăng khả năng nhận đƣợc tín hiệu tốt của thiết bị đó.
Tƣơng tự nhƣ vậy, một thiết bị cũng có thể cùng một lúc tải dữ liệu lên cả
hai trạm thu phát, các trạm này đóng vai trò nhƣ một mảng ăng-ten ảo sẽ cùng nhau
xử lý tín hiệu thu đƣợc để loại bỏ lỗi. Hoặc thiết bị có thể tải dữ liệu lên qua cell
nhỏ ở gần bên, giúp giảm năng lƣợng phát trong khi vẫn nhận tín hiệu tải xuống tốt
từ một trạm thu phát lớn hơn.


Hình 1.2. Kỹ thuật phối hợp đa điểm (CoMP)

1.3.4 Tích hợp chặt chẽ giữa LTE và các giải tần không phép
LTE-U đã đƣợc thử nghiệm năm 2016, và 3GPP đã hoàn thành các thông số
kỹ thuật cho LAA trong Rel13, với việc triển khai dự kiến vào khoảng năm 2018.
MultiFire, xây dựng tại LAA sẽ hoạt động mà không yêu cầu cấp phép. Tích hợp


10
LTE / Wi-Fi thông qua LWA và LWIP là các tùy chọn khác cho các nhà khai thác
triển khai Wi-Fi.

1.3.5 Tăng cường hỗ trợ cho IoT
Rel.13 sẽ mang lại cho Category M1 các thiết bị có chi phí thấp, cùng với
IoT băng hẹp (NB-IoT), một phiên bản của giao diện radio LTE dành riêng cho các
thiết bị IoT, gọi là Category NB1.

1.3.6 Kết nối kép
Rel.12 giới thiệu khả năng kết hợp các sóng mang từ các khu vực khác nhau
và/hoặc các trạm cơ sở (tức là phát triển Node Bs (eNBs) thông qua một tính năng
đƣợc gọi là Dual Connectivity- Kết nối kép.

1.3.7 256 QAM đường xuống và 64 QAM đường lên
Đƣợc định nghĩa trong Rel12 và đã đƣợc triển khai vào năm 2016, điều chế
bậc cao làm tăng tốc độ truyền của ngƣời dùng trong điều kiện /vô tuyến thuận lợi.

1.3.8 Hỗ trợ HetNet
HetNet – Heterogeneous network: mạng phức hợp, giúp giải quyết hiện
tƣợng nghẽn mạng bằng kỹ thuật điều khiển giảm can nhiễu tăng cƣờng giữa các tế
bào đƣợc sử dụng trong hệ thống. Trong mạng này, các trạm thu phát công suất thấp

sẽ tạo ra các cell nhỏ (small cell) nằm chồng lên mạng lƣới các cell lớn (macro cell)
do các trạm thu phát thông thƣờng có công suất lớn tạo ra. Các trạm thu phát nhỏ
với nhiều mức kích c

(còn đƣợc gọi bằng các tên metro, micro, pico, hay

femtocell) để tăng mức tải dữ liệu trong các vùng nóng (hots pot) nhƣ vùng đô thị
đông đúc. Những bộ thu phát này có kích thƣớc nhỏ gọn, giá thành rẻ, không cồng
kềnh, và lắp đặt thì dễ dàng hơn. Nhƣng khi các nhà mạng đặt càng ngày càng nhiều
trạm thu phát vào cùng một khu vực, họ sẽ phải tìm cách để giảm thiểu can nhiễu
khó tránh khỏi giữa chúng.
Giao thức eICIC của LTE-Advanced đƣợc xây dựng dựa trên kỹ thuật điều
khiển giảm can nhiễu giữa các tế bào ICIC (Inter-Cell Interference Coodination)
của LTE vốn để giúp giảm can nhiễu giữa hai cell lớn (macro cell) trong mạng đồng
nhất (HetNet).


11
Năm 2016, HetNet tích hợp các cell kích thƣớc rất nhỏ và các cell kích thƣớc
nhỏ. Một tính năng quan trọng là tăng cƣờng phối hợp sự can thiệp giữa các
cell(eICIC), giúp nâng cao khả năng của một cell vĩ mô và một cell nhỏ sử dụng
cùng một phổ. Cách tiếp cận này rất có giá trị khi ngƣời vận hành không thể dành
phổ cho các cell nhỏ. Các nhà khai thác đang đánh giá eICIC, và ít nhất một nhà
khai thác đã triển khai nó. Nâng cao ICIC (feICIC) đƣợc giới thiệu trong Rel-11 đã
bổ sung các thiết bị thu nhận nhiễu tiên tiến vào thiết bị.

1.3.9 Các mạng tự tổ chức
Với SON, các mạng có thể tự động cấu hình và tối ƣu hóa chúng. Các
phƣơng pháp cụ thể của nhà cung cấp là phổ biến đối với mạng 3G, và các thử
nghiệm hiện đang diễn ra đối với phƣơng pháp tiếp cận dựa trên tiêu chuẩn 4G

LTE.

1.4 Kết luận chƣơng
Sự phát triển các tiêu chuẩn 3GPP nằm trong ba lĩnh vực chính: giao diện vô
tuyến, mạng lõi và dịch vụ. 3GPP phát triển các thông số kỹ thuật trong các phiên
bản, với mỗi phiên bản giải quyết nhiều công nghệ. Mỗi bản phát hành thêm các
tính năng mới và cải thiện hiệu suất của các chức năng hiện có bằng nhiều cách
khác nhau.


12

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG KẾT NỐI VẠN VẬT
2.1 Giới thiệu chƣơng
IoT đƣợc xem nhƣ là sự tiến hóa của Machine-to-Machine (M2M). Về cơ
bản, trong khi M2M đƣợc xây dựng trực tiếp từ các đƣờng kết nối thì IoT lại mở
rộng khái niệm kết nối qua mạng IP.
Các lĩnh vực IoT đƣợc phân thành IoT Massive và critical, tùy thuộc vào loại
ứng dụng sẽ đƣợc thực hiện. Massive IoT cho thấy một số lƣợng lớn các vật thể có
liên quan, ví dụ nhƣ ở các tòa nhà, các cánh đồng nông nghiệp, các phƣơng tiện vận
chuyển, đƣa lên đám mây một cách thƣờng xuyên và chi phí cuối cùng phải đủ thấp
để có thể kinh doanh đƣợc. Ở đây, các yêu cầu dựa trên thiết bị có chi phí thấp với
mức tiêu thụ năng lƣợng thấp, độ phủ sóng tốt và khả năng mở rộng cao. Các ứng
dụng IoT quan trọng nhƣ chăm sóc sức khoẻ từ xa, kiểm soát giao thông và kiểm
soát công nghiệp, để đặt tên cho một số ít, sẽ có nhu cầu rất cao về tính sẵn có và độ
tin cậy cũng nhƣ độ trễ rất thấp.
Internet of Things (IoT) là thuật ngữ dùng để ch các đối tƣợng có thể nhận
biết cũng nhƣ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Đây là
một viễn cảnh trong đó mọi vật, con ngƣời đƣợc cung cấp các định danh và khả
năng truyền tải dữ liệu qua một mạng lƣới mà không cần sự tƣơng tác giữa con

ngƣời với con ngƣời hoặc con ngƣời với máy tính. IoT tiến hóa từ sự hội tụ của các
công nghệ không dây, hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) và Internet.

2.2 Các yếu tố thúc đẩy thị trƣờng IoT
Phần lớn những ngƣời tham gia ngành công nghiệp nhận ra rằng M2M, và
bây giờ là IoT, đại diện cho một trong những cơ hội tăng trƣởng quan trọng cho các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau trong
thập kỷ tới. Các câu hỏi chính đƣợc đặt ra bởi những ngƣời tham gia ngành công
nghiệp trong giai đoạn đầu của việc xem xét để gia nhập vào lĩnh vực M2M và IoT
là nhƣ sau: Các thị trƣờng chính cho IoT là gì? Quy mô thị trƣờng cho các ứng dụng
theo ngành dọc cụ thể là gì?


13

2.2.1 Cuộc cách mạng từ M2M tới IoT
IoT là một quá trình phát triển tự nhiên từ M2M, là sự kết nối giữa các thiết
bị thông minh và các nền tảng quản lý mà đƣợc cấp phép, một "thế giới thông
minh" xung quanh chúng ta. Bằng việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe đến các tiện
ích thông minh, máy bay không ngƣời lái tự động, thế giới của chúng ta nhanh
chóng trở nên siêu tự động.

Hình 2.1. Quá trình phát triển từ M2M tới IoT [1]

Hình 2.1 sẽ cho chúng ta một cái nhìn đa chiều về quá trình phát triển từ
M2M đến IoT. Chú ý rằng, do IoT là một sự phát triển của M2M nên trong phạm vi
luận văn này, thuật ngữ IoT có thể đƣợc dùng thay cho cả thuật ngữ M2M.





M2M mà đã đạt đến ngƣ ng:


Sự phát triển đạt xấp x 20% CAGR trong việc kết nối.



Tập trung vào các ứng dụng B2B(giữa các doanh nghiệp)



Sự dụng theo ngành dọc



Linh hoạt/độc quyền



Giới hạn những ứng dụng dữ liệu lớn



ROI tiết kiệm cho các doanh nghiệp

Môi trƣờng thông minh: đang dần hình thành


Hàng triệu kết nối mỗi ngày




Có quy luật



Các ứng dụng B2B (giữa các doanh nghiệp) và B2C(giữa doanh nghiệp
và khách hàng cá nhân) mới



Sử dụng theo ngành dọc


14



Định nghĩa tiêu chuẩn

IoT: sử dụng để kết nối thiết bị bất kỳ


M2M là giai đoạn 1 của IoT



Hàng tỷ kết nối




Thêm các ứng dụng B2C (giữa doanh nghiệp và khác hàng cá nhân),
B2B2C (giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân thông qua một doanh
nghiệp khác)



Các thiết bị thiết yếu



Mở/chuẩn hóa



Nhiều dữ liệu để khám phá



Mô hình kinh doanh mới, thị trƣờng có quy luật.

2.2.2 Thị trường chính của IoT
IoT chứa đựng nhiều cơ hội kinh doanh. Nó đƣợc xem xét thông qua 5 lĩnh
vực chính: kết nối các thiết bị mang theo, ô tô, nhà, thành phố (đèn giao thông, cột
điện cao áp, đèn chiếu sáng…), và các khu công nghiệp mạng thông minh (Các nhà
máy, phƣơng tiện công cộng, dầu khí, sức khỏe…)
Khi các doanh nghiệp tiếp xúc với môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày
càng tăng, không có gì đáng ngạc nhiên rằng nhìn từ quan điểm kinh doanh thì IoT
bị chi phối bởi hai yếu tố:



Tiết kiệm chi phí: Các doanh nghiệp đang dựa vào IoT để tăng tính hiệu quả và
nâng cao năng suất, giúp tiết kiệm chi phí, trong các hợp phần kinh doanh
chính nhƣ chi phí đầu tƣ cố định (CAPEX), bảo trì, nhân công và điện năng.
Ví dụ, các công ty hy vọng tiết kiệm đƣợc hàng triệu kilowatt giờ (kWh) hàng
năm thông qua các trung tâm đa dữ liệu bằng cách triển khai hàng trăm bộ cảm
biến và điểm điều khiển trong toàn bộ trung tâm dữ liệu, kết nối không dây.



Doanh thu tạo ra: Các công ty tập trung vào IoT nhƣ một động lực tăng doanh
thu dựa trên các sản phẩm và dịch vụ mới. Ví dụ, dịch vụ kết nối ô tô, đƣợc
phát triển trong mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khai thác di động và các nhà
sản xuất ô tô, cung cấp các kết nối 3G hoặc 4G tốc độ cao với phí thuê bao
hàng tháng. Nhiều mẫu xe đƣợc xây dựng với sự hỗ trợ của LTE, cho phép các


15
phƣơng tiện hoạt động nhƣ một điểm truy cập Wi-Fi với kết nối cho một vài
thiết bị, cũng nhƣ truy cập vào các dịch vụ xe chở khách từ xa, chẩn đoán và
dịch vụ khẩn cấp. Công ty phân tích Analyst Mason dự đoán trên 800 triệu xe
đƣợc kết nối vào năm 2023.Bây giờ chúng ta đang ở thời điểm mà các công
nghệ khả thi sẵn có cùng lúc khi nhu cầu cụ thể từ các bên liên quan khác nhau
đang hình thành.
Đã có những thay đổi công nghệ quan trọng liên quan với nhau để cho phép
sự gia tăng của IoT và điều này liên quan đến tất cả các thiết bị đƣợc kết nối, không
giới hạn ở Mạng Internet di động (CIoT):



Chi phí cảm biến thấp - theo các hãng nghiên cứu, giá cảm biến đã giảm đáng
kể trong 10 năm qua.



Chi phí băng thông giảm - chi phí băng thông cũng giảm nhanh, gần 40 lần
trong 10 năm qua.



Chi phí triển khai đã giảm gần 60 lần trong 10 năm qua, cho phép nhiều thiết
bị hơn không ch kết nối mà còn đủ thông minh để biết phải làm gì với tất cả
dữ liệu mới mà họ đang tạo ra hay là nhận đƣợc.



Điện thoại thông minh hiện đang trở thành cổng vào cá nhân cho IoT, phục vụ
nhƣ một bộ điều khiển hoặc trung tâm điều khiển từ xa cho kết nối nhà, kết nối
xe hoặc thiết bị chăm sóc sức khoẻ và thể dục mà ngƣời tiêu dùng ngày càng
bắt đầu dùng.



Vùng phủ sóng không dây di động phổ biến cùng với cơ hội di động cung cấp
nhiều thị trƣờng là một cơ hội quan trọng.



Nhƣ định nghĩa IoT, sẽ tạo ra số lƣợng lớn các dữ liệu phi cấu trúc, tính sẵn có
của phân tích dữ liệu lớn là một nhân tố cho phép.




Hầu hết các thiết bị mạng hiện nay đều hỗ trợ IPv6, phiên bản mới nhất của
tiêu chuẩn Giao thức Internet (IP) đƣợc thay thế cho IPv4. IPv4 hỗ trợ địa ch
32-bit, có nghĩa là khoảng 4,3 tỷ địa ch - một con số quá lớn cho các thiết bị
kết nối trên toàn cầu. Ngƣợc lại, IPv6 có thể hỗ trợ địa ch 128-bit, tức là
khoảng xấp x 3,4 x 1038 địa ch - một số lƣợng gần nhƣ vô hạn có thể xử lý
tất cả các thiết bị IoT có thể hiểu đƣợc.


×