Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Lý thuyết khiêu vũ nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.21 KB, 15 trang )

Phần 1 - Những Lưu ý
Phần 1 - Những Lưu Ý
Trong khi khiêu vũ bạn phải để ý đến dáng nhảy. Lưu ý vị trí tay đặt cho đúng,
đây chính là vấn đề khó nhất khi tự học khiêu vũ. Bạn co thể thấy rất nhiều giáo
trình tự học khiêu vũ với sơ đồ bước nhảy, bạn có thể tập bước theo nhưng hầu
như bạn không thể hình dung tay bạn phải thế nào, thân người phải ra sao.
Thân người không được lắc lư, bước nhảy nhẹ nhàng như lướt đi trên sàn nhảy.
Bước chân nhảy phải rơi đúng vào nhịp mạnh của bản nhạc. Lúc nhảy không
được nhìn xuống chân, mặt ngó về phía trước, mắt nhìn hướng đi và đưa người
bạn gái nhẹ nhàng, tay không được nắm quá chặt. Khi cần nghỉ, bạn đưa người
bạn nhảy về những chỗ trống trên sàn nhảy và nhớ tránh không được đụng tới
người đang nhảy trên sàn nhảy cùng với mình. Tóm lại bạn cần lưu ý:
1. Dáng nhảy, bước nhảy
2. Vị trí tay
3. Thân người
Một điều hết sức cần thiết trong khiêu vũ là âm nhạc. Bạn có thể chỉ cần biết
những bước nhảy căn bản. Nhưng bạn cần nắm vững điệu nhạc và nhịp điệu.
Trong vũ trường, chơi theo "tour", bạn có thể theo trình tự mà biết điệu
tiếp theo sẽ là gì. Nhưng trong một bữa tiệc tại nhà bạn bè chẳng hạn, nhạc nổi
lên là bạn phải biết sẽ nhảy điệu gì. Bạn có thể tham khảo phần âm nhạc để
biết thêm. Bạn cũng có thể trực tiếp vào đây để nghe một số điệu nhạc. Tuy
nhiên, trong khiêu vũ tiếng trống (Drum Beats) là đặc biệt quan trọng. Bạn cần
biết điệu của bản nhạc, bạn đồng thời cũng phải phân biệt được tiếng trống,
bước chân đầu tiên phải rơi trúng vào tiếng trống mạnh tức là nhịp mạnh.
Những giáo trình hay lớp dạy nhảy thường hướng dẫn bạn "đếm nhạc" -counting
the music- xin bạn lưu ý đây là cách đếm nhạc của người khiêu vũ. Tóm lại, bạn
cần học và hiểu:
1. Các điệu nhạc
2. Cách đếm nhạc
Phần 2 - Đếm
Nhạc


Phần 2 - Đếm Nhạc - Counting Music
Với những ai đã từng học nhạc thì đếm nhạc có thể không thành vấn đề, tuy
nhiên cũng cần nhận thức là cách đếm nhạc trong khiêu vũ có phần khác cách
đếm nhạc thông thường. Nếu bạn chưa bao giờ học nhạc thì nên chú ý kỹ năng
này.
Đây là một ví dụ đếm nhạc thông thường. Bạn click vào Rhythms để chọn một
giai điệu, sau đó click vào nút Play (Hình mũi tên) để nghe đếm.
Chúng ta sẽ chỉ bàn về đếm nhạc trong khiêu vũ. Cơ bản có hai cách đếm là
dùng số 1,2,3... và dùng từ. Có bốn từ dùng để đếm là Slow ( chậm) , Quick
( Nhanh) , and ( và ) và a ( không cần dịch, đọc như đọc chữ a bình thường
trong tiếng Việt).
Bạn vào đây tham khảo cách đếm và tiếng trống của hai điệu nhảy rất thông
dụng là Cha cha cha và Rumba. Thay vì one-two-three... bạn có thể đếm mộthai-ba... Thay vì slow-quick..bạn có thể đếm chậm-nhanh..Ví dụ trong Rumba,
bạn có thể đếm 1-2-3-4-5-6 hay NHANH NHANH CHẬM NHANH NHANH CHẬM.
Hay trong Cha Cha Cha, bạn có thể đếm 1-2-3-4-and, 2-3-4-and-1 hay 1-2-CHA-


CHA-CHA.
Đừng quá căng thẳng, thật ra như chúng ta đã nói ngay từ đầu, chúng ta chỉ
tìm cách đơn giản nhất để tiếp cận khiêu vũ. Đếm 1 trước hay 2 trước không
phải là vấn đề, vấn đề là bạn cần nghe và phân biệt được phách mạnh. Hơn
nữa chúng ta học khiêu vũ để thư giãn, để giao tiếp, không phải để trả bài: 1-23-4...Chúng ta sẽ bàn từng điệu nhảy trong các phần kế tiếp. Ví dụ đếm nhạc
trong Cha Cha Cha
Phần 3 - Vũ Trường
Chỉ có vài điều bạn cần lưu ý về vũ trường. Không phải tuyệt đối nhưng nói
chung:
 Những lúc nhạc điệu của bản nhạc với nhịp nhanh, vui tươi, vũ trường để
đèn hơi sáng.
 Ngược lại những bản nhạc nhịp điệu êm dịu, nhịp điệu chậm, vũ trường
chìm dưới ánh đèn mờ ảo.

Thông thường trong vũ trường ban nhạc thường chơi nhạc "Tour" nghĩa là cứ 1
bản nhanh, 1 bản chậm. Thứ tự có thể:
 Pasodoble
 Slow/Slow Rock
 Bebop/Roc and Roll
 Rumba
 Cha Cha Cha
 Waltz
 Tango
 Pasodoble...
Dù bạn chỉ định học cho vui, phòng khi cần giao tiếp thì bạn cũng nên "đầu tư" một lần đến vũ
trường cho biết. Chỉ ngồi uống nước và xem thôi, nhưng bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt các điệu nhạc,
"ngộ" ra nhiều cái còn chưa nắm rõ...
Phần 4 - Điệu
Waltz
Phần 4 - Điệu Waltz
Lúc đầu gọi là Boston, ra đời tại nước Anh, vào khoảng đầu thế kỷ 17. Nếu bạn
đọc các tài liệu thì sẽ gặp những cái tên: Valse, Waltz, Boston, English
Valse, Valse chậm, Van chậm. Tất cả cũng chỉ là một. Gọi Valse chậm để
phân biệt với điệu Valse nhanh tức là Viennese Waltz. Với giai điệu uyển
chuyển duyên dáng, người nhảy điệu Waltz lướt đi sống động với dáng điệu
nhịp nhàng.
Trong vòng thế kỷ 18, điệu Waltz đã là điệu nhảy được ưa chuộng và nhanh
chóng lan tỏa ra khắp châu Âu. Điệu Waltz hiện đại ngày nay được xây dựng
chủ yếu từ sự kế thừa của điệu Boston.
Chúng ta đề cập đến điệu Waltz đầu tiên vì có lẽ đa số các bạn có thể liên
tưởng đến nhịp của điệu nhạc này dễ dàng: BÙM CHÁT CHÁT. Waltz được nhảy
trong nền nhạc 3/4 được nhấn mạnh vào phách 1(BÙM). Nếu đếm nhạc theo số
thì sẽ là 1-2-3. Dù theo cách nào thì bước đầu tiên của bạn cũng rơi vào phách
mạnh(BÙM hay 1). Dù là mới mở đầu bản nhạc, giữa bản nhạc, hay đang đoạn



cuối bản nhạc, bạn sẽ bước đầu tiên nếu đếm là 1 hay BÙM. Thật ra đếm ra
sao không quan trọng, mục đích của đếm nhạc là để giữ đúng nhịp. Bạn hãy
nghe bản làng tôi của văn cao và đếm xem: Làng tôi xanh bóng tre.. Chữ làng,
xanh, tre... sẽ là 1(BÙM)... cứ tiếp tục như vậy. bạn cứ thử chế ra xem: TÙNG
CẮC CẮC, HAY 6-7-8 gì cũng được, miễn là giữ đúng nhịp, TÙNG hay 6 phải rơi
vào phách mạnh.
Thật ra để nhận ra và đếm đúng Viennese Waltz thì không khó nhưng vơí
Waltz thì bạn cần kiên nhẫn hơn một chút. Hãy thử nghe Santa Lucia do danh
ca Pavarotti biểu diễn:
Đây là cách đếm và những bước cơ bản của Waltz
Hướng di chuyển chính trong những bước cơ bản. Lưu ý là khi chúng ta
nói cơ bản có nghĩa là đơn giản nhất và có thể không có video, nhưng từ
những bước cơ bản bạn có thể hiểu được những biến tấu.

Bảng dưới đây là cách buớc cơ bản của Nam và Nữ, giả sử là nam đối diện với
số 1 và nữ quay lưng lại số 1 như trong hình trên.
Đếm
nhạc

Nam

Nữ

1

Bước chân trái tới Lùi chân phải tới
vị trí số 1
vị trí số 1


2

Bước chân phải
tới vị trí 2(bước
chéo)

3

Kéo chân trái qua Kéo chân phải qua
gần chân trái
gần chân phải

1

Lùi chân phải tới
vị trí 4

2

Bước chân phải
Lùi chân trái tới vị
tới vị trí 5(bước
trí 5(lùi chéo)
chéo)

3

Kéo chân phải qua Kéo chân trái qua
gần chân trái

gần chân phải

Lùi chân trái tới vị
trí 2(lùi chéo)

Bước chân trái tới
vị trí 4


Đương nhiên không ai nhảy như vậy, nhưng bạn nên cố tập bước như vậy cho
quen trước khi chuyển qua cách bước sao để có thể di chuyển được tự nhiên
hơn. Trong nhiều trường hợp, bước khởi đầu sẽ là bước lui thay vì bước tới. Đây
là một ví dụ về bước nhảy của Nam, sau khi xong 6 buớc bạn đã quay 90 độ.

Chúng tôi chỉ đưa ví dụ cho Nam, với Nữ có lẽ bạn dễ dàng suy ra được. Vấn đề
chúng ta cần nhận thức rõ là trong khi nhảy đông người bên cạnh, bạn không
thể bất di bất dịch bước như vậy để xoay 90 độ. Ví dụ bạn có thêr chỉ xoay nhẹ
10 độ trong bước 2,3 và thêm 10 độ trong bước 4,5 chẳng hạn. Chưa kể ta
không thể mặc sức tung hoành như chỗ không người, muốn bước dài là bước.
Đôi khi bạn chỉ có thể nhích chân tới lui cho đúng nhịp mà thôi.


Trong bất cứ điệu nhảy nào, vai trò dẫn dắt của người Nam rất quan trọng.
Với tư thế thân thể và tay thông thường thế này:

Nếu bạn Nam muốn lui: Tay phải khẽ ấn nhẹ lên lưng bạn Nữ, tay trái hơi
kéo về sau, tỏ ý muốn lui.
 Nếu bạn Nam muốn bước tới: Tay trái hơi đẩy về sau, thân người hơi
chồm tới, tỏ ý muốn bước tới.
 Qua phải hay qua trái cũng vậy, cần dùng tay để ra hiệu cho bạn Nữ.

Chúng ta tạm dừng ở đây. Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập.


Phần 5 - Điệu Tango
Phần 5 - Điệu Tango
Điệu nhảy Tango hiện đại ngày nay thì được xây dựng chủ yếu dựa trên sự
phát triển của Tango ở Argentina, thường được gọi là Argentina Tango.
Trong nền nhạc 4/4, với những nhịp nhanh chậm xen nhau, điệu nhảy Tango là
thể hiện của đôi tình nhân hoàn toàn chìm đắm trong sự say mê, xúc cảm.
Được phổ biến vào châu Âu khoảng đầu thế kỉ 20, Tango trở thành làn sóng
trong giới thượng lưu Paris. Ngày nay, có nhiều biến thể của Tango cùng tồn
tại, ngoài Tango Áchentina còn có Tango America, Tango Gaucho... và
International Tango: thể loại Tango dùng trong các dịp thi đấu Tango trên thế
giới. Với giai điệu mềm mại hơn, Tango là điệu nhảy được nhiều người say mê.
Tango được nhảy trên nền nhạc 4/4 và nhấn mạnh ở pháp 1 và 3. Có lẽ cũng
như Waltz, bạn đã từng nghe và dễ nhận ra giai điệu CHÁT CHÁT CHÁT BÙM
CHÁT. Bạn có thể đếm 3-4-1-2, Slow-Slow- Quick-Quick-Slow hay (1, 2) (3, 4)
(5) (6). Đếm sao là tuỳ ở bạn, hãy nhớ lại là chúng ta muốn đơn giản mọi việc.
Mời bạn nghe La Paloma. Lưu ý là tango chính thống phải có Accordion.
Đây là cách đếm và những bước cơ bản của Tango
Đây là những bước cơ bản nhất cho Nam


Còn đây là bước cơ bản cho Nữ

Xin rất lưu ý ở đây, có nhiều biến thể Của Tango. Hơn nữa về các bước cơ bản
cũng có một số thay đổi nhỏ. Mục đích của chúng ta là đơn giản hoá, nắm
vững bước cơ bản ở trên, bạn sẽ dễ dàng hiểu những biến thể hơn. Nói vậy vì
nếu bạn tham khảo, bạn sẽ thấy có quá nhiều "Basic Tango" khác nhau, có quá
nhiều "cơ bản" khác nhau.Một lần nữa xin nhắc lại là hoà hợp với nhịp điệu

mới là quan trọng. Nếu bạn có xem qua một bộ phim nào đó có khiêu vũ, trong
vũ trường đông người, đôi khi cặp nhảy slow hay boston chỉ dậm chân và lắc lư


gần như tại chỗ.
Bảng dưới đây là những bước cơ bản mà bạn có thể áp dụng ngay trong thực
tế, nó cũng bắt nguồn từ hình vẽ trên mà thôi.
Thứ
Tự
1

Nam
Chân trái lui thẳng

Nữ
Chân phải bước thẳng

2

Chân phải lui ngang đặt Chân trái bước ngang đặt
song song và cách với
song song và cách với
chân trái
chân phải

3

Chân trái chụm gần
chân phải.


Chân phải chụm gần chân
trái

4

Chân trái bước tới, hơi
xéo về bên trái

Chân phải lùi, hơi xéo về bên
phải

5

Chân phải bước tới, hơi
xéo về bên trái

Chân trái lùi, hơi xéo về bên
phải

6

Chân trái bước tới, hơi
xéo về bên trái

Chân phải lùi, hơi xéo về bên
phải

7

Chân phải chụm gần

chân trái.

Chân trái chụm gần chân
phải

8

Chân phải bước ngang
qua phải.

Chân trái bước ngang qua trái

9

Chân trái chụm gần chân Chân phải chụm gần
phải.
chân trái

10

Chân phải lui hơi xéo
trái

11

Chân trái tới hơi xéo phải

Chân trái lui hơi xéo trái Chân phải tới hơi xéo phải

Đây là một số hình ảnh theo bảng trên



Trong bất cứ điệu nhảy nào, vai trò dẫn dắt của người Nam rất quan trọng.
Với tư thế thân thể và tay thông thường thế này:

Nếu bạn Nam muốn lui: Tay phải khẽ ấn nhẹ lên lưng bạn Nữ, tay trái hơi
kéo về sau, tỏ ý muốn lui.
 Nếu bạn Nam muốn bước tới: Tay trái hơi đẩy về sau, thân người hơi
chồm tới, tỏ ý muốn bước tới.
 Qua phải hay qua trái cũng vậy, cần dùng tay để ra hiệu cho bạn Nữ.
Chúng ta tạm dừng ở đây. Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập.


Phần 6 - Điệu Viennese Watlz
Phần 6 - Điệu Viennese Watlz Có lẽ với những người mới học khiêu vũ
đây là điệu nhảy dễ bị "lơ đẹp" nhất. Nhìn thì thích nhưng tập lại "oải quá". Mỗi
lần tour đến Viennese Waltz thì chỉ có rất ít cặp ra sàn, đa số chỉ ngồi xem.
Viennese Waltz,"nữ hoàng của các vũ điệu" được rất nhiều người yêu thích vì
cảm giác được bay bổng, phiêu diêu trong mỗi bước chân. Đã có những quan
điểm cho rằng nếu đã nhảy được tất cả các vũ điệu mà chưa nhảy được
Viennese Waltz thì coi như mới chỉ biết nhảy một nửa. Chỉ có một từ duy nhất
bộc lộ đặc điểm của Viennese Waltz là Xoay
Viennese Waltz cũng như Waltz có thể nhận ra qua nhịp điệu: BÙM CHÁT
CHÁT nhưng Nhanh. Bạn có thể đếm nhạc 1-2-3. Viennese Waltz được nhảy
trong nền nhạc 3/4 được nhấn mạnh vào phách 1(BÙM). Mời bạn nghe Blue
Danube của J.Strauss


Hãy nhớ đến đặc điểm xoay trong điệu nhạc này.Những gì cơ bản thì bạn
tham khảo phần điệu Waltz.

Bạn tham khảo những Video sau để thực hành.
Phần 7 - Điệu Foxtrot
Phần 7 - Điệu Foxtrot
Xuất hiện lần đầu với tên Foxtrot, sau tách ra thành hai: Slow Foxtrot và
QuickStep. Điệu nhảy này được thực hiện trên sàn với nhạc ở nhịp 4/4. Foxtrot
có nguồn gốc từ điệu nhảy một bước hay hai bước Castle Walk do được trình
diễn trong các hộp đêm ở Vernon và Irene Castle.
Bạn có thể đếm nhạc: Slow-Quick-Quick hoặc Slow-Slow-Quick-Quick như dưới
đây
Hình dưới là những bước cơ bản cho Nam và Nữ. Như bạn thấy nó hơi khác
so với Video bạn xem ở trên
Phần 8 - Điệu
Samba
Phần 8 - Điệu Samba
Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha nhập khẩu rất nhiều nô lệ từ Angola và
Congo vào Brazil, những nô lệ này mang theo tới đây những điệu nhảy của họ
như Catarete, Embolada và Batuque. Người Châu Âu coi những điệu nhảy này
là tội lỗi vì người nhảy tiếp xúc với nhau ở vùng rốn.
Một điệu nhảy pha trộn phát triển trong những năm 1830 kết hợp giữa những
điệu nhảy của người da đen và những động tác lắc và quay của điệu Lundu
bản xứ. Dần dần, xã hội thượng lưu Rio chấp nhận điệu nhảy này,khi đó điệu
nhảy này được gọi là Zemba Queca. Sau đó điệu nhảy này được gọi dưới cái
tên Mesemba, rồi Samba.
Samba được nhảy trên nền nhạc 2/4 hoặc 4/4, nhấn mạnh ở phách 1 và 2. Bạn
có thể đếm nhạc: 1 a2 1 a2.
Dưới đây là những bước nhảy cơ bản.

Còn đay là bảng đối chiếu theo hình trên. Trong phần Video bạn sẽ thấy khác
nhiều, xin lưu ý đặc điểm lắc hông của Samba.



Đếm nhạc

Nam

Nữ

1

Chân trái bước tới

Chân phải lùi

a

Chân phải bước tới

Chân trái lùi

2

Chân trái dậm tại chỗ

Chân phải dậm tại chỗ

1

Chân phải lùi

Chân trái bước tới


a

Chân trái lùi

Chân phải bước tới

2

Chân phải dậm tại chỗ

Chân trái dậm tại chỗ

Chúng ta tạm dừng ở đây. Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập.

Đây là Video những bước cơ bản như hình trên
Bạn vào phần Video sau để tham khảo và tập.
Phần 9 - Cha Cha
Cha
Phần 9 - Cha Cha Cha
Là một trong những điệu nhảy phổ thông nhất châu Mỹ Latin. Lúc đầu là sự kết
hợp phách Jazz Châu Mỹ với giai điệu Rumba của Cuba và tạo ra một giai điệu
mới gọi là Mambo. Từ đó một điệu nhảy được phát triển theo giai điệu mambo


mới. Trong số những hình điệu của điệu mambo có một hình điệu có tên
"chatch" gồm ba chuyển động nhanh theo sau hai bước chậm. Vào đầu những
năm 1950, hình điệu này đã phát triển thành một điệu nhảy mới bao gồm
nhiều biến thể đơn giản có tên Cha Cha. Điệu Cha Cha thừa hưởng nhiều từ
Rumba và Mambo.

Cha cha cha được nhảy trong nền nhạc 4/4 được nhấn mạnh vào phách
1(BÙM). Bạn có thể đếm 2-3-4&1 hoặc 1-2-3-4-5 hoặc One-Two-Three-Cha-Cha
hoặc BÙM-CHÁT-CHÁT-BÙM-BÙM. Mời bạn nghe giai điệu quen thuộc Rico
Vacilon:
Còn đây là những bước cơ bản với cách đếm One-Two-Three-Cha-Cha
Bảng dưới đây là các bước cơ bản của Nam và Nữ
Đếm

Nam

Nữ

1

Chân trái bước tới

Chân phải lùi

2

Chân phải dậm tại chỗ

Chân trái dậm tại chỗ

3

Chân trái lùi

Chân phải bước tới


4

Chân phải dậm tại chỗ

Chân trái dậm tại chỗ

5

Chân trái dậm tại chỗ

Chân phải dậm tại chỗ

Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập. Lưu ý có một vài khác biệt nhỏ,
bạn muốn theo cách nào cũng được.
Phần 10 - Điệu Rumba
Có hai nguồn gốc của điệu Rumba: Một nguồn gốc Tây Ban Nha và một nguồn
gốc từ Châu Phi. Mặc dù phát triển chủ yếu ở Cuba, song cũng có những kiểu
phát triển tương tự của điệu nhảy này ở các đảo trong quần đảo Caribbean và
trong khu vực Mỹ Latin nói chung.
Rumba được nhảy trên nền nhạc 4/4, theo nhịp điệu (BÙM-CHÁT)-CHÁTCHÁT-(BÙM-CHÁT). Bạn có thể đếm 1-2-3-4 hoặc Slow-Quick-Quick-Slow-andQuick như clip dưới đây:
Đây là bước cơ bản của Nam


Bảng sau là các bước cơ bản Nam và Nữ, sẽ hơi khác với hình trên, tuy nhiên
bạn có thể áp dụng ngay trong thực tế
Thứ
tự
1

Nam

Lui chân trái

Nữ
Chân phải bước tới

2

Lui chân phải, chụm gần
chân trái

3

Chân phải bước tới

Chân trái lui

4

Chân trái bước tới

Chân phải lui

5

Chân phải bước tới

Chân trái lui

6


Chân trái bước tới, chụm
gần chân phải

Chân trái bước tới, chụm
gần chân phải

Chân phải lui, chụm gần
chân trái

7

Chân trái lui

Chân phải bước tới

8

Chân phải lui

Chân trái bước tới

9

Chân trái lui

Chân phải bước tới

10
11


Chân phải lui, chụm gần
chân trái

Chân trái bước tới, chụm
gần chân phải

Bắt đầu quay lại bước thứ 3 Bắt đầu quay lại bước thứ 3


Chúng ta tạm dừng ở đây. Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập.
Phần 11 - Điệu Paso
Doble
Phần 11 - Điệu Paso Doble
Xuất xứ từ Tây ban Nha. Điệu này do Buddy Schwimmer sáng tạo vào
năm1960s.Chử 'Paso Doble' tiếng Tây Ban Nha nghĩa lá "2 bước ('Two Step')
(Smith, 1971, 416),có thể phân biệt từ chử 'Paso a Dos' có nghĩa la khiêu vủ 2
bước ('Dance for two'). Trên nền nhạc 2/4, hai bước diển đạt như bước đi quân
hành,đếm nhạc BÙM-CHÁT hay 1-2 cho chân trái và chân phải. Mổi bước một
nhịp.
Bảng dưới đây là những bước cơ bản, chỉ để tham khảo vì rất khó hình dung,
bạn nên coi video.
Thứ tự

Nam

Nữ

1

Chân trái bước xéo tới bên trái Chân phải lui


2

Chân phải dậm tại chỗ

Chân trái dậm tại chỗ

3

Chân trái lui sau

Chân phải tiến

4

Chân phải lui

Chân trái tiến

5

Chân trái dậm tại chỗ

Chân phải dậm tại chỗ

6

Chân phải tiến

Chân trái tiến



7

Chân trái tiến

Chân phải tiến

Với điệu Paso Doble, xin đặc biệt nhắc lại là vai trò dẫn dắt của người Nam rất
quan trọng.
Với tư thế thân thể và tay thông thường thế này:

Nếu bạn Nam muốn lui: Tay phải khẽ ấn nhẹ lên lưng bạn Nữ, tay trái hơi
kéo về sau, tỏ ý muốn lui.
 Nếu bạn Nam muốn bước tới: Tay trái hơi đẩy về sau, thân người hơi chồm
tới, tỏ ý muốn bước tới.
 Qua phải hay qua trái cũng vậy, cần dùng tay để ra hiệu cho bạn Nữ.
Chúng ta tạm dừng ở đây. Bạn hãy tham khảo các Video sau để tập.


Phần 12 - Điệu
Jive
Điệu này có nguồn gốc của người Da đen Đông Nam Mỹ với những điệu
nhảy đôi trên nền nhạc Jazz ở Châu Mỹ vào những năm 1920,
là sự pha trộn với nhiều điệu nhảy như Swing, Jitterbug hay Rock&Roll. Điệu Jive
được nhảy trong nền nhạc 4/4, với những bước nhịp 2 và nhịp 3 xen kẽ nhau.
Nhạc của điệu Jive nhanh, linh hoạt và nhịp điệu rõ ràng, dễ nắm bắt. Điệu Jive


không cần nhiều di chuyển trên sàn nhảy, nhưng lại cần rất linh hoạt trong các

bước di chuyển và chuyển động của tay. Ở Việt Nam, Jive có một biến thể rất
phổ biến trong sinh viên là Bebop. Đây là một điệu nhảy vô cùng hấp dẫn, và lôi
cuốn với tiết tấu nhạc nhanh và khỏe khoắn mặc dù hơi khó tập.
Đếm nhạc 1 2, 1 a2, 1 a2
Đây là điệu nhảy mà bạn nên tham khảo nhiều video clip vì những cử động
trong điệu Jive thường rất phức tạp, bao gồm nhiều bước nháy, bật chân hay
chuyển chân nhanh. Các chuyển động của tay cũng cần thiết phải hòa hợp với
nhạc và không phải chỉ đơn thuẩn để trang trí.
Dưới đây là 3 video các bước cơ bản, bạn nên coi kỹ nhiều lần



×