Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Phương pháp dạy học phân số cho học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.86 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn toán là môn học rất quan trọng trong các môn học ở chương trình Tiểu
học, đồng thời xuyên suốt ở các cấp học, bậc học. Tôi nhận thấy rằng kết quả học
lực môn toán qua các đợt kiểm tra định kì hằng năm của học sinh: học sinh khá,
giỏi từ khối 1 đến khối 3 đạt học sinh khá, giỏi nhiều hơn so với học sinh khá, giỏi
khối lớp 4. Qua nhiều lần trăn trở về chất lượng của học sinh ở môn Toán cùng với
việc kết hợp rút kinh nghiệm trong các tiết học và tình hình học tập trên lớp của
học sinh qua các năm học, phần mà học sinh vướng phải nhiều nhất ở môn toán là
mạch kiến thức về phân số. Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phương pháp dạy
học phân số cho học sinh tiểu học” nhằm tìm giải pháp giúp học sinh học tốt
mạch kiến thức về phân số để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khối lớp 4
về môn toán.

1
Lê Tiến Si


II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lí luận:
- Học xong Toán 4 nói chung nhất là học xong phần phân số và 4 phép tính
với phân số, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Nhận biết được phân số. Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
hoặc ngược lại.
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các phân số .
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia có số tự nhiên với phân số .
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tiếp xúc với các em, giúp các em nắm
được kiến thức cần thiết và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của
các em. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm phải tìm hiểu kĩ, nắm
vững từng đối tượng học sinh của lớp mình để có biện pháp dẫn dắt, giúp đỡ đối


với từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sẵn của các em, giáo viên đưa ra các
tình huống thúc đẩy từng em học tập và trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các
em thực hành luyện tập thường xuyên, để các em có thói quen tính đúng, cẩn thận,
chính xác.
2. Thực trạng :
- Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp
học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính với phân số nhưng vẫn còn một số học
sinh chưa thành thạo trong khi làm bài, học sinh thường hay nhầm lẫn trong lúc
tính toán có em chưa nắm được cách cộng, trừ, nhân, chia phân số cho số tự
nhiên….Với hình thức thầy giảng trò nghe, trò học thuộc lý thuyết và áp dụng vào
làm bài tập và thời lượng lý thuyết nhiều hơn thực hành dẫn đến nhiều học sinh học
thuộc lòng các quy tắc, công thức mà không biết áp dụng vào làm bài tập .
- Đa số các em làm đúng bài tập cơ bản về phân số, các phép tính với phân số,
bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em thực hiện chưa đúng 4 phép tính
cộng, trừ, nhân, chia phân số.
2


Sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân tôi dạy lớp 4A trường tiểu học số 3 Phổ Thạnh, gia đình các em
100% là làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn hầu hết các bậc phụ
huynh trình độ văn hóa thấp; kiến thức, cũng như nhận thức còn hạn chế nên phụ
huynh ít quan tâm việc học tập của con em mình. Một số phụ huynh đi làm ăn xa,
gửi con lại cho ông bà. Chính vì vậy mà việc chăm lo đầu tư cho con em học hành
chưa có hoặc có nhưng chưa đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Từ những khó
khăn trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và
học sinh .
Hơn nữa, trong quá trình học tập các em còn mải chơi chưa thật tập trung
cho việc học, trí nhớ thiếu bền vững nên phần nào kiến thức, kĩ năng đạt được chưa
thật vững chắc. Điều này khiến các em tiếp thu bài mới cũng gặp không ít khó

khăn.
- Một số em chưa nắm chắc cách thực hiện phép tính. Thường là những em
không tập trung, uể oải và ít khi làm bài tập đầy đủ.
- Thuộc lý thuyết nhưng không biết áp dụng vào thực hành .
- Tính toán sai .
- Còn một bộ phận học sinh tính toán chậm, tính sai và ngán ngẫm khi gặp
những bài toán liên quan đến phân số.
- Còn một bộ phận học sinh trong lớp chưa thuộc bảng nhân, bảng chia
nên việc tính toán chậm.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Từ những khó khăn mắc phải trong quá trình dạy học tôi đã đúc rút ra
được một số kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những khó khăn trên, giúp học
sinh học tốt hơn phần phân số ở toán 4.
3.1/ Thứ nhất là về cấu tạo phân số:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một số kiến thức cần ghi nhớ ở mỗi
phần học, bài học. Nắm rõ mục tiêu yêu cầu của bài, từ đó hướng dẫn các em thực
3
Lê Tiến Si


hiện tốt yêu cầu của các bài tập thực hành hay luyện tập theo chuẩn kiến thức kĩ
năng.
a/. Lỗi thường mắc phải của học sinh:
Ví dụ : Rút gọn phân số sau: 1/
2/

12 12 : 2 6

 Chưa tối giản. (1)
8

8:2 4
15 15 : 3 5

 (2)
5
5:3 1

b/. Nguyên nhân:
Do các em chủ quan, nên khi gặp yêu cầu rút gọn phân số thì các em chỉ cần
rút gọn được phân số đó là được, không quan tâm xem phân số đó đã được rút gọn
tối giản hay chưa.
Các em chưa nắm chắc bảng nhân, chia, các dấu hiệu chia hết nên khi rút
gọn còn gặp nhiều lúng túng.
Chưa nắm vững các kiến thức về cấu tạo của phân số để áp dụng có hiệu quả
vào việc làm toán.
c/. Biện pháp khắc phục:
+ Yêu cầu học sinh học thuộc và ứng dụng tốt bảng nhân chia trong quá trình
học tập, kiểm tra thường xuyên có chấn chỉnh kịp thời
+ Trong quá trình dạy học giáo viên cần nhấn mạnh cho các em thấy và nắm
được các quy tắc, nội dung cần ghi nhớ về cấu tạo phân số nhất là kiến thức rút gọn
phân số. Cụ thể là:
1. Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết
thành phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia a : b =

a
( với b  0 ).
b

- Mẫu số b chỉ số phần bằng nhau lấy ra từ một đơn vị, tử số a chỉ số phần
lấy đi.

2. Mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số mẫu số là 1 ; a =

4

a
1


Sáng kiến kinh nghiệm
3. Phân số nào có tử số nhỏ hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1; phân số nào có tử số
lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1, phân số nào có tử số bằng mẫu số thì bằng 1.
4. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0
axn

a

thì được phân số bằng phân số đã cho: b x n  b (n  0 )
5. Nếu chia cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với 1 số tự nhiên khác 0
(gọi là rút gọn phân số)
a:m a
 (m0)
b:m b

6. Nếu cộng cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số (hoặc trừ cả tử
số và mẫu số cùng một số thì được hiệu giữa mẫu số và tử số không thay đổi .(với
phân số nhỏ hơn 1) (đây là phần dành cho HS khá giỏi).
3.2/ Thứ hai là so sánh phân số với phân số, số tự nhiên:
a/. Trong quá trình thực hiện việc so sánh các em thường mắc một số lỗi
cơ bản sau:
VD: So sánh:

a)

1
2

2
5

Học sinh làm sai:

1
2

b) 1 và

3
4

Học sinh thường làm:

c) 1 và

5
2

Học sinh làm sai là:

d)

<


2
5

1 <
1 >

3
4
5
2

7
7
và : học sinh thường quy đồng rồi mới so sánh rất lâu và dẫn đến
9
8

được phân số mới rất lớn, thậm chí còn quy đồng sai.
b/. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sai:
Do các em chủ quan cứ thấy phân số nào có các chữ số lớn hơn là các em
cho rằng phân số đó lớn hơn.

5
Lê Tiến Si


Đối với số tự nhiên (đại diện là số 1) các em máy móc không chú ý đến tử số
và mẫu số của phân số.( tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 và ngược lại
tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1)

Các em chưa nắm được các phân số mà các tử số bằng nhau thì so sánh mẫu
số (phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại)
c/. Biện pháp khắc phục:
- Trong khi dạy học giáo viên cần nhấn mạnh cho các em thấy được tất cả
các số tự nhiên có thể viết về dạng phân số. Đặc biệt số 1 thì ta đưa về phân số có
mẫu số và tử số bằng nhau và khác 0.
- Giáo viên cần chỉ rõ muốn so sánh được hai phân số thì phải quy đồng rồi
mới so sánh hai phân số mới quy đồng từ đó kết luận phân số nào lớn hơn, phân số
nào bé hơn.
- Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc lưu ý: Phân số nào có tử số bé hơn
mẫu số thì phân số đó bé hơn 1 và ngược lại.
- Đối với các phân số có các tử số bằng nhau thì các em so sánh các mẫu số:
Mẫu số phân số nào lớn thì phân số bé hơn và ngược lại.
* Cụ thể sau khi cho học sinh nắm vững các quy tắc so sánh nêu trên học
sinh sẽ làm được các phép tính đúng như sau:
+ Muốn quy đồng mẫu số của hai phân số, ta nhân cả tử số và mẫu số của
phân số thứ nhất với mẫu số cùa phân số thứ hai. Nhân cả tử và mẫu của phân số
thứ hai với mẫu số của phân số thứ nhất.
+ Quy đồng tử số : Nhân cả mẫu số và tử số của phân số thứ nhất với tử số
của phân số thứ hai. Nhân cả mẫu số và tử số của phân số thứ hai với tử số của
phân số thứ nhất. (phần dành cho HS khá giỏi)
+ Khi so sánh hai phân số:
Có cùng mẫu số: Ta so sánh hai tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn
hơn.

6


Sáng kiến kinh nghiệm
Không có cùng mẫu số: Trước hết ta quy đồng mẫu số rồi so sánh như trường

hợp trên.
+ Các phương pháp sử dụng so sánh phân số:
Vận dụng phương pháp so sánh nếu 2 phân số có cùng tử số, phân số nào có
mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
So sánh qua một phân số trung gian.
a c
c e
a e
 và  thì 
b d d
f
b f

So sánh hai phần bù với 1 của mỗi phân số:
1

c
a
a c
 1  thì 
d
b
b d

So sánh “phần hơn” với 1 của một phân số:
a
c
a c
 1   1 thì


b
d
b d

Từ đó học sinh có thể làm được kết quả sau:
a/

1
2
và Quy đồng mẫu số các phân số:
2
5



5
4
1
>
nên
10
10
2

b/

1 và

3
3

Vì: Tử số 3 bé hơn mẫu số 4 nên 1 > .
4
4

c/

1 và

5
2

d/

>

2
5

1 1x5
5
=
=
2 2 x5
10
2
2 x2
4
=
=
5

5 x 2 10

Vì: Tử số 5 lớn hơn mẫu số 2 nên 1 <

5
2

7
7
và : Vì tử số hai phân số bằng nhau (bằng 7) mà mẫu số của phân
9
8

số thứ nhất lớn hơn mẫu số của phân số thứ hai (9>8) nên

7
7
<
9
8

Như vậy: Việc so sánh phân số góp phần quan trọng trong việc thực hiện các
phép tính của phân số. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy kiến thức so sánh phân
7
Lê Tiến Si


số giáo viên cần giúp các em nắm vững kiến thức, quy tắc so sánh để sau này các
em thực hiện các phép tính phân số được tốt hơn.
3.3/Ba là, một số sai lầm khi thực hiện bốn phép tính:

* Phép cộng đối với phân số, số tự nhiên và ngược lại.
VD: Tính
a)

1
2
1
2
3
+ Học sinh thường làm sai: + =
5
5
5
5 10

b)

3
5
3
5 35
8 1
+ Học sinh thường làm sai: + =
=
=
8 16
8 16 8  16 24 3

c) 5+


6
7

Học sinh thường làm sai: 5 +
hoặc 5+

6 5 6 5  6 11
= + =
=
7 1 7 1 7 8
6 5  6 11
=
=
7
7
7

Với những kết quả của các ví dụ trên học sinh làm đều sai. Do học sinh nắm
kiến thức bài học chưa tốt hoặc do nhầm lẫn các phép tính trong phân số. Sau khi
học xong một phép tính các em đều thực hiện tốt, song sau khi học xong 4 phép
tính thì kiến thức của các em rất dễ nhầm lẫn.
b. Nguyên nhân :
- Trong ví dụ a và b: Do các em chưa nắm chắc được quy tắc cộng hai phân
số cùng mẫu số và khác mẫu số. Các em đã nhầm lẫn với phép nhân hai phân số .
Đặc biệt với phân số khác mẫu số các em đã đưa về phân số cùng mẫu số rồi tiếp
dẫn đến sai lầm như ví dụ 1.
- Trong ví dụ c: Học sinh mắc phải sau khi học xong bài nhân hai phân số.
Do học sinh không nắm vững chú ý (Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng
phân số có mẫu số khác 0). Vì vậy học sinh không chuyển đổi số tự nhiên về phân
số để tính. Từ đó học sinh không vận dụng được quy tắc cộng hai phân số.

c. Biện pháp khắc phục
- Trong khi dạy học bài mới, giáo viên cần chú ý khắc sâu kiến thức cơ bản.
Yêu cầu học sinh nắm chắc quy tắc, hiểu bản chất quy tắc cộng hai phân số cùng
8


Sáng kiến kinh nghiệm
mẫu số và khác mẫu số.
- Rèn kỹ năng giải bài tập qua việc chú ý đưa ra những bài tập mà học sinh
thường mắc phải. Cho học sinh thực hiện sau đó giáo viên phân tích kỹ nguyên
nhân sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
- Rèn kỹ năng nhớ quy tắc bằng cách cho học sinh thông qua ví dụ để trình
bày quy tắc, tránh tình trạng nhớ máy móc của các em.
* Phép trừ phân số với phân số, phân số với số tự nhiên và ngược lại
Đối với phép trừ các em thường mắc sai lầm như phép cộng, ngoài ra các em
còn mắc phải một số sai lầm như sau:
1 1
1
1
Một số học sinh làm :
=
4 6
4
6

VD1: -

rằng phép tính không thực hiện được vì :
VD 2: 2 vì:


1 1
0
=
= 0 ; Một số thì cho
4 6
2

1
1
<
4
6

3
3
2
3
Một số học sinh làm : 2 = không thực hiện được
2
2
1
2

2
3
<
1
2

a. Nguyên nhân

* Do các em không nắm vững biện pháp so sánh hai phân số, quy tắc trừ hai
phân số, cách chuyển số tự nhiên về phân số .
* Do thu thuật tính toán của các em chưa thật chu đáo, các em còn cẩu thả
trong tính toán.
b. Biện pháp khắc phục. (tương tự như phép cộng)
- Phép trừ : Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ hai tử số với
nhau và giữ nguyên mẫu số.
a c a c
=
b
b b
Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số rồi trừ hai phân
số đó .
9
Lê Tiến Si


a
c axd  bxc
= bxd
b
d
- Đối với ví dụ 1 và 2: Yêu cầu học sinh nắm vững quy tắc trừ hai phân số
Đồng thời chỉ ra chỗ sai lầm cho học sinh thấy, rồi cho các em làm các bài tập
tương tự.
+ Đối với ví dụ 2: Do các em chưa nắm vững cách chuyển số tự nhiên về
phân số ( ví dụ: 2 =

2
4

= =… ) chọn phân số nào có cùng mẫu số với phân số đã
1
2

cho. Đối với phép trừ phân số cho số tự nhiên cũng vậy.Trong trường hợp này:
2 -

3
4
3
1
=
=
2
2
2
2

Như vậy đối với phép trừ cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững cách so
sánh hai phân số để tránh nhầm lẫn ( Số bị trừ < Số trừ ). Đặc biệt các bài toán có
lời văn. Khi học xong phép cộng và phép trừ thì hướng dẫn các em sử dụng phương
pháp thử lại để kiểm tra kết quả bài làm.
(VD:

1
1
1
1 1 1
- 
Thử lại:   Thì là kết quả đúng)

4
6
12
6 12 4

* Nhân phân số với phân số, phân số với số tự nhiên và ngược lại.
Với phép nhân thì các em ít mắc sai lầm song có một số dạng đặc biệt và một
số ít học sinh mắc phải.
VD1 : Tính:

2
3
2
3
6
x có học sinh làm : x = ( nhầm với phép cộng )
5
5
5
5
5

VD2: Tính: 3 x

4
( nhân số tự nhiên với phân số và ngược lại)
7

Có học sinh làm: 3 x


4
12
4
21
4
21x 7
147
=
hoặc 3 x =
x =
=
7
21
7
7
7
7 x4
28

a.. Nguyên nhân :
- Sự sai lầm thường rơi vào tiết luyện tập. Do học sinh nắm quy tắc nhân
phân số chưa thật chắc đã nhầm sang phép cộng hai phân số cùng mẫu số.

10


Sáng kiến kinh nghiệm
- Trong ví dụ 2 ngoài việc không nắm được quy tắc nhân thì các em còn
không nắm được số tự nhiên là phân số đặc biệt có mẫu số là 1. Một số em thì
nhầm phép nhân với phép chia.

b. Biện pháp khắc phục:
- Trước khi làm phần bài tập ( luyện tập) Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc
và một số chú ý trong sách giáo khoa có liên quan đến kiến thức bài học.
- Trong khi thực hành mẫu giáo viên cần thực hiện từng bước một rõ ràng, cụ
thể không thể làm đơn giản ( làm tắt ). Để khi thực hiện những học sinh yếu nắm
được cách làm. Yêu cầu học sinh phân biệt rõ phần chú ý của phép cộng số tự nhiên
với phân số, quy tắc nhân phân số … Giáo viên cần chỉ rõ bản chất của từng quy
tắc đối với mỗi phép tính đồng thời chỉ rõ sai lầm cho các em khắc phục và tránh
những sai lầm đó.
* Phép chia phân số cho phân số, phân số cho số tự nhiên và ngược lại.
Với phép chia thì các em dễ sai lầm giữa phép nhân và phép chia, đến phần
này các em lúng túng không biết làm như thế nào.
VD1: Tính:

3
5
:
7
8

Học sinh làm sai:

3
5
3 x5
15
:
=
=
7

8
7 x8
56
3
5
:
=
7
8

VD2: Tính:

5 x7
35
=
8 x3
24

3
3
3x 2
6
: 2 Học sinh làm sai:
: 2 =
=
4
4
4
4


a. Nguyên nhân.
- Phép chia hai phân số khó hơn các phép tính đã học trước đó vì nó vừa áp
dụng quy tắc chia vừa phải vận dụng kiến thức của phép nhân hai phân số đã học,
đặc biệt là việc đảo ngược phân số thứ hai.
- Các em sai lầm do không nắm được quy tắc nhân, chia phân số do đó nhầm
lẫn giữa phép nhân và phép chia. Từ đó đối với số tự nhiên cũng gặp sự sai lầm
tương tự.
11
Lê Tiến Si


- Mặt khác học sinh lại nhìn thấy các yếu tố có quan hệ rút gọn nên các em
đã rút gọn một cách tự nhiên . Chứng tỏ các em chưa nắm chắc bản chất của phép
toán .
b./Biện pháp khắc phục.
- Đối với ví dụ 1: Yêu cầu các em cần phân biệt rõ quy tắc nhân và chia.
Giáo viên cần chỉ rõ chỗ sai lầm, khi làm mẫu cần làm đủ các bước không nên làm
tắt ..
- Phép chia: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ
nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược .
a
c a d axd
:
= x =
b
d b c bxc
3
7

Cụ thể:


:

5
8

=

3
7

x

8
5

=

3x 8
7x 5

=

24
( nhân phân số thứ hai đảo
35

ngược)
- Đối với ví dụ thứ 2: Giáo viên lại phải khắc sâu một lần nữa ( số tự nhiên là
phân số đặc biệt )sau đó hướng dẫn cách làm:

Hoặc:

3
3
2
3 1 3
:2 =
:
= x =
4
4
1
4 2 8

hay

3
3
3
: 2=
= ( Chia phân số
4
4 x2
8

cho số tự nhiên ta chỉ việc giữ nguyên tử số và lấy mẫu số nhân với số tự nhiên đó)
Ngoài việc thực hiên đúng ra thì giáo viên cần hướng dẫn các em dùng phép
thử lại để kiểm tra kết quả của mình đã thực hiện bằng các phép tính trước đã học.
( VD:


3
:2 =
4

3
Thử lại
8

3
6
3
x 2 =
=
Thì kết quả làm đúng )
8
8
4

* Một số lưu ý khi dạy bốn phép tính về phân số.
Lưu ý :
a. Tính chất giao hoán
a
c
c
a
+
=
+
;
b

d d b

a
c
c a
x
=
x
b d d b

b.Tính chất kết hợp:
12


Sáng kiến kinh nghiệm
 a c
e
a
   + =
+
f
b
 b d

 c e
   ;
d f

 a c  e a  c e
 x  x  x x 

 b d f b  d f 

c. Tính chất nhân một phân số với tổng của hai phân số:
 c e
a
a
c
a
e
x    =
x
+
x
b
b
d
b
f
d f
Sau khi dạy xong bốn phép tính đối với phân số và qua các ví dụ sai lầm cụ
thể của học sinh giáo viên cần lưu ý:
+ Giáo viên cần đưa ra các ví dụ, các bài tập tổng quát, sử dụng biện pháp
trắc nghiệm để các em hiểu rõ hơn về bản chất của bốn phép tính mà các em đã
học.
+ Sau khi học phép trừ và phép chia giáo viên hướng dẫn các em dùng phép
thử lại để kiểm tra kết quả.
+ Khi dạy giáo viên cần thực hiện đúng các bước của bài toán để các em học
yếu có thể thực hiện được.
Sau khi học xong bốn phép tính giáo viên dùng biện pháp trắc nghiệm tổng
quát để kiểm tra kết quả của các em.

4. Kết quả nghiên cứu .
Quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng các biện pháp dạy học
phân số cho học sinh Tiểu học đã nêu trên. Tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra khảo sát về chương phân số - các phép tính với phân số, số liệu thời điểm
giữa học kì I đạt được rất khả quan cụ thể như sau:
Lớp 4A. Trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh. Tổng số học sinh: 30 em
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
(Học sinh đạt điểm (Học sinh đạt điểm (Học sinh đạt điểm (Học sinh đạt điểm
9-10)
7-8)
5-6)
dưới 5)
SL
10

%
33,0

SL
12

%
40

SL
8


13
Lê Tiến Si

%
27

SL
0

%
0


Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi trong các giờ học
toán học sinh say mê học tập, lớp học sôi nổi, kỹ năng giải toán của học sinh được
nâng cao rõ rệt nhanh hơn và chính xác hơn, các em sôi nổi, tích cực hơn, không
khí học tập trong lớp được cải thiện rõ rệt. Tuy kết quả chưa mỹ mãn như ý nhưng
đã thành công bước đầu nghiên cứu.
5. Tiểu kết:
Muốn truyền đạt cho học sinh nắm được cách giải các bài toán về phân số,
người giáo viên phải nghiên cứu, đọc nhiều tài liệu, sách tham khảo để tìm ra các
dạng bài tập theo nội dung kiến thức khác nhau một cách cụ thể. Sau đó sắp xếp
các bài toán đó theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp (có dựa vào
chuẩn kiến thức kĩ năng 4).
Dạy các bài tập về phân số đòi hỏi học sinh phải huy động phối hợp nhiều
nội dung kiến thức khác về môn toán như các dạng toán cơ bản, các tính chất của
phép tính…. Để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ giáo viên phải phối hợp nhiều phương
pháp trong giảng dạy đặc biệt coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh. Người giáo viên chỉ là người gợi mở dẫn dắt để học sinh tự tìm ra
tính, cách giải. Dạy cho học sinh cách quan sát, phân tích các dữ kiện của đầu bài,

tìm hiểu mối liên hệ giữa các dữ kiện, cách suy luận lô gíc để bài làm, bài giải chặt
chẽ.

14


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài các tiết học chính theo phân phối chương trình toán về phân số giáo
viên còn tổ chức rèn cho học sinh giải bài tập toán về phân số mỗi tuần 1-2 tiết. Nội
dung các bài tập toán ở vở bài tập toán , đối với học sinh giỏi khá giáo viên tổ chức
cho học sinh giải lượng bài tập nhiều hơn, giáo viên chỉ gợi ý đối với bài toán khó,
kiểm tra để kịp thời sửa chữa chỗ sai mà học sinh còn vướng phải, đồng thời giáo
viên giải thích chỉ rõ chỗ học sinh còn mắc phải. Đối với học sinh trung bình yếu,
giáo viên tổ chức cho học sinh giải lượng bài tập ít hơn và nội dung bài tập phù hợp
với trình độ chuẩn của học sinh, giáo viên theo dõi gợi ý, giúp học sinh nhiều hơn,
sửa chữa điều chỉnh chỗ sai kịp thời, giải thích cho học sinh hiểu rõ. Đối với bài
toán khó giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm các bước giải,
sau đó từng cá nhân tự giải vào vở. Đối với học sinh tiến bộ giáo viên khuyến khích
động viên, khích lệ động cơ học tập cho các em.
Với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học: dễ nhớ song lại dễ quên, tư
duy trực quan, do đó giáo viên cần cho học sinh được luyện tập nhiều, các bài cần
có hệ thống, bài trước làm cơ sở hướng tính, hướng giải cho bài sau, các bài tập cần
được nâng khó dần.Trong quá trình dạy cần quan tâm đến chấm và chữa bài làm
cho học sinh để xem bài làm đã chính xác chưa, chỗ nào cần sửa hoặc bổ sung.
* Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một vài phương pháp dạy học phân số cho học sinh Tiểu học, để
đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tự rút ra kết luận sư
phạm như sau:
Muốn giảng dạy cho học sinh học tốt hơn phần phân số,người giáo viên phải
có nghiệp vụ sư phạm tốt, khi giảng dạy phải có sức thu hút, truyền cảm để cho học

sinh có hứng thú trong việc học tập của mình.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học
đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển
khéo léo gây không khí sôi nổi kích thích cho học sinh hứng thú trong học tập và
15
Lê Tiến Si


nâng cao ý thức tự giác học của học sinh. Luôn khuyến khích học sinh khi các em
có tiến bộ.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy toán phần phân số cho học
sinh lớp 4, cho thấy các em giải các bài toán về phân số ở lớp 4 không khó. Tuy
nhiên còn hay nhầm lẫn trong quá trình tính và giải toán. Sau quá trình nghiên cứu
và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì học sinh biết làm tính và tính đúng cũng như
áp dụng vào giải toán đạt kết quả rất cao, dẫn tới học sinh đạt tỉ lệ cao về làm và
giải toán phần phân số, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở Tiểu
học.
* Kiến nghị:
Hiện nay việc dạy học môn toán đang là một việc khó đối với giáo viên, nhất
là về mặt phương pháp giảng dạy và kiến thức nâng cao cho HS khá giỏi. Tôi tha
thiết mong các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cũng như biện pháp dạy học toán để tôi được giao lưu học hỏi với
những sáng kiến hay, những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp giúp cho việc
dạy và học đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung đáp ứng
được yêu cầu của xã hội giao phó, sự kì vọng của cha mẹ học sinh và nhà trường.

16


Sáng kiến kinh nghiệm


III. KẾT LUẬN:
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng . Muốn
rèn luyện cho học sinh học tốt môn Toán đặc biệt là chương phân số - các phép tính
về phân số người giáo viên phải soạn bài theo hướng đổi mới nhằm tổ chức các
hoạt động cho học sinh là chủ yếu, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn cho các
em tự chiếm lĩnh tri thức . Với vai trò như nên giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội
dung bài. Khi lập kế hoạch bài học người giáo viên phải dự đoán trước những tình
huống có thể xảy ra trong quá trình lên lớp. Phải xây dựng cho mình kế hoạch, hệ
thống phương pháp thích hợp và những phương pháp thay thế hiệu quả nhất để
khắc phục những sai lầm dù là rất nhỏ. Đặc biệt là trong quá trình dạy học người
giáo viên cần phải thực hiện thứ tự các bước trong một bài giải không được làm tắt
một bước nào dù là các bước đơn giản. Với cách này sẽ gây nhàm chán cho học
sinh khá giỏi nhưng lại là cách giúp cho học sinh yếu học tốt hơn. Để khắc phục sự
nhàm chán cho học sinh khá, giỏi giáo viên cần đưa ra các tình huống mang tính
tìm tòi và mang tính sáng tạo để các em phải suy nghĩ tìm cách giải quyết.
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu
trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm
của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn học.
Trªn ®©y lµ chuyên đề nghiên cứu về “Phương pháp dạy học phân số
cho học sinh Tiểu học”. Song mới chỉ là kinh nghiệm nhỏ, chắc chắn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót . Rất mong được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường,
quý thầy cô và bè bạn, để chuyên đề được hoàn thiện và có ứng dụng cao hơn trong
việc dạy và học phân số cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói
chung.
Ngày 01 tháng 12 năm 2014
Người viết

17
Lê Tiến Si



Lê Tiến Si

STT
1
2

3

Nội dung
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận

Trang
1
2
2

CHƯƠNG II: Thực trạng của vấn đề

2-3

CHƯƠNG III: Các biện pháp để tiến hành giải quyết
vấn đề
PHẦN III

KẾT LUẬN

3-16

18

17



×