Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

9 SAI lầm HAY mắc PHẢI dễ rớt điểm KHI đi THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.5 KB, 26 trang )

1


9 SAI LẦM HAY MẮC
PHẢI DỄ RỚT ĐIỂM
KHI ĐI THI & LÀM
BÀI KIỂM TRA

2


Mục lục
MỤC LỤC

Mục lục ................................................................................................................................. 1
SAI LẦM SỐ 1 : KHÔNG BAO GIỜ XEM XÉT NHỮNG SAI LẦM MÌNH TỪNG GẶP PHẢI............... 4
SAI LẦM SỐ 2 : KHÔNG ÁP DỤNG ĐIỀU SỐ 1........................................................................... 8
SAI LẦM SỐ 3 : KHÔNG KIỂM TRA ĐỀ THI VÀ ĐIỀN THÔNG TIN CÁ NHÂN ................................ 9
SAI LẦM SỐ 4 : LẠC ĐỀ, BẤM NHẦM KẾT QUẢ HAY KHOANH NHẦM ĐÁP ÁN ........................ 10
SAI LẦM SỐ 5 : KHÔNG ĐỂ Ý THỜI GIAN ............................................................................... 12
SAI LẦM SỐ 6 : TÂM LÝ ĐI THI KHÔNG TỐT........................................................................... 14
SAI LẦM SỐ 7 : KHÔNG ĐỔI ĐƠN VỊ CÁC ĐẠI LƯỢNG ........................................................... 16
SAI LẦM SỐ 8 : TRỤC TRẶC 'KỸ THUẬT'................................................................................. 18
SAI LẦM SỐ 9 : MỘT SỐ LỖI SAI KHÁC .................................................................................. 19

1


Có một sự thật nếu không ngã thì không thể biết ngã đau
như thế nào. Bạn thấy có đúng không?
Làm bài thi cũng vậy, nếu một người quá giỏi, quá tốt và


hiếm khi mắc những lỗi sai khi làm bài thì sẽ không thể biết cảm
giác tiếc nuối khi mình bị mất điểm bởi “lỗi ngớ ngẩn” hoặc một
lỗi nào đó. Đó là điều chỉ có trải qua mới biết rõ được. Và tôi tin
rằng, không ai muốn trải qua cảm giác đó thêm 1 lần nào nữa,
dù cho đang học giỏi, khá hay chỉ ở mức trung bình. Chúng ta
không muốn tái diễn cảm giác đó thêm 1 lần nào nữa, chúng ta
không muốn những công sức mình bỏ ra trôi theo dòng nước,
nhưng…chúng ta hiếm khi tổng kết những sai lầm của mình một
cách nghiêm túc. Có chăng chỉ là nghĩ về nó, cố gắng ghi nhớ nó
trong đầu và lần sau thì tuyệt nhiên “ quên mất “ nó, rồi tiếp
tục mắc những sai lầm cũ mắc phải, không sớm thì muộn.
Những sai lầm này không chỉ diễn ra ở một người nào đó, mà
đã diễn ra ở rất nhiều thế hệ trước, ở rất nhiều người trong thế
hệ của bạn, ở ngay những người bạn bè xung quanh bạn và rất
có thể còn tiếp tục diễn ra ở những thế hệ sau. Và việc tổng kết

2


những sai lầm là việc vô cùng quan trọng, nó giúp mình không “
ngã cùng một chỗ “ và tiến bộ nhanh chóng .

Trước tiên, xin phép bạn dành cho tôi 10s để giới thiệu
bản thân, bạn đồng ý chứ. Tôi tên Nguyễn Hải Việt, từng là thủ
khoa ĐH Sư Phạm Hà Nội khoa toán, sinh viên trường ĐH Y Hà
Nội, và hiện là Chủ tịch CLB Thủ Khoa Việt Nam. Tôi tham gia
công tác đào tạo các bạn học sinh cấp 3 về phương pháp học,
tư duy học tập và tư duy để phát huy tối đa khả năng bản thân.
Ngoài ra, tôi còn hỗ trợ tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý
tuổi 17…và nhiều công việc khác. Rất nhiều các anh chị

96,97,98,99 ở các trường ĐH danh giá đều từng là học sinh của
tôi. Nếu bạn biết ai đang gặp các vấn đề đó, có thể giới thiệu
liên hệ với tôi qua Facebook : Nguyễn Hải Việt, tôi luôn sẵn sàng
hỗ trợ. ( )
Và giờ đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung chính của Ebook
này.

3


SAI LẦM SỐ 1
KHÔNG BAO GIỜ XEM XÉT NHỮNG SAI
LẦM MÌNH TỪNG GẶP PHẢI
Có một điều hiển nhiên là khi bạn đạt điểm cao, bạn vui
sướng và hạnh phúc vì kết quả bạn đạt được, khi điểm thấp thì
ngược lại. Và chúng ta tiếp tục công việc ngược đó bằng cách
“khi bài điểm cao hoặc tuyệt đối thì ít khi nhìn lại mình, còn khi
điểm thấp các bạn mới chịu xem lại bài thi của mình”, thậm chí
có những người tệ hơn khi điểm thấp cũng chặc lưỡi cho qua,
đại loại như “ Tại vì không học thuộc, tại vì quên, tại vì nhầm…”
mà không nghiêm túc nhìn lại bản thân mình vì sao lại vậy. Ở
đây tôi dùng từ nghiêm túc vì đó là quá trình bạn phải dành
thời gian cho bản thân, ở một không gian yên tĩnh hoặc “tĩnh
tâm” để nhìn lại bản thân. Ngồi nghĩ rồi bắt đầu viết ra những
suy nghĩ của mình, những điểm lỗi sai của bản thân, những điều
đó do đâu mà có, tổng kết tất cả cho đến khi bạn cảm thấy nó
4


đầy đủ, và nếu thời gian quay trở lại, khắc phục được toàn bộ

điều đó thì kết quả của bạn sẽ khác. Và bạn sẽ không rớt điểm
đáng tiếc nữa.
Ngoài ra, các bạn có cảm thấy buồn cười không khi chúng
ta luôn cố gắng học hỏi những thành công của người khác, luôn
thấy hay và hứng thú với những điều như vậy, mà chưa bao giờ
học từ “THÀNH CÔNG CỦA CHÍNH MÌNH”. Các bạn chỉ cố gắng
tìm ra lỗi sai của bản thân đễ khắc phục, nhưng ít khi xem lại
“Tại sao có những khi mình đạt điểm cao như vậy”, nên cái
thành công đó không thể lặp lại được. Mặc dù đó là thành công
của bạn, chính bạn là người sáng tạo ra nó.

Có một câu nói rất hay như thế này :
Đọc một cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường
Đi vạn dặm đường không bằng gặp vạn người
Gặp vạn người không bằng có một người thầy chỉ lối
Có một người thầy chỉ lối không bằng tự giác ngộ.

5


Vì sao mà tôi lại đặt sai lầm này ở số 1 ? Chắc giờ bạn cũng
hiểu rồi chứ. Sai lầm lớn nhất và thường xuyên nhất là chúng ta
hiếm khi nghiêm túc nhìn lại bản thân mình, cả những thất bại
và thành công. Nếu bạn có thể đạt 9 điểm môn Lý, bạn hoàn
toàn có khả năng đạt 9 điểm môn Hóa, và những môn khác,
nếu những môn đó gần tương tự nhau. Chỉ là do bạn đã không
biết cách áp dụng thành công ở môn học này sang những môn
học khác, dẫn đến việc các bạn khó có thể thành công lớn.
Đừng nghĩ đây là việc nhỏ, vì trường đời thực ra cũng là một
trường học lớn, và nếu bạn không thể học được điều này ở

trường học, bạn sẽ buộc phải học nó ở trường đời, và cái giá
không chỉ là điểm thấp mà còn là mất tiền, mất sức, tuổi trẻ…
Vậy bạn đã hiểu cần làm gì rồi chứ ? Sau mỗi bài kiểm tra,
mỗi bài thi hãy xem lại chính mình. Tôi có thể gợi ý cho bạn bộ
câu hỏi sơ bộ này bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện hơn để phù
hợp với chính bạn.
1. Tôi đã chuẩn bị bài kiểm tra này như thế nào ?
2. Cách tôi chuẩn bị đã tốt hay chưa & Có gì có thể cải thiện
hơn trong việc ôn tập hay không ?
6


3. Những điều tôi đã làm tốt ở bài kiểm tra này là gì ?
4. Tôi có thể áp dụng những điều tốt gì cho bài kiểm tra tiếp
theo để nó cũng tốt như vậy ?
5. Những điều tôi chưa làm tốt ở bài kiểm tra này là gì ?
6. Tôi cần phải cải thiện & sửa chữa những gì để bài kiểm tra
lần sau có thể tốt hơn ?
7. Tôi có hài lòng với nỗ lực tôi đã bỏ ra hay không ?
8. Tôi đã nỗ lực hết mình cho bài kiểm tra này chưa ?
9. Tôi sẽ nhắc mình ở những bài kiểm tra sau như thế nào ?

…….

7


SAI LẦM SỐ 2
KHÔNG ÁP DỤNG ĐIỀU SỐ 1.


Xin thứ lỗi cho tôi nếu như bạn đang mong chờ một sai
lầm tiếp theo, nhưng tôi lại dành tặng cho bạn một câu to đùng
như vậy : KHÔNG ÁP DỤNG ĐIỀU SỐ 1. Và tôi muốn bạn thêm
một lần ghi nhớ về điều trên, không chỉ đơn giản là tặc lưỡi cho
qua mà bạn hãy đọc nó thêm 1 lần nữa, vì có thể lần đầu bạn
chưa đọc kỹ, bỏ quên phần nào đó, hoặc bạn chưa sẵn sàng áp
dụng những điều ở sai lầm số 1. Tin tôi đi, kết quả của bạn sẽ
thay đổi chóng mặt.

8


SAI LẦM SỐ 3
KHÔNG KIỂM TRA ĐỀ THI VÀ ĐIỀN
THÔNG TIN CÁ NHÂN

Một trong những lỗi sai phổ biến khi làm bài thi trắc
nghiệm mà nhiều người thường mắc phải chính là không kiểm
tra rõ đề thi và không điền thông tin cá nhân của mình lên trên
bài thi, điều này có thể khiến bạn bị hủy bài thi hoặc bài thi
không thể xác định danh tính của bạn được.
Trong trường hợp bạn thấy đề thi bất thường, đề thi thiếu
chữ, không có dấu trang, không có mã đề hoặc thiếu câu cần
báo ngay để được đổi đề thi kịp thời.
Khi nhận bài thi bạn tuyệt đối không nên vội làm bài, hãy
điền thông tin cá nhân đầy đủ gồm số báo danh và họ tên trước
khi làm bài nhé.

9



SAI LẦM SỐ 4
LẠC ĐỀ, BẤM NHẦM KẾT QUẢ HAY
KHOANH NHẦM ĐÁP ÁN

Cặm cụi làm bài thi, và rồi "tá hỏa" khi lạc đề, đó là điều
rất hay gặp phải trong thi cử. Quá vội vàng hay lơ đãng là
những lí do dễ khiến bạn lạc đề. Chú ý đọc thật kĩ đề thi ít nhất
2 lần trước khi bắt đầu làm bài, trong quá trình làm bài thi cũng
cần đọc lại đề để tránh "lan man" và dần lạc đề, đặc biệt đối với
môn thi Ngữ văn.
Ngoài ra, việc bấm nhầm kết quả máy tính cũng khiến
nhiều người "khóc dở", vội vàng khiến cho những con số trở
nên "bấn loạn", điều đáng sợ hơn là những sai sót ngay từ đầu
khiến các số liệu sau cũng "sai nốt" và bài làm mất điểm hết sức
đáng trách. Cũng với môn thi trắc nghiệm, đọc câu hỏi một
đường nhưng tô đáp án một nẻo là chuyện thường gặp, các bạn
cần chú ý câu hỏi và đáp án làm sao cho khớp nhau. Phải cẩn
10


trọng từng tí một và nhớ dành 15 phút cuối giờ để dò lại toàn
bộ bài làm nhé.

11


SAI LẦM SỐ 5
KHÔNG ĐỂ Ý THỜI GIAN


Một trong những lỗi phổ biến nhất mà các bạn thường
mắc phải khi làm bài kiểm tra nói chung là không quản lý được
thời gian.
Điều này dẫn tới khi nghe thông báo 'còn 5 phút nữa nhé'
các bạn sẽ bắt đầu hoảng loạn và còn một đống câu chưa kịp
làm.
12


Giải pháp: Luôn dành ra vài phút đầu giờ để để đánh giá qua
toàn bài và phân chia thời gian phù hợp cho từng bài.
Nếu là bài thi tự lụan, hãy chia thời gian cho việc lên dàn ý và
viết bài và phải chú ý đảm bảo thời gian cho mỗi phần.
Với bài thi trắc nghiệm, khi gặp câu hỏi quá khó hãy tạm thời bỏ
qua nhưng nhớ đánh dấu bên lề câu hỏi đó để quay lại sau khi
đã làm xong hết một lượt các câu khác nhé.

13


SAI LẦM SỐ 6
TÂM LÝ ĐI THI KHÔNG TỐT

Tâm lý thoải mái
Nói về “chiến lược làm bài thi”, TS Trần Khánh Linh - (bộ
môn sinh ĐH Y dược TPHCM ) từng nhấn mạnh: “Chiến lược là
vào phòng thi với tâm lý thoải mái. Phân tích đề với hai kỹ năng
đọc lướt, đọc dò và đánh dấu từ khóa quan trọng. Chọn làm các
câu từ ngắn đến dài, từ dễ đến trung bình, khó. Cần mang theo
đồng hồ để canh giờ. Kiểm tra và tô đáp án bài làm khi còn 15

phút cuối”. Cô Linh cũng nói về một số sai lầm thường gặp khi
làm bài thi như: không phân tích đề, không chủ động bố trí thời
gian hợp lý, không kiểm tra lại bài làm, đọc vội đề và chọn
nhầm đáp án...
TS Trần Khánh Linh cũng hướng dẫn những chi tiết quan
trọng nhưng thí sinh không để ý: “Kinh nghiệm cho thấy máy
14


tính nên thay pin mới. Đừng dùng máy tính mới mua mà dùng
máy tính của mình nhưng phải thay pin mới. Không nên dùng
máy lạ so với mình. Năm trước tôi đi gác thi có em làm bài
được 2/3 thì máy tính hết pin. Cũng may là đã hết 2/3 thời
gian” - TS Trần Khánh Linh đưa ra lời khuyên. Ở môn sinh, thí
sinh cần bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH để ôn bài. Ngoài
ra, cần nắm vững những kiến thức trong sách giáo khoa (kể cả
hình họa) vì phần này chiếm 60% lý thuyết. Khi học lý thuyết
nên lập sơ đồ tư duy để khi vào phòng thi không bị rối. Lập
bảng tổng kết các công thức và các dạng bài tập chuẩn, công
thức tính nhanh, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính
casio và kỹ năng giải đề nhanh...

15


SAI LẦM SỐ 7
KHÔNG ĐỔI ĐƠN VỊ CÁC ĐẠI LƯỢNG

Chẳng hạn cho câu hỏi:
Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm.

Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng:
A. 2,07 eV.

B. 4,073 eV.

C. 3,312.10-19 eV.

D. 6,152.10-

19 J.
Áp dụng công thức, năng lượng photon = hc/λ, ấn máy ra:
3,312.10-19; nhiều học sinh bất cẩn chọn ngay đáp án C. Nhưng
đơn vị ở phép tính trên là J nên không có đáp án đúng theo đơn
vị này ở bốn phương án trên, vì vậy phải nhớ đổi ra đơn vị eV,
1eV = 1,6.10-19 J. Do đó 3,312.10-19: 1,6.10-19 = 2,07 eV, chọn
đáp án A mới là chính xác.
Ngoài ra, khi tính cơ năng W = 0,5mω2A2, lực kéo về F = mω2x,
độ lớn lực đàn hồi Fđh = k.|độ biến dạng lò xo| thì chú ý đơn vị
16


của A, x, |độ biến dạng lò xo| trong những công thức trên phải
đổi về m (mét). Nhiều thí sinh bị sai khi xuất hiện những đáp án
nhiễu có tính toán của người làm đề!
Kết quả không phù hợp thực tế
Trước khi thi, thí sinh nên xem lại toàn bộ bảng biểu trong sách
giáo khoa: Bảng tốc độ truyền âm (v) trong các chất (v trong
không khí 00C < v trong không khí 250C < v trong nước 250C <
v trong sắt < v trong nhôm); bảng khoảng bước sóng của thang
sóng điện từ (tia gama, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy,

tia hồng ngoại, sóng vô tuyến); bảng giới hạn quan điện ngoài
các kim loại (kim loại kiềm thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, bạc,
nhôm, đồng, kẽm thuộc vùng tử ngoại); bảng giới hạn quang
dẫn của một số bán dẫn (thuộc vùng hồng ngoại)…

17


SAI LẦM SỐ 8
TRỤC TRẶC 'KỸ THUẬT'

Trục trặc 'kỹ thuật' ở đây tức là đang làm bài thì bút hết
mực, máy tính hỏng, ngòi chì hết,...
Giải pháp: Luôn mang thêm đồ 'dự phòng' khi đi thi.

18


SAI LẦM SỐ 9
MỘT SỐ LỖI SAI KHÁC
1. Sử dụng bút không đúng
Có nhiều bạn khi làm bài thi trắc nghiệm thường dùng bút
mực, bút bi để tô đám án trắc nghiệm hoặc dùng hai màu mực
khác nhau, đây là một trong những điều tối kỵ bạn cần tránh
trong khi làm bài thi trắc nghiệm.
Bạn cần nhớ bài thi trắc nghiệm chỉ được dùng bút chì để
tô đen đáp án, không gạch chéo, không đánh dấu câu hoặc
đánh dấu ký hiệu riêng trong đề bài để tránh phạm quy và hủy
kết quả thi.
2. Tẩy đáp án sai không sạch

Trong đề thi bạn không thể thiếu những câu trả lời sai cần
sửa lại, nhưng nếu bạn tẩy đáp án không sạch thì giám khảo có
thể mặc định câu trả lời của bạn là sai vì có hai đáp án, đáp án
sẽ không được công nhận.
19


Chính vì vậy khi tẩy đáp án bạn cần tẩy thật sạch đáp án sai, tốt
nhất nên dùng bút chì mềm để tô đáp án thay vì sử dụng bút
chì kim nhé.
3. Dùng cách khoanh bừa và loại trừ đáp án
Có nhiều người gặp những câu không làm được bạn
thường hay khoanh bừa đáp án, chẳng hạn nếu bạn thấy đáp
án A đúng thì cần đọc thêm đáp án B,D,C để đảm bảo việc
khoanh bừa của bạn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp khoanh bừa vào thời điểm 10 phút cuối giờ
thi cần được kiểm tra lại cẩn thận, khi bạn không còn tìm ra
được lời giải chính xác nhân, hãy thống kê các đáp án bạn đã
khoanh để xác định chắc chắn đáp án của mình chính xác nhé.
4. Học tủ
Sắp đến ngày thi/ kiểm tra, bạn không có nhiều thời gian
để ôn luyện vì vậy bạn lựa chọn sẽ ôn luyện những bài bạn “tin
tưởng” rằng sẽ xuất hiện trong đề thi Tuy nhiên, hình thức học

20


này không được khuyến khích vì bạn rất có khả năng phải ngồi
cắn bút trong phòng thi khi bị “tủ đè”.
5. Không làm tuần tự từng câu

Đề thi THPT quốc gia gồm có 50 câu hỏi. Các câu hỏi khó dễ trong đề thi đều có giá trị tương đương và khoảng 60% câu
dễ (đề minh họa của Bộ GD&ĐT có 30 câu dễ). Hiện tại, Bộ
GD&ĐT chưa công bố rõ ràng sẽ sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự
từ dễ đến khó hay không.
Nếu trong đề thi, các câu hỏi vẫn được trộn lẫn như mọi
năm, việc làm tuần tự từng câu một có thể gây tâm lý hoang
mang và mất thời gian của thí sinh, khi gặp câu khó. Do vậy, lúc
làm bài, thí sinh hãy chia thành từng lượt.
Lượt 1: Đọc lướt các câu hỏi từ đầu đến cuối, gặp những câu dễ
(khoảng 25-30 câu hỏi lý thuyết, bài tập vận dụng công thức
hoặc bài tập 2-3 phép biến đổi đơn giản), thí sinh cần làm ngay.
Một số câu dễ, nhưng chưa thể nhớ ra ngay, các em hãy đánh
dấu lại (khoanh tròn câu hỏi chẳng hạn). Những câu hỏi quen,

21


cảm thấy có thể giải được (nhưng dự đoán sẽ mất thời gian), có
thể đánh dấu lại cho lượt 2 (gạch chân câu hỏi chẳng hạn).
Lượt 2: Qua lượt đầu tiên, thí sinh làm được khoảng 25-30 câu,
đã chắc chắn được 5-6 điểm, tâm lý sẽ thoải mái hơn. Lúc này,
các em đọc và làm lại những câu hỏi đã được đánh dấu trong
lượt 1 (câu dễ bị quên kiến thức đã được khoanh tròn, câu khó
hơn nhưng quen thuộc được gạch chân). Tùy trình độ từng
người, thí sinh có thể làm thêm được từ 5-10 câu.
Lượt 3: Rà soát lại toàn bộ câu hỏi và đáp án đã khoanh.
Lượt 4: Những câu quá khó, lạ không thể làm được, thí sinh có
thể khoanh “may mắn”. Các em để ý, đáp án thường cho tỷ lệ
giống nhau (A:B:C:D = 12-13-12-13). Do đó, nếu các câu hỏi làm
được ở những lượt trên chọn nhiều đáp án A, C, D, những câu

còn lại nên khoanh nhiều phương án B.

22


Nếu bạn cảm thấy hữu ích, hãy áp dụng nó cho việc học
của bạn nhé. Và hãy kết bạn với tôi để có thể đọc được thêm
nhiều bài học có ích cho mình.

Facebook : Nguyễn Hải Việt
( )
Chúc bạn luôn vui vẻ, và đạt kết quả tốt trong học tập 

Ngoài ra, nếu bạn chưa đọc cuốn Chiến Lược Ôn Thi Thủ
Khoa, bạn hãy tìm và đọc nó – Cuốn sách ôn thi THPT số 1 Việt
Nam. Hẹn gặp lại bạn !!!

23


×