Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ỨNG DỤNG GIS QUẢN lý NGUỒN THẢI từ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI, GIẾT mổ GIA súc và GIA cầm tại QUẬN ô môn – THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 105 trang )

Chương 1: Tổng quan

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề

Tại Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ, hoạt động chăn nuôi và giết mổ GS, GC
rất phát triển, một mặt những hoạt động này đem lại lợi ích kinh tế lớn góp phần nâng cao
đời sống vật chất cho người dân, mặt khác nó cũng mang đến tình trạng ô nhiễm môi
trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của chính bản thân họ
hay người lân cận. Việc quản lý hoạt động chăn nuôi và giết mổ GS và GC nói chung và
quản lý nguồn thải từ những hoạt động này nói riêng trở nên bức thiết thực sự.
GIS(Geographic Information System), là một công nghệ được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực môi trường. Đi kèm với công nghệ này là
các phần mềm GIS mang tính ứng dụng thực tế cao, điển hình như phần mềm Mapinfo
hiện đang được sử dụng rộng rãi. Các phần mềm này hỗ trợ các chức năng cơ bản như
nhập, xuất dữ liệu, tìm kiếm, tạo bản đồ chuyên đề,…ngoài ra bản thân người dùng có thể
tạo thêm các chức năng khác tùy theo yêu cầu thực tế của việc quản lý. Với GIS, việc
quản lý thông tin trở nên trực quan, sinh động, nhanh chóng, chính xác hơn vì thế nó phù
hợp với nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay.
Việc quản lý nguồn thải bằng biện pháp quản lý thông tin thông thường chỉ phần
Trung
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nào giúp cho người quản lý biết được về thuộc tính của nguồn thải chứ chưa thể biết
được những thông tin như: mối quan hệ không gian của nguồn thải đó với các thực thể
bên ngoài, thực thể nào sẽ chịu tác động bởi nguồn thải,...công nghệ GIS khắc phục được
những hạn chế của biện pháp quản lý thông thường.
1.2



Giới thiệu nội dung

Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở phần I.2 cùng với một quỹ thời gian có hạn và
vốn kiến thức còn nhỏ bé đề tài “Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Từ Hoạt Động
Chăn Nuôi, Giết Mổ GS Và GC Tại Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ” ra đời với
mục tiêu là: Thiết lập một hệ thống thông tin địa lý đơn giản, thân thiện để quản lý chất
thải từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc và gia cầm, áp dụng cho Quận Ô Môn ở
hiện tại và mở rộng cho toàn thành phố Cần Thơ trong tương lai.
Các nội dung chính của đề tài được trình bày trong 5 chương:
-

Chương 1: “Giới thiệu” – nêu lên bối cảnh xuất hiện đề tài và mục tiêu của đề
tài; trình bày sơ lược về nội dung của từng chương trong đề tài.

-

Chương 2: “Lược khảo tài liệu” - giới thiệu về công nghệ GIS cùng một số ứng
dụng của GIS trong các lĩnh vực khác nhau mà đặc biệt là lĩnh vực môi trường;
chương này cũng nêu lên một số đặc tính của chất thải chăn nuôi và giết mổ GS,
GC cũng như các biện pháp quản lý và xử lý.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 1


Chương 1: Tổng quan

-


Chương 3: “Chăn nuôi, giết mổ GS & GC tại Quận Ô Môn” – giới thiệu sơ lược
về quận Ô Môn và nêu lên hiện trạng chăn nuôi, giết mổ GS & GC cũng như
tình hình quản lý trên toàn quận; nêu lên vài lý do để lựa chọn phường Phước
Thới là phường thí điểm áp dụng hệ thống quản lý nguồn thải từ hoạt động chăn
nuôi, giết mổ GS và GC.

-

Chương 4: “Ứng dụng GIS quản lý nguồn thải chăn nuôi, giết mổ GS & GC” –
thiết kế chi tiết hệ thống, mô tả các mối quan hệ của dữ liệu không gian và cấu
trúc dữ liệu thuộc tính; trình bày các chức năng của hệ thống.

-

Chương 5: “Kết luận và kiến nghị” – nêu lên những vấn đề đã làm được và chưa
làm được của đề tài đồng thời kiến nghị một số khả năng phát triển đề tài trong
thực tế.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 2


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1

Công nghệ GIS

2.1.1 Khái niệm
GIS được viết rút gọn từ Geographic Information Systems:
-

Geographic: dữ liệu không gian thể hiện vị trí, hình dạng (điểm, tuyến, vùng).

-

Information: thuộc tính không thể hiện vị trí (văn bản, tên, số…).

-

Systems: sự liên kết bên trong giữa các thành phần khác nhau (phần cứng, phần
mềm).

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, sau đây là một định nghĩa
tương đối khái quát về GIS:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân
tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở
dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa
từ các bản
đồ.
lý, trong
đó Học
phép phân
lý và

hình@
ảnhTài
được
cung
cấptập
duy và
nhấtnghiên
Trung
tâm
liệu tích
ĐHđịa
Cần
Thơ
liệu
học
cứu
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có
phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán
tác động và hoạch định chiến lược)(Website Cục BVMT Việt Nam, [13])
2.1.2 Thành phần
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: mỗi thành phần đều có tầm quan
trọng riêng biệt:
-

Phần cứng: phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày
nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ
trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

-


Phần mềm: phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để
lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần
mềm GIS là:
• Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý;
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);
• Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý;
• Giao diện đồ họa người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 3


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

-

Dữ liệu: có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các
dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp
hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu
không gian với các nguồn dữ liệu khác thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức
lưu giữ và quản lý dữ liệu.

-

Con người: công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản
lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS
có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc những
người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.


-

Phương pháp: phương pháp thực hiện có vai trò rất quan trọng trong một hệ
thống GIS. Phương pháp thực hiện của mỗi cá nhân hay tổ chức khác nhau dẫn
đến hiệu quả công việc khác nhau.

2.1.3 Nhiệm vụ
Theo (Website Cục BVMT Việt Nam, [14]) Mục đích của GIS là thực hiện 6 nhiệm
vụ sau:
-

Trung

Nhập dữ liệu: chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được
gọi là quá trình số hóa. Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn
toàn quá trình này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn, những đối tượng
nhỏ hơn đòi hỏi một số quá trình số hóa thủ công (dùng bàn số hóa). Ngày nay,
nhiều Học
dạng dữ
liệuĐH
địa lý
thựcThơ
sự có các
thíchvà
GIS.nghiên
Những dữ
liệu
tâm
liệu
Cần

@ định
Tài dạng
liệu tương
học tập
cứu
này có thể thu được từ các nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.

-

Thao tác dữ liệu: có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển
dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất
định. Ví dụ, các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác
nhau (hệ thống đường phố được chi tiết hóa trong file về giao thông, kém chi tiết
hơn trong file điều tra dân số và có mã bưu điện trong mức vùng). Trước khi các
thông tin này được kết hợp với nhau, chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ
(mức chính xác hoặc mức chi tiết). Ðây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho
mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích. Công nghệ GIS cung cấp
nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu
không cần thiết.

-

Quản lý dữ liệu: đối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý
dưới dạng các file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số
lượng người dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng DBMS để giúp cho
việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là một phần
mềm quản lý cơ sở dữ liệu, ví dụ như Excel hay Access.

-


Hỏi đáp: một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi
các câu hỏi đơn giản ví dụ cho việc sử dụng đất như:
• Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 4


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

• Hai vị trí cách nhau bao xa?
• Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?
• Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các tòa nhà mới nằm ở đâu?
• Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?
• Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây thì giao thông sẽ chịu ảnh
hưởng như thế nào?
-

Phân tích liền kề: để trả lời những câu hỏi tương tự như những câu hỏi sau đây:
• Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?
• Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?

-

Phân tích chồng xếp: chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác
nhau. Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết
vật lý. Sự chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về
đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế.


-

Hiển thị: với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt
nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi
thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ
tâm
Học
liệu
Cần bản
Thơđồ.@
Tài
học
và nghiên
cứu
thuật và
khoa
họcĐH
của ngành
Bản
đồ liệu
hiển thị
có tập
thể được
kết hợp với
các
bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện).

Trung

2.1.4 Ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau

GIS có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống xã hội từ
những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Vậy công nghệ GIS có quá cao siêu? Quá phức
tạp? Hay chỉ là một công nghệ phổ thông và đa năng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực, mỗi người đều có thể tiếp cận, sử dụng dễ dàng? Một số ứng dụng thường thấy của
GIS trong các lĩnh vực theo (Website công ty ViDaGIS, [16]) như sau:
-

Khí tượng thủy văn: trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp
ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão,
dự đoán các luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt,…từ đó đưa ra các biện pháp
phòng chống kịp thời. Những ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mô
hình dữ liệu không gian dạng ảnh (raster) chiếm ưu thế.

-

Nông nghiệp: giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo về hàng hóa,
nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước,…

-

Dịch vụ tài chính: xác định vị trí những chi nhánh mới của ngân hàng. Hiện nay
việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một công cụ đánh giá rủi
ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ
rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau
như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 5



Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

-

Y tế: chỉ ra được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh
nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. GIS cũng có thể được sử
dụng như là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát
và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.

-

Chính quyền địa phương: tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ
giấy tờ hiện hành. Chính quyền địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc
bảo dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng trong các trung
tâm điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.

-

Bán lẻ: GIS thường lưu trữ những dữ liệu về kinh tế - xã hội của khách hàng trong
một vùng nào đó. Một vùng thích hợp cho việc xây dựng môt siêu thị có thể được
tính toán bởi thời gian đi đến siêu thị và mô hình hóa ảnh hưởng của những siêu
thị cạnh tranh. GIS cũng được dùng cho việc quản lý tài sản và tìm đường phân
phối hàng ngắn nhất.

-

Giao thông: GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập
kế hoạch và duy trì cơ sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực
nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận

tải hàng hải và hải đồ điện tử, loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.

-

Cúm GC: Google đã lập ra một bản đồ về cúm GC toàn cầu, dựa trên Google
Earth. Đây là một công cụ thực sự hữu ích cho việc nắm bắt thông tin về dịch cúm
GC, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Dịch cúm GC đang hoành
hành trên
thếĐH
giới Cần
và ViệtThơ
Nam @
đangTài
là một
“báo động
đỏ”
tâm
Họctoàn
liệu
liệutrong
họcnhững
tập điểm
và nghiên
cứu
với lời cảnh báo có thể sẽ là một trong những nơi đầu tiên bùng phát đại dịch cúm
trên người, với nguy cơ 10% dân số nhiễm bệnh và 1% dân số tử vong. Với
Google Earth, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và hiển thị những khu vực có
dịch cúm gà hoành hành trên thế giới một cách đơn giản nhất. Đây là sự kết hợp
giữa ảnh vệ tinh, bản đồ và chức năng tìm kiếm của Google để trở thành một hệ
thông tin địa lý (GIS) toàn thế giới. Các thông tin này luôn được cập nhật thường

xuyên. Người dùng có thể xem thông tin chi tiết của mỗi điểm phát dịch bằng cách
“click” chuột vào mỗi điểm đánh dấu trên bản đồ(Website công ty ViDaGIS, [12])

Trung

2.1.5 Ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
Trên thế giới các ứng dụng GIS được liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam ứng dụng GIS trong lĩnh này đang từng bước phát triển.
Theo (Website Cục BVMT Việt Nam, [14]) GIS có một số ứng dụng trong lĩnh vực môi
trường cụ thể như sau:
2.1.5.1 Ứng dụng trong quản lý và quy hoạch môi trường
Xây dựng dữ liệu môi trường: với một hệ GIS, người dùng có thể phân tích và
tinh lọc dữ liệu phục vụ công việc quan trắc, đánh giá các đối tượng môi trường và
nghiên cứu tính khả thi. Các dữ liệu như: ảnh trắc địa, ảnh thủy học, ảnh không gian, có
thể được tổ chức và đánh giá nhờ GIS. Một nguồn dữ liệu rất quan trọng là sự kết hợp
giữa GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 6


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

Quản lý dữ liệu môi trường: với nguồn dữ liệu không gian và thuộc tính rất lớn,
lúc này việc ứng dụng GIS quản lý một lượng dữ liệu đồ sộ trở nên hiệu quả hơn nhiều so
với sử dụng một hệ thống phi GIS.
Giám sát, dự báo những biến đổi môi trường toàn cầu: GIS ứng dụng để biên
dịch các thông tin về sự thay đổi môi trường có tính toàn cầu, dự báo tác động của những
xu hướng biến động nguy hiểm (mất rừng, ô nhiễm đại dương, xói mòn ven bờ,…). Từ

đó vạch ra những chiến lược sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, nhằm thiết lập mối
cân bằng ổn định của môi trường trên toàn cầu.
Quy hoạch các nhân tố môi trường: sử dụng khả năng phân tích của GIS, người
dùng có thể quản lý được mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường tự nhiên cũng như xã
hội. Từ những phân tích này, các chiến lược quy hoạch cho từng đối tượng và cho tổng
thể chung được xây dựng.
Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường: với GIS người dùng có thể đánh giá chiến
lược đối phó và nỗ lực chống chịu trước các sự cố môi trường. Ví dụ khi xảy ra ô nhiễm
do rò rỉ khí độc, người dùng có thể xác định các vùng liền kề chịu ảnh hưởng, các vùng
chịu ảnh hưởng do phát tán và các vị trí bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái: với một hệ GIS, người dùng có thể phân
tích toàn bộ hệ sinh thái. GIS được sử dụng để mô phỏng hệ sinh thái như một đơn vị
hoàn chỉnh, hiển thị hình ảnh của các vùng nhạy cảm.
QuảnHọc
lý tài liệu
nguyên
thiên
nhiên:
Trung tâm
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
-

Tài nguyên sinh vật: phân tích quần thể động vật hoang dã, phân tích phân bố loài;

-

Tài nguyên dầu mỏ và khí đốt: thăm dò trong những khu vực nhạy cảm, quản lý an
toàn khai thác;


-

Tài nguyên nước: kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm, phân tích hệ thống sông
ngòi;

-

Tài nguyên nước: quản lý các lưu vực sông, kiểm soát các nguồn nước;

-

Tài nguyên đất: quản lý phân vùng các dạng đất, qui hoạch sử dụng tài nguyên đất,
phân tích xu hướng xây dựng;

-

Tài nguyên rừng: kiểm kê trạng thái rừng hiện tại, mô hình hóa hệ sinh thái rừng.

2.1.5.2 Giám sát và dự báo các sự cố môi trường
GIS có thể giúp ích cho công việc quản lý và phân tích sự cố môi trường, bằng
cách chỉ ra các vùng có khả năng gặp những sự cố thiên nhiên hoặc do con người gây ra:
Tàn phá của lũ: với GIS, người có thể xác định được những vùng sẽ chịu ảnh
hưởng của lũ dựa vào cấu trúc từng vùng. Ngoài ra, GIS còn được dùng để tính toán
những thiệt hại có thể xảy ra cho tài chính, phá hủy cơ sở hạ tầng và những ảnh hưởng
đối với vùng không có lũ.
SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 7



Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

Trượt đất: dùng các khả năng của GIS để phân tích độ dốc, địa chất và độ ổn định
đất, định danh được những vùng gặp sự cố do trượt đất. Từ đó giúp hiệu chỉnh kế hoạch
phát triển và xây dựng củng cố các công trình cấu trúc để bảo vệ những vùng có nguy cơ
cao.
Sự cố địa chấn: bằng quá trình định danh địa hình, vị trí địa lý, kỹ thuật xây
dựng, GIS có thể giúp dự báo thời gian và địa điểm có thể xảy ra các sự cố như: động đất,
núi lửa, cũng như hậu quả có thể có.
Đánh giá và quản lý rủi ro vùng ven biển: công nghệ GIS được sử dụng trong
giám sát các sự cố và bản đồ hóa những địa điểm chịu rủi ro của vùng ven biển. Tạo cơ
sở để phân vùng, quy hoạch sử dụng đất, phân phối tài nguyên khi tái thiết cơ sở vật chất
sau bão và phòng chống trước bão. Mô hình dựa vào GIS hướng tới các mục đích chính
như:
-

Xây dựng một cơ sở dữ liệu về các cơn bão đã xảy ra trong lịch sử;

-

Xây dựng cơ sở dự báo sự tương tác của bão với các điều kiện tự nhiên của vùng
duyên hải và các đảo;

-

Phân vùng, xác định và mô tả các vùng có khả năng xảy ra sự cố;

-


Xây dựng phương pháp giảm nhẹ tổn thất;

2.1.5.3 Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động môi trường

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xác định các tác động không gian của các tác nhân gây hại liên quan đến các thực
thể như: trường học, bệnh viện, các trung tâm điều trị,...
-

Sử dụng mã màu phân loại các thực thể;

-

Phân loại các tác nhân gây hại theo kiểu tác động;

-

Tạo vùng đệm xung quanh mỗi tác nhân gây hại;

-

Chồng xếp các vùng đệm vào các thực thể.

Phân tích các bản đồ kết quả: thực thể nào chịu tác động nhiều nhất, thực thể nào
chịu tác động ít nhất; trong trường hợp xảy ra sự cố, khoảng cách đến bệnh viện hoặc
trung tâm điều trị gần nhất là bao nhiêu, bệnh viện hoặc trung tâm điều trị nào có trang
thiết bị đầy đủ nhất.
Xác định vị trí để thiết lập một nhân tố hoặc một cơ sở hạ tầng nào đó. Sử dụng kỹ
thuật đánh giá đa chuẩn (MCE) hoặc phép logic mờ để lựa chọn liệu vị trí A có tốt hơn vị
trí B và C hay không, bằng phép chồng xếp một số bản đồ. Mỗi bản đồ biểu diễn một

thông số xác định và mỗi thông số có các mức khác nhau về cường độ và độ lớn. Mỗi bản
đồ cũng xác định một tiêu chuẩn xác định:
-

Mỗi bản đồ là đặc trưng so với các bản đồ khác ;

-

Bản đồ kết quả được xếp loại theo mức độ thích hợp tương đối với các tiêu chuẩn;

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 8


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

-

Phân tích độ nhạy cảm có thể được thực hiện nhờ các kỹ thuật MCE khác hoặc so
sánh kết quả nhờ phép logic mờ;

-

Các dữ liệu đầu ra có thể là các dự báo.

Xác định đường đi nhanh nhất của quá trình thải chất thải lỏng dọc theo các kênh
dẫn nước.
-


Các thực thể được định vị ở các độ cao khác nhau ;

-

Xác định kênh nào có thể là tuyến đường ngắn nhất (đổ ra biển) theo độ cao của
vùng, sử dụng phương pháp đường đi tối ưu. Xây dựng một vùng đệm xung quanh
đường được chọn (dùng mã màu nếu có các cấp độ);

-

Chồng xếp bản đồ lên bản đồ thực thể và đánh giá các tác động, thực thể nào sẽ
chịu tác động.

2.2

Chất thải chăn nuôi, giết mổ GS & GC

2.2.1 Thành phần và tính chất chất thải chăn nuôi
Thành phần và tính chất chất thải chăn nuôi được (Nguyễn Đức Lượng (2003),
[3]) đề cập đến như sau:
-

Trung

Chất thải trong chăn nuôi GS & GC bao gồm phân, nước tiểu, các thành phần thức
ăn thừa,
cácliệu
chất ĐH
độn chuồng
(rơm,@

rạ,Tài
mạt liệu
cưa). học
Tùy theo
chuồng trại

tâm
Học
Cần Thơ
tập từng
và nghiên
cứu
phương thức chăn nuôi mà các loại này có thành phần vật lý và hóa học khác
nhau.

-

Phân GS như trâu, bò, heo ở các trại chăn nuôi hiện nay có hàm lượng nước rất
cao và các thành phần dư thừa của thức ăn công nghiệp. Ở nhiều chuồng trại,
người ta xối nước rửa chuồng trại kéo theo cả phân GS xuống cống thóat nước,
khi đó phân GS như một chất lỏng đậm đặc.

-

Phân GC như gà, vịt là loại chất hữu cơ dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do
đó có mùi thối rất mạnh. Ở nhiều chuồng trại, người ta thường cho trấu, mạt cưa
vào để làm chất độn nhằm làm giảm độ ẩm và hạn chế quá trình phân giải. Do đó
thành phần hóa học các chất hữu cơ cũng thay đổi.

Thành phần hóa học của phân GS, GC không lẫn tạp chất tính theo khối lượng vật

chất có độ ẩm 35% được trình bày trong bảng 2-1
Bảng 2-1 Thành phần hóa học cơ bản của các loại phân GS, GC
Phân
loại
Trâu


Mức
Tối đa
Tối thiểu
Trung bình
Tối đa

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Hàm lượng Hàm lượng
nitơ (%)
P2O5 (%)
0,358
0,205
0,115
0,115
0,306
0,171
0,380
0,294

Hàm lượng
K2O (%)
1,600

1,129
1,369
0,992

Tỷ lệ
C/N
20
18
19
19
Trang 9


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

Heo


Tối thiểu
Trung bình
Tối đa
Tối thiểu
Trung bình
Tối đa
Tối thiểu
Trung bình

0,302
0,341
1,200

0,450
0,840
2,0
1,8
1,9

0,164
0,227
0,900
0,450
0,850
0,950
0,450
0,850

0,424
0,958
0,600
0,350
0,580
1,72
1,21
1,421

17
18
22
20
21
17

15
16

(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2003, [3])
Lượng phân thải ra tùy theo lượng thức ăn mỗi ngày và như vậy có thể thay đổi
theo thể trọng. Bảng 2-2 thể hiện lượng phân theo thể trọng của một số loại GS và GC.
Bảng 2-2 Lượng phân theo thể trọng
Phân

Heo
Bò sữa
Bò thịt

% thể trọng
5
6- 8
7- 8
5- 8

(Nguồn: Lochk (1984); trích Nguyễn Thi Thu Vân, 2000, [7])
2.2.2 tâm
ThànhHọc
phầnliệu
và tính
chất
thải @
giếtTài
mổ liệu học tập và nghiên cứu
Trung
ĐHchất

Cần
Thơ
2.2.2.1 Giết mổ GS
Thành phần, tính chất của chất thải từ hoạt động giết mổ GS tùy thuộc vào từng
quy trình giết mổ cụ thể. Hình 2-1 thể hiện các công đoạn giết mổ heo và chất thải sinh
ra.
Quy trình ở hình 2-1 nếu áp dụng cho trâu, bò thì thay thế công đoạn làm chóang
bằng công đoạn giết (đập đầu), công đoạn dội nước sôi và cạo lông thành công đoạn lột
da. Theo quy trình trên thì chất thải giết mổ GS bao gồm phân GS, nước tiểu, nước máu,
mỡ, các thứ trong dạ dày và ruột, lông, xương vụn các chất tẩy rửa.
Theo Cục Môi trường Thụy Điển nồng độ cao các chất gây ô nhiễm trong nước
thải của lò giết mổ thường có nguồn gốc từ khâu làm lòng. Những chất chứa bên trong
lòng ruột chiếm khoảng 16% trọng lượng sống của trâu bò và khoảng 6% trọng lượng
sống của heo.
Ở các công đoạn như dội nước sôi, mổ bụng, làm lòng đều làm sinh ra nước máu,
máu chiếm 6% trọng lượng của động vật sống, máu lại chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm
lượng Nitơ rất cao. Do vậy nước thải từ lò giết mổ cũng chứa một lượng lớn các thành
phần hữu cơ và Nitơ.
Hoạt động ở các lò mổ có thể gây ra những mùi rất khó chịu. Các mùi này phát
sinh từ các chất thải và lòng ruột bị đổ bỏ và từ khu nhốt GS. Mức độ mùi phụ thuộc vào
việc phân GS và lòng ruột được xử lý như thế nào.
SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 10


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu
Làm choáng
(Chích điện,…)
Rạch mổ,

hứng máu
Nước chứa
phân và nước tiểu

Vận chuyển
đến chuồng nhốt

Dội nước sôi

Phân
Nước máu, mỡ

Phân loại, cân,
bảo quản

Xẻ thịt, lọc thịt

Chất
tẩy rửa
Điều
kiện

Lông

Cạo lông

Xương
vụn

Chặt đầu


Dội rữa

Mổ bụng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần

Rút nội tạng,
Thơlàm
@lòng
Tài

liệu học tập và nghiên cứu

Ghi chú
Chuyển công đoạn

Nước thải

Chất thải rắn

Công đoạn

Hình 2-1 Quy trình giết mổ heo
(Nguồn: thiết kế dựa theo quy trình giết mổ GS của Cục Môi trường Thụy Điển
đăng trên Website Cục BVMT Việt Nam, [13])
2.2.2.2 Giết mổ GC
Quy trình giết mổ GC có sự khác biệt đôi chút. Quá trình giết mổ GC không có
công đoạn làm choáng và công đoạn cạo lông thay bằng công đoạn đánh lông bằng máy
và nhổ lông con, nhưng nhìn chung các chất thải cũng có thành phần và tính chất tương

tự chất thải giết mổ GS. Hình 2-2 thể hiện các công đoạn giết mổ GC và chất thải sinh ra
trong từng công đoạn tương ứng.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 11


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu
Cắt tiết
Nước chứa phân
và nước tiểu

Vận chuyển
đến chuồng nhốt

Trụng nước sôi

Phân
Nước máu, mỡ

Phân loại, cân,
bảo quản

Dội rữa

Chất
tẩy rửa

Lông


Các chất
trong
lòng

Làm lông

Mổ bụng

Rút nội tạng,
làm lòng

Ghi chú
Chuyển công đoạn

Nước thải

Chất thải rắn

Công đoạn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2-2 Quy trình giết mổ GC
2.3

Một số biện pháp quản lý và xử lý chất thải

Chăn nuôi hay giết mổ GS, GC đều làm phát sinh chất thải. Nếu toàn bộ chất thải
sinh ra bị thải bỏ thì thật sự lãng phí vì các chất dinh dưỡng hay các thành phần có giá trị
khác nhau trong chất thải chăn nuôi, giết mổ GS và GC có thể tái sử dụng được. Hiện nay

trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có nhiều mô hình quản lý và xử lý chất thải vừa
giúp giảm ô nhiễm môi trường mà mặt khác còn đem đến lợi ích kinh tế cho người áp
dụng. Sau đây là một số ví dụ cụ thể.
2.3.1 Ủ biogas
2.3.1.1 Nguyên lý
Xử lý kỵ khí các chất hữu cơ, sản xuất khí sinh học và bã thải.
2.3.1.2 Mục đích và lợi ích ứng dụng
Theo (website BNN&PTNT, [11]) thì mục đích và lợi ích ứng dụng công nghệ ủ
biogas là:
-

Tạo nguồn năng lượng tại chỗ để cung cấp cho các nhu cầu khác nhau trong gia
đình như là:

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 12


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

• Đun nấu: thành phần CH4 khoảng 50 - 70% và CO2 khoảng 30 - 40%.
Nhiệt trị: 4700 - 6500kcal/ m3 (Nhiệt trị của metan: 9.100 kcal/m3). Cháy
cho ngọn lửa lơ nhạt và không có khói bụi. Bếp đạt hiệu suất: 50 - 60%. Về
nhiệt lượng hữu ích, 1 m3 khí sinh học (60% metan) có thể thay thế cho
0,76 lít dầu; 5,2 kwh điện; 4,8 kg củi; 8,6 kg rơm rạ. Từ 10 kg phân heo
hàng ngày có thể sản xuất được 400 - 500 lít khí, đủ nấu 3 bữa cho gia đình
3 - 4 người.
• Thắp sáng: thắp sáng phải dùng đèn măng xông có thể đạt độ sáng tương
đương đèn điện sợi tóc 60 W, tiêu thụ khí 70 - 120 lít/giờ ở áp suất 40 cm

cột nước. Độ sáng của đèn tăng khi áp suất cao hơn.
• Chạy các loại động cơ đốt trong: kéo các máy công tác như bơm nước, máy
xay xát, phát điện.
• Các lợi ích khác: sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm gà con, chạy tủ lạnh,… (Trung
Quốc đã sản xuất những lò ấp trứng công suất 3800 trứng, tiêu thụ 0,06
m3/giờ về mùa đông và 0,018 m3/giờ về mùa hè).
-

Sử dụng lại bã thải sau khi ủ biogas cho nhiều mục đích khác nhau như:
• Tăng năng suất cây trồng: bón cho lúa tăng năng suất 6,1 - 19,2% so với
phân ủ cùng nguyên liệu ban đầu.

• Học
Hạn chế
bệnh
và cỏ
dại: @
bã thải
tác dụng
bệnh, ức
chế
Trung tâm
liệusâuĐH
Cần
Thơ
Tàicóliệu
học hạn
tậpchế
vàsâu
nghiên

cứu
một số vi khuẩn gây bệnh khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa mì. Với lúa
nước, bón bã thải hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy xanh, bọ rầy nâu, sâu
cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm than. Như vậy dùng bã
thải sẽ giảm được thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, góp phần bảo vệ môi
trường.

• Cải tạo đất: quá trình phân hủy yếm khí không làm mất đi hoặc phá hủy các
chất dinh dưỡng có trong chất thải mà nó biến đổi chúng trở nên thích hợp
cho việc hấp thu của cây trồng. Bón phân từ bã thải nhiều năm sẽ có tác
dụng cải tạo đất rõ rệt. Đất có độ tơi xốp lớn hơn, độ mùn cao hơn, hạn chế
hiện tượng đất bị thóai hóa và xói mòn.
• Vệ sinh chuồng trại: điều kiện ủ yếm khí trong 15 – 50 ngày ở 350C góp
phần vô hiệu hóa các vi khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật và trứng ký
sinh trùng. Chuồng trại sạch sẽ, GS, GC chóng lớn, ít bệnh tật. Nhờ vậy có
thể mở rộng chăn nuôi và đạt hiệu quả cao hơn.
• Lợi ích về nuôi thủy sản: khi bã thải được đưa vào các ao để nuôi thủy sản,
các chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của tảo và các động vật phù du
(thủy tức, giáp xác..) là nguồn thức ăn cho cá.
• Lợi ích khác: người ta còn ứng dụng bã vào nhiều việc khác: xử lý hạt
giống, nuôi giun đất, trồng cây không dùng đất, trồng nấm…

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 13


Chương 2: Lược Khảo Tài Liệu

-


Giảm phát thải khí nhà kính: công nghệ khí sinh học được coi là một công nghệ
có thể đóng góp cho việc giảm phát thải khí nhà kính. Các chất thải hữu cơ trong
điều kiện tự nhiên sẽ bị phân hủy. Một phần các chất này sẽ phân hủy kỵ khí và
sinh ra khí metan phát tán vào khí quyển. Khí metan là khí gây hiệu ứng nhà kính
lớn hơn khí cacbonic: 1 tấn metan tương đương 21 tấn khí cacbonic về khả năng
gây hiệu ứng nhà kính. Nếu các chất thải hữu cơ này phân hủy kỵ khí trong các
thiết bị ủ khí sinh học thì metan sẽ được thu lại làm nhiên liệu. Khi bị đốt cháy,
metan sẽ chuyển hóa ra khí cachonic: 1 tấn metan cháy sản ra 2,75 tấn cacbonic.
Như vậy tác dụng về hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi 21/2,75 = 7,6 lần.

2.3.2 Ủ phân compost
2.3.2.1 Nguyên lý
Quá trình phân hủy hiếu khí hay kị khí các chất hữu cơ.
2.3.2.2 Mục đích và lợi ích sử dụng
Theo (Lê Hoàng Việt ( 2000), [8]) thì mục đích và lợi ích ứng dụng của công nghệ
ủ phân compost là:
-

Cố định chất thải: quá trình sinh học của việc ủ phân compost đã biến đổi các chất
thải hữu cơ thành các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường.

-

Vô hiệu hóa các mầm bệnh: các quá trình sinh học sinh nhiệt làm cho nhiệt độ

Trung tâm
liệu
Cần
ThơNếu

@nhiệt
Tài độ
liệu
và nghiên
cứu
trong Học
mẻ ủ có
khiĐH
lên đến
600C.
nàyhọc
kéo tập
dài được
trong vòng
một
ngày thì nó đủ vô hiệu hóa các vi khuẩn, vi rút, trứng ký sinh trùng gây bệnh. Do
đó sản phẩm ủ compost có thể sử dụng một cách an toàn.
-

Cải tạo đất: ủ phân compost giúp biến đổi các chất hữu cơ (N, P, K) trong chất thải
mà cây trồng khó hấp thu thành các chất vô cơ như NO3- và PO43- thích hợp cho
sự hấp thu của cây trồng.

-

Làm khô: nhiệt độ cao trong mẻ ủ giúp cho sự bốc hơi nước xảy ra, chất thải trở
nên dễ vận chuyển hơn.

2.3.3 Các biện pháp khác
Ngoài ủ phân compost hay ủ biogas còn có thể dùng chất thải vào các mục đích

như:
- Sử dụng phân GS, GC hoặc nước thải lò giết mổ cho mục đích:
• Sản xuất tảo: sử dụng tảo để nuôi cá, làm phân bón, hóa chất, thực phẩm,…
• Sản xuất thủy sinh vật: sử dụng thủy sinh vật làm phân, nuôi cá, thức ăn
cho người và GS.
• Nuôi cá: sử dụng cá làm thức ăn cho người và GS.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 14


Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

CHƯƠNG 3
CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ GS & GC TẠI QUẬN Ô MÔN
3.1

Sơ lược về quận Ô Môn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Thốt Nốt và tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp
huyện Phong Điền, phía Đông giáp quận Bình Thủy, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 125,4 km2, năm 2006 tổng diện tích sản xuất nông
nghiệp là 91,5 km2, chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên của toàn quận.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt, đặc biệt sông Hậu trải dài ở 3/5 phường của quận
Ô Môn (từ Thới Long, Thới An tới Phước Thới) rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
nói chung và ngành nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng, cụ thể là nhiều mô hình nuôi cá
phát triển rộng khắp bên cạnh đó các mô hình tận dụng chất thải chăn nuôi cho ao cá
cũng xuất hiện ngày càng nhiều.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3-1 Bản đồ hành chính quận Ô Môn

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 15


Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Trước năm 2007 quận Ô Môn có 5 đơn vị hành chính (phường Châu Văn Liêm,
Thới Long, Thới An, Phước Thới, Trường Lạc). Đến năm 2007 phường Châu Văn Liêm
được tách thành phường Châu Văn Liêm và phường Thới Hòa.
Dân số năm 2006: 130 nghìn người.
Cơ cấu kinh tế quận Ô Môn đang chuyển dịch mạnh mẽ, ngoài nông nghiệp đang
tập trung theo xu hướng nông nghiệp chất lượng cao, còn có các ngành tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp đang phát triển thu hút trên 6000 lao động hàng năm. Tính trong
năm 2006 riêng giá trị sản xuất nông nghiệp đã đạt 326.349 triệu đồng, trong đó chăn
nuôi GS và GC đạt 44.816 triệu đồng.
3.2

Hiện trạng chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi phân bố rải rác trên toàn quận, trong năm 2006 sự phân bố
tổng đàn được thể hiện trong hình 3.2 và 3.3.
Loại GS chủ yếu: trâu, bò, heo, dê. Trong năm 2006 đàn heo chiếm 98.8% tổng
đàn GS. Loại GC chủ yếu: gà, vịt, ngan, ngỗng. Trong năm 2006 đàn vịt chiếm 61%, đàn

gà chiếm 35% tổng đàn GC (niên giám thống kê quận Ô Môn, 2006, [4]).
Qui mô chăn nuôi chủ yếu: quy mô vừa, nhỏ và hộ gia đình. Theo trạm thú y quận
Ô Môn đến tháng 8 năm 2007 chỉ có 8 cở sở chăn nuôi GS với quy mô vừa (trên 100 đầu
Trung
tâmkhiHọc
liệuthời
ĐHgian
Cần
Tài
tậpvàvà
nghiên
GS), trong
đó cùng
nàyThơ
lại có @
4.317
hộ liệu
chăn học
nuôi GC
3.653
hộ chăncứu
nuôi
GS. Ta có thể thấy sự chênh lệch khá lớn về số lượng hộ chăn nuôi quy mô vừa với quy
mô nhỏ và hộ gia đình. Điều này không ít thì nhiều sẽ gây khó khăn cho việc quản lý về
vệ sinh thú y nói chung và vệ sinh môi trường nói riêng. Để thấy được sự chênh lệch
giữa số hộ chăn nuôi quy mô vừa và số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ được trình bày lần lượt
trong bảng 3-1 và bảng 3-2
Bảng 3-1 Danh sách hộ chăn nuôi heo quy mô vừa ở quận Ô Môn
STT
1

2
3
4
5
6
7
8

Họ & tên chủ nuôi
Nguyễn Phú khương
Nguyễn Thế Tài
Ba Thọ
Hoàng Văn Thiệu
Trần Trọng Khinh
Trần Văn Nghiệm
Lương Thanh Sang
Nguyễn Văn Út
Tổng cộng

Phường
Thới Long
Thới Long
Thới Long
Phước Thới
Phước Thới
Phước Thới
Thới Hòa
Trường Lạc

Tổng đàn (Con)

360
330
232
678
133
230
175
173
2.087

(Nguồn: Trạm thú y quận Ô Môn, tháng 8/2007)

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 16


Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

Hình 3-2 Bản đồ phân bố tổng đàn GC theo phường của quận Ô Môn năm 2006

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3-3 Bản đồ phân bố tổng đàn heo theo phường của quận Ô Môn năm 2006

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 17



Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

Bảng 3-2 Tổng số hộ chăn nuôi ở quận Ô Môn
STT
1
2
3
4
5
6

Phường
Châu Văm Liêm
Thới hòa
Phước Thới
Thới Long
Thới An
Trường Lạc
Tổng cộng

Hộ chăn nuôi GS
112
219
726
900
730
966
3.652

Hộ chăn nuôi GC

225
217
780
993
881
1221
4.317

(Nguồn:Trạm thú y quận Ô Môn, tháng 8/2007)
3.3

Hiện trạng giết mổ

Hiện nay trên địa bàn quận Ô Môn có 6 lò mổ đang hoạt động. Trong đó có 5 lò
giết mổ GS và 1 lò giết mổ GC. Số lượng các lò mổ được phân bố như sau:
- Phường Phước Thới: 3 lò (1 GC, 1 heo, 1 trâu bò);
- Phường Trường Lạc: 1 lò (heo);
- Phường Thới An: 1 lò (heo);

Trung tâm
Học
liệu
ĐH1 Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phường
Thới
Long:
lò (heo).
Như vậy có thể thấy rằng số lò giết mổ heo chiếm đa số trong các lò mổ. Phường
Phước Thới là phường có nhiều lò giết mổ nhất trong quận.

3.4

Tình hình quản lý

3.4.1 Điều kiện chăn nuôi, giết mổ GS và GC
Đăng ký chăn nuôi, giết mổ GS, GC:
-

Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, lò giết mổ: đăng ký tại Sở NN & PTNT

-

Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, vừa, điểm giết mổ: đăng ký tại phòng nông nghiệp
và phòng kinh tế UBND quận (huyện).

-

Cơ sở chăn nuôi hộ gia đình: đăng ký tại UBND cấp phường
Điều kiện cấp phép: cơ sở chăn nuôi được cấp phép khi đạt cả 3 yêu cầu sau:

-

Vị trí chăn nuôi phù hợp với quy định;

-

Đảm bảo điều kiện về môi trường;

-


Đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 18


Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

Thẩm quyền kiểm tra:
-

Sở NN & PTNT: tổ chức thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, giết
mổ.

-

Sở TN & MT: tổ chức thẩm định về điều kiện môi trường đối với các cơ sở chăn
nuôi qui mô lớn, lò giết mổ.

3.4.2 Một vài nhận xét về thực tế quản lý
Như đã đề cập ở phần 3.2 và 3.3 số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và hộ gia đình
chiếm ưu thế cũng như các lò giết mổ thống kê được còn rất ít so với các điểm giết mổ
đang hoạt động. Tuy có những quy định khắc khe nhưng tình trạng chăn nuôi và giết mổ
GS, GC ở quận Ô Môn vẫn còn chưa thể nào kiểm soát được hoàn toàn. Vẫn còn tình
trạng các trại chăn nuôi và điểm giết mổ trái phép.
Toàn quận Ô Môn hiện nay có một trạm thú y và 6 ban thú y và 6 mạng lưới thú y
cơ sở với lực lượng 22 nhân viên chuyên cập nhật thông tin về các hộ chăn nuôi và giết
mổ GS, GC trên toàn quận. Biện pháp thu thập thông tin chủ yếu là thông qua hoạt động
tiêm phòng, vệ sinh dịch tễ nên thông tin thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như

nếu người dân không hợp tác tiêm phòng thì đồng nghĩa với số liệu bị bỏ sót.
Về vấn đề môi trường, tuy cũng được chính quyền địa phương quan tâm nhưng
chưa đúng mức. Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến từ phía
người dân. Khi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì phòng chỉ đạo lực lượng đến xem
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xét.
Về phía các hộ chăn nuôi và giết mổ GS, GC tận dụng điều kiện sông nước và
diện tích đất hiện có thường đào ao nuôi cá để tận dụng chất thải. Loại cá được người dân
nuôi nhiều đó là cá trê và cá sặc rằn. Tuy tận dụng được chất thải nhưng biện pháp cho
dùng chất thải thải trực tiếp xuống ao cá không mang tính an toàn vì trong chất thải có
thể còn tồn tại lượng lớn vi sinh vật gây bệnh.
3.5

Sơ lược về phường Phước Thới

Tại phường Phước Thới, hiện trạng chăn nuôi, giết mổ GS và GC cũng như tình
hình quản lý có thể xem như tương tự tình hình chung của toàn quận. Bên cạnh đó
phường Phước Thới còn hội đủ một số điều kiện cần thiết nên được lấy làm một phường
thí điểm để xây dựng ứng dụng GIS trong công tác quản lý nguồn thải từ hoạt động chăn
nuôi, giết mổ GS và GC. Các điều kiện đó bao gồm:
-

Có địa bàn nằm dọc theo tuyến quốc lộ 91;

-

Có số hộ chăn nuôi tập trung quy mô vừa nhiều tương đương với phường Thới
Long và tổng đàn có phần nhiều hơn;


-

Có số lò giết mổ GS, GC đang hoạt động nhiều nhất;

-

Có nhiều trường học, từ trường tiểu học cho đến trường trung cấp;

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 19


Chương 3: Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC Tại Quận Ô Môn

-

Ngoài ra khoảng cách từ trường Đại học Cần Thơ đến phường Phước Thới là gần
nhất so với khác phường khác trong quận Ô Môn, do đó giảm được kinh phí trong
quá trình thu thập số liệu;
Một số thông tin khác có liên quan đến Phường Phước Thới bao gồm:

-

Diện tích đất tự nhiên của phường Phước Thới là: 26,82 (km2) đứng thứ hai sau
phường Thới Long, diện tích đất nông nghiệp 14,82 (km2);

-

Dân số năm 2006: 21.213 (người);


-

Mật độ dân số: 773 (người/km2);

-

Phường Phước Thới hiện tại có 15 khu vực: Thới Đông, Thới Hòa, Bình Hưng,
Thới Ngươn A, Thới Lợi, Thới Thuận, Thới Trinh, Thới Ngươn B, Bình Hòa B,
Thới Bình, Bình Phước, Bình Lập, Bình An, Bình Hòa A, Bình Khánh;

-

Đàn GS và GC của phường có xu hướng tăng lên qua mỗi năm từ 2002 đến 2004.
Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch cúm nên đàn GC có xu
hướng giảm. Trong khi đó thì năm 2005 lại là năm nở rộ của các cơ sở giết mổ tập
trung ở phường Phước Thới. Từ năm 2005 đến nay phường đã có 3 lò giết mổ
mới.
Bảng 3-3 Biến động đàn GS và GC từ năm 2002 đến 2006

2003
2004
2005và nghiên
2006cứu
TrungSTT
tâm Học 2002
liệu ĐH Cần
Thơ @ Tài
liệu học tập
Trâu


Heo

GC

14
39
3.617

11
39
3.717

76.534

75.820

12
68
3.676
72
59.572

7
75
2.948
77
22.983

15

69
4.430
170
26.843

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Ô Môn, 2006, [4])
-

Mạng lưới thú y cơ sở phường bao gồm 3 cán bộ thú y. Mỗi cán bộ phụ trách tiêm
phòng vaccin, kiểm tra vệ sinh thú y, ghi nhận số liệu về đàn GS và GC cho 5 khu
vực. Ngoài ra tại mỗi lò giết mổ còn có 2 cán bộ thú y phụ trách kiểm dịch, kiểm
tra vệ sinh thú y, ghi nhận số liệu về lò mổ.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 20


Chương 4: Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC

CHƯƠNG 4
ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ
NGUỒN THẢI CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ GS & GC
4.1

Thiết kế hệ thống

Để đơn giản hóa hệ thống, người ta dùng một số ký hiệu như trong bảng 4-1 để
mô hình hóa hệ thống.
Bảng 4-1 Ký hiệu sử dụng trong sơ đồ hệ thống

Ký hiệu

Tên

Mô tả

Bộ phận xử lý
(chức năng)

Bao gồm số thứ tự, tên, một hoặc nhiều dòng dữ liệu
vào và ra

Dòng dữ liệu

Thể hiện thông tin di chuyển

Kho dữ liệu

Bao gồm số thứ tự, tên hoặc nhiều dòng dữ liệu vào
và ra.

Thực thể bên ngoài

Con người, tổ chức hoặc hệ thống khác bên ngoài
cung cấp hoặc nhận dữ liệu của hệ thống

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.1 Sơ đồ tổng quan
Sơ đồ tổng quan hệ thống thể hiện mối liên hệ giữa bên cung cấp thông tin và bên

tiếp nhận thông tin. Hệ thống vừa là nơi tiếp nhận thông tin nhưng cũng đồng thời là nơi
truyền tải thông tin. Vì một thực thể bên ngoài này có thể nhận được thông tin gián tiếp
từ một thực thể bên ngoài khác thông qua hệ thống. Được thể hiện trong hình 4-1
Giải thích sơ đồ hệ thống
Có 5 thành phần bên ngoài cơ bản có liên quan, tác động đến hệ thống sẽ được nêu
cụ thể trong hình 4.1. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng thực tế vẫn có khả năng phát
sinh thêm nhiều thành phần khác nhưng xin trình bày các thành phần cơ bản này một
cách sơ lược như sau:
-

Phòng QH&KH, Sở TN&MT: đây là một thực thể có vai trò rất quan trọng đối
với hệ thống, vì việc ứng dụng GIS cần đến cơ sở dữ liệu bản đồ, trong khi đó sở
TN&MT là cơ quan chuyên cung cấp các loại bản đồ khác nhau. Khi có những
thông tin mới cập nhật về bản đồ thì hệ thống có thể yêu cầu được cung cấp.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 21


Chương 4: Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC

-

Trạm thú y quận: Trong điều kiện thực tế của quận Ô Môn thì thành phần này
không thể thiếu. Vì đây là cơ quan có trách nhiệm giám sát tình hình chăn nuôi
cũng như giết mổ trên toàn quận Ô Môn nói chung và cho phường Phước Thới nói
riêng. Mặt dù bộ phận trực tiếp đi thu thập thông tin là mạng lưới thú y cơ sở
nhưng mạng lưới này lại không có quyền hạn cung cấp thông tin. Cho nên, nói
tóm lại trạm thú y quận và mạng lưới thú y cơ sở điều là những thành phần không

thể thiếu được đối với hệ thống.

-

Phòng TN & MT trực thuộc UBND quận: đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ
chuyên ngành môi trường phụ trách về kiểm tra về điều kiện vệ sinh môi trường
nên việc biết được những thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra là rất phù
hợp. Thành phần này cũng có thể hỗ trợ cho hệ thống trong việc cung cấp các
thông tin chuyên ngành phục vụ việc quản lý như: các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan, các kết quả thí nghiệm về thành phần, tính chất của chất thải.

-

Nhà giết mổ, nhà chăn nuôi: Đây là đối tượng quản lý của hệ thống, là nguồn
cung cấp thông tin sơ cấp cho hệ thống. Thành phần này cũng là đối tượng được
lợi ích từ hệ thống.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 22


Chương 4: Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC
Trạm thú y
Quận

Phòng QH & KH
Sở TN&MT


Phòng TN&MT,
UBND Quận

Thông tin vệ sinh môi
trường chăn nuôi,
giết mổ
Thông tin đàn
nuôi, lò giết mổ

Yêu cầu
thông tin

Thông tin
bản đồ

Thông tin
nguồn thải

Thành phần, tính
chất của chất thải

0
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUỒN THẢI
CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ GS & GC

Trung tâm Học liệu

trí lò Thơ
mổ hợp@

lý Tài
ĐHVịCần

Thông tin
lò giết mổ

liệu học

Thông tin
chănvà
nuôinghiên
tập

cứu

Vị trí chăn nuôi hợp lý

Nhà giết mổ

Nhà chăn nuôi

Hình 4-1 Sơ đồ tổng quan hệ thống
4.1.2 Sơ đồ cấp 1
Sơ đồ cấp 1 của hệ thống thể hiện trong hình 3-2 thể hiện 6 chức năng chính của
hệ thống bao gồm: nhập dữ liệu, tìm kiếm, tính toán, vẽ bản đồ chuyên đề, kiểm tra
khoảng cách ly an toàn và xuất dữ liệu, các chức năng vừa nêu được trình bày chi tiết như
sau:
-

Nhập dữ liệu

• Nhập dữ liệu không gian: số hóa bản đồ.
• Nhập dữ liệu thuộc tính: gõ từ bàn phím.

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 23


Chương 4: Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC

-

Tính toán: khi người dùng nhập các thông số tính toán thì hệ thống thực hiện việc
tính toán. Người dùng có thể thay đổi một cách linh hoạt các thông số tính toán để
phù hợp cho từng điều kiện cụ thể. Kết quả tính toán không hiển thị trực tiếp trong
chức năng này mà nó được trình bày gián tiếp qua chức năng tìm kiếm, vẽ bản đồ
chuyên đề. Các bài toán được thực hiện bao gồm:
• Tính lượng phân thải ra hằng ngày từ nguồn thải chăn nuôi;
• Tính lượng nước thải thải ra hằng ngày từ nguồn thải giết mổ;
• Tính lượng dưỡng chất sinh ra hằng ngày từ chất thải chăn nuôi;
• Tính lượng CH4 sinh ra hằng ngày khi áp dụng biện pháp ủ biogas.

-

Tìm kiếm: người dùng chọn điều kiện tìm kiếm, nhập thông số tính toán. Hệ
thống sẽ tính toán các giá trị có liên quan đến thông tin cần tìm và đưa ra các kết
quả. Kết quả tạo ra dưới dạng bảng biểu và bản đồ. Các chức năng tìm kiếm bao
gồm:
• Tìm kiếm nguồn thải theo đơn vị hành chánh (khu vực);
• Tìm kiếm nguồn thải theo thời gian;

• Tìm kiếm nguồn thải theo loại vật nuôi, động vật giết mổ;

Trung
Học
ĐHđề:
Cần
Thơ
Tàiđiều
liệukiện
học
nghiên
- tâm
Tạo bản
đồliệu
chuyên
người
dùng@
chọn
vẽ, tập
nhậpvà
thông
số tínhcứu
toán.
Hệ thống sẽ tính toán các giá trị có liên quan đến thông tin cần vẽ rồi đưa ra kết
quả. Kết quả là bản đồ chuyên đề. Các chức năng tạo bản đồ bao gồm:
• Tạo bản đồ chuyên đề lượng CH4 theo khu vực
• Tạo bản đồ chuyên đề lượng N, P, K theo khu vực
-

Kiểm tra khoảng cách ly: người dùng chọn điều kiện kiểm tra. Dựa vào số lượng

vật nuôi hay số lượng giết mổ, vị trí của nguồn thải, vị trí của các điểm cần cách
ly, hệ thống sẽ đưa ra các kết quả phục vụ người dùng. Kết quả kiểm tra là các
bảng biểu và bản đồ.

-

Xuất dữ liệu: chức năng này giao tiếp với người dùng thông qua các kết quả của
các chức năng khác, các kết quả hiển thị bao gồm: thông báo, nhắc nhở, kết quả
tìm kiếm, bản đồ chuyên đề, bản đồ vùng cách ly, kết quả kiểm tra khoảng cách ly,

SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 24


Chương 4: Ứng Dụng GIS Quản Lý Nguồn Thải Chăn Nuôi, Giết Mổ GS & GC

Vị trí nguồn thải,
các điểm cách ly
nguồn thải(trường
học, UBND…)

Tổng đàn,
số lượng giết mổ
GS, GC
theo thời gian

Bản đồ giấy
(File bản đồ),
thông tin các đơn vị

hành chánh

1
Nhập dữ liệu
Đơn vị hành
chánh, cơ quan

Số liệu
GS,GC
Bản đồ

Số liệu nguồn thải
1

CSDL
Hành chánh

2

Vị trí

CSDL
Nguồn thải

CSDL
Bản đồ

3

Bản đồ

số hóa

Vị trí

Đơn vị

4

CSDL
GS,GC

Bản đồ
nền

Số lượng cứu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
4
5
Tạo bản đồ
chuyên đề
3

Kết quả
tính toán

Tìm kiếm
54
Kiểm tra
khoảng cách ly
Kết quả kiểm tra


Điều kiện

2

Kết quả tìm kiếm

Tính toán
6
Xuất dữ liệu

Bản đồ chuyên đề

Người dùng

Thông số
tính toán

Hình 4-2 Sơ đồ cấp 1
SVTH: Nguyễn Thị Thoại Nghi

Trang 25


×