Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo quan hệ thương mại mỹ eu năm 2017 và triển vọng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.26 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-----***-----

TIỂU LUẬN
MÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ

BÁO CÁO
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - EU NĂM 2017 VÀ
TRIỂN VỌNG NĂM 2018
Giảng viên

: PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thu Phương

Lớp

: KT41C

Mã sinh viên

: KT41C-088-1418

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC



2

2


QUAN HỆ THƯƠNG MẠI EU - MỸ NĂM 2017
I.

Tổng quan về mối quan hệ Mỹ - EU năm 20171

Năm 2017 có thể coi là năm thử thách mối quan hệ đồng minh truyền thống
hơn 70 năm qua giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ sau khi tỷ phú Donald
Trump – người được coi là “ứng cử viên ngoại đạo” theo chủ nghĩa dân túy, với
nhiều quan điểm đối ngoại phi truyền thống đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong
cuộc bầu cử đầy kịch tính diễn ra vào năm 2016.
EU-U.S. quan hệ đối tác kinh tế là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng
kinh tế toàn cầu, thương mại và thịnh vượng. EU và Hoa Kỳ chiếm gần 30%
thương mại hàng hóa toàn cầu, gần 40% thương mại thế giới trong dịch vụ và
khoảng một nửa GDP toàn cầu. EU và Hoa Kỳ là đối tác thương mại chính của
nhau trong hàng hoá và dịch vụ và chiếm lĩnh mối quan hệ thương mại song
phương lớn nhất trên thế giới. Mối quan hệ kinh tế xuyên Thái Bình Dương tạo ra
và duy trì gần 15 triệu việc làm ở EU và Hoa Kỳ. Những việc làm này là kết quả
của thương mại xuyên Đại Tây Dương về hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài
và hoạt động của các chi nhánh nước ngoài trong nền kinh tế của nhau.
Đặc biệt, trong quan hệ thương mại với Mỹ, EU luôn thặng dư mậu dịch.Chỉ
tính riêng từ năm 2013 đến 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị thặng dư
mậu dịch của EU với Mỹ đã lên tới 629,6 tỉ USD. Trong năm 2017, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào EU đạt 235 tỷ đô la, giảm 35 tỷ so với năm
2016, tổng giá trị nhập khẩu giảm từ 417 tỷ (2016) xuống còn 356 tỷ đô (2017),

với tổng kim ngạch thương mại là hơn 650 tỷ đô, trong đó Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà
Lan và Thụy Sĩ luôn nằm trong top 15 các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu là
đối tác thương mại trọng điểm của Mỹ.2

1 Chung, K. (2017). 2017- Năm nhiều biến động trong quan hệ EU – Mỹ. Báo Tin tức. Truy cập

/>
2 The United States Censux Bureau. (2017). US trade in goods with European Union.

/>3

3


Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU từ Mỹ là máy móc và thiết bị điện tử,
đạt giá trị lên tới 57 tỷ đô, trong khi Mỹ nhập khẩu từ khu vực này chủ yếu là
khoáng sản, dầu và gas.3

Nguồn: United States Census Bureau
-

4

Chính sách thuế của Mỹ : Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, cải cách thuế của
Tổng thống Mỹ theo hướng làm giảm gánh nặng cho người có thu nhập cao sẽ làm
trầm trọng thách thức của nền kinh tế Mỹ. Ủy ban kinh tế và tài chính của Liên
minh châu Âu (EU) đã chỉ trích chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã tạo ra mối đe dọa cho kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump đã liệt kê các
nguyên tắc của ông về cải cách thuế như đơn giản hóa mã số thuế và giảm thuế đối
với người Mỹ tầng lớp trung lưu. Báo cáo của Ban Tài chính EU cho biết các nhà

đầu tư gần đây đã giảm cho vay tại Mỹ do lo ngại về nợ công. Sự suy giảm đầu tư
quốc tế nhiều khả năng sẽ diễn ra và các kế hoạch cải cách thuế của ông Trump
theo hướng làm giảm gánh nặng cho người có thu nhập cao sẽ "làm trầm trọng hơn
những thách thức mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt".

3 Wikipedia.(2017). List of the largest trading partners with the United States.
4 Báo Mới. (2017). EU “chê” chính sách cải cách thuế của Tổng thống Trump. Truy cập

/>4

4


II.

Những vấn đề nổi bật trong quan hệ thương mại Mỹ - EU năm 2017
1. Xu hướng bảo hộ thương mại của Mỹ

Chiến thắng của Tổng thống Trump từng khiến nhiều chính khách châu Âu
đi từ bất ngờ đến lo ngại sâu sắc cho tương lai mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương,
trong bối cảnh khẩu hiệu tranh cử "Nước Mỹ trước tiên" của tỷ phú Donald Trump
chi phối hầu hết các quyết sách quan trọng của Nhà Trắng trong các mối quan hệ
quốc tế. Ngay từ những ngày ông Trump mới bước chân vào Nhà Trắng, các nhà
lãnh đạo EU đã phải nhiều phen "đứng ngồi không yên" trước những phát ngôn
của tân Tổng thống Mỹ. Đơn cử như trước sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit), ông
Trump đã có nhiều phát ngôn gây sốc cho châu Âu kiểu như “Tôi tin rằng sẽ có
nhiều nước châu Âu khác ra khỏi EU theo gương của Anh" hay “Tôi nghĩ rằng
Brexit sẽ thành công”. Những tuyên bố và quan điểm của ông Trump được cho là
sẽ dấy lên một mối lo ngại sâu sắc về sự thống nhất và ổn định của Liên minh
Châu Âu khi mà việc ủng hộ Brexit của ông có thể “châm ngòi” cho “sự tan rã”

của các nước trong khu vực này.
Những tuyên bố của ông Trump không khỏi gây căng thẳng trong quan hệ
giữa Mỹ và EU, nhất là khi những tháng đầu năm nay cũng là thời điểm tại châu
Âu diễn ra nhiều cuộc bầu cử quan trọng, như tại Hà Lan hay Pháp, được xem là
"phép thử" đối với tương lai hội nhập EU, trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và làn
sóng hoài nghi châu Âu đang dâng cao ở Mỹ.
Thêm vào đó, phía Mỹ lại tiếp tục có một loạt động thái như những "gáo
nước lạnh" dội vào châu Âu, như đe dọa xem xét lại mối quan hệ với EU và Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Donald Trump cũng
đình chỉ cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại
Tây Dương (TTIP), một thỏa thuận về tự do thương mại giữa EU và Mỹ, và áp
dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Với lý do muốn lấy lại việc làm cho nước Mỹ,
ông Donald Trump đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối xuất khẩu hàng hóa của
các nước EU vào thị trường Mỹ. Trên trường quốc tế, hàng loạt chính sách của Mỹ
được coi là đi ngược lại lợi ích của EU, khiến đồng minh lâu năm này của
Washington phản ứng mạnh mẽ.
Như việc tháng 6/2017, Tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ rút khỏi
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi mà Bỉ chỉ trích là "không thể

5

5


chấp nhận được" 5. Đối với tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng
và là mối quan tâm hàng đầu của các nước phát triển và đang phát triển hiện nay,
Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố vào hồi tháng 12/2015 “Để thực hiện nghĩa
vụ bảo về nước Mỹ và người dân Mỹ, nước Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến
đối khí hậu song sẽ bắt đầu đàm phán lại nhằm mang đến một thỏa thuận công
bằng hơn cho nước Mỹ, doanh nghiệp, người lao động và người dân Mỹ”. Đây

không phải là điều bất ngờ, bởi ý định đó đã được ông Trump đưa ra ngay trong
chiến dịch tranh cử, bên cạnh một loạt những dự tính mang nặng tính thực dụng và
dân tộc chủ nghĩa, co về với chủ nghĩa biệt lập từng ngự trị một thời trước đây ở
Mỹ. Tuy nhiên, việc đi tới Thỏa thuận COP21 và việc nhanh chóng thông qua để
sớm đưa nó vào hiệu lực là một nỗ lực rất lớn của Pháp (nước chủ nhà COP21) và
195 quốc gia thành viên của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu (CCNUCC). Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định COP 21 được cho là một hành động
đập tan mọi cố gắng đàm phán trước đây của cựu Tổng thống Barack Obama nhằm
giải quyết biến đổi khí hậu và quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên
quan đến một vấn đề lớn mang tính toàn cầu khiến Mỹ mất điểm trên trường quốc
tế. Hàng loạt các nước và các tổ chức quốc tế lên tiếng phê phán quyết định này,
coi đó là "nỗi thất vọng lớn". Các lãnh đạo trụ cột của EU như Pháp, Đức, Italy
cùng lên tiếng kiên quyết thực hiện Thỏa thuận COP21 và bày tỏ sự không hài lòng
trước quyết định của Tân Tổng thống.
Ông Trump cũng phản đối và để ngỏ khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt
nhân lịch sử mà nhóm P5+1, gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức ký kết
với Iran năm 2015, trong khi EU kiên quyết bảo vệ thỏa thuận mà liên minh này
cũng là một bên tham gia đàm phán tích cực và phải rất nỗ lực mới đạt được.
2. Sự sụp đổ của TTIP
Sau những tuyên bố và hành động "gây sốc" như vậy từ Nhà Trắng, trong
mắt EU, Mỹ dường như không còn là đối tác tin cậy và những tuyên bố về “tình
đoàn kết xuyên Đại Tây Dương” hóa ra chỉ là những lời nói hoa mỹ. 6EU hết lo
ngại lại nối tiếp hoài nghi về việc ông Donald Trump có thể tiếp tục có những bước
đi bất ngờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đồng minh và đối tác bên kia bờ
5 Dương, T .(2017). Quyết định rút khỏi Thỏa thuận COP21 của Mỹ và hệ quả. VOV Báo Điện tử của Đài

tiếng nói Việt Nam. Truy cập />6

6



Đại Tây Dương. Đó là chưa kể mối bất hòa giữa Mỹ và EU càng bị khoét sâu bởi
những khác biệt sâu sắc về quan điểm trong hàng loạt vấn đề chủ chốt giữa Tổng
thống Mỹ và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Không những công khai chỉ trích
chính sách của tân Tổng thống Mỹ, đích thân nữ Thủ tướng Đức, quốc gia đầu tàu
EU, từng cảnh báo rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã suy yếu do việc ông
Trump trở thành tổng thống, và châu Âu thực sự phải "tự mình nắm lấy vận mệnh
của chính mình" chứ không thể trông cậy vào đồng minh lịch sử Mỹ nữa. Điều đó
cho thấy mối quan hệ đồng minh hai bờ Đại Tây Dương năm 2017 đã thực sự lạnh
nhạt, xa cách, thậm chí có nguy cơ tan vỡ bởi những hố sâu ngăn cách quá lớn.
Sự mong manh của Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây
Dương (TTIP)7 8: Tổng thống Trump cho biết sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) của 12 quốc gia và đàm phán lại về Hiệp định thương mại
tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Liên minh Châu Âu cũng bày tỏ sự thất vọng và không
mấy hi vọng về sự thành công của TTIP, tất cả đều bi quan trước khả năng sẽ có
thể khởi động lại bất cứ cuộc đàm phán nào về TTIP khi chứng kiến lập trường
không dứt khoát của Tổng thống Trump về Hiệp định thương mại này. Ngay tại EU
cũng đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối TTIP. Những người biểu tình cho rằng
hiệp định này và các hiệp định tương tự khác chỉ phục vụ lợi ích của những tập
đoàn kinh tế lớn thay vì ủng hộ xu hướng toàn cầu hóa thương mại. Sự kiên Brexit
và sự kiên đắc cử của một ứng cử viên luôn phản đối những thỏa thuận thương mại
tự do như Tổng thống Trump là dấu hiệu cho thấy một tương lai mong manh về sự
kết thúc thành công của Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây
Dương, EU cũng tuyên bố tạm ngừng mọi đàm phán thương mại với Mỹ.9
Xung đột trong việc thực hiện các quy tắc về thương mại chung 10: Khi theo
đuổi quan điểm "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút
6 Rachel, C. (2017). A trade war with Europe would damage the US economy, policy analysts say. CNBC.

/>7 Office of the United States Trade Representative. (2017). US – EU Joint report on TTIP Progress to Date


/>
8 The Guardian. (2017). Hopes of EU-US Trade agreement put on ice, say the Brussels sources

/>9 BBC News.(2015). Why the EU-US trade deal matters />
7

7


Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đề xuất "thuế biên
giới" đánh vào hàng nhập khẩu một hàng rào thuế nhập khẩu. Ông Trump lập luận
rằng, cần tái định hình các mối quan hệ thương mại đã có nhằm mang lại công
bằng cho người lao động Mỹ. Ủy ban châu Âu (EC) bày tỏ hy vọng các đối tác
thương mại của châu Âu phải tuân thủ các nguyên tắc thương mại mà họ cam kết,
đặc biệt là đối với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Bộ
trưởng Kinh tế Đức cho biết, Berlin có thể nộp đơn kiện Washington lên WTO về
kế hoạch triển khai hàng rào thuế nhập khẩu. Trong khi đó, phản ứng trước quan
điểm thương mại gây tranh cãi của Mỹ, hầu hết các thành viên của Nhóm các nền
kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) đã bày tỏ quan điểm rõ ràng
tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 cuối
tuần trước tại Đức rằng, họ ủng hộ tự do thương mại và trao đổi thương mại đa
phương dựa trên các nguyên tắc chung.11
3. Mối quan hệ giữa Mỹ, EU và NATO
Nhìn lại một năm qua, mối quan hệ giữa EU và Mỹ có những thời điểm đã
trở nên khá căng thẳng mà nguyên do chủ yếu là những thay đổi trong chính sách
của Mỹ đối với các đối tác. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là mối quan hệ xuyên Đại
Tây Dương vẫn là mối quan hệ then chốt cho việc duy trì an ninh và ổn định cả về
chính trị và kinh tế tại châu Âu cũng như Mỹ, mối quan hệ này có thể thăng trầm
nhưng không thể thiếu trong chính sách ngoại giao kinh tế của cả Mỹ và EU.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy Tổng thống Mỹ đã có sự thay đổi thái độ

theo thời gian trong hai chuyến công du châu Âu năm nay. Chuyến thăm lần đầu
tiên của ông Trump vào tháng 5/2017 đến châu Âu, vốn được kỳ vọng là để trấn an
các đồng minh, đã khiến EU thất vọng và bất an khi tại Brussels, Tổng thống Mỹ
"trách móc" lãnh đạo các nước châu Âu không đóng góp tài chính và né tránh việc
khẳng định cam kết về phòng vệ tập thể với NATO, hành động mà tất cả những
người tiền nhiệm của ông đều thực hiện khi lên cầm quyền. Song 2 tháng sau,
Euractiv. (2017). Is a trade war between the US and the EU on the horizon?
/>10

11 VOV Báo Điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam. (2017). Chính sách bảo hộ thương mại của Donald

Trump dàn hé lộ?. Truy cập />8

8


trong chuyến công du tới châu Âu lần thứ 2 với chặng dừng chân tại Ba Lan và tiếp
đó là tham dự Hội nghị Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) tại
Đức, ông Trump đã không chỉ trích EU, mà ca ngợi mối quan hệ giữa Mỹ và châu
Âu "đang phát triển mạnh mẽ", đồng thời cam kết giữ quy ước phòng thủ chung
với NATO. Tuy nhiên, ông vẫn “nhắc khéo” các nước châu Âu cần tăng cường đầu
tư hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng để có thể tự "bảo vệ chính mình".
Thực tế cho thấy EU vẫn luôn nghi ngờ về khả năng của Tổng thống Trump
trong việc đảm bảo cam kết của Mỹ về tăng cường quan hệ thương mại cũng như
tiếp tục là chiếc ô an ninh cho châu Âu. Nhưng mặt khác, trong bối cảnh thế giới
ngày càng biến động và diễn biến phức tạp với những thách thức to lớn, EU có lợi
ích quan trọng khi nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ trong nhiều vấn đề, đặc biệt là
an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương thì cả EU và
Mỹ đều là đối tác quan trọng bậc nhất của nhau. Mỹ có nhiều lợi thế về công nghệ

trong khi châu Âu rất mạnh về xuất khẩu. Nước Mỹ cũng cần EU như một đồng
minh, một đối tác không dễ có được và không thể thay thế. Hai bên có sự tương
đồng trong hầu hết các giá trị về hệ tư tưởng, kinh tế, an ninh và có nhiều lợi ích
chung. Xét tới lợi ích an ninh, kinh tế hay địa chiến lược, giữa Mỹ và EU vẫn có
quá nhiều điểm song trùng. Việc duy trì mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương
giữ một vai trò rất quan trọng cả về mặt cấu trúc, tính chất cũng như tầm ảnh
hưởng của nó đối với cả Mỹ và EU.
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) tại Brussels và Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển
hàng đầu (G7) lần thứ 43 , có thể thấy cả NATO lẫn EU đều quan tâm đặc biệt tới
lần xuất hiện chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ tại Brussels bởi ông từng có
những phát biểu “gây sốc”, thậm chí thẳng thừng chỉ trích nhằm vào cả các đồng
minh NATO lẫn các đối tác châu Âu, khiến người ta lo ngại quan hệ giữa
Washington với NATO và EU sẽ chẳng yên bình trong nhiệm kỳ của Tổng thống
Donal Trump.12

12 Thời báo Ngân hàng. (2017). Quan hệ Mỹ-EU đi về đâu dưới thời Tổng thống Trump?. Truy cập

/>9

9


Vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại thành phố Manchester của Anh xảy ra
trước hội nghị đã phần nào tác động tới chương trình nghị sự của NATO lẫn G7.
Thực tế này cũng cho thấy Mỹ và NATO vẫn cần đến nhau trong bối cảnh tình hình
an ninh toàn cầu đang ngày càng phức tạp với những nguy cơ khủng bố cực đoan.
NATO vốn là nền tảng cho an ninh Mỹ trong 60 năm qua, trong khi các lực lượng
Mỹ đóng góp chủ chốt trong thành phần lực lượng NATO ở Đông Âu.
Mối ràng buộc trên khiến Tổng thống Mỹ, dù vẫn tận dụng hội nghị này để yêu cầu

27 nước thành viên NATO còn lại tăng chi tiêu quốc phòng và chia sẻ công bằng
gánh nặng cho liên minh, song có phần “dịu giọng” hơn trước. Đáp lại, các nước
NATO đã nhất trí sẽ xây dựng kế hoạch hành động nhằm giúp các nước thành viên
đạt được mục tiêu chi tiêu trong lĩnh vực quốc phòng, theo quy định là 2% GDP,
mà tới nay chỉ có 5 trong số 28 thành viên đạt được.
13

Những cam kết đạt được tại hội nghị NATO lần này rõ ràng đều là “có đi có
lại” bởi Tổng thống Mỹ từng để ngỏ khả năng Mỹ có thể phải rút quân đội khỏi
châu Âu nếu NATO không đóng góp cân xứng cho cuộc chiến chống khủng bố. Ít
ra, việc Tổng thống Donald Trump tham gia cuộc gặp các nhà lãnh đạo NATO lần
này là minh chứng rõ rệt rằng Mỹ vẫn coi trọng NATO.
Mặc dù được coi là mối quan hệ ràng buộc và luôn cần đến nhau, song
không thể phủ nhận quan hệ với Mỹ nói riêng và nội bộ NATO nói chung vẫn tồn
tại những mâu thuẫn khó giải quyết, thậm chí cách hành xử của ông Donald Trump
trong NATO và G7 đã bị đánh giá là “hai mặt” khi tại cuộc hợp với nhóm nước G7
ông vừa lắng nghe các cuộc thảo luận về đề tài thương mại và biến đổi khí hậu của
G7, mỉm cười trước báo giới và hạn chế hết sức những bình luận khiêu khích trên
Twitter, song tại Brussels, Bỉ, ông lại gay gắt chỉ trích các đối tác trong NATO vì
đã không chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, thậm chí tiếp tục lên án Đức vì thặng
dư thương mại với Mỹ.14
Hàng loạt động thái đầy toan tính tại Saudi Arabia và những cam kết mập
mờ ở Israel về mục tiêu tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông của Mỹ đã bị các đồng
minh cho là không thật lòng. Dễ dàng nhận thấy chuyến công du nước ngoài 9
13 Tuổi trẻ. (2017). EU tạm ngừng mọi đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ. Truy cập

/>14 Báo Mới. (2017). Kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - EU. Truy cập />
trong-quan-he-my-eu/c/21831161.epi
10


10


ngày của ông Trump đã để lại cho giới chức châu Âu những cảm xúc lẫn lộn. Họ
tạm thở phào vì ông đã đủ kiên nhẫn lắng nghe họ tranh luận về hàng loạt vấn đề,
song lại cảm thấy vô cùng bất an trước những phát biểu trái ngược của ông trong
quá trình định hình các vấn đề chính sách quan trọng.
Kết quả hội nghị G7 dù được coi là khả quan hơn hẳn dự báo, song trong
tuyên bố chung sau hội nghị, các nhà lãnh đạo vẫn thừa nhận đã có những mâu
thuẫn giữa Mỹ và 6 đối tác trong việc tuân thủ Hiệp định Paris 2015 về chống biến
đổi khí hậu khi ông Trump không công khai cam kết điều khoản về cắt giảm lượng
khí thải carbon.
Các đồng minh càng cảm thấy bất an hơn nữa khi ông Trump không hề đưa
ra cam kết của mình về Điều 5 - nội dung liên quan đến nguyên tắc phòng thủ
chung của khối NATO. Ông Trump cũng không đề cập tới Nga, yếu tố mà hầu hết
người dân châu Âu cho là lý do chính dẫn tới sự thành lập và tồn tại của NATO.
Thậm chí những tuyên bố và hành động cho thấy ông không coi trọng và ưu tiên
việc xây dựng và thúc đẩy quan hệ với các đồng minh, điều mà Mỹ từ trước tới nay
vẫn coi là yếu tố quan trọng nhất.
Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ tới châu Âu chưa thể khiến
quan hệ đang rạn nứt giữa Mỹ với các đồng minh NATO, EU hay G7 nồng ấm trở
lại trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, những cam kết kiểu “có đi có lại” của các
bên vẫn cho thấy những lợi ích về an ninh và kinh tế đang trở thành sợi dây níu giữ
mối quan hệ truyền thống giữa hai bờ Đại Tây Dương.15
4. Bất đồng giữa EU và Mỹ về lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga16
Vào ngày 22-7, các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã nhất trí về
một dự luật bao gồm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, Iran và Triều
Tiên. Theo kế hoạch, dự luật này sẽ được trình Hạ viện xem xét vào ngày 25-7, sau
đó là Thượng viện và cuối cùng trình Tổng thống Donald Trump ký ban hành vào
cuối tháng 7.

15 An ninh Thế giới. (2017). Quan hệ Mỹ - Nato – G7: Chưa thể nồng ấm một sớm một chiều. Truy cập

/>16 Báo Mới. (2017). EU-Mỹ bất đồng vì lệnh trừng phạt Nga. Truy cập />
11

11


Nội dung của dự luật trên bao gồm các quy định có thể ngăn cản Tổng thống
Donald Trump đưa ra quyết định gỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga
và trao cho Quốc hội quyền phủ quyết mọi đề xuất của tổng thống dẫn đến “sự
điều chỉnh đáng kể” trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Mátxcơva,
bao gồm cả việc nới lỏng các lệnh trừng phạt hay việc trao trả 2 cơ sở ngoại giao
Nga ở Maryland và New York bị Washington phong tỏa hồi năm ngoái.
Dự luật trên được công bố trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump
đang hứng chịu chỉ trích của giới truyền thông liên quan các cuộc điều tra đang
diễn ra về nghi vấn Mátxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016
và khả năng có sự thông đồng với chiến dịch tranh cử của ông Trump. Phía Nga
luôn phủ nhận những cáo buộc này. Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Nga nhằm phản đối
việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014. Giới quan sát nhận định, việc
lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ nóng lòng thống nhất dự luật trừng phạt mới nhằm
vào Nga đã gửi thông điệp muốn gây sức ép lên Chính quyền của Tổng thống
Donald Trump sau khi ông có ý định “bẻ lái” trong quan hệ với Nga sau cuộc gặp
với Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Bất lợi cho kinh tế EU: Về phía EU nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại các biện
pháp mà Quốc hội Mỹ đã thảo luận có thể gây ra những hậu quả khó lường trước,
không chỉ đối với sự thống nhất giữa hai bờ Đại Tây Dương và G7, mà còn đối với
lợi ích an ninh năng lượng và kinh tế của EU”. Ngoài ra, tuyên bố của EU nhấn
mạnh các biện pháp trừng phạt chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp thực
hiện chặt chẽ giữa các đối tác. Theo đánh giá của khối này, tác động thực địa của

các biện pháp trừng phạt Nga đã tăng lên và thông qua sự phối hợp, các bên có thể
tránh được những điều bất ngờ và kiểm soát những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình
vận hành kinh tế.
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, việc Washington thúc đẩy các biện pháp
trừng phạt Mátxcơva, cũng như Iran, xuất phát từ những tính toán trong nước của
Mỹ, gây ảnh hưởng đến nỗ lực của EU trong việc đa dạng hóa các nguồn cung
năng lượng, cụ thể liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương
Bắc 2, hiện do tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom thực hiện.
Trước đó, Đức từng cảnh báo sẽ có hành động trả đũa nếu Mỹ có động thái
trừng phạt các doanh nghiệp nước này tham gia dự án xây dựng đường dẫn khí đốt
12

12


chạy từ Nga qua biển Baltic tới Đức nói trên. Bất đồng giữa Washington và Berlin
trong vấn đề trừng phạt Mátxcơva được cho là có thể cản trở EU tìm được tiếng
nói chung trong quá trình đàm phán với Nga về dự án này. Ngoại trưởng Đức
Sigmar Gabriel cũng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ xóa bỏ dần các biện pháp trừng
phạt chống Nga để mang lại hòa bình ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức cho rằng, Mỹ
cố ép Nga vào góc, đẩy bật khi đốt Nga khỏi châu Âu và khiến các công dân châu
Âu phải mua khí đốt của Mỹ. Thực tế cho thấy, các biện pháp trừng phạt liên tiếp
được tung ra nhưng tình hình miền Đông Ukraine không hạ nhiệt, mà các nước
thuộc nền kinh tế châu Âu còn bị ảnh hưởng.

III.

Đánh giá và triển vọng năm 201817

Tổng thống Trump đã tạo ra những khó khăn trong mối quan hệ thương mại

với châu Âu và các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng như toàn thế giới.
Trên thực tế, dưới góc độ nào đó thì chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump
có vẻ như đã tiềm ẩn một cuộc chiến tranh thương mại với Liên minh Châu Âu.
Tuy nhiên, cho dù cho Mỹ dưới thời Tổng thống Trump không quan tâm
nhiều đến quan hệ đồng minh với EU đi nữa thì có lẽ Mỹ vẫn sẽ coi EU như một
đối tác. Thay vì quay lưng lại với Mỹ, châu Âu sẽ hợp tác với những người thuộc
chính giới Mỹ cam kết duy trì quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương, bao gồm cả
những người trong chính quyền mới và những người trong Quốc hội có quan điểm
ủng hộ quan hệ đối tác này. EU vẫn có thể tiếp tục tăng cường quan hệ với các
nước ủng hộ tự do thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, việc EU thực thi các chính
sách đối trọng lại với Mỹ là điều không tưởng vì trong ngắn hạn và trung hạn, EU
vẫn rất cần sự đảm bảo an ninh của Mỹ. Do đó, EU sẽ phải nỗ lực để thuyết phục
Chính quyền mới của Mỹ về tầm quan trọng của việc đảm bảo một EU hòa bình và
đoàn kết. Chính vì vậy, lựa chọn tốt nhất của EU là xích lại gần hơn với Chính
quyền mới của Mỹ.

17 Nghiên cứu Biển Đông. (2017). Cách thức Châu Âu đối phó với chính sách của Donald Trump. Truy cập

/>13

13


Nếu Chính quyền của ông Trump sử dụng việc đánh thuế để thúc đẩy hàng
hóa sản xuất tại Mỹ làm ảnh hưởng tới lợi ích của EU, liên minh này có thể sẽ thực
thi chính sách tương tự để đáp trả. Hiện châu Âu vẫn là thị trường quan trọng hàng
đầu của Mỹ. Tỉ trọng thương mại giữa Mỹ-EU gấp 37 lần so với Mỹ-Nga, do đó
việc Mỹ bỏ EU chuyển hướng hẳn sang Nga là điều khó xảy ra. Mặt khác, nếu thực
thi chính sách ảnh hưởng đến lợi ích của EU, điều này sẽ góp phần hình thành các
làn sóng phản đối Chính quyền của ông Trump tại châu Âu, gây khó khăn cho

chính quyền mới trong việc thực thi quan hệ hợp tác gần gũi với các đối tác tại
châu Âu. Do đó, có nhiều lý do để Mỹ vẫn phải duy trì quan hệ với EU. Hơn nữa,
trong mối quan hệ với Nga và trong bối cảnh Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt lên nước
này, Liên minh Châu Âu sẵn sàng đáp trả các hành động của Mỹ đối với Nga mà
gây ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty năng lượng châu Âu.
Tuy nhiên, một điều rõ ràng hiện nay là dưới thời Tổng thống Trump, châu
Âu sẽ phải tự lực nhiều hơn, sẽ phải làm nhiều hơn để đảm bảo an ninh cho chính
mình. Và châu Âu đang có sự thay đổi theo hướng này, bao gồm cả việc gia tăng
các hoạt động can dự quân sự và việc thực thi chính sách quân sự chung của EU
không có sự tham gia của Mỹ vẫn cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thể trở thành
hiện thực.

14

14


IV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

An ninh Thế giới. (2017). Quan hệ Mỹ - Nato – G7: Chưa thể nồng ấm một sớm
một chiều. Truy cập />
15

15


Báo Mới. (2017). EU “chê” chính sách cải cách thuế của Tổng thống Trump. Truy
cập

/>Báo Mới. (2017). EU-Mỹ bất đồng vì lệnh trừng phạt Nga. Truy cập
/>Báo Mới. (2017). Kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - EU. Truy cập
/>Báo Mới. (2017). Washington trừng phạt ngoại giao Nga, EU trả đũa Mỹ?. Truy
cập
/>BBC
News.(2015).
Why
the
EU-US
/>
trade

deal

matters

Chung, K. (2017). 2017- Năm nhiều biến động trong quan hệ EU – Mỹ. Báo Tin
tức. Truy cập />Dương, T .(2017). Quyết định rút khỏi Thỏa thuận COP21 của Mỹ và hệ quả. VOV
Báo Điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập />Euractiv. (2017). Is a trade war between the US and the EU on the horizon?
/>Office of the United States Trade Representative. (2017). US – EU Joint report on
TTIP Progress to Date />Rachel, C. (2017). A trade war with Europe would damage the US economy, policy
analysts say. CNBC. />
16

16


The Guardian. (2017). Hopes of EU-US Trade agreement put on ice, say the
Brussels sources />The United States Censux Bureau. (2017). US trade in goods with European
Union.

/>Thời báo Ngân hàng. (2017). Quan hệ Mỹ-EU đi về đâu dưới thời Tổng thống
Trump?. Truy cập />Tuổi trẻ. (2017). EU tạm ngừng mọi đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Truy cập />Wikipedia.(2017). List of the largest trading partners with the United States.

17

17



×