Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Phương pháp chụp mối hàn chữ T và chụp mối hàn ống hai thành hai ảnh”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 72 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cám ơn ThS. Lê Văn
Miễn – Viện Kỹ thuật Hạt nhân & Vật lý Môi trường – ĐH Bách khoa Hà Nội, là
người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài một cách tận tình, chu đáo và có
khoa học.
Em cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Viện Kỹ thuật Hạt
nhân đã trực tiếp chỉ bảo những vấn đề mà bản thân em vướng mắc khi thực hiện
đề tài này.
Do điều kiện kiến thức của em còn nhiều hạn chế khó tránh khỏi những thiếu sót
mong thầy cô thông cảm. Em mong được đón nhận những ý kiến đóng góp, chỉ dạy
từ thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

ĐẶNG THANH LONG – LỚP KTHN & VLMT – K55


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐẶNG THANH LONG – LỚP KTHN & VLMT – K55


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................2
1.1. NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BỨC XẠ...............................................2

1.1.1. Bản chất của bức xạ tia X và tia gamma..................................................2


1.1.2. Tính chất của bức xạ tia X và tia gamma.................................................2
1.1.3. Tương tác của tia X với vật chất...............................................................3
1.1.4. Hệ số hấp thụ...........................................................................................5
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIỀU CHIẾU..................................................................7

1.2.1. Định nghĩa liều chiếu..............................................................................7
1.2.2. Các phương pháp xác định liều chiếu......................................................8
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỤP ẢNH BỨC XẠ..................................................................10
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ DÙNG TRONG KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ...............................12
2.1. MÁY PHÁT TIA X.................................................................................................................12

2.1.1. Nguồn phát điện tử.................................................................................12
2.1.2. Qúa trình gia tốc điện tử........................................................................13
2.1.3. Bia..........................................................................................................13
2.1.4. Vỏ ống....................................................................................................14
2.1.5. Thân ống.................................................................................................15
2.1.6. Cửa sổ ống phóng...................................................................................15
2.1.7. Thiết bị và mạch điện..............................................................................15
2.1.8. Bảng điều khiển......................................................................................15
2.2. PHIM CHỤP ẢNH BỨC XẠ.................................................................................................16

2.2.1. Cấu tạo của phim chụp ảnh bức xạ.......................................................16
2.2.2. Nguyên lý ghi nhận bức xạ của phim chụp ảnh......................................17
2.2.3. Đặc trưng của các phim chụp ảnh bức xạ.............................................18
2.2.4. Phân loại phim chụp ảnh bức xạ...........................................................22
2.3.CASSETTE VÀ MÀN TĂNG CƯỜNG..................................................................................23

2.3.1. Cassette.................................................................................................23

ĐẶNG THANH LONG – LỚP KTHN & VLMT – K55



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.3.2. Màn tăng cường...................................................................................23
2.4.CHỈ THỊ CHẤT LƯỢNG ẢNH................................................................................................25

2.4.1. Các đặc trưng của IQI...........................................................................26
2.4.2. Loại IQI dây...........................................................................................26
2.4.3. Loại IQI bước và lỗ................................................................................27
2.4.4. Đặt IQI...................................................................................................29
2.5. THIẾT BỊ VÀ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ PHIM SAU CHỤP......................................................29

2.5.1. Buồng tối và ánh sáng an toàn..............................................................29
2.5.2. Quy trình xử lý phim..............................................................................30
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHUYẾT TẬT..................................35
3.1. MÁY PHÁT BỨC XẠ TIA X MHF 200D..............................................................................35

3.1.1. Chu kì làm việc.......................................................................................36
3.1.2.Hiệu suất phát tia....................................................................................37
3.1.3. Hệ thống điều khiển và các thiết bị đọc phim.........................................38
3.2. CHUẨN BỊ MẪU VÀ MÃ HÓA MẪU..................................................................................39
3.3. LỰA CHỌN PHIM, IQI VÀ HÓA CHẤT XỬ LÝ PHIM......................................................42

3.3.1 Lựa chọn phim.........................................................................................42
3.3.2. Chỉ thị chất lượng ảnh............................................................................43
3.3.3. Hóa chất xử lý phim...............................................................................44
3.4. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM...............................................................................................44

3.4.1. Kiểm tra phim........................................................................................44

3.4.2. Cơ sở xác định độ lớn của khuyết tật......................................................47
3.4.3. Bố trí hình học máy phát tia X - phim.....................................................49
3.4.4. Cách tiến hành.......................................................................................50
3.5. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ.....................................................................................................51

3.5.1. Kết quả khảo sát với mẫu 1 và mẫu 2.....................................................51
3.5.2.Kết quả khảo sát với mẫu 3 và mẫu 4......................................................53
3.5.3. Kết quả khảo sát với mẫu 5 và mẫu 6.....................................................55
3.5.4. Kết quả khảo sát với mẫu 7 và mẫu 8.....................................................57
3.5.5. Kết quả khảo sát với mẫu 9 và mẫu 10..................................................60

ĐẶNG THANH LONG – LỚP KTHN & VLMT – K55


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CAO ÁP MÁY X QUANG MHF 200D.......................63
4.1

THIẾT BỊ KIỂM TRA- MÁY ĐO ĐA CHỨ NĂNG GAMMEX 330..............................63

4.2.BỐ TRÍ HÌNH HỌC..................................................................................................................63
4.3. KẾT QUẢ ĐO BẰNG MÁY GAMMEX 300........................................................................64
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................68
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................69

ĐẶNG THANH LONG – LỚP KTHN & VLMT – K55


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU

Hiện nay, kỹ thuật kiểm tra không phá mẫu (NDT) được áp dụng rộng rãi
trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp ở nước ta như: xây dựng, y tế,
hàng không, chế tạo, thăm dò khoáng sản,… Đất nước ta đang trong quá trình
phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên càng ngày càng cần sản xuất ra
được những sản phẩm đạt chất lượng tốt. Để tạo ra được những sản phẩm như
thế thì công đoạn kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm là cực kỳ quan
trọng. Một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất chính là NDT
– kiểm tra chất lượng sản phẩm mà không cần phá hủy mẫu vật và chủ yếu
thông qua phương pháp chụp ảnh bức xạ.
Chụp ảnh bức xạ không làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của mẫu vật cần
kiểm tra, cho phép kiểm tra các mẫu vật trong quá trình sử dụng để đảm bảo
không có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.
Chụp ảnh bức xạ là một trong những phương pháp quan trọng kiểm tra,
phát hiện khuyết tật bên trong của vật liệu. Hiện nay phương pháp này được
sử dụng rất nhiều, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp cuối cùng được lựa chọn
vì nó liên quan đến vấn đề an toàn bức xạ.
Trong thực tế, có muôn vàn kiểu mối hàn nên cũng có rất nhiều phương
pháp chụp ảnh bức xạ. Trong quá trình thực tập này, em đã học tập và nghiên
cứu những lý thuyết cơ bản về chụp ảnh bức xạ. Đồng thời đi vào thực tập 2
kỹ thuật chụp ảnh cơ bản là : “Phương pháp chụp mối hàn chữ T và chụp
mối hàn ống hai thành hai ảnh”.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BỨC XẠ
Phương pháp chụp ảnh bức xạ sử dụng một nguồn phát bức xạ là máy phát tia
X hoặc nguồn phóng xạ phát tia gamma chiếu qua vật mẫu kiểm tra. Sau khi đi qua
vật mẫu, chùm bức xạ sẽ được ghi nhận bằng phim chụp ảnh phóng xạ. Sau một quá
trình xử lý phim đã được chiếu chụp, có thể quan sát được các hình ảnh bên trong
vật mẫu kiểm tra thể hiện trên phim.

Hình 1.1: Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh bức xạ
1.1.1. Bản chất của bức xạ tia X và tia gamma
Bức xạ tia X và bức xạ tia gamma là dạng bức xạ điện từ giống như ánh sáng
nhưng chúng có bước sóng ngắn hơn vài ngàn lần so với ánh sáng bình thường và
có khả năng xuyên sâu rất mạnh. Bức xạ tia gamma thì có độ xuyên sâu cao hơn
bức xạ tia X. Trong kiểm tra vật liệu bằng chụp ảnh bức xạ thường sử dụng bức xạ
tia X có bước sóng nằm trong khoản 10-4A0 đến 10A0 (1A0=10-10m).
1.1.2. Tính chất của bức xạ tia X và tia gamma
Bức xạ tia X và bức xạ tia gamma có cùng một bản chất đó là bức xạ sóng điện
từ, những tính chất giống nhau của bức xạ tia X và tia gamma được trình bày tóm
tắt dưới đây:
- Không thể nhìn thấy được chúng.
- Không thể cảm nhận được chúng bằng các giác quan của con người.
- Chúng làm cho các chất phát huỳnh quang.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 2



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Chúng truyền với một vận tốc bằng với vận tốc ánh sáng nghĩa là
3x1010cm/s.
- Chúng gây nguy hại cho tế bào sống.
- Chúng gây ra sự ion hóa, chúng có thể tách các electron ra khỏi các nguyên
tử khí để tạo ra các ion dương và ion âm.
- Chúng truyền theo một đường thẳng, là dạng bức xạ sóng điện từ nên bức xạ
hoặc tia gamma cũng có thể bị phản xạ, khúc xạ và nhiễu xạ
- Chúng tuân theo định luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Theo
toán học thì I ~ 1/r2 trong đó I là cường độ bức xạ tại điểm cách nguồn phóng xạ
một khoảng r.
- Chúng có thể đi xuyên qua những vật liệu mà ánh sáng không thể đi xuyên
qua được. Độ xuyên sâu phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ, mật độ, bề dày của
vật liệu. Một chùm bức xạ tia X hoặc tia gamma đơn năng tuân theo định luật hấp
thụ
Trong đó:
I0= Cường độ của bức xạ tia X hoặc tia gamma tới
I= Cường độ của bức xạ tia X hoặc tia gamma truyền qua vật liệu có bề dày là
x và có hệ số hấp thụ là µ.
- Chúng tác động lên lớp nhũ tương phim ảnh và làm đen phim ảnh.
- Trong khi truyền qua vật liệu chúng bị hấp thụ hoặc bị tán xạ.
1.1.3. Tương tác của tia X với vật chất
Đối với kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ, tương tác quan trọng nhất giữa tia bức xạ
với vật chất là hiện tượng hấp thụ bức xạ. Một chùm tia X khi đi vào một chất nào
đó sẽ bị suy giảm cường độ. Hiện tượng này gọi là sự hấp thụ tia bức xạ của vật
chất.
1.1.3.1. Hiệu ứng quang điện
Khi tương tác quang điện với nguyên tử chất hấp thụ, lượng tử (photon) có
năng lượng tương đối thấp (nhỏ hơn 115KeV) truyền toàn bộ năng lượng cho

electron ở lớp trong, thường là lớp K. Do nhận được năng lượng bằng hiệu số giữa

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

năng lượng lượng tử với năng lượng liên kết trong nguyên tử, electron bị bứt ra khỏi
nguyên tử. Electron này được gọi là photoelectron (điện tử quang) và dịch chuyển
trong chất hấp thụ gây ra ion hòa thứ cấp và kích thích. Khi liên kết giữa các
electron càng bền vững thì hiệu ứng quang điện càng mạnh. Hiệu ứng quang điện
hầu như chỉ xảy ra trong các nguyên tử lượng có nguyên tử số cao, vì vậy chì Pb
được dùng làm chất che chắn tốt đối với lượng tử năng lượng thấp. Hệ số tương tác
tuyến tính quang điện là τ tỉ lệ với sô Z và năng lượng E

Hình 1.2: Cơ chế của hiệu ứng quang điện
1.1.3.2. Hiệu ứng Compton
Khi năng lượng tia bức xạ lớn hơn 115 keV, quá trình hấp thụ bức xạ xảy ra
chủ yếu do hiệu ứng Compton. Photon của bức xạ tới truyền một phần năng lượng
của mình cho điện tử làm cho điện bị bật ra và chuyển động với tốc độ nào đó trong
khi chính bản thân photon bị lệch hướng một góc và năng lượng bị giảm đi (hay là
bước sóng tăng lên).Trong một số trường hợp, khi các hạt photon không có đủ năng
lượng để đánh bật điện tử ra khỏi quỹ đạo, các photon chỉ bị lệch hướng mà không
bị suy giảm năng lượng.Như vậy hiệu ứng Compton bao gồm hai hiện tượng là hấp
thụ Compton (năng lượng của bức xạ suy giảm sau hiệu ứng) và tán xạ Rayleigh
(năng lượng của bức xạ không suy giảm sau hiệu ứng).

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54


TRANG 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hiệu ứng Compton xảy ra chủ yếu với các điện tử tự do và các điện tử lớp
ngoài cùng liên kết yếu hơn bởi vì những điện tử này thực sự được coi như tự do
đối với photon năng lượng cao. Xác suất của hiệu ứng Compton tăng tuyến tính với
nguyên tử số (Z) và giảm chậm khi tăng năng lượng tia bức xạ. Đối với những năng
lượng của tia bức xạ sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ (năng lượng cỡ trung bình)
thì hiệu ứng Compton là quá trình làm suy giảm năng lượng bức xạ quan trọng nhất.
[2]

Hình 1.3: Cơ chế của hiệu ứng Compton
1.1.4. Hệ số hấp thụ
Khi đi xuyên qua một lớp vật chất, các tia X hay tia gamma bị suy giảm
cường độ và năng lượng do ba hiệu ứng đã trình bày ở trên.
Giả thiết có một lát mỏng của mẫu, chiều dày “x”, chiếu một chùm bức xạ
đơn năng (chỉ có một mức năng lượng) song song với mẫu theo hướng thẳng góc.
Nếu cường độ của bức xạ tới là Io và I là cường độ của bức xạ đã truyền qua
mẫu:
I = Io.exp(-.x)
Trong đó:

 là hệ số hấp thụ tuyến tính hoặc là hệ số suy giảm, phụ thuộc vào
năng lượng bức xạ tới và mật độ của mẫu.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54


TRANG 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

x

Hình 1.4: Định luật hấp thụ
Trong phương trình hấp thụ,  là hệ số hấp thụ tuyến tính. Hệ số hấp thụ
tuyến tính là phần bị giảm của cường độ tạo nên bởi một đơn vị chiều dày của chất
hấp thụ. Vì chiều dày thường được đo bằng cm và .x không có đơn vị nên  sẽ có
đơn vị là cm-1. Giá trị 1/ đôi khi được gọi là quãng chạy tự do trung bình của
photon. Tích số .x = 1 được gọi là “một chiều dài phục hồi”.
-

Chiều dày một nửa (HVL)
Chiều dày một nửa của một vật liệu là độ dày của vật liệu đó để khi bức xạ

truyền qua thì cường độ bức xạ giảm đi 2 lần.
Chiều dày một nửa đặc trưng cho khả năng hấp thụ hoặc che chắn bức xạ của
một loại vật liệu ứng với bức xạ có năng lượng xác định. Giá trị chiều dày một nửa
có thể tính thông qua phương trình hấp thụ ở trên:
I = Io.exp(-.x)
Thay: I = Io/2 và x=HVL vào phương trình hấp thụ ta được:
HVL = 0,693/
Đôi khi người ta cũng sử dụng “chiều dày giảm 10 lần” (TVL), được định
nghĩa là chiều dày của lớp vật liệu làm giảm cường độ bức xạ đi 10 lần. Nếu thay
I = Io/10 và x=TVL vào phương trình hấp thụ ta được: TVL = 2,30/.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54


TRANG 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIỀU CHIẾU
Liều chiếu là lượng bức xạ chiếu lên mẫu cần kiểm tra. Việc xác định liều
chiếu là một yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành quá trình chụp ảnh phóng xạ để
đưa ra kết quả là phim chụp sau khi xử lý có độ đen, độ tương phản và độ nét tốt
nhất phản ánh rõ nhất các yêu cầu cần xác định, ví dụ trong kiểm tra các mối hàn thì
các khuyết tật (nếu có) phải hiện rõ nhất trên phim. Việc lựa chọn liều chiếu không
thích hợp sẽ dẫn đến kết quả là phim chụp bị quá đen do bức xạ đến phim quá nhiều
hoặc quá sáng do bức xạ bị suy giảm gần hết trong mẫu kiểm tra trước khi đến được
phim. Hay thường gặp nhất là các ảnh trên phim không rõ nét, độ tương phản kém,
gây khó khăn cho quá trình giải đoán phim.
1.2.1. Định nghĩa liều chiếu
-

Đối với các máy phát tia X:
Liều chiếu là tích số giữa thời gian chiếu và giá trị dòng điện trong ống

phóng.
Liều chiếu = Thời gian chiếu x Dòng điện trong ống phóng = phút x mA
Giá trị liều chiếu phụ thuộc vào các thông số sau:
 Điện áp của ống phóng (số KV cài đặt), xác định năng lượng của
chùm tia X.
 Dòng điện trong ống phóng (số mA cài đặt), xác định cường độ của
chùm tia X.
 Thời gian chụp (giây hoặc phút), thời gian ống phóng làm việc.

 Loại vật liệu của mẫu kiểm tra.
 Quãng đường xuyên tia của tia X trong mẫu, nếu chụp thẳng góc với
bề mặt mẫu thì quãng đường xuyên tia chính là độ dày của mẫu.
 Khoảng cách từ tiêu điểm của ống phóng tới phim, khi khoảng cách
thay đổi thì cường độ chùm tia cũng thay đổi theo tỷ lệ nghịch bình
phương khoảng cách.
 Loại phim chụp ảnh sử dụng, tốc độ phim, loại màn màn tăng cường.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Các thông số có thể thay đổi để định ra giá trị của liều chiếu là điện áp ống
phóng (KV), dòng điện trong ống phóng (mA), thời gian phát tia của ống phóng và
khoảng cách từ ống phóng tới phim.
1.2.2. Các phương pháp xác định liều chiếu

 So sánh với số liệu trước
Đôi khi một sự ghi chép các liều chiếu trước là rất hữu ích cho việc xác định
liều chiếu cho một mẫu. Nếu một mẫu tương tự đã được chụp trước đó thì liều chiếu
của nó có thể được sử dụng với các điều kiện tương tự. Chính vì thế các bảng tra giá
trị liều chiếu dựng sẵn được các nhà chụp ảnh phóng xạ sử dụng.

 Sử dụng đường cong đặc trưng của phim
Đường cong đặc trưng của phim có thể được dùng để xác định các liều chiếu
chính xác, đặc biệt đối với các mẫu được chế tạo từ các vật liệu mà việc dùng một
giản đồ chiếu thông thường là không phù hợp. Một liều chiếu thử (được xác định từ

mật độ và bề dày của vật liệu mẫu) được thực hiện và độ đen thu được trên phim
sau khi xử lý được đo lại. Liều chiếu thử này sau đó được hiệu chỉnh để cho độ đen
là 2,0 (độ đen tiêu chuẩn) bằng cách sử dụng đường cong đặc trưng của phim. Cụ
thể như sau:
Gọi liều chiếu thử là E T cho ra một độ đen là D A và độ đen tiêu chuẩn yêu
cầu phải thu được là DS (DS = 2,0). Liều chiếu tương đối tương ứng với các độ đen
DA và DS có thể xác định được từ đường đặc trưng của phim, đặt ECT là liều chiếu
tương đối tương ứng với độ đen DA và ECV tương ứng với độ đen DS. Do đó liều
chiếu chính xác E để thu được độ đen tiêu chuẩn yêu cầu, được tính bởi:
E/ET = ECV/ECT
hayE = ET xECV/ECT

 Sử dụng biểu đồ liều chiếu
Một biểu đồ liều chiếu là một đồ thị mô tả quan hệ giữa liều chiếu với chiều
dày vật liệu.Biểu đồ liều chiếu được xây dựng nhờ quá trình thực nghiệm để đưa ra
một công cụ tra cứu cho các trường hợp chụp ảnh thực tế.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đối với trường hợp sử dụng máy phát tia X, biểu đồ liều chiếu được thiết lập
bởi các nhà sản xuất. Biểu đồ liều chiếu được lập ra cho các điện thế ống phóng
khác nhau, cho các vật liệu khác nhau và yêu cầu các điều kiện chính xác hoặc
tương đương về loại phim sử dụng, điều kiện của quá trình xử lý phim.
Đối với trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ, biểu đồ liều chiếu được thiết
lập cho từng loại nguồn khác nhau, cho từng hoạt độ, cho các vật liệu khác nhau và

yêu cầu các điều kiện chính xác hoặc tương đương về loại phim sử dụng, điều kiện
của quá trình xử lý phim.
Phương pháp thiết lập biểu đồ liều chiếu cho máy phát tia X:
Nguyên lý của phương pháp xây dựng biểu đồ liều chiếu là chụp ảnh nhiều
lần với các liều chiếu (thời gian chiếu) khác nhau đối với một tấm vật liệu dạng bậc
thang có độ dày khác nhau (giá trị điện áp ống phóng không thay đổi). Do liều chiếu
được định nghĩa là tích của thời gian chiếu và giá trị dòng điện trong ống phóng, do
đó nếu thay đổi thời gian chiếu để thay đổi giá trị liều chiếu thì phải giữ giá trị dòng
điện trong ống phóng cố định hoặc ngược lại. Sau đó, đo độ đen trên phim tại các
bậc thang của các phim được chiếu ở các liều chiếu khác nhau.Vẽ các đồ thị quan
hệ giữa độ đen và độ dày của các bậc thang ở các giá trị liều chiếu khác nhau. Dựa
vào các đồ thị đó, xác định giá độ dày của bậc thang ứng với độ đen là 2,0 (đây là
độ đen tiêu chuẩn của một phim chụp ảnh) của các giá trị liều chiếu khác nhau. Từ
các cặp giá trị độ dày bậc thang và giá trị liều chiếu, vẽ một đồ thị biểu diễn mối
quan hệ giữa giá trị liều chiếu và độ dày vật liệu.Đó chính là đồ thị liều chiếu ứng
với giá trị điện áp ống phóng sử dụng.Thay đổi giá trị điện áp ống phóng và tiếp tục
làm các thí nghiệm như trên. Sau đó tổng hợp các đồ thị liều chiếu lên cùng một đồ
thị, ta thu được một đồ thị tổng hợp hay gọi là biểu đồ liều chiếu. Yêu cầu trong quá
trình làm thí nghiệm thiết lập biểu đồ liều chiếu là các thông số sau phải được giữ
cố định:
-

Loại máy phát tia X và bộ phận lọc tia

-

Loại phim sử dụng và loại màn tăng cường

-


Quy trình xử lý phim (loại thuốc hiện, thời gian hiện và nhiệt độ thuốc hiện)

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Vật liệu mẫu (chỉ dùng cùng một mẫu bậc thang)

-

Khoảng cách từ nguồn tới phim
Muốn sử dụng biểu đồ liều chiếu để tra cứu liều chiếu cho quá trình chụp

thực tế thì các thông số trên trong quá trình chụp thực tế cũng phải tuân thủ hoặc
tương ứng.[3]
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỤP ẢNH BỨC XẠ
Một số yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện chụp ảnh bức xạ:
- Phải sử dụng đúng phim, đúng màn tăng cường và năng lượng bức xạ.
- Phải hiểu rõ và kiểm soát được bức xạ tán xạ.
- Phải biết rõ những yếu tố gây ảnh hưởng tới độ tương phản và độ xác định
của ảnh chụp bức xạ và sử dụng quy trình kiểm tra để đạt được ảnh chụp bức xạ có
độ nhạy tối ưu. Thông thường, phim được đặt càng sát mẫu vật kiểm tra càng tốt và
phải sử dụng tỷ số d/t thích hợp.
Trước khi xác định một quy trình hay kỹ thuật kiểm tra có phù hợp hay không
thì ta cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Tuân thủ bất kỳ yêu cầu kỹ thuật nào.
- Các thông tin về cách sử dụng chi tiết sau cùng: yêu cầu về hoạt động, những
vùng chịu ứng suất, chịu tải, số lượng và vị trí gia công hoặc quá trình gia tinh, các
tiêu chuẩn về an toàn.
- Lựa chọn chính xác chùm tia bức xạ phát ra, xác định vùng nào trên mẫu vật
được kiểm tra và xác định vị trí đặt phim.
- Số lần chiếu chụp cần thiết ít nhất mà đưa ra được những đánh giá đầy đủ và
chính xác về mẫu vật được kiểm tra theo những yêu cầu đã đặt ra cho chúng.
- Xác định những điều kiện chiếu chụp cho mỗi lần chụp, chú ý đến việc sử
dụng đúng loại phim, màn tăng cường và các bộ lọc.
Kỹ thuật được sử dụng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và cấu tọa của
mẫu vật.Đối với việc kiểm tra một vật đúc lớn hơn và càng phức tạp hơn thì kỹ
thuật chụp ảnh bức xạ cũng trở nên phức tạp hơn.Kỹ thuật sử dụng cũng có thể bị

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ảnh hưởng nếu tồn tại một loại khuyết tật đặc biệt trong mẫu kiểm tra.Kích thước
hình học và thành phần cấu tạo của mẫu vật cũng là yếu tố quyết định đến lượng
bức xạ tán xạ vào phim. Do đó kỹ thuật sử dụng cần phải được điều chỉnh sao cho
làm giảm được những hiệu ứng liên quan đến tán xạ đến mức nhỏ nhất.[4]

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 11



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ DÙNG TRONG KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ
2.1. MÁY PHÁT TIA X
Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy phát tia X
Một thiết bị phát tia X bất kỳ đều bao gồm ba thành phần chính là:
- Nguồn phát điện tử.
- Phương tiện để định hướng và gia tốc chùm điện tử (một điện thế cao).
- Bia kim loại để điện tử bắn vào (một kim loại nặng).
Cả ba thành phần này đều được thiết kế trong một ống phóng tia X.
Nguyên lý hoạt động của ống phóng tia X dựa vào hiện tượng tạo ra tia X khi
bắn phá một bia làm bằng kim loại nặng bởi chùm điện tử được gia tốc nhờ lực điện
từ.

Hình 2.1: Nguyên lý cấu tạo của ống phóng tia X
2.1.1. Nguồn phát điện tử
Trong một ống phóng tia X, catot (cực âm) đóng vai trò là nguồn phát điện
tử. Catod bao gồm một sợi dây tóc.Khi có một dòng điện chạy qua, sợi dây tóc sẽ bị
đốt nóng. Các điện tử trong dây tóc sẽ chuyển động hỗn loạn và thoát khỏi vật liệu
trở thành những điện tử tự do. Những điện tử tự do này sẽ bao quanh sợi dây tóc
như “một đám mây điện tử”. Dòng điện trong sợi dây tóc là dòng AC từ 1 – 5A ở
điện thế từ 4 đến 12V. Dòng điện tử đi trong ống giữa catod và anod xấp xỉ bằng
0,1% dòng trên sợi đốt, vào khoảng 1 – 5mA, và có thể đo trực tiếp. Sợi đốt được
bao quanh bởi một cái cốc hội tụ thường được làm bằng sắt và Nikel siêu tinh khiết.
Nó có dạng thấu kính tĩnh điện để điều khiển dạng của chùm tia điện tử.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 12



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.1.2. Quá trình gia tốc điện tử
Các điện tử được phát ra tại catod của một ống phóng tia X có điện tích âm.
Theo định luật cơ bản của điện tích, chúng bị đẩy bởi các vật có điện tích âm và hút
bởi các vật có điện tích dương. Bằng cách áp đặt một điện tích dương lên anod của
ống phóng tia X và điện tích âm lên catod tức là sử dụng một hiệu điện thế cao giữa
catod và anod, các điện tử tự do sẽ được tăng tốc từ catod về anod. Sau đó dòng
điện tử đã được chuẩn trục sẽ đập vào bia. Để tạo ra các bức xạ có năng lượng đủ
lớn cho kỹ thuật chụp ảnh công nghiệp, khoảng điện thế gia tốc trong ống phóng từ
30 KV – 30MV. Các ống phóng tia X thông thường có điện thế cỡ 200- 350KV
Những điện thế cao hơn được sử dụng trong các máy gia tốc thẳng. Điện thế càng
cao thì năng lượng của tia X thu được cũng càng lớn.
2.1.3. Bia
Các tia X được sinh ra khi các điện tử có động năng lớn va đập vào một bia
kim loại. Vật liệu làm bia cần phải có những tính chất bắt buộc sau: khối lượng
nguyên tử lớn, điểm nóng chảy cao và dẫn nhiệt tốt. Khối lượng nguyên tử (Z) lớn
sẽ cho hiệu suất chuyển đổi năng lượng điện tử sang tia X cao. Điểm nóng chảy cao
và độ dẫn nhiệt tốt sẽ hạn chế lượng bay hơi của kim loại, mặt khác cho phép tạo ra
các bia có tiết diện nhỏ để tạo ra các tia X có cường độ tập trung cao. Kim loại duy
nhất có được tất cả các tính chất đó là Tungsten. Vì vậy bia được làm bằng Tungsten
và được gắn vào một cái cốc bằng đồng, hoạt động như một anod.
Việc tải đi lượng nhiệt được sinh ra do tác động của điện tử là một trong
những điều kiện quan trọng khi thiết kế ống phóng tia X. Việc làm nguội được thực
hiện bằng cách cho lưu thông dầu. Bia của ống phóng tia X thường được đúc trong
môi trường chân không trong một vỏ bọc bằng đồng để đảm bảo độ tiếp xúc nhiệt
tốt, nhằm tải nhiệt đi. Điểm nối giữa đồng và Tungsten phải tốt.
Anod thường có chỗ trống cho phép lưu thông chất lỏng làm nguội. Trong

nhiều ống phóng tia X hiện đại, anod được đậy lại. Nắp đậy này bao gồm một vật
trùm lên anod với một lỗ hổng cho phép chùm điện tử tới được bia và lỗ hổng thứ
hai dành cho chùm tia X. Nắp đậy cũng làm giảm bớt độ nguy hại do việc phát điện

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

tử ngược từ bia nếu nó bị đốt quá nóng và hạn chế độ phát tia X ngoài chùm hiệu
dụng được phát qua hấp thụ. Vị trí trên bia mà tại đó các điện tử tác động vào gọi là
điểm hội tụ của ống phóng tia X.
Về lý thuyết, để có được những bức ảnh sắc nét thì điểm hội tụ càng nhỏ
càng tốt (tia X sẽ càng được tập trung cường độ). Nhưng nếu điểm hội tụ càng nhỏ,
ví dụ 1x1mm, tuổi thọ của ống sẽ càng bị giảm do sự bốc hơi của bia. Nếu tiết diện
điểm hội tụ được mở rộng, ví dụ 3x1mm, ống phóng có thể hoạt động trong thời
gian gấp 3 lần, nhưng nó không cho hình ảnh sắc nét. để khắc phục tình trạng này,
bia thường được đặt nghiêng khoảng 70o so với hướng chùm tia điện tử. Kết quả là
kích thước hiệu dụng của điểm hội tụ được giảm mặc dầu kích thước thực của điểm
hội tụ không giảm.Điểm hội tụ đã bị giảm này được gọi là điểm hội tụ quang học.
Nếu kích thước thực là 3x1mm với một độ nghiêng 71o, kích thước hiệu
dụng của điểm hội tụ sẽ là:
3  Cos710 1mm = 0.98 1 mm  1mm  1mm

Vì vậy, thông thường các ống phóng tia X công nghiệp thường có điểm hội
tụ nghiêng. Các ống phóng tia X với bia quay cũng đã được chế tạo. Những bia
quay được làm cho các ống phóng có tuổi thọ dài hơn, nhưng những ống phóng tia
X như vậy không dùng được trong chụp ảnh công nghiệp vì có dòng tương đối thấp.

2.1.4. Vỏ ống
Vỏ ống phóng tia X bao gồm một vỏ bằng thủy tinh trong đó có hai điện cực
catod và anod. Phần sợi đốt của catod hoạt động như một nguồn phát điện tử tự do
và anod hoạt động như một tấm bia mà trên đó các điện tử va đập vào. Vỏ ống được
cấu tạo bằng kính loại Silicacbon để có độ cứng cần thiết chống lại lực ép do phía
trong ống có độ chân không cao. độ chân không cỡ 10 -6mmHg. Một môi trường
chân không cao đối với ống phóng là cần thiết để chống lại sự oxy hóa của vật liệu
điện cực, cho phép chùm điện tử truyền trong ống không gây ra ion hóa và để tạo ra
sự cách điện giữa các điện cực.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.1.5. Thân ống
Đầu vào của ống được đóng kín trong một hộp kim loại được nhét kín bằng
lượng chì vừa đủ để hạn chế chùm bức xạ thoát ra. Thân ống chứa ống phóng tia X,
bộ biến thế của dây tóc điện áp cao và phần ngăn cách dầu với chất khí. Thêm nữa,
có một vỏ kim loại được tiếp đất để loại bỏ những sự cố về điện có thể xảy ra do sử
dụng điện áp cao.
2.1.6. Cửa sổ ống phóng
Chùm tia X đi ra ngoài ống phóng qua cửa sổ. Cửa sổ ống phóng có dạng
hình côn với góc khối thường vào khoảng 40 - 50 o. Cửa sổ thường được làm từ vật
liệu hấp thụ ít tia bức xạ như kim loại nhẹ có nguyên tử số thấp (như beryllium).
Ngay dưới cửa sổ trong vùng chùm tia bức xạ hiệu dụng là một màn chắn cho phép
thay đổi kích thước của chùm. Trong nhiều máy, một phin lọc bằng đồng hoặc
nhôm được gắn ở trong hoặc đặt gần với màng chắn. Phin lọc này sẽ ngăn cản bớt

phần năng lượng thấp của tia X đã được tạo ra làm cho chùm tia bức xạ hiệu dụng
có năng lượng gần như đồng nhất.
2.1.7. Thiết bị và mạch điện
Ngoài ống phóng tia X, máy phát tia X còn bao gồm các thiết bị khác như:
 Một biến thế điện áp để tạo cao áp cần thiết.
 Cơ cấu điều khiển cao áp được áp đặt giữa catod và anod ( điều khiển KV).
 Cơ cấu điều khiển dòng của sợi đốt ( điều khiển mA).
 Hệ thống ngắt tự động để tránh hỏng hóc do quá nhiệt, quá điện áp, quá
dòng...
2.1.8. Bảng điều khiển
Tại đây, giá trị cao áp, dòng trong ống phóng và thời gian hoạt động được cài
đặt cho máy trước khi máy hoạt động. Giá trị cao thế của ống phóng liên quan đến
năng lượng xuyên thấu của tia X, giá trị mA của dòng trong ống liên quan đến
cường độ của chùm tia X phát ra. Trong một số máy cỡ MV như Linac, một buồng
đo bức xạ được lắp đặt vào trong máy gần bia, nó sẽ đo cả liều bức xạ tổng số và
suất liều tức thì và chuyển chúng sang liều bức xạ tại mặt phẳng của phim. Tuy

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

nhiên, một thiết bị như vậy rất ít khi dùng trong các máy tia X năng lượng thấp. Một
phương pháp trực tiếp để đo tổng liều bức xạ tia X trên mẫu hoặc phim, rất ít khi sử
dụng nhưng lại có giá trị đáng kể. Nó có thể điều hòa tự động những thay đổi nhỏ
của số KV và dòng của ống phóng trong thời gian chiếu. [2]
2.2. PHIM CHỤP ẢNH BỨC XẠ
2.2.1. Cấu tạo của phim chụp ảnh bức xạ


Hình 2.2: Phim chụp ảnh bức xạ
1–Lớp nền ; 2–Lớp nhũ tương ; 3–Lớp bảo vệ; 4–Lớp kết dính
Phim là một công cụ thường được dùng để thu và ghi nhận bức xạ tia X
hoặc gama khi chụp ảnh. Ghi nhận bằng phim có kết quả cố đinh, kết quả lưu giữ
được lâu dài. Phim chụp ảnh bức xạ gồm có một lớp nền cellulose sạch hoặc các
vật liệu tương tự. Một hoặc cả hai mặt này được phủ lớp nhũ tương muối bạc
halogen. Lớp nhũ tương rất quan trọng đối với phim do nó nhạy với bức xạ, ánh
sang, nhiệt độ, áp suất. Lớp này bao gồm một số lượng lớn cá hạt bromua bạc
nhỏ li ti khoảng 0.025mm, được phủ lên một môi trường nền là lớp glatin .
Lớp phủ ngoài cùng là một lớp gletine mỏng được làm cứng để bảo vệ lớp
nhũ tương bên trong khỏi bị xước trong quá trình cầm nắm thong thường.
Lóp nằm dưới lớp nhũ tương là hỗn hợp chất glatine và chất kết dính. Để
đảm bảo lớp nhũ tương dính chặt vào lớp nền trong quá trình xử lý tráng rửa
phim.
Lớp nền có dạng trong suốt, dẻo, dễ uốn cong. Nó được làm bằng chấ

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

cellulo triacetate hoặc poluester và được đặt vào giữa lớp nhũ tương do lớp nhũ
tương rấ mềm, dễ bị nhũn không giữ được.
2.2.2. Nguyên lý ghi nhận bức xạ của phim chụp ảnh
Giống như ánh sáng nhìn thấy, các tia X và tia gamma gây nên những phản
ứng quang hóa trong lớp nhũ tương của phim ảnh. Đó chính là cơ sở của việc sử
dụng phim chụp ảnh để ghi nhận các bức xạ.

Halide bạc có trong lớp nhũ tương chứa hợp chất AgBr và AgI. Hai hợp chất
này rất nhạy với ánh sáng và bức xạ. Khi phim bị chiếu bởi tia X, tia gamma hoặc
ánh sáng thì các tinh thể halide bạc sẽ bị thay đổi cấu trúc vật lý. Sự thay đổi mang
tính bản chất và không được phát hiện bằng các phương pháp vật lý thông thường,
được gọi là “hình ảnh tiềm tàng”. Thực chất của cái gọi là “hình ảnh tiềm tàng” là
các phân tử AgBr dưới tác dụng của các hạt photon của ánh sáng hay tia bức xạ bị
kích hoạt và thực hiện phản ứng:
Br- +  Br + e-

Ag+ + e- Ag

Ion bromite bị kích thích bởi năng lượng của bức xạ (h.) chuyển sang dạng
phân tử brom và giải phóng một điện tử. Điện tử tự do này kết hợp với ion bạc Ag +
và chuyển nó sang dạng nguyên tử bạc. Nguyên tử bạc này có thế năng hóa học cao
và nó kích thích các phân tử halide bạc ở gần nó.Kết quả là các phân tử halide bạc
trong cùng một tinh thể đều bị kích hoạt.Các phân tử bị kích hoạt tập trung ở trong
các vị trí gọi là tâm phản ứng có kích cỡ của một tinh thể.Chính các tâm này tạo ra
các “hình ảnh tiềm tàng” trên phim.
Khi phim được xử lý, lớp nhũ tương được tiếp xúc với dung dịch hiện.Dung
dịch hiện chứa một chất có khả năng cho điện tử như hidroquinon. Chất này phản
ứng với các phân tử halide bạc đã bị kích hoạt theo phương trình sau:
2Ag+ + 2Br- + H2Q + Na2SO3 2Ag + HBr + HQSO3Na + NaBr
Các nguyên tử bạc nguyên chất nhanh chóng bị oxi hóa trở thành bạc oxit
màu đen bám vào phim.
Ag + [O]  Ag2O (màu đen)

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 17



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chỉ có những tinh thể halide bạc đã được kích hoạt (đóng vai trò là chất xúc
tác) mới phản ứng với dung dịch rửa phim. Nếu một vùng trên phim bị chiếu bởi tia
bức xạ càng nhiều thì sau khi rửa phim sẽ càng có độ đen lớn. Lượng tinh thể halide
bạc không bị kích hoạt sẽ không tham gia phản ứng trên và sẽ bị rửa đi cùng với các
hóa chất sản phẩm. Kết quả cuối cùng người ta thu được một phim chụp có độ đen
khác nhau do mật độ oxit bạc khác nhau, phản ánh đúng tình trạng trong vật liệu
của mẫu mà bức xạ đi qua.
2.2.3. Đặc trưng của các phim chụp ảnh bức xạ
Phim chụp ảnh được sản xuất bởi nhiều hãng phim khác nhau để phục vụ cho
những nhu cầu khác nhau và sử dụng theo các hoàn cảnh khác nhau tùy thuộc vào:
mẫu kiểm tra, loại bức xạ sử dụng, năng lượng bức xạ, cường độ bức xạ và mức độ
kiểm tra. Không có một loại phim nào có thể thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu vì vậy
phải kết hợp một cách hiệu quả nhất giữa kỹ thuật chụp và phim để nhận được kết
quả mong muốn. Các phim chụp ảnh có các tính chất sau:
2.2.3.1. Độ đen
Về định tính, độ đen của phim chụp ảnh phóng xạ được định nghĩa là mật độ
các nguyên tử bạc thu được trên một phim chụp sau khi đã xử lý. Khi một phim
chụp có độ đen lớn hơn nghĩa là nó có mật độ lớn hơn.
Về định lượng nó được định nghĩa theo biểu thức sau:
D = Lg(Io/It)
Trong đó:

D là độ đen.
Io là cường độ của ánh sáng tới phim.
It là cường độ ánh sáng truyền qua phim.

Tỷ số Io/It được gọi là độ chắn sáng của phim. Tỷ số I t/Io được gọi là độ

truyền qua của phim.
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa độ đen ảnh chụp với độ chắn sáng và độ truyền ánh
sang qua phim chụp ảnh bức xạ.
Độ đen Log (IO/IT)

Độ cản sang của ảnh chụp

Độ truyền ánh sáng qua

bức xạ (IO/IT)

ảnh chụp bức xạ( IT/IO)

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

0
0,3
0,6
1,0
2,0
3,0
4,0

1
2

4
10
100
1000
10000

1,00
0,50
0,25
0,10
0,01
0,001
0,0001

Theo bảng trên nếu ánh sáng truyền qua phim bằng một nửa của ánh sáng tới
(độ truyền qua = 0,5) thì độ đen là 0,3 và đối với một độ đen là 1 thì chỉ có 1/10 ánh
sáng tới là truyền qua được phim.
Độ đen của một ảnh chụp có thể được đo bằng cách so sánh với tấm nêm độ
đen hoặc dùng một thiết bị gọi là máy đo độ đen.
2.2.3.2. Đường cong đặc trưng
Đường cong đặc trưng, hay còn gọi là đường cong độ nhạy hoặc đường cong
H- D (Hurter và Driffield, 1890) thể hiện mối quan hệ giữa liều chiếu (mức độ
chiếu bức xạ vào phim chụp) và độ đen của phim chụp sau khi xử lý.
Đối với mỗi loại phim chụp ảnh phóng xạ đều có một đường cong đặc trưng
cho riêng nó. Một đường cong như vậy thu được bằng cách chiếu tia bức xạ vào
phim với một loạt các liều chiếu khác nhau đã biết. Sau khi rửa phim, đo các độ đen
trên phim chụp được tạo nên bởi các liều chiếu này và vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi
của độ đen theo thang Logarit của liều chiếu.

Hình 2.3: Đường cong đặc trưng của phim chụp ảnh phóng xạ

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Các đặc tính quan trọng của đường cong đặc trưng:
- Nó không xuất phát từ độ đen bằng 0. Nghĩa là ngay cả khi không chiếu
thì vẫn có một độ đen nào đó khi xử lý. Độ đen đó được gọi là độ mờ của phim.
- Nó có vùng chân (vùng a) và sau đó đường cong đi lên.
- Nó có một đoạn tương đối thẳng (vùng b). Đoạn này được gọi là đoạn
tuyến tính nghĩa là độ đen của phim tỷ lệ thuận với liều chiếu.
- Nó có một vùng vai (vùng d), ở đó độ đen giảm khi liều chiếu tăng lên.
Đối với loại phim trực tiếp (không có màn tăng cường) vùng này thường xuất hiện ở
độ đen khoảng bằng 10 hoặc lớn hơn. Trong khi đối với các loại phim có màn tăng
cường nó xuất hiện ở độ đen giữa 2 và 3. Nghĩa là để thu được cùng một độ đen, khi
không sử dụng màn tăng cường thì phải chiếu bức xạ vào phim với một liều chiếu
lớn hơn rất nhiều so với khi sử dụng một tấm màn cường cho phim.
2.2.3.3. Độ mờ
Khi không bị chiếu, độ đen thu được trên phim sau khi xử lý được gọi là độ
mờ hay mức mờ của phim. Độ mờ xuất hiện là do hai nguyên nhân:
- Một là do độ đen cố hữu của nền phim vì nó không phải là trong suốt hoàn
toàn.
- Hai là độ mờ của hóa chất trên phim (halide bạc của lớp nhũ tương) do
thực tế là một số hạt halide bạc có khả năng “hiện” ngay cả khi không bị đưa vào
chụp.
Độ mờ thực sẽ thay đổi theo loại và tuổi của phim và theo các điều kiện xử
lý. Các giá trị tiêu biểu của độ mờ đối với phim ảnh trong điều kiện bình thường là
0,2 - 0,3. Chú ý là các phim chưa chụp cần được bao gói kỹ bằng giấy đen để tránh

ánh sáng tiếp xúc với phim. Cần cách ly phim chụp ảnh với các nguồn phát bức xạ
tránh làm mờ hoặc thậm chí làm hỏng phim.
2.2.3.4. Tốc độ phim
Tốc độ phim được định nghĩa là giá trị nghịch đảo của liều chiếu tổng cộng
tính bằng Roengen của một phổ bức xạ đặc thù mà phổ này sẽ tạo ra một độ đen
nhất định trên phim.

LÊ VĂN QUÝ –KTHN& VLMT- K54

TRANG 20


×