Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

BÀI TẬP LỚN MERCHANDISER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.69 KB, 113 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh
tế nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân
dân.
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội
ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính
sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa
tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Sau khi học xong chương trình đại học khoa Công nghệ May & Thiết kế thời
trang, có rất nhiều vị trí sinh viên có thể đảm nhận được. Trong đó có vị trí
của một Merchandiser. Để làm tốt được vị trí này chúng em đã được nghiên
cứu môn học Merchandising do cô Nguyễn Thị Sinh hướng dẫn. Chúng em đã
tiếp thu được rất nhiều kiến thức từ cô. Dưới đây là bài nghiên cứu vai trò,
nhiệm vụ của một Merchandiser trong doanh nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết
sức xong không tránh khỏi những sai sót và thiếu sót. Vậy em rất mong nhận
được những nhận xét cũng như đánh giá từ cô để bài làm của em được hoàn
thiện hơn, cũng như giúp em lắm vững hành trang bước vào tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Mai
Lê Thị Ngọc Mai

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai



1


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MERCHANDISER
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
• Merchandising có nhiệm vụ đặc biệt trong ngành công nghiệp may. Đó là
công việc kinh doanh để chuyển toàn bộ ý tưởng từ nhà thiết kế sang nhà
bán lẻ và tới tay người tiêu dùng.
• Merchandise: được bắt nguồn từ từ gốc “merchant” có nghĩa là người
kinh doanh. Đây là thuật ngữ quen thuộc đối với những nhân viên làm
công tác merchandising, merchandise được dùng để chỉ sản phẩm đang
được phát triển trong quá trình sản xuất và phân phối.
• Merchandiser: được dùng để chỉ những người làm công việc
merchandising.
1.2. Các loại merchandisers
• Merchandiser về thời trang
• Merchandiser về sản xuất hoặc sản xuất hàng xuất khẩu
• Merchandiser về bán lẻ
1.2.1. Merchandiser về thời trang
Merchandiser về thời trang bao gồm tất cả các công việc bắt đầu từ dự báo xu
hướng thời trang, thiết kế, phát triển sản phẩm cho đến bán lẻ sản phẩm.
Merchandising về thời trang bao gồm cả merchandising về sản xuất và
merchandising về bán lẻ sản phẩm.
Merchandising về thời trang có liên quan tới tất cả các kế hoạch và hoạt động
nhằm đem lại hiệu quả cho công việc kinh doanh ở đúng nơi, đúng thời điểm,

đúng số lượng, đúng giá cả và sự thúc đẩy bán hàng đúng mực. Các hoạt động
của Merchanjdisng về thời trang có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà
thiết kế và người tiêu dùng.
Các công việc cụ thể của Merchandising về thời trang như sau:
- Dự báo xu hướng thời trang: Merchandisaing về thời trang hướng tới các
buổi trình diễn thời trang hoặc trực tiếp đưa ra các mẫu mới cho mùa kế tiếp.
Từ đó họ có được kho lưu dữ về mẫu mốt cho việc nghiên cứu, có nhận thức
về thời trang cho mùa tới, và giúp ích cho khách hàng của họ. Thông thường
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

2


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

các mẫu dự báo được làm bởi phòng thiết kế trong các công ty lớn, còn mẫu
dự báo được làm bởi chính Merchanding về thời trang khi công ty ở quy mô
nhỏ.
Merchandiser sẽ quyết định loại sản phẩm sẽ sản xuất và tìm kiếm khách đặt
hàng cho sản phẩm.
- Phát triển thiết kế mẫu mốt: Việc thiết kế mẫu mốt được dựa trên những yếu
tố cơ bản như màu sắc, họa tiết, xu hướng, hình dáng và vải, và lựa chọn các
nguyên tắc thiết kế thời trang như tỷ lệ, sự cân xứng, nhịp điệu, sự nhấn và sự
hài lòng. Sự phát triển thiết kế mẫu mốt sẽ được ứng dụng nếu nó phù hợp với
xu hướng hiện hành và có thực hiện thực hóa thành sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm: Tập hợp các mẫu từ các nhà thiết kế và làm mẫu chế
thử.
- Định ra đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm: Những thông tin này sẽ rất hữu ích

cho đặc tính của từng sản phẩm. Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm sẽ định
hướng cho merchadiser có sự nghiên cứu phát triển và có kế hoạch cho việc
kinh doanh, sản xuất và tổ chức mọi thứ được rõ ràng và hiệu quả.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh thời trang là một kế hoạch
dài cho việc mua và bán cũng như các hoạt động có liên quan như xúc tiến
bán hàng. Kế hoạch kinh doanh được vạch ra trong vài tháng trước khi đến
mùa bán hàng.
- Phối hợp các kế hoạch: Một sự kinh doanh phối hợp là sự tập hợp vài loại,
số lượng, giá cả liên quan đến việc kinh doanh vào cùng một nhóm. Một sự
phối hợp tốt sẽ giữ đượ những khách hàng trong nhóm đó.
- Bán hàng: Đây là hoạt động quan trọng của việc kinh doanh thời trang bởi vì
nó thực hiện quá trình sản xuất và đem hàng hóa tới những người bán lẻ.
- Giữ uy tín: Uy tín là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý
và luôn có ý thức giữ gìn. Những doanh nghiệp mới thành lập hoặc còn mới
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

3


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

mẻ trong công tác khách hàng cần đầu tư nhiều hơn để có thể thu hút sự chú ý
từ phía khách hàng.
- Kỹ năng của Merchandiser khi giao tiếp khách hàng:
+ Nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu của khách hàng;
+ Sắn sàng cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm;
+ Có khả năng thuyết phục.
- Thu thập thông tin về xu hướng thời trang và liên hệ với khách hàng về hợp

đồng sản xuất mới.
- Merchandiser với công tác khách hàng:
+ Địa điểm thuận lợi để gặp gỡ khách hàng: các hội chợ triển lãm, hội chợ
thương mại…Ngoài ra có thể liên hệ trực tiếp bằng internet hay qua trung
gian các đại lý tiêu thụ sản phẩm, trung tâm môi giới thương mại, các đại sứ
quán.
1.2.2. Merchandiser về sản xuất hàng xuất khẩu
 Khái quát chung
Merchandising là sự phân tích và đối phó với những sự thay đổi ( biến đổi) và
các quá trình (tiến bộ ) xuất hiện trong khi lập kế hoạch, đàm phán, thu mua
và bán sản phẩm hoặc dịch vụ từ sự khởi đầu đến khi tiếp nhận và theo mục
tiêu của khách hàng. Những công việc chức năng này đã thay đổi do những
thay đổi nội tại trong công nghiệp.
Merchandiser đã trở thành người có trách nhiệm hơn trong quản lý lấy lợi
nhuận làm mục tiêu quản lý, trái với giải pháp là tính lãi gộp. Điều này có ý
nghĩa merchandiser phải chịu trách nhiệm chu chuyển hàng tồn kho, phí tổn
lưu trữ hàng, tình trạng có sẵn để bán và chi phí phân phối hàng cùng với
những chức năng truyền tống khác. Bảo đảm tình trạng hàng tồn kho cho
người tiêu dùng trong khi vẫn giảm số lượng hàng tồn kho trung bình là vấn
đề then chốt.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

4


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Ngày nay, merchandiser về sản xuất hàng nhập khẩu cần phải lập kế hoạch,

phối hợp và triển khai thực hiện kế hoạch từ khi tìm mua nguyên phụ liệu đến
lúc xuất hàng sao cho đúng với yêu cầu của đon hàng nhận được với các tiêu
chí sau:
- Kinh doanh đúng: Đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng.
- Đúng vị trí: Khu vực kinh doanh là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải
quyết định.
- Đúng thời gian: Lượng hàng hóa phải đúng theo mùa tự nhiên ở nơi đó và
phải sẵn sàng khi cần.
- Đúng số lượng: Phải đảm bảo được lợi nhuận đã đề ra và sự cân xứng giữa
lượng hàng bán được và hàng tồn kho.
- Đúng giá cả: Merchandiser phải định ra được giá của sản phẩm để vừa đảm
bảo lợi nhuận cần thiết, vừa cạnh tranh được với các đối thủ khác và vừa đáp
ứng mong đợi của khách hàng.
- Đúng sự thúc đẩy: Phải cân bằng giữa sự đầu tư và việc khuyến mại cho
khách hàng.
* Merchandiser về sản xuất hàng xuất khẩu có thể chia ra thành:
- Merchandiser về tiếp thị (Marketing merchandiser): Công việc chính của
merchandiser về tiếp thị là phát triển sản phẩm, định giá sản phẩm, tìm kiếm
đơn hàng sản xuất và liên hệ trực tiếp với khách hàng.
- Merchandiser về sản xuất (Product merchandiser): Công việc của
merchandiser về sản xuất là chịu trách nhiệm làm chi tiết các công việc từ tìm
kiếm nguồn nguyên phụ liệu cho đến khi xuất hàng.
1.2.3. Merchandiser về bán lẻ
Kinh doanh bán lẻ gồm những công việc cắt giảm một phần nhỏ từ một lượng
lớn hàng hóa và bán nó với giá cho người tiêu dùng. Merchandising về bán lẻ
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

5



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

bao gồm tất cả các công việc có liên quan tới ự bán hàng trực tiếp hoặc dịch
vụ cho người tiêu dùng hoặc người dùng sản phẩm vì nhu cầu cá nhân, không
vì mục đích thương mại. Merchandising về bán lẻ bán các sản phẩm với số
lượng nhỏ và họ là trung gian giữa người tiêu dùng và người bán buôn. Người
bán lẻ cũng là người tiếp thị và là khách hàng. Người bán lẻ tạo địa điểm, tời
gian và những điều kiện thuận lợi để bán hàng. Người bán lẻ cũng gặp phải
những rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình.
Các công việc của merchandiser về bán lẻ như sau:
-

Chuẩn bị đầy đủ các dịch vụ cá nhân cho tất cả khách hàng
Cung cấp các thông tin từ nhà sản xuất đếnngười tiêu dùng và ngược lại
Tạo các tiêu chuẩn hóa và phân loại sản phẩm
Cam kết về lưu chuyển và lưu trữ hàng hóa
Phối hợp các sản phẩm từ các nhà cung cấp và các nhà bán buôn khác nhau
Lưu trữ hàng hóa trong kho để sẵn sang cung cấp cho người tiêu dùng
Kéo dài lòng tin với người tiêu dùng
Trưng bày, quảng bá sản phẩm
Xúc tiến bán hàng
Chịu trách nhiệm rủi ro về việc lưu kho

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

6



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

PHẦN II: CÁC NHIỆM VỤ CỦA MERCHANDISER VỀ SẢN XUẤT
HÀNG XUẤT KHẨU
2.1. Tìm kiếm đối tác và giao tiếp với đối tác
* Tìm kiếm đối tác trong hoạt động merchandising
Merchndiser cần phải tìm nguồn cung cấp và mua nguyên liệu thô, phụ liệu,
tìm các nhà cung cấp, người bán hàng, nhà thiết kế và khách hàng mới. Đây là
hoạt động được các doanh ngiệp rất trú trọng đầu tư, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp có thời gian kinh doanh khá dài đã tạo lập được thương hiệu
cũng như uy tín riêng. Công việc tìm kiếm khách hàng có thuận lợi hơn so với
các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đang bước đầu tạo lập cho mình
một thương hiệu riêng. Họ thường xuyên giữ mối liên hệ với khách hàng của
mình và khách hàng khi có nhu cầu cũng thường tìm đến các doanh nghiệp đã
có sẵn mối quan hệ kinh doanh. Khi đã thiết lập được quan hệ kinh doanh và
có kinh nghiệm hợp tác, công việc kinh doanh sẽ được tiến hành một cách
suôn sẻ và có hiệu quả.
Để có thể hoàn tất quá trình sản xuất hàng may sẵn, cần sự tham gia của các
đối tác trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng dệt may:
- Các khách hàng (Buyers or buying houses): Trên thực tế, hoạt động của
merchndiser về sản xuất bắt đầu từ việc được giới thiệu với khách hàng.
Khách hàng có hai loại:
+ Khách hàng là những người bán hàng
+ Khách hàng là các văn phòng đại diện. Các văn phòng đại diện này mua
hàng sau đó đem bán cho các nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
Khách hàng sẽ gửi cho merchandiser các sản phẩm cần sản xuất và các yêu
cầu kèm theo.


SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

7


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

- Các nhà cung cấp nguyên phụ liệu (material suppliers): là những công ty
chuyên thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung cấp cho thị trường các loại
nguyên liệu (vải) và phụ liệu (khóa, mex, chỉ,...). Có hai nguồn cung cấp
nguyên phụ liệu: Nguồn cung cấp ở trong nước, nguồn cung cấp ở ngoài
nước.
+ Merchandiser cần tìm hiểu các yêu cầu về nguyên phụ liệu mà khách hàng
đề ra để đặt mua.
+ Merchandiser cần tìm hiểu các thủ tục cần thiết cho việc mua và nhập
nguyên phụ liệu.
+ Merchandiser cần tìm hiểu về sự thiện chí, sự ưu đãi, lịch sử công ty, tiêu
chuẩn chất lượng, chất lượng của những đơn hàng nhỏ và khả năng phân phối
của nhà cung cấp.
- Các nhà sản xuất (produce suppliers, producers, manufacturers): là những
công ty chuyên hoạt động sản xuất sản phẩm may, thường đầu tư các thiết bị
may, khai thác nguồn nhân công phục vụ cho hoạt động sản xuất liên quan
chặt chẽ và rất cần nhiều lao động chân tay.
Cần tìm hiểu những thông tin về nhà sản xuất:
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
+
+

Tên và địa chỉ công ty
Tên và số điện thoại của những người cần liên lạc
Các loại sản phẩm mà công ty đã có kinh nghiệm sản xuất
Công suất của công ty
Khả năng thực hiện kế hoạch
Số lượng lao động
Số lượng và danh mục các trang thiết bị
Tình trạng tài chính
Nơi sản xuất
Các cơ sở sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng
Số lượng đặt hàng tối thiểu

- Các nhà bán lẻ (retailers): là những công ty chuyên hoạt động phân phối và
bán sản phẩm tới cho người tiêu dùng. Những nhà bán lẻ lớn thường là những
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Công nghệ May & TKTT

công ty có thương hiệu, đặt hàng dưới thương hiệu đó và có hệ thống các cửa
hàng bán lẻ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của công ty đó. Vốn đầu tư của
họ một phần là sản phẩm và một phần là xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ
và nhà kho (ware house).
- Các trung tâm nghiên cứu và thiết kế thời trang: các đơn vị chuyên thực hiện
việc nghiên cứu, thiết kế và bán kết quả của họ, việc này đòi hỏ trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
Khác với ngành nghề khác, để hoàn thành một sản phẩm may sẵn (ready to
wear), cần có sự phối hợp của cả bốn đối tác trên. Nói cách khác, muốn đưa
sản phẩm ra ngoài thi trường cần trải qua cả quá trihf kinh doanh trên. Do vậy,
sự phối hợp giữa các đối tác của một quá trình sản xuất là hết sức quan trọng.
Trong môi trường kinh doanh và cạnh tranh ngày nay, các đối tác cần đảm
bảo cho sự tồn tại của mình bằng các biện pháp kinh doanh trung thực, giữ uy
tín, cùng hướng tới mục đích cuối cùng là cung cấp cho người tiêu dùng sản
phẩm có chất lượng và phù hợp với thị yếu của họ (dù công việc có liên quan
trực tiế tới người tiêu dùng hay không).
Như vậy, bất cứ một cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình nào trong số
bốn loại cơ sở kinh doanh trong ngành công nghiệp may đều cần phải biết
được sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào. Nói cách
khác, công việc của họ không chỉ gói gọn trong phạm vi hàng rào bảo vệ của
nhà máy, mà họ cần quan tâm đến những thông tin khác về đối ác và phản
ứng của thị trường. Để có thể hoàn thành được công việc này, đội ngũ
marketing và merchandiser đóng vai trò là cầu nối để các hoạt động riêng lẻ
của ngành công nghiệp may được liên kết thành hệ thống và đảm bảo được
việc hoàn tất mục tiêu chung của toàn ngành.
- Giao tiếp với đối tác
Công tác khách hàng rất quan trọng đối với merchandiser, để đạt được mục

đích cuối cùng là sản xuất được nhiều sản phẩm mới. Merchandiser phải liên
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

9


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

hệ và thuyết phục được khách hàng, thường là đối với những nhà phân phối
sản phẩm của mình, sự thành cong trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ
năng giao tiếp với khách hàng của merchandiser.
Giao tiếp với khách hàng: điều quan trọng là phải xây dựng được lòng tin đối
với khách hàng. Vì vậy merchandiser phải tạo được không khí hợp tác, môi
trường kinh doanh nghiêm túc với việc thương thảo từng nội dung hoàn
chỉnh, ngắn gọn, chi tiết, rõ ràng và cụ thể, với tác phong lịch sự, đúng mực.
Merchandiser khi giao tiếp với khách hàng phải luôn quan tâm tới lợi nhuận,
chú ý đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Các kênh giao tiếp: điện thoại, fax, email, gặp gỡ trực tiếp...
Giao tiếp với đối tác thường được thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Đàm phán: đây là cơ hội cho việc xậy dựng mối quan hệ trong công việc.
Đàm phán là một cách kích thích để đi đến giải pháp chấp nhận được cho
các nhu cầu, để giải quyết các khó khăn, giải quyết các điều khoản. Thông
qua đàm phán sẽ có được sự thuyết phục, thỏa hiệp và sự hợp tác nhằm
đem lại lợi nhuận cho cả đôi bên tham gia đàm phán.
+ Trao đổi thông tin: đây là một trong những công việc đầu tiên của
merchandiser. Merchandiser cần phải trao đổi, giao tiếp với các đối tác
khác nhau trong khi thực hiện công việc.
+ Gặp gỡ, hội họp: có hai loại gặp gỡ, hội họp mà merchandiser cần làm.

Loại thứ nhất, merchandiser cần phải chỉ đạ cuộc họp với các bộ phận có
liên quan để giao nhiệm vụ, thảo luận về cách tiến hành và triển khai sản
xuất đơn hàng. Loại thứ hai, merchandiser cần phải có cuộc họp với các
cấp trên hoặc khách hàng hoặc các nhà kinh doanh để báo cáo hoặc tham
gia hoặc thảo luận về các vấn đề liên quan.

2.2. Lập kế hoạch và chương trình hoạt động

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

10


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Lập kế hoạch: merchandiser cần phải kiểm tra những yêu cầu của đơn
hàng, kế hoạch cho đơn hàng, chương trình cho các hoạt động và các công
việc riêng biệt cụ thể cho từng trợ lý.
Theo sát đơn hàng: nó bao gồm cả việc gửi các loại mẫu theo từng giai
đoạn của việc đơn hàng cho khách hàng và các văn phòng đại diện để phê
duyệt.
Quyết định hành động: merchandiser cần phải có những quyết định trong
quá trình sản xuất đơn hàng như phê chuẩn về vải, màu sắc, thiết kế, phụ
liệu,bao gói và lựa chọn các nhà cung cấp và người bán hàng, lựa chọn các
khách hàng và thời gian xuất hàng.
Kiểm soát công việc: đây là công việc quan trọng cho bất kỳ
merchandiser nào. Một merchandiser cần phải chắc chắn rằng mọi công việc
đều phải được thực hiện như kế hoạch, thậm chí nếu có bất kỳ sự lệch hướng

nào đều phải được điều chỉnh kịp thời.
Phối hợp các công việc: merchndiser cần phải biết phối hợp theo cách để
giảm bớt những vấn đề không chắc chắn và khó khăn có thể xảy ra,
merchandiser cần phải ủng hộ và giúp đỡ để hoàn thiện công việc cho đơn
hàng được thành công trong từng thời điểm. Cả hai hành động kiểm soát công
việc và phối hợp các công việc cần phải được bổ sung cho nhau.
Dự báo: là công việc phán đoán các vấn đề, các tình huống có thể xảy ra
trong tương lai. Merchandiser cần phải dự báo các vấn đề không chắc chắn
xảy ra cho đơn hàng hoặc cho sản xuất công nghiệp, từ đó có các ành động hỗ
trợ và các phương sách đúng đắn cần được đưa ra trước. Các hành động hoặc
phương sách này có thể là những đề xuất, những ý tưởng về công nghệ mới,
về sản phẩm mới hoặc xu hướng cho sản xuất công nghiệp.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

11


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

2.3. Phát triển sản phẩm
BẮT ĐẦU
 Nhận thông tin về mã hàng từ khách hàng
• Nhận tài liệu từ phía khách hàng bao gồm:
- Tên khách hàng
- Guide slip (Hình ảnh sản phẩm, Bảng chi tiết nguyên phụ liệu)
- Technology (Mô tả cấu trúc sản phẩm)
- Size chart (Thông số sản phẩm)

- Tỷ lệ cắt
- Design form (Trang thiết kế)
- Decoration instruction (Hướng dẫn trang trí: in, thêu, phụ liệu,…)
- Hướng dẫn đóng gói
- Mẫu chất lượng nguyên liệu
- Thời gian giao hàng
• Trao đổi với khách hàng thường xuyên qua email các thông tin về tài liệu,
mẫu mã và các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển và sản xuất sản
phẩm
• Nghiên cứu, dịch tài liệu kỹ thuật, chuyển và hướng dẫn bộ phận thiết kế,
bộ phận may mẫu theo đúng tiến độ.
• Đối với hàng FOB
- Bộ mẫu cứng cỡ trung bình (nếu có)
- Sản phẩm mẫu chuẩn (nếu có)
- Bảng Hướng dẫn nguyên phụ liệu (nếu có)
• Đối với hàng CMP
- Bộ mẫu cứng cho tất cả các cỡ
- Sơ đồ mẫu hoặc sơ đồ mini
- Sản phẩm mẫu chuẩn
- Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu
a. Tính giá sản phẩm
 Hàng CMP
Giá CMP = chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung.
• Chi phí sản xuất chung = tiền lương trả cho Quản lý phân xưởng + phúc lợi
+ sáng cải tiến + đào tạo + nghiên cứu khoa học + giáo dục + khấu hao về
nâng cấp máy móc.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

12



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

• Chi phí nhân công trực tiếp = tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất + các khoản trích theo lương.
Cách tính giá:
- Dựa vào thu nhập bình quân của một công nhân sản xuất 8.000.000 đồng/1
tháng
- Phân bổ đơn giá đơn hàng như sau:
+ 65% con người ( trong đó 25% lao động trực tiếp, 40% lao động gián
tiếp và chi phí khác)
+ 35% điện nước, thuê nhà
- Kế hoạch sản xuất: X=10650 sản phẩm/25 ngày
- Số ca: C = 25 ngày x 1 ca = 25 ca.
- Số lượng sản phẩm sản xuất 1 ca:
P = sản phẩm

- 1 ca sản xuất có 47 công nhân
 1 công nhân 1 ca sản xuất được số sản phẩm là:
sản phẩm

ĐVT: đồng
ST
T

Lương công nhân/1 tháng/26
ngày (25%)


Năng suất/1
chuyền may/1
ngày

Lao động/1
chuyền

1

8.000.000

426

47

Năng suất/1 lao động/1 ngày

Đơn giá/1 sản
phẩm/1 lao động

Đơn giá/1 sản
phẩm (CMP)

9,07

33.924,1795

135.696,718


2
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

13


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
ĐVT: đồng
STT

Khoản mục chi phí

Số tiền

1

Chi phí nhân công trực tiếp

33.924,1795

Tiền lương phải trả công nhân viên

27.358,20927

Các khoản trích theo lương


6.565,970226

Chi phí sản xuất chung

101.772,5385

Tiền lương phải trả quản lý phân xưởng

43.773,13484

Chi phí khác

10.505,55236

Chi phí điện, nước, thuê nhà

47.493,8513

2

Tổng cộng

135.696,718

 Hàng FOB
Giá FOB = chi phí gia công +
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + lợi nhuận.

• Chi phí gia công = chi phí sản xuất chung + Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung = tiền lương trả cho Quản lý phân xưởng + phúc lợi

+ sáng cải tiến + đào tạo + nghiên cứu khoa học + giáo dục + khấu hao về
nâng cấp máy móc.
- Chi phí nhân công trực tiếp = tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất + các khoản trích theo lương.
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = chi phí nguyên vật liệu chính + chi phí
nguyên vật liệu phụ.
• Lợi nhuận: 40%
Cách tính giá:
• Chi phí gia công:
- Dựa vào thu nhập bình quân của một công nhân sản xuất 8.000.000 đồng/1
tháng
- Phân bổ đơn giá đơn hàng như sau:
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

14


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

+ 65% con người ( trong đó 25% lao động trực tiếp, 40% lao động gián
tiếp và chi phí khác)
+ 35% điện nước, thuê nhà
- Kế hoạch sản xuất: X=10650 sản phẩm/25 ngày
- Số ca: C = 25 ngày x 1 ca = 25 ca.
- Số lượng sản phẩm sản xuất 1 ca:
P = sản phẩm

- 1 ca sản xuất có 47 công nhân

 1 công nhân 1 ca sản xuất được số sản phẩm là:
sản phẩm
ĐVT: đồng
ST
T

Lương công nhân/1 tháng/26
ngày (25%)

Năng suất/1
chuyền may/1
ngày

Lao động/1
chuyền

1

8.000.000

426

47

Năng suất/1 lao động/1 ngày

Đơn giá/1 sản
phẩm/1 lao động

Đơn giá/1 sản

phẩm (giá gia
công)

9,07

33.924,1795

135.696,718

2

* Cách chọn cỡ trung bình để tính định mức nguyên vật liệu trực tiếp
BẢNG TỶ LỆ CẮT
Cỡ

XS

S

M

L

XL

XXL

Số lượng

300


600

900

600

450

300

Hệ số

1

2

3

4

5

6

Ta có:
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

15



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Do 3,38 gần với 3 nên cỡ trung bình của đơn hàng là cỡ M
Vậy chọn cỡ M là cỡ trung bình.
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu phụ:
ĐVT: đồng
STT

Tên phụ liệu

Thông
số

Chỉ may chính trên

20S/3

Chỉ may chính
dưới

20S/2

Chỉ may phụ +
Vắt sổ

40S/2


Chỉ may lót túi
chéo

40S/2

1
2
3
4
5
6

Chun

7
8
9
10
11
12

Oze+đệm nhựa
Dây luồn cạp
Nhám túi
Nhãn

Mex

1 5/8"

TK 9630
TK 600
11mm
3/4"

Đơn vị
tính
5000 m
=
1 cuộn
5000 m
=
1 cuộn
5000 m
=
1 cuộn
5000 m
=
1 cuộn
m

Định
mức

Quy đổi
ra cuộn

Đơn giá

Thành tiền


15.37

0.00307
4

15500

47.647

15.37

0.00307
5

15500

47.6625

50.72

0.10144

14500

1470.88

1.26

0.00025

2

13500

3.402

0.79285

0.79285

5000

3964.25

m

0.0561

0.0561

15000

841.5

c
m
c
c
Tổng


2
1.6171
2
7

2
1.6171
2
7

5000
1500
3000
600

10000
2425.65
6000
4200
29000.9915

Thành tiền ký hợp đồng

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

31901.09

16



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

- Chi phí nguyên vật liệu chính:
ĐVT: đồng

STT Tên chi tiết

Số
lượn
g

Đường
Dài
may Rộng
mẫu
dài
mẫu
mẫu

Đường
may
rộng
mẫu

Diện
tích

Kh

Định mức

vải chính
vải
9.127659
6
9.127659
6

1

Thân trước

2

18.5

1

10

1

429

47

2

Thân sau


2

18.5

1

10

1

429

47

3

Đáp túi
trước

2

5.25

1

1.75

1


34.375

47

4

Túi sườn

2

6.25

0.75

5.75

1

94.5

47

5

Túi sau

1

6.25


1

5

1

43.5

47

6

Nắp túi
sườn

4

2

1

6

1

84

47

1.787234


7

Cạp

2

15.7
5

1

3

1

134

47

2.851063
8

8

Lót túi
trước

2


8

1

5.25

1

112.5

47

9

Tổng (đơn vị: inch)

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

1248.3
8

Định
mức
vải lót

Đơn giá
Vải
chính

Vải

lót

Thành tiền
ký hợp đồng
Vải chính

Vải lót

0.731383
2.010638
3
0.925531
9

26.56117

17

45000

2.39361
7
2.39361
7

20000 45206.009 1810.59


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


10

Đơn vị: m

11

Tổng định mức thực tế (m)

12

Định mức ký hợp đồng (m)

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

Khoa Công nghệ May & TKTT

39.199

0.834020
7
0.913252
7
1.004578

18

0.07516
0.0823
0.09053


47016.60356


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
ĐVT: đồng
STT

Khoản mục chi phí

Số tiền

1

Chi phí nhân công trực tiếp

33.924,1795

Tiền lương phải trả công nhân viên

27.358,20927

Các khoản trích theo lương

6.565,970226

Chi phí sản xuất chung


101.772,5385

Tiền lương phải trả quản lý phân xưởng

43.773,13484

Chi phí khác

10.505,55236

Chi phí điện, nước, thuê nhà

47.493,8513

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

78.917,69356

Chi phí nguyên vật liệu chính

47.016.60356

Chi phí nguyên vật liệu phụ

31.901.09

4

Tổng chi phí cho 1 sản phẩm


214.614,4116

5

Lợi nhuận

107.307,2058

Chi phí ngoại giao marketing 10%

21.461,44116

Lợi nhuận 40%

85.845,76464

2

3

Tổng cộng (FOB)

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

321.921,6174

19



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

b. Làm mẫu rập
 Đơn hàng FOB
- Người thực hiện: nhân viên thiết kế
- Sau khi nhận được tài liệu từ khách hàng Merchandiser sẽ nghiên cứu, dịch
tài liệu kỹ thuật, chuyển và hướng dẫn bộ phận thiết kế để nắm bắt được
toàn bộ những yêu cầu kỹ thuật của đơn hàng.
- Merchandiser sẽ cho triển khai thiết kế bộ mẫu cỡ trung bình.
- Giác sơ đồ để kiểm tra lại định mức nguyên liệu so với định mức đã ký vứi
khách hàng.
 Đơn hàng CMP
Đã được khách hàng gửi cho:
-

Bộ mẫu cứng cho tất cả các cỡ
Sơ đồ mẫu hoặc sơ đồ mini
Sản phẩm mẫu chuẩn
Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu

b1. May mẫu proto
 Đơn hàng FOB
Đây là mẫu đầu tiên phải gửi cho khách hàng để góp ý, sửa chửa , mẫu được
may theo đặc điểm kỹ thuật thiêt kế của người mua. Đây là mẫu thử nghiệm
được may bởi bộ phận phát triển mẫu của nhà máy. Khách hàng sẽ xem xét
mẫu với thiết kế của họ và yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết . Nhà máy có thể
dùng bất kỳ loại vải và màu sắc có sẵn để may mẫu . Đối với loại mẫu này ,
số lượng yêu cầu có thể là 2 hoặc 3 cái . Nhà máy lưu mẫu và gửi cho khách

hàng.
- Chọn những nhân viên có tay nghề cao và có kinh nghiệm trong việc may
mẫu cho khách hàng duyệt.
- Merchandiser sẽ chuyển tài liệu đã dịch và hướng dẫn sử dụng nguyên phụ
liệu, phương pháp may cho người may mẫu.
- Chuẩn bị nguyên phụ liệu sẵn có của công ty sao cho tương ứng với
nguyên phụ liệu mà đơn hàng yêu cầu.
- Nhân viên may mẫu nhận bộ mẫu rập trung bình từ nhân viên thiết kế.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

20


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

- Giác sơ đồ, cắt, may hoàn chỉnh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, số
lượng theo yêu cầu và hướng dẫn của Merchandiser: trong quá trình chế
thử Merchandiser, nhân viên thiết kế, nhân viên may mẫu phải cùng nha
bám sát giải quyết những vấn đề phát sinh để sản phẩm mẫu đạt chất lượng
cao và đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời lựa chọn được phương pháp gia
công tối ưu nhất, sử dụng tối đa điều kiện hiện có.
- Kiểm tra mẫu thành phẩm lần cuối cùng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, ghi lại
nhận xét và gửi khách hàng duyệt mẫu.
 Đơn hàng CMP
Đã được khách hàng gửi cho:
- Sản phẩm mẫu chuẩn
- Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu
c. Gửi giá và mẫu proto cho khách hàng phê duyệt

 Chỉ đối với đơn hàng FOB
- Merchandiser rao đổi với khách hàng qua email các thông tin về giá và
mẫu.
- Nhận phản hồi của khách hàng về giá và mẫu.
 Đối với giá:
- Sau khi khách hàng phê duyệt không đạt thì phải làm lại giá.
- Sau đó gửi lại giá mới cho khách hàng, trao đổi và thương lượng với khách
hàng để chốt giá cuối cùng.
 Đối với mẫu:
- Sau khi có nhận xét của khách hàng về mẫu, merchandiser dịch lại tài liệu
nhận xét của khách hàng và hướng dẫn những bộ phận liên quan (thiết kế,
may mẫu) để chỉnh sửa mẫu cứng cỡ trung bình và nhảy mẫu ra các cỡ
khác cần may mẫu theo yêu cầu của khách hàng, tiếp tục chuyển mẫu sang
bộ phận may mẫu và thực hiện các bước công việc tiếp theo như ở công
đoạn trước.
- Sau đó gửi cho khách hàng duyệt.
- Trên cơ sở nhận xét của khách hàng, tiếp tục chỉnh mẫu (nếu có sự thay đổi
hay điều chỉnh) và thực hiện các bước công việc như trên, nhưng sử dụng
đúng nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất hàng loạt, nhằm mục đích kiểm
duyệt nguyên phụ liệu trước khi vào sản xuất hàng loạt xem có vấn đề gì
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

21


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

cần phát sinh cần xử lý. Sau khi có nhận xét mẫu này khách hàng đồng ý

thì mới được đưa vào sản xuất hàng loạt.
d. Khách hàng phê duyệt
Sau khi giá và mẫu được khách hàng phê duyệt “Đạt” . Khi đó chính thức
nhận được đơn hàng từ khách hàng. Tiếp tục thực hiện các công việc tiếp
theo.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

22


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

 Nhận đơn từ khách hàng
a. Kiểm tra nguyên phụ liệu tồn kho
BẢNG NHU CẦU VẬT TƯ
STT

Tên
nguyên
liệu

Định Đơn
mức
vị
tính

Kho tồn


%

Còn
thiếu
(%)


tên

1

Vải
chính

0,9

m

1,48

10.650

9726

92,6

10%

85%


My

2

Vải lót

0,08

m

1,48

21.300

1753

262,95

15%

65%

My

3

Chỉ may
chính
trên


15,37

m 5000m
/1 cuộn

10.650

163690,5

16369,05

10%

90%

My

4

Chỉ may
chính
dưới

15,37

m 5000m
/1 cuộn

10.650


163690,5

16369,05

10%

90%

My

5

Chỉ vắt
sổ

50,72

m 5000m
/1 cuộn

10.650

540168

54016,8

10%

90%


My

6

Chỉ may
lót túi

1,26

m 5000m
/1 cuộn

21.300

13419

1341,9

10%

90%

My

7

Chun

0,79


m

10.650

8443,85

422,2

5%

75%

My

8

Mex

0,056

m

21.300

1194,93

179,24

15%


65%

My

9

Oze +
đệm
nhựa

2

c

10.650

21300

2130

10%

90%

My

10

Dây

luồn cạp

1,6

m

10.650

17222

1722,212

10%

90%

My

11

Nhám
túi

2

c

10.650

21300


2130

10%

90%

My

12

Nhãn

7

c

10.650

74550

3727,5

5%

95%

My

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai


Khổ Số lượng
Tổng
vải
Định mức

0,9

23


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

 Đơn FOB
Lập BẢNG NHU CẦU VẬT TƯ như trên để kiểm tra số lượng nguyên
phụ liệu với hàng tồn kho, để tận dụng tối đa hàng tồn kho và giải phóng hàng
tồn kho. Số còn lại mới đặt mua.
 Đơn hàng CMP
Khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu hoặc nhờ công ty mua một số
phụ liệu theo yêu cầu của khách hàng.
Tổng hợp nguyên phụ liệu khách hàng nhờ mua, sau đó mới tìm kiếm
nhà cung cấp.
BẢNG NHU CẦU VẬT TƯ
STT

Tên
nguyên
liệu


Định Đơn Khổ
mức vị
vải
tính

1

Chun

0,79

m

2

Mex

0,056

m

3

Oze +
đệm
nhựa

2


4

Dây
luồn cạp

5

Nhám
túi

Số
Tổng
lượng Định mức

Kho tồn

%

Còn
thiếu
(%)


tên

10.650

8443,85

422,2


5%

75%

My

21.300

1194,93

179,24

15%

65%

My

c

10.650

21300

2130

10%

90%


My

1,6

m

10.650

17222

1722,212

10%

90%

My

2

c

10.650

21300

2130

10%


90%

My

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

0,9

24


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

b. Tính toán nguyên phụ liệu đặt mua cho đơn hàng
 Đơn hàng CMP
Khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu hoặc nhờ công ty mua một số
phụ liệu theo yêu cầu của khách hàng.
Tổng hợp nguyên phụ liệu khách hàng nhờ mua, sau đó mới tìm kiếm
nhà cung cấp.
BẢNG NHU CẦU VẬT TƯ
STT

Tên
nguyên
liệu

Định Đơn Khổ

mức vị
vải
tính

1

Chun

0,79

m

2

Mex

0,056

m

3

Oze +
đệm
nhựa

2

4


Dây
luồn cạp

5

Nhám
túi

Số
Tổng
lượng Định mức

Kho tồn

%

Còn
thiếu
(%)

Đặt
mua

10.650

8443,85

422,2

5%


75%

80%

21.300

1194,93

179,24

15%

65%

70%

c

10.650

21300

2130

10%

90%

95%


1,6

m

10.650

17222

1722,212

10%

90%

95%

2

c

10.650

21300

2130

10%

90%


95%

0,9



SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×