Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

QUY TRÌNH kỹ THUẬT TRỒNG HOA CÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.98 MB, 41 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA
CÚC (Chrysanthemum sp.)


I. Giới thiệu chung

 Nguồn gốc: Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu
 Phân loại:
 Lớp: 2 lá mầm (Dicotyledonec)
 Phân lớp: Cúc (Asterydae)
 Bộ: Cúc (Asterales)
 Họ: Cúc (Asteraceae)
 Chi: Chrysanthemum


 gồm 2 giống chính
Cúc đơn

Cúc chùm


II. Đặc điểm thực vật học

 Thân: thân thảo, đứng hay bò, khả năng phân nhánh mạnh, nhiều đốt giòn, dễ gẫy, càng lớn
càng cứng, cao từ 30-80cm, ngày dài có thể cao 1,5-2m.

Lá: lá đơn xẻ thùy, có răng cưa to sâu, mọc so le nhau, mặt dưới lá có lớp lông tơ, mặt trên
nhẵn. Gân hình mạng lưới.

 Rễ: rễ chùm phát triển theo chiều ngang, có nhiều rễ phụ và lông hút.
 Hoa: lưỡng tính hoặc đơn tính nhiều màu sắc. Đường kính hoa từ 1,5-12cm.


 Quả: quả bế khô chỉ chứa 1 hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.



III. Yêu cầu ngoại cảnh
 Nhiệt độ: thích hợp từ 20-220C. Nhiệt độ <100C hoặc >350C cúc sinh trưởng phát triển kém. Ở thời kỳ
cây con cúc yêu cầu nhiệt độ cao hơn.

 Ánh sáng: Cúc là loại cây ưa sáng. Trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cúc cần ánh sáng ngày dài
trên 13h, còn trong thời gian trỗ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn từ 10-11h và nhiệt độ không khí
0
thấp khoảng 20 C. Thời gian chiếu sáng dài, cúc sinh trưởng mạnh, cây cao, hoa to, đẹp.

 Độ ẩm: Độ ẩm đất 60-70% và độ ẩm không khí 60-65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Độ ẩm trên 80%
cây sinh trưởng mạnh nhưng lá dễ bị mắc một số bệnh nấm.

 Đất: Đất cao thoát nước, tơi xốp và nhiều mùn. Trồng cúc ở những vùng đất nặng, úng thấp cây sinh
trưởng kém, hoa nhỏ.


III. Yêu cầu dinh dưỡng

1.

Phân vô cơ

. Đạm (N):
. Cần nhiều vào thời kỳ “con gái” (cây cúc chuẩn bị phân cành và phân hoa mầm hoa).
.


Đạm Urê: bón thúc hoặc phun lên lá, không bón nhiều, bón tập trung vì có thể làm tổn thương
rễ cây.

.

Sunfat đạm: là loại phân chua nên phải bón vôi vào trước nếu sử dụng cho đất chua.

.

Nitrat đạm: không gây chua cho đất nhưng dễ bị rửa trôi  không nên bón khi đất quá ẩm ướt.

. Lượng bón: 280-300kg/ha


 Lân (P):
 Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ sau khi hình thành nụ và ra hoa.
 Supe lân (16-18% lân nguyên chất): dễ tan trong nước  có thể bón lượng nhiều.
 Phân lân nung chảy: dùng cho đất chua
 Apatít: dùng cho đất chua mặn.
 Lượng bón: 500-550kg/ha trong đó ¾ dùng để bón lót và ¼ để bón thúc.


 Kali (K):
 Cây cúc cần kali vào thời kỳ kết nụ và ra hoa.
 Cloruakali: sử dụng với các biện pháp khắc phục đất chua.
 Sunfat Kali: dùng được cho nhiều loại đất.
 Tro bếp: là loại phân có kali tốt dưới dạng Cacbonat kali cây dễ hấp thu và có thể dùng để khử chua
cho đất.

 Lượng bón: 200-250kg/ha, trong đó 2/3 để bón lót và 1/3 để bón thúc.

 Canxi (Ca):
 Cần cho sự phát triển của bộ rễ, tăng khả năng chịu nhiệt, giảm chua và tăng độ phì cho đất.
 Lượng bón: Canxi được bón thông qua vôi bột với lượng từ 300-400kg/ha.


2. Phân hữu cơ

 Bao gồm: phân xanh, phân bắc, phân rác, khô dầu, xác bã các loại động thực vật.
 Phân bắc, nước giải có hiệu quả nhanh nhưng dùng trong nhiều năm sẽ làm cho đất chua và cứng
nên phải kết hợp với phân chuồng.

 Phải được ủ hoai mục trước khi sử dụng để loại bỏ các mầm mống gây bệnh và không ảnh hưởng đến
môi trường sống.

 Chủ yếu dùng để bón lót.
3. Phân vi lượng

 Bón qua lá vào thời kỳ cây con với nồng độ thấp từ 0,01-0,02%.
 Dùng dưới dạng dung dịch để tưới phun qua lá như Komix, Thiên Nông, Futonik…


D. Các giống cúc phổ biến trong sản xuất hiện nay


D. Các giống cúc phổ biến trong sản xuất hiện nay


VI. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Thời vụ gieo trồng

2. Làm đất, lên luống
3. Bón phân
4. Mật độ, khoảng cách
5. Kỹ thuật trồng
6. Kỹ thuật chăm sóc


1. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân hè: Giâm ngọn tháng 2,3 trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7,8 như
giống CN93, CN98, CN01, tím hè, vàng hè, vàng mai.

Vụ hè thu: Giâm ngọn vào tháng 5,6 trồng tháng 6,7,8 và thu hoạch vào tháng 9,10,11
như các giống CN93, CN01, CN98.

Vụ thu đông: Giâm vào tháng 7,8 trồng tháng 8,9 cho hoa vào tháng 11,12 như các
giống CN97, CN19, CN20, vàng Đài Loan…. Đây là vụ chính trong năm rất thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cúc khác nhau.

Vụ đông xuân: Giâm ngọn vào tháng 9,10 trồng tháng 10,11 cho thu hoạch vào tháng
1, 2, 3 như các loại cúc chùm Hà Lan.


2. Làm đất, lên luống

 Đất trồng cúc cần phải được cày sâu, bừa kỹ rồi phơi ải để tăng cường hoạt động của vi sinh vật háo
khí, sự lưu thông không khí trong đất và khả năng giữ nước, giữ phân của đất.

 Không làm đất quá nhỏ quá vụn để tránh đất bị đóng bánh khi mưa hay tưới đẫm.
 Cày đảo lại trước khi trồng rồi mới lên luống cao 20-30cm.

 Vụ thu đông: làm luống thấp để tránh ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
 Vụ xuân: lên luống cao để dễ thoát nước, có thể đào hốc hoặc rạch luống rồi bón lót trước khi trồng
từ 10-12 ngày.

 Phân bón lót: phân chuồng hoai mục + 1 phần phân hóa học N, P, K




3. Bón phân

 Nguyên tắc: đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.
 Lượng phân bón thực tế luôn cao hơn lý thuyết do một phần phân bị đất giữ lại và bị rửa
trôi.

 Phụ thuộc vào từng giống, thời vụ, điều kiện thời tiết nhưng nhìn chung bón phân cho cúc
gồm:

 Bón lót: bằng phân hữu cơ trước khi trồng nhằm cung cấp chất màu sớm cho cây con đâm
rễ, giữ nước cho cây và củng cố chất lượng đất.

 Bón thúc: bằng những loại phân có hiệu quả nhanh như N, P, K… nhằm tăng năng suất và
phẩm chất hoa. Bón khoảng 3 lần vào lúc sau trồng 2-3 tuần, giai đoạn phân cành và hình
thành nụ con.


4. Mật độ, khoảng cách

 Khi mầm giâm ra rễ tốt, cao 6-8cm, có 5-7 lá, cây khỏe, đồng đều và mang đặc trưng hình
thái giống sẽ được cấy chuyển sang vườn sản xuất




Với giống hoa to, đường kính từ 9-12cm, thân mập thẳng và chỉ để 1 bông trên thân thì
khoảng cách là 10x14cm hoặc 12x14cm, với mật độ là 550.000-600.000 cây/ha (ví dụ như
cúc CN93, CN01, vàng Đài Loan…)



Với giống hoa nhỏ, đường kính từ 2-6cm, có thể bấm ngọn hoặc không, trồng với khoảng
cách 10x16cm hoặc 12x16cm, mật độ 450.000-500.000 cây/ha (ví dụ như các loại cúc chùm
CN19, CN20,…)



5. Kỹ thuật trồng

 Chọn những cây tốt, khỏe, đồng đều, không nhiễm sâu bệnh và không có biểu hiện phân hóa
mầm hoa để trồng.

 Cấy chuyển cẩn thận, không làm xây xát bộ rễ của cây giâm.
 Trồng xong phải ấn chặt gốc và tưới đẫm xung quanh gốc, nếu có đủ điều kiện nên ủ mùn rác
xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

 Tưới nước nhẹ nhàng, tránh để bùn đất dính vào các lá gần gốc hay bắn lên lá non của cây.




6. Kỹ thuật chăm sóc


 Tưới nước
 Tưới rãnh: Cho nước vào rãnh luống, ngâm 1-2h, sau đó rút nước ra, chú ý chỉ để cho
nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt luống. Cách tưới này đất được giữ ẩm từ
7-10 ngày.

 Tưới mặt: Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ lên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hòa trong
đất. Cách tưới này dễ làm cho bề mặt luống bị đóng váng, mức độ giữ ẩm ít hơn nên cần
phải tưới nhiều lần hơn.



×