Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

QUY TRÌNH kỹ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 30 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG (ROSA
SP.)


I. Giới thiệu chung

Nguồn gốc: ôn đới và á nhiệt đới vùng Bắc bán cầu.
Phân loại: Lớp song tử diệp (dicotyledones), bộ hồng (rosales), họ hồng (rosaceae).
Trồng đầu tiên ở Trung Quốc, Ấn Độ, rồi du nhập vào Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari
….

Ở Việt Nam: hoa hồng là loại hoa chủ lực chiếm 30-35% diện tích hoa cắt cành ở
nước ta.


II. Đặc tính thực vật học

1.

Rễ: rễ chùm, khi lớn phát sinh nhiều rễ phụ.

2.

Thân: thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai cong.

3.

Lá: lá kép lông chim mọc cách, mỗi lá kép có 3-5 hay 7-9 lá chét có nhiều răng cưa nhỏ.

4. Hoa: lưỡng tính, cánh mềm, cuống dài cứng và có gai. Hoa có cánh dài hợp thành chén ở
gốc, mùi thơm nhẹ.



5. Quả: hình trái xoan, màu xanh. Chín có màu nâu hay đỏ hun, chứa nhiều hạt nhỏ.
6. Hạt: nhỏ, có lớp lông trắng bao phủ và lớp vỏ dày.


III. Yêu cầu ngoại cảnh
1.

Nhiệt độ

. Nhiệt độ không khí tối ưu 18-25oC và nhiệt độ đất từ 21-260C.
2. Độ ẩm

. Độ ẩm đất 60-65% và độ ẩm không khí 60-70% là lý tưởng cho hồng sinh trưởng, lượng mưa
hàng năm khoảng từ 1500-2000m.
3. Ánh sáng

. Cường độ chiếu sáng 40.000-60.000lux và tối thiểu 8h nắng chiếu.
4. Đất đai

. Đất đồi, giàu mùn, nhiều lỗ hổng thoáng khí với tầng canh tác dày 50cm trở lên.


IV. Yêu cầu dinh dưỡng
 Đạm (N): Cần cho thời kỳ phát sinh cành nhánh đến lúc phân hóa mầm hoa.
 Lượng đạm Ure cho 1 ha hồng là 300kg, chủ yếu để bón thúc.
 Lân (P): Thời kỳ làm nụ đến khi ra hoa kết quả.
 Lượng dùng là 550-600kg/ha và chủ yếu dùng để bón lót.
 Kali (K): Thời kỳ kết nụ đến khi cây ra hoa kết quả.
 Liều lượng 200-250kg/ha, dùng để bón lót và một phần dùng cho bón thúc.

 Phân vi lượng: Fe, Zn, Mg… tưới phun qua lá vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh.
 Phân hữu cơ: phân chuồng (30-35 tấn/ha), phân xanh, phân rác, xác động thực vật đã được ủ hoai
mục….


D. Các giống hồng phổ biến trong sản xuất


VI. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ trồng
2. Kỹ thuật làm đất, lên luống
3. Mật độ trồng
4. Kỹ thuật trồng
5. Kỹ thuật bón phân
6. Chọn cây giống
7. Tưới nước
8. Kỹ thuật sửa cành, tạo hình
9. Kỹ thuật bao hoa
10. Năng suất

 Giới thiệu các kiểu nhà lưới trồng hồng


1. Thời vụ trồng: vụ xuân tháng 2-3 hoặc vào mùa thu tháng 9-10 hàng năm.
2. Kỹ thuật làm đất, lên luống

 Khử trùng cho đất:
• Hóa chất: Foocmalin nồng độ 40%, Basudin nồng độ 40-50g/m2 hay Brometyl liều dùng 15kg/ha.
• Ngâm nước: 2-3 tuần để cải thiện lý hóa tính của đất.
• Xông hơi: Đặt ống có nhiều lỗ nhỏ vào luống trồng cây ở độ sâu 20cm, dùng nilon che phủ mặt đất,

0
0
bơm hơi nước nóng 89 C vào ống làm cho lớp đất mặt nóng lên đến 60-70 C trong khoảng 30
phút.

• Đất được làm kỹ, lên luống cao hình thang, mặt luống rộng 60-70cm, rãnh rộng 30cm, xới đất sâu
khoảng 30cm, bổ hốc bón phân lót, lấp đất rồi mới trồng cây.


Xö lý ®Êt lªn luèng kÕt hî p bãn ph©
n lãt theo s¬®å sau:
20cm

70 cm 20 cm

15cm

30cm
110cm
140cm

30cm

Hçn hî p ph©
n


3. Mật độ trồng

 Trồng hàng đôi, hàng cách mép luống 15-20cm, mật độ trồng hồng từ 60.000-70.000 cây/ha,

với khoảng cách 30x35cm hoặc 30×40cm.

4. Kỹ thuật trồng

 Trồng vào lúc chiều mát, tỉa bỏ lá già và các cành dư thừa.
 Trồng cho bầu cây ngập đất, hướng mắt ghép về phía mặt trời và tán cây đứng cân đối (cây
chiết).

 Cắt tỉa hết tán lá để tránh thoát hơi nước.


5. Kỹ thuật bón phân
. Lượng phân bón cho 1ha gồm: 30 tấn phân chuồng + 300kg đạm + 550kg lân + 220kg kali + 300kg
vôi bột.

. Xới xáo, làm cỏ và bón phân thúc sau trồng 2-3 tháng, định kỳ 20-25 ngày bón 1 lần hoặc mỗi tháng
một lần.

.Thường ngâm ủ 30kg phân hữu cơ + 5kg phân vi sinh tưới cho 360m2, mỗi lần tưới hòa thêm 3kg
đạm Urê.

. Khi cây có nụ không nên tưới phân, tưới nước lên hoa làm hoa bị ướt dễ dập gẫy, mau tàn.
6. Chọn cây giống

. Cây chiết: chọn cây có cành mập, lá xum xuê.
.Cây ghép: chọn trục ghép to khoảng bằng chiếc đũa, chiều cao của trục ít nhất là 25cm.


7. Tưới nước


 Yêu cầu nước: trung bình là 3-5 lít/m2 (mùa hè nóng yêu cầu tối thiểu có thể lên đến 8
lít/m2).

 Phương pháp tưới:
 Tưới nước ngập rãnh: bơm nước ngập 2/3 rãnh, để sau 2h cho rút hết nước.
 Tưới bằng vòi bơm vào mặt luống: giữa 2 hàng cây làm 1 rãnh nhỏ để khi tưới nước và

phân không bị chảy ra ngoài, không làm bắn lên lá và hoa dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh
lan truyền.


Áp dụng chế độ tưới nhỏ giọt cho hoa hồng

Áp dụng chế độ tưới rãnh

Kết hợp tưới nước và bón phân cho hoa hồng

Sử dụng chất ĐTST kết hợp với phân bón lá


8. Kỹ thuật sửa cành, tạo hình

 Kỹ thuật tạo cành: Sau 2-3 tháng trồng, chọn cành có đường kính từ 1cm trở lên, mỗi cây chỉ để 2-4
cành mang hoa.

 Tỉa cành, ngắt bỏ mầm nách:
 Thường xuyên cắt tỉa mầm nách, những nhánh hư khô, mọc không cần thiết, những cành ốm yếu hay
lá vàng sâu bệnh.

 Chọn 1-2 chồi khỏe để lấy hoa tiếp còn lại cắt bỏ toàn bộ.

 Cắt tỉa theo mùa:
Mùa hè: cắt đau, khống chế ở dộ cao 50-60cm.
Mùa đông: giữ thân cành chính ở độ cao 30-50cm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.


Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh trưởng

Kỹ thuật uốn cành

Mầm bật lên ở PP cắt tỉa cành

Bật mầm ở phương pháp uốn cành

Kỹ thuật vít cành

Bật mầm ở phương pháp vít cành


 Hiệu quả của biện pháp kỹ thuật bấm ngọn, vít cành
 Điều khiển nở hoa theo ý muốn.
Ví dụ như: Nếu thu hoa vào 20/11 thì thời gian từ vít cành đến thu hoa 45 - 50 ngày. Nếu thu hoa vào tết
âm lịch thì thời gian từ vít cành đến thu hoa 50 - 55 ngày.

 Làm tăng năng suất từ 3 - 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1 gốc/lần thu).
 Tăng chất lượng cành hoa (chiều dài cành hoa>70 cm)
 Điều khiển ra hoa theo ý muốn
 Một lần trồng hồng với cây ghép chỉ thu hoạch được trong 3 năm nhưng với cây giâm có thể thu
hoạch tới 4 - 5 năm



8. Kỹ thuật sửa cành, tạo hình (tiếp)

 Tỉa nụ, kích thích ra hoa
 Tỉa bớt hoa thứ cấp để có hoa to, mỗi nhánh chỉ cần để 1 hoa to.
 Để hồng nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán:
Cắt đầu cành bỏ đi từ 4-6 mắt lá tính từ ngọn xuống vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch.
Dùng cọc cột các cành thấp xuống 30-40 ngày.
Cắt cành trước tết khoảng 40-45 ngày với những giống mọc cành dài mới ra hoa.
 Thay thân chính
 Chọn cành vượt mọc từ mầm ngủ gần gốc, cắt bỏ ngọn ở độ cao 50cm để làm cành thay thế và sau
đó cắt bỏ thân chính.


9. Kỹ thuật bao hoa

 Bao hoa bằng giấy báo hay lưới bao khi nụ hoa xuất hiện màu.
10. Năng suất



Trung bình mỗi cây có thể thu được 30 cành/năm với tỷ lệ hoa thương phẩm đạt 75-90%:

Giống hoa lớn (Hybrid Tea): năng suất có thể đạt 100-150 cành/m2 /năm.
Giống hoa vừa: 200-220 cành/m2/năm.
Giống hoa nhỏ: 250-350 cành/m2/năm.


Nhà lưới trồng hồng



1. Nhà lưới hiện đại

 Thông số thiết kế:
 Diện tích: tối thiểu 240 m2.
 Chiều cao: điểm thấp nhất cách mặt đất từ 3-3,5m, điểm cao nhất từ 4,4m-4,5m. Độ dốc mái 300.
 Hệ thống cửa ra vào: cánh làm bằng lưới chống côn trùng hoặc nilon.
 Kết cấu mái nhà: kiểu mái hở (2 hoặc 3 mái) bằng nhựa hoặc nilon chuyên dụng.
 Khung nhà: bằng sắt hay ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, gỗ.
 Tường bao: cao từ 0,5-0,6m, xung quanh có lưới chống côn trùng màu trắng, mật độ mắt lưới 80120 lỗ/cm2



Nền nhà: cao so với mặt bằng xung quanh tối thiểu 20cm


 Thiết kế luống: Chân luống rộng 90-100cm, mặt luống rộng 60-70cm, cao luống 30 -35cm, và
rãnh luống rộng từ 30-40cm.

 Thông số điều kiện môi trường trong nhà lưới:

Thông số

Đơn vị tính

Trong nhà

Ngoài nhà

lưới


lưới

Nhiệt độ tối cao

o
C

34

38

Nhiệt độ tối thấp

o
C

12

10

Mùa khô

%

70

70

Mùa mưa


%

82

89

Cấp

4

6

Độ ẩm không khí

Tốc độ gió


 Các thiết bị trong nhà lưới


Hệ thống chiếu sáng và che bóng



Thông gió



Hạ nhiệt độ đất




Hệ thống sưởi



Hệ thống tưới nhỏ giọt



Thiết bị đo ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm


Ưu nhược điểm

 Nhược điểm
 Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
 Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu.
 Ưu điểm
 Sản phẩm đồng đều, có chất lượng cao, ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 Do đó chỉ có các cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng.




×