Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME MANNANASE TRONG GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.63 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME
MANNANASE TRONG GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ THU HIỀN
Lớp : DH08CN
Ngành : CHĂN NUÔI
Niên khóa : 2008-2012

Tháng 8 / 2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y


ĐẶNG THỊ THU HIỀN

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME
MANNANASE TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn


TS.DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và Tên sinh viên thực tập: Đặng Thị Thu Hiền
Tên luận văn: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm enzyme mannanase trong
thức ăn gà thịt công nghiệp”.
Đã hoàn thành luận văn đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét và đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngày…………………..
Giáo viên hướng dẫn

TS Dương Duy Đồng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa học và luận văn tốt
nghiệp. Trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ bạn bè, thầy cô.
Xin gửi lời cảm ơn đến :
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình chỉ dạy
và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, những người thân trong gia đình đã
luôn tận tụy lo lắng và hy sinh để con có được ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong những năm đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Văn Hiệp, anh chị và các bạn ở trại
thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường ĐH Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng gửi lời cảm ơn đến hai bạn Nguyễn Trà My và Phan Minh Quân đã chia
sẻ những buồn vui trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn!
Đặng Thị Thu Hiền

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Thử nghiệm sử dụng chế phẩm enzyme mannanase trong thức ăn gà
thịt công nghiệp” được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường
ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 09/12/2011-20/01/2012. 400 gà được chia
thành 4 lô, mỗi lô có 10 lần lặp lại, 10 gà/lần lặp lại. Gà ở lô I ăn thức ăn căn bản
(đối chứng dương), lô II thức ăn căn bản bổ sung enzyme mannanase liều 500 g/tấn,
ở lô III thức ăn giảm 5% dưỡng chất (đối chứng âm) và lô IV thức ăn giảm chuẩn
bổ sung enzyme với liều 500 g/tấn.
Sau 6 tuần cho nuôi, trọng lượng bình quân gà cao nhất ở lô lô II (2506
g/con), kế đến là lô IV (2348,3 g/con) và thấp nhất ở lô I (1701 g/con). TTTĐ của
gà 0-42 ngày ở lô căn bản và giảm chuẩn bổ sung enzyme tốt hơn lô đối chứng
không bổ sung enzyme lần lượt là 48,6% và 33,1%, khác biệt có ý nghĩa với
P<0,001. TTTĐ của gà ở lô giảm chuẩn và lô căn bản gần tương đương (P>0,05).
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở lô II cao nhất (134 g/con/ngày), thấp nhất ở lô I
(97,54 g/con/ngày). Lô có bổ sung enzyme cho hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn (lô
IV: 2,2 kgTA/ kgTT, lô II: 2,24 kgTA/ kgTT) so với lô không có enzyme (lô I: 2,45
kgTA/ kgTT, lô III: 2,32 kgTA/kgTT).
Kết quả mổ khảo sát cho thấy tỉ lệ % quầy thịt và đùi ở lô có bổ sung enzyme

cao hơn lô không bổ sung enzyme (P<0,001). Lô căn bản và lô giảm chuẩn khác
biệt không có ý nghĩa.
Từ khóa: enzyme, gà thịt

iii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii 
Chương I MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1.1  ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ................................................................................... 2 
1.2.1 MỤC ĐÍCH ................................................................................................ 2 
1.2.2 YÊU CẦU ................................................................................................... 2 
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 3 
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG GÀ THÍ NGHIỆM................................... 3 
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẤT XƠ ............................................................. 3 
2.3. ENZYME ......................................................................................................... 5 
2.3.1 Định nghĩa................................................................................................... 5 
2.3.2 Tính đặc hiệu của enzyme .......................................................................... 6 
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme ................................. 6 
2.3.4 NSP enzyme................................................................................................ 7 
2.3.5. Enzyme mannanase ................................................................................... 7 
2.4. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG NSP ENZYME TRÊN GIA SÚC GIA
CẦM ........................................................................................................................ 8 

Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................10 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................10 
3.2 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................10 
3.3 Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................11 
3.4 Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................11 
3.4.1. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ...........................................................11 

iv


3.4.2. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng ...............................................................11 
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm ..................................................................................13 
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................15 
3.5.1 Tăng trọng .................................................................................................15 
3.5.2. Sử dụng thức ăn .......................................................................................15 
3.5.4. Tỉ lệ nuôi sống .........................................................................................16 
3.6. Các chỉ tiêu mổ khảo sát.................................................................................16 
3.7 Hiệu quả kinh tế...............................................................................................17 
3.8. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...........................................................17 
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................18 
4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân qua 42 ngày nuôi ..........................................18 
4.2 Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................................20 
4.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân .............................................................................22 
4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn..............................................................................24 
4.5. Kết quả mổ khảo sát .......................................................................................26 
4.6. Tỉ lệ sống ........................................................................................................27 
4.7 Hiệu quả kinh tế...............................................................................................27 
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................29 
5.1. Kết luận ..........................................................................................................29 
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................29 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................31 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................33 

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

Nghĩa

ĐC
FCR

Đối chứng
Feed conversion ratio

Hệ số chuyển biến thức ăn

HSCBTA
ME

Hệ số chuyển biến thức ăn
Metabolization energy

TTTĐ

Năng lượng trao đổi

Tăng trọng tuyệt đối

KgTA/kgTT

Kilogram thức ăn/kilogram tăng trọng

TS

Tiến sĩ

VCK

Vật chất khô

TATT

Thức ăn tiêu thụ

TLTL

Trọng lượng tích lũy

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng β-mannan trong TA ................................................................. 5 
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................10 
Bảng 3.2 : Lịch trình chủng ngừa vaccine ................................................................12 
Bảng 3.3. Thành phần nguyên liệu thức ăn lô căn bản và lô giảm chuẩn 5% dưỡng

chất ............................................................................................................................13 
Bảng 3.4. Thành phần hóa học thức ăn (theo tính toán) của thức ăn căn bản và thức
ăn giảm chuẩn 5% dưỡng chất ..................................................................................14 
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên TLTL bình quân ở các giai đoạn
của gà (g/con) ............................................................................................................18 
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên TTTĐ của gà qua các giai đoạn
tuổi (g/con/ngày) .......................................................................................................20 
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên TATT bình quân (g/con/ngày)
...................................................................................................................................22 
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên FCR (kgTA/kgTT) .................24 
Bảng 4.5. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm .........................................................26 
Bảng 4.6. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (đồng/kg) .........................................27 

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 : Trọng lượng tích lũy bình quân của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con).......... 20
Biểu đồ 4.2 : Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)................... 22
Biểu đồ 4.3 : Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà (g/con/ngày) .............................................. 23
Biểu đồ 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các ngày tuổi (kgTA/kgTT)............... 25
Biểu đồ 4.5 : Tỉ lệ sống của gà các lô qua 42 ngày nuôi (%)................................................. 27

viii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trong thức ăn gà người ta đã và đang sử dụng nhiều loại sản phẩm

để tăng khả năng tận dụng dưỡng chất trong thức ăn. Trong đó, enzyme là một sản
phẩm được dùng khá phổ biến. Các loại enzyme được sử dụng rộng rãi trong chăn
nuôi như phytase, NSP enzyme, amylase, protease, lipase…
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm. Vì
vậy để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì việc hạ thấp giá thức ăn đóng một vai trò
quan trọng. Một trong những biện pháp đang được quan tâm và ứng dụng là sử
dụng các nguyên liệu thực vật mới, rẻ tiền như các loại hạt, khô dầu…để tổ hợp
khẩu phần thức ăn gà. Nhưng vấn đề đặt ra là trong các nguyên liệu này chứa một
hàm lượng lớn chất xơ khó tiêu hóa. Theo Lê Thanh Hùng (2008), NSP (Non Starch
Polysaccharide) tan trong nước tăng khả năng giữ nước làm tăng độ nhớt trong
thành ruột gây cản trở việc hấp thu các dưỡng chất khác, đặc biệt là sự tiêu hóa chất
xơ trên gia cầm là rất thấp.
Để khắc phục hạn chế trên thì việc bổ sung enzyme tiêu hóa NSP vào trong
thức ăn là biện pháp đang được sử dụng phổ biến và bước đầu cho thấy những kết
quả khả quan. Nhiều chế phẩm enzyme tiêu hóa NSP đã được sử dụng rộng rãi
trong chăn nuôi gia cầm như beta-glucanase, xylanase, cellulase, mannanase…Hầu
hết các chế phẩm này chứa hỗn hợp nhiều enzyme. Các thí nghiệm về việc sử dụng
NSP enzyme với thành phần chỉ có một hoạt chất mannanase trên gia cầm là chưa
nhiều.
Được sự cho phép của bộ môn Dinh dưỡng gia súc, khoa Chăn Nuôi- Thú Y
trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của TS. Dương

1


Duy Đồng chúng tôi tiến hành đề tài “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm enzyme
mannanase trong thức ăn gà thịt công nghiệp”.
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1 MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm enzyme mannanase trong

thức ăn đến năng suất gà thịt công nghiệp.
1.2.2 YÊU CẦU
Nuôi dưỡng, theo dõi và thu thập các số liệu về các chỉ tiêu như tăng trọng, tỉ
lệ sống, chỉ số tiêu tốn thức ăn trên gà thịt công nghiệp từ 0-42 ngày, kết quả mổ
khảo sát và hiệu quả kinh tế các lô thí nghiệm.

2


Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG GÀ THÍ NGHIỆM
Giống gà thí nghiệm là giống gà Cobb với đặc điểm ngoại hình: gà có sắc lông
toàn trắng, mồng răng cưa, chân và da vàng, con trống có mồng đơn, phát triển mạnh.
Theo thông số kĩ thuật của nhà sản xuất giống, trọng lượng gà Cobb nuôi chung trống
mái ở 6 tuần tuổi là 2.732 g/con, hệ số chuyển hóa thức ăn là 1,705 kgTA/kgTT (broiler
performance and nutrition supplement, 2012, cobb-vantress.com).
Hạn chế của giống gà này là sức đề kháng kém, vì vậy cần có qui trình thú y
chặt chẽ. Gà chịu nóng kém, dễ bị stress nhiệt. Khi nắng nóng gà thở nhiều vì không
có tuyến mồ hôi, gà uống nước nhiều, phân lỏng, xù lông sải cánh, giảm lượng thức
ăn ăn vào, giảm sinh trưởng. Nếu thải nhiệt không kịp gà có thể bị tử vong.
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẤT XƠ
Thuật ngữ chất xơ được định nghĩa là lignin cộng với polysaccharide khó
tiêu hóa được bởi enzyme nội sinh đối với động vật dạ dày đơn. Do tính chất của
chất xơ trong khẩu phần ăn rất khó xác định nên được thay thế bằng thuật ngữ nonstarch polysaccharide (NSP) (McDonald, 2002). Theo Dương Thanh Liêm và
ctv.(2002), ưu điểm của chất xơ là kích thích nhu động ruột, lôi cuốn các chất độc ra
ngoài, tăng dung tích ống tiêu hóa và hạn chế sự cắn mổ, ăn lông lẫn nhau trên gia
cầm; khuyết điểm là giá trị năng lượng khẩu phần thấp, giảm khả năng tiêu hóa các
dưỡng chất khác trong thức ăn.
NSP gồm một số chất như beta-glucan, arabinoxylan, cellulose,

hemicellulose và lignin. NSP có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau dựa
trên đặc tính sinh học như độ nhớt, khả năng giữ nước, lên men và khả năng kết hợp
phân tử hữu cơ và vô cơ (Scharama và ctv., 2005, trích dẫn bởi Mai Anh Tuấn,
2011). NSP trong hạt ngũ cốc có chứa beta-glucan và arabinoxylan. Chất này có

3


khả năng hút nước tạo nên độ nhớt ở thành ruột bao phủ các chất dinh dưỡng trong
đường ruột, làm ngăn cản phản ứng thủy phân của enzyme với cơ chất, ảnh hưởng
tiêu cực tới các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh
dưỡng và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi (Choct và Annison, 1992,
trích dẫn bởi Mai Anh Tuấn, 2011).
Theo Vũ Duy Giảng (2009), nhóm NSP được chia thành 2 nhóm NSP tan
trong nước và không tan.
- Nhóm NSP tan trong nước hiện diện nhiều trong các loại rau cải và quả, có
khả năng giữ nước cao gấp đôi nhóm NSP không tan. Theo Vũ Duy Giảng (2009),
1g NSP tan giữ 13,5g nước trong khi NSP không tan chỉ giữ được 6,15g. NSP tan
trong nước sẽ làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào vách ruột hấp thu các chất
dinh dưỡng, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa, giảm sự hấp
thu glucose trong ruột (Lê Thanh Hùng, 2008).
- Nhóm NSP không tan có trong vách tế bào thực vật hiện diện nhiều trong
ngũ cốc và rau cải, làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, cản trở
các enzyme nội sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipid
có trong bào chất, từ đó cũng làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất (Lê
Thanh Hùng, 2008).
Mannan thuộc nhóm hemicellulose. Nó còn được gọi là galactomannan có
công thức phân tử (C6H12O6)n, tan trong nước, là một thành phần chất xơ trong thức
ăn. Cấu trúc mannan là một chuỗi polysaccharide lặp đi lặp lại với các đơn vị đường
1,4-mannose và 1,6-galactose và glucose nối tiếp nhau tạo thành mạch mannan.

Trong tự nhiên thường gặp galactose hoặc glucose gắn vào mannan. Tính hòa tan
của mannan trong nước sẽ làm tăng số lượng galactose hoặc glucose trên chuỗi
mannan. Tỉ lệ trong thức ăn khoảng 2-4% sẽ làm chậm sự phát triển và giảm hiệu
quả sử dụng thức ăn ở gia cầm (Ray và ctv., 1982; Verma và McNab, 1982, trích
dẫn từ Mai Anh Tuấn, 2011).

4


Công thức cấu tạo của đường mannan:

(Nguồn: )
Mannan hiện diện nhiều trong ngô, lúa mì, lúa mạch, cám gạo, cám mì, đặc
biệt trong các loại khô dầu như khô dầu cọ, khô dầu vừng, vỏ đậu nành, khô dầu
đậu phộng, khô dầu cải.
Bảng 2.1: Hàm lượng β-mannan trong TA
Nguyên liệu

β-mannan %

Nguyên liệu

β-manan %

Khô cọ

30-35

Khô cải


0,49

Khô dừa

20-25

Khô bông

0,36

Vỏ đậu nành

6-7

Lúa mạch

0,49

Khô vừng(mè)

2,8-3,5

Cám gạo

0,32

Khô đậu nành(44%CP)

1,5-1,6


Lúa mì

0,10

Khô đậu nành(48%CP)

1,2-1,3

Bắp

0,09

Khô hướng dương

0,57

Lúa miến

0,09

Khô lạc

0,51

Cám mì

0,07

(Nguồn Dierick, 1989)
2.3. ENZYME

2.3.1 Định nghĩa
Enzyme là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein. Nhờ có enzyme mà
các phản ứng sinh hoá học xảy ra một cách nhanh chóng, nhịp nhàng, chính xác,
hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng.

5


2.3.2 Tính đặc hiệu của enzyme
Đa số các enzyme có tính chọn lọc đối tượng tác động một cách rõ rệt, mỗi
enzyme chỉ tác động lên một cơ chất, một kiểu phản ứng hoặc một loại phản ứng,
nghĩa là tác dụng của enzyme có tính đặc hiệu. Hiện tượng này có liên quan đến cấu
trúc phân tử và trung tâm hoạt động của enzyme.
Enzyme có 4 tính đặc hiệu
-

Đặc hiệu tuyệt đối

-

Đặc hiệu tương đối

-

Đặc hiệu theo kiểu phản ứng

-

Đặc hiệu theo kiểu hình học không gian


2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme
Nhiệt độ
Do enzyme có bản chất là protein nên nó không bền với nhiệt. Mỗi loại
enzyme có một nhiệt độ tối thích khác nhau tùy vào nguồn gốc của enzyme và tùy
theo từng điều kiện hoặc sự khác nhau về tính nhạy cảm với nhiệt độ của phân tử
protein-enzyme. Đa số các enzyme mất hoạt tính xúc tác ở nhệt độ cao (>800C).
Nhiệt độ tối ưu của các enzyme có nguồn gốc thực vật khoảng 50-600C, enzyme
nguồn gốc động vật khoảng 40-500C.
Ảnh hưởng của pH
Mỗi enzyme có một trị số pH tối thích có thể rất acid (trong khoảng từ 1,5-2
đối với pepsin), hoặc rất kiềm (trong khoảng 9,5-10 đối với arginase), nhưng pH tối
ưu của đa số các enzyme ở vào khoảng chung quanh giá trị trung tính.
Ảnh hưởng của các chất xúc tác
Chất hoạt hóa có khả năng làm tăng hoạt tính xúc tác của enzyme. Các chất
hoạt hóa có bản chất khác nhau chúng có thể là các ion kim loại, dẫn xuất của các
vitamin.
Sự hoạt động của enzyme cũng có thể bị kìm hãm bởi các tác nhân gây biến
tính protein. Các chất gây kìm hãm hoạt động của protein như muối của các kim
loại nặng, chất tanin…

6


Nồng độ cơ chất và nồng độ enzyme
Ở nồng độ cơ chất thấp tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng với nồng độ cơ
chất. Nhưng nếu tiếp tục tăng nồng độ cơ chất thì tốc độ phản ứng tăng chậm dần,
và khi nồng độ cơ chất đạt đến một giá trị nào đó thì vận tốc phản ứng không tăng
nữa. Trong những điều kiện đó thì nồng độ enzyme quyết định tốc độ phản ứng.
2.3.4 NSP enzyme
Theo Đỗ Hữu Phương (2004), enzyme NSP được sử dụng khá rộng rãi trong

chăn nuôi do những tác động tích cực mà nó mang lại như giúp vật nuôi tiêu hóa tốt
hơn, vừa hạn chế được những tác hại do bản thân nó gây ra, vừa giải phóng một
phần năng lượng và acid amin thặng dư. NSP enzyme tạo điều kiện phóng thích các
acid amin, cải thiện khả năng tiêu hóa từng loại acid amin từ 1,7-7,9%, giúp tiết
kiệm các acid amin khi bổ sung vào khẩu phần làm giảm giá thành sản xuất. Sử
dụng enzyme giúp cải thiện thành tích vật nuôi. Các cải thiện này có được là sự
phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau
-

Sự cải thiện môi trường ruột

-

Sự cải thiện khả năng tiêu hóa

-

Sử dụng các thực liệu kinh tế hơn

2.3.5. Enzyme mannanase
Mannanase là một enzyme đơn thể với khối lượng phân tử 65 kDa. Nhiệt độ
tối đa mà enzyme vẫn hoạt động khoảng 90-920C, có thời gian bán hủy là 34 giờ tại
nhiệt độ 850C, 13 giờ tại 900C (Dufaud và ctv., 1997, trích dẫn từ Mai Anh Tuấn,
2011).
Beta-mannanase là sản phẩm lên men bởi Bacillus lentus. Beta-mannanase là
enzyme phân giải beta-mannan, một polysacchride có cấu tạo là đường D-mannose
và D galactose gắn kết nhau bằng dây nối 1,4 glucosid, tỉ lệ mannose/galactose là
2/1 (Carbohydrate Chemical, scientificpsychic.com). Mannan có mặt trong hầu hết
nguyên liệu thức ăn, đặc biệt có nhiều trong khô dầu cọ (30-35%), khô dầu dừa (2025%), khô dầu đậu nành…


7


Vai trò của beta-mannanase là làm loãng chất nhầy trong đường ruột, giúp
vật nuôi ăn khỏe hơn và hấp thu thức ăn tốt hơn. Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn,
trọng lượng, tăng tỉ lệ sống và tỉ lệ đồng đều của heo, gà (Vũ Duy Giảng, 2009).
Enzyme mannanase cũng giúp phân cắt chất xơ khác của vách tế bào, tạo
điều kiện cho enzyme nội sinh của ống tiêu hóa như amylase, protease, lipase tiếp
cận và phân giải các chất như tinh bột, protein và lipid thành những phân tử nhỏ dễ
hấp thu. Nhờ vậy giá trị dinh dưỡng của thức ăn tăng lên (tăng lên khoảng 100-150
kcal ME/kg). Tỷ lệ tiêu hóa acid amin tăng 1,5-2,3% (Vũ Duy Giảng, 2009).
Enzyme mannanase phân cắt beta-mannan thành những phân đoạn đường
manose ngắn hơn, đó là những manose oligosaccharide (MOS). MOS lúc này giữ
vai trò là các prebiotic, có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn bám dính vào thượng bì
ruột và kích thích hệ miễn dịch ruột hoạt động, từ đó tăng sức khỏe của ruột, hạn
chế rối loạn tiêu hóa.
Enzyme mannanase khi được bổ sung vào thức ăn chứa những nguyên liệu
giàu mannan có tác dụng phân cắt mạch 1,4- glucosid của polimer mannan, làm cho
chúng ngắn lại, từ đó giảm độ nhớt của dịch ruột, tạo điều kiện cho niêm mạc ruột
hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và có thể làm đảo ngược lại những tác hại
gây ra bởi galactomannan (Ghesquiere, 2004).
2.4. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG NSP ENZYME TRÊN GIA SÚC GIA
CẦM
Các thí nghiệm ở lợn con sau cai sữa được thực hiện ở Hàn Quốc, Trung
Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ từ 1997 đến 2006 cho biết khẩu phần ăn có chứa Hemicell
đã giúp tăng trọng của lợn tăng 5,3%, tiêu tốn thức ăn trên kg TT giảm 4,7%
(Chemgen, 2006).
Thí nghiệm của Jackson (1999) được tiến hành trên 6400 gà đẻ. Các nghiệm
thức được cho ăn thức ăn bổ sung enzyme beta-mannanase và hai mức năng lượng
cao và thấp cho các giai đoạn tuổi (mức chênh lệch năng lượng cao và thấp là 99 cal

ME/g). Kết quả thí nghiệm cho thấy tác động tích cực của beta-mannanase lên năng
suất trứng gà sau 30 tuần tuổi, gà được cho ăn với khẩu phần năng lượng thấp

8


nhưng có bổ sung beta-mannanase thì năng suất trứng gà tương đương với khẩu
phần năng lượng cao.
Jackson (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme beta-mannanase trên gà
thịt công nghiệp với khẩu phần ăn có chứa khô dầu đậu nành. Thí nghiệm gồm 4
nghiệm thức chứa 0, 50, 80 và 110 MU/tấn (1 MU(milion units) = 106 đơn vị hoạt
động enzyme). Sau 42 ngày nuôi, tăng trọng tích lũy của gà ở các nghiệm thức 0,
50, 80, 110 MU/tấn lần lượt là 2.547, 2.529, 2.651, 2.660 g/con. Ở nghiệm thức 50
MU/tấn không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (0 MU/tấn). Nghiệm thức 80
và 110 MU/tấn cải thiện tăng trọng khoảng 4,8% và hiệu quả sử dụng thức ăn
khoảng 3,8% so với nghiệm thức 0 và 50 MU/tấn khác biệt có ý nghĩa (P<0,05),
FCR ở nghiệm thức 110 MU/tấn thì thấp hơn so với nghiệm thức chứa 80 MU/tấn
không có ý nghĩa (P>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức
0 và 50 MU/tấn.
Một nghiên cứu khác về enzyme mannanase được tài trợ từ Alltech Inc tại
đại học Queensland, Australia trên 320 gà thịt công nghiệp. Kết quả bổ sung Alltech
mannanase đã cho kết quả trọng lượng sống 42 ngày tuổi của gà ở nghiệm thức có
bổ sung enzyme Alltech mannanase 1 kg/tấn và 2 kg/tấn lần lượt là 1.931g/con và
1.925 g/con. Hệ số chuyển biến thức ăn ở hai mức enzyme 1kg/tấn, 2 kg/tấn là 1,77
và 1,74 (J.R Pluske, Biotechnology in the feed industry, 1997)
Thí nghiệm sử dụng chế phẩm Hemicell với hoạt chất chính là betamannannase trên gà thịt công nghiệp 0-45 ngày tuổi với khẩu phần ME cao không
bổ sung Hemicell và khẩu phần ME thấp (thấp hơn 143Kcal ME/kg) có bổ sung và
không bổ sung Hemicell đã thấy thể trọng 45 ngày và FCR của gà ở lô ăn khẩu phần
ME thấp có bổ sung Hemicell tương đương với gà ăn khẩu phần ME cao không
Hemicell, với khẩu phần ME thấp không Hemicell thì thể trọng thấp hơn 3,4% và

FCR cao hơn 3,4% so với khẩu phần ME thấp có Hemicell (Vũ Duy Giảng, 2009).

9


Chương III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường
ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ 09/12/2012-20/01/2012.
3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố. Chia thành 4 lô, mỗi
lô có 10 lần lặp lại, 10 gà/lần lặp lại.
Lô I: dùng thức ăn căn bản ( Lô đối chứng dương)
Lô II: dùng thức ăn căn bản bổ sung enzyme mannanase với lượng 500 g/tấn
Lô III: thức ăn giảm chuẩn 5% so với thức ăn căn bản.
Lô IV: thức ăn giảm chuẩn 5% có bổ sung enzyme mannanase với lượng 500 g/tấn.
Thức ăn được cung cấp từ 0-42 ngày tuổi theo sự bố trí thí nghiệm của các lô, các
điều kiện như quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y… đảm bảo sự đồng
nhất giữa tất cả các lô.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm (100 gà/lô, thức ăn trộn 1 lần cho toàn bộ giai
đoạn 0-42 ngày tuổi tương ứng cho mỗi lô).
Thức ăn căn bản

Thức ăn giảm chuẩn



Lô I (n=100)


Lô II (n=100)

Lô III (n=100)

Lô IV (n=100)

Ezyme

-

500 g/tấn

-

500 g/tấn

Số gà/ô

10

10

10

10

Số lần lặp lại

10


10

10

10

10


3.3 Đối tượng thí nghiệm
Nguồn gốc: đàn gà Cobb 500 do công ty Emivest cung cấp, gà giống bố mẹ
có xuất xứ từ Mỹ và được nhập vào Việt Nam năm 1994.
Tất cả gà thí nghiệm đều được chủng ngừa đầy đủ các bệnh theo quy trình
của trại (xem bảng 3.2).
3.4 Điều kiện thí nghiệm
3.4.1. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Gà được nuôi trong chuồng lồng bằng tre, với kích thước lồng là 1,5m x
0,75m x 0,5m, có nắp lồng ở trên. Thời gian gà còn bé chuồng được căng lưới và lót
báo nhằm tránh sự tổn thương chân và đi lại dễ dàng hơn.
Các ô chuồng được bố trí song song thành 4 dãy, gà ở 4 lô thí nghiệm được
bố trí đều vào 4 dãy nhằm đảm bảo sự dồng đều về tiểu khí hậu. Mỗi ô chuồng có
bóng điện thắp sáng để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà giai đoạn còn nhỏ.
Chuồng nuôi gà thuộc dạng chuồng hở, được lớp mái lá giúp chuồng thông
thoáng và mát mẻ hơn. Xung quanh chuồng được vệ sinh, phát quang cỏ dại và rải
vôi. Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi và xung quanh chuồng bằng thuốc sát trùng 2
tuần trước khi nuôi gà. Có hệ thống bạt bao quanh để chống mưa tạt, gió lạnh khi
thời tiết xấu.
Sử dụng máng ăn dạng chữ nhật dài và máng uống chữ U với 2 loại lớn, nhỏ
để phù hợp với kích thước của gà tạo điều kiện thuận lợi trong việc lấy nước và
thức ăn.

3.4.2. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng
Chuẩn bị trong ngày thả gà: thắp đèn khoảng 2 tiếng trước khi thả gà vào
chuồng, đảm bảo nhiệt độ chuồng úm 350C
Gà con sau khi chuyển về được cân từng con bằng cân nhỏ 2kg, sai số là 1g,
sau đó gà được phân lô và đưa vào mỗi ô chuồng 10 con (chú ý đảm bảo trọng
lượng bình quân giữa các lô tương đương nhau).
Úm gà con: nguyên lý úm gà là đảm bảo nguồn nhiệt như dùng gà mẹ ấp cho gà
con, nếu để gà con trong tuần đầu thiếu nhiệt thì gà sẽ yếu, tỉ lệ chết cao và đặc biệt là dễ

11


mắc bệnh ascites (báng nước). Dùng bóng đèn tròn 75W để đảm bảo nhiệt độ phù hợp là
350C, chú ý quan sát sự tập trung và phân tán của gà để có sự điều chỉnh thích hợp. Độ
cao của bóng đèn sẽ được nâng lên dần theo sự phát triển của gà. Khoảng một tuần thì có
thể tháo bạt úm xung quanh ô chuồng, tùy theo biểu hiện của gà.
Nuôi dưỡng và chăm sóc
Sau khi bắt gà về cho gà nghỉ khoảng 30 phút, sau đó cho gà uống nước có
pha multivitamin nhằm giảm stress do vận chuyển cho gà và nâng cao sức đề
kháng. Tiếp đến rải một nhúm nhỏ thức ăn đã giã nhỏ theo đúng từng lô thí nghiệm
trên giấy lót sàn chuồng gần vị trí đặt máng thức ăn để gà làm quen với việc mổ
thức ăn. Về sau khi gà đã lớn sử dụng máng thức ăn loại lớn (dài 70cm, rộng 10cm)
gắn phía ngoài chuồng để tránh sự rơi vãi thức ăn.
Giai đoạn đầu để tăng sức đề kháng cho gà và tránh sự tấn công của các vi
khuẩn cơ hội chúng tôi sử dụng Baytril và Baycox dạng pha trong nước uống cho gà
trong 3 ngày liên tiếp sau khi bắt gà về. Multivitamin, C- điện giải được sử dụng
trong suốt thời gian nuôi. Máng uống được rửa và thay 2-3 lần/ngày.
Vệ sinh, thú y
Gà nuôi được chủng ngừa đầy đủ theo qui trình của trại, chủng ngừa cho gà
vào lúc sáng sớm 4-5h.

Bảng 3.2 : Lịch trình chủng ngừa vaccine
Thời gian (ngày tuổi)

Bệnh

Cách chủng

3

Newcastle + IB

Nhỏ mắt

7

Gumboro

Nhỏ miệng

10

Đậu

Tiêm xuyên cánh

14

Gumboro

Nhỏ miệng


21

Newcastle

Nhỏ mắt

Chuồng trại được vệ sinh, quét dọn hàng ngày, thường xuyên phát quang bụi
rậm. phân gà được rắc mùn cưa làm chất độn để hút ẩm và được rải vôi bột để hạn
chế mùi, khi gà nhỏ thay bao lót phân 1 lần/tuần, giai đoạn gà lớn 2-3/tuần.

12


Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn gà để đánh giá tình hình bệnh để có biện
pháp can thiệp kịp thời.
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được trộn 1 lần duy nhất theo công thức tổ hợp sẵn cho từng lô cho
gà từ 0-42 ngày tuổi, liều lượng enzyme trong các lô bổ sung enzyme là 500g/tấn.
Bảng 3.3. Thành phần nguyên liệu thức ăn lô căn bản và lô giảm chuẩn 5% dưỡng
chất
Nguyên liệu(%)

Thức ăn căn bản

Thức ăn giảm chuẩn

Bắp vàng

54,64


53,92

Khô dầu đậu nành 46

13,52

13,70

DDGS bắp

8,094

10,00

Bột thịt xương 50

6,666

11,45

Cám mì 13% đạm

5,000

5,000

Khô cải ngọt

0,000


1,752

Bột cá 55

4,074

0,000

Mỡ cá

4,000

2,171

Bột cá 60

3,000

1,000

Premix gà thịt

0,250

0,250

Latibon plus ME

0,200


0,200

DL-methionine

0,200

0,164

L-lysin-HCl

0,186

0,187

Cholin Chloride 60

0,08

0,080

BMD 10%

0,03

0,030

Muối ăn

0,015


0,082

L-threonin

0,026

0,000

3-nitro

0,005

0,005

L-tryptophan

0,004

0,000

13


Bảng 3.4. Thành phần hóa học thức ăn (theo tính toán) của thức ăn căn bản và thức
ăn giảm chuẩn 5% dưỡng chất
Chỉ tiêu dinh dưỡng

Thức ăn căn bản


Thức ăn giảm chuẩn

VCK (%)

87,93

88,01

Protein thô (%)

21

21

Béo thô (%)

8,06

6,25

Xơ thô (%)

3,09

3,39

Khoáng TS (%)

5,46


6,37

ME, gia cầm (kcal/kg)

2990

2840

Lysin (%)

1,200

1,140

Methionin (%)

0,571

0,505

Met + Cys (%)

0,890

0,840

Threonin (%)

0,790


0,754

Tryptophan (%)

0,200

0,190

Isoleucin (%)

0,785

0,766

Valin (%)

0,970

0,968

Leucin (%)

1,767

1,780

Arginin (%)

1,239


1,271

Phe. + Tyrosin (%)

2,279

2,292

Calci (%)

1,305

1,421

Phospho tổng số (%)

0,940

0,991

Phospho tiêu hóa (%)

0,500

0,512

Sodium (%)

0,180


0,180

Chloride (%)

0,244

0,218

Potassium (%)

0,583

0,574

dEB (meq)

159

164

Acid linoleic (%)

1,250

1,250

Protein tiêu hóa gia cầm(%)

17,284


17,056

14


3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Tăng trọng
Cân trọng lượng gà ở các thời điểm 0, 21 và 42 ngày tuổi. Thời gian cân vào
lúc sáng sớm, trước khi cân gỡ máng ở các ô để đảm bảo chính xác nhất về trọng
lượng.
Gà 0 ngày tuổi được cân từng lần 10 con bằng cân 2 kg, sai số là 1g.
Ở giai đoạn gà 21 và 42 ngày tuổi gà được cân từng con và có ghi nhận trống,
mái. Ghi nhận trung bình trọng lượng trống, mái, và cả ô chuồng.
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trọng sau:
Trọng lượng tích lũy (TLTL) (g/con): là trọng lượng bình quân của gà ở mỗi lô
qua từng giai đoạn.
T ăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là số g thể trọng tăng được trong
giai đoạn theo dõi trên một đơn vị thời gian, được tính theo công thức (trọng lượng
cuối- trọng lượng đầu) / (tổng số ngày nuôi).
3.5.2. Sử dụng thức ăn
Thức ăn tiêu thụ

Thức ăn tiêu thụ bình quân là toàn bộ lượng thức ăn mà gà ăn vào trong quá
trình nuôi và lượng thức ăn rơi vãi trong quá trình lấy thức ăn. Được xác định bằng
cách cân trọng lượng thức ăn đầu kỳ khi phân bố vào các lô và cân trọng lượng thức
ăn còn lại ở mỗi lô vào thời điểm 21 ngày và 42 ngày.
Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/con/ngày) = Thức ăn tiêu thụ của lô / (số gà
trong lô * số ngày nuôi).
Hệ số chuyển biến thức ăn
Là lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng = tổng thức ăn tiêu thụ trong

giai đoạn theo dõi / tổng tăng trọng trong giai đoạn theo dõi.
Hoặc được tính theo công thức FCR = TATT bình quân / Tăng trọng bình
quân. Trong đó:
Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/con/ngày) = Thức ăn tiêu thụ của lô / (số gà
trong lô * số ngày nuôi).

15


×