Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài luyện tập khúc xạ ánh sáng (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.5 KB, 3 trang )

Bài Luyện tập Khúc xạ ánh sáng
I. Nội dung yêu cầu:
1. Kiến thức: Nắm chắc lý thuyết: định luật khúc xạ ánh sáng.
2. Kỹ năng:
+ Biết cách lập sơ đồ tư duy.
+ Giúp HS tự tin thuyết trình trước lớp
+ Tạo cho HS khả năng làm việc nhóm tích cực.
+ Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập và giải thích được các hiện tượng
vật lý trong đời sống
3. Thái độ:
+ Tích cực làm việc nhóm, tham gia xây dựng bài.

II. Phương pháp dạy học,phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học: truyền đạt, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện dạy học: Giấy A0, bút viết bảng trắng
III. Nội dung chi tiết
1. Hoạt động 1: Củng cố lại kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: - Giao trước cho HS làm sơ đồ tư
duy theo nhóm về khúc xạ ánh sáng và
cử đại diện nhóm lên thuyết trình
< phương pháp hoạt động nhóm,
thuyết trình>
( Buổi trước cô đã giao cho nhóm 1về
làm sơ đồ tư về bài khúc xạ ánh sáng,
bây giờ mời 1 bạn đại diện nhóm lên
thuyết trình cho cả lớp và cô nghe ).
HS: - Nhóm 1 : Trình bày sơ đồ tư duy
- Nhóm còn lại: Quan sát, nghe và
nhận xét.
GV:- Nhận xét và tổng hợp lại kiến


thức cũ, kiến thức trọng tâm của bài là
định luật khúc xạ ánh sáng.

Nội dung cơ bản
1.Khúc xạ ánh sáng:
+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Định luật khúc xạ ánh sáng:
 Tia khúc xạ nằm trong mặt
phẳng tới( tạo bởi tia tới và pháp và
tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến.
 Với hai môi trường trong suốt
nhất định, tỷ số giữa sin góc tới(sini)
và sin góc khúc xạ( sinr) luôn không
đổi.
+ Biểu thức của định luật khúc xạ ánh
sáng: n1sini = n2sinr


2. Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bài1: Tia sáng đi từ nước có chiết suất
4/3 sang thủy tinh có chiết suất 1,5.
Tính góc khúc xạ biết góc tới i= 300
GV:- Đọc và tóm tắt bài tập lên bảng
cho học sinh
HS: Đọc, suy nghĩ cách làm và trình
bày vào giấy.
GV: Đưa ra gợi ý muốn tính góc khúc
xạ ra dựa vào công thức nào?
HS: Suy nghĩ cách làm và trình bày

vào giấy
GV: Nhận xét bài làm

Nội dung cơ bản
Bài 1: nước -> thủy tinh, i=300
n1=4/3 n2= 1,5, r = ?
N
S

I
R
ADĐL khúc xạ ánh sáng:
 sinr = => r= 34,30

3. Hoạt động 3: Làm các bài tập theo nhóm.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
GV: Giao bài tập cho nhóm 2,3
< phương pháp thảo luận nhóm>
Bài 2( nhóm 2): Tia sáng truyền trong
không khí tới gặp mặt thoáng của chất
lỏng có chiết suất . Ta được 2 tia phản
xạ và khúc xạ vuông góc với nhau Hãy
tính góc tới i.
HS: Đọc, suy nghĩ cách làm và trình
bày vào giấy
GV: Đưa ra gợi ý:
+ Nhận xét góc phản xạ i’ và góc khúc
xạ r có điểm gì đặc biệt?
+ Mối liên hệ giữa góc tới ivà góc khúc
xạ r là gì?

+ Muốn tính góc i ta đựa vào công
thức nào?
HS: Suy nghĩ viết bài ra giấy và treo
lên bảng cho cả lớp nhận xét
GV: Chữa bài .

Nội dung cơ bản
Bài 2:
Không khí - > Chất lỏng
n1 = 1
n2=
Tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ
i=?
Giải:
Có i’ + r + =1800
mà =900
 i’ + r =900
hay i+ r =900 ( i= i’)
=>sinr=cosi( 2 góc phụ nhau)
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

=> i= 600

Bài 3:
Không khí nước
n1= 1
n2=4/3
AB= 30cm,BI=40cm,CD=190cm



Bài 3( nhóm 3): Một cây cọc dài được IH=?
cắm thẳng đứng xuống mọt hồ nước
chiết suất 4/3. Phần cọc nhô ra ngoài
mặt hồ nước là 30cm, bóng của nó trên
mặt nước dài 40cm và dưới đáy bể
nước là 190cm. Hãy tính chiều sâu của
mực nước.
HS: Đọc đề, suy nghĩ cách làm và trình
Giải:
bày vào giấy

GV: Đưa ra gợi ý:
tani=
+ Vẽ hình và quan sát xem chiều sâu
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
mực nước có liên quan gì với góc khúc
xạ?
+ Muốn tính được góc khúc xạ ta dựa
vào công thức nào?
HS: Suy nghĩ làm bài và trình bày vào
bảng
GV: Chữa bài
4.Hoạt động 4: Củng cố lại cách làm bài tập khúc xạ
Hoạt động giáo viên và học sinh
GV: Tổng kết lại cách làm bài tập về
khúc xạ ánh sáng.
HS: Nghe và ghi vào vở

Nội dung cơ bản
Muốn giải được các bài tập về phần

khúc xạ ta phải nắm được định luật
khúc xạ ánh sáng và dùng một số cách
biến đổi Toán học



×