Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu tinh sạch và ảnh hưởng của polysaccarit từ cây thuốc xuân hoa psederanthemum palatiferum (nees) ralk trên các cytokine tiền viêm trên mô hình in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 56 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU TINH SẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA POLISACCARIT TỪ CÂY THUỐC XUÂN HOA
PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM (NEES) RALK
TRÊN CÁC CYTOKINE TIỀN VIÊM TRÊN MÔ HÌNH IN VITRO

Người hướng dẫn

: TS. VÕ HOÀI BẮC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THỦY
Lớp

: 13-01

HÀ NỘI - 2017


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU TINH SẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA POLISACCARIT TỪ CÂY THUỐC XUÂN HOA
PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM (NEES) RALK
TRÊN CÁC CYTOKINE TIỀN VIÊM TRÊN MÔ HÌNH IN VITRO

Người hướng dẫn

: TS. VÕ HOÀI BẮC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THỦY
Lớp

: 13-01

HÀ NỘI - 2017


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Viện Công nghệ Sinh học, Viện
Hàn lâm – Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, môi trường
tốt giúp tôi thực hiện tốt khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Võ Hoài Bắc đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Viện Đại Học Mở Hà
Nội, các phòng ban liên quan, Ban Chủ Nhiệm khoa công nghệ sinh học,

cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn để tôi có những kiến
thức như ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất tới
gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN THANH THỦY

Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................2
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Khái niệm viêm .............................................................................................. 3
1.2. Vai trò của đại thực bào (macrophage) trong đáp ứng viêm ................. 3
1.3. Vai trò của các cytokine trong đáp ứng viêm............................................ 4
1.4. Giới thiệu chung về cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum....... 6
1.5. Polisaccarit ...................................................................................................... 7

1.5.1. Oligosaccarit ...................................................................................... 7
1.5.2. Polisaccarit ......................................................................................... 8
1.6. Vai trò sinh học và tác dụng của polisaccarit thực vật .......................... 12
1.6.1. Vai trò sinh học và ý nghĩa kinh tế .................................................. 12
1.6.2. Tác dụng chữa bệnh của một số polisaccarit thực vật ..................... 12
1.7. Những nghiên cứu về cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum . 14
1.7.1. Kinh nghiệm dân gian sử dụng lá cây Xuân Hoa ............................ 14
1.7.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học trong lá cây Xuân
Hoa ............................................................................................................. 15
1.7.3. Những nghiên cứu in vitro về dược tính ......................................... 16
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ ....................... 20
2.1. Vật liệu ........................................................................................................... 20
2.1.1. Nguyên liệu thực vật........................................................................ 20
2.1.2. Hóa chất, thiết bị .............................................................................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 20
2.2.1. Xử lý nguyên liệu ............................................................................ 20
2.2.2. Định lượng polisaccarit bằng phương pháp phenol - sunfuric axit
(Dubois, 1956) ........................................................................................... 21
Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

2.2.3. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu chiết rút polisaccarit .................... 22
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất chiết rút
polisaccarit ............................................................................................. 22

2.2.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chiết rút polisaccharit . 22
2.2.3.3. Xác định thời gian tối ưu chiết rút polisaccarit ....................... 23
2.2.3.4. Xác định tỷ lệ nguyên liệu và dung môi thích hợp chiết rút
polisaccarit ............................................................................................. 23
2.2.4. Phương pháp tinh sạch polisaccarit ................................................. 24
2.2.5. Đo độ hấp thụ quang phổ của dung dịch polisaccarit...................... 25
2.2.6. Phương pháp sắc ký thẩm thấu gel GPC xác định độ sạch và trọng
lượng phân tử của polisaccarit ................................................................... 25
2.2.7. Phương pháp xác định mức ảnh hưởng của polisaccarit lên khả
năng sống sót của đại thực bào .................................................................. 25
2.2.8. Phương pháp định lượng nồng độ cytokine IL-6 và TNF-α ........... 26
2.2.9. Phân tích thống kê ........................................................................... 27
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 28
3.1. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu chiết rút polisaccarit........................... 28
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất chiết rút
polisaccarit ................................................................................................. 28
3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết rút polisaccarit .......... 29
3.1.3. Thời gian tối ưu chiết rút polisaccarit.............................................. 30
3.1.4. Tỷ lệ nguyên liệu và dung môi thích hợp chiết rút polisaccarit ...... 31
3.2. Tinh sạch polisaccarit ........................................................................................ 32
3.3. Sơ đồ tinh sạch chế phẩm polisaccarit ........................................................... 34
3.4. Kiểm tra độ sạch và trọng lượng phân tử của chế phẩm polisaccarit ..... 35
3.5. Đánh giá hoạt tính độc tố của polisaccarit tới khả năng sống của tế bào
macrophage ................................................................................................................ 37
3.6. Đánh giá ảnh hưởng của polisaccarit đến sự giải phóng cytokine ........... 37

Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 41
4.1. Kết luận ................................................................................................................ 41
4.2. Đề nghị.................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 42
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 48

Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Xây dựng đồ thị chuẩn glucoz ........................................................ 21
Bảng 3.1. Hoạt tính polisaccarit các phân đoạn qua cột Sephadex G100 ...... 33
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk .......... 6
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng polisaccarit chiết
xuất .................................................................................................................. 28
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polisaccarit chiết xuất .... 29
Hình 3.3. Thời gian tối ưu chiết rút polisaccarit ............................................. 30
Hình 3.4. Tỷ lệ dung môi thích hợp chiết rút polisaccarit .............................. 31

Hình 3.5. Sắc ký qua cột Sephadex G100 ....................................................... 32
Hình 3.6. Sơ đồ tinh sạch chế phẩm polisaccarit ............................................ 34
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn phổ hấp thụ ánh sáng của polisaccarit chiết từ lá
cây Xuân Hoa .................................................................................................. 35
Hình 3.8. Phổ sắc ký thẩm thấu gel GPC của polisaccarit tinh sạch từ cây
Xuân Hoa P. palatiferum ................................................................................ 36
Hình 3.9. Ảnh hưởng của polisaccarit lên khả năng sống chết của tế bào
RAW264.7....................................................................................................... 37
Hình 3.10. Ảnh hưởng của polisaccarit tinh sạch trên sự giải phóng ............. 38
của IL-6 ........................................................................................................... 38
Hình 3.11. Ảnh hưởng của polisaccarit tinh sạch trên sự giải phóng của TNF-α39
Hình 1: Đồ thị chuẩn glucoz theo phương pháp của DuBoietal ..................... 48

Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

A490

: bước sóng 490nm

A585


: bước sóng 585nm

BSA

: albumin huyết thanh bò

OD

: optical density

TCA

: axit tricloaxetic

IL-6

: interleukin-6

Nguyễn Thanh Thủy

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, các bệnh về viêm thường sử dụng các thuốc tổng hợp.

Các thuốc điều trị viêm như glucocorticoid, phenylbutazol, dielofenac…cần
phải sử dụng dài ngày và thường gây hiệu quả phụ cho sức khỏe người bệnh.
Vì vậy, hướng nghiên cứu sử dụng các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên trong
Y, Dược đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới bởi
việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược sẽ giảm tác dụng phụ và chi
phí điều trị.
Theo Y học cổ truyền, nhiều vị thuốc chứa chất nhầy được dùng phổ
biến trong tạo máu, chống viêm, chữa lành vết thương... Trong những năm
gần đây polisaccarit là những nhóm hợp chất rất được các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm do các tác dụng quan trọng của chúng về tăng cường miễn
dịch, kháng bổ thể, kháng viêm, chống loét, chống đông máu, phân hủy
fibrin. Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy trong lá cây Xuân
Hoa P. palatiferum chứa hàm lượng cao polisaccarit và có tác dụng tăng
cường miễn dịch trên chuột được tiêm chất gây suy giảm miễn dịch
cyclophosphamide
Cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk thuộc họ
Ôrô Acanthaceae được dùng trong dân gian Việt Nam để chữa nhiều bệnh
như: nhiễm khuẩn tiêu hoá, trĩ, chấn thương chảy máu, tiêu mủ các vết
thương…Trong khoảng 15 năm gần đây, nhiều nhà khoa học Việt Nam và
thế giới đã xác minh được một số tác dụng sinh học của lá cây thuốc này
như: kháng khuẩn, kháng nấm, tác dụng chống oxi hóa, giảm huyết áp, hạ
đường huyết... Tuy nhiên, việc nghiên cứu cấu trúc, đặc tính và tác dụng
dược lý chỉ tập trung vào nhóm các chất như: flavonoids, phytol,
triterponoid saponin, stigmasterol, salicylic acid…Cho đến nay chưa có công
bố nào nghiên cứu sâu về các đặc tính sinh hóa, tác dụng kháng viêm của

Nguyễn Thanh Thủy

1


Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

polisaccarit từ cây thuốc Xuân Hoa. Trong khóa luận này chúng tôi sẽ tinh
sạch và xác định ảnh hưởng của polisaccarit từ cây thuốc Xuân Hoa P.
palatiferum trên các cytokine tiền viêm trên mô hình in vitro. Các kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung những thông tin khoa học mới về
cây thuốc quý này của Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tinh sạch được polisaccarit từ lá cây thuốc Xuân Hoa P. Palatiferum (Ness)
Radlk có độ sạch trên 95%.
- Xác định được độ sạch và trọng lượng phân tử của polisaccarit.
- Đánh giá ảnh hưởng của polisaccarit tinh sạch trên các cytokine tiền viêm
trên mô hình in vitro.

Nguyễn Thanh Thủy

2

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc


PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm viêm
Viêm (inflammation) là một phần đáp ứng sinh học phức tạp của các
mao mạch với các vị trí bị tổn thương trên cơ thể do bị kích thích bởi các
mầm bệnh hay là những tế bào bị hỏng. Quá trình này nhằm bảo vệ các cơ
quan, loại bỏ hay sửa chữa những vị trí kích thích bị thương và bị lỗi. Khi
phản ứng viêm xảy ra, nhiều loại tế bào sẽ được hoạt hóa và tập trung đến ổ
viêm nhờ các loại tế bào di chuyển gồm: bạch cầu đơn nhân, đa nhân , các tế
bào lympho, tiểu cầu, tế bào nội mạc… Các tế bào này giải phóng ra hàng
loạt các chất trung gian, phần lớn là các chất prostaglandins, leukotrienes,
histamine, bradykinin, nhân tố hoạt hóa tiểu cầu và interleukin-1. Các chất
này lại tiếp tục hoạt hoá các tế bào khác làm giải phóng ra hàng loạt các
enzyme “dọn dẹp” chủ yếu phân giải protein nhờ các proteinase, các
interleukin, yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), các superoxide, H+,
hydroperoxide gây ra tổn thương mô, qua đó khép kín quá trình viêm mạn
tính. Quá trình tiết ra của các chất trung gian như trên làm tăng dòng chảy
của máu tới những vùng bị xâm nhập và dẫn tới hiện tượng bị đỏ, nóng. Một
vài chất tiết ra làm hẹp dòng chảy của máu dẫn tới bị sưng. Khi quá trình
viêm kéo dài sẽ dẫn tới hiệu quả tích lũy và trạng thái mất cân bằng do qúa
trình viêm chiếm ưu thế hơn quá trình kháng viêm và quá trình đông tụ
chiếm ưu thế hơn quá trình phân giải tơ huyết (fibrin). Quá trình nghẽn mạch,
thiếu máu cục bộ, các mô bị tổn thương sẽ là hậu quả tiếp sau dẫn tới viêm
nặng và choáng do viêm, mất chức năng của đa cơ quan và tử vong
(Cuzzocrea, 2006).
1.2. Vai trò của đại thực bào (macrophage) trong đáp ứng viêm
Đại thực bào (macrophage) là những tế bào bạch cầu, phân nhóm
thực bào, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu cũng
như hệ miễn dịch đặc hiệu ở động vật có xương sống. Vai trò chính của
chúng là thực bào các thành phần cặn bã của tế bào và các tác nhân gây
Nguyễn Thanh Thủy


3

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

bệnh. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò các tế bào trình diện kháng nguyên
khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể (Fujiwara, 2005). Do
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực bào của cơ thể, đại thực bào
có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý do miễn dịch. Ví dụ các đại thực
bào tham gia vào quá trình hình thành u hạt (granuloma) hay các tổn
thương viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hội chứng đáp ứng
viêm hệ thống và trong nhiễm trùng huyết, đại thực bào giải phóng các
cytokine gây viêm mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh lý
của các hội chứng này. Các cytokine chính được phóng thích bởi đại thực
bào gồm: interleukin-1 (IL-1), yếu tố họai tử khối u TNF-α, IL-6, IL-8, IL12, IFN-γ, nitric oxide (NO) vàc các phân tử dính kết tế bào dẫn đến làm
tăng qúa trình viêm. Nồng độ cao của các cytokine này trong máu có
thể dẫn đến tử vong cao ở các bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết
(Casey, 1993; Hack, 1997). Như vậy, việc kiểm soát sản xuất các
cytokine có thể làm giảm khả năng viêm quá mức ở các bệnh nhân nhiễm
trùng nặng.
1.3. Vai trò của các cytokine trong đáp ứng viêm
Trong đáp ứng với các trường hợp nhiễm trùng hoặc tổn thương mô
thì một chuỗi hoàn chỉnh các yếu tố không đặc hiệu hay còn gọi là đáp ứng
trong pha cấp (acute-phase response - APR) được khởi động để cung cấp
cho cơ thể khả năng phòng vệ sớm bằng cách hạn chế tổn thương mô chỉ tập

trung ở vị trí nhiễm trùng hoặc vị trí thương tổn. Ðáp ứng trong pha cấp bao
gồm cả các đáp ứng toàn thân và tại chỗ. Ðáp ứng viêm tại chỗ phát triển khi
các yếu tố gây đông vón được tạo ra trong huyết tương dẫn tới sự hoạt hoá
các cục máu, sự tạo thành của kinin, và các con đường tiêu sợi fibrin. Các
cytokine khác nhau cho thấy là có ảnh hưởng đến đáp ứng viêm tại chỗ
thông qua khả năng làm thúc đẩy cả khả năng bám dính của các tế bào viêm
vào các tế bào nội mô mạch máu và khả năng di chuyển xuyên qua thành
mạch vào kẽ mô.
Nguyễn Thanh Thủy

4

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

Ðáp ứng toàn thân bao gồm phản ứng sốt, tăng tạo bạch cầu, tăng sản
xuất một số lượng lớn các protein của pha viêm cấp, hoạt hoá của các đại
thực bào, các tế bào viêm khác nhau và giải phóng các cytokine như: TNF-α,
IL-1β, IL-8, IL-6 và IL-10 (Koj, 1996).
TNF-α là một cytokine có khối lượng phân tử khoảng 17 kilo dalton
được tiết bởi các đại thực bào bị kích hoạt khi đáp ứng với các tác nhân gây
bệnh hoặc các tổn thương khác nhau. Đây là một mediator quan trọng và cần
thiết trong cả viêm cục bộ và viêm toàn hệ thống (Tracey, 1987). Sự gia tăng
nồng độ TNF-α trong viêm cục bộ biểu hiện bao gồm: sưng, đau, đỏ và tăng
nhiệt độ. Một số lượng TNF-α thấp có thể góp phần bảo vệ vật chủ bằng
cách hạn chế sự lây lan của các tác nhân gây bệnh (Tracey, 1989). Tuy nhiên

khi gia tăng quá mức số TNF-α trong đáp ứng viêm toàn hệ thống sẽ dẫn đến
tổn thương các mô, suy nhược tim, huyết khối và dẫn đến shock trong các
nhiễm trùng huyết (Wang, 1999). Ðiều quan trọng là độ dài thời gian và
cường độ của đáp ứng viêm phải được kiểm soát một cách chặt chẽ để điều
hoà tổn thương mô và thúc đẩy các cơ chế sửa chữa mô cần thiết cho quá
trình điều trị.
Interleukin-6 đóng vai trò trung tâm trong viêm mạn tính và trong các
nhiễm trùng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ Interleukin-6 trong máu
tăng cao ở các bệnh nhân viêm mãn tính và bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
(đây là cytokine có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết). Interleukin6 kích hoạt các protein pha cấp tính và góp phần đối với các biểu hiện hệ
thống của viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ IL-6 tăng cao trong
máu của các bệnh nhân nhiễm trùng nặng và khi nồng độ tăng cao liên tục
dẫn đến sự suy giảm chức năng của hệ vi tuần hoàn máu và các cơ quan
trong cơ thể và dẫn tới tử vong do shock trong nhiễm khuẩn huyết (Tanaka,
1996). Ức chế Interleukin-6 là một liệu pháp điều trị hiệu quả đối với các
bệnh nhân viêm mạn tính và nhiễm trùng nặng.

Nguyễn Thanh Thủy

5

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

1.4. Giới thiệu chung về cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum
* Đặc điểm thực vật.

Bộ phận dùng: Lá. Cây Xuân Hoa thuộc họ Acanthaceae, còn có tên là
cây Tu Linh, cây Nhật Nguyệt hay cây Con Khỉ, cây Hoàn Ngọc, cây Thần
dưỡng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều. Tên khoa học là
Pseuderanthemum Palatiferum Radik (Nees).
Họ Ô rô (Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật
có hoa, chứa khoảng 250 chi và khoảng 2.700 loài. Theo Phạm Hoàng Hộ
(2000), chi Pseuderanthemum có khoảng 196 loài. Ở Việt Nam, chi
Pseuderanthemum có 9 loài và 2 thứ.
Đề tài của chúng tôi nghiên cứu polisaccarit trên đối tượng là cây Xuân Hoa
Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
Mô tả: Cây có thể mọc cao từ 1-2m sống lâu năm, thân cây xanh
màu tím lục, khi già chuyển thành màu nâu, phân ra nhiều nhánh, lá mọc đối
diện có hình mũi mác, dài từ 12-15cm, rộng 3,5-5cm, nếp lá nguyên, cuống
lá dài 1-2,5cm, cụm hoa dài 10-16cm. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.
Hoa lưỡng tính, không đều.
Phân bố: Cây Xuân Hoa mọc hoang ở nhiều nơi, được coi là cây thuốc
quí có uy tín trong dân gian ở các tỉnh thành miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội.

Hình 1.1. Cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk

Nguyễn Thanh Thủy

6

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc


1.5. Polisaccarit
Polisaccarit là các saccarit bao gồm từ hai đến hiều gốc đường đơn kết
hợp với nhau. Polysaccarit được chia thành 2 phân nhóm oligosaccarit và
polisaccarit.
1.5.1. Oligosaccarit
Oligosaccarit bao gồm không quá 10 gốc monosaccarit kết hợp với
nhau bằng liên kết O-glucozit. Oligosaccarit phổ biến nhất là nhóm
disaccarit bao gồm các đường kép điển hình. Ngoài disaccarit còn có
trisaccarit, tetrasaccarit…
Các disaccarit phổ biến là mantoz, lactoz và saccatoz. Ví dụ :
+ Mantoz (còn gọi là đường mạch nha), được cấu tạo từ 2 phân tử αD-glucoz. Liên kết glucozit được tạo thành giữa một OH-glucozit với OH ở
C4 của gốc glucoz thứ hai. Do đó phân tử manozo vẫn còn chứa một nhóm
OH-glucozit tự do, nên vẫn giữ được tính khử nhưng chỉ bằng một nửa của
glucoz.
+ Saccaroz (đường mía) được cấu tạo từ α-D-glucoz và β-D-glucoz.
Hai monosaccarit này kết hợp với nhau qua liên kết glucozit được tạo thành
giữa hai nhóm OH-glucozit của chúng. Vì vậy sacaroz không có tính khử,
sacaroz hòa tan tốt trong nước.
+ Trisaccarit phổ biến và được biết rõ hơn cả là rafinoz. Rafinoz được
cấu tạo chủ yếu từ 3 monosaccarit là glucoz và fructoz.
+ Tetrasaccarit phổ biến được biết đến là stakioz cấu tạo từ 4 gốc
monosaccarit, trong đó có 2 gốc α-D-galactoz, một gốc α-D-glucoz và một
gốc β-D-glucoz.
+ Stakioz và ranfinoz không có tính khử vì tất cả các nhóm OHglucozit đều tham gia tạo thành liên kết glucozit (Phạm Thị Trân Châu,
1997).

Nguyễn Thanh Thủy

7


Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

1.5.2. Polisaccarit
Polisaccarit do nhiều gốc monosaccarit kết hợp với nhau có khối
lượng phân tử lớn. Các monosaccarit trong phân tử polisaccarit có thể thuộc
một hay nhiều loại khác nhau. Trong một số trường hợp các gốc
monosaccarit có chứa các nhóm thế glucozit trong phân tử polisaccarit có
thể là α- hoặc β-glucozit. Tên gọi polisaccarit phân theo tên của
monosaccarit cấu tạo nên nó nhưng đổi đuôi ‘oz’ thành đuôi ‘an’. Ví dụ : Dglucan, D-Fructan, D-galactan, D-galactoglucan...
Những monosaccarit thường gặp trong phân tử polisaccarit là hexoz
(glucoz, galactoz, mantozo) hoặc pentozo (arabinoz, xiloz,…). So với aldoz
thì xetoz ít tham gia tạo thành phần polisaccarit hơn. Những polisaccarit
chứa hơn 5-6 loại monosaccarit khác nhau rất ít gặp.
Tùy theo nguồn gốc tự nhiên, polisaccarit chia thành 3 nhóm lớn:
Polisaccarit vi sinh vật, polisaccarit động vật và polisaccarit thực vật.

 Polisaccarit vi sinh vật điển hình (Phạm Thị Trân Châu,1997)
Nhóm polisaccarit này được tích tụ một lượng đáng kể trong dịch nuôi
cấy của vi sinh vật do đó có thể tách ra một cách cụ thể dễ dàng.
Ví dụ : + nigeran là polysaccarit được tách ra từ dịch nuôi cấy của aspergilus
niger, nigenran do các gốc D-glucopiranoz kết hợp với nhau bằng liên kết α1→3 và α-1→4 glucozit luân phiên nhau.
+ Dextran là glucan do một số vi khuẩn giống Leuconostoc Streptococus
tổng hợp khi nuôi cấy trên dung dịch có chứa xacaroz. Trong đó các vi
khuẩn này có enzyme dextran-sucraza xúc tác quá trình biến sacaroz thành

dextran. Dextran được dùng làm chất thay thế huyết thanh của máu và nó
cũng là nguyên liệu ban đầu sản xuất sephadex là những rây phân tử có
nhiều ứng dụng thực tế trong phòng thí nghiệm.
* Polisaccarit động vật điển hình (Phạm Thị Trân Châu, 1997).
Polisaccarit ở động vật có hàm lượng nhỏ hơn so với polisaccarit ở
thực vật nhưng polisaccarit ở động vật giữ vai trò quan trọng trong cơ thể
Nguyễn Thanh Thủy

8

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

động vật. Polisaccarit ở động vật chia thành các loại như glicogen, kitin,
heparin,…
+ Glicogen cũng thuộc glucan, là polysaccarit dự trữ ở động vật và người.
trong đó, glicogen có cấu tạo phân nhánh tương tự amilopectin của tinh bột
nhưng có độ phân nhánh nhiều hơn. Phần lớn các gốc glucoz trong phân tử
kết hợp với nhau tạo liên kết α-1→4-glucozit, liên kết α-1→6-glucozit ở
chỗ phân nhánh của phân tử. Glicogen có thể bị thủy phân dưới tác dụng của
enzymee hoặc axit, khi thủy phân hoàn toàn nhận được α-D-glucoz.
Glicogen hòa tan trong nước nóng, và có màu đỏ tím hoặc đỏ nâu với Iot. Ở
động vật glicogen tập trung chủ yếu ở gan và cơ (Trần Thị Áng, 1997)
+ Kitin do các gốc N-axetil β-glucozamin kết hợp với nhau bằng liên kết β1→4-glucozit. Kitin là hợp phần chính của bộ khung bên ngoài của ngành
chân khớp và một số động vật không xương sống khác. Về số lượng kitin
chiếm vị trí thứ 2 trong xenluloz, trong các hợp chất hữu cơ có trên quả đất.

Nếu xử lý kitin bằng kiềm đặc kết hợp với nung nóng 1 phần nhóm N-axetil
sẽ bị tách và tạo thành chitozan. Chitozan đang được ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau: thực phẩm, dược phẩm, công nông nghiệp…
+ Heparin là một mucopolysaccarit có tính chất sinh học quan trọng, là chất
chống đông máu. Heparin có trong nhiều tổ chức của cơ thể, nhưng chủ yếu
là ở gan , phổi và cơ. Thường heparin được liên kết với protein.

 Các polisaccarit thực vật điển hình (Phạm Thị Trân Châu, 1997)
Trong tự nhiên polisaccarit thực vật có tầm quan trọng đặc biệt đối với
cuộc sống và có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị.
+ Axit anginic là hợp phần chính của thành tế bào rong nâu. Axit anginic của
các rong khác nhau về thành phần đơn phân, chúng đều chứa axit Dmanuronic và L-gluronic với tỉ lệ xê dịch trong khoảng 0,5-3. Các
monosaccarit trong axit anginic kết hợp với nhau bằng liên kết 1→4-glucozit
và tạo thành mạch thẳng.

Nguyễn Thanh Thủy

9

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

+ Thạch (agar) là một sunfat của polisaccarit tích tự nhiều ở trong loại rong
đỏ gồm 2 dạng polisaccarit : agaroz và agaropectin. Agaroz do Dgalactopiranoz và 3,6 anhidro L-galactopiranoz tạo nên bằng liên kết 1→4
và liên kết 1→3- glucozit
Agaropectin khác với agaroz về hàm lượng nhóm sunfat. Cấu tạo chi tiết của

agaropectin chưa được sáng tỏ. Thạch cũng như axit anginic có nhiều ứng
dụng trong công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm và một số ngành sản
xuất khác.
+ Inulin là polisaccarit dự trữ của nhiều loại thực vật do D-fructoz tạo nên và
inulin chứa một polisaccarit có tên là fructan gồm các D-fructo furanoz kết
hợp với nhau bằng liên kết (2→1)-glucozit và tận cùng bằng một xacaroz
không khử. Inulin có nhiều nhất trong củ mẫu đơn (12%) rễ cải đắng (10%)
cũng như trong cây họ nhà hòa thảo. Người và động vật đồng hóa inulin dễ
dàng. Inulin dễ hòa tan trong nước nóng, để lạnh lắng xuống thành kết tủa.
Khối lượng phân tử của inulin tương đối thấp (5000-6000) Da.
+ Tinh bột là polisaccarit dự trữ chủ yếu trong thế giới thực vật. Tinh bột có
nhiều trong quả, hạt (trong hạt thóc, ngô, lúa mì tinh bột chiếm 70%), củ và
trái cây. Tinh bột cũng có mộtt ít trong lá. Tinh bột gồm 2 cấu tử là amiloz
và amilopectin đều do các đơn vị glucoz tạo nên. Trong amiloz các gốc
glucoz kết hợp với nhau bằng liên kết α-1→4-glucozit tạo thành mạch thẳng.
Amilopectin có cấu tạo nhánh, ở điểm phân nhánh các gốc glucoz kết hợp
với nhau bằng liên kết α-1→4-glucozit và liên kết phụ α-1→6-glucozit.
Amiloz hòa tan dễ dàng trong nước ấm và trong dung dịch có độ nhớt không
cao. Amilopectin chỉ hòa tan trong nước nóng khi có áp suất và trong dung
dịch có độ nhớt rất cao. Amiloz có phân tử lượng 10.000-100.000 Da, còn
phân tử lượng của amilopectin lại xê dịch 50.000-1.000.000 Da. Hóa tính
đặc trưng nhất của tinh bột là phản ứng màu với iot. Tinh bột tương tác với
iot tạo màu xanh và đôi khi thấy màu đỏ. Tinh bột được dùng để sản xuất
glucoz, rượu etylic, thuốc thử iot, tá dược trong viên nén,…
Nguyễn Thanh Thủy

10

Lớp: 13-01



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

+ Xenluloz là polisaccarit cấu trúc phổ biến nhất của thực vật và cũng là chất
hữu cơ phổ biến nhất trên hành tinh của chúng ta. Hằng năm lượng xenluloz
do cây trồng tổng hợp nên là 1011tấn. Xenluloz là thành phần chính của
màng tế bào thực vật. xenluloz chiếm 50% trong gỗ và 90% trong bông.
Xenluloz là glucan không phân nhánh, trong đó các gốc glucoz kết hợp với
nhau qua liên kết β-1→4-glucozit. Số gốc glucoz trong xenluloz xê dịch
50.000-106 Da. Xenluloz và dẫn xuất của nó có giá trị to lớn trong nhiều
ngành (sợi, giấy sợi nhân tạo, chất dẻo, chất nổ...).
+ Pectin là những polisaccarit có phân tử lớn mà phần tử chính của phân tử
cấu tạo bởi axit poligalacturonic, do đó được xếp vào nhóm poliuronic.
Pectin thường gặp trong các bộ phận của cây và tảo. Đặc biệt cùi trắng của
một số cây họ cam quýt (rutaceate) như bưởi, cam, chanh chứa hàm lượng
pectin rất cao, có thể lên đến 30%. Pectin chia làm 2 loại: pectin hòa tan có
trong dịch tế bào và protopectin là dạng không hòa tan nằm trong thành tế
bào và các lớp gian bào.
+ Gôm và các chất nhầy: Gôm là những polisaccarit được tiết ra ở dạng dịch
keo khô ở những vết nứt, vết chặt, lỗ đục sâu,…như gôm từ cây Acacia
verele mọc ở ven vùng sa mạc Ai cập. Gôm có nguồn gốc bệnh lý và sự tiết
ra gôm là một phản ứng với điều kiện bất lợi.
+ Chất nhầy phần lớn là polisaccarit thuộc nhóm galactomannan, thường có
cấu trúc mạch thẳng chủ yếu tạo bởi gốc D- manopiranoz, kết hợp với nhau
bằng mối liên kết  -1→4 nhưng cũng có mạch nhánh tạo bởi các Dgalactopiranoz (α-1→6). Chất nhầy là thành phần cấu tạo của tế bào bình
thường.
Do cấu trúc của polisaccarit rất phức tạp cho nên việc nghiên cứu cấu
trúc, tính chất của từng loại polisaccarit còn có nhiều khó khăn và còn rất

hạn chế.

Nguyễn Thanh Thủy

11

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

1.6. Vai trò sinh học và tác dụng của polisaccarit thực vật
1.6.1. Vai trò sinh học và ý nghĩa kinh tế
Polisaccarit thực vật cũng có các chức năng sinh học như các
polisaccarit trong cơ thể sống khác đã trình bày ở phần đầu:
- Chúng giữ vai trò là chất dự trữ ở thực vật, như tinh bột trong tế bào chất,
trong không bào và các cơ quan dự trữ, có nhiệm vụ giữ thế cân bằng áp suất
thẩm thấu và quá trình trao đổi chất của tế bào sống.
- Polisaccarit là thành phần cấu trúc chủ yếu của thành tế bào giữ vai trò bảo
vệ: celluloz, hemicelluloz, pectin,… Polisaccarit ngoại bào giữ vai trò quan
trọng trong các chức năng bảo vệ của thực vật như: chất nhầy ở các màng tế
bào mặt ngoài rễ, chất dịch tiết ra khi khối mô bị tổn thương.
- Một số polisaccarit thực vật có tác dụng kìm hãm quá trình lắng tụ hồng
cầu, một số glucoprotein có thành phần giống glucoprotein của huyết thanh
tham gia vào các “phản ứng miễn dịch” của thực vật. Một số lipopolisaccarit
có thành phần giống lipopolisaccarit của vi khuẩn gram (-). Các chất trên
cũng giữ vai trò trong phản ứng bảo vệ của thực vật. Do đó chứa 1 lượng lớn
nhóm hydroxit (-OH) với đôi điện tử của nguyên tử oxi nên dọc theo phân tử

polisaccarit có mật độ điện tử đậm đặc, điều đó làm dễ dàng tạo mối liên kết
hydro giữa các phân tử làm bền cấu trúc bậc 2 của polisaccarit, đồng thời
chúng dễ dàng liên kết với các phân tử biopolime khác của tế bào.
- Pectin là polyuronic mạch thẳng chủ yếu là axit poligalacturonic được
dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, dược phẩm và một số ngành
công nghiệp khác.
- Ngoài ra nhóm polisaccarit nhầy với cấu trúc phức tạp và đa dạng có vai
trò quan trọng trong y học, dược học, công nghiệp thực phẩm...
1.6.2. Tác dụng chữa bệnh của một số polisaccarit thực vật
Theo Y học cổ truyền thì nhiều vị thuốc chứa chất nhầy được dùng
phổ biến trong tạo máu, chống viêm, chữa lành vết thương,…(Lê Xuân
Thám,1999). Trong những năm gần đây polisaccarit là những nhóm hợp chất
Nguyễn Thanh Thủy

12

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

rất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm do các tác dụng quan trọng
của chúng về tăng cường miễn dịch, kháng bổ thể, kháng virut, chống loét,
chống đông máu, phân hủy fibrin (Zeny, 2009). Một số công trình nghiên
cứu về tính chất hóa học và tác dụng chữa bệnh của polisaccarit đã được
công bố trên tạp chí khoa học.
Năm 1992, Puhlann J. công bố hai loại polisaccarit peptin chứa ion
kim loại chiết xuất từ Achyrocline Satureioides có hoạt tính miễn dịch và

kháng bổ thể trong môi trường in vitro đã công bố quy trình tách chiết và
phương pháp nghiên cứu tính chất hóa học của polisaccarit từ cây
cedrelatubifiora có hoạt tính kháng bổ thể intro (Grabowska, 1997). Một số
galaclomannan và các dẫn xuất chứa sunfat của chúng được chiết xuất từ
một số cây họ đậu có hoạt tính chống đông máu, phân hủy fibrin và kháng
virut CB5 invitro (Ooi,2000). Polisaccarit trung tính (Seleroglucan) từ
Selerotium glucanicum có tác dụng kháng virut mụn rộp Herpes loại
(Stimpel, 1984).
Nhiều nghiên cứu cho thấy các polysaccarit từ thực vật có khả năng
điều hòa miễn dich (Nath, 1992), kháng viêm (Ooi, 2000), làm tan các cục
máu đông (Puhlann,1992), cải thiện hệ tuần hoàn máu ở tim (Zeny, 2009),
khả năng quét các gốc tự do và chống ung thư (Ooi, 2000; Kainoor, 2009).
Ví dụ các polysaccarit tách từ Lentinula edodes (Vetvicka, 2008), Sclerotium
rofsii (Rice, 2005), các furanose chiết tách từ P. quiquefolium và pectin từ
Buplerum falcatum và Malus (apple) spp đã tăng khả năng miễn dịch trong
các chuột khỏe mạnh (Biondo, 2008).

Fucans, polysaccarit từ tảo

Lobophora variegate có khả năng chống oxi hóa, quét các gốc tự do
(Kainoor, 2009), giảm sự giải phóng các TNFα (Allisson, 2011). Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công bố nào nghiên cứu về các đặc tính sinh hóa và tác
dụng kháng viêm của polisaccarit từ cây thuốc Xuân Hoa.

Nguyễn Thanh Thủy

13

Lớp: 13-01



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

1.7. Những nghiên cứu về cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum
1.7.1. Kinh nghiệm dân gian sử dụng lá cây Xuân Hoa
Bác sĩ Xuân Lục đưa ra một số bài thuốc từ kinh nghiệm dân gian đã sử
dụng lá cây Xuân Hoa (Xuân Lục, 2005).
- Chữa bệnh về đường tiêu hóa (đi lỏng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng
không rõ nguyên nhân): ăn từ 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi,
có thể nấu canh nhạt để ăn.
- Bệnh kèm theo chảy máu (chảy máu dạ dày, đường ruột, đái ra máu, phân
ra máu kể cả đái buốt, đái rắt,…), ăn lá khi đói hoặc sắc nước lá đặc để
uống, có thể nấu canh độ một bát nhỏ. Ăn 1-5 lần, máu sẽ cầm, nên ăn ngày
2 lần.
- Các bệnh ung thư thời kì phát bệnh: ăn lá xong, cơn đau giảm dần, người
tỉnh táo, ăn ngủ tốt, có cảm giác như khỏi bệnh. Thử nghiệm qua một số bệnh
ung thư dạ dày, gan, phổi,… đều thấy có diễn biến tốt. Lượng lá dùng thường
xuyên theo mức độ đau, thông thường ngày 2 lần, mỗi lần 3-7 lá, tùy theo
hiệu quả giảm đau.
- Các bệnh u ở phổi, tiền liệt tuyến: liều dùng như trên, sau 1 tuần các triệu
chứng giảm hẳn, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Riêng u xơ tiền liệt tuyến, ăn vào
cuối tháng, khoảng 3 tháng liên tục.
- Các bệnh về gan (xơ gan cổ trướng, viêm gan…): ăn lá tươi như trên ngày
2 lần khi đói. Bột lá khô cùng với bột Tam thất theo tỉ lệ 1:1 là thuốc trị xơ
gan đặc hiệu.
- Bệnh về thận (viêm thận cấp hoặc mãn, suy thận, các hiện tượng nước đái
đục, đái ra máu): điều trị như trên sau 1 tuần. Ăn 1 lần/ngày, nhưng nếu
nước giải chỉ trong được nửa ngày thì tăng lên 2 lần/ngày. Trong thời gian

nửa tháng, các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
- Chữa viêm loét (loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, trĩ nội ngoại, trực
tràng,…): ăn lá tươi khi đói (tốt nhất là vào buổi sáng). Với các vết thương

Nguyễn Thanh Thủy

14

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

thuộc phạm vi dạ dày, chỉ cần ăn trong 1 tuần, tránh uống rượu mạnh. Khi
chữa vết loét thuộc phần ruột, liều lượng cần nhiểu hơn tùy theo nặng, nhẹ.
- Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh: khi biến đổi huyết áp (cao hay
thấp) theo liều lượng trên, ăn xong chợp mắt nghỉ trong thời gian ngắn,
huyết áp sẽ trở lại bình thường, khi lên cơn rối loạn thần kinh thực vật, tùy
theo mức độ để định liều lượng, có thể ăn vào buổi sáng giúp cơ thể ổn định
trong ngày và đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Chữa về chấn thương (các loại chấn thương, đặc biệt là chấn thương sọ
não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt): lá thuốc có tác dụng cầm máu,
khôi phục các mô cơ bị dập, kháng viêm nhiễm, lá làm cả thuốc đắp và
thuốc uống. Với vết thương kín, có thể nhai để đắp, vết thương hở thì nên
giã để đắp.
- Chữa cảm cúm: nếu kéo theo rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, nhiệt độ
cao, nên ăn lá cách 2 giờ, cơn sốt nhanh chóng hạ đồng thời rối loạn tiêu hóa
cũng khỏi. Sau cơn sốt, nên ăn cháo có lá thuốc trộn vào giúp cho người

bệnh mau chóng trở lại bình thường.
- Khôi phục sức khỏe: khi mệt mỏi toàn thân hoặc cần nâng cao sức chịu
đựng cường độ cao, nên ăn như liều đinh 5-7 lá trước nửa giờ. Trẻ con đi
lỏng nên lấy từ 1-2 lá giã lấy nước cho uống.
1.7.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học trong lá cây Xuân
Hoa
Nguyễn Thị Minh Thu và cộng sự đã cô lập được các hợp chất
phytol, β-sitosterol, hỗn hợp hai đồng phân stigmasterol và poriferasterol, βsitosterol 3- β-O-D-glucopyranoside từ lá cây Xuân Hoa (Nguyễn Thị Minh
Thu, 2000).
Phan Minh Giang và cộng sự đã cô lập từ lá khô cây Xuân Hoa hợp
chất 1-pentacosanol, palmitic acid, β-sitosterol, stigmasterol, hỗn hợp βsitosterol

3-O-β-D-glucopyranoside

Nguyễn Thanh Thủy

15



stigmasterol

3-O-β-D-

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc


glucopyranoside và apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside (Phan Minh Giang,
2003).
Nguyễn Văn Hùng và cộng sự đã cô lập tứ lá cây Xuân Hoa các hợp
chất 1-triacotanol, hexadecanoate glycerol, salicylic acid và palmitic acid
(Nguyễn Văn Hùng, 2004).
Mai Đình Trị và các cộng sự đã cô lập các hợp chất từ lá cây Xuân
Hoa bao gồm: β-amyrin, oleanolic, β-sitosterol, stigmasterol, hỗn hợp hợp βsitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside và stigmasterol3-O-β-Dglucopyranoside (Mai Đình Trị, 2005).
Trần Kim Thu Liễu đã cô lập từ lá cây Xuân Hoa các hợp chất
squalene, dotriacontane, phytol, palmitic acid, β-sitosterol, stigmasterol, hỗn
hợp β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside, 24-methylenecycloartanol và
loliolide (Trần Kim Thu Liễu, 2007)
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng lá Xuân Hoa chứa đầy đủ
các acid amin thiết yếu với hàm lượng tổng số khá cao, đặc biệt hàm lượng
isoleucin, leucin và valin rất cao. Không phát hiện các nguyên tố kim loại
nặng như Cd, Pd, As, Cr (Võ Hoài Bắc, 2003), phát hiện hàm lượng cao
protease, polisaccarit từ lá cây này (Lê Thị Lan Oanh, 1999).
1.7.3. Những nghiên cứu in vitro về dược tính
* Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm
Trần Công Khánh và cộng sự đã thử tác dụng kháng vi sinh vật
kiểm định (trong ống nghiệm) của cao đặc chiết từ lá cây Xuân Hoa, kết quả
cho thấy cao đặc có tác dụng kháng vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa), kháng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes), nấm mốc (Aspergillus
niger, Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solanii), nấm
men (Saccharomyces cerevisiae, Candidaalbicans) (Trần Công Khánh,
1998)

Nguyễn Thanh Thủy


16

Lớp: 13-01


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. Võ Hoài Bắc

Phan Minh Giang và cộng sự đã khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng
khuẩn và kháng nấm của cao ethyl acetate và n-butanol (ở nồng độ 10
mg/ml) từ lá cây Xuân Hoa, các kết quả cho thấy cả hai loại cao trích đều thể
hiện khả năng kháng các chủng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus), Gram âm (Escherichia coli) và vi nấm (Candida
albicans, Candida stellatoides), trong đó cao trích ethyl acetate có hoạt tính
tốt hơn cao trích n-butanol. Kết quả cũng cho thấy cao trích ethyl acetate
kháng tốt các chủng Salmonella typhi 158, Shigella flexneri và Escherichia
coli, đây là những vi khuẩn gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy, viêm ruột, lị
(Phan Minh Giang, 2005).
- Hoạt tính kháng oxy hóa
Phan Minh Giang và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng oxy
hóa của các loại cao ethyl acetate và n-butanol từ lá cây Xuân Hoa bằng
phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cao này lên độ hoạt động
của enzyme peroxydase trong máu. Kết quả cho thấy cả hai loại cao ethyl
acetate và n-butanol từ lá cây đều có tác dụng kháng oxy hóa (Phan Minh
Giang, 2005).
- Thử độc trên động vật thử nghiệm.
Lê Thị Lan Oanh và cộng sự đã khảo sát độ độc của dịch chiết lá
cây Xuân Hoa trên cá chọi. Kết quả cho thấy dịch chiết lá không độc với cá
chọi vì với nồng độ 50% cá vẫn không chết sau 5 ngày (Lê Thị Lan Oanh,

1999). Kết quả thử nghiệm độc tính của lá khô cây Xuân Hoa cũng đã được
thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế, áp dụng trên thỏ và chuột thí
nghiệm, cho thấy không có độc tính.
Nguyễn Thị Minh Thu và các cộng sự đã thử độc tính cấp diễn của
cây Xuân Hoa trên chuột nhắt trắng. Phương pháp được tiến hành với các
nồng thuốc khác nhau, liên tục theo dõi diễn tiến hành vi của chuột từ khi
đưa thuốc trực tiếp vào dạ dày. Kết quả cao đặc toàn phần lá cây không gây

Nguyễn Thanh Thủy

17

Lớp: 13-01


×