Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 97 trang )

LÊ CÔNG TRUNGLUẬT KINH TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

2014 - 2016

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM

LÊ CÔNG TRUNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM

LÊ CÔNG TRUNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Kiều Thị Thanh



HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thị Thanh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Viện Đại học Mở Hà Nội không liên quan đến những vi
phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Tác giả luận văn

Lê Công Trung


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô đã trực
tiếp giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biếtơn sâu sắ

c tớiTS. Kiều Thị Thanhđã tận tình chỉ

bảo, giúp đỡ, định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình hình thành và
hoàn thiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảmơn khoa sau Đại học, các khoa và các phòng ban của
ViệnĐại học Mở Hà Nộiđã tạođiều kiện giúpđỡ tôi được hoàn thành khóa học và
hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, dùđã có rất nhiều cố
gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quí
thầy, quí cô cùng các anh, chị và bạn bè quan tâm gópý để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảmơn!
Tác giả luận văn

Lê Công Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn...............................................................................................4
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU............................................................................................5
1.1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu..............................................................................................................5
1.1.1. Quyền sở hữu công nghiệp..............................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp...............................................5
1.1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp.........................................5
1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu............................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu và một số loại nhãn hiệu................................ 7

1.1.2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành nhãn hiệu.......... 7
1.1.2.1.2. Các loại nhãn hiệu....................................................................... 9
1.1.2.2. Vai trò của nhãn hiệu......................................................................11
1.1.2.2.1. Vai trò của nhãn hiệu đối với nền kinh tế....................................11
1.1.2.2.2. Vai trò của nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp.........................12
1.1.2.2.3. Vai trò của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng............................14
1.1.2.3. Ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu..15


1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu .........................................................................................16
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu trên thế giới....................................................................16
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam......................................................................19
CHƯƠNG 2: XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU...........................................................................................................25
2.1. Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu...................25
2.1.1. Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.................................................25
2.1.2. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt.........................................................35
2.2. Thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.....................38
2.2.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.....................38
2.2.2. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu........................................................40
2.2.3. Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu.........................................................................42
2.2.3.1. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu..................................42
2.2.3.2. Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu và xem xét ý kiến của ngườithứ ba ......42
2.2.3.3. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu...................................43
2.2.3.4. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký..................43
2.2.3.5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu........................................44
2.3. Các quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu.....................................................45

2.3.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu..............................................................................45
2.3.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu........................................48
2.3.3. Quyền định đoạt.............................................................................................49


CHƯƠNG 3: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..........................................................................51
3.1. Qui định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu............................................................................................................................51
3.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu..................51
3.1.2. Biện pháp tự bảo vệ........................................................................................53
3.1.3. Biện pháp dân sự............................................................................................55
3.1.4. Biện pháp hình sự..........................................................................................58
3.1.5. Biện pháp hành chính....................................................................................61
3.1.6. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ....67
3.2. Thực trạng xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền...................................................69
3.2.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu..............69
3.2.2. Thực tế xâm phạm và công tác xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu.................................................................................71
3.2.2.1. Thực tế xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu....71
3.2.2.2. Công tác xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu ........................................................................................73
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu.....................................................................................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt
1.
Công ước Paris

Nội dung cụ thể
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được
ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được sửa đổi, Ban
hành ngày 28/9/1979
Bộ luật Dân Sự đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 14/ 6/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền SHTT của WTO thông qua tại Marrakesh
ngày 15/4/1994, có hiệu lực ngày 01/01/1995.
Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, được sửa
đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT
ngày 16/9/2009.
Khoa học và Công nghệ

2.

BLDS

3.

Hiệp định TRIPS

4.


Luật SHTT

5.

KH&CN

6.

Nghị định 97/2010

7.

NH

Nghị định 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ban hành
ngày 21/9/2010, có hiệu lực ngày 09/11/2010
Nhãn hiệu

8.

QSHCN

Quyền sở hữu công nghiệp

9.

SHCN


Sở hữu công nghiệp

10.

SHTT

Sở hữu trí tuệ

11.

Thông tư số
01/2007

12.

UBND

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp, ban hành ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ
sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày
30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày
22/7/2011.
Ủy ban Nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) xuất hiện cùng với sự
phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các
đối tượng SHCN. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không ngừng phát
triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi
các đối tượng được bảo hộ. Nó không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà
còn là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương
mại hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam có một bước ngoặt được đánh dấu bằng Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI tháng 12/1986 trong đó Đảng ta đã xác định dứt khoát xóa bỏ
cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu hành chính, bao cấp, chuyển sang cơ chế
hạch toán kinh doanh, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới về kinh tế đã ngày càng chứng
tỏ nền kinh tế nước ta đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp cũng dần có được
quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh với môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Tình hình này cũng làm giảm đáng kể sự độc quyền, sự độc quyền chỉ còn
tồn tại đâu đó trong một số ngành cung cấp có tính chất đặc biệt còn hầu hết là sự
phong phú của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra bởi các thành phần kinh tế khác
nhau. Do vậy, người tiêu dùng đang dần trở thành "thượng đế" theo đúng nghĩa của
nó. Hàng hóa đa dạng, dịch vụ phong phú cũng khiến các doanh nghiệp để mời
được "thượng đế" đến với mình buộc phải coi trọng và có sự thay đổi liên mục mẫu
mã, chủng loại hàng hóa của mình trên thị trường, đồng thời nâng cao chữ tín của
mình, bởi một trong những yếu tố để người tiêu dùng lựa chọn chính là những dấu
hiệu thể hiện trên bao bì, nhãn mác, giấy tờ giao dịch, quảng cáo của sản phẩm,
dịch vụ. Có rất nhiều dấu hiệu để người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng hóa
sản phẩm như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…vv trong đó nhãn hiệu là

1



một nhân tố quan trọng giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm, dịch vụ mà họ
mong muốn.
Trong thực tế, một mặt các nhà sản xuất, kinh doanh phải lo phục vụ người
tiêu dùng, đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt
nhất, mặt khác để tồn tại nhiều người trong số họ buộc phải đối mặt với nạn hàng
nhái, hàng giả đang tràn ngập trên thị trường với những sự sao chép, mô phỏng,
nhái theo ngày càng tinh vi. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang
ngày càng diễn ra một cách tràn lan và có quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi và
rộng khắp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh lành mạnh mà
pháp luật đang bảo vệ; quyền lợi của người tiêu dùng cũng vì thế mà không được
đảm bảo. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu
(NH) đang ngày càng trở nên quan trọng đối với người kinh doanh chân chính,
đồng thời đòi hỏi làm trong sạch và lành mạnh hóa thị trường bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu hội nhập là vấn đề mang tính tất yếu
khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì vấn
đề bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày càng được đặt ra ở bất cứ quốc gia nào, đặc biệt
là Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã chỉ rõ một trong
những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt
Nam là "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của
nước ta nhằm đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương
và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, việc gia nhập
WTO..". Chúng ta đã là thành viên của ASEAN, APEC… và kể từ ngày 11/01/2007
đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Điều này càng làm cho vấn đề hoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp
có những thách thức, bởi chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế, ví dụ như
thực hiện Hiệp định TRIPS của WTO. Trước những yêu cầu khách quan đó, ngày
29/11/2005 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được Quốc hội khóa IX thông qua và có


2


hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ cũng được thông qua ngày 19/6/2009. Đây là lần đầu tiên những quy định về
SHTT được thống nhất trong một văn bản.
Các phân tích trên cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam" cho luận văn thạc sĩ Luật
kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Luật SHTT được Quốc hội khóa
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ 01
tháng 7 năm 2006 cùng với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009. Luật SHTT bao gồm những quy định về xác lập
quyền SHCN đối với nhãn hiệu, về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền SHCN khi
có hành vi xâm phạm QSHCN của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các văn bản pháp luật hiện hành quy định
về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong giới hạn một đề tài luận văn thạc sĩ luật
học, đề tài không có tham vọng nghiên cứu tất cả quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam, vì đây là một đề tài rộng và phức tạp, nhất là liên
quan đến thực tiễn còn ngổn ngang với bao vấn đề cần giải đáp. Trong khi đó, với vốn
hiểu biết còn hạn hẹp cùng với sự hạn chế về thời gian nên trong luận văn này, tác giả
căn bản và chủ yếu tập trung nghiên cứu nội dung qui định pháp luật về vấn đề xác lập
quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ và vấn đề bảo vệ quyền SHCN đối
với nhãn hiệu cùng các hệ lụy của nó.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ nhiều vấn đề lý luận về bản chất, nội dung,
vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.


3


Trên cơ sở đó, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
- Tiếp cận một cách có hệ thống vấn đề lý luận về quyền SHCN đối với
nhãn hiệu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu, so sánh với quy định của một số điều ước quốc tế có liên
quan mà Việt Nam đã tham gia, từ đó chỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ.
Những điểm mới của luận văn thể hiện ở những điểm sau:
- Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp về bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật SHTT.
- Nghiên cứu một cách hệ thống thủ tục xác lập quyền SHCN đối với nhãn
hiệu và các biện pháp bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật SHTT.
- Dựa vào việc phân tích thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu
trong thời gian qua, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng các phương pháp duy
vật biện chứng; duy vật lịch sử; thống kê; so sánh; tổng hợp; điều tra xã hội học...
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Chương 2: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Chương 3: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu và một số kiến nghị

4



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
1.1.1. Quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Theo qui định tại Điều 3:2 và Điều 4:4 Luật SHTT, đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang
trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp ngoại lệ có quy định riêng)
và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung chính. Thứ nhất, đó
là việc ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Thứ hai, đó
là việc cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác
nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền). Thứ ba, đó là việc
bằng các phương thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
chủ văn bằng (bảo vệ quyền).
1.1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản, do đó, nó có đầy đủ
các đặc tính của quyền sở hữu tài sản nói chung, đó là: chủ sở hữu có toàn quyền
đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự
cho phép của chủ sở hữu.

5



Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp có những đặc điểm riêng ngay cả khi so sánh với quyền
tác giả - một bộ phận khác của quyền sở hữu trí tuệ.
- Về căn cứ xác lập quyền:
Quyền sở hữu tài sản hữu hình được xác lập trên cơ sở các sự kiện pháp lý
quy định trong BLDS. Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu
công nghiệp được xác lập thông qua việc nộp đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ
hoặc mang tính mặc nhiên nếu đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo
hộ nhất định do pháp luật quy định.
- Về chủ thể quyền:
Chủ thể quyền sở hữu tài sản nói chung có thể là bất kỳ ai: cá nhân, pháp
nhân, tổ chức và cũng có thể là Nhà nước - người chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản hợp pháp. Trong khi đó, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể là những
cá nhân, tổ chức, đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng loại đối tượng sở hữu
công nghiệp theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, chủ sở hữu nhãn hiệu phải là
những người có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu;
chủ ở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ có thể là một tổ chức (hội, hiệp hội ngành nghề);
chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
chứng nhận đối với loại sản phẩm mang nhãn hiệu.
- Về đối tượng quyền:
Đối tượng của quyền sở hữu tài sản nói chung là các loại vật chất hữu hình
có thể “cầm, nắm, giữ” được và một số quyền tài sản luôn xác định được trên một
đối tượng vật chất cụ thể. Trong khi đó, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là
những sản phẩm vô hình chỉ có thể được định tính, định lượng khi ứng dụng vào
các loại sản phẩm hữu hình hoặc các hoạt động cụ thể.

6



- Về phạm vi bảo hộ:
Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường được bảo hộ vô thời hạn và chỉ
chấm dứt khi có các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được ghi nhận trong BLDS
hoặc khi tài sản bị tiêu huỷ. Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường nhìn chung
cũng không bị giới hạn về mặt không gian. Trong khi đó, quyền sở hữu công
nghiệp chỉ có thể được bảo hộ trong một khoảng thời gian xác định tùy thuộc vào
từng loại đối tượng và chỉ giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ xác định.
- Về nội dung, ý nghĩa của các quyền năng sở hữu:
Đối với tài sản hữu hình, trong ba quyền năng cơ bản của chủ sở hữu
(chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là quyền cơ bản và
quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ các đặc tính của tài sản hữu hình: trong hầu
hết các trường hợp, chủ sở hữu phải chiếm hữu tài sản thì mới có thể khai thác công
dụng của tài sản hay định đoạt đó.
Trong khi đó, đối với quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng lại được
coi là quyền năng cơ bản nhất. Điều này xuất phát từ tính vô hình của các đối tượng
sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu không thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản. Việc
khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối tượng. Về bản
chất, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng là sự bảo hộ độc quyền khai thác, sử
dụng đối tượng chống lại các hành vi khai thác, sử dụng trái phép. Vì lý do này,
quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được thể hiện chủ yếu và cơ
bản nhất ở quyền sử dụng đối tượng.
1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu và một số loại nhãn hiệu
1.1.2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay một sự kết hợp
giữa các yếu tố này, được dùng để xác nhận sản phẩm giữa các doanh nghiệp và

7



như vậy phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh. Nó có tác dụng giúp khách hàng
phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt giữa các sản phẩm cùng loại.
Theo qui định tại Điều 4:16 Luật SHTT, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, do đó các
yếu tố cấu thành của nhãn hiệu có thể là:
* Tên nhãn hiệu
Tên nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu có thể đọc lên được. Tên cần
phải dễ đọc, dễ nhớ, tạo hàm ý về chất lượng, lợi ích của sản phẩm và phân biệt với
các sản phẩm khác.
Ví dụ :
+ Dụng cụ cầm tay Craftman (người khéo tay)
+ Cam "Sunkist" (cái hôn của mặt trời)
+ Nước khoáng "La vie" (cuộc sống)
+ Kem đánh răng "Close-up" (hãy đến gần nhau)
+ Taxi "Gia đình".
+ Xe máy "Dream" (giấc mơ)
+ Xe ô tô "Crown" (vương miện)
* Dấu hiệu khác của nhãn hiệu
Dấu hiệu khác của nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể
nhận biết nhưng không đọc lên được. Dấu hiệu này bao gồm hình vẽ, biểu tượng,
mầu sắc, kiểu chữ cách điệu...
* Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ
Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là toàn bộ nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ
tại cơ quan quản lý nhãn hiệu để được bảo vệ về mặt pháp lý.

8


1.1.2.1.2. Các loại nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu
liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng)

- Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể thường thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã
mà các thành viên có thể sử dụng để tiếp thị các sản phẩm của mình. Hiệp hội đó
thường xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn về sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn
tiêu chuẩn chất lượng) và cho phép thành viên sử dụng nhãn hiệu đó nếu họ đáp ứng
các tiêu chuẩn đó. Nhãn hiệu tập thể có thể được xem như một hình thức liên kết
hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của một nhóm doanh nghiệp.
Theo quy định Điều 4:17 Luật SHTT, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn
hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ
chức đó.
Đăng ký nhãn hiệu đối với một số nhãn hiệu tập thể đã được thực hiện tại
Việt Nam ví dụ như gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu, mây tre đan,...
- Nhãn hiệu chứng nhận
Theo Điều 4:18 Luật SHTT, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở
hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách
thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an
toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát,
chứng nhận chất lượng, đặc tính… của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này
có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nếu hàng hóa,
dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra.
Sự khác biệt cơ bản giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể là nhãn
hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sử dụng, trong khi nhãn

9


hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng

các tiêu chuẩn định sẵn.
Đăng ký nhãn hiệu đối với một số nhãn hiệu chứng nhận đã được thực hiện
tại Việt Nam ví dụ như Chè Ba Vì, Sữa Ba Vì, Phở Nam Định,...
- Nhãn hiệu liên kết
Theo Điều 4:19 Luật SHTT, nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một
chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại
hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết
mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu các nhãn hiệu liên kết
được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa,
dịch vụ. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu liên kết tạo uy tín cho những sản
phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã từng được biết đến và chiếm
được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Đăng ký nhãn hiệu đối với một số nhãn hiệu liên kết đã được thực hiện tại
Việt Nam ví dụ như nhãn hiệu liên kết các dòng sản phẩm của Honda về xe máy
Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX…
- Nhãn hiệu nổi tiếng
Những nhãn hiệu này là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp cả
về trí tuệ và vật chất, vì vậy nhãn hiệu nổi tiếng là tài sản có giá trị rất lớn. Những
nhãn hiệu được coi là nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến như: CocaCola, Google,
Microsoft…
Theo Điều 4:20 Luật SHTT, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người
tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ví dụ Trung Nguyên cho
sản phẩm và dịch vụ liên quan đến cà phê; Biti’s cho giày dép; Vietnam Airlines cho
dịch vụ vận chuyển hàng không…
Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo cơ chế riêng, khác với bảo hộ nhãn
hiệu thường.

10



1.1.2.2. Vai trò của nhãn hiệu
1.1.2.2.1. Vai trò của nhãn hiệu đối với nền kinh tế
Vai trò của nhãn hiệu được trình bày ở đây gồm hai chức năng kinh tế vĩ
mô chủ yếu đó là: giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với
sản phẩm trên thị trường; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển,
cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn. Hiện
nay, khi Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng về kinh tế, văn hóa của quyền sở
hữu công nghiệp nói chung, đối với NH nói riêng đã tăng lên đáng kể. Sự thay
đổi nhận thức n à y xuất phát từ chính sự thay đổi nội tại của nền kinh tế, thêm
vào đó là sự gia tăng đáng kể của các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta dễ
dàng nhận thấy sự tồn tại của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn toàn cầu với
những dải sản phẩm đa dạng từ sản phẩm tiêu dùng đến sản phẩm công nghệ cao,
như Unilever với các nhãn hàng toàn cầu của họ như: OMO, POND’S… rồi
APPLE; Microsoft, Intel, Samsung, hay General Electric… Sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã làm thay đổi cấu trúc nhiều
loại sản phẩm và dịch vụ. Để khuyến khích điều này cần bảo hộ QSHCN, trong đó
có bảo hộ QSHCN đối với nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, vấn đề này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình đổi mới đưa nền kinh tế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta đang
xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo,
hàng thủ công mỹ nghệ… với chất lượng ngày càng cao đáp ứng được những đòi
hỏi khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Mỹ… Tuy nhiên, r ất n h i ều
hàng Việt Nam vẫn phải vào các thị trường khác thông qua trung gian dưới dạng
gia công thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới của nước
ngoài. Chúng ta cũng đã có những bài học về việc chậm đăng ký nhãn hiệu trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tổn thất to lớn về kinh tế, điển
hình như vụ tranh chấp nhãn hiệu của Petro Vietnam và cà phê Trung Nguyên tại

11



thị trường Hoa Kỳ, của thuốc lá Vinataba tại thị trường châu Á, phồng tôm Sa
Giang tại Pháp và châu Âu…
Sự gia tăng đáng kể các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau cùng góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều muốn khẳng định tính ưu việt
của mình, vị trí của mình thông qua NH dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ.
Hiện nay, trong nước, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những chiến
lược phát triển rõ ràng trong việc khai thác các thế mạnh của mình với sự chuyển
giao khai thác nhãn hiệu nhằm phát huy tính cạnh tranh của nhãn hiệu đó như việc
Tập đoàn Unilever nổi tiếng đã mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S với giá 7.5
triệu USD; ; Tập đoàn Metro (Đức) bán Metro Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker
(BJC) của Thái Lan giá trị 655 triệu euro (tương đương 879 triệu USD)[22], Big C
Việt Nam được bán cho Central Group - một tập đoàn đến từ Thái Lan

với

giá 920 triệu euro, xấp xỉ 1,14 tỷ USD (khoảng 23.300 tỷ đồng)[26].... Giá trị của
NH không chỉ thể hiện ở lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh mà
còn có lợi ích chung của toàn xã hội thể hiện ở việc bảo hộ đối tượng này đồng thời
khẳng định vị trí của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo ra sự phát triển bình
đẳng, lành mạnh trên thị trường. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi sản
phẩm, dịch vụ của chúng ta có thể đến với người tiêu dùng quốc tế, không chỉ góp
phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước mà còn khẳng định vị thế, thương hiệu
quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2.2.2. Vai trò của nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp
Một cách khái quát, N H có thể giúp doanh nghiệp: khẳng định uy tín;
tách biệt sản phẩm; đẩy mạnh lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra; tăng cường sự
chung thủy của khách hàng; hỗ trợ sự thích ứng với áp lực cạnh tranh; phát

huy khả năng, tiềm năng của mình. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp Việt
Nam hầu như chỉ nhận thấy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để phân
biệt sản phẩm, dịch vụ là một quyền được Nhà nước bảo hộ mà chưa nhận thấy

12


quyền này gắn với việc phân biệt sản phẩm, dịch vụ là một lợi thế cạnh tranh dành
cho chính họ làm sinh lợi, tăng thêm tiền thù lao qua chương trình li-xăng, tạo cơ
sở cho franchise...
Xét dưới góc độ vốn, quyền SHCN nói chung thuộc hình thức vốn vô hình là
loại tài sản có giá trị lớn trong khối tài sản của doanh nghiệp. Chúng ta đã thấy có
những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được định giá đến con số hàng chục tỷ USD
như: Coca-Cola 69,6 tỷ USD, Microsoft 64 tỷ USD, IBM 51,1 tỷ USD, General
Electric 41,3 tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia 29,9 tỷ USD [24]...
Xét dưới góc độ thương mại, nhãn hiệu gắn với uy tín của doanh nghiệp,
khẳng định vị trí của doanh nghiệp nhằm phân biệt doanh nghiệp đó với các doanh
nghiệp khác. Thông qua NH thương nhân có thể tiếp cận thị trường và giao dịch
thương mại. Chúng ta đã có những bài học xương máu về việc doanh nghiệp
không nhạy bén dẫn đến việc bị mất nhãn hiệu trên một số thị trường lớn như
EU, như Mỹ… những nhãn hiệu như cà phê Trung Nguyên… đã phải rất khó khăn
mới lấy lại được nhãn hiệu của mình.
Hiện n a y hình thức nhượng quyền, cho thuê, thuê tên thương mại đang
ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đã xuất hiện những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh
Burger, rồi KFC trên thị trường cả nước nhất là tại các thành phố lớn với sức tiêu
thụ lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… đặc biệt một số doanh
nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường và tham gia
vào việc chuyển nhượng thương hiệu của mình ở cả thị trường trong và ngoài
nước. Hình thức này mang đến cho doanh nghiệp sự chủ động trong việc kinh
doanh và phát triển nguồn tài sản vô hình nhưng có giá trị to lớn của mình và

hiện tại ở nhiều nước phát triển trên thế giới hoạt động cho thuê một số đối
tượng tài sản vô hình được điều chỉnh bởi các hợp đồng mang tên "franchise". Tuy
nhiên, hiện nay, do chưa nhận thức một cách đầy đủ về giá trị của nhãn hiệu mà các
doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa sử dụng được hết các quyền mà pháp luật đã
dành cho họ, không chỉ làm mất đi các lợi ích kinh tế chính đáng của mình mà còn

13


làm mất đi lợi thế cạnh tranh của họ trên thương trường. Đây không chỉ là thiệt thòi
cho bản thân doanh nghiệp mà còn là sự mất mát đối với những nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam.
1.1.2.2.3. Vai trò của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng
Nhìn chung, có thể nói rằng nhãn hiệu là yếu tố quyết định khi người tiêu
dùng lựa chọn dịch vụ hay mua sắm sản phẩm. Lý do chủ yếu là nhãn hiệu tạo cho
họ sự yên tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời
gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro… Ngày nay nhận thức của người tiêu dùng về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cao hơn rất nhiều so với trước đây và đây cũng
chính là thách thức đòi hỏi bản thân doanh nghiệp, các hiệp hội làng nghề, các cơ
quan chủ quản… phải quan tâm và đầu tư thích đáng cho việc phát triển nguồn vốn
quý giá này.
Trong xu thế mở cửa kinh tế, sự lựa chọn của người tiêu dùng được mở
rộng, không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ những hàng hóa, dịch vụ nội địa mà
còn là những sản phẩm, dịch vụ của những quốc gia khác trong đó có cả của những
quốc gia rất phát triển. Chúng ta vẫn cho rằng tâm lý của người tiêu dùng là sính
hàng ngoại nhập, chỉ lựa chọn những sản phẩm đã có uy tín của nước ngoài, nhưng
trên thực tế không phải hoàn toàn như vậy, chúng ta cũng đã có những nhãn hiệu
có thể được xem là nhãn hiệu nổi tiếng đối với người tiêu dùng Việt Nam bởi uy
tín và chất lượng đã được kiểm định qua thời gian như: sữa Vinamilk, cà phê
Trung Nguyên, sứ cao cấp Minh Long… Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch

hóa, vẫn có những nhãn hiệu đã gắn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng về chất
lượng sản phẩm và uy tín của chúng vẫn còn nguyên giá trị tới bây giờ như bóng
đèn hay phíc nước Rạng Đông, giày vải Thượng Đình…
Nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ đã thể hiện vai trò đặc biệt của chúng trong
việc giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm mong muốn, đồng thời cũng là một
trong những động lực cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nhằm tạo niềm tin và
kích thích sức mua của người tiêu dùng.

14


1.1.2.3. Ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Vai trò quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và hoạt động
kinh tế nói chung của việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được thể hiện
qua các khía cạnh sau đây:
- Trước hết bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ thúc
đẩy hoạt động sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc
mọi thành phần kinh tế, bảo đảm độc quyền khai thác sử dụng đối tượng để chủ sở
hữu thu lợi, là biện pháp hữu hiệu khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tạo ra những
sản phẩm, dịch vụ mới thu hút được người tiêu dùng bằng con đường cạnh tranh
lành mạnh, hợp pháp. Đồng thời, đó cũng chính là cách để buộc các nhà sản xuất,
kinh doanh thực hiện cam kết về uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình đối
với người tiêu dùng và đối với toàn xã hội.
- Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn là biện pháp khuyến khích
đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn nếu họ được tạo điều kiện thuận
lợi và có cơ sở pháp lý vững chắc an toàn khi đầu tư vào Việt Nam dưới một tên
thương mại được bảo hộ hay đưa vào Việt Nam hàng hoá, dịch vụ dưới một
nhãn hiệu được công nhận.
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn liên quan mật thiết
đến lợi ích kinh tế của các quốc gia bởi việc bảo hộ đối tượng này là một trong những

công việc mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện trong bối cảnh chúng ta đã là thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và có nghĩa vụ bảo vệ quyền SHTT
và quyền SHCN nói chung, nhãn hiệu nói riêng theo yêu cầu của tổ chức này.
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với n h ã n h i ệ u còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bởi vai trò của
các đối tượng này chính là giúp cho người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm, dịch
vụ phù hợp giữa những nhóm sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Chúng là những yếu
tố giúp người tiêu dùng tránh bị lừa dối hoặc nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm,

15


dịch vụ nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà hàng nhái, hàng giả tràn lan
trên thị trường mà ngay cả các cơ quan chức năng cũng khó phát hiện ra.
1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu trên thế giới
Pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên thế giới đã có từ
rất lâu. Điều này xuất phát bởi vai trò quan trọng của nhãn hiệu đối với nền kinh tế.
Tại Pháp, năm 1857 Luật N hãn hiệu đầu tiên được ban hành. Theo
luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa thuộc về người thực hiện sớm nhất (so
với người khác) việc sử dụng nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu theo quy định
của Luật. Nếu một người đăng ký một nhãn hiệu nhưng tại thời điểm đăng ký lại sử
dụng nhãn hiệu đó sau người đăng ký thứ hai thì quyền đối với nhãn hiệu thuộc về
người thứ hai (quyền thuộc về người sử dụng trước). Quyền đối với nhãn hiệu
thuộc về ai thì người đó được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương
ứng.
Sau Pháp, các nước khác cũng ban hành luật nhãn hiệu riêng của mình như:
Italia (1868), Bỉ (1879)… Nhu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp này, do

sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xu hướng mở rộng tự do thương mại đã không
còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, khu vực mà nó trở thành vấn đề quốc tế, thu hút
sự quan tâm chung của nhiều quốc gia. Vấn đề đặt ra là các đối tượng SHCN phải
được bảo hộ bằng cả những điều ước quốc tế theo đó các quốc gia tham gia cam kết
thực hiện vì những lợi ích và mục tiêu phát triển chung.
Nhưng phải đến năm 1883 với sự ra đời của Công ước Paris - văn bản
pháp luật quốc tế đầu tiên về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã đánh dấu sự liên kết
của các quốc gia trên thế giới cùng quan tâm đến lĩnh vực này. Theo Công ước
Paris đối tượng quyền SHCN bao gồm sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và

16


tên gọi xuất xứ) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định của
Công ước Paris đề cập đến bốn vấn đề lớn là: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền
ưu tiên, một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN mà các
nước thành viên phải tuân thủ và các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi
hành công ước.
Tiếp theo Công ước Paris là Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid, văn
bản pháp luật quốc tế điều chỉnh các vấn đề đăng ký NHHH ở các nước thành viên.
Thỏa ước ký ngày 14/04/1891 tại Madrid (Tây Ban Nha) dưới sự bảo trợ của Hiệp
hội Paris về SHCN. Đến nay đã có khoảng 40 nước là thành viên của Thỏa ước
này. Năm 1981, Việt Nam cũng đã là thành viên chính thức của thỏa ước Madrid.
Ngày 27/10/1994, Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (TLT) được thông qua.
Hiệp ước TLT được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký và
hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. TLT đã hài hòa thủ
tục của các cơ quan cấp phép đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia khác nhau thông
qua việc quy định những yêu cầu tối đa mà một bên tham gia có thể đưa ra.
Cùng với sự phát triển hoạt động thương mại và đầu tư, Tổ chức thương mại

thế giới (WTO) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Hiệp định TRIPS) cùng với nhiều Hiệp định thương mại đa
phương khác đã được ký kết ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/01/1995.
Khác với các điều ước quốc tế đa phương trước đây về quyền sở hữu trí
tuệ, mục đích chính của Hiệp định TRIPS là thông qua quy định những tiêu
chuẩn, những biện pháp và thủ tục tối thiểu các nước thành viên của Hiệp định
phải có nghĩa vụ tuân theo từ đó thiết lập một khung pháp lý thống nhất, có hiệu
quả trong việc bảo hộ toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu
công nghiệp.
Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ. Nó đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công

17


×