Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex (PG bank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 101 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÁT TRIỂN THANH TỐN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Hà Nội - 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÁT TRIỂN THANH TỐN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)

NGUYỄN THỊ THU HIỀN


Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

Người hướng dấn khoa học: PGS.TS Đàm Văn Huệ

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển thanh tốn quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)”
là do tơi tìm hiểu, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Đàm Văn
Huệ, trong đó tơi có tham khảo thêm một số tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác
nhau mà không sao chép lại. Số liệu trong luận văn là do phòng Tài trợ thương mại
và thanh tốn quốc tế - PG Bank cung cấp.
Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn với đề tài: “Phát triển thanh tốn quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank)”, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn –
PGS.TS Đàm Văn Huệ đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt q trình tơi thực
hiện và hồn thiện luận văn này.

Về phía ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn
đặc biệt tới các cô chú, các anh chị trong phòng Tài trợ thương mại và thanh toán
quốc tế tại PG Bank, cảm ơn các cán bộ, phòng ban của PG Bank đã tạo mọi điều
kiện tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thu thập và thống kế số liệu để
tơi hồn thành tốt luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ .......................................................................................................................... 5
1.1 Hoạt động thanh tốn quốc tế của ngân hàng thương mại ........................ 5
1.1.1 Khái niệm và vai trị của thanh tốn quốc tế............................................. 5
1.1.1.1 Khái niệm về thanh tốn quốc tế ....................................................... 5
1.1.1.2 Vai trị của thanh toán quốc tế ........................................................... 6
1.1.2 Các phương thức trong thanh toán quốc tế ............................................... 8
1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) .............................................. 8
1.1.2.2 Phương thức nhờ thu (collection of payment) .................................... 9
1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) ................... 12
1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ....................... 13
1.2.1 Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ .............................. 18

1.2.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ .................................. 18
1.2.1.2 Các bên tham gia vào phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ. ... 19
1.2.1.3 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ ....................... 21
1.2.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng .......................................................... 13
1.2.2.1 Khái niệm về thư tín dụng ............................................................... 13
1.2.2.2 Vai trị của thư tín dụng ................................................................... 14
1.2.2.3 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C).............................. 14
1.2.3 Phân loại thư tín dụng (L/C) .................................................................. 16


1.2.3.1 Phân loại theo loại hình ................................................................... 16
1.2.3.2 Phân loại theo phương thức sử dụng................................................ 16
1.2.3.3 Phân loại theo thời gian thanh toán.................................................. 18
1.3 Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
(L/C) ................................................................................................................ 22
1.3.1 Quan niệm về phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ ......................................................................................................... 22
1.3.2 Tiêu thức đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ ............................................................... 23
1.3.2.1 Tiêu thức định lượng ....................................................................... 23
1.3.2.2 Tiêu thức định tính .......................................................................... 24
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ.................................................................................... 25
1.3.3.1 Nhân tố khách quan ......................................................................... 25
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan ........................................................................... 27
1.3.4 Kinh nghiệm phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ từ các ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm cho PG
Bank ............................................................................................................... 29
1.3.4.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng Công thương chi nhánh Tây Hồ ............ 29
1.3.4.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VP Bank ........... 30

1.3.4.3 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank)................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX HỘI SỞ GIAI ĐOẠN 2013-2015 ........... 35
2.1 Khái quát chung về ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG
Bank) ................................................................................................................ 35
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 35


2.1.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 37
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015 ................................... 38
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn .................................................................. 38
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn .................................................................... 40
2.1.3.3 Cung cấp các dịch vụ khác .............................................................. 43
2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế .......................................................... 44
2.1.3.5 Kết quả kinh doanh ......................................................................... 44
2.2 Thực trạng phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức chứng từ
tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) giai đoạn 20132015 ................................................................................................................ 45
2.2.1 Số lượng các món thanh tốn quốc tế bằng phương thức L/C ................ 45
2.2.2 Số lượng các doanh nghiệp tham gia thanh toán quốc tế bằng phương
thức L/C ......................................................................................................... 47
2.2.3 Các hình thức thanh tốn quốc tế bằng phương thức L/C ....................... 48
2.2.4 Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C ....... 48
2.2.5 Lợi nhuận rịng của hoạt động thanh tốn quốc tế bằng phương thức
L/C ................................................................................................................. 50
2.2.6 Thời gian thực hiện thanh toán .............................................................. 50
2.2.7 Lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp ............................................... 52
2.2.8 Sự hài lòng của khách hàng ................................................................... 52
2.3 Đánh giá khái quát về phát triển thanh toán quốc tế bằng phương

thức thanh toán chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ........ 53
2.3.1 Kết quả đạt được.................................................................................... 53
2.3.2 Hạn chế ................................................................................................. 55
2.3.3 Nguyên nhân ......................................................................................... 57
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan. ............................................................... 57
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 62


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX HỘI SỞ GIAI ĐOẠN 2016-2020 ........... 63
3.1 Định hướng và quan điểm về phát triển thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ ...................................................................... 63
3.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng .................................................... 63
3.1.2 Quan điểm phát triển thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ của ngân hàng .................................................................................. 64
3.2 Giải pháp phát triển thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2016-2020 . 66
3.2.1 Xây dựng chiến lược maketing và tăng cường thực hiện công tác
khách hàng ..................................................................................................... 66
3.2.2 Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động............ 68
3.2.3 Cải tiến kỹ thuật công nghệ ................................................................... 70
3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động thanh tốn
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ................................................... 72
3.2.5 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu ........................................... 73
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt, và phịng ngừa rủi ro............. 74
3.3 Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ....................................................... 75
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước ......................................... 75
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà Nước ................................................................ 77

3.3.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.................................. 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 81
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 86


DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1

KÍ TỰ VIẾT TẮT
AFTA

GIẢI THÍCH
Khu vực thương mại tự do Asian
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng
để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín

2

ISBP

dụng chứng từ

3

L/C

Thư tín dụng


4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

TMCP

Thương mại cổ phần

7

TTQT

Thanh toán quốc tế
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng

8

UCP


chứng từ

9

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

10

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của PG Bank 2013-2015 ................... 38
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ .............................................................. 40
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay ..................................................... 41
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế .................................................. 41
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của PG Bank .................................................. 42
Bảng 2.6: Kết quả một số hoạt động dịch vụ.......................................................... 43
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 45
Bảng 2.8 Số lượng L/C xuất khẩu tại PG Bank 2013-2015 .................................... 46
Bảng 2.9 Số lượng L/C nhập khẩu tại PG Bank 2013-2015 ................................... 46
Bảng 2.10 Số doanh nghiệp tham gia thanh toán L/C tại PG Bank 2013 – 2015 .... 47
Bảng 2.11 Doanh thu TTQT theo L/C từ năm 2013-2015 ..................................... 48
Bảng 2.12 Lợi nhuận rịng của hoạt động thanh tốn quốc tế bằng phương thức
L/C ....................................................................................................... 50

Bảng 2.13: Thời gian xử lý nghiệp vụ TTQT theo L/C từ năm 2013 đến 2015
định kỳ tại PG Bank năm 2013-2015 .................................................... 53

Biểu đồ 2.1 Tổng huy động vốn từ cá nhân và tổ chức giai đoạn 2013-2015 .......... 38
Biểu đồ 2.2: Giá trị L/C nhập khẩu được mở qua các năm 2013-2015 ................... 47
Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng các loại L/C được sử dụng tại PG Bank ................................ 48
Biểu đồ 2.4 Phí dịch vụ thu từ hoạt động TTQT theo L/C tại PG Bank 2013 –
2015 ..................................................................................................... 49

Sơ đồ 1.1 : Trình tự thanh toán bằng phương thức chuyển tiền ................................ 9
Sơ đồ 1.2: Trình tự thanh tốn bằng phương thức nhờ thu trơn .............................. 10
Sơ đồ 1.3: Trình tự thanh tốn bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ ............... 12
Sơ đồ 1.4: Trình tự thực hiện nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ ................... 21


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối
với mỗi quốc gia. Mở rộng thương mại khơng chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận,
phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây,
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều
nước trên thế giới. Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước đồng nghĩa với việc
phải chấp nhận các quy định chung, trong đó có quy định chặt chẽ về phương thức
thanh tốn trong thương mại quốc tế.
Do đó việc tìm ra một phương thức thanh tốn thuận tiện, nhanh chóng
nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia là một đòi hỏi
cấp thiết. Phương thức tín dụng chứng từ ra đời như một tất yếu khách quan, nó
được lựa chọn và sử dụng vì đã đáp ứng được những yêu cầu từ cả hai phía nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu. Với những ưu điểm vượt trội, ngày nay phương thức tín

dụng chứng từ đã được sử dụng một cách rộng rãi trên tồn thế giới.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex có những ưu thế lớn trong việc thực
hiện thanh toán quốc tế nói chung, và thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng
từ nói riêng. Bên cạnh những thành cơng đã đạt được trong những năm qua, PG
Bank cũng không tránh khỏi những hạn chế về mặt số lượng và chất lượng khi áp
dụng phương thức này. Nguyên nhân một phần là ngân hàng chưa đáp ứng được
những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát
triển của nghiệp vụ; mặt khác là sự bất cập trong quy định của cơ quan quản lí vĩ
mơ và các ngun nhân khác từ phía khách hàng.
Xuất phát từ tính cấp thiết và hữu dụng của vấn đề trên, tôi quyết định lựa
chọn đề tài “ Phát triển thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)” làm luận văn thạc sĩ
quản trị kinh doanh.

1


2. Tổng quan về các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan
Trong những năm gần đây, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và các tác
phẩm khoa học viết về đề tài này, có thể kế đến một số tiêu biểu như:
-

“ Thanh toán quốc tế trong ngoại thương” – PGS.TS Đinh Xuân Trình

chủ yếu đưa ra những kiên thức cơ bản trong thanh toán quốc tế về điều kiện thanh
toán trong hợp đồng thương mại, tỉ giá hối đối, các cơng cụ và phương thức sử
dụng trong thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.
-

“ Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C” – PGS.TS Nguyễn Thị


Quy nêu ra những trường hợp xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong q trình thanh
tốn L/C và lời khuyên dành cho những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
-

“ Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng

từ” – GS.TS Võ Thanh Thu giúp các nhân viên ngân hàng làm ở bộ phận thanh tốn
quốc tế và các nhân viên cơng ty xuất nhập khẩu hiểu rõ được bản chất, cách sử
dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.
-

“ Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến

trang bị kiến thức cơ bản, mở rộng và chuyên sâu, có tính lí luận, nghiệp vụ và thực
tiễn về lĩnh vực ngoại thương và thanh toán quốc tế.
-

Luận văn “ Hoạt động thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng

chứng từ tại ngân hàng TMCP Quân đội” của Lê Quỳnh Trang năm 2012 tập trung
nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn 2009-2011.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc nghiên cứu về
các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong
giai đoạn hiên nay.
Các tác phẩm nêu trên đã đưa ra những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
nói chung và cũng như phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Tuy nhiên, các tác giả chưa chú trọng
đi sâu vào việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và các phương thức thanh

toán quốc tế.

2


Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của các cơng trình khoa học
nói trên, điểm mới của luận văn này là đưa ra các giải pháp tăng cường phát triển
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex (PG Bank).Tuy đề tài chưa hoàn thiện nhưng cũng đánh dấu sự học
hỏi, tìm tịi của tác giả.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các lí luận liên quan đến phát triển thanh tốn quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu, phân tích và
luận giải các yêu cầu phải thực hiện để phát triển thanh tốn quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện
kinh tế hội nhập.
Đánh giá thực trạng phát triển thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thông qua số liệu
thống kê.
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG
Bank) để gia tăng doanh thu, lợi nhuận và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: phát triển thanh tốn quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ
-Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
-Thời gian nghiên cứu: lấy số liệu tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank) từ năm 2013 đến năm 2015 và định hướng phát triển giai đoạn 20162020

3



5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng: phân tích, xem xét sự
phát triển của thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong mối
quan hệ với các yếu tố bên ngoài (chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia và thế giới),
các yếu tố bên trong (nội tại ngân hàng) và mối quan hệ với các dịch vụ khác trong
ngân hàng.
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,
tư duy logic, phân tích hệ thống… để luận giải các vấn đề liên quan đến đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về phát triển thanh tốn quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) giai đoạn
2013 – 2015.
Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) giai đoạn
2016 – 2020.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHÁT TRIỂN THANH TỐN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và vai trị của thanh tốn quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế, chính
trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học – kĩ thuật,… trong đó quan hệ kinh tế ( chủ yếu là
ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Qua tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển
hoạt động thanh tốn quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các
bên.
Từ đó, có khái niệm: “thanh tốn quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi
trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay
giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của
các nước liên quan”( Trích “ Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương” – GS.TS
Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê,2011)
Trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại,
người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là
thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh tốn trên cơ
sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài
theo giá cá thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán là
hợp đồng ngoại thương ( Trích “ Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương” –
GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê,2011)

5


Thanh toán quốc tế phi ngoại thương là việc thanh tốn khơng liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các dịch vụ thương mại cung ứng, nghĩa là thanh
tốn cho các hoạt động khơng mang tính chất thương mại như: chi phí của các cơ
quan ngoại giao ở nước ngồi, chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ

chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp cho cá nhân người trong nước và
nước ngồi ( Trích “ Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương” – GS.TS Nguyễn
Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)

1.1.1.2 Vai trị của thanh tốn quốc tế
Đối với nền kinh tế quốc gia
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang
ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Hoạt động thanh
toán quốc tế như là cầu nối trong mối quan hệ kính tế đối ngoại. Nếu khơng có hoạt
động thanh tốn quốc tế thì khơng có hoạt động kinh tế đối ngoại. Thanh toán quốc
tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chức thanh toán quốc tế
được tiến hành nhanh chóng, chính xác làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát
triển, đặc biệt là ngoại thương.
Thanh toán quốc tế là một khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu
trình mua bán hàng hóa hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các
quốc gia khác nhau. Hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an
tồn, chính xác làm lưu thơng hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán,
phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong q trình thực
hiện hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lí của
các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính cũng như khả năng thanh
tốn của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt thanh toán quốc tế sẽ giúp
cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát
triển.

6



Tóm lại, hoạt động thanh tốn quốc tế có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiện qua các vấn đề:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một
tổng thể
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
- Tăng cường và thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính
- Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Ngày nay hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng đối với các
ngân hàng thương mại, nó mang lại cho ngân hàng một nguồn thu đáng kể cả về số
lượng và tỉ trọng. Đây là hoạt động sinh lời của ngân hàng, do vậy việc hồn thiện
và phát triển hoạt động thanh tốn quốc tế nhất là phương thức tín dụng chứng từ có
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng.
Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thu hút lượng khách hàng có nhu cầu
giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó ngân hàng phát triển thêm quy mơ hoạt động, tăng
thêm nguồn thu nhập để bù đắp chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh
doanh cần thiết.
Thơng qua hoạt động thanh tốn quốc tế ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do
quản lí được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ thanh tốn
quốc tế qua ngân hàng.
Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được một nguồn
ngoại tệ lớn, từ đó có thể phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
Hoạt động thanh tốn quốc tế giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thơng
qua lượng tiền kí quỹ. Mức quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách
hàng cụ thể. Trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các
khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sự dụng để kinh


7


doanh, đầu tư ngắn hạn để sinh lời.
Hơn thế, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng. Khi các dịch vụ của
ngân hàng càng nhiều và càng phát triển thì uy tín của ngân hàng đối với khách
hàng cũng như với các ngân hàng trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Có thể nói, trong xu thế phát triển hiện nay, hoạt động thanh tốn quốc tế có
vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và
hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động
thanh tốn quốc tế để có giải pháp thực hiện có ý nghĩa quan trọng nhằm phục vụ
tốt hơn cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

1.1.2 Các phương thức trong thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm
Là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của
mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa
điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng u cầu. Các hình
thức này đều phải thơng qua ngân hàng làm người trung gian thực hiện việc chuyển
trả đó. Do đó người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và điện phí (nếu thanh tốn
bằng điện) cho ngân hàng ( Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế” – GS.TS
Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
Các bên tham gia
- Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người
đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra ngồi nước) là
người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
- Người hưởng lợi (người bán, người chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư)
hoặc người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.

- Ngân hàng chuyển tiền.
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền.

8


Sơ đồ 1.1 : Trình tự thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền
(3)

Ngân hàng chuyển
tiền

Ngân hàng
đại lý
(4)

(2)

Người chuyển tiền

(1)

Người hưởng lợi

( Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế”
– GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
(1) Giao dịch thương mại
(2) Yêu cầu chuyển tiền
(3) Chuyển tiền ra nước ngoài
(4) Chuyển cho người hưởng lợi.

Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền.
- Ưu điểm: Phương thức này có ưu điểm là rất đơn giản, thuận tiện. Ngân
hàng chỉ đóng vai trị trung gian, trong thời gian ln chuyển, số tiền vẫn thuộc sở
hữu của người mua.
- Nhược điểm: Trả tiền cho bạn hàng phụ thuộc vào người mua, bởi vậy
quyền lợi của bên bán không được đảm bảo, gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm vịng
quay của vốn.

1.1.2.2 Phương thức nhờ thu (collection of payment)
Khái niệm
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh tốn trong đó người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác
cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của mình trên cơ sở hối phiếu do người bán
lập ra (Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến,
NXB Thống kê, 2011)
Các bên tham gia
- Người bán: Người ký phát hối phiếu đòi tiền.
- Ngân hàng bên bán: Là ngân hàng chấp nhận uỷ thác của người bán.

9


- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán: Là ngân hàng ở nước người
mua.
- Người mua: Người trả tiền.
Các chứng từ liên quan đến nhờ thu bao gồm:
- Chứng từ thương mại: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hoá
(Invoice Shipping Documents, Documents Of Title or Similar Documents) hoặc bất
cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.
- Chứng từ tài chính là chứng từ liên quan trực tiếp đến tiền (Bills of

Exchange, Promissory Note, Cheques, Payment Receipts) hoặc các phương tiện
thanh toán tương tự với mục đích ký phát để thu được số tiền thanh toán.
Các loại nhờ thu
Nhờ thu trơn
Là phương thức thanh toán mà người bán nhờ ngân hàng của mình thu hộ
số tiền của hối phiếu ở người mua mà không kèm theo bất cứ một điều kiện nào.
Cùng với việc gửi hàng hoá cho người mua, người bán gửi bộ chứng từ cho người
mua để đi nhận hàng khơng qua ngân hàng (Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại
quốc tế” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
-

Trình tự nghiệp vụ
Sơ đồ 1.2: Trình tự thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn

Ngân hàng phục vụ bên
bán

( 2)

Ngân hàng
đại lý

(4)
(1)

(4)

(4)

Người mua


Người bán
(1)

( Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế”
– GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)

10

(3)


(1)

Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ hàng cho người mua, lập một hối

phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình địi tiền hộ.
(2)

Ngân hàng phục vụ bên bán gửi uỷ nhiệm thu kèm hối phiếu cho ngân hàng

đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền hộ.
(3)

Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền ngay)

hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu người mua chịu).
(4)

Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận


hối phiếu thì ngân hàng gửi hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn
thanh tốn, ngân hàng sẽ địi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như
trên.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Quyền lợi của người mua được đảm bảo vì người mua sau khi
đã chắc chắn nhận được hàng mới trả tiền.
+ Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng
của người mua hồn tồn tách rời khỏi khâu thanh tốn. Đối với người mua cũng có
nhiều bất lợi vì trong một vài trường hợp, nếu hối phiếu đến sớm hơn hàng hố thì
người mua trả tiền ngay trong khi khơng biết việc giao hàng của người bán có đúng
hợp đồng hay không. Do vậy, phương thức nhờ thu trơn không được áp dụng nhiều
trong thanh toán.
Nhờ thu kèm chứng từ
Là phương thức trong đó người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng bộ
chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua với điều kiện người mua trả tiền
hoặc chấp nhận trả hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì
ngân hàng mới giao tồn bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng (Trích “ Cẩm
nang tài trợ thương mại quốc tế” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)

11


Sơ đồ 1.3: Trình tự thanh tốn bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ
( 2)

Ngân hàng phục vụ
bên bán

Ngân hàng

đại lý

(4)
(1)

(4)

(4)

Người bán

(3)

Người mua
(1)

( Trích “ Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế”
– GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ tương tự như nhờ thu
trơn, chỉ khác ở khâu (1) người bán chỉ giao hàng hoá cho người mua, cịn chứng từ
hàng hố gửi kèm hối phiếu địi tiền cho ngân hàng nhờ thu hộ; (3) ngân hàng đại lý
chỉ giao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền.
- Ưu, nhược điểm
+ Ưu điểm: Quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn do có sự
tham gia khống chế bộ chứng từ của ngân hàng. Mặt khác, quyền lợi của người
nhập khẩu cũng được đảm bảo do họ chỉ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
khi chắc chắn đã nhận được hàng hố.
+ Nhược điểm: người bán thơng qua ngân hàng mới khống chế được quyền
định đoạt hàng hoá của người mua, chưa khống chế được việc trả tiền của người

mua. Người mua có thể kéo dài việc thanh tốn bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc
có thể khơng trả tiền được khi tình hình thị trường bất lợi cho họ.

1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng
( ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư

12


tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó
khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng. Một công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu được
trong phương thức tín dụng chứng từ là thư tín dụng, nếu khơng mở được thư tín
dụng thì phương thức thanh tốn này cũng khơng được xác lập ( Trích “ Cẩm nang
thanh toán quốc tế bằng L/C” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C): là một bản cam kết dùng trong thanh
tốn, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của
người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng
này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng
(người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn
quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với
những nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng ( Trích “ Cẩm nang thanh toán
quốc tế bằng L/C” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2011)
Trên đây là những nội dung cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế
hiện nay, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là do hai bên xuất nhập khẩu
quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía.
Tuy nhiên, phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm ưu thế, là một phương thức
thanh toán chủ yếu. Điều này sẽ được khẳng định khi đi sâu nghiên cứu về phương

thức này ở phần tiếp theo.

1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.2.1 Nội dung cơ bản của thư tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm về thư tín dụng
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách
hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình
đầy đủ bộ chứng từ thanh tốn phù hợp với nội dung thư tín dụng ( Trích “ Cẩm
nang thanh tốn quốc tế bằng L/C” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê,
2011)
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng

13


chứng từ. Nếu khơng mở thu tín dụng thì phương thức thanh tốn này khơng thể xác
lập được và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu

1.2.1.2 Vai trị của thư tín dụng
Thư tín dụng là văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để ngân hàng
quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua
có trả tiền cho Ngân hàng hay khơng. Ngồi ra, thư tín dụng là một cơng cụ hiệu
quả trong việc cụ thể, chi tiết, hồn thiện hố những nội dung mà hợp đồng chưa
bàn tới, khắc phục những sai sót, những điều khoản khơng có lợi trong hợp đồng
nếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là có lợi.
Tuy được thành lập trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nó
hồn tồn độc lập với hợp đồng mua bán. Điều này có nghĩa là khi thanh tốn, các
ngân hàng chỉ căn cứ vào các bộ chứng từ phù hợp mà thơi. Tính chất độc lập
tương đối của thư tín dụng đã chi phối tồn bộ các khâu của q trình thanh tốn,
quy định tồn bộ nghĩa vụ của các bên tham gia.

Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với phương thức
khác, song nó khơng phải là phương thức đảm bảo tránh được các rửi ro cho các
bên tham gia, trong đó có ngân hàng.

1.2.1.3 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng chứng từ L/C là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ) trong đó
ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một
bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, bao gồm:
♦ Số hiệu, địa điểm và ngày mở của L/C:
- Số hiệu L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó.
Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện
thư tín dụng. Có thư tín dụng ghi ngay đầu dịng bên phải câu: “Đề nghị ghi tín
dụng số ... trên các thư từ giao dịch”.
- Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu. Địa điểm này có nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra
tranh chấp khi có xung đột pháp luật về L/C đó.

14


- Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C
với người xuất khẩu. Đây là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối
cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện mở L/C
có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không.
♦ Tên và địa chỉ của người liên quan:
- Các thương nhân: bao gồm người nhập khẩu hay người yêu cầu mở L/C,
người xuất khẩu hay người hưởng lợi L/C.
- Các ngân hàng: bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân
hàng thương lượng, ngân hàng xác nhận,...
♦ Số tiền của L/C: Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng

chữ và thống nhất với nhau. Khơng thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi
bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau.
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Thông thường không nên ghi số tiền dưới
dạng một số tuyệt đối, khi đó người nhập khẩu khó có thể được thanh tốn được vì
chứng từ khơng phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng.


Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả

tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu trình bộ chứng từ trong thời hạn đó
và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt
đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hạn hiệu lực L/C.


Thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng của L/C
- Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau.

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể
nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngồi
thời hạn đó nếu như trả tiền có kỳ hạn. Tuy nhiên, những hối phiếu có kỳ hạn phải
được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng: do hợp đồng mua bán quy định và có quan hệ chặt
chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C
♦ Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, mã hiệu,...

15



×