Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng chương trình quản lý nhà hàng ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 73 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĂN UỐNG

Niên khóa: 2013-2017

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN TUẤN NAM

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĂN UỐNG
Ngành: Công nghệ thông tin

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nôi - Năm 2017


Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ Thông tin

NGUYỄN TUẤN NAM
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĂN UỐNG
Ngành: Công nghệ thông tin
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Đức Tuấn

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - Năm 2017



VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Nam

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 09/11/1994

Nơi sinh: Hà Nam

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Mã số: 13A10010121

Lớp hành chính: 13A10A2
1. TÊN ĐỀ TÀI
Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ


: 03/01/2017

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
5. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống” do cá nhân
em thực hiện.
6. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Đức Tuấn
Ngày … tháng … năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án tốt nghiệp là kết quả của một khóa học và là thành quả lao động
của em. Để có thể thực hiện và hoàn thành đồ án này, em đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô và các bạn trong Khoa Công
Nghệ Thông Tin – Viện Đại học Mở Hà Nội. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc tới các thầy, các cô trong Khoa, những người đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm quý báo cho em
trong suốt bốn năm học tại Viện Đại học Mở Hà Nội để em có thể tự tin khi
thực hiện đồ án này.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Đức Tuấn, người đã tận tình, chỉ
bảo động viên và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trong thời
gian làm đồ án cùng thầy, em không những học hỏi được những kiến thức mà
còn học được khả năng làm việc nghiêm túc, độc lập và có trách nhiệm với
công việc của mình.
Mặc dù, em đã cố gắng hoàn thiện đồ án trong phạm vi và khả năng cho
phép của mình, những chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin
kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy, các cô và các bạn.

Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, luôn luôn là những
người lái đò ân cần dìu dắt các thế hệ tiếp theo của FITHOU trưởng thành.
Em xin xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Nam


Mục lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................... 11
1.1. Nhiệm vụ cơ bản ................................................................................... 1
1.2. Sơ đồ nhà hàng ..................................................................................... 2
1.3. Quy trình sử lý ...................................................................................... 3
1.4. Biểu mẫu ............................................................................................... 4
1.5. Phạm vi đề tài ....................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG ....................................................... 8
2.1 Ngôn ngữ lập trình C# ............................................................................. 8
2.1.1 Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C# ................................................. 8
2.1.2 Ngôn ngữ C# và các ngôn ngữ khác ................................................ 10
2.1.3 Tại sao lại muốn sử dụng ngôn ngữ C# ........................................... 11
2.1.4 Các bước chuẩn bị cho chương trình .............................................. 15
2.2 Ngôn ngữ SQL và cơ sở dữ liệu SQL .................................................... 16
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về hệ quản trị CSDL SQL server ................... 16
2.2.2. Các lệnh thao tác dữ liệu trong SQL server ................................... 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .................................................... 20
3.1. Phân tích chức năng hệ thống ............................................................. 20
3.1.1. Xác định chức năng nghiệp vụ ..................................................... 20
3.1.2. Sơ đồ luồng thông tin dữu liệu ..................................................... 23
3.1.3. Đặc tả chức năng ......................................................................... 29

3.2. Phân tích dữ liệu hệ thống .................................................................. 34
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ .............................................. 46
4.1. Giao diện Người dùng ........................................................................ 46
4.1.1. Giao diện đăng nhập .................................................................... 46
4.1.2. Giao diện quản lý nhân viên ........................................................ 47


4.1.3. Giao diện món ăn ......................................................................... 48
4.1.4. Giao diện nguyên liệu món ăn ..................................................... 49
4.1.5. Giao diện gọi món ........................................................................ 50
4.1.6. Giao diện cập nhật gọi món ......................................................... 51
4.1.7. Giao diện lập hóa đơn .................................................................. 52
4.1.8. Hóa đơn ........................................................................................ 53
4.1.9. Giao diện tra cứu hóa đơn bán .................................................... 54
4.1.10. Giao diện quản lý nhà cung cấp .................................................. 55
4.1.11. Giao diện quản lý nguyên liệu ..................................................... 56
4.1.12. Giao diện quản lý hóa đơn nhập .................................................. 57
4.1.13. Giao diện thống kê doanh thu ...................................................... 58
4.1.14. Giao diện thống kê ....................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Nam
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Khóa: 2013-2017

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Tuấn

Tên đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
Tóm tắt: Phần mềm xây dựng giúp chủ nhà hàng hay nhân viên quản lý
hoạt động trong nhà nhà hàng một cách dễ dàng hiệu quả và thuận tiện. Phần
mềm cũng cho phép tổng hợp báo cáo cuối kỳ chính xác, nhanh chóng. Công
nghệ sử dụng trong đề tài là ngôn ngữ lập trình C# và SQL Server.
Đồ án được chia thành các chương với nội dung như sau:
❖ Chương 1: Giới thiệu đề tài: Chương này giới thiệu về đề tài, nhiệm vụ
cơ bản, sơ đồ nhà hàng, quy trình xử lý, biểu mẫu.
❖ Chương 2: Công nghệ sử dụng: Chương này tổng quan về C# và SQL
Server và lý do lựa chọn để xây dựng phần mềm.
❖ Chương 3: Thiết kế hệ thống: Chương này đưa ra thiết kế tổng thể và
thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống.
❖ Chương 4: Triển khai và kết quả: Chương này trình bày chi tiết về
những gì đồ án đạt được.


STT

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ

1

NV

Nhân viên

2


SĐT

Số điện thoại

3

KH

Khách hàng

4

NCC

5

CMTND

6

NL

Nguyên liệu

7

BP

Bộ phận


8

CSDL

9

Đ/C

Địa chỉ

10

SQL

Structured Query Language

11

QL

Quản lý

12

BPQL

Bộ phận Quản lý

13


BPTT

Bộ phận tiếp tân

14

PVB

Phục vụ bàn

15

BPB

Bộ phận bếp

16

BPKT

Nhà cung cấp
Chứng minh thư nhân dân

Cơ sở dữ liệu

Bộ phận kế toán


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhà hàng ................................................................... 2

Hình 1.2: Biểu mẫu hóa đơn bán hàng .............................................................. 4
Hình 1.3: Biểu mẫu Thống kê khách hàng........................................................ 5
Hình 1.4: Biểu mẫu Thống kê món ăn .............................................................. 5
Hình 1.5: Biểu mẫu Thống kê nguyên liệu ....................................................... 6
Hình 1.6: Biểu mẫu Thống kê doanh thu .......................................................... 6
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân rã chức năng chi tiết ................................................... 21
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ mức ngữ cảnh ...................................................................... 24
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ mức đỉnh .............................................................................. 25
Sơ đồ 3.4: DFD mức dưới đỉnh “ Quản lý thông tin ”. ................................... 26
Sơ đồ 3.5: DFD mức dưới đỉnh “ Quản lý bán hàng “.................................... 27
Sơ đồ 3.6: DFD mức dưới đỉnh “ Thống kê “. ................................................ 28
Sơ đồ 3.7: Mô hình ERD mở rộng .................................................................. 38
Sơ đồ 3.8: Mô hình quan hệ ............................................................................ 40
Hình 4.1: Giao diện đăng nhập ....................................................................... 46
Hình 4.2: Giao diện quản lý nhân viên ........................................................... 47
Hình 4.3: Giao diện quản lý món ăn ............................................................... 48
Hình 4.4: Giao diện nguyên liệu món ăn ........................................................ 49
Hình 4.5: Giao diện gọi món ........................................................................... 50
Hình 4.6: Giao diện cập nhật gọi món ............................................................ 51
Hình 4.7: Giao diện lập hóa đơn bán .............................................................. 52


Hình 4.8: Hóa đơn ........................................................................................... 53
Hình 4.9: Giao diện tra cứu hóa đơn bán ........................................................ 54
Hình 4.10: Giao diện quản lý nhà cung cấp .................................................... 55
Hình 4.11: Giao diện quản lý nguyên liệu ...................................................... 56
Hình 4.12: Giao diện quản lý Nhập nguyên liệu ............................................ 57
Hình 4.13: Giao diện thống kê doanh thu ....................................................... 58
Hình 4.14: Giao diện thống kê ........................................................................ 59



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Nhóm các chức năng ...................................................................... 20
Bảng 3.2: Bảng đặc tả dữ liệu của tbl_bophan ............................................... 41
Bảng 3.3: Bảng đặc tả dữ liệu của tbl_nhanvien............................................. 41
Bảng 3.4: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_ncc ............................................................ 42
Bảng 3.5: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_Donvitinh.................................................. 42
Bảng 3.6: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_nguyenlieu ................................................ 42
Bảng 3.7: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_banan ........................................................ 42
Bảng 3.8: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_loaimon ..................................................... 43
Bảng 3.9: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_monAn ...................................................... 43
Bảng 3.10: Bảng đặc tả chức dữ liệu tbl_hdn ................................................. 43
Bảng 3.11: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_cthdn ....................................................... 44
Bảng 3.12: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_hdb .......................................................... 44
Bảng 3.13: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_cthdb ....................................................... 44
Bảng 3.14: Bảng đặc tả dữ liệu tbl_monAn_NL ............................................ 44


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Một hiện trang vẫn còn tồn tại nhiều ở các nhà hàng là hầu hết các nghiệp
vụ quản lý và thanh toán trong nhà hàng đều được thực hiện một cách thủ
công gây chậm trễ, nhầm lẫn, phiền toái cho khách.
Trong những năm gần đây, các chương trình quản lý không còn xa lạ
với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, …Nhưng với các
nhà hàng thì việc đưa công nghệ thông tin vào nhà hàng để quản lý nhân
viên, quản lý hóa đơn, … vẫn còn ít.
Theo hiện trạng nêu trên, các nhà hàng cần áp dụng công nghệ vào việc
quản lý, thanh toán hóa đơn khách hàng. Việc sử dụng một phần mềm

chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ của nhà hàng sẽ làm tăng khả năng quản
lý, nhanh chóng và chính xác trong khâu thanh toán. Vì vậy cá nhân em
chọn đề tài: “ Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống“ làm đề tài
cho đồ án tốt nghiệp đại học của mình.
1.1.Nhiệm vụ cơ bản
Đề tài sẽ giới thiệu các vấn đề tổng quan về phần mềm, các vấn đề liên
quan đến công nghệ phần mềm, các quy trình, mô hình phát triển phần
mềm nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực công nghệ phần
mềm.
Áp dụng các kiến thức đã học tập trên giảng đường vào các vấn đề thu
thập thông tin, khảo sát nghiệp vụ bài toán, từng bước thực hiện phân
tích và thiết kế hệ thống mạch lạc, rõ ràng. Ứng dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu SQL Server và công nghệ phát triển phần mềm Winform trong
thực hiện đề tài.


2

Những chức năng chính mà đề tài sẽ giải quyết được là:
- Quản lý Món ăn.
- Quản lý Nhân Viên.
- Quản lý hóa đơn thanh toán.
- Thống kê Doanh Thu .
- Thống kê nguyên liệu, hàng bán ra.
- Thống kê khách hàng.
Những công nghệ, kĩ thuật, giải pháp sử dụng:
- Ngôn ngữ lập trình: SQL, C#.
- Công nghệ sử dụng: Net framework 4.5.
- Phần mềm hỗ trợ lập trình: Microsoft SQL Server, Microsoft
Visual Studio.

Phần mềm hỗ trợ thực hiện báo cáo: Microsoft Word, Microsoft
PowerPoint, Microsoft Viso.
1.2.Sơ đồ nhà hàng
Cơ cấu tổ chức nhà hàng

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhà hàng


3

o Bộ phận Quản lý: Có nhiệm vụ quản lý trực tiếp nhà hàng, mọi
vấn đề của nhà hàng đều phải thông qua bộ phận quản lý và bộ
phận quản lý có quyền quyết định tất cả mọi thông tin xử lý trong
nhà hàng.
o Bộ phận tiếp tân: Có nhiệm vụ hoàn thành công việc tiếp nhận
những yêu cầu của khách, giới thiệu và giải đáp những thắc mắc
của khách.
o Phục vụ bàn: Có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu của khách, phục vụ
ăn uống, dọn vệ sinh.
o Bộ phận bếp: Nấu ăn theo đơn đặt trước, hoặc theo menu, nấu cho
nhân viên nhà hàng. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào.
o Bộ phận Kế Toán: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết toàn bộ việc
thu chi hàng ngày của nhà hàng.Từ đó lập ra các báo cáo, thống
kê, doanh thu,….trình Quản lý nhà hàng theo ngày, tháng, quý
năm.
1.3.Quy trình xử lý
Khi nhà hàng có nhu cầu nhập thực phẩm sẽ gửi đơn đặt thực phẩm
cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu nhập thực phẩm của nhà
hàng bằng việc chuyển thực phẩm cho nhà hàng kèm theo đơn đặt thực
phẩm và kèm theo hóa đơn thanh toán tiền của các thực phẩm. Danh mục

thực phẩm nhập về sẽ được lưu vào sổ nhập thực phẩm.
Khi khách vào nhà hàng, nhân viên bàn sẽ tiếp đón khách sắp xếp bàn
cho khách (dựa vào số lượng khách). Nhân viên bàn tiếp nhận yêu cầu của
khách rồi viết phiếu yêu cầu món ăn, gửi (kèm theo số bàn) cho bộ phận
tiếp tân.
Bộ phận tiếp tân dựa vào phiếu yêu cầu món ăn sẽ kiểm tra xem món
ăn khách yêu cầu có trong danh mục món ăn hay không, nếu không có sẽ


4

thông báo lại cho khách, nếu món ăn khách yêu cầu có trong danh mục món
ăn thì sẽ đưa phiếu yêu cầu cho bộ phận bếp, đồng thời ghi lại số bàn và
các món ăn khách yêu cầu vào trong sổ bán hàng. Mỗi khi khách hàng yêu
cầu thêm món ăn thì sẽ được bổ xung vào sổ bán hàng.
Bộ phận bếp dựa vào phiếu yêu cầu sẽ chế biến các món ăn, đồ uống
và xuất cho khách hàng. Khi khách có đề nghị thanh toán,nhân viên bàn sẽ
kiểm tra đồ thừa (đồ uống) thông báo chô bộ phận tiếp tân, bộ phận tiếp tân
sẽ dựa vào số phiếu yêu cầu món ăn của khách, viết phiếu thanh toán cho
khách, nhận tiền và lưu vào sổ bán hàng
Sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và sau một năm bộ phận kế toán
sẽ tổng hợp tình hình nhập thực phẩm, tình hình bán hàng, thực phẩm còn
trong kho và viết báo cáo gửi cho bộ phận quản lý.
1.4.Biểu mẫu
- Biểu mẫu hóa đơn bán hàng:

Hình 1.2: Biểu mẫu hóa đơn bán hàng


5


- Biểu mẫu Thống kê khách hàng:

Hình 1.3: Biểu mẫu Thống kê khách hàng

- Biểu mẫu Thống kê món ăn :

Hình 1.4: Biểu mẫu Thống kê món ăn


6

- Biểu mẫu Thống kê nguyên liệu:

Hình 1.5: Biểu mẫu Thống kê nguyên liệu

- Biểu mẫu Thống kê doanh thu:

Hình 1.6: Biểu mẫu Thống kê doanh thu


7

1.5.Phạm vi đề tài
- Cập nhật tra cứu thông tin: nhân viên, món ăn, nhà cung cấp, nguyên
liệu, hóa đơn nhập
- Bán hàng
- Thống kê báo cáo



8

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2.1 Ngôn ngữ lập trình C#
2.1.1 Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy
kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi
nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ
trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những
tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ
C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền
tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó
người dẫn đầu là phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi,
một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát
triển tích hợp cho lập trình client/server.
Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng
đối tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp.
Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển
mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ
C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và
những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói,
kế thừa, và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập trình
hướng đối tượng.
Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp điều được tìm
thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn ngữ C#
không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như trong
ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn
các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp.



9

C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam kết với
một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một
lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa
như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện.
Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng
thực thi giao diện.
Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm
về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc được
giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn
về hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế
thừa từ một lớp hay được kế thừa nhưng một cấu trúc có thể thực thi một
giao diện.
Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần (component
- oriented), như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành
phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một
lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những phương thức và những
thuộc tính của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và những thuộc tính
khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những chức
năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối self-contained,
nên môi trường hosting biết được cách đọc metadata của một lớp và mã
nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó.
Một lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C# là ngôn ngữ này cũng hỗ trợ việc
truy cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu
ngoặc [] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn (unsafe). Và bộ
giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện việc giải phóng
những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi chúng
được giải phóng.



10

2.1.2 Ngôn ngữ C# và các ngôn ngữ khác
Chúng ta đã từng nghe đến những ngôn ngữ khác như Visual Basic,
C++ và Java. Có lẽ chúng ta cũng tự hỏi sự khác nhau giữa ngôn ngữ C#
và nhưng ngôn ngữ đó. Và cũng tự hỏi tại sao lại chọn ngôn ngữ này để học
mà không chọn một trong những ngôn ngữ kia. Có rất nhiều lý do và chúng
ta hãy xem một số sự so sánh giữa ngôn ngữ C# với những ngôn ngữ khác
giúp chúng ta phần nào trả lời được những thắc mắc.
Microsoft nói rằng C# mang đến sức mạnh của ngôn ngữ C++ với sự
dễ dàng của ngôn ngữ Visual Basic. Có thể nó không dễ như Visual Basic,
nhưng với phiên bản Visual Basic.NET (Version 7) thì ngang nhau. Bởi vì
chúng được viết lại từ một nền tảng. Chúng ta có thể viết nhiều chương
trình với ít mã nguồn hơn nếu dùng C#.
Mặc dù C# loại bỏ một vài các đặc tính của C++, nhưng bù lại nó tránh
được những lỗi mà thường gặp trong ngôn ngữ C++. Điều này có thể tiết
kiệm được hàng giờ hay thậm chí hàng ngày trong việc hoàn tất một chương
trình. Chúng ta sẽ hiểu nhiều về điều này trong các chương của giáo trình.
Một điều quan trọng khác với C++ là mã nguồn C# không đòi hỏi phải có
tập tin header. Tất cả mã nguồn được viết trong khai báo một lớp.
Như đã nói ở bên trên, .NET runtime trong C# thực hiện việc thu gom
bộ nhớ tự động. Do điều này nên việc sử dụng con trỏ trong C# ít quan
trọng hơn trong C++. Những con trỏ cũng có thể được sử dụng trong C#,
khi đó những đoạn mã nguồn này sẽ được đánh dấu là không an toàn (unsafe
code).
C# cũng từ bỏ ý tưởng đa kế thừa như trong C++. Và sự khác nhau khác
là C# đưa thêm thuộc tính vào trong một lớp giống như trong Visual Basic.
Và những thành viên của lớp được gọi duy nhất bằng toán tử “.” khác với

C++ có nhiều cách gọi trong các tình huống khác nhau.


11

Một ngôn ngữ khác rất mạnh và phổ biến là Java, giống như C++ và C#
được phát triển dựa trên C. Nếu chúng ta quyết định sẽ học Java sau này,
chúng ta sẽ tìm được nhiều cái mà học từ C# có thể được áp dụng.
Điểm giống nhau C# và Java là cả hai cùng biên dịch ra mã trung gian:
C# biên dịch ra MSIL còn Java biên dịch ra bytecode. Sau đó chúng được
thực hiện bằng cách thông dịch hoặc biên dịch just-in-time trong từng máy
ảo tương ứng. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ C# nhiều hỗ trợ được đưa ra để
biên dịch mã ngôn ngữ trung gian sang mã máy. C# chứa nhiều kiểu dữ liệu
cơ bản hơn Java và cũng cho phép nhiều sự mở rộng với kiểu dữ liệu giá
trị. Ví dụ, ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu liệt kệ (enumerator), kiểu này được giới
hạn đến một tập hằng được định nghĩa trước, và kiểu dữ liệu cấu trúc đây
là kiểu dữ liệu giá trị do người dùng định nghĩa. Chúng ta sẽ được tìm hiểu
kỹ hơn về kiểu dữ liệu tham chiếu và kiểu dữ liệu giá trị sẽ được trình bày
trong phần sau.
Tương tự như Java, C# cũng từ bỏ tính đa kế thừa trong một lớp, tuy
nhiên mô hình kế thừa đơn này được mở rộng bởi tính đa kế thừa nhiều
giao diện.
2.1.3 Tại sao lại muốn sử dụng ngôn ngữ C#
Nhiều người tin rằng không cần thiết có một ngôn ngữ lập trình mới.
Java, C++, Perl, Microsoft Visual Basic, và những ngôn ngữ khác được
nghĩ rằng đã cung cấp tất cả những chức năng cần thiết.
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó
được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong
C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử
dụng hơn. Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính

có trong ngôn ngữ Java. Không dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục


12

đích khi xây dựng ngôn ngữ này. Những mục đích này được được tóm tắt
như sau:
C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như
Java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế
thừa, và lớp cơ sở ảo (virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây
ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến những vấn đề cho các người phát triển C++.
Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ
không trải qua thời gian để học nó! Nhưng khi đó ta sẽ không biết được
hiệu quả của ngôn ngữ C# khi loại bỏ những vấn đề trên.
Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng
ta thân thiện với C và C++ hoặc thậm chí là Java, chúng ta sẽ thấy C# khá
giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác
được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm
cho ngôn ngữ đơn giản hơn. Một vài trong các sự cải tiến là loại bỏ các dư
thừa, hay là thêm vào những cú pháp thay đổi. Ví dụ như, trong C++ có ba
toán tử làm việc với các thành viên là ::, . , và ->. Để biết khi nào dùng ba
toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C#, chúng được thay thế
với một toán tử duy nhất gọi là .(dot). Đối với người mới học thì điều này
và những việc cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn.
- Ghi chú: Nếu chúng ta đã sử dụng Java và tin rằng nó đơn giản, thì
chúng ta cũng sẽ tìm thấy rằng C# cũng đơn giản. Hầu hết mọi người đều
không tin rằng Java là ngôn ngữ đơn giản. Tuy nhiên, C# thì dễ hơn là Java
và C++.
C# là ngôn ngữ hiện đại
Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? Những đặc tính như là xử lý

ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật
mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại.


13

C# chứa tất cả những đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình có thể
chúng ta sẽ cảm thấy những đặc tính trên phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên,
cũng đừng lo lắng chúng ta sẽ dần dần được tìm hiểu những đặc tính qua
các chương trong cuốn sách này.
- Ghi chú: Con trỏ được tích hợp vào ngôn ngữ C++. Chúng cũng là
nguyên nhân gây ra những rắc rối của ngôn ngữ này. C# loại bỏ những phức
tạp và rắc rối phát sinh bởi con trỏ. Trong C#, bộ thu gom bộ nhớ tự động
và kiểu dữ liệu an toàn được tích hợp vào ngôn ngữ, sẽ loại bỏ những vấn
đề rắc rối của C++.
C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng (Object –
oriented language) là sự đóng gói, sự kế thừa, và đa hình. C# hỗ trợ tất cả
những đặc tính trên. Phần hướng đối tượng của C# sẽ được trình bày chi
tiết trong một chương riêng ở phần sau.
C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo
Như đã đề cập trước, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở chính
bởi bản thân hay là trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt
những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều
các dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ
họa, bản tính, hay thậm chí những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác.
C# là ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ
khóa được sử dụng để mô tả thông tin. Chúng ta có thể nghĩ rằng một ngôn
ngữ có nhiều từ khóa thì sẽ mạnh hơn.

Điều này không phải sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#,
chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất
cứ nhiệm vụ nào.


14

C# là ngôn ngữ hướng module
Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những
lớp, những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và
những phương thức có thể được sử dụng lại trong ứng dụng hay các chương
trình khác. Bằng cách truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương
thức chúng ta có thể tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả.
C# sẽ là một ngôn ngữ phổ biến
C# là một trong những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Vào thời điểm
cuốn sách này được viết, nó không được biết như là một ngôn ngữ phổ biến.
Nhưng ngôn ngữ này có một số lý do để trở thành một ngôn ngữ phổ biến.
Một trong những lý do chính là Microsoft và sự cam kết của .NET.
Microsoft muốn ngôn ngữ C# trở nên phổ biến. Mặc dù một công ty
không thể làm một sản phẩm trở nên phổ biến, nhưng nó có thể hỗ trợ. Cách
đây không lâu, Microsoft đã gặp sự thất bại về hệ điều hành Microsoft Bob.
Mặc dù Microsoft muốn Bob trở nên phổ biến nhưng thất bại. C# thay thế
tốt hơn để đem đến thành công sơ với Bob. Thật sự là không biết khi nào
mọi người trong công ty Microsoft sử dụng Bob trong công việc hằng ngày
của họ. Tuy nhên, với C# thì khác, nó được sử dụng bởi Microsoft. Nhiều
sản phẩm của công ty này đã chuyển đổi và viết lại bằng C#. Bằng cách sử
dụng ngôn ngữ này Microsoft đã xác nhận khả năng của C# cần thiết cho
những người lập trình.
Micorosoft .NET là một lý do khác để đem đến sự thành công của C#.
.NET là một sự thay đổi trong cách tạo và thực thi những ứng dụng.

Ngoài hai lý do trên ngôn ngữ C# cũng sẽ trở nên phổ biến do những
đặc tính của ngôn ngữ này được đề cập trong mục trước như: đơn giản,
hướng đối tượng, mạnh mẽ...


×