Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xử lý công chức vi phạm kỷ luật và trách nhiệm người quản lý công chức vi phạm của Hội Văn học – Nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.63 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng Nhà nước ta thật sự của dân, do dân vì dân đã được
Đảng và Nhà nước quan tâm rất sớm. Ngay từ khi ra đời Nhà nước công
tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng,
là nguyên nhân thành bại của cách mạng. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã
khảng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Trong các thời kỳ cách mạng
Người luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng “ vừa hồng vừa
chuyên” đây là tiêu chuẩn tiên quyết của đội ngũ cách mạng. Người đã
căn dặn cán bộ phải phấn đấu trờ thành công bộc của dân. Tư tưởng đó
của Bác về xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm
nay.
Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,
trong công cuộc cải cách hành chính nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cá quan hệ có liên quan đến việc
tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức như: Pháp lệnh cán bộ
công chức năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ công chức( Sửa đổi, bổ xung)
năm 2003, Luật cán bộ công chức năm 2008 đánh dấu một bước chuyển
biến căn bản trong công tác cán bộ ở nước ta, là công cụ pháp lý quan
trọng đẻ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có trình độ năng
lực, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với tổ quốc.
Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Điện Biên là một tổ chức Chính trị Xã
hội Nghề nghiệp hoạt động của Hội nhằm bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hóa văn nghệ tốt đẹp của đại phương; tiếp thu tinh hoa Văn hóa
– Nghệ thuật của cả nước và thế giới. Xây dựng phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sáng tạo Văn học
Nghệ thuật phục vụ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất

1



nước, vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh với nhiệm vụ cao cả đó đòi hỏi cán bộ công chức của Hội Văn học
Nghệ thuật ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật cán bộ công chức,
còn phải thực hiện nghiêm túc các Luật liên quan như: Luật di sản, Luật
Bản quyền tác giả, Luật Báo chí, Luật xuất bản...
Tuy nhiên trong thời gian qua, do tác động của cơ chế thị trường
cùng với sự sa sút về phẩm chất, đạo đức và ý thức rèn luyện của một số
Cán bộ công chức nói chung, công chức Hội Văn học Nghệ thuật nói
riêng đã liên quan đến việc giả mạo chứng chỉ vi phạm Luật Cán bộ công
chức, Luật hình sự, Luật dân sự. Song việc sử lý như thế nào vừa hợp
tình, hợp lý vừa đúng pháp luật là một trong những vấn đề mà người điều
hành công sở phải cân nhắc, cần phải lựa chọn phương án sử lý, sao cho
việc sử lý đó mang lại hiệu quả giáo dục cao đối với vi phạm và có tính
giáo dục chung cho tất cả Cán bộ, công chức, đồng thời đảm bảo kỷ
cương, kỷ luật của pháp luật.
Từ thực tiễn công tác tại Hội Văn học – Nghệ thuật, kết hợp với những
kiến thức được trang bị qua khóa học bòi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên, tôi chọn tình huống: “Xử lý công chức vi
phạm kỷ luật và trách nhiệm người quản lý công chức vi phạm của Hội
Văn học – Nghệ thuật” làm bài tiểu luận cuối khóa. Bài tiểu luận trên cơ
sở mô ta tỉnh huống vi phạm kỷ luật của một công chức Hội Văn học
Nghệ thuật, phân tích tỉnh huống, phân tích nguyên nhân hậu quả của vụ
việc, trình bầy các kết quả cụ thể qua việc giải quyết tỉnh huống để nhận
xét đánh giá về cách xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Bài tiểu luận gồm
có:
- Lới nói dầu
I - Mô tả tỉnh huống
II- Phân tích tỉnh huống, nguyên nhân, hậu quả
III – Kết quả giải quyết tình huống

2


IV- Nhận xét, đánh giá cách xử lý tỉnh huống.
V- Kết luận và kiến nghị.
Do thời gian có hạn, do vậy bài tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế
thiểu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo
trong Trường Chính trị tỉnh Điện Biên để hoàn thiện tốt hơn bài tiểu luận
của mình.

3


PHẦN I – MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Lê Văn H sinh năm 1980 tại Quảng Ninh tốt nghiệp trường Đại học
Mỹ thuật năm 2003 trong thời gian học Đại học H đã đem lòng yêu một
cô gái ở vùng Tây Bắc xa xôi học cùng trường theo tiếng gọi của trái tim.
Năm 2004 H đã tỉnh nguyện lên Điện Biên lập nghiệp. H đã nộp hồ sơ
xin vào công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh được phân công làm
việc tại Ban Biên tập tạp chí còn vợ H xin được vào dậy Mỹ thuật tại một
trường học tại Huyện Điện Biên cuộc sống cứ thấm thoát như thoi đưa
đến giờ cả hai đã có hai mặt con. Khi lên Điện Biên với hai bàn tay trắng
cả hai vợ chòng H đã phải đi thuê nhà ở ông bà nội ngoại đều nghèo và ở
xa không giúp được gì nhiều cho H. Đối với H khi lên Điện Biên lúc đầu
với đồng lương của hai vợ chồng cuộc sống cùng tạm ổn hàng ngày ngoài
công việc của cơ quan ngày nghỉ H cùng vợ và một số bạn bè yêu thích
Văn học Nghệ thuật thuật thường tổ chức đi sáng tác Mỹ thuật Nhiếp ảnh
tại xã quanh thành phố Điện Biên Phủ và Huyên Điện Biên có những đợt
được nghỉ lễ dày ngày thì tổ chức đi sáng tác ở các Huyện xa như Tuần
Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông... với lòng yêu nghề và được trời phú

cho khả năng về văn học nghệ thuật các tác phẩm của H đều đặn được
sáng tác và được nhiều bạn bè, công chúng biết tới, nhiều báo tạp chí
trong và ngoài tỉnh, trung ương đăng tải, H gửi tác phẩm của mình tham
dự các giải thưởng, các cuộc liên hoan trong và ngoài tỉnh, trung ương và
đạt được nhiều giải thưởng khá cao. H được các cơ quan chuyên môn và
giới văn nghệ sĩ đánh giá là người có tiềm năng , đối với H bước đầu như
vậy là thành công mỹ mãn rồi bản thân H cũng thất rất tự hào về bản thân
mình và tự nhủ với vợ lếu nếu cứ đà này thì anh chả mầy chốc trở thành
người nổi tiếng không chỉ của cả tỉnh mà là của cả nước có những đêm H
đang ngủ chợt bừng dậy hét toáng lên vợ H hốt hoảng hỏi có chuyện gì H
kẻ lại trong giấc mơ H thấy người ta bán đấu giá tác phẩm của mình lên
tới hơn 5 triệu đô la Mỹ. Trời ơi cuộc sống của vợ chồng mình sắp lên
4


tiên rồi vợ yêu ạ. Vâng đây là những ước vọng hết sức bình thường của
một con người luôn muốn vươn tới những cái tốt đẹp cho cuộc sống của
mình giá như cuộc sống không có những sáo chộn không có khủng
hoảng. H không thể lường trước được những gì sắp sảy ra ở phía trước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu năm 2007 tại nền kinh
tế lớn nhất thế giới nước Mỹ kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn
thế giới được ví như cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1929 –
1933 của thể kỷ trước. Giá cả bắt đầu leo thang bắt dầu là giá xăng dầu từ
7.000đ/ lít lên đến 22.000đ/ lít, giá gạo, thịt, sữa tăng gấp 3 đến 4 lần, tất
cả các loại mặt hàng để tăng giá chóng mặt đến cả giá cắt tóc, đánh giầy
cũng tăng 3, 4 lần. Trong khi lương cán bộ công chức tăng không đáng kể
cuộc sống của vợ chồng H lúc này mới thật sự khó khăn vô cùng, lương
hai vợ chồng trẻ thấp 02 đứa con nhỏ đứa lớn đi mẫu giáo đứa nhỏ gửi
trông bên ngoài nhà thì đi thuê, ông bà nội ngoại không giúp được gì
nhiều.

Năm 2009 Hội Văn học – Nghệ thuật được nhà nước hỗ trợ quỹ
sáng tạo Văn học Nghệ thuật. Hội đã mở đợt tài trợ cho các tác giả tác
phẩm là hội viên của Hội thuộc các chuyên ngành nghệ thuật nếu đạt giải
A là 5 triệu đồng/ giải. Hai vợ chồng H đều là hội viên của hội đây là cơ
hội để H cải thiện cuộc sống hiện nay. H đã nộp 02 bộ hồ sơ tham dự tài
trợ 01 bộ của mình và 01 bộ của vợ mọi việc tưởng như tốt đẹp nhưng
khi hội đồng chấm đã phát hiện được một số giấy chứng nhận tham dự
triển lãm của vợ H có vấn đề (Theo quy chế xét tài trợ thì tất cả các tác
phẩm gửi xét tài trợ phải ít nhất được giải của khu vực mới được xét) một
số thành viên trong hội đồng xét có ý kiến là một số tác phẩm dự xét của
vợ H không phải là do vợ H sáng tác mà là của H sáng tác. Hội đồng yêu
cầu làm rõ. Cơ quan đã mời H lên giải trình H đã khảng định là các tác
phẩm đó là do vợ H sáng tác vì có giấy chứng nhận của Hội Mỹ thuật
trung ương cấp và H đã trình toàn bộ giấy chứng nhận của vợ mình cho
5


cơ quan được xem. Những có một vấn đề là cán bộ công chức trong cơ
quan phát hiện ra là chữ trong giấy chứng nhận là do H viết vào đề tên vợ
mình. Cơ quan đẽ làm công văn đề nghị Hội Mỹ thuật Việt Nam gửi cho
toàn bộ các tác phẩm được giải tại các cuộc triển lãm để đối chiếu sau khi
Hội Mỹ thuật Việt Nam gửi công văn và danh sách trả lời thì vụ việc mới
thật sự bị vỡ lở. H thật sự sụp đổ, cơ quan yêu cầu H viết bản tường trình
vụ việc. H viết do cuộc sống khó khăn nên khi nhận được công văn của
Hội về việc tài trợ H đã bàn cùng vợ gửi tác phẩm dự tài trợ nhưng theo
quy chế thì mỗi người phải có 05 tác phẩm được giải mới được tài trợ
trong khi vợ H mới có 02 cái được giải trong khi H đã được trên 10 tác
phẩm được giải, hai vợ chồng H bàn đi tính lại nếu bỏ lỡ dịp này thì mất
5 triệu, lợi dụng việc cấp giấy chứng nhận của Hội Mỹ thuật Việt Nam
làm chưa đến nơi đến chốn đó là Hội Mỹ thuật chỉ cấp phôi giấy chứng

nhận đã đóng dấu sẵn chưa ghi tên tác giả tác phẩm mà H hiện mới ghi
được 07 còn lại 04 cái chưa ghi. H bàn với vợ là lấy giấy chừng nhận của
H và ghi tên của vợ mình vào đó và gửi tài trợ.
Nhận thấy tính chất căng thẳng của sự việc. Lãnh đạo Hội đã triệu
tập Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật của Hội để sử lý kỷ luật H. Ban
đầu, phần lớn các thành viên tham dự cuộc họp đều có ý kiến rằng phải sử
lý kỷ luật nghiêm Đ/c H để đảm bảo kỷ cương cơ quan, lấy lại lòng tin
của Hội viên và là bài học để Đ/c H nghiêm túc rút kinh nhiệm, sửa chữa.
Tuy nhiên sau đó qua phân tích theo chiều hướng bảo vệ H của lãnh dạo
Hội các thành viên đã nhất trí bỏ phiếu kỷ luật H là khiển trách và chuyền
biên bản đề nghị Chủ tịch Hội ra quyết định kỷ luật nhưng sau cuộc họp
cũng không thấy có quyết định kỷ luật H.
Trường hợp của H vi phạm kỷ luật song sử lý chưa đến nơi đến
chốn gây nhiều ý kiến khác nhau về cách xử lý, đồng thời cũng gây lên
làn sóng dư luận không tốt về công tác cán bộ của cơ quan

6


II – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1, Mục tiêu xử lý tình huống.
Tình huống nêu trên cần phải được xử lý khách quan công bằng nghiêm
minh đúng thời hiệu quy định, không để kéo dài nhằm bảo đảm giữ vững
kỷ cương. Công chức có hành vi vi phạm phải bị xử lý nhằm đảm bảo hài
hòa lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân, đồng thời là bài học
cho các cán bộ công chức khác.
a, Xác định mức độ vi phạm của tập thể và cá nhân có liên quan để
có biện pháp xử lý đúng.
Lãnh đạo Hội chưa làm tốt công tác quản lý cán bộ công chức,
tuyên truyền phổ biến pháp luật trong cơ quan, đặc biệt người đứng đầu

còn để tình cảm lần át công việc, để xẩy ra sự việc liên quan đến tư cách,
phẩm chất của cán bộ công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
Quá trình xử lý cần phân tích để H nhận thức được việc làm sai trái
của mình, việc vi phạm đó là do chính cá nhân H gây ra
b, Thông qua việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức sẽ góp phần tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do đó cần phải xử lý nghiêm minh đối
với tập thể và cá nhân vi phạm với mục tiêu răn đe, giáo dục mọi công
dân đều phải chấp hành tốt các chính sách pháp luật Nhà nước quy định.
Đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa tính pháp lý và lợi ích kinh
tế, xã hội. Tính pháp lý ở đây được thể hiện là phải xử lý nghiêm minh
nhằm mục đích giáo dục công chức, đồng thời góp phần phòng ngừa
những hành vi vi phạm pháp luật, pháp lệnh công chức. Qúa trình giải
quyết phải đảm bảo kết hợp hài hòa tính hợp pháp và tính hợp lý. Không
xâm phạm danh dự, nhân phẩm của Cán bộ công chức trong quá trình giải
quyết. Sau vụ việc kỷ luật này, kỷ cương trong cơ quan phải được siết
chặt hơn nữa, mọi cán bộ công chức phải tôn trọng và chú ý hơn đến việc
giữ kỷ luật, kỷ cương phép nước đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối
với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
7


2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Chúng ta hãy xem xét kỹ vần đề, trên thực tế khi mới vào cơ quan
công tác H là một công chức có trình độ , có năng lực chuyên môn nghiệp
vụ vững, chăm chỉ có ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong công việc, hoàn
thành nhiệm vụ được giao sồng hòa đồng với tập thể. Tuy nhiên chỉ vì lợi
ích trước mắt H đã không chấp hành hành tốt lỷ luật vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, vi phạm Luật.
a) Nguyên nhân chủ quan:
Do cá nhân H không làm chủ được bản thân thiểu bản lĩnh chính

trị, lập trường tư tưởng không vững vàng, vi phạm nghĩa vụ cán bộ công
chức vi phạm những điều cán bộ công chức không được làm quy định tại
chương III pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003, Luật dân sự, Luật hình
sự. H đã không kết hợp được hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá
nhân, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể gây lên làn sóng dư
luận không tốt trong cơ quan đơn vị và làm giảm sút niềm tin của cán bộ
công chức, hội viên trong tổ chức Hội
b) Nguyên nhân khách quan:
Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống của Cán bộ công
chức thể hiện qua chính sách tiền lương hàng năm, chính sách đã ngộ
theo nghành, lĩnh vực, vùng miền. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là tiền
lương của cán bộ công chức đang ở mức thấp so với biền động leo thang
của thị trường. Gia đình H cùng như bao gia đình cán bộ công chức khác
phải tằn tiện chi tiêu trong khi H lại là trường hợp đặc biệt bố mẹ hai bên
đề già cả ở xa, hai đứa con lại đẻ dầy vất vả lại chồng vất vả.
c) Hậu quả:
Kỷ luật, kỷ cương của Nhà nước và những quy định trong pháp
lệnh công chức, Luật bản quyền tác giả và nội quy, quy định của cơ quan
chưa được thực hiện nghiêm túc còn thiếu sự tôn trọng.

8


Uy tín chính trị, danh dự của cán bộ công chức, hội viên Hội viên
Hội Văn học – Nghệ thuật bị giảm sút. Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Việc làm của H vô hình chung lôi kéo vợ cùng phạm tội vi phạm
Luật dân sự ảnh hưởng đến tâm lý của cả gia đình.
Đối với cá nhân H vi phạm đã làm cho tinh thần, thể chất, đời sồng,
kinh tế giảm sút, tất yếu phải bị xử lý và chịu những hậu quả gây ra.

Việc H đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể nếu không có biện
pháp xử lý nghiêm minh sẽ gây tiền lệ xấu cho cán bộ công chức trong cơ
quan vi lợi ích cá nhân quên đi nghĩa vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Phần III : Kết quả giải quyết tình huống
Khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức là những hình thức
rất cần thiết, giúp cho mọi người làm việc tốt hơn. Nếu thiếu các hình
thức khen thưởng kỷ luật thì việc đánh giá cán bộ, công chức hành năm
sẽ không có ý nghĩa.
Kỷ luật công chức mang nhiều ý nghĩa của kỷ luật hành chính, kỷ
luật công chức gắn liền với các hình thức: Các hình thức mang tính danh
dự, kỷ luật gắn với chức nghiệp, xử lý kỷ luật công chức làm cho hoạt
động công vụ tốt hơn.
1- Cơ sở lý luận, căn cứ áp dụng để xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức
- Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003;
- Nghị định số: 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ về việc xử lý kỷ luật Cán bộ, Công chức;
- Thông tư số: 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bô Nội vụ
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP;
- Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Luật Dân sự năm 2004
- Quy chế của cơ quan.
9


Căn cứ vào hình thức vi phạm của H đối chiếu với các quy định
của Luật pháp thì H đã vi phạm vào:
Điều 284 Tội giả mạo trong công tác, khoản b làm giả chứng từ của
Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ xung năm 2009.
Đưa vợ mình vi phạm Luật Dân sự năm 2004 phần thứ sáu Điều

751 mục 2 Quyền của tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm.
Pháp lệnh cán bộ cồng chức năm 2003 những điều cán bộ công
chức không được làm.
Việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức phải được thành lập Hội đồng
kỷ luật được quy định tại điều 11 của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày
17/03/2005 của Chính phủ bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng
đầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp.
Đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm
Quy trình xử lý kỷ luật cán bộ cồng chức (Điều 15,16,17
NĐ/2005/NĐ-CP cụ thể:
Cá nhân H phải làm bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật trước
tập thể Hội đồng, Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể khách
quan, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu
kín.
Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội
đồng kỷ luật phải có văn bản gửi đến người đứng đầu cơ quan tổ chức có
thẩm quyền để ra quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Quyết định
xử lý kỷ luật công chức phải bằng văn bản nêu rõ trách nhiệm thực hiện.
2. Nhận xét về kết quả giải quyết vụ việc.
Dựa vào cơ sở lý luận trên chúng ta có thể thấy H là Công chức
trong cơ quan nhà nước nhưng đã vi phạm Luật, pháp lệnh.

10


Hội Văn học – Nghệ thuật đã tổ chức họp hội đồng xét kỷ luật theo
quy trình nhưng chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật cho nên chỉ mang
tính hình thức là chính chưa có tính giáo dục, răn đe giúp H nhận thức rõ

được sai phạm của bản thân để từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa.
Hội đồng xử lý kỷ luật bỏ phiếu hình thức kỷ luật khiển trách đối
với H là hợp tình hợp lý vì vi phạm của H mới ở giai đoạn đầu đã bị phát
hiện chưa lấy tiền tài sản của Nhà nước, do hoàn cảnh khách quan của H
như đã trình bầy ở trên, việc vi phạm của H diễn ra trong gia đình H chưa
có đơn thư kiện cáo.
Hội Văn học – Nghệ thuật đã tổ chức xử lý kỷ luật theo quy trình
nhưng chỉ mang tính hình thức chưa có tính giáo dục, răn đe giúp H nhận
thức rõ được sai phạm của bản thân để từ đó có hường khắc phục sửa
chữa. Chủ tịch Hội mới triệu tập họp Hội đồng xét kỷ luật nhưng chưa ký
quyết định kỷ luật, không công bố quyết định kỷ luật và lưu quyết định
kỷ luật vào hồ sơ cán bộ công chức.
Trong việc vi phạm của H thì Chủ tich Hội cùng phải xem xét lại
trách nhiệm của mình chính chủ tịch đã có phần dung túng, bao che cho
hành vi vi phạm của H. Tuy nhiên trong khuân khổ bài tiểu luận này tôi
chỉ đề cập đến hình thức xử lý kỷ luật đối với H.
Trường hợp của H vi phạm kỷ luật nếu không xử lý giải quyết thỏa
đáng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, thái độ làm việc của các cán
bộ khác trong cơ quan, làm cho bản thân họ không toàn tâm toàn ý với
cồng việc, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.
Cách xử lý của Hội Văn học Nghệ thuật là chưa hợp lý, quản lý
hành chính nhà nước theo kiểu xuê xoa thiên về tình cảm mà coi nhẹ kỷ
cương phép nước, gây bức xúc cho cán bộ công chức có trách nhiệm, có
lương tâm nghề nghiệp, gây dự luận xấu về công tác quản lý cán bộ công
chức.
Phần IV : Nhận xét, đánh giá cách xử lý tình huồng
11


Qua vụ việc xẩy ra tại Hội Văn học – Nghệ thuật cách xử lý của

Hội Văn học nghệ thuật là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 4
điều 30 mục 1 chương III nghị định 35/2005/NĐ-CP thì cấp nào tuyển
dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức nếu vi phạm pháp luật thì người đứng
đầu cấp đó xem xét và ra quyết định kỷ luật. Như vậy đối chiếu với quy
định này thì H là công chức được Hội Văn học Nghệ thuật tuyển dụng thì
Chủ tịch hội có quyền ký quyết định kỷ luật đối với H.
Cách xử lý H của Hội Văn học Nghệ thuật chưa tuân thủ đúng
nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đó là Nguyên tắc
quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và tằng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa; Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà
nước phải dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật phải được chấp hành
nghiêm chỉnh, mọi người phải bình đằng trước pháp luật. Hình thức mà
hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kỷ luật khiển trách đối với H là thỏa đáng hợp
tình hợp lý tuy nhiên việc xử lý chưa đến nơi đến chốn dẫn đến việc tạo
tiền lệ nguy hiểm trong quản lý cán bộ công chức. Cần phải kết hợp giữa
giáo dục tư tưởng, đạo đức với việc quán triệt cán bộ công chức thực hiện
nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, pháp luật của Nhà nước, phải nghiêm
túc kiểm tra việc thực hiện nội quy quy chế và xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm theo hướng dân chủ, công bằng, có chế độ thưởng
phạt rõ ràng. Tuy nhiên Hội Văn học – Nghệ thuật làm chưa tốt việc này
dẫn đến hiệu quả công việc không cao, đoàn kết nội bộ không được đảm
bảo, kỷ cương có phần lỏng lẻo.
Theo tôi, để đảm bảo giữ nghiêm kỷ cương phép nước và nhằm
giảo dục cán bộ công chức thì Hội Văn học Nghệ thuật phải tiến hành lại
việc xử ký kỷ luật H theo đúng quy trình, thủ tục và áp dụng hình thức kỷ
luật thích hợp được quy định trong Pháp lệnh cán bộ công chức và Nghị
định số 35/2005/NĐ-CP.

12



Đó là thành lập Hội đồng như Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy
định tiến hành họp xét kỷ luật:
-Yêu cầu H tự làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật
-Hội đồng thảo luận cho ý kiến và bỏ phiếu kín hình thức kỷ luật
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội
đồng kỷ luật phải có văn bản có liên quan gửi Chủ tịch Hội.
- Trong thời hạn 30 ngày, Chủ tịch Hội ra quyết định kỷ luật H theo
đề nghị của Hội đồng kỷ luật của Hội Văn học Nghệ thuật.
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi
hành kỷ luật H phải được lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, công chức.
Theo tôi việc lựa chọn hình thức kỷ luật khiển trách đối với H là
chấp nhận được hình thức này khá mềm dẻo và linh hoạt khi quyết định
đó đã xem xét tới một số tỉnh tiết giảm nhẹ và vẫn thực hiện theo đúng
tinh thần của Pháp lệnh Cán bộ công chức và Nghị định 35/2005/NĐ-CP.
Tạo điều kiện cho H có cơ hội sửa chữa khuyết điểm của mình, dung hòa
lợi ích của cơ quan và cá nhân.
Phần V : Kết luận và kiến nghị
1- Kết luận
Tiểu luận này đề cập đến vần đề kỷ luật công chức và trách nhiêm
của người đứng đầu cơ quan cần phải dựa trên các tiêu chuẩn quy định
mà xem xét, không tùy tiện, không cảm tính, đó cũng là cơ sở để làm cho
công chức quan tâm và có trách nhiệm với công vụ. Kỷ luật công chức
phải đảm bảo công khai. Dân chủ, bình đẳng và có sự tham gia của công
chức. Xử lý kỷ luật công chức là hình thức xử lý nhằm làm cho hoạt
động công vụ được tốt hơn.
Vấn đề đạo đức công chức, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử công
vụ trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa đang
chịu nhiều tác động cua nhiều yếu tố. Để hạn chế mặt trái của thị trường
tác động đến đạo đức công chức, cần có nền tảng vững chắc đạo đức

13


công chức. Nền tảng này cần được xây dựng trên những tiêu chí về giá
trị công chức mang tính truyền thống như trung thực, thẳng thắn, không
vụ lợi hay như lời nói của Bác Hồ “ Cần , kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư” mặt khác cần phải thiết lập hệ thống pháp luật cần thiết để đảm bảo
cho chuẩn mực đạo đức được thực hiện trong công vụ.
Việc đảm bảo hiệu quả văn bản quản lý hành chính nhà nước là
phải đạt cả tính hợp pháp và tính hợp lý. Vấn đề đặt ra đối với vụ việc vi
phạm trên là phải giải quyết tình huồng này không được trái với nguyên
tắc, quy định, có như vậy mới có tác dụng ngăn ngừa những sai phạm
khác,có tác dụng làm gương cho mọi công chức. Mặt khác phải tạo điều
kiện cho nhưỡng người vi phạm kỷ luật nhìn nhận thấu đáo khuyết điểm
của mình, có hướng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành công
chức tốt trong bộ máy hành chính Nhà nước. Có như vậy hoạt động của
bộ máy quản lý hành chính nhà nước mới được đảm bảo và phát huy
hiệu quả.
Khi công chức có sai phạm thì phải xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật
công chức phải được thực hiện theo đúng quy định, nghiêm minh nhưng
cũng phải thân trọng, công bằng dân chủ, công khai thấu tình đạt lý. Bên
cạnh việc xử lý kỷ luật công chức chúng ta cần phải có biện pháp giáo
dục, đào tạo, rèn luyện cán bộ cả về đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ, cần không ngừng kiểm tra giám sát, quản ký chặt chẽ
hoạt động của đội ngũ công chức nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành
vi vi phạm.
2- Kiền nghị
Từ thực tế vụ việc xẩy ra và kết quản xử lý vụ việc tại Hội Văn học
– Nghệ thuật tỉnh Điện Biên, qua những kiến thức đã được tiếp thu qua
khóa học bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, tôi xin có một số kiến

nghị sau:

14


- Cần thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, giáo dục đạo đức nghệ nghiệp, tinh thần trách nhiệm cho Cán
bộ công chức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Duy trì và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan;
Tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ công chức trong quá trình thực thi
công vụ; kịp thời chấn chỉnh uốn nắn, nhắc nhở những sai lệch của Cán
bộ, công chức không để sảy ra sai phạm.
- Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện vật chất, tinh thần đối với
cán bộ công chức để họ có cuộc sống ổn định yên tâm công tác nhất là
những cán bộ công chức có hoàn cảnh khó khăn.
- Chính phủ cần tiếp tục thực hiện việc cải cách tiền lương theo kịp
với thị trường để cán bộ công chức có mức sồng trung bình khá trong xã
hội.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003;
- Nghị định số: 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ về việc xử lý kỷ luật Cán bộ, Công chức;
- Thông tư số: 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bô Nội vụ
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP;
- Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Luật Dân sự năm 2004

- Quy chế của cơ quan văn phòng Hội VHNT
- Tài liệu bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
năm 2010.
- Hồ sơ vụ việc xử lý kỷ luật đối với công chức Lê Văn H

16



×