Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TÌM HIỂU BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.44 KB, 43 trang )

TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM.GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập, tổng hợp thông
tin tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô trong
khoa, cán bộ thư viện Trung tâm thông tin thư viện đại học Nội Vụ Hà Nội. Nhân
đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với các thầy cô. Đặc biệt, đối với
cô Đinh Thị Hải Yến. Bởi cô đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó
khăn, mặt khác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác
nên dù cố gắng song đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.
Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ
đề tài, các thầy cô trong trường cũng như các bạn đọc. Những ý kiến đóng góp của
mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua đó tôi có thêm những nguồn tư liệu
mới trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận độc lâp của chính bản thân nghiên cứu và
tìm tòi, tài liệu chưa qua bất kỳ hình thức công bố nào, các tài liệu sử dụng trong
bài có nguồn gốc rõ ràng, phân tích trung thực và khách quan phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản.


MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia dân tộc nào trên thế giới cũng đều có hình thức đại diện riêng
biệt và có ý nghĩa đặc trưng riêng của nó.


Và hình thức đại diện đó chính là những biểu tượng quốc gia. Những biểu tượng sẽ
mang phong cách phong tục tập quán của quốc gia đó và chỉ cần chúng ta nhìn
thấy biều tượng đó ta sẽ biết ngay đó là quốc gia nào.
Biểu tượng của một quốc gia luôn ẩn chứa ý nghĩa cốt lõi nhất về văn hóa, lịch sử,
tự nhiên, tôn giáo hoặc niềm tự hào của một dân tộc. Những biểu tượng quốc gia sẽ
mang trong mình những ý nghĩa bề dày của lịch sử dân tộc, nó thể hiện tính trang
trọng trang nghiêm dấu ấn đẹp đẽ của nền văn minh đó.
Biểu tượng Quốc gia Việt Nam mang những dấu ấn lịch sử sâu sắc, qua các triều
đại các biểu tượng thay đổi theo thời gian, vì vậy việc hiểu rõ sâu sắc về lịch sử các
biểu tượng là rất bổ ích, như Bác Hồ đã nói “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”, chúng ta thế hệ trẻ ngày nay phải hiểu biết về lịch sử để
giúp ích cho xã hội giúp ích cho nước nhà góp phần xây dựng đất nước Việt Nam
hiện nay và sau này ngày một tươi đẹp hơn.


1.Lý do chọn đề tài:
Xuyên suốt bề dài lịch sử biểu tượng luôn gắn liền với lịch sử, các biểu tượng quốc
gia không chỉ mang ý nghĩa dân tộc nó còn rất có ý nghĩa to lớn trong công trình
nghiên cứu tìm hiểu của các nhà khoa học, là những cứ liệu , những bằng chứng
lịch sử tồn tại trường tồn, thể hiện chủ quyền của quốc gia dân tộc
Để làm tăng thêm hiểu biết và những kiến thức cơ bản về lịch sử của các biểu
tượng quốc gia Việt Nam, cũng như là trang bị cho bản thân những kiến thức cần
thiết trang bị cho chuyến đi kiến tập sắp tới, hiểu được tính trang nghiêm của của
các biểu tượng làm tăng thêm niềm tự hào về nước nhà.
2.Lịch sử nghiên cứu:
Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, đất nước ta trải qua bao nhiêu đời dựng nước
và công cuộc bảo vệ đất nước của các triều đại phong kiến của các vua chúa rồi
đền sự nghiệp đánh tan giặc ngoại xâm bọn đến quốc thực dân của nhân dân và các
anh hung liệt sĩ
Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các đề tài có liên quan như:

Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam của Nguyễn Thị Quỳnh
Hương

3.Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng: Tìm hiểu cơ sở lý luận của biểu tượng quốc gia, nghiên cứu các biểu
tượng của quốc gia Việt Nam vàm tìm hiểu biểu tượng quốc gia của một số nước
trên thế giới qua đó nhận xét đánh giá
Phạm vi nghiên cứu: Các biểu tượng quốc gia, lịch sử của các biểu tượng quốc gia


4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu
Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết cho môn nghi thức nhà nước cũng
như ngành học của mình. Làm tăng thểm hiểu biết sâu sắc về biểu tượng quốc gia
dân tộc.
Đóng góp cho những đối tượng nghiên cứu đề tài này và làm dày thêm công trình
nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các thời kỳ lịch sử của biểu tượng quốc gia
Hệ thống các biểu tượng quốc gia một số nước trên thế giới
Ý nghĩa và nhận xét
5.Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
Từ những biểu tượng có trong lịch sử ta có thể tiến hành nghiên cứu
Đây là đề tài khá rộng nên có nhiều tài liệu nghiên cứu khác nhau về vấn đề này
nên phải phân tích chọn lọc tài liệu chi đúng theo các nguồn lịch sử.
Đề tai này có thể sử dụng các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, từ đó phân tích chứng minh và chỉ ra ý nghĩa
6.Giả thuyết khoa học:
Hiểu rõ được nguồn gốc quá trình lich sử của biểu tượng quốc gia

Biết được các biểu tượng quốc gia trên thế giới

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Là tài liệu để các công trình sau tham khảo và nghiên cứu, đóng góp một phần nào
đó cho đê tài nghiên cứu có liên quan.


8.Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam. Giới thiệu hệ thống biểu
tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
Chương 3.Ý nghĩa các biểu tượng quốc gia Việt Nam hiện nay


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Các khái niệm
1.1.1.Biểu tượng
Biểu tượng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống thường ngày và đời
sống học thuật. Tính đa nghĩa của biểu tượng đã tạo ra sức hút đối với các nhà
nghiên cứu, vì vậy, mỗi ngành khoa học lại gửi gắm một nội hàm riêng cho thuật
ngữ này. Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng là “hình ảnh tượng trưng”, là “hình
thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong
đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [70, tr. 26]. Từ điển
Biểu tượng văn hóa thế giới lại cho rằng “những gì được gọi là biểu tượng khi nó
được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho
chính bản thân nó” [21, tr. 25].
Tổng kết định nghĩa về thuật ngữ biểu tượng trong các từ điển trên thế giới, Đinh
Hồng Hải, tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng trong những năm

gần đây, đã tóm lược: “Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm
hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được
nhiều từ điển giải thích với các ý nghĩa: 1- Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu
tượng và 2- Tập hợp các biểu tượng (1: the study or use of symbols. 2: symbols
collectively). Các từ điển nghệ thuật có thêm một ý nghĩa là: 3- Nghệ thuật sử
dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào lưu nghệ thuật thịnh hành ở Châu Âu
vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật ngữ symbology trong tiếng Anh tương đương với
nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu tượng học) trong tiếng Việt” [34, tr.128]. Đinh
Hồng Hải khẳng định “Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã
các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người” [34, tr.30].
Từ những cứ liệu trên có thể rút ra một khái niệm chung nhất là: biểu tượng là cái
gì đó biểu hiện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích
của một biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa


1.1.2.Biểu tượng quốc gia
.Biểu tượng Quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia. Ngoài
ra nó còn được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng. Những loại hình
cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc huy,Quốc ca,
Quốc thiều, Quốc phục, Quốc hoa,…

1.1.2.1. Biểu tượng chính thức:
Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ
quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu
thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay
chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.
Quốc kỳ
Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho mộtquốc gia. Những công trình
công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở

một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những
ngày treo cờ cụ thể.
Quốc ca
Quốc ca nói chung là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền
thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước
công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều
thành thông lệ.
Quốc huy
Quốc huy là một trong những biểu tượng của một quốc gia; bên cạnh quốc kỳ
vàquốc ca. Quốc huy là một biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng
củaquốc gia đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như
tiền tệ, hộ chiếu, giấy tờ,.


1.1.2.2.Biểu tượng không chính thức:
Quốc hoa
Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được mọi người dân yêu thích.
Ngoài các loài hoa ra còn có các loài cây, cỏ. Được cho là bắt nguồn từ biểu tượng
của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu. Mỗi nước có những quy định về quốc
hoakhác nhau.
Quốc điểu
Quốc điểu là loài chim biểu tượng cho một đất nước, được mọi người lựa chọn
Quốc phục
Quốc phục là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa
phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm
người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một
cộng đồng hay đoàn thể.
1.2.Vai trò của biểu tượng quốc gia:
Đánh dấu chủ quyền lãnh thổ dân tộc, mang sắc thái đại diện đặc trưng cho một
cộng đồng quốc gia dân tộc.

Giữ vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.


CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM, GIỚI
THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIATRÊN THẾ GIỚI

2.1.Lịch sử biểu tượng quốc gia Việt Nam
2.1.1.Biểu tượng quốc gia chính thức
Quốc hiệu:
Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ
nước có nhiều tên gọi khác nhau, đó là những tên gọi mang ý nghĩa sắc thái riêng
biệt đều ca ngợi vẻ đẹp phong tục của nước non, đó là các tên gọi mang ý nghĩa
biểu tượng của quốc gia dân tộc cùng điểm lại những quốc hiệu của nước ta từ xưa
đến nay, các quốc hiệu đều được ghi chép trong lịch sử
2.1.1.1.Quốc hiệu mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia chủ quyền lãnh thổ đặc
trưng cho nền văn hóa từ năm 690- 208 TCN
Văn Lang ( 690 – 258 TCN)
Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của nước ta. Khoảng thế kỉ VII TCN, các vua
Hùng đã dựng nên nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ nước ta. Đó là nhà nước Văn
Lang, cội nguồn dân tộc.Quốc gia đóng đô ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú thọ.
Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng Sông Hồng và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại đến năm 258 TCN.
Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,…
Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán – Việt), với khoảng
(trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer).
Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những
con sông.
Âu lạc ( 207 – 208 TCN )
Năm 257 TCN nhà nước Âu lạc được dựng nên từ việc liên kết các bộ lạc Lạc
Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu



Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi
Đông Bắc Việt Nam và một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179
TCN), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc
kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu và Âu lạc phản ánh sự liên kết giữa
hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt, lãnh thổ Âu Lạc được xác định bởi hai vùng
lãnh thổ Văn Lang và Âu Lạc
Với Quốc hiệu Âu Lạc cho ta liên tưởng nhiều ý nghĩa khác nhau nếu dịch theo tên
quốc hiệu thì “ Lạc” có nghĩa là loài chim lạc hoặc cũng có thể hiểu là một loại lúa
và Âu Lạc là chỉ nền nông nghiệp cũng như nên văn minh lúa nước
Như vậy hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thể hiện đặc trưng của nền văn minh
lúa nước là cái nôi của nền văn minh lúa nước đây là nét đặc sắc của văn hóa Việt
Nam thời sơ khai dựng nước
2.1.1.2.Quốc hiệu mang ý nghĩa chính tri cho vùng đất hay cư daanchur thể
của quốc hiệu vào thời kỳ độc lập sự ngang bằng với các nước láng giềng
Trung Hoa, sự áp đặt của các triều đại phong kiến từ năm
Vạn Xuân ( 544 -602 )
Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi
chính quyền trung ương của Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý
Nam Đế Quốc hiện nay tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt
Bàn về quốc hiệu "Vạn Xuân" Đại Việt sử ký đã cho rằng với quốc hiệu mới
người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có ý mong xã tắc được bền vững muôn đời Lý
Bí là người Việt Nam đầu tiên xưng làm hoàng đế với niên hiệu riêng đuc tiền
riêng lấy nam đối chọn bắt lấy Việt đối sách với Hoa đã khẳng định ý thức dân tộc
lòng tự tin vững chắc hợp khả năng tự mình vươn lên phát triển đất nước độc lập
và tự chủ đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm chủ bảo toàn thiên hạ của
hoàng đế phương Bắc vạch rõ sơn hà, cương vực là sự khẳng định dứt khoát rằng

mà Việt phương Nam là một thực thể Độc Lập là chủ nhân của đất nước và nhất
quyết dành quyền làm chủ vận mệnh của mình


Đại Cồ Việt ( 968- 1053)
Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm 968 đặt quốc
hiệu là Đại Cồ Việt
“ Đại” trong chữ Hán có nghĩa là lớn “Cồ” trong tiếng Việt cũng có nghĩa là lớn
Đinh Tiên Hoàng muốn ghép cả 2 chữ Hán Việt để khẳng định nước Việt là nước
lớn dù hiểu theo ngôn ngữ nào
Đại Việt(1054- 1804)
Năm 1054 nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày
mới tắt nhà Lý liền đổi tên nước là Đại Việt, quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên
đến hết đời Trần
Sau mười năm kháng chiến 1418- 1427 cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi
toàn thắng. Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi đặt tên nước là Đại Việt
Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê 1428- 1787 và thời Tây Sơn
1788-1802
Đại Ngu
Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi
thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất
bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của
Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một
trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ
Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau
dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu
Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa
bình", chứ không có nghĩa là "ngu si"
Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã
đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa
"An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với


quốc hiệu của quốc gia cổNam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng
Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại
thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Đại Nam
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt
Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã
không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng
chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2
năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Đế quốc Việt Nam
Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo
Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17
tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế
quốc Việt Nam. Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau
khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng
8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây trên danh
nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt
Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt
danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
2.1.1.3.Trong thời kỳ cận và hiện đại quốc hiệu thường biểu lộ về thể chế
chính trị hay ước muốn chính trị của quốc gia, từ năm 1945 đến nay:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt nam từ năm 1945 đến năm
1947 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào
ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu vớithực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập
ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này phải đối
đầu vớiViệt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam


Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính
thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống
Pháp Vincent Auriolvà Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc
khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6
năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải
tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế
tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt
Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành
lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã
quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu
này được sử dụng từ đó đến nay.
Quốc kỳ
Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ 1976 đến
nay. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi
sao vàng năm cánh.


Giả thuyết về tác giả Cờ đỏ sao vàng

Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên
trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940 . Tuy nhiên, dù đã tồn
tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính
xác.
Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu
Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: " Tất cả các nguồn tài liệu hiện có
tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ
Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là
người vẽ lá cờ Tổ quốc".
Các quốc kỳ trong lịch sử Việt Nam
Cho đến trước năm 1945 Việt Nam không có quốc kỳ chính thức. Phải đến năm
1945 cùng với việc thành lập Đế quốc Việt Nam Việt Nam mới có quốc kỳ chính
thức đầu tiên được ban bố.
Trước thời Pháp thuộc
Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc
gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm " quốc
gia dân tộc " và " chủ quyền ", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia
chủ quyền dân tộc. Cho tới trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, các hoàng triều
trong lịch sử Việt Nam đều không có và cũng không cần có quốc kỳ.
Tại Việt Nam trước đây các nhà cầm quyền đã có các hiệu kỳ thường mang màu
phù hợp với "mạng" theo ngũ hành : người mạng kim thì cờ màu trắng , người
mạng mộc mang màu xanh , mạng thủy thì màu đen , người mạng hỏa treo cờ màu
đỏ , người mạng thổ dùng cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được chọn
theo thuyết của học phái Âm Dương Gia nhằm giúp triều đại hợp với một hành
đang hưng vượng. Ngoài cờ của triều đại, các nhà vua đều có thể có lá cờ riêng, chỉ
để biểu tượng chohoàng gia .
Từ khi giành được quyền tự chủ sau thời kỳ Bắc thuộc, các vương triều nhà
Ngô , nhà Đinh , nhà Tiền Lê , nhà Lý , nhà Trần , nhà Hồ , nhà Hậu Lê đều dùng
hiệu kỳ màu vàng. Vua Gia Long (1802-1820) cũng dùng màu vàng cho là cờ tiêu



biểu của vương triều mình. Có nguồn cho là vua Khải Định (1916-1925), khi
sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều sáng chế tại chỗ cờ Long
Tinh (thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng) vì cần thiết
cho nghi lễ; tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có lẽ đã xuất hiện từ thời vua Gia Long.
Cụ thể, cờ có tên Hán "Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng , biểu tượng
cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương , tượng trưng cho Tiên và
đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu
tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa Tóm lại "Long Tinh
Kỳ" là cờ vàng có chấm đỏ viền tua xanh.
Liên bang Đông Dương ( 1883- 1945)
Long tinh kỳ tung bay trong Đại nội Huế , năm 1924 nhân lễ Tứ tuần Khánh
thọ của vua Khải Định
Trong thời kỳ Pháp thuộc , chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông
Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ
năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945 .
Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn
gọi là cờ tam sắc hay tam tài), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà
Nguyễn, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự. Cụ thể nó được treo
ở kỳ đài ởquảng trường Phu Văn Lâu , cột cờ đàn Nam Giao ở ngoại ô kinh
thành Huế , hay cột cờ Hành Cung ở các địa phương.
Việt Nam Đế Quốc (1945)
Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp , hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc
lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11 tháng 3 năm 1945 , ông
tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884 . Chính phủ
mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng
Kim . Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày8 tháng 5 năm 1945,
quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một
quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một

vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng
chung của lá cờ.


Cờ quẻ ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn
cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Nam kỳ mới được trao
trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 16 ngày sau đó Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị
(30/8/1945). Nam Kỳ, trên thực tế chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1976)
Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy mẫu từ hiệu ky Cờ đỏ sao vàng của Mặt
trân việt Minh ở Bắc kỳ từ trước tháng 8 năm 1945
Theo Võ Nguyên Giáp , hiệu kỳ này do Hồ Chí Minh mang về từ nước ngoài và
được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày"19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang
Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội" Vào năm
1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca , tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ
in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông
cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra.
Sau khi giành được chính quyền, thì cờ Việt Minh được sử dụng biểu tượng một
nước Việt Nam mới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất
hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình
Kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng
3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của chính thể Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và xác nhận bởi Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1946.
Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 cũng xác nhận lại cờ
đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất
năm 1976, lá cờ này được sử dụng làm quốc kỳ của chính thể Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (1946 - 1948)
Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh , lãnh thổ Việt

Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được tiếp quản bởi quân đội Liên hiệp Anh . Sau
đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp . Chính quyền Pháp đã ra sức cổ
súy một phong trào gọi là Nam kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946 , Nam kỳ
Cộng hòa quốc ( tiếng Pháp : République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1


tháng 6 , quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh vắt ngang ở giữa.
Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai , Tiền
Giang và Hậu Giang trên đất Nam kỳ .
Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp
nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng
6 năm 1948 ).
Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa (1949 - 1975)
Có thông tin cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo
Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm1947 , với ý nghĩa màu vàng và
đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ và ba sọc tượng trưng cho ba
miền Bắc, Trung, Nam. Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau
nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái , màu vàng
thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ
thuộc hành hỏa và chỉ phương nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng
nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
Đây là sự biến thể từ cờ Nam kỳ cộng hòa quốc và cả hai lá cờ này cũng đều được
biến thể từ lá cờ quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim mà thôi.
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn
Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt
Nam Quốc gia Việt Nam ( 1949 - 1955 ), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ
Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa ( 1955 - 1975 ).
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 - 1976)
Trước khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, trong các phong
trào đấu tranh của những người Cộng sản tại miền Nam Việt Nam chống lại chính

quyền Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là phong trào Đồng khởi), hiệu kỳ cờ đỏ sao
vàng thường được sử dụng để hiệu triệu dân chúng như một biểu tượng nhắc nhở
về những thắng lợi trong cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Minh .
Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập vào ngày 20 tháng
12 năm 1960 , với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền
Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới


thống nhất đất nước, đã sử dụng hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới
màu xanh, ở giữa là sao vàng.
Khi chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969 để đối
trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa , hiệu kỳ này được dùng làm quốc kỳ cho
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nó được sử dụng đến khi sáp nhập hai nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam .
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 đến nay)
Năm 1976 , sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy quốc
kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy. Đây chính là lá
quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ 1976 đến nay.
Quốc ca Việt Nam
Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc
phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội
Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976 . Bài quốc ca đem lại không khí
hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đáu bảo vệ
quê hương
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước đó,
Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa
được hiểu hiện nay.
Các bản Quốc ca trong lịch sử Việt Nam

Bản quốc ca đầu tiên
Theo Nguyễn Ngọc Huy , đến thời Đệ nhị thế chiến , hoàng đế Bảo Đại xuống
chiếu chọn một quốc kỳ và quốc ca. Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là
bài Đăng đàn cung .
Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong hầu hết
các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc nằm trong nghi
thức lễ tế Nam Giao , được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ tế Nam Giao, thực


hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng nhất trong nghi thức của
triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế trời.
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung kỳ và Bắc kỳ, chứ
không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là đất thuộc địa, một lãnh thổ hải ngoại của
Pháp.
- Trong khi đó, năm 1946 , tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc . Chính
phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6 do Nguyễn Văn
Thinh lãnh đạo. Chính phủ Nam Kỳ quốc dùng quốc kỳ là lá cờ Quẻ Ly (nhưng 3
sọc nối liền và tô màu xanh –tượng trưng cho 3 dòng sông: Tiền giang, Hậu giang
và Vàm Cỏ ờ Nam Kỳ) và quốc ca là một bài hát của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa
trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc . Chính phủ này tồn tại hai năm.
- Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo Đại làm quốc trưởng và
thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng.Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã
chọn quốc kỳ là lá cờ của Nam Kỳ quốc với 3 sọc xanh được tô màu đỏ trên nền
màu vàng (giải thích là tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung và Nam) và quốc ca là
bài Tiếng gọi công dân ( là bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước, đồng thời
thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công dân").
Giai đoạn 1954 - 1976
- Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân sự. Tại miền
Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến quân ca làm
quốc ca. - Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc

trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân .
Năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ Cộng hòa, Hiến pháp
1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa , bàiTiếng gọi công dân vẫn giữ làm
quốc ca.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập. Năm 1969,
Mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt
Nam chọn quốc kỳ là lá cờ với màu Đỏ và màu Xanh dương, với ngôi sao Vàng ở
giữa lá cờ, và chọn quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu Hữu
Phước (Huỳnh Minh Siêng)


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, bài Giải
phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước Cộng hòa miền
Nam Việt Nam. Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ Đỏ sao Vàng và
quốc ca là Tiến quân ca của Văn Cao . Bài Quốc ca Việt Nam đã ra đời và tồn tại
hơn 60 năm.

Quốc huy
Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu
(theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng
trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền
đồ sáng lạng của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp;
bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên
nước.

Một số mẫu quốc huy xuất hiện trong lịch sử





Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1887 - 1912)



Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1912 - 1926)



Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1926 - 1945)



Liên bang Đông Dương thuộc Đế quốc Nhật Bản (1945)




Quốc gia Việt Nam (1948 - 1954)



Quốc gia Việt Nam (1954 - 1955)



Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1955 - 1976)
2.1.2.Biểu tượng quốc gia không chính thức
Ngoài các biểu tượng chính thức quốc kỳ, quốc huy, quốc ca..., Việt Nam còn có

nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa được công nhận chính
thức. Một số biểu tượng không chính thức như chim lạc, hoa sen, cây tre, con trâu
được một số ý kiến đồng thuận, được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong và ngoài
nước.
Quốc hoa


Sau nhiều quá trình bầu chọn, lấy ý kiến rộng rãi trên toàn quốc, hoa sen hồng
đang là ứng viên số 1 vào danh hiệu Quốc hoa của Việt Nam.
Hoa sen (nelumbo nucifera) tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người
trước mọi nghịch cảnh. Hình tượng hoa sen có vai trò rất quan trong trong các
công trình kiến trúc, điêu khắc và tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều
thế kỷ của người Việt.
Ông cha ta từ ngàn xưa có lẽ đã coi hoa sen là quốc hoa. Điều này có thể thấy rõ
trong các vật chứng lịch sử còn được lưu lại đến ngày nay. Có thể thấy rõ các họa
tiết trang trí hoa sen trong các đình, đền, chùa và nhiều công trình kiến trúc, điêu
khắc, trang trí khác, đặc biệt là vào thời Lý, Trần. Hoa sen cũng là loài hoa duy
nhất được làm bằng đồng, bằng gỗ và xuất hiện trên bàn thờ của người Việt…
Hoa súng, hoa lúa, hoa lài, hoa mai trắng cũng được đề nghị chọn làm quốc hoa
Việt Nam. Những loại hoa này thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc và nét riêng độc
đáo của quốc gia Việt Nam.
Quốc phục
Khi nhắc tới quốc phục Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến Áo Dài nhưng ít ai biết
được rằng, bộ quốc phục của người Việt từ thuở sơ khai trông như thế nào và nó đã
dần dần thay đổi ra sao sau mấy nghàn năm lịch sử.
. Như mọi người có thể thấy, dưới nền văn hóa Đông Sơn, bộquốc phục của người
Việt có những nét riêng rõ ràng nhất lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của các bộ trang phục
người phụ nữ lúc bấy giờ. Đây chính là quốc phục của nước ta kéo dài từ năm
2000 trước công nguyên cho tới năm 200 sau công nguyên, lúc này bộ trang phục
cũng không bị ảnh gì bởi phong kiến và văn hóa của Trung Quốc. Khi nhìn vào họa

tiết của trang phục có thể thấy những nét rất quen, đó cũng chính là những chi tiết
điêu khắc trên chiếc trống đồng Đông Sơn vẫn còn lưu giữ cho đến bây giờ.
Từ triều đại nhà Lý, thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 đã có thể thấy, dưới sự đô hộ của
phong kiến Trung Quốc mà bộ trang phục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.


×