Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tìm hiểu hệ mô phỏng lò phản ứng nước sôi cải tiến có hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ TRUNG KIÊN

TÌM HIỂU HỆ MÔ PHỎNG LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC SÔI
TIÊN TIẾN CÓ HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG
TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ TRUNG KIÊN

TÌM HIỂU HỆ MÔ PHỎNG LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC SÔI
TIÊN TIẾN CÓ HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG
TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao
Mã số chuyên ngành: 60 44 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUỐC DŨNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2013




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất nhiệt tình của nhiều người.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Trần Quốc Dũng, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù rất bận rộn trong công việc
nhưng thầy luôn giành thời gian để giúp đỡ, định hướng, cung cấp tài liệu, góp ý và
sửa chữa những chỗ sai trong luận văn. Thầy luôn thông cảm và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cám ơn các Thầy Cô giảng dạy chương trình cao học ở Bộ môn Vật
lý Hạt nhân, cũng như các Thầy Cô trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.
HCM đã truyền đạt kiến thức, nền tảng giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các Anh Chị và các bạn trong lớp Cao học K21. Mọi
người đã luôn động viên, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình vì đã tạo điều kiện và động viên
tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 9 năm 2013

Nguyễn Thị Trung Kiên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT…..…………………………v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC SÔI TIÊN TIẾN CÓ
HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG .................................................................. 4
1.1.

Lịch sử phát triển của lò phản ứng nước sôi (BWR) ................................... 4

1.2.

Hệ thống an toàn thụ động trong các nhà máy điện hạt nhân ...................... 7

1.2.1.

Sự phát triển trong thiết kế của hệ thống an toàn .................................. 7

1.2.2.

Hệ thống an toàn thụ động ................................................................... 9

1.2.3.

Ưu điểm của hệ thống an toàn thụ động so với hệ thống an toàn chủ

động……………………………………………………………….…………….9
1.3.

Thiết kế của lò phản ứng ESBWR .............................................................. 9

1.3.1.


Thiết kế sự tuần hoàn tự nhiên ............................................................. 9

1.3.2.

Các đặc tính an toàn thụ động ............................................................ 11

1.3.2.1. Hệ thống làm mát lõi lò bằng trọng lực (GDCS) ............................. 12
1.3.2.2. Hệ thống làm mát nhà lò thụ động (PCCS) ..................................... 13
1.3.2.3. Hệ thống ngưng tụ cô lập (Isolation Condenser System) ................. 15
1.3.2.4. Hệ thống điều khiển chất lỏng dự phòng (Standby Liquid Control
System)… ……………………………………………………………………...17
1.3.2.5. Hệ thống giảm áp tự động (ADS) ................................................... 17
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ MÔ PHỎNG LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC SÔI
CÓ HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG (PASSIVE BWR) ........................... 19
2.1.

Tổng quan về hệ mô phỏng Passive BWR ................................................ 19

2.1.1.

Khởi động phần mềm hệ mô phỏng ................................................... 19


2.1.2.

Khởi tạo hệ mô phỏng........................................................................ 19

2.1.3.


Danh sách các màn hình hiển thị của hệ mô phỏng “Passive BWR”... 20

2.1.4.

Các đặc điểm hiển thị chung của hệ mô phỏng “Passive BWR” ......... 20

2.2.

Các màn hình của hệ mô phỏng Passive BWR.......................................... 23

2.2.1.

Màn hình ‘Passive BWR Plant Overview’ ......................................... 23

2.2.2.

Màn hình ‘Passive BWR Control Loops’ ........................................... 25

2.2.3.

Màn hình Passive BWR Power/Flow Map & Controls ....................... 28

2.2.4.

Màn hình Passive BWR Reactivity & Setpoints ................................. 33

2.2.5.

Màn hình Passive BWR Scram Parameters ........................................ 35


2.2.6.

Màn hình Passive BWR Turbine Generator ....................................... 36

2.2.7.

Màn hình Passive BWR Feedwater & Extraction Steam .................... 38

2.2.8.

Màn hình Passive BWR Containment ................................................ 39

2.2.9.

Màn hình Passive BWR Cleanup/Shutdown Cooling ......................... 41

CHƯƠNG 3. CÁC BÀI TẬP VỀ HỆ MÔ PHỎNG PASSIVE BWR ............... 44
3.1.

Các bài tập về khởi động, dừng lò phản ứng và sự điều chỉnh công suất. .. 44

3.1.1.

Sự điều chỉnh công suất: giảm 10% công suất và quay trở về công suất

toàn phần ........................................................................................................ 44
3.1.2.

Giảm công suất tới 0% FP và quay về 100% FP................................. 45


3.1.3.

Tuốc-bin “trip” và phục hồi ............................................................... 46

3.1.4.

Dừng lò phản ứng khẩn cấp (reactor scram) và sự phục hồi nhanh ..... 49

3.1.5.

Làm mát sau khi dừng lò phản ứng .................................................... 50

3.1.6.

Khởi động và làm nóng lò phản ứng .................................................. 51

3.2.

Các bài tập về sự cố trong nhà máy điện hạt nhân..................................... 52

3.2.1.

Hao hụt nước cấp – cả hai bơm nước cấp (FW pumps) bị ngắt (trip) .. 52

3.2.2.

Vô ý khởi xướng bộ ngưng tụ cô lập (IC) .......................................... 54

3.2.3.


Vô ý mở van nhánh phụ (van BP) ...................................................... 56

3.2.4.

Giảm lưu lượng hơi nước từ mái vòm do sai hỏng của bộ điều khiển áp

suất…… ………………………………………………………………………58


3.2.5.

Sự tăng lưu lượng hơi nước từ mái vòm do sai hỏng trong điều khiển

áp suất… ......................................................................................................... 60
3.2.6.

Thiết bị truyền áp suất (PT) của bộ tiết lưu tuốc-bin bị hỏng, thấp

(turbine throttle PT fails low) .......................................................................... 62
3.2.7.

Van xả an toàn (SRV) ở một đường hơi nước chính bị hỏng nên mở

ra……... .......................................................................................................... 64
3.2.8.

Van kiểm soát mức nước cấp bị hỏng nên mở ra. ............................... 66

3.2.9.


Tuốc-bin bị “trip” cùng với việc van nhánh phụ (Bypass valve) bị hỏng

đóng lại/không mở ra được. ............................................................................ 67
3.2.10. Vô ý rút ra một nhóm các thanh điều khiển ........................................ 69
3.2.11. Vô ý đưa vào một nhóm các thanh điều khiển .................................... 71
3.2.12. Vô ý cô lập lò phản ứng (reactor isolation) ........................................ 72
3.2.13. Thiếu hụt việc làm nóng nước cấp ..................................................... 74
3.2.14. Thiếu hụt chân không bộ ngưng tụ (condenser vacuum) .................... 77
3.2.15. Đường ống hơi nước bị vỡ/nứt bên trong giếng khô ........................... 79
3.2.16. Đường nước cấp bị vỡ/nứt bên trong giếng khô ................................. 80
3.2.17. Đáy thùng lò bị vỡ/nứt – 1660 kg/s LOCA ........................................ 82
3.2.18. Mất tải (Load Rejection) .................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 91


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABWR (Advanced Boiling Water
Reactor)
ADS (Automatic Depressurization
System)

Lò phản ứng nước sôi cải tiến
Hệ thống giảm áp tự động

BP (Bypass)


Nhánh phụ (tuốc-bin)

BWR (Boiling Water Reactor)

Lò phản ứng nước sôi

DBAs (Design Basic Accidents)

Các sự cố cơ bản được thiết kế

ĐHN

Điện hạt nhân

DPV (Depressurization Valve)

Van giảm áp

DW (Drywell)

Giếng khô

ECCS (Emergency Core Cooling
System)
ESBWR (Economic Simplified Boiling
Water Reactor)
FMCRD (Fine Motion Control Rod
Drive)

Hệ thống làm mát lõi lò khẩn cấp

Lò phản ứng nước sôi đơn giản kinh tế
Dẫn động thanh điều khiển tinh vi

FP (Full Power)

Công suất toàn phần

FW (Feedwater)

Nước cấp

GDCS (Gravity Driven Cooling

Hệ thống làm mát dẫn động bằng trọng

System)

lực

HP CRD (High Pressure Control Rod
Drive)
IAEA (International Atomic Energy
Agency)

Dẫn động thanh điều khiển ở áp suất cao
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

IC (Isolation Condenser)

Bộ ngưng tụ cô lập


ICS (Isolation Condenser System)

Hệ thống bộ ngưng tụ cô lập


vi
LOCA (Loss Of Coolant Accident)

Sự cố mất chất làm mát

MSIV (Main Steam Isolation Valve)

Van cô lập đường hơi chính

NMĐHN

Nhà máy điện hạt nhân

Passive BWR (Passive Boiling Water

Lò phản ứng nước sôi với hệ thống an

Reactor)

toàn thụ động

PCC (Passive Containment Cooling)

Làm mát nhà lò thụ động


PCCS (Passive Containment Cooling
System)
PHWR (Pressuried Heavy Water
Reactor)

Hệ thống làm mát nhà lò thụ động
Lò nước nặng áp lực

PP (Present Power)

Công suất hiện thời

PWR (Pressuried Water Reactor)

Lò phản ứng nước áp lực

RWCU/SDC (Reactor Water

Làm sạch nước lò phản ứng/Làm mát

Cleanup/Shutdown Cooling)

sau dừng lò

SB&PC (Steam Bypass & Pressure

Điều khiển hệ thống nhánh phụ và áp

Control)


suất

SBWR (Simplified Boiling Water
Reactor)
SCRAM (Safety Control Rod Axe
Man)
SCRRI (Selected Control Rod RunIn)
SLCS (Standby Liquid Control
System)

Lò phản ứng nước sôi đơn giản
Sự dừng lò khẩn cấp (bằng cách đưa
nhanh vào lõi lò các thanh điều khiển để
tạo ra độ phản ứng âm lớn)
Nhập vào thanh điều khiển
Hệ thống điều khiển lưu chất dự phòng

SP (Suppression Pool)

Bể khử nhiệt

SRV (Safety Relief Vale)

Van xả an toàn

WW (Wetwell)

Giếng ướt



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

Diễn giải

1

1.1

Sự phát triển trong thiết kế của lò phản ứng BWR

5

2

1.2

Sự tuần hoàn tự nhiên trong lõi lò ESBWR

10

3

1.3


Các hệ thống an toàn thụ động của ESBWR

11

4

1.4

Hệ thống GDCS của ESBWR

12

5

1.5

Hệ thống PCCS của ESBWR

14

6

1.6

Hệ thống ICS của ESBWR

15

7


2.1

Ảnh chụp màn hình ‘Plant Overview’

23

8

2.2

Ảnh chụp màn hình ‘Control Loops’

25

9

2.3

Ảnh chụp màn hình ‘Power/Flow Map & Controls’

28

10

2.4

Ảnh chụp màn hình Biểu đồ thông lượng

32


11

2.5

Ảnh chụp màn hình ‘Reactivity & Setpoints’

33

12

2.6

Ảnh chụp màn hình ‘Scram Parameters’

35

13

2.7

Ảnh chụp màn hình ‘Turbine & Generator’

36

14

2.8

Ảnh chụp màn hình ‘FW & Extraction Steam’


38

15

2.9

Ảnh chụp màn hình ‘Containment’

39

16

2.10

Ảnh chụp màn hình ‘RWCU/SDC’

41

17

3.1

Ảnh chụp màn hình Plant Overview ở 100%FP

44

18

3.2


Ảnh chụp màn hình Power/Flow khi xảy ra tuốc-bin trip

48

19

3.3

Ảnh chụp màn hình sự cố Hao hụt nước cấp

54

20

3.4

Ảnh chụp màn hình sự cố Vô ý khởi xướng ICS

56

21

3.5

Ảnh chụp màn hình sự cố Vô ý mở van nhánh phụ

57

22


3.6

23

3.7

24

3.8

Ảnh chụp màn hình sự cố Giảm lưu lượng hơi nước do
SB&PC
Ảnh chụp màn hình sự cố Tăng lưu lượng hơi nước do
SB&PC
Ảnh chụp màn hình sự cố Hỏng thiết bị truyển áp suất

Trang

60

62
64


viii
25

3.9

Ảnh chụp màn hình sự cố Van SRV bị hỏng nên mở ra


65

26

3.10

Ảnh chụp màn hình sự cố Van nước cấp bị hỏng nên mở ra

67

27

3.11

28

3.12

29

3.13

30

3.14

Ảnh chụp màn hình sự cố Vô ý cô lập lò phản ứng

74


31

3.15

Ảnh chụp màn hình sự cố Thiếu hụt sự làm nóng nước cấp

77

32

3.16

33

3.17

Ảnh chụp màn hình sự cố Nứt/gãy đường ống hơi nước

80

34

3.18

Ảnh chụp màn hình sự cố Nứt/gãy đường ống nước cấp

81

35


3.19

Ảnh chụp màn hình sự cố Đáy thùng lò bị vỡ/nứt

83

36

3.20

Ảnh chụp màn hình sự cố Mất tải tuốc-bin/máy phát

85

37

PL.1

Giản đồ của mô hình lõi lò

91

38

PL.2

Mô hình các nút (node) của lõi lò phản ứng

92


39

PL.3

Hệ thống kiểm soát các thanh điều khiển

100

Ảnh chụp màn hình sự cố Tuốc-bin trip và van BP không
mở được
Ảnh chụp màn hình sự cố Vô ý rút một nhóm thanh điều
khiển
Ảnh chụp màn hình sự cố Vô ý đưa vào một nhóm thanh
điều khiển

Ảnh chụp màn hình sự cố Thiếu hụt chân không bộ ngưng
tụ

69

70

72

78


MỞ ĐẦU
Lò phản ứng hạt nhân năng lượng được xem như là trái tim của nhà máy điện

hạt nhân (NMĐHN), là nơi sản sinh ra nhiệt năng cung cấp cho tuốc-bin. Luận văn
này sẽ trình bày tổng quan về lò phản ứng nước sôi tiên tiến có hệ thống an toàn thụ
động và hệ mô phỏng của nó.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, người ta bắt đầu nghiên cứu sử dụng năng
lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Năm 1954 NMĐHN đầu tiên trên thế giới
được đưa vào vận hành tại Obnhinsk, Liên Xô cũ, với công suất 5MW. Năm 1956,
Anh đưa vào vận hành thương mại NMĐHN Calder Hall công suất 60 MW. Năm
1957, Mỹ đưa vào vận hành thương mại NMĐHN Shippingport công suất 100 MW.
Các nước đi đầu về công nghệ NMĐHN là Liên Xô cũ, Mỹ, Anh và Canada.
Hiện nay trên thế giới có 442 lò phản ứng hạt nhân năng lượng đang được
vận hành tại 31 nước và lãnh thổ với tổng công suất 356740 MW(e) và chiếm
khoảng 17% sản lượng điện toàn thế giới. Điều đó cho thấy sự phát triển của các
NMĐHN có ý nghĩa rất to lớn đối với tương lai của thế giới, nhất là khi nguồn năng
lượng hóa thạch (năng lượng từ than đá, dầu mỏ…) đang ngày càng cạn kiệt.
Công nghệ lò phản ứng hạt nhân đã được phát triển rất phong phú. Hiện có
khoảng 10 loại lò đang được sử dụng. Tuy vậy có ba loại chính là lò nước áp lực
(PWR và VVER): chiếm 59,5%; lò nước sôi (BWR): chiếm 20,8%; và lò nước nặng
áp lực (PHWR): chiếm 7,7% trong tổng số các lò được xây dựng; các loại khác
chiếm hơn 10%.
Theo lịch sử phát triển, các lò phản ứng có thể được chia làm 4 thế hệ. Các lò
phản ứng thế hệ I là các lò phản ứng được đưa vào vận hành vào những thập kỷ 5060 như Shippingport, Fermi I ở Mỹ... và đã được tháo dỡ gần hết. Đại đa số các lò
phản ứng đang hoạt động hiện nay thuộc thế hệ II. Tuy nhiên, sau sự cố Three Mile
Island ở Mỹ (1979) và đặc biệt là sự cố Chernobyl ở Liên Xô cũ (1986), các loại lò
phản ứng được nghiên cứu cải tiến đáng kể và ra đời lò phản ứng thế hệ III và thế
hệ III+. Thế hệ IV vẫn đang được nghiên cứu.
1


Việc thiết kế các lò phản ứng thế hệ III và III+ nằm trong xu hướng chính
của việc nghiên cứu và phát triển công nghệ điện hạt nhân (ĐHN) cho tương lai, đó

là hoàn thiện các công nghệ ĐHN hiện hành và thiết kế cải tiến để đáp ứng các yêu
cầu sau: giảm thời gian xây dựng, tăng tính an toàn, giảm xác suất tai nạn nóng
chảy vùng hoạt, tăng tuổi thọ lên 60 năm, giảm sự tác động tới môi trường, giảm
lượng chất thải phóng xạ.
So với các lò phản ứng thế hệ cũ sử dụng hệ thống an toàn chủ động (sử
dụng hệ thống các bơm hoạt động nhờ điện năng), các lò phản ứng thế hệ III và III+
được đánh giá cao hơn ở tính an toàn của nó nhờ được bổ sung hệ thống an toàn thụ
động. Từ giữa những năm 1980 người ta đã nhận ra rằng việc ứng dụng hệ thống an
toàn thụ động (hệ thống được vận hành nhờ sử dụng các lực tự nhiên như trọng lực,
hiện tượng đối lưu…) là một phương pháp để đạt được sự đơn giản hóa và tăng độ
an toàn cho các lò phản ứng.
Lò phản ứng nước sôi tiên tiến (ABWR) là một trong những lò phản ứng thế
hệ III đầu tiên được thiết kế và xây dựng. Mỹ đã phát triển lò nước sôi tiên tiến
ABWR công suất 1300 MW, có hai lò loại này đang vận hành thương mại ở Nhật
Bản và hai đang được xây dựng ở Đài Loan. Hiện tại, lò nước sôi cải tiến được cung
cấp bởi GEH (GE Hitachi Nuclear Energy) và Toshiba. NMĐHN Ninh Thuận 2
(Việt Nam) do Nhật Bản xây dựng cũng dự kiến sẽ sử dụng công nghệ ABWR này.
Sau khi các lò phản ứng thế hệ III ra đời, việc mong muốn nâng cao tính an toàn của
NMĐHN đã dẫn đến sự nghiên cứu phát triển lò phản ứng thế hệ III+. Các lò phản
ứng thế hệ mới này được trang bị thêm hệ thống an toàn thụ động, từ đó dẫn đến
việc ra đời của các lò phản ứng đơn giản hơn, an toàn hơn và kinh tế hơn, ví dụ như
lò phản ứng nước sôi ESBWR (Economic Simplified Boiling Water Reactor).
Chính vì tầm quan trọng và khả năng phát triển mạnh trong tương lai mà
chúng ta cần tìm hiểu về lò phản ứng nước sôi tiên tiến có hệ thống an toàn thụ
động (Lò nước sôi thụ động). Để thực hiện mục đích này, Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc Tế (IAEA) đã xây dựng một chương trình mô phỏng cho lò nước
sôi thu động là “Passive BWR” chạy trên máy tính cá nhân để hỗ trợ các nước thành

2



viên trong đó có Việt Nam. Mục đích của chương trình mô phỏng này là cung cấp
một cái nhìn sâu sắc về lò nước sôi thụ động, mà cụ thể là loại lò ESBWR, và cách
thức hoạt động của nó trong điều kiện bình thường cũng như khi xảy ra các sự cố.
IAEA không chỉ cung cấp các chương trình mô phỏng mà còn cung cấp các tài liệu
liên quan cho những người sử dụng nhằm mục đích giáo dục và nghiên cứu.
Cũng chung mục đích đó đề tài này này được thực hiện nhằm để tìm hiểu,
nghiên cứu, khai thác và sử dụng hệ mô phỏng lò phản ứng nước sôi tiên tiến có hệ
thống an toàn thụ động.
Nội dung của luận văn sẽ được thể hiện qua 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lò phản ứng nước sôi tiên tiến có hệ thống an toàn thụ
động (ESBWR).
Nội dung của chương này sẽ tập trung chủ yếu vào tìm hiểu hệ thống an toàn
thụ động trong các nhà máy điện hạt nhân, sơ lược về lịch sử phát triển, thiết kế của
lò phản ứng nước sôi tiên tiến và ưu điểm của nó so với các lò phản ứng nước sôi
thế hệ cũ.
Chương 2: Tổng quan về hệ mô phỏng lò phản ứng nước sôi tiên tiến có hệ thống
an toàn thụ động (Passive BWR).
Chương này của luận văn sẽ trình bày về cách cài đặt, các màn hình hiển thị
và cách hoạt động của phần mềm hệ mô phỏng.
Chương 3: Các bài tập về hệ mô phỏng Passive BWR.
Ở đây sẽ dùng hệ mô phỏng để giải quyết các bài tập mô phỏng về vận hành
lò phản ứng và các bài tập khi xảy ra sự cố của lò phản ứng.
Phụ lục: Mô tả mô hình hệ mô phỏng Passive BWR.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC SÔI TIÊN TIẾN CÓ
HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG


1.1.

Lịch sử phát triển của lò phản ứng nước sôi (BWR)
Giống như lò phản ứng nước áp lực (PWR), lò BWR cũng có nguồn gốc từ

chương trình tàu ngầm hạt nhân của hải quân Mỹ được phát triển năm 1950. Nhà
máy điện hạt nhân BWR thương mại đầu tiên là nhà máy Vallecitos (1957) với công
suất 5 MW(e) ở gần San Jose, California. Nhà máy Vallecitos đã cho thấy khả năng
hoạt động thành công và sản xuất điện một cách an toàn của BWR. Tiếp đó là sự ra
đời của lò phản ứng BWR quy mô lớn đầu tiên: Dresden 1. Thiết kế của lò BWR
sau đó đã trãi qua một loạt các thay đổi, phát triển. Bảng sau đây ghi lại sự phát
triển của lò BWR qua các thế hệ (từ BWR/1 đến ESBWR):
Bảng 1.1.

Sự phát triển của lò BWR qua các thế hệ

Phiên bản

Năm hoạt động

BWR

thương mại đầu tiên

Nhà máy đại diện tiêu biểu/ Các đặc trưng
Dresden 1

BWR/1


1960

Lò BWR kích thước thương mại đầu tiên.
Chu trình đôi
Oyster Creek
Nhà máy được đặt làm cho mục đích kinh tế

BWR/2

1969

Chu trình trực tiếp lớn
Sự tuần hoàn cưỡng bức
Các bơm tốc độ thay đổi được cho việc điều
khiển lưu lượng tái tuần hoàn
Dresden 2
Ứng dụng bơm phun bên trong

BWR/3

1971

ECCS (Hệ thống làm mát lõi lò khẩn cấp)
được cải thiện: khả năng phun vào và làm
ngập lõi lò.
4


BWR/4


1972

Vermont Yankee
Mật độ năng lượng được tăng lên (20%)
Tokai 2

BWR/5

1977

ECCS được cải thiện
Điều khiển lưu lượng qua van
Cofrentes

BWR/6

1978

Phòng điều khiển nhỏ gọn
Hệ thống bảo vệ hạt nhân rắn
Kashiwazaki-Kariva 6
Các bơm bên trong lò

ABWR

1996

Các bộ dẫn động thanh điều khiển tinh vi
Phòng điều khiển tiên tiến
ECCS được cải thiện: thiết bị làm ngập ở cả

áp suất thấp và áp suất cao.

ESBWR

Hình 1.1.

Đang được xem xét

Sự tuần hoàn tự nhiên
ECCS thụ động

Sự phát triển trong thiết kế của lò phản ứng BWR
5


Hình bên trên mô tả sự tiến triển trong thiết kế của hệ thống lò phản ứng.
Dresden 1 hoạt động dựa trên chu trình sinh hơi kép, chứ không phải là chu
trình sinh hơi trực tiếp vốn là đặc trưng của các lò BWR.
Những lò BWR sử dụng chu trình trực tiếp có quy mô lớn (Oyster Creek và
Nine Mile Point Unit 1) xuất hiện vào giữa những năm 1960 với đặc trưng là sự
biến mất của thiết bị sinh hơi và việc sử dụng năm vòng tái tuần hoàn bên ngoài để
tạo ra dòng chảy tuần hoàn cưỡng bức qua lõi lò.
Sau đó, hệ thống lò phản ứng được đơn giản hơn nữa nhờ việc đưa bơm phun
vào bên trong thùng lò để điều khiển lưu lượng qua lõi. Thay đổi này xuất hiện đầu
tiên ở nhà máy Dresden 2 (BWR/3).
Việc sử dụng hệ thống bơm bên trong lò trong thiết kế của lò ABWR đã đưa
quá trình đơn giản hóa tiến thêm một bước nữa. Bằng cách sử dụng các bơm nội tại
được gắn trực tiếp vào thùng lò mà các bơm phun và hệ thống tái tuần hoàn bên
ngoài với tất cả các bơm, van, đường ống, bộ giảm rung đi kèm theo đều được loại
bỏ. Sự phát triển của ABWR diễn ra trong suốt những năm 1980 dưới sự tài trợ của

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).
Lò phản ứng ESBWR và tiền thân nhỏ hơn của nó: lò phản ứng nước sôi đơn
giản hóa (Simplified Boiling Water Reactor) đã đưa quá trình đơn giản hóa tới một
cái kết hợp lý với việc sử dụng một thùng lò cao hơn và một lõi lò thấp hơn với ống
khí để đạt được sự tái tuần hoàn tự nhiên mà không cần dùng bơm. Sự cố Three
Mile Island năm 1979 đã dẫn tới nhu cầu cần phát triển một lò phản ứng với các
tính năng an toàn thụ động và giảm sự phụ thuộc vào hoạt động của người điều
khiển. Thực tế sử dụng cũng đòi hỏi phải có một lò phản ứng đơn giản hơn trong
điều khiển, ít bộ phận hơn và không phụ thuộc vào máy phát điện diesel cho các
hoạt động giữ an toàn. Công ty GE (General Electric) đã thực hiện một cuộc nghiên
cứu nội bộ để đưa ra ý tưởng về một lò BWR mới dựa trên những yếu tố này. Do đó
đã dẫn tới sự ra đời của SBWR vào đầu những năm 1980. Các đặc tính mới quan
trọng như Hệ thống làm mát dùng trọng lực (Gravity Driven Cooling System), van
giảm áp (Depressurization Valve), và bộ ngắt chân không kín cho giếng ướt/giếng

6


khô đều đã được kiểm nghiệm. Khi vấn đề này được quan tâm nhiều hơn, một đội
ngũ quốc tế được thành lập để hoàn thiện thiết kế. Các cuộc kiểm nghiệm bổ sung
về các hiệu ứng, hệ thống hợp thành hoàn chỉnh, nhất là một đặc tính cải tiến mới,
hệ thống làm mát nhà lò thụ động (Passive Containment Cooling System) được thực
hiện riêng biệt ở Châu Âu và Nhật. Một chương trình chứng nhận thiết kế được thực
hiện vào cuối những năm 1980 với mục đích đạt được một giấy phép tiêu chuẩn hóa
tương tự như đã đạt được cho ABWR.
Tuy nhiên, với 670 MWe, công suất của SBWR là quá nhỏ xét về lợi ích
kinh tế, do đó chương trình cấp chứng nhận bị dừng lại. Tuy nhiên nỗ lực tạo ra một
lò phản ứng SBWR đủ sức cho việc tạo ra điện năng vẫn tiếp tục. Với sự hỗ trợ của
Cộng đồng Châu Âu, lò SBWR được nâng cấp từ từ cho đến công suất hiện tại là
xấp xĩ 1550 MWe. Điều này được thực hiện nhờ giữ nguyên giới hạn về kích thước

của thùng lò được hình thành bởi ABWR, và tận dụng lợi thế của việc tiếp cận đến
sự an toàn thụ động đạt được bởi bộ ngưng tụ cô lập (Isolation Condenser) và Hệ
thống làm mát nhà lò thụ động (PCCS).
Đơn xin chứng nhận thiết kế cho ESBWR được đăng ký cho NRC của Mỹ
vào tháng 8 năm 2005 và đã chính thức được chấp nhận.
1.2.

Hệ thống an toàn thụ động trong các nhà máy điện hạt nhân

1.2.1. Sự phát triển trong thiết kế của hệ thống an toàn
Sự cố mất nước làm nguội LOCA (Loss Of Coolant Accident) được miêu tả
như một sự gián đoạn trong giới hạn áp suất của hệ thống chất làm mát chính (một
vết nứt/gãy trong hệ thống chất làm mát chính).
Trong NMĐHN các hệ thống an toàn được thiết kế để làm giảm hậu quả của
tất cả kích thước và vị trí mà vết nứt có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong hệ thống ống
dẫn chất làm mát chính, cũng như của sự hỏng hóc của các thiết bị.
Hệ thống làm mát lõi lò khẩn cấp (ECCS) được thiết kế để cung cấp nước
làm mát cho lõi lò, chấm dứt sự nóng lên của lõi lò, và loại bỏ dài hạn nhiệt phân rã
của lõi lò. Nhà lò tạo ra tường chắn cuối cùng để ngăn chặn sự giải phóng các sản

7


phẩm phân hạch từ nhiên liệu. Bể khử nhiệt (SP) trong nhà lò tạo ra một bộ tiêu
nhiệt (phương tiện hấp thụ nhiệt) và nguồn nước bên trong cho việc làm mát lõi lò.
Các lò BWR thế hệ đầu tiên được thiết kế không có các hệ thống làm mát lõi
lò khẩn cấp, mà đã sử dụng hệ thống nước cấp với độ tin cậy cao.
Với sự tăng công suất lõi lò gắn liền với các lò phản ứng quy mô thương mại
đầu tiên (BWR/2), một vài dạng của hệ thống làm mát lõi lò khẩn cấp, điển hình
như một thiết bị xịt (phun) ở lõi lò và sự đưa vào chất làm mát áp suất cao, đã được

trang bị thêm cho các lò BWR/1. Các hệ thống lò BWR/2, BWR/3 và BWR/4 đang
được thiết kế và xây dựng trong khoảng thời gian này đã được kết hợp thêm một
ECCS riêng biệt.
Bởi vì hệ thống phun lõi lò được thiết kế cho vết nứt lớn trong sự cố LOCA,
các bơm phun lõi lò là những bơm có áp suất thấp và dung lượng dòng lớn. Những
bơm này không thể phun vào trong thùng lò ở áp suất hoạt động bình thường. Do đó
hệ thống giảm áp tự động (ADS) được đưa vào. Ngoài hệ thống ECCS, thiết kế của
BWR/2 còn bao gồm các bộ ngưng tụ cô lập để cung cấp công cụ khử nhiệt do phân
rã từ thùng lò. Thiết kế BWR/2 cũng đánh dấu sự đơn giản hóa trong thiết kế nhà lò
khử nhiệt chịu được áp suất cao. Trong thiết kế nhà lò này, hơi nước thoát ra từ
thùng lò được hướng đến bể khử nhiệt nơi nó được ngưng tụ.
Các lò BWR/5 được thiết kế trong khoảng thời gian mà vấn đề về hoạt động
của ECCS đang nổi. Hệ thống ECCS được tích hợp trong BWR/5 đã được cải thiện
về tính năng và độ tin cậy hơn thiết kế BWR/3-4.
Thiết kế BWR/5 được đưa sang BWR/6 với công suất được tăng lên để phù
hợp với các mức công suất lõi lò cao hơn của BWR/6.
Các bơm tái tuần hoàn bên trong của lò ABWR đã loại bỏ hệ thống đường
ống của vòng tái tuần hoàn bên ngoài, do đó có thể giảm kích thước các thiết bị
ECCS một cách đáng kể.
Giống như ABWR, lò ESBWR được thiết kế để giữ cho lõi lò luôn được làm
ngập và làm mát trong suốt sự cố LOCA. Tuy nhiên, các hệ thống làm mát lõi lò và

8


nhà lò của ESBWR có sự khác biệt hoàn toàn so với các lò BWR trước đó, đó là sử
dụng hệ thống làm mát thụ động và không phụ thuộc vào các bơm chạy bằng điện.
1.2.2. Hệ thống an toàn thụ động
“Thụ động” có nghĩa là một cái gì đó tự nó sẽ xảy ra. Hoạt động của hệ
thống an toàn thụ động chỉ phụ thuộc vào các định luật vật lý hay các lực tự nhiên,

chẳng hạn như trọng lực, lực nổi, sự đối lưu, sự dẫn nhiệt hay sự chênh lệch áp suất.
Trong loại này của hệ thống, hệ thống làm mát lõi khẩn cấp không phụ thuộc vào
máy bơm nước điện để vận chuyển nước làm mát, không phụ thuộc vào hành động
của người vận hành hay phản hồi điện tử để dừng lò phản ứng trong trường hợp sự
cố xảy ra (là những đặc tính của hệ thống an toàn chủ động).
1.2.3. Ưu điểm của hệ thống an toàn thụ động so với hệ thống an toàn chủ động
 Đơn giản. Nhìn chung các hệ thống thụ động, bởi bản chất của chúng, không
yêu cầu các hệ thống điều khiển phức tạp hay nguồn điện bên ngoài mà có
thể cần phải được dự phòng và đa dạng. Bởi vì điều này mà chúng cũng sẽ dễ
dàng hơn để được cấp phép một khi quy trình cơ bản được hiểu hoàn toàn.
 An toàn. Lý do chính cho việc công nhận hệ thống thụ động là chúng cung
cấp một giải pháp để cải thiện sự an toàn mà không có sự gia tăng không thể
chấp nhận được trong chi phí.
1.3.

Thiết kế của lò phản ứng ESBWR
Các hệ thống chủ yếu của ESBWR (hình mẫu của hệ mô phỏng Passive

BWR) đều tương đối giống với lò ABWR, chỉ bổ sung vào hệ thống an toàn thụ
động và lưu lượng qua lõi lò có được nhờ sự tuần hoàn tự nhiên. Do đó ở đây chỉ
trình bày những điểm mới này.
1.3.1. Thiết kế sự tuần hoàn tự nhiên
Sự tuần hoàn tự nhiên trong các lò BWR là một kĩ thuật đã được chứng
minh. Một vài lò BWR ban đầu của GE đã sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên. Chúng là
những nhà máy nhỏ (ví dụ như Dodewaard với công suất 183 MWt và Humboldt
Bay với công suất 165 MWt), nhưng chúng đã chứng tỏ tính khả thi của một lò
BWR dùng sự tuần hoàn tự nhiên và đã cung cấp các kinh nghiệm và dữ liệu hoạt
9



động có giá trị. GE đã chuyển sang các nhà máy với sự tuần hoàn cưỡng bức nhằm
đạt được các mức công suất cao hơn trong một thùng lò nhỏ gọn. Khả năng chế tạo
thùng lò chịu áp ở thời điểm đó là một nhân tố trong quyết định này. Ngày nay, sau
một vài thập kỷ, GE đang quay trở lại với sự tuần hoàn tự nhiên cho lò ESBWR.

Hình 1.2.

Sự tuần hoàn tự nhiên trong lõi lò ESBWR

Lò ESBWR sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên để tạo ra dòng chảy qua lõi lò. Sự
tuần hoàn tự nhiên trong ESBWR được hình thành dựa trên sự chênh lệch nồng độ
giữa nước ở vành hình khuyên của thùng lò (bên ngoài khung bảo vệ lõi và ống khí)
và hỗn hợp hơi/nước bên trong khung bảo vệ và ống khí. Nước với mật độ cao hơn,
lạnh hơn ở vành hình khuyên tạo ra một áp suất cao hơn hay một cột nước động lực
khi so sánh với lưu chất (hơi/nước) mật độ thấp hơn, nóng hơn trong lõi và ống khí.
Năng lượng sản sinh ở lõi của lò phản ứng làm nóng nước đi vào từ bên dưới lõi, và
bắt đầu chuyển hóa nó thành một hỗn hợp hơi/nước. Trong lõi lò nước quá lạnh đầu
tiên được nung nóng đến nhiệt độ bão hòa, và sau đó khi có thêm nhiệt thì quá trình
sôi của chất tải nhiệt lõi lò bắt đầu. Khi chất tải nhiệt di chuyển lên trên qua lõi lò
thì phần trăm hơi nước bão hòa tăng lên đến điểm cuối của lõi lò thì phần trăm
trung bình của hơi bão hòa xấp xỉ 18% về khối lượng. Hỗn hợp hơi/nước này sẽ đi
10


lên qua ống khí tới thiết bị tách hơi nơi mà lực li tâm sẽ tách hơi ra khỏi nước. Nước
bão hòa, đã bị tách ra sẽ trở lại vùng xung quanh thiết bị tách hơi trong khi hơi với
độ ẩm nhẹ sẽ đi lên đến thiết bị làm khô hơi và cuối cùng ra các miệng vòi của ống
dẫn hơi nước chính và hệ thống ống dẫn đến tuốc-bin.
Nước cấp lạnh hơn trở vào lại thùng lò tại phần trên của vành hình khuyên,
nơi nó hòa với nước bão hòa quanh thiết bị tách hơi và làm lạnh lượng nước này.

Hỗn hợp cuối cùng là nước được làm lạnh chỉ vài độ dưới nhiệt độ bão hòa. Hỗn
hợp này sau đó sẽ đi xuống qua vành hình khuyên để vào trở lại lõi lò. Thành ra
nước đã tạo thành một vòng tái tuần hoàn bên trong thùng lò. Khối lượng của hơi
nước rời khỏi thùng lò được bù đắp bởi khối lượng nước cấp đi vào.
1.3.2. Các đặc tính an toàn thụ động
Bản thiết kế các hệ thống an toàn của ESBWR bao gồm sáu hệ thống độc lập
là: hệ thống làm mát lõi lò bằng trọng lực (GDCS), hệ thống giảm áp tự động
(Automatic Depressurization System), hệ thống bộ ngưng tụ cô lập (ICS), hệ thống
điều khiển chất lỏng dự phòng (SLCS), bể khử nhiệt (Supression Pool) và một hệ
thống làm mát nhà lò thụ động (PCCS). Trong đó các hệ thống GDCS, ADS, ICS,
SLCS dùng cho việc làm mát lõi lò còn SP và PCCS dùng cho việc làm mát nhà lò.

Hình 1.3.

Các hệ thống an toàn thụ động của ESBWR
11


1.3.2.1.

Hệ thống làm mát lõi lò bằng trọng lực (GDCS)

GDCS phun nước vào vùng vành khuyên nơi đường nước đi xuống của lò
phản ứng sau một sự cố LOCA và sau sự giảm áp của thùng lò. Nó cung cấp nước
bổ sung dẫn động bằng trọng lực ngắn hạn từ ba bể nước riêng biệt được đặt bên
trong giếng khô phía trên, ở một độ cao trên vùng hoạt. Hệ thống cũng cung cấp sự
bổ sung dài hạn sau sự cố LOCA từ bể khử nhiệt để đáp ứng các yêu cầu làm mất
nhiệt phân rã từ lõi lò dài hạn. Ngay sau bất kỳ một sự kiện khởi đầu nào dẫn tới các
điều kiện sự cố, hệ thống sẽ làm ngập vùng giếng khô bên dưới bằng nước nếu lõi
lò tan chảy qua thùng lò.


Hình 1.4.

Hệ thống GDCS của ESBWR

GDCS là một hệ thống được kích hoạt và vận hành hoàn toàn tự động. Ngoài
ra để dự phòng cho chế độ kích hoạt tự động là khả năng kích hoạt bởi người vận
hành.
Trình tự của các hoạt động theo sau một sự cố LOCA như sau:


Một tín hiệu mực nước thùng lò thấp được xác nhận sẽ kích hoạt hệ thống

ADS để giảm áp suất của thùng lò.


Khi một tín hiệu áp suất giếng khô cao trùng khớp xuất hiện, hệ thống ADS

sẽ khởi đầu trước tiên và ở một mực nước thùng lò cao hơn.
12




Đồng thời, các bộ định giờ (máy đo thời gian) của hệ thống ngắn hạn và dài

hạn trong logic của GDCS bắt đầu, mà sau thời gian chờ và thỏa mãn các điều kiện
cho phép sẽ kích hoạt các van nổ (squib valve) để tạo ra một lối dòng chảy mở từ
các nguồn nước tương ứng (các bể GDCS và bể khử nhiệt, một cách tương ứng) đến
thùng lò.



Hệ thống ngắn hạn cung cấp một lưu lượng dẫn động bằng trọng lực đến tám

miệng vòi riêng biệt trên thùng lò với dòng chảy nạp vào từ ba bể GDCS riêng biệt.
Hệ thống dài hạn cung cấp một dòng chảy dẫn động bằng trọng lực đến bốn miệng
vòi khác với dòng chảy nạp vào từ bể khử nhiệt thông qua các đường ống cân bằng.
Cả hệ thống ngắn hạn và dài hạn đều được thiết kế để đảm bảo rằng một nguồn
nước dự trữ đầy đủ cho thùng lò được tạo ra để đảm đương một sự cố LOCA ở một
khu vực và sự hư hỏng của một van nổ sẽ kích hoạt ở khu vực thứ hai.
Hệ thống GDCS bao gồm 4 phân khu. Mỗi một phân khu của GDCS bao
gồm ba hệ thống phụ độc lập: một hệ thống làm mát (phun vào) ngắn hạn, một hệ
thống làm mát (đường ống cân bằng) dài hạn và một đường ống làm ngập. Các hệ
thống ngắn hạn và dài hạn cung cấp nước làm mát nhờ trọng lực để thay thế nguồn
nước dự trữ trong thùng lò bị mất trong một sự cố LOCA và để làm bay hơi nhiệt
phân rã xảy ra sau đó. Đường ống làm ngập nối bể GDCS đến phần giếng khô bên
dưới.
Mực nước của bể GDCS là thông số hệ thống cơ bản duy nhất cần phải được
giám sát trong phòng điều khiển chính để xác nhận sự sẵn sàng của hệ thống và
chức năng đúng của nó sau khi bắt đầu. Các thiết bị báo động mực nước thấp cũng
bao gồm là một phần của GDCS.
1.3.2.2.

Hệ thống làm mát nhà lò thụ động (PCCS)

PCCS giữ cho nhà lò luôn ở trong các giới hạn áp suất của nó trong các sự cố
cơ bản được thiết kế (DBAs). Hệ thống được thiết kế như một hệ thống thụ động
với việc không có bộ phận nào phải thực hiện chức năng một cách chủ động, và nó
cũng được thiết kế cho các điều kiện bằng hoặc vượt quá các giới hạn trên của khả
năng chống lại sự cố nghiêm trọng của nhà lò. Hệ thống PCCS bao gồm sáu vòng

13


kín hoàn toàn độc lập, áp suất thấp, mỗi vòng chứa một bộ ngưng tụ (bộ ngưng tụ
làm mát nhà lò thụ động). Mỗi vòng ngưng tụ PCCS được thiết kế với công suất 11
MWt và được tạo bởi hai khối giống hệt nhau. Cùng với nhà lò khử nhiệt chịu áp
cao, các bộ ngưng tụ PCCS giới hạn áp suất của nhà lò thấp hơn áp suất thiết kế dự
kiến của nó trong ít nhất 72 giờ sau một sự cố LOCA mà không có sự bổ sung từ bể
IC/PCC, và trên 72 giờ với sự bổ sung của bể nước. Các bộ ngưng tụ PCCS được
đặt trong một bể nước lớn (bể IC/PCC), ở trên và bên ngoài nhà lò ESBWR (giếng
khô). Bể IC/PCC được thông ra không khí bên ngoài.

Hình 1.5.

Hệ thống PCCS của ESBWR

Mỗi vòng ngưng tụ PCCS có cấu hình như sau. Một đường ống cung cấp hơi
nước ở trung tâm được tạo ra, nó được mở ra nhà lò ở đầu dưới của nó và nó cung
cấp cho hai ống góp nằm ngang thông qua hai đường ống nhánh ở đầu trên của nó.
Hơi nước sẽ được ngưng tụ ở trong các ống thẳng đứng (nằm dọc) và sản phẩm
ngưng tụ sẽ được gom vào hai ống góp bên dưới (thấp hơn). Các đường ống xả khí
và xả nước từ mỗi ống góp được dẫn đến giếng khô thông qua một đường ống đơn
14


xuyên qua nhà lò cho mỗi khối ngưng tụ. Sản phẩm ngưng tụ thoát xuống một rãnh
hình xuyến bao quanh đường ống xả khí và sau đó chảy vào một đường ống được
nối tới một đường xả nước chung lớn, nơi cũng nhận dòng chảy từ các ống góp
khác, và cuối cùng dẫn tới một bể GDCS.
Đường ống xả khí không ngưng tụ là một con đường mà theo đó các sản

phẩm không ngưng tụ được của giếng khô được chuyển tới giếng ướt (SP).
Các vòng PCCS nhận một hỗn hợp khí/hơi nước cung cấp trực tiếp từ giếng
khô (DW). Các vòng PCCS được vận hành ban đầu nhờ áp suất giữa giếng khô của
nhà lò và bể khử nhiệt trong một sự cố LOCA và sau đó là nhờ hệ thống thoát nước
tự chảy (bằng trọng lực) của hơi nước đã được ngưng tụ trong các ống, do đó chúng
không cần sự cảm biến, điều khiển, logic hoặc các thiết bị kích hoạt bằng năng
lượng để thực hiện chức năng.
Các vòng PCCS là một phần mở rộng của nhà lò liên quan đến vấn đề an
toàn, không có các van cô lập và chúng luôn trong trạng thái “dự phòng sẵn sàng”
(“ready standby”).
1.3.2.3.

Hệ thống ngưng tụ cô lập (Isolation Condenser System)

Hình 1.6.

Hệ thống ICS của ESBWR
15


×