Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề Sóng (Xuân Quỳnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.8 KB, 6 trang )

Đề 1:
Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh?
Gợi ý:
1.Giới thiệu bài thơ:
- Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong
tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
- Sóng là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh và của
thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ là nỗi niềm yêu thương tha
thiết, đầy trăn trở và khát khao hoàn thiện mình của người phụ
nữ đang yêu được soi chiếu qua một hình tượng nghệ thuật độc
đáo- hình tượng sóng và cũng rất tiêu biểu cho vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu
a.Về nội dung:
- Người phụ nữ mạnh dạn chủ động bày tỏ khao khát yêu
thương mãnh liệt,những rung động rạo rực của lòng mình: Dữ
dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ → tâm lí phức tạp của trái tim
đang yêu lúc nồng nàn sâu lắng, lúc sôi nổi dịu dàng.
- Người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường,nhỏ hẹp
mà luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm ,đồng điệu với
mình: Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể → khát
khao yêu thương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu.
- Người phụ nữ yêu say đắm, nhớ lạ lùng, thủy chung
trong sáng: Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức hay
Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh một phương→ tình yêu
chân thành phải gắn liền với sự thủy chung.
- Khát vọng có được một tình yêu vĩnh hằng ,bất tử ;được
sống trọn vẹn trong tình yêu: làm sao được tan ra, để ngàn


năm còn vỗ → cuộc đời có hạn nhưng tình yêu vô hạn.
b.Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật ẩn dụ: mượn hình tượng sóng để thể hiện tình
yêu một cách sinh động.
- Thể thơ năm tiếng với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng
gợi
âm
vang
của
sóng.
- Ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.
- Kết cấu song hành cùng phép đối.
3. Đánh giá:
- Sóng là vẻ đẹp của người phụ nữ đam mê sống, đam
mê yêu trong thơ Xuân Quỳnh.


- Sóng góp thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo
đề tài muôn thuở của loài người - tình yêu.
Đề 2:
Sức hấp dẫn của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)?
Gợi ý:
MỞ BÀI:
- Giới thiệu xuất xứ bài thơ Sóng.
- Bài thơ ra đời đã gần nửa thế kỉ, hoàn cảnh lịch sử – xã
hội, tâm lí con người, nhất là tâm lí lứa tuổi thanh niên đã có
nhiều thay đổi nhưng bài thơ vẫn còn nguyên sức hấp dẫn
mạnh mẽ. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn lâu bền ấy?
THÂN BÀI
Sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ chính là những tìm tòi

sáng tạo của tác giả trong cả hai phương diện: nội dung tư
tưởng

hình
thức
nghệ
thuật
thơ.
1/ Sức hấp dẫn về nội dung tư tưởng
Sóng bộc lộ một khát vọng tình yêu chân thành sau đắm,
thuỷ chung rất có cá tính của Xuân Quỳnh vừa chạm đúng
chiều sâu khát vọng tình yêu muôn thuở của con người nhất là
tuổi trẻ.
- Bằng hình tượng sóng nhà thơ đã khái quát được các
trạng thái đối nghịch trong tâm trạng người đang yêu và khát
vọng vươn tối môi trường cao rộng tự do trong tình yêu,
vượt qua những định kiến hẹp hòi, những gò bó vô nghĩa. Nhà
thơ đã khái quát được một gương mặt đích thực của tình yêu
luôn tồn tại cùng nhân loại (khổ 1-2).
- Bài thơ đã nói hộ những trăn trở, băn khoăn, nhu cầu lí
giải cội nguồn của tình yêu và lời thú nhận thành thật sự bất lực
của con người _ nhận thức trong hành trình đi tìm lời giải đáp
cho điểm khởi nguồn đầy bí ẩn của tình yêu ( khổ 3-4).
- Bài thơ đã miêu tả , thể hiện thật sống động, đầy day dứt
những trạng thái thường trực của tình yêu: nỗi nhớ , khao khát
hướng về nhau có nhau, khát vọng chung thuỷ (Khổ 5-6-7).
- Bài thơ đã diễn tả được những suy tư rất nhân bản về
cuộc đời và bày tỏ khát vọng vĩnh viễn hoá tình yêu của mỗi
con người, mỗi cuộc đời vào tình yêu vĩnh hằng của nhân loại
( khổ 8+9).

Với bấy nhiêu lời giãi bày của nữ sĩ, tất thảy những người
đang yêu, người đã yêu có thể tìm thấy sự đồng điệu ở thi
phẩm đặc sắc này.
2/ Sức hấp dẫn về nghệ thuật


Thể hiện rõ nét ở những tìm tòi nghệ thuật đáng trân
trọng sau:
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: Hình ảnh trung tâm là
sóng hiện diện suốt chiều dài bài thơ với nhiều biểu hiện độc
đáo; những nét đối lập trong tính cách (dữ dội , ồn ào/ dịu êm,
lặng lẽ); sóng nhớ bờ, hướng vào bờ, biển lớn tình yêu. Những
hình ảnh ấy trùng khít với những trạng thái của tâm trạng của
nhân vật trữ tình - người con gái đang yêu, say đắm hết mình.
- Về nghệ thuật kết cấu:
Bài thơ kết cấu theo lối phát triển song song và đan cài vào
nhau giữa sóng và “em” - cái tôi trữ tình của nhà thơ để soi
chiếu, bổ sung, bồi thấm tạo nên một lực hấp dẫn lớn: Ôi con
sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến
anh/ Cả trong mơ còn thức.
- Về âm điệu:
Bài thơ đã xây dựng được một hình tượng âm thanh sóng vỗ
suốt từ dòng đầu đến dòng cuối và mãi vang vọng dư ba nhờ
việc lựa chọn đắc địa thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhanh tươi tắn; sử
dụng linh hoạt phép điệp, phép song hành.
3/ Nhận định, đánh giá
- Về nội dung: Sóng biểu hiện một hồn thơ có khát vọng
về một tình yêu đích thực, lớn lao và vĩnh hằng mà cũng rất đời
thường. Tình yêu trong bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam ân nghĩa, thuỷ chung nhưng cũng thật

hiện đại: đó là một tình yêu tự do, chân thành, say đắm và biết
hi sinh của người phụ nữ.
-Về nghệ thuật: Bài thơ là một khúc nhạc lòng sôi nổi
trào dâng, một hình tượng đẹp của khát vọng tình yêu. Tạo
được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ ấy là do thi phẩm đạt đến
sự hoà quyện tuyệt vời giữa nội dung và hình thức thể hiện.
KẾT BÀI:
- Sóng có sức hấp dẫn lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật
thể hiện.
- Sóng có sức sống lâu bền vì đã tạo nên một “sức đồng cảm
mãnh liệt và quảng đại” ở người đọc nhiều thế hệ.
Đề 3:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Xuân Quỳnh - trích Sóng - Ngữ văn 12, Tập 1, tr. 155,
Nxb Giáo dục, 2013)
Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ sự tương đồng giữa
các trạng thái tâm hồn của người phụ nữ trong tình
yêu với những con sóng biển.
Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về
một đoạn thơ. Biết cách cảm nhận cái hay, vẻ đẹp của một

đoạn thơ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh hiểu đúng nội dung của đoạn
thơ: những cảm nhận sâu sắc của Xuân Quỳnh về sóng và tâm
hồn người phụ nữ trong tình yêu. Bài làm có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những gương
mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ
Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết
trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ
Xuân Quỳnh. Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi
thực tế của Xuân Quỳnh về vùng biển Diêm Điền - Thái Bình và
được
in
trong
tập
Hoa
dọc
chiến
hào
(1968).
- Đoạn trích trên cho thấy rõ sự tương đồng giữa các
trạng thái tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu với những
con sóng biển.
2. Phân tích
* Nội dung
- Sóng được cảm nhận với hai tính chất, trạng thái mâu

thuẫn, đối lập và thống nhất: dữ dội >< dịu êm; ồn ào >< lặng
lẽ. Sóng cũng như tâm hồn người phụ trong tình yêu. Khi yêu,
họ sống với những trạng thái biến động của tâm hồn, lúc nồng
nàn, say đắm, mãnh liệt; lúc dịu dàng, lắng sâu.
- Sóng luôn khao khát tìm ra biển rộng cũng như người
phụ nữ luôn khao khát tình yêu rộng lớn, đồng cảm, bao dung.
- Sóng được cảm nhận như sự tồn tại vĩnh hằng với thời
gian (Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế) như muôn đời


con người vẫn mãi tìm đến với tình yêu; đặc biệt, với tuổi trẻ,
tình yêu mãi mãi là một khát vọng bồi hồi.
* Nghệ thuật
- Thể thơ năm tiếng với cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt
gợi âm hưởng những con sóng dào dạt, nhịp nhàng, đó cũng là
con sóng lòng với nhiều trạng thái, cung bậc tâm hồn của người
phụ nữ.
- Kết cấu song trùng sóng và em, nghệ thuật ẩn dụ, nhân
hóa được vận dụng sáng tạo góp phần tạo nên sức sống, vẻ
đẹp của hình tượng sóng trong mối quan hệ tương đồng với trái
tim, tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
3. Đánh giá
- Qua đoạn thơ, Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ: chân thành, sâu sắc, chủ động, mãnh liệt, minh
bạch, quyết liệt trong tình yêu.
- Đoạn thơ đã góp phần làm nên thành công bài thơ Sóng và
tên tuổi Xuân Quỳnh, thi sĩ của tình yêu
Đề 4:
“Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành,
nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường”. (SGK

Văn học 12, tập 1,Nxb Giáo dục, Hà Nội,2000, tr.250).
Phân tích bài thơ Sóng để làm rõ nhận định trên.
Gợi ý:
1.Giới thiệu bài thơ
- Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc
chiến hào (1968).
- Bài thơ đã hội tụ những vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu
- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát
vọng hạnh phúc đời thường.
2. Giải thích nhận định
- Nhận định trên có ý nghĩa khái quát về thơ và con người Xuân Quỳnh.
Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: tình yêu là cái đẹp,
cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.
- Nhận định còn có ý nghĩa khái quát: thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho
tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
3. Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định
a. Một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết
trong khát vọng hạnh phúc đời thường:
- Một tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực
đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm nguồn cội của tình
yêu:
“ Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”


Và: “ Em cũng không biết nữa 
Khi nào ta yêu nhau”
- Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong
sáng và chung thủy:
“ Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”
Hay: “ Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương”
- Một tâm hồn phụ nữ hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt
ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình:
“ Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
- Một tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hòa nhập vào cái
chung để hiến dâng trọn vẹn:
“ Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
b. Nghệ thuật biểu hiện:
- Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bắng trắc của những câu thơ thay
đổi, đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù
hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà
thống nhất của sóng và của tình cảm con người.
- Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những
cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
4. Đánh giá:
- Nhận định trên hoàn toàn xác đáng.
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để
sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.



×