Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.97 KB, 25 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Tên đầy đủ
Cán bộ công chức
Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai
Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quyết định
Thủ tướng

Chữ viết tắt
CBCC
PT&GNTT
NXB
CTQGHCM

TTg


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu thực trạng văn hóa Giao tiếp Ứng xử tại Trung tâm PT&GNTT, em xin cảm ơn các Thầy cô đã tận tâm
hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo
luận. Bên cạnh đó xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên trong Trung tâm đã
tạo điều kiện để em hoàn thành tốt bài nghiên cứu.


Trong quá trình làm không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng
lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Trường, cán bộ công nhân viên
Trung tâm PT&GNTT sức khỏe và thành công trong cuộc sống, trong công
tác.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2017


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................2
7. Cấu trúc của đề tài......................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ
CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM PHÒNG TRÁNH VÀ
GIẢM NHẸ THIÊN TAI................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở......................4
1.1.1. Khái niệm văn hóa công sở..................................................................4
1.1.2. Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở............................................4
1.2. Kỹ năng Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở................................................5
1.1.3. Vai trò của văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở............................5

1.3. Khái quát về Trung tâm PT&GNTT.......................................................6
1.2.1. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ..............................................................7
1.2.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................8
TIỂU KẾT......................................................................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ NƠI
CÔNG SỞ TẠI TRUNG TÂM PT&GNTT................................................10
2.1. Chào hỏi nơi công sở.............................................................................10
2.2. Trang phục nơi công sở.........................................................................11
2.3. Phát ngôn nơi công sở...........................................................................11
2.4. Thái độ và cách làm việc trong công sở................................................12


TIỂU KẾT....................................................................................................14
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG
XỬ NƠI CÔNG SỞ TẠI TRUNG TÂM PT&GNTT VÀ GIẢI PHÁP....15
3.1. Ưu điểm.................................................................................................15
3.2. Hạn chế..................................................................................................15
3.3. Giải pháp...............................................................................................16
TIỂU KẾT....................................................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................20
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người trong xã hội. Văn hóa tạo nên nhân cách
của con người.
Văn hóa Giao tiếp - Ứng xử là một yếu tố quan trọng, được coi là một

tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá nhân cách đạo đức của một con người. Văn
hóa ứng xử giúp con người biết đối nhân xử thế, biết giao tiếp lễ độ, có ước
mơ hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Xã hội càng văn minh nhu cầu về văn hóa
Giao tiếp - ứng xử càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo tế nhị
đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng khó.
Xây dựng văn hóa Giao tiếp - ứng xử nơi công sở là xây dựng văn hóa
Giao tiếp - ứng xử công sở giúp hoàn thiện nhân cách con người, con người
mỗi ngày vươn tới chuẩn mực của đời sống tinh thần: Chân, Thiện, Mỹ.
Đặc biệt trong cơ quan nhà nước thì văn hóa Giao tiếp - ứng xử là điều
cần thiết trong quá trình phát triển của cơ quan.
Đã có nhiều tác giả viết về văn hóa như: Võ Bá Đức (Cẩm nang văn
hóa ứng xử và giao tiếp công sở); GS.Trần Ngọc Thêm (với các cuốn cơ sở
văn hóa Việt Nam), GS Phan Ngọc (với Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận
mới)… Tuy nhiên viết về riêng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử công sở chưa
được nghiên cứu nhiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự ảnh hưởng của văn hóa Giao
tiếp - Ứng xử nơi công sở trong việc xây dựng văn hóa công sở với các cơ
quan hành chính nhà nước, nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng văn hóa Giao
tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT” để nghiên cứu và tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu Thực trạng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở và xây
dựng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử công sở tại Trung tâm PT&GNTT
- Làm rõ thực trạng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung
1


tâm PT&GNTT.
- Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về văn hóa
văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở
- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại
Trung tâm PT&GNTT
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để thực hiện đề tài này tôi đã tìm đọc các tác phẩm:
- Cuốn cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở của Võ Bá Đức
– NXB Văn hóa - Thông tin
- Cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS.Trần Ngọc Thêm;
- Sách ứng xử nơi công sở của NXB Văn hóa thông tin;
- Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQGHCM, 2002;
- F.Mayor, Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa F.Maypor;
- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu; Phân tích, tổng hợp tài liệu; Quan sát; Thống kê; Điều
tra, phân tích; So sánh...
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần đánh giá phát hiện ra ưu-nhược điểm của thực trạng
văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT, từ đó tạo
nên một số nét chuẩn mực về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử công sở của đơn vị.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở
và khái quát về Trung tâm PT&GNTT
2



- Chương 2: Thực trạng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử công sở tại Trung
tâm PT&GNTT.
- Chương 3: Đánh giá thực trạng văn hóa Giao tiếp - Ứng xử công sở
tại Trung tâm PT&GNTT tại Trung tâm PT&GNTT và giải pháp xây dựng
văn hóa Giao tiếp - Ứng xử tại cơ quan.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ CÔNG SỞ
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM PHÒNG TRÁNH
VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở
1.1.1. Khái niệm văn hóa công sở
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”.[3; Tr
198]
“Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
trong lịch sử.” [1; Tr15]
Tổng Giám đốc UNESCO, Federio Mayor định nghĩa về văn hóa như
sau: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân
và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy
đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.[2; Tr 59]
1.1.2. Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở
Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong công sở là các mối quan hệ ứng xử
giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người
với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp. Mỗi

doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù
hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải
gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh
nghiệp, chỉ khi đó doanh nghiệp mới phát triển bền vững.
Văn hóa giao tiếp - ứng xử nơi công sở là điều chúng ta phải học hỏi và
thay đổi từng ngày. Phải linh hoạt uyển chuyển để xử lý thỏa đáng trong mọi
tình huống. Văn hóa ứng xử là cách con người thấu hiểu nhau qua tính cách,
qua cách xử lý vấn đề và bản thân mỗi người bị chi phối bởi những tác động
4


bên ngoài khác nhau. Vì vậy, mỗi người trong cơ quan cần học cách chủ động
và thận trọng trong mọi cách ứng xử như lời người xưa khuyên dạy:” Học ăn,
học nói, học gói, học mở”.
1.2. Kỹ năng Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở
Học cách ứng xử với cấp trên: Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử
với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan
điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy
cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi
vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh
hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp. Để trở thành một
nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn,
rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc.
Tôn trọng đồng nghiệp: Đồng nghiệp là những người bạn thường xuyên
tiếp xúc với họ, cùng hợp tác xây dựng cơ quan. Vậy nên cần thiết lập những
mối quan hệ ấy trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng xem mình “giỏi
hơn đồng nghiệp” và ngược lại không nên tự ti về bản thân. Cùng chia sẻ
công việc và tận hưởng thành công cùng đồng nghiệp.
Xây dựng quan hệ với cấp dưới: Đây chính là những cộng sự đắc lực
giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ

niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công
việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát
tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên
có thể hoàn thành công việc đúng hạn
Văn hóa sử dụng điện thoại: Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là
người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay
gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc
điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với đồng
nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.
1.1.3. Vai trò của văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao
5


tiếp qua 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử
được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc
dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng
đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng
đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường,
trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn
đến xung đột.
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để phát triển tinh thần
và nhân cách cho con người. Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp
nhận giá trị của mình là một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể
hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần như: Ý thức, trách nhiệm, nghĩa
vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ,
công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính
công.
Văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở đem lại giá trị toàn diện cho
con người. Giá trị là sự tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở.

Giá trị của văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:
- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc…;
1.3. Khái quát về Trung tâm PT&GNTT
Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai được thành lập tại Quyết
định số: 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/1/2010 của Thủ tướng Chính Phủ.
Trung tâm có nhiệm vụ chính là cùng Cục Phòng, chống thiên tai đảm nhiệm
hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng
chống thiên tai, tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên
tai thực hiện các chức năng tại Quyết định số: 66/2014/NĐ-CP ngày
04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm hỗ trợ tham mưu cho Tổng
cục Thủy lợi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giảm nhẹ thiên tai và
thích ứng biến đổi khí hậu. Hỗ trợ tham mưu xây dựng Luật Phòng chống và
Giảm nhẹ thiên tai là một trọng tâm, ngoài việc tạo cở sở pháp lý các hoạt
6


động trước, trong và sau thiên tai, Luật cũng tạo ra cơ sở pháp lý cho hệ thống
và cơ chế của Trung tâm ở các cấp.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, trước hết là công nghệ tin học, công
nghệ không gian trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi
khí hậu là nền tảng cho thành công và là điều kiện để tiếp thu phù hợp các
công nghệ, kinh nghiệm và mô hình hay trong công tác phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu. Trung tâm thông tin sẽ được thành
lập làm công cụ hỗ trợ tham mưu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn
phục vụ liên kết khu vực và quốc tế, phục vụ thực hiện các cam kết của chính
phủ trong các hiệp định về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến
đổi khí hậu. Mục tiêu là trọng tâm, là cầu nối và trở thành diễn đàn phối hợp
các nỗ lực, là mục tiêu lâu dài của hệ thống các Trung tâm Phòng tránh và
Giảm nhẹ thiên tai…

1.2.1. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ
Vị trí, chức năng
Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Tổng cục Thủy lợi, có chức năng hỗ trợ, phục vụ quản lý nhà nước và
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai
và thích ứng biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước;
Nhiệm vụ
1. Về quản lý thiên tai:
a) Tham gia xây dựng chiến lược, thể chế, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch liên quan đến công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu;
b) Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn chuyên môn, nhiệm vụ chuyên
ngành về lĩnh vực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí
hậu theo chỉ đạo củaTổng Cục trưởng;
c) Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai, Chiến lược Quốc
gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo phân công của Tổng Cục trưởng;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các
7


nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009; Tổng hợp tình hình triển khai
và đề xuất biện pháp thực hiện;
e) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin,
công nghệ địa không gian phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai theo phân công của Tổng Cục trưởng; …
2. Về dịch vụ kỹ thuật
a) Tư vấn kỹ thuật các dự án, chương trình về phòng, chống, giảm nhẹ
thiên

tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Tư vấn đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin trong lĩnh vực phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu theo quy định của
pháp luật…
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng phân công.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban Lãnh đạo (01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) và 05 Phòng:
1. Phòng Hành chính – Tài chính
2. Phòng Đối tác Quản lý thiên tai
3. Phòng Công nghệ thông tin và Địa không gian
4. Phòng Quản lý thiên tai và Dựa vào cộng đồng
5. Phòng Đào tạo và Truyền thông

8


TIỂU KẾT
Công sở là nơi mà môi trường văn hoá, môi trường giao tiếp, ứng xử
được đề cao, mỗi thành viên sống, làm việc trên tinh thần tự giác chấp hành
quy định của cơ quan, sống có văn hóa, có kỷ cương và tôn trọng pháp luật.
Mỗi thành viên làm việc trong công sở phải là những người có lòng tự trọng,
ý thức tự giác, biết tuân thủ kỷ luật, tôn trọng đồng nghiệp. Như vậy, mỗi cá
nhân mới có thể phát huy được hết năng lực sáng tạo, sự độc lập, tự chủ trong
công việc và giúp công việc đạt chất lượng cao nhất.
Chính vì vậy Văn hóa Giao tiếp - ứng xử nơi công sở trong cơ quan
nhà nước là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tác động đến hoạt động cơ
quan mà còn ảnh hưởng và có những tác động tích cực, góp phần nâng cao
hiệu quả công việc của hoạt động quản lý cơ quan nhà nước, đồng thời thể
hiện nền văn minh của một cơ quan, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Những vấn đề trong chương 1 là cơ sở lý luận, nền tảng, bước đệm để

triển khai nội dung tiếp theo ở chương 2.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ
TẠI TRUNG TÂM PT&GNTT
Văn hóa ứng xử nơi công sở trở nên vô cùng cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng. Việc ứng xử có văn hóa nơi công sở thực tế mang lại rất nhiều lợi
ích. Văn hóa ứng xử mà cụ thể hơn là văn hóa ứng xử nơi công sở chính là
thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ, công nhân viên hay nói cách khác văn
hóa ứng xử phản ánh nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi
trường làm việc công sở.
Với xu thế phát triển như hiện nay, văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi
công sở ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển của
công sở
Nói đến thực trạng thì trong cơ quan hành chính, thực trạng về văn hóa
Ứng xử - Giao tiếp nơi công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay
ở Việt Nam nói chung và Trung tâm PT&GNTT nói riêng chính là một điều
đáng được chủ trọng và nói lên như:
2.1. Chào hỏi nơi công sở
Ngôn ngữ là công cụ thể hiện văn hóa giao tiếp quan trọng nhất cũng là
thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại.
Người Việt ta vốn có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, nếu như trong
văn hóa gia đình dòng tộc, nét văn hóa này thể hiện sự cung kính, hiếu lễ theo
một thứ bậc nhất định, thì tại công sở, lời chào còn thể hiện thái độ lịch sự và
sự tôn trọng người khác.
Vậy, chào hỏi ở công sở như thế nào là đúng mực? Thông thường, khi
gặp nhau thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào già trước,

người đến sau chào người đến trước, người từ ngoài vào chào người ở trong
phòng. Buổi sáng gặp nhau ở công sở nhất thiết phải chào nhau. Sau ngày
nghỉ, sau chuyến đi công tác xa về, kèm theo lời chào mọi người có thể thể
hiện sự vồn vã bằng cách bắt tay, thăm hỏi. Gặp nhau ở hành lang cũng cần
hỏi nhau, thay vì cúi mặt hoặc nhìn đi chỗ khác.
Khi đang làm việc, cấp trên bước vào phòng, bạn có thể đứng lên, hoặc
10


nhìn họ để chào. Trường hợp cấp trên đi cùng khách thì phải chào cả lãnh đạo
và khách.
Ngoài việc giao tiếp bằng lời chào hỏi còn có giao tiếp phi ngôn ngữ
Bắt tay: Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là
một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt
tay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ suất trong việc bắt
tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc
Bắt tay trong giao tiếp thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau.
Những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban
đầu, mừng rỡ tươi cười, gọi là "tay bắt mặt mừng".
Trung tâm PT&GNTT về mặt cơ bản, tất cả cán bộ, công nhân viên
đoàn kết, và nghiêm túc trong việc chào hỏi: Sếp chào nhân viên, nhân viên
chào sếp, đồng nghiệp chào nhau, chào đối tác đến làm việc cơ quan…. Tuy
nhiên, Trung tâm chủ yếu là cán bộ trẻ nên đôi lúc cũng có sự đùa cợt quá.
2.2. Trang phục nơi công sở
Ấn tượng ban đầu để đánh giá về mỗi người chính là qua trang phục.
Bạn sẽ không thể gây được thiện cảm với sếp, với đồng nghiệp và có thể
thành công trong giao tiếp nếu trang phục bạn mặc đến công ty quá đơn điệu,
thậm chí có phần “tuềnh toàng” hay lại quá sặc sỡ.
Trong công sở ăn mặc: Không mặc áo quần màu sắc quá sặc sỡ, chói
mắt, gây khó chịu cho người đối diện và đặc biệt không nên đến công sở với

bộ đồ bị nhàu. Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát vào
người (nhất là đối với nữ giới). Quần áo lịch sự thể hiện thái độ nghiêm túc,
lối sống văn minh, lịch sự và biết tôn trọng người khác.
Trung tâm PT&GNTT tất cả cán bộ, công nhân viên nghiêm chỉnh thực
hiện nội quy, quy chế làm việc và quy định về ăn mặc nơi công sở: Mặc trang
phục gọn gàng, lịch sự, áo có cổ…
2.3. Phát ngôn nơi công sở
Ở đây không chỉ hiểu là giọng nói mà còn là cách nói, kiểu nói, cung
cách trò chuyện. Đó còn là sự ứng xử tình huống, nghệ thuật giải quyết xung
đột. Nói làm sao cho hay, cho đẹp, cho văn minh là cả một quá trình rèn
11


luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân.
Trong môi trường giao tiếp nơi công sở hiện nay, có một bộ phận chưa
coi trọng lời ăn tiếng nói của bản thân, còn dễ dãi trong phát ngôn và cung
cách ứng xử. Đây là điều cần phải tránh trong bối cảnh đất nước đang phát
triển nền kinh tế tri thức và hướng tới xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Thêm nữa, mỗi cá nhân cần đặc biệt lưu ý tránh phát ngôn tùy tiện,
thiếu cơ sở về đời tư của người khác ở nơi làm việc, cho dù đó có thể chỉ là
những câu chuyện để thư giãn với mục đích đơn thuần là đùa vui.
Một vấn đề nữa được đặt ra trong văn hóa ứng xử nơi công sở là cách
mọi người giao tiếp điện thoại.
Khi giao tiếp qua điện thoại cần xưng hô đầy đủ tên người nghe, tên
đơn vị. Khi nói chuyện điện thọai điều chỉnh âm vực giọng nói của mình vừa
đủ nghe, tránh nói to ảnh hưởng đến công việc của người xung quanh. Kết
thúc buổi nói chuyện nên chào, ví dụ như: "Xin cám ơn. Chúc ông (bà) khỏe.
Hẹn gặp lại!" hay “ chào(ông, bà, cô, chú)...” và gác máy nhẹ nhàng (tránh
dập máy mạnh làm đối phương hiểu nhầm nhất là khi bên đầu dây là người
lớn tuổi hoặc lãnh đạo của mình).

Khi gọi điện thoại cho công việc cần chuẩn bị trước và kỹ nội dung cho
cuộc đàm thoại được diễn ra ngắn gọn và đầy đủ thông tin và tiết kiệm thời
gian.
Một số cá nhân trong Trung tâm còn chưa chú trọng đến vấn đề sử
dụng điện thoại nơi công sở: Đàm thoại dài dòng chưa có sự chuẩn bị về nội
dung, đôi lúc kết hợp từ việc công nói sang việc riêng nên chuyện dung điện
thoại cơ quan cho cuộc nói chuyện rất lâu.
2.4. Thái độ và cách làm việc trong công sở
Nơi làm việc mà mọi người đều có tác phong và thái độ làm việc
chuyên nghiệp thì cho dù trình độ chuyên môn của họ có thể chưa cao nhưng
nhất định hiệu quả công việc họ đạt được sẽ rất tốt. Lấy một ví dụ đơn giản,
nếu một người đến công ty với thái độ ủ rũ, mặt hầm hầm, luôn miệng ca thán
về những câu chuyện xung quanh anh ta thì cũng ít nhiều gây ảnh hướng tới
mọi người trong công ty. Chí ít là bị phân tâm trong công việc.
12


Công sở là môi trường làm việc tập thể, chứ không phải của riêng bất
cứ một ai từ Giám đốc tới nhân viên. Vì vậy, kỵ nhất là tác phong vô ý vô tứ,
sống theo bản năng, hành động không cần nhìn trước ngó sau, cho rằng việc
mình làm chẳng hề ảnh hưởng tới ai. Một số ví dụ có thể đưa ra: Đi lại với
bước chân ầm ầm trong nơi làm việc, ngồi xuống ghế cũng đặt “phịch” một
cái, mở một trang sách “roạt roạt”, đến gần giờ nghỉ chưa, ôi mệt quá, vươn
vai hít thở và ngáp một cái rõ to…
Tác phong còn được toát ra từ ngay những vật dụng của bạn. Bạn thử
nghĩ xem ghế của mọi người đều được đặt ngăn nắp trước giờ nghỉ trưa, và
rồi khi giờ làm buổi chiều đến, vừa bước vào phòng thì chiếc ghế của bạn là
chiếc ghế duy nhất đặt xiên xẹo, thì mọi người sẽ nghĩ sao? Đặc biệt là trong
những lúc thời tiết oi bực, hay công việc căng thẳng, một cái nhìn khó chịu sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới hiểu quả công việc của cả một tập thể. Hoặc giả nếu

mọi người ăn mặc lịch sự đi làm, còn bạn thì lại diện một mốt thời trang kiểu
đi biển, thì không những không có lợi mà ngược lại còn gây mất cảm tình,
thậm chí rạn nứt mối quan hệ đồng nghiệp từ đây.
Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và
mọi cử chỉ của một số cá nhân trong công việc còn hạn chế, không có tự chủ
động, nghiêm túc trong giơ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt.
Một số cá nhân tụ tập buôn chuyện, tán gẫu nói xấu lẫn nhau. Thái độ
và cách làm việc chưa nghiêm túc và khoa học.
Thời gian đi làm chưa được cải thiện: Nói người đi làm trễ giờ là người
“lười” cũng không hoàn toàn đúng, bởi có người rất chăm chỉ đôi khi vì một
lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất nhiên không phải thường xuyên.
Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ cán bộ hện nay cũng không
hiếm với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như kẹt xe, hỏng xe hay rẽ vào
đâu đó để bàn “công chuyện" chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng
hay không mà hoàn toàn dựa vào sự tự giác.
Nhiều cán bộ, công chức vẫn uống rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa
tại những cơ quan làm việc. Một số cán bộ đến cơ quan rồi mới rủ nhau đi ăn
sáng….
13


TIỂU KẾT
Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay,
bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn
và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân
đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng
hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở.
Tuy nhiên, văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở vẫn còn một số hạn
chế nhất định và cần có những phương pháp khắc phục để từ đó tạo ra thói
quen tốt trong công việc và những các giao tiếp và ứng xử phù hợp và lịch sự

nhất nhằm đem lại kết quả về giá trị tinh thần lẫn vật chất cho cán bộ công
nhân viên, đồng thời góp phần tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh nơi công
sở.

14


Chương 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP - ỨNG XỬ NƠI
CÔNG SỞ TẠI TRUNG TÂM PT&GNTT VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Ưu điểm
- Trung tâm thực hiện nghiêm quy chế văn hóa công sở của cơ quan
chủ quan (Tổng cục Thủy lợi). Quy chế phù hợp với truyền thống bản sắc dân
tộc và điều kiện tế-xã hội của nhà nước; Phù hợp với định hướng xây dựng
đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp
luật.- Cán bộ, viên chức tại Trung tâm PT&GNTT đã và đang thực hiện tốt
văn hóa công sở qua đó đạt được nhiều thành tích tốt đẹp, xây dựng hình ảnh
thân thiện của cơ quan.
- Trách nhiệm với công việc được giao và tính đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong cơ quan rất tốt.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác thực hiện văn hóa Giao tiếp Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT còn tồn tại một số hạn chế như:
Nhận thức của một số cán bộ, chưa được đổi mới, luôn có tư tưởng bảo
thủ, trì trệ, phó mặc, không tích cực tìm hiểu nghiên cứu.
Vấn đề lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận không nhỏ
cán bộ đến công sở muộn, về sớm, chưa có tác phong làm việc đúng mực;
không tích cực, nỗ lực hoàn thành nhiệm được giao. Tình trạng lãng phí thời
gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước, điện thoại,
phương tiện kỹ thuật, máy móc, xe cộ, phòng ốc….. còn khá phổ biến.
Một số cán bộ, nhân viên công sở chưa có được những kỹ năng giao

tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với đối tác. Văn hoá giao tiếp ít được chú
trọng. Với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của nhau,
không tôn trọng nhau, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí;
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa thực hiện thường
15


xuyên, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chưa thành nề nếp;
Chưa triển khai thực hiện văn hóa công sở một cách nhiệm túc, quyết
liệt, còn mang tính hình thức nên chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Các phòng ban cũng chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo, bồi dưỡng
về văn hóa công sở cho CBCC;
Thực trạng như trên là do nhiều nguyên nhân: Chủ quan và khách quan
tuy nhiện việc nhận thức về văn hóa công sở của các cán bộ, nhân viên chưa
đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với
hiệu quả, năng suất của công việc đồng thời còn thiếu chuẩn mực về văn hóa
công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa
công sở.
3.3. Giải pháp
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm
chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo,
cán bộ công chức, viên chức về văn hóa công sở là rất cần thiết. Cán bộ, công
chức phải có tác phong tốt. Tác phong phải đúng mức là công bộc của dân
nhưng không phải là nô bộc. Người công bộc thì không được hách dịch với
dân nhưng phải có tác phong của người có chức, có quyền phục vụ nhân dân.
Tác phong thái quá sang thân phận nô bộc thì bị đối tượng giao tiếp coi
thường, lấn tới, không giữ được phận sự của mình. Tác phong của người công

chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có
nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi
đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm…
Tạo sự hoà đồng
Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách
hoàn toàn khác biệt. Thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi
khi còn nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hãy hoà đồng, nhiệt
tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý
16


xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Luôn giữ
vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng”, không để những việc vặt vãnh cá
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
- Hãy xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi,
rèn luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản
thân.
- Nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp.
- Hãy đối xử với nguời khác như cách bạn muốn người ta đối xử với
bạn. Nếu bạn đối xử trân trọng và quan tâm với đống nghiệp, họ khó có thể
làm điều ngược lại đối với bạn.
Giữ hoà khí nơi làm việc
* Tạo môi trường làm việc tích cực: Muốn có những đồng nghiệp tốt,
thì trước hết bạn phải là một đồng nghiệp tốt của họ. Đừng đỏi hỏi họ phải đối
xử với bạn như thế nào mà bạn phải xem lại thái độ của mình với từng đồng
nghiệp.
* Luôn cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết giữ lời hứa, chia sẻ những
thành tích, ý kiến, đóng góp với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi
trường làm việc vui vẻ, hiệu quả công việc cao, thắt chặt tình đoàn kết với

mọi người.
Xây dựng phong cách làm việc
- Tạo cho mình một “tác phong chuyên nghiệp” chính là bạn đang thể
hiện bạn là một người chuyên nghiệp. Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp
văn hoá của một dân văn phòng hiện đại. Cần phải biết quý trọng thời gian,
mỗi ngày chúng ta có 8-9 giờ làm việc, thời gian tuy dài nhưng rất ngắn ngủi
đối với những người biết việc.
- Đầu tiên của phong cách chuyên nghiệp là đúng giờ. Đó là một cử chỉ
đẹp. Bạn muốn thành công trong công việc, trong quản lý thì bạn phải làm
việc, tham dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật và đúng giờ. Thứ đến là
ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc. Ba là biết nhận trách nhiệm của mình trong
công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn
chân thành.

17


Thái độ lạc quan
Những lúc chúng ta buồn, sống bi quan hãy thay đổi thái độ; những lúc
chán nản, bất mãn hãy thay đổi cách nhìn với mọi việc.
Chân thành lắng nghe, tôn trọng người khác, tôn trọng thời gian của
người khác, chú ý đến mọi người xung quanh. Mỗi ngày hãy chủ động làm
một vài điều tử tế, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.
Một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn: khi lạc quan bạn sẽ
nổ lực và phát huy hết trách nhiệm của mình cho công việc. Mọi người sẽ
nhận ra bạn và công nhận khả năng đích thực của bạn.
Xây dựng tinh thần Đoàn kết trong Trung tâm
Phát triển bền vững: là mục tiêu mà mọi đơn vị hướng đến, mà để thực
hiện được mục tiêu đó không còn cách nào khác là phải đoàn kết tạo thành
sức mạnh tập thể, để phát huy mọi nguồn lực. Đoàn kết là nền tảng của sự

phát triển bền vững.
TIỂU KẾT
Giao tiếp ứng xử là một trong những vấn đề được quan tâm của “dân
công sở”. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết
sức cần thiết. Bởi văn hóa nơi công sở cũng giống như bất cứ một loại hình
văn hóa nào khác, đó là một loạt những hành vi và quy ước mà con người dựa
vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người
khác.
Đơn vị cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao
nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao
động. Yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ, công chức hiểu
được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao các hành vi văn hóa công
sở, thay đổi quan niệm, tác phong làm việc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ về
thái độ, hành vi ứng xử với mọi người, tiến dần đến chuẩn mực nền hành
chính “chuyên nghiệp và hiện đại”.

18


KẾT LUẬN
Văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở là kênh phản ánh chủ đạo về
một đơn vị phát triển và đây là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong
tình hình hiện nay, nó là thước đo đánh giá nhân cách, phẩm chất mỗi con
người.
Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở cũng cần có sự chuẩn mực về văn hóa.
Văn hóa ứng xử thể hiện sự chín chắn, khiêm nhường, biết lắng nghe và biết
tỏ thái độ đúng mực. Trong cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày,
chúng ta sẽ gặp muôn vàn kiểu giao tiếp ứng xử khác nhau. Do vậy, chúng ta
nên hòa đồng từ ngoại hình đến thái độ, cử chỉ, lời nói.
Tất cả những nội dung, kết quả trong bài có được tôi đã khảo sát, tìm

hiểu về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở trong các tư liệu như sách,
các bài tiểu luận hay trên các trang web…để phục vụ cho công tác nghiên cứu
về văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm PT&GNTT.
Việc thực hiện văn hóa Giao tiếp - Ứng xử nơi công sở tại Trung tâm đã
tương đối cơ bản tuy nhiên cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn trong quá
trình thực hiện. Đồng thời cần áp dụng những biện pháp, tiêu chí rõ ràng để
đưa vào công tác giám sát, kiểm tra theo dõi cụ thể từng tháng, quý nhằm tạo
ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Phòng trong Đơn vị về điểm thi đua khen
thưởng cuối năm. Đồng thời cần có những biện pháp triệt để xử lý những
trường hợp vi phạm như: Uống rượu bia trong giờ làm việc….

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính (tác giả Nguyễn
Hoàng Linh Chi);
2. F.Mayor, Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (F.Maypor);
3. Hồ Chí Minh toàn tập (NXB CTQGHCM, 2002);
4. Sách ứng xử nơi công sở (NXB Văn hóa thông tin);
5. Đại từ điển tiếng Việt (rung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do
Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa -Thông tin, xuất bản năm 1998).

20


PHỤ LỤC
Hình ảnh Lãnh đạo Trung tâm và một số hoạt động tập thể của Trung tâm



×