Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HƯỚNG DẪN VIẾT LỜI NÓI ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.57 KB, 3 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động có
những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
Hòa vào xu thế đó, hòa chung nhịp đập thế giới, trong những năm gần đây,
công tác văn thư – lưu trữ có những bước phát triển phong phú và đa dạng, đáp
ứng yêu cầu của nền cải cách hành chính. Một trong những cơ quan, đơn vị tổ chức
nằm trong nền cải cách hành chính là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có những
đóng góp tích cực đào tạo và nghiên cứu về công tác văn thư – lưu trữ. Đặc biệt là
công tác lưu trữ
Xuất phát từ những yêu cầu của nền cải cách hành chính đó và để thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ đào tạo của mình, trong quá trình đào tạo Nhà trường rất
chú trọng rèn luyện tay nghề cho học sinh với phương châm “ Học đi đôi với
hành”. Chính vì vậy, khi sinh viên đại học cuối năm cuối là Nhà trường tổ chức
cho học sinh đi thực tập, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi, lĩnh hội công tác văn
thư thực tế ở các cơ quan. Cụ thể mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập là giúp sinh
viên hiểu rõ hơn thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan tổ chức khi đến
thực tập; tạo cơ hội cho sinh viên chủ động, độc lập trong quá trình quan sát,thực
hành các khâu nghiệp vụ đã được học trên giảng đường, từ đó nhận xét, đánh giá
nội dung cũng như đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ của
cơ quan tổ chức,giúp sinh viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học tập và
trong công việc sau này.
Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh Bình là cơ quan tiếp nhận em trong đợt
thực tập lần này bắt đầu từ ngày 01/6 đến ngày 17/6/2016. Trong suốt quá trình
thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô, các chú, các anh chị là cán bộ,
nhân viên các phòng, đơn vị thuộc Chi cục. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán
bộ Văn thư và Lưu trữ ở đây, em đã được quan sát những công việc thuộc chuyên
môn nghiệp vụ của người cán bộ lưu trữ . Ngoài ra, em còn được thực hành một số
nghiệp vụ của công tác lưu trữ cũng như các công việc liên quan đến công tác văn


phòng. Từ đó em đã được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế đáng quý để phục


vụ cho việc học tập và công việc mai sau của em. Bên cạnh những thuận lợi, em
cũng còn gặp một số khó khăn trong quá trình thực tập ở đây như còn thiếu tự tin
khi giao tiếp và trao đổi với các cán bộ trong cơ quan, chưa thích nghi với thời
gian làm việc trong những ngày đầu thực tập; sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế
gây khó khăn cho việc tổng hợp, đánh giá về công tác lưu trữ của Chi cục Văn thư
– Lưu trữ tỉnh,…
Tuy nhiên, những khó khăn đó đã dần được khắc phục bởi sự giúp đỡ nhiệt
tình của các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ, nhân viên của các phòng, đơn vị
thuộc Chi cục. Và để có những thuận lợi trên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến
Nhà trường, Khoa Văn thư và các thầy cô đã tạo điều kiện cho em đi kiến tập.
Đồng thời em xin cảm ơn phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ và Trung tâm lưu trữ
lịch sử tỉnh đã phối hợp hướng dẫn tận tình khi tiếp nhận sinh viên các trường về
thực tập tập. Tiếp theo, em cũng xin cám ơn toàn bộ cán bộ nhân viên các phòng,
đơn vị thuộc Chi cục và đặc biệt là người người hướng dẫn của em là chị Đặng Thị
Thanh Huyền chuyên viên phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ tỉnh đã giúp em hoàn
thành tốt quá trình kiến tập tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh Bình.
Ngoài Phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo thực tập gồm 03 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh Bình
Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh
Bình
Chượng 3: Báo cáo thực tập tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh Bình và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ
Kết quả thực tập của em được thể hiện trong bản báo cáo này. Đây là toàn bộ
sản phẩm mà em tiếp thu được trong 02 tháng kiến tập tại Chi cục Văn thư – Lưu
trữ tỉnh Ninh Bình về công tác. Mặc dù nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cũng
như cán bộ hướng dẫn thực tập, song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em
kính mong được sự góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!



Sinh viên

Phan Thị Hải Ninh



×