Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai lam PPNCKH NGUYEN THI KIM ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.56 KB, 3 trang )

Bài cuối kỳ:Chọn một đề tài, chọn hướng nghiên cứu cho đề tài đó, xây dựng đề cương nghiên
cứu cho đề tài đó.
Bài làm:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐĂKLĂK.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay hoạt động tín dụng cá nhân đang ngày càng phát triển trong hệ thống ngân hàng thương
mại khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, và nước ta là một đất nước đông
dân nên việc phát triển tín dụng tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao. Xu hướng của
các ngân hàng thương mại nói chung đều xác định mục tiêu hoạt động hướng tới phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cũng đang
vươn lên trở thành ngân hang bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Mới đây BIDV đã vinh dự nhận được
giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015” do tạp chí Asia Banker trao tặng
nhờ vào những chiến lược phát triển kinh doanh ấn tượng. Trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ,
thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại hiệu quả lợi nhuận đến cho ngân hàng, đi đôi
với những lợi ích đó còn là những rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như sự ổn
định của ngân hàng. Do đó, việc tìm ra những nhân tố tác động và mức ảnh hưởng của nó đến nợ
xấu ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động là rất cần thiết trong giai đoạn nỗ lực phát triển tín
dụng bán lẻ hiện nay, để tránh những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của chi
nhánh.
Với những nhận định trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk”.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Tiêu biểu có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
– Salas và Saurina (2002) kết hợp các biến vĩ mô và các biến vi mô chạy mô hình hồi quy
để tìm ra sự tác động của các nhân tố này đến nợ xấu trong các ngân hàng thương mại và các
ngân hàng tiết kiệm ở Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997.
– Rajiv Ranjan và Sarat Chandra Dhal (2003) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng công (ngân hàng có hơn 50% cổ phần nhà nước) ở Ấn Độ trong giai
đoạn 1993-2003.
– Jin-Li Lu, Yang Li, và Yung-Ho Chiu (2006) phân tích các nhân tố về quy mô ngân hàng,


cơ cấu vốn chủ sở hữu tác động đến nợ xấu ở các ngân hàng ở Đài Loan giai đoạn 1996-1999, số
liệu lấy từ 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 10 ngân hàng có sự góp vốn của nhà nước (vốn nhà
nước từ 1% đến 99%) và 26 ngân hàng thương mại tư nhân.
– Dash và Kabra (2010) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng thương mại ở Ấn Độ.
– Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) đánh giá thực trạng nợ xấu
và quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và đề ra các giải pháp giúp tăng
cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây về vấn đề nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng, tác giả
chọn hướng phân tích định lượng các nhân tố nội tại của ngân hàng và các nhân tố kinh tế tác
động đến nợ xấu thông qua mô hình hồi quy, bên cạnh đó sử dụng trực tiếp dữ liệu từ chi nhánh
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk nhằm phản ánh một cách trung thực nhất
thực trạng nợ xấu và sự tác động của các nhân tố tới nợ xấu trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại
BIDV Bắc ĐăkLăk.
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ tình hình kinh doanh và nhu cầu thực tế, tác giả chọn đề tài : “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc ĐăkLăk”,
thong qua việc đánh giá tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh, phân tích những ưu
nhược điểm trong hoạt động tín dụng để tìm ra các nhân tố tác động(bao gồm cả các nhân tố từ
phía khách hàng, ngân hàng và ngoài ngân hàng) cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến rủi ro


tín dụng bán lẻ, cụ thể ở đây là nợ xấu của tín dụng bán lẻ, từ đó tìm ra những biện pháp để giảm
thiểu nợ xấu, tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh cho hoạt động bán lẻ tại chi nhánh ngày một tốt
hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
– Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng?
– Tỉ lệ nợ xấu thời kỳ trước có ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu ngân hàng?
– Tỉ lệ tiền vay trên tiền gửi có ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu cho vay bán lẻ tại ngân
hàng?

– Quy mô tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tín dụng bán lẻ tại
ngân hàng?
– Tốc độ tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu tại chi nhánh ngân
hàng?
– Có mối liên quan giữa lãi suất và nợ xấu của tín dụng bán lẻ hay không và sự tác động đó
như thế nào?
– Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của tỉnh có tác động như thế nào đến nợ xấu
ngân hàng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay bán lẻ và nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay
đối tượng khách hàng này ở BIDV chi nhánh Bắc ĐăkLăk.
Phạm vi nghiên cứu:
– Không gian: Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Bắc ĐăkLăk.
– Thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là các số liệu từ báo cáo tài chính của chi nhánh
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk có thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài có sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích,
phương pháp định lượng chạy mô hình hồi quy để tìm ra sự tác động của các nhân tố đến nợ xấu
của chi nhánh ngân hàng.
Các biến nghiên cứu:
– Biến phụ thuộc: nợ xấu của chi nhánh
– Biến độc lập: quy mô tín dụng ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tốc độ tăng
trưởng tín dụng, lãi suất cho vay, hình thức cho vay (tín chấp, có tài sản đảm bảo), tốc độ tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát,….
Các dữ liệu được lấy từ website chính thức của BIDV, các báo cáo hoạt động kinh doanh hàng
năm của BIDV chi nhánh Bắc ĐăkLăk, và các chỉ tiêu được tính dựa vào số liệu của báo cáo.
6. Những đóng góp của đề tài:



Bài viết khái quát được tình hình cho vay khách hàng cá nhân cũng như nợ xấu tín dụng

cá nhân tại chi nhánh trong giai đoạn 2010-2015.


Bài viết đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến tình hình nợ xấu tín dụng bán

lẻ, từ đó giúp xác định được hướng quản lý hiệu quả các khoản vay, nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay, giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài mục lục, các danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm:


Chương 1: Lời nói đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Những đóng góp của đề tài
1.7 Kết cầu của đề tài
Chương 2: Những lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu
2.1 Những lý luận cơ bản (tín dụng cá nhân, nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu ngân
hàng)
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây: sơ lược về các công trình nghiên cứu trước đây về
đề tài đang nghiên cứu (ở nước ngoài và ở Việt Nam).
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chạy mô hình từ đó đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thực trạng nợ xấu

tại chi nhánh ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tác giả đưa ra kết luận, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu nợ xấu tín dụng bán lẻ, phát triển
hoạt động cho vay bán lẻ



×