Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ EM XÂY DỰNG KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM, ĐỀ XUẤT NGUỒN DINH DƯỠNG TƯƠNG ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.58 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM


NHĨM 12

Đề tài:

DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ EM
XÂY DỰNG KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG CHO
TRẺ EM, ĐỀ XUẤT NGUỒN DINH DƯỠNG
TƯƠNG ỨNG

TP HCM, 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


Đề tài:

DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ EM
XÂY DỰNG KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG CHO
TRẺ EM, ĐỀ XUẤT NGUỒN DINH DƯỠNG
TƯƠNG ỨNG

Họ và tên

MSSV


1. Lê Thị Thanh Thủy

2005150164

2. Nguyễn Thị Thanh Hằng

2005150371

3. Đinh Thị Phượng

2005150237

4. Bùi Hàn Ni

2005150306

GVHD: TS. Huỳnh Thái Nguyên

TP HCM, 11/2017


LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em được ví như nền móng, là thế hệ tương lai của đất nước. Một đất nước có
được xem là giàu mạnh hay khơng ngồi các yếu tố như: nền kinh tế, chính trị, quân sự,
… người ta cịn đánh giá về sự phát triển tồn diện của trẻ về cả thể chất lẫn trí tuệ. Muốn
có được một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng, có một mơi trường sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
Hiểu được sự cần thiết của một chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với cơ thể của trẻ
em. Hơm nay, nhóm chúng tơi đã tìm hiểu và đưa ra một số vấn đề về việc xây dựng khẩu
phần ăn cho trẻ với hy vọng có thể giúp các bạn có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng của

trẻ em qua các giai đoạn phát triển, từ đó có cách chăm sóc đúng đắn hơn cho trẻ thể hiện
qua các bữa ăn
Xin cảm ơn

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................5
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ................................................6
1. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi........................................................................................6
1.1.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi.........................................................................................6

1.2.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi........................................................................................7

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi....................................................................8
2.1.

Chất đạm...........................................................................................................9

2.2.

Chất béo............................................................................................................9

2.3.

Cacbonhydrat..................................................................................................10

2.4.


Các chất khoáng..............................................................................................10

2.5.

Vitamin............................................................................................................11

2.6.

Axit folic.......................................................................................................... 11

2.7.

Chất xơ............................................................................................................12

3. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ 4-6 tuổi............................................................15
3.1.

Chất đạm- protein............................................................................................16

3.2.

Lipid................................................................................................................ 17


3.3.

Cacbonhydrat..................................................................................................17

3.4.


Các chất khoáng..............................................................................................18

3.5.

Vitamin............................................................................................................19

3.6.

Nước................................................................................................................ 21

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Cơ thể trẻ em đang lớn và đang trưởng thành: sự lớn và trưởng thành đòi hỏi phải
được cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và các chất xúc tác để kiểm xốt
sự biệt hóa, tăng kích thước số lượng tế bào… Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể sẽ chậm lớn,
chậm phát triển. Kéo dài tình trạng trên dẫn đến sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh
dưỡng. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức phận
của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch huyết áp,… Vì vậy dinh
dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với sức khỏe trẻ em. Việc cung cấp đầy đủ
các yếu tố dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào 2 vấn đề:
 Kiến thức của phụ huynh về nhu cầu dinh dưỡng trẻ em
 Sự cung cấp thức ăn cho trẻ: số lượng, chất lượng thức ăn để đáp ứng nhu cầu cơ
bản về dinh dưỡng cho trẻ em
Cơ thể trẻ em trong giai đoạn đầu phát triển rất nhanh về chiều cao và cân nặng, bộ
xương và cơ hình thành, phát triển từ thời kì bào thai, vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau
khi sinh. Sự phát triển của não bắt đầu từ thời kì bào thai, sau khi sinh tiếp tục phát triển
nhanh, đến 2 tuổi đạt 75%, đến 5-6 tuổi đạt 90% trọng lượng não người lớn. Do đó dinh
dưỡng hợp lý, chăm sóc, giáo dục đầy đủ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển và trưởng
thành
Một chế độ ăn được đánh giá là hợp lý khi cung cấp đủ năng lượng, đủ các chất

dinh dưỡng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị và đảm bảo tính cân đối giữa các chất
dinh dưỡng. Lưu ý là việc cung cấp về số lượng các chất dinh dưỡng và tính cân đối của
khẩu phần cần thích hợp theo giới tính và lứa tuổi của trẻ.


Tính cân đối của khẩu phần bao gồm:
 Cân đối về Protein (tỷ lệ protein động
vật so với protein tổng số)


Cân đối về Lipid (tỉ lệ Lipit động vật
so với Lipid tổng số, hàm lượng các
acid béo không no cần thiết)



Cân đối về carbohydrate (không quá
nhiều đường tinh chế)



Cân đối về vitamin và khoáng chất

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG
KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ
1. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi
1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Theo đề nghị của WHO khuyến cáo nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là
620 kcal/ngày
Ở độ tuổi 0-6 tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển thể chất và

trí não của bé. Do hệ tiêu hóa chưa hồn thiện, trẻ sơ sinh không ăn được nhiều, nên các
cữ bú cần được chia nhỏ mỗi ngày. Tùy cơ địa và khả năng dung nạp của mỗi trẻ, mẹ có
thể cho bé dưới một tháng tuổi bú 8-12 bữa mỗi ngày. Trẻ 1-2 ngày tuổi nên bú khoảng
30-90ml sữa mỗi bữa; 3-6 ngày tuổi tăng lên 60-90ml sữa; 7-30 ngày tuổi ăn 90-150ml
sữa. Bé 1-2 tháng tuổi có thể rút ngắn cữ bú xuống 6-8 bữa mỗi ngày, duy trì lượng sữa
90-150ml mỗi bữa. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, bé ăn được 120-210ml sữa mỗi bữa, 5-6 bữa
mỗi ngày.
Một ngày, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được cung cấp thêm 2 bữa chính và 1 bữa phụ đảm bảo
năng lượng khẩu phần: 480-500 kcal/ngày
Chế độ ăn:
+ Trẻ 1-2 tháng: sữa mẹ
+ Trẻ 3-4 tháng: sữa mẹ
+ Trẻ 5-6 tháng: sữa mẹ + 1-2 bữa bột loãng + 1-2 lần nước hoa quả
Để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé, mẹ nên bổ sung cân bằng 4 nhóm chất đạm, đường
bột, chất béo, vitamin B6, B12 và khoáng chất sắt, canxi. Theo khảo sát tình trạng dinh


dưỡng trẻ em Đông Nam Á, 80% trẻ em Việt Nam dưới 2 tháng tuổi bị thiếu sắt. Vì vậy,
mẹ nên bổ sung sắt giúp bé hồng hào và đủ khoáng chất.
Bữa ăn của trẻ là bữa ăn phối hợp gồm nhiều loại thức ăn: gạo, thịt, cá, trứng, sữa,
đậu, dầu, rau củ, hoa tươi,..Cần cho trẻ uống đủ nước. Trẻ từ 4-6 tháng: 0,8-1,1 lít/ngày.
Trẻ càng bé càng cần đủ nước. Nước uống của trẻ cần đun sôi kĩ. Tuy nhiên, cho bé uống
quá nhiều nước sẽ khiến bé đi tiểu nhiều và lượng natri đồng thời bị mất đi ảnh hưởng
đến hoạt động của đại não. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước giai đoạn đầu
như: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… nặng hơn cịn có thể dẫn đến
chuột rút, co giật, ngất lịm.
Mỗi bữa trẻ 4-6 tháng ăn một bát bột loãng, khoảng 200g và một bữa phụ, lượng
thực phẩm cho một suất ăn theo như bảng 1.1

Bảng 1.1. Lượng thức ăn cần cho trẻ 4-6 tháng( một bữa chính, một bữa phụ)

Thực phẩm bữa chính

Một suất bột lỗng
Nấu ngọt
Nấu mặn
Gram
Gram

Bột tẻ, bột dinh dưỡng

20

Bột sữa, bột đậu

8-10

Đường kính

10

Dầu ăn, mỡ nước
Nước rau các loại
Thịt ( trứng, cá)

3-5
Vừa đủ

20

Thực phẩm

bữa phụ
Sữa
Nước quả
(pha)

3-5
Vừa đủ
10-15

Qủa chín
(nghiền)

Một suất
Gram
50-100
50-100
30-50

1.2. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi
Theo đề nghị của WHO khuyến cáo nhu cầu năng lượng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi là
820 kcal/ngày
Trẻ em dưới 1 tuổi có sự phát triển rất nhanh. Cuối năm cân nặng của trẻ tăng gấp 3
lần so với khi mới sinh. Do vậy cần đáp ứng cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng về
protein, lipid, glucid, các vitamin và muối khống. Tính theo cân nặng, nhu cầu của trẻ
em cao hơn nhiều so với người lớn. Song bộ máy tiêu hóa ở trẻ em cịn kém về số lượng
và chất lượng men tiêu hóa, do đó trẻ em đẽ bị rối loạn dinh dưỡng do bất cứ sai lầm nhỏ
nào về ăn uống. Để cơ thể trẻ em phát triển tốt, đề phòng được các bệnh tật, cần biết cách
cung cấp dinh dưỡng hợp lý



Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, tuy
nhiên để đáp ứng nhu cầu năng lượng 500-700 kcal/ngày cho trẻ một ngày ngoài sữa mẹ
trẻ cần được cung cấp thêm 2 bữa chình và 1 bữa phụ
Chế độ ăn:
+ Trẻ 7-8 tháng: bú sữa mẹ + 2 bữa bột đặc với các loại thực phẩm + 2-3 bữa quả
nghiền
+ Trẻ 9-12 tháng: bú sữa mẹ ( sáng và tối) + 3-4 bữa bột đặc kết hợp với thực
phẩm + 2-3 bữa quả chín
Hàng ngày, nhất là mùa hè cần cho trẻ uống nước đầy đủ, lượng nước đưa vào cơ thể
dưới dạng thức ăn và nước uống như sau: 1,1-1,3 lít/ngày
Mỗi bữa trẻ 6-12 tháng ăn một bát bột đặc, khoảng 250g và một bữa phụ, lượng
thực phẩm cho một suất ăn theo như bảng 1.2
Bảng 1.2. Lượng thức ăn cần cho trẻ 6-12 tháng( một bữa chính, một bữa phụ)
Thực phẩm bữa chính

Một suất bột đặc
Nấu ngọt
Nấu mặn
Gram
Gram

Bột tẻ, bột dinh dưỡng

35-40

Bột sữa, bột đậu

15

Đường kính


10

Dầu ăn, mỡ nước
Nước rau các loại
Thịt ( trứng, cá)

5
5-15

35-40

Thực phẩm
bữa phụ
Sữa
Nước quả
(pha)

5
5-15
15-25

Qủa chín
(nghiền)

Một suất
Gram
100-200
100-200
50-100


2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi
Từ 1 - 3 tuổi là thời kỳ trẻ phát triển rất nhanh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Nếu được
chăm sóc và ni dưỡng tốt, trẻ sẽ khỏe mạnh thơng tin và ít bị bệnh.
Ở lứa tuổi này bữa ăn hằng ngày của bé rất quan trọng. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ
thêm cho bé bồi dưỡng cơ thể và chống bệnh tật.
Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng
lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.


Lứa tuổi này, trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo. Trẻ vẫn cần được bú mẹ hoặc ăn
sữa bột công thức, sữa bò tươi hay sữa đậu nành. Mỗi ngày trẻ cần được ăn 5 bữa ( 3
chính , 2 phụ ).
Cho bé ăn như thế nào
Mỗi ngày, bạn có thể cho bé ăn 3-4 bữa chính, có thể là cháo hoặc súp, trẻ từ sau
18 tháng có thể tập ăn cơm mềm, nhưng phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như trên. Khẩu
phần ăn của bé mỗi ngày ước tính khoảng 100-150g gạo hoặc ngũ cốc, 60-120g thịt, cá,
trứng, đậu hũ..., 20ml dầu ăn; rau và hoa quả theo nhu cầu của bé, ít nhất 100-200g các
loại rau xanh và 100-200g các loại quả chín, để đảm bảo nhu cầu năng nượng và cân đối
các thành phần dinh dưỡng giúp tiêu hóa, hấp thu tối đa dưỡng chất.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa rất quan trọng , mỗi
ngày bạn nên cho bé uống khoảng 500-800ml sữa. Nếu bé không bú mẹ, bé cần được bổ
sung ít nhất 600ml sữa/ ngày vào các bữa phụ.
Năng lượng
Năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích luỹ, giúp thúc đẩy sự
lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi này tiêu hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi đùa, đi
lại chạy nhảy nhiều. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước
chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 - 1300 kcal. Năng
lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: chủ yếu là chất bột như bột,
cháo, cơm nát; ngoài ra cịn có chất đạm, chất béo. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng

lượng nên là: đạm 15% (ít nhất 60% protein từ động vật), béo 20%, đường bột 65%.
( Theo ).
2.1. Chất đạm
Chất đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành tế bào và tham gia vào
q trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Thiếu đạm mà một trong những nguyên nhân
hàng đầu khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ,
đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ, cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa,
trứng, cá, tơm... vì chúng có giá trị cao, có đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và
phát triển của trẻ, ngoài ra còn giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với
bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60%. Tuy nhiên,
nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc... ) sẽ tạo nên sự cân
đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn.
Năng lượng do protein sinh ra: 900* 15/100=135 Kcal
Số (g) protein = 135/4 = 33,75 (g) do 1g protein cung cấp 4kcal
Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 - 3 tuổi là 33,75 g/ngày. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ
làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không
tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong q trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra
nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác
dụng cao khi có đủ năng lượng. Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ
vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
Nguồn giàu protein: sữa mẹ, thịt, trứng, sữa, thịt gà, cá, phô mai,...
Thành phần đạm trong 1 số loại thực phẩm (trong 100 gram)



Các loại thịt (gà, lợn, bị) 20 đến 21g

Tơm, cua, cá: 16 đến 18g

Trứng: 13 đến 14g


Đậu hũ: 9g
2.2. Chất béo
Bên cạnh việc tham gia đóng góp một phần năng lượng cho những hoạt động mỗi
ngày của cơ thể, chất béo cũng đóng vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
của tế bào não. Lượng lipid phải cung cấp khoảng 20% cho trẻ 1-3 tuổi (khoảng 70%
lipid từ động vật) mỗi ngày.
Năng lượng do lipid sinh ra là: 900*20/100 = 180 kcal
Số (g) lipid = 180/9= 20 g do 1g lipid cung cấp 9kcal.
Vậy trẻ cần khoảng 20 gram chất béo mỗi ngày. Dầu mỡ vừa cung cấp năng
lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng, lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin
tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K... rất cần cho trẻ. Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài
các thành phần khác (gạo, thịt, rau... ), cần cho thêm 1 - 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ
lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các chất rất cần thiết cho
quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho
với thức ăn.
Nguồn giàu lipid: Sữa mẹ, sữa, trứng, rau xanh, mận, dầu hạt cải, dầu ô liu, đậu
phộng, cá hồi
Omega 3
Omega 3 tăng cường sức khỏe tim mạch, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển
não bộ và thị lực của trẻ. Ngoài ra, Omega 3 tham gia vào cơ chế hoạt động của nhiều cơ
quan trong cơ thể.
Một lượng Omega 3 cần thiết cho trẻ 1 – 3 tuổi tương đương khoảng 700 mg mỗi
ngày. Lượng Omega 3 này được lấy từ sữa mẹ, sữa công thức, trứng, rau xanh, mận, cá
hồi và các loại hạt.
2.3. Cacbonhydrat
Tinh bột
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho những hoạt động hàng ngày của
trẻ. Nếu không được cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi , thiếu
sức sống và uể oải…

Cacbonhydrat chiếm 65% năng lượng mỗi ngày cần cung cấp cho trẻ 1-3 tuổi nên:
Năng lượng do cacbohydrat sinh ra là:
900*65/100= 585 kcal
Số gam cacbonhydrat = 585/4 =146,25 g do 1g cacbonhydrat cung cấp 4 kcal.
Vậy cần 100 đến 150g gạo/ngày là đủ cho nhu cầu tinh bột mỗi ngày của trẻ. Nếu
cho bé ăn bún, phở mẹ nên cắt bớt nhu cầu gạo của bé. Dư thừa tinh bột cũng dễ dẫn đến
tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ. Nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên cho bé luôn là một
trong những chủ đề hót dành được sự quan tâm của nhiều mẹ. Vấn đề dinh dưỡng cho bé


có liên quan trực tiếp đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần. Nhưng muốn cho con
có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cần cập nhật những kiến thức cơ bản nhất.
Nguồn cung cấp tinh bột: sữa mẹ, sữa, ngũ cốc, rau quả, gạo, khoai tây
2.4. Các chất khoáng
Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động
chức năng sinh lý của cơ thể. Ở lứa tuổi này canxi và phốt pho cần được chú ý để cung
cấp đủ cho trẻ, hằng ngày trẻ cần 400 - 500 mg canxi. Canxi có nhiều trong các loại sữa
và các loại tôm, cua, ốc, trai, phomai, sữa chua, đậu phụ, đậu nành, cam, bông cải xanh,
cải xoăn, rau bina... Phốt pho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc, cá, thịt,
trứng,...
Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa canxi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng
được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/phốt pho = 1/1,5. Ngoài việc ăn
uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng tạo điều kiện cho vitamin D hoạt
động, giúp cơ thể chuyển hoá tốt canxi và phốtpho.
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan
trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt mỗi ngày qua thức ăn.
Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt
có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn
động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin
C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. Ưu tiên nguồn thức ăn động vật,

phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.
I-ốt cần cung cấp khoảng 90 mcg/ ngày, nó có trong sữa mẹ, sữa, các loại hạt,
nước am, bánh mỳ, đậu, lúa mạch,...
Kẽm có vai trị tăng cường hệ miễn dịch cần cung cấp 3mg/ngày, nó có trong sữa
mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ trứng, thịt, cá, gan, bơ cứng, đậu phộng,..
Ka-li có vai trị duy trì hoạt động tim mạch, hệ tiêu hóa,.. nên rất cần thiết cho trẻ.
Cần cung cấp 3000mg mỗi ngày, nó có trong sữa mẹ, đậu khơ, khoai tây, rau quả,..
Đồng giúp xương và răng của trẻ nhỏ phát triển tốt do tham gia vào tiến trình phát
tireenr của chúng, làm thần kinh hoạt động tốt,.. cần cung cấp 340 (mcg) mỗi ngày từ các
nguồn sữa mẹ, mận, ngũ cốc nguyên hạt, gan, thịt gà, cá, thịt nạc, nho khô, ca cao,..
2.5. Vitamin
Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin
A và vitamin C. Hai vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự
tạo máu, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật. Ở lứa tuổi này nhu cầu vitamin A chính
chỉ có trong các thức ăn động vật như trứng, gan... Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa
là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Vì vậy, cần
cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.
2.6. Axit folic


Axit Folic cần thiết để trẻ có một hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp cơ thể sản xuất
ADN, ARN và tế bào hồng cầu. Ngoài ra, axit Folic hỗ trợ quá trình phân bào và lớn lên
của cơ thể. Vì vậy axit folic cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Với 150 mcg axit Folic mỗi ngày, sẽ đảm bảo dinh dưỡng trẻ từ 1 –3 tuổi có thể
đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng ngay từ những năm đầu tiên.
Trẻ em hấp thụ axit folic từ sữa mẹ, sữa công thức và các loại thực phẩm giàu folic
như hạt đậu, các loại hạt, hạt, ngũ cốc, bột mỳ, rau lá xanh thẫm, nước cam, yến mạch…
Choline không thể thiếu trong dinh dưỡng cho trẻ 1,2,3 tuổi
Choline tham gia vào việc kiểm sốt trí nhớ, cơ bắp, đóng góp vào sự phát triển
não bộ, giúp tăng cường cấu trúc của màng tế bào trong cơ thể. Choline là dưỡng chất

giúp duy trì thơng tin liên lạc giữa các tế bào, hỗ trợ việc vận chuyển và chuyển hóa chất
béo.
Từ khi sinh ra, 1 – 3 tuổi là thời gian em bé của bạn cần nhiều Choline nhất,
tương đương khoảng 200 mg mỗi ngày. Ba mẹ giúp bé có đủ choline từ nguồn sữa mẹ,
sữa cơng thức, gan, trứng và đậu phộng,..
Bảng 2.1 Bảng về một số vitamin cần thiết cho trẻ em
Dưỡng chất
Biotin
(Vitamin B7)

1-3 tuổi

Nguồn thực phẩm

8 (mcg)

Sữa mẹ, trứng, cá, mận, khoai tây, thịt bò, ngũ cốc
nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa

Vitamin A

300 (mcg)

Sữa mẹ, sản phẩm từ sữa, rau xanh thẫm, hoa quả đỏ

Vitamin B1

500 (mcg)

Sữa mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, bột mỳ


Vitamin B12

0.9 (mcg)

Sữa mẹ, sữa, ngũ cốc, thịt, cá

Vitamin B2

500 (mcg)

Sữa mẹ, sữa, thịt sữa, bột mỳ, ngũ cốc giàu B2

Vitamin B5

2 (mg)

Sữa mẹ, sữa, thịt, cá, pho mai, ngũ cốc nguyên hạt, mận,
rau...

Vitamin B6

500 (mcg)

Sữa mẹ, sữa, gạo, đậu nành, cá hồi, thịt gà, khoai tây,
chuối...

Vitamin C

15 (mg)


Sữa mẹ, hoa quả và rau nhiều màu

Vitamin D

5 (mcg)

Sữa mẹ, sữa, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc

Vitamin E

6 (mg)

Sữa mẹ, sữa, hạt, đậu phộng, bơ, đậu nành, cô, hạt cải,
hạt hướng dương, hải sản, táo, cà rốt, rau bina...

Vitamin K

30 (mcg)

Sữa mẹ, muối i-ốt, hải sản, sữa chua ít béo, cá tuyết, cá


Dưỡng chất

1-3 tuổi

Nguồn thực phẩm
rô...
( Theo: Tienphong.vn)


2.7. Chất xơ
Chất xơ quan trọng cho bé 1,2,3 tuổi, khơng hịa tan di chuyển chất thải qua ruột,
giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón và giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết. Trong khi đó, chất
xơ hịa tan giúp cơ thể điều chỉnh quá trình sử dụng đường và làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch. Ngồi ra chất xơ hịa tan còn là nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn có lợi
trong đường ruột, gián tiếp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ.
Trước đó, trẻ không cần chất xơ, nhưng từ 1 tuổi, trẻ cần một lượng chất xơ
tương đương 17 g mỗi ngày. Trong đó, chất xơ khơng hịa tan có nguồn gốc từ ngô, yến
mạch, lúa mỳ, đậu xanh, vỏ khoai tây và hoa quả. Chất xơ hịa tan có nhiều trong đậu
khơ, táo, cam và cà rốt. Bên cạnh tác dụng bổ sung một lượng chất xơ dồi dào giúp ngăn
ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột, rau xanh và trái cây còn giúp bổ sung thêm một
lượng vitamin và khống chất cần thiết cho q trình phát triển của bé.
Do vậy, nên thêm ít nhất 50g rau xanh và khoảng 150g hoa quả trong thực đơn
mỗi ngày của trẻ nhé!
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi đang trong thời kỳ nhạy cảm, thường bị ốm vặt do sức đề
kháng và hệ miễn dịch chưa hồn thiện. Chính vì vậy, mẹ nên chủ động bổ sung các chất
tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt: Imnune Alpha, sữa non Colostrum, FOS (chất xơ
hịa tan). Hơn nữa, trẻ cần có một khung xương vững chắc để phát triển tồn diện thì
khơng thể thiếu Canxi, Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7) bộ 3 chìa khóa vàng giúp phát
triển xương và bảo vệ xương hiệu quả nhất.
Và đây là giai đoạn có thể bắt đầu tập cho con tập ăn cơm nát, làm quen dần từng
ít một với các món ăn mới như phở, nui, hủ tiếu, bánh mì, …, (tán nát hay dầm nhuyễn,
tập cho con ăn từ từ). Sau bữa ăn chính có thể ăn thêm hoa quả (hoặc uống nước hoa quả,
ăn sữa chua) hoặc 2 bữa ăn phụ như soup, bánh ngọt, hoa quả, chè, …
Vậy mỗi ngày cần cung cấp cho bé ít nhất 900 kcal (trong đó 585 kcal
cacbohydrat, 135 kcal chất đạm, 180 kcal chất béo).
Bảng 2.2 Thực đơn 1 ngày cho trẻ :
Thời gian
7h

10h30-11h
14h
18h

Trẻ 1 - 3 tuổi
- Cháo thịt lợn ba chỉ rau thơm: 200ml (1 bát con).
- Dưa hấu 200g
- Cơm nát 2 bát con: Canh chua (cà chua+ giá) , Thịt heo viên sốt cà
chua.
- 1 ly nước cam 100ml.
Sữa 250ml
- Cơm nát 2 bát con: Thịt bò xào , canh mồng tơi.


20h
Sữa 250ml
Gạo 110g, thịt bò 30g, thịt heo 30g, sữa 550ml, rau thơm 50g, mồng tơi 200g, dưa
hấu 200g, nước cam 100ml, cà chua 200g, giá 50g, đường 10g.
Bảng 2.3 Tính lượng thực phẩm:
TÊN THỨC ĂN
Gạo tẻ
Thịt bị
Thịt heo nạc
Sữa bò tươi
Rau thơm
Mồng tơi
Dưa hấu
Nước cam
Cà chua
Giá


Thải bỏ Năng lượng Protein
(%)
(kcal)
(g/100g)
1
2
2
0
25
17
48
31,1
5
5

344
118
139
74
18
14
16
38
20
44

7,9
21
19

3,9
2
2
1,2
0,9
0,6
5,5

Chất béo
(g/100g)

Carbohydrate
(g/100g)

1,0
76,2
3,8
0
7
0
4,4
4,8
0
2,4
0
1,4
0,2
2,3
0,1
8,3

0,2
4
0,2
5,1
(Theo )

*Nhóm rau và trái cây:
Trái cây: Khuyến nghị ăn 2 phần/ ngày.
Theo thực đơn: Nước cam 100ml và dưa hấu (2 miếng) 200gram. Vậy năng lượng
cung cấp là: 38+ 16*2 = 70 kcal.
Rau: khuyến nghị 1 phần 60 kcal
Theo thực đơn: cung cấp 50g rau thơm, 50g giá, 200g rau mồng tơi. Vậy năng
lượng cung cấp: 18/2+ 44/2+14*2= 59 kcal.
*Nhóm cacbohydrat:
Gạo: trong cơm nát và cháo: 110g gồm 4 chén cơm nát + 1 cháo. Năng lượng cung
cấp là: ((76,2*110/100)*4 =335 kcal.
Năng lượng từ đường cung cấp: 10*4 =40 kcal
Năng lượng sinh ra do cacbohydrat có trong nhóm trái cây và rau là:
(2,3*2+8,3+2,4/2+5,1/2+ 1,4*2)*4 = 78 kcal
Năng lượng sinh ra do cacbohydrat có trong các thực phẩm cịn lại theo thực đơn
là: (4,8*5+4*2)*4=127 kcal ( 500ml sữa, 200g cà chua).
Vậy năng lượng sinh ra từ nhóm cacbohydrat là 335+40+78 +127 = 580 kcal.
*Nhóm thực phẩm giàu đạm:
Gạo: (7,9*110/100)*4 = 34 kcal
Trái cây: (0,9+1,2*2)*4= 13 kcal
Rau: (2/2+5,5/2+ 2*3)*4= 39 kcal
Năng lượng sinh ra do cacbohydrat có trong các thực phẩm còn lại theo thực đơn
là: ( 3,9*5+0,6*2)*4= 82 kcal
(19*30/100+ 21*30/100)*4 = 48 kcal
Vậy năng lượng sinh ra do nhóm chất đạm là: 34+13+39+82+48=216 kcal



*Nhóm thực phẩm giàu béo:
Gạo+ trái cây+ rau: (1*110/100+ 0,1+0,2*2+0,2/2)*9= 15 kcal
Năng lượng sinh ra do béo có trong các thực phẩm còn lại theo thực đơn là:
(3,8*30/100+7*30/100+4,4*5+0,2*2)*9 = 230
Vậy năng lượng sinh ra do nhóm chất béo là: 230+15= 248 kcal
Cách chế biến thức ăn (nguồn )
Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi
cho thêm thịt, cá trứng, tôm, gan, đậu hũ... tùy ý, cho thêm rau xanh và dầu mỡ như nấu
bột nhưng với số lượng nhiều hơn (1 muỗng canh dầu ăn/ 1 bát cháo).
Bạn cũng có thể nấu các món súp bổ dưỡng cho bé với sự kết hợp đầy đủ các
nhóm chất dinh dưỡng trong một tô súp, phối hợp các loại thực phẩm tạo màu sắc cho
món ăn để hấp dẫn bé như súp đậu xanh - bí đỏ - thịt, súp trứng - thịt - tơm - cà rốt, súp
thịt bị - cà chua, súp củ cải - nấm hương - đậu Hà Lan...
Bé đã tập ăn cơm mềm, bạn cần nấu cơm thật mềm hoặc tán nhỏ cơm cho bé dễ
ăn, thức ăn cho bé cũng có các món thịt cá, món xào và canh như người lớn nhưng thịt
cá, rau cần được băm nhỏ cho bé dễ nhai, dễ nuốt.
Cần hạn chế muối trong thức ăn của bé, không quá 1 muỗng cafe muối/ ngày. Nên
thay đổi món ăn thường xuyên để tạo sự ngon miệng, hấp dẫn bé, đồng thời giúp cân
bằng về dinh dưỡng và đảm bảo tỷ lệ các loại protein động/ thực vật. lipid động/ thực vật
theo nhu cầu của bé. Tập dần cho bé ngồi ăn cùng gia đình để cảm nhận khơng khí ấm
cúng, u thương, bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
3. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ 4-6 tuổi
Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4-6 tuổi phù hợp và khoa học sẽ cung cấp đủ các
dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ phát triển và tăng trưởng tối ưu, giúp bé cao lớn, khỏe
mạnh và thông minh hơn.
Các mẹ nên biết rằng khơng có một loại thực phẩm thần kỳ nào có thể cung cấp đầy
đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của trẻ. Chính vì vậy một chế độ dinh
dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm kết hợp cùng sữa mỗi ngày là điều vơ cùng quan

trọng và cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện và tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng:


Về chất: Nhu cầu dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi mẫu giáo này cũng giống như

nhu cầu dinh dưỡng của mọi thành viên khác trong gia đình. Điều quan trọng mà mẹ cần
lưu ý chính là hãy cho trẻ ăn đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho bé để hỗ trợ
bé phát triển tốt nhất.


 Về lượng: Khẩu phần ăn của trẻ sẽ tùy theo từng độ tuổi phát triển và các bữa ăn
hằng ngày của trẻ cần đảm bảo có đầy đủ các nhóm thực phẩm sau: Tinh bột; rau; trái
cây; sữa và các chế phẩm từ sữa (Sữa phua, phô mai); chất đạm (thịt, cá, trứng, …)
Hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của bản thân, khi bé đã no hãy cho bé ngừng ăn đừng ép bé.
Mỗi ngày nên cho trẻ uống khoảng 450-700ml sữa. Sữa là nguồn thực phẩm tốt nhất cho
bé giúp bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao cân
nặng của trẻ và trí thơng minh.
Bữa ăn cho bé cũng tương tự như người lớn: 3 bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày.
Nên cho bé uống loại sữa ít béo thay vì sữa nước nguyên kem.
Để bé yêu ln khỏe mạnh và phát triển tồn diện, hãy khuyến khích trẻ:
1. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau.
2. Cân đối giữa chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
3. Ăn nhiều các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc, hoa quả và rau.
4. Kiểm soát lượng đường, muối, chất béo trong bữa ăn hằng ngày
5. Chọn chế độ ăn khoa học cung cấp đủ canxi và sắt để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
của cơ thể.
Nhu cầu năng lượng:
Lứa tuổi này tốc độ lớn vẫn còn cao, cân nặng mỗi năm tăng lên 2kg và chiều cao
mỗi năm tăng trung bình là 7cm đồng thời hoạt động thể lực tăng lên nhiều và bắt đầu

vào lứa tuổi học mẫu giáo. Nhu cầu năng lượng lứa tuổi này là 1600kcal. Nhu cầu chất
đạm –protein: 12-15% nhu cầu năng lượng cả ngày, có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, tôm,
cua… Nhu cầu chất béo 20-25% nhu cầu năng lượng cả ngày, bổ sung chất béo từ các
loại dầu thực vật, dầu cá… Nhu cầu về chất bột đường 60- 65% nhu cầu năng lượng cả
ngày, tinh bột có thể tìm thấy ở các thực phẩm như cơm, khoai, mì… Nhu cầu về nước
12-15% trọng lượng cơ thể/ ngày. Hằng ngày trẻ được ăn từ 4 – 5 bữa, trong đó ở trường
mẫu giáo trẻ được ăn ít nhất là 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Lứa tuổi này có cấu tạo và chức
năng của ống tiêu hóa ngày càng hồn thiện, nên loại thức ăn ngày càng phong phú và
càng gần người lớn hơn. Tuy nhiên, lứa tuổi này vẫn không thể ăn như người lớn.(
)


3.1. Chất đạm- protein
Protein do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid amin, trong đó có 8 loại
acid amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn các acid amin khác
được sản sinh từ trong cơ thể con người, nói một cách tương đối, nó khơng quan trọng
bằng các acid amin bắt buộc.
Đồ ăn chứa protein được chia làm 2 loại:
 Đồ ăn có chứa nhiều protein: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao nhất, tỉ lệ
trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa…
 Đồ ăn có chứa một phần protein: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có một
lượng rất thấp, tỉ lệ khơng phù hợp với cơ thể con người. Đó là các đồ ăn được chế biến
chủ yếu từ thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau...
Những đồ ăn có chứa hàm lượng protein cao (hay cịn gọi là protein động vật) có lượng
acid amin cần thiết, nó có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, vì thế trong các bữa ăn cần
phải cung cấp đầy đủ.
Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng
protein cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao. Trẻ ở tuổi 3 - 6
phải cần một lượng protein từ 25 - 30g một ngày. Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá,
các loại đỗ phải chiếm 50%.

Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển trí thơng minh của trẻ. Thậm chí, nó cịn làm giảm khả năng miễn dịch,
chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não. Nhưng trong thời
gian dài nếu cung cấp lượng prơtein thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể
tiêu thụ hết.
Nguồn bổ sung: Sữa, thịt, cá, thịt gia cầm, lịng đỏ trứng, phơ mai, sữa chua và đậu
Năng lượng do protein sinh ra ở lứa tuổi này là: 1600*14/100= 224 kCal
Số(g) protein= 224/4=56(g) do 1g protein cung cấp 4kcal
3.2. Lipid


Trẻ từ 3 đến 6 tuổi cần khoảng 3g dầu mỡ/ngày. Chất béo giúp cung cấp năng lượng
cần thiết cho hoạt động của trẻ. Nó cũng giúp hịa tan một số vitamin và khoáng chất
(như vitamin A, D, E, K…). Bố mẹ cũng nên chú ý cung cấp cả hai loại chất béo động vật
(mỡ) và chất béo thực vật. Điều này rất tốt cho sự phát triển của thể chất lẫn bộ não của
trẻ.Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
như: bơ, pho mát, trứng, dầu cá, các loại hạt, dầu oliu…
Năng lượng do lipid sinh ra là: 1600*20/100=320 kcal
Số(g) lipid= 320/4= 80(g) do 1g lipid cung cấp 9 kcal
3.3. Cacbonhydrat
Giúp cung cấp nguồn năng lượng để bé hoạt động và tăng trưởng, giúp sử dụng hiệu
quả nguồn protein để tạo thành các mô mới. Đường glucose từ carbohydrate là nguồn
năng lượng chính của não và nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp điều hòa năng lượng, cảm
xúc và khả năng tập trung – tất cả đều cần thiết để bé học hỏi, khám phá thế giới xung
quanh.
Nhu cầu khuyến nghị: 130g/ngày
Nguồn bổ sung: Sữa, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, ngô, đậu leo.
Tinh bột: Người Việt Nam chúng ta với nền văn minh lúa nước lâu đời nên gạo chính
là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu trong bữa ăn. Nhưng bố mẹ cũng nên bổ sung thêm
tinh bột từ những nguồn khác như lúa mạch, ngô, yến mạch, họ đậu, khoai tây… để đảm

bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bố mẹ cũng nên thay đổi cách thức chế biến tinh
bột để giúp tăng khẩu vị cho trẻ. Ví dụ thay vì chỉ ăn cơm và cháo thì bố mẹ cũng nên
cho trẻ ăn mì, hủ tiếu, bánh mì, súp khoai…
Năng lượng do cacbonhydrat sinh ra là: 1600*66/100= 1056 kCal
Số (g) CH=1056/4=264(g) do 1g CH cung cấp 4kcal
3.4. Các chất khoáng
Canxi, phốt pho: giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và
sự đơng máu bình thường. Mỗi ngày, trẻ cần 500 - 600mg canxi. Chất này có nhiều trong
sữa, các loại tơm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa
canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Canxi


và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức
ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng,
vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phịng chống cịi xương ở
trẻ, ngồi việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.
Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó cịn tham gia vào thành
phần các men ơxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như
tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ
hấp thu hơn trong thực vật, nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng
cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men
chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ
thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển
về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn
thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị
sinh học thấp hơn.
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh
chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phịng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh
và quả chín.

3.5. Vitamin
Riboflavin (vitamin B2) giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ các chất dinh dưỡng
khác.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 0,6mg/ngày.
+ Nguồn bổ sung: Sữa, thịt, sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, các loại đậu, rau xanh, ngũ
cốc nguyên hạt
Thiamin (Vitamin B1) cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp cơ thể giải
phóng năng lượng từ carbohydrate. Chất này cũng đóng vai trị trung tâm đối với sự phát
triển não bộ và sự trao đổi chất. Thiếu thiamin ở bé sơ sinh có thể gây rối loạn ngôn ngữ
nghiêm trọng.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 0,6mg/ngày.


+ Nguồn bổ sung: Sữa, thịt lợn nạc, mầm lúa mì, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt,
các loại đậu và khoai tây.
Vitamin A đẩy mạnh sự phát triển tồn diện, đặc biệt là tạo làn da, mái tóc và lớp
màng nhầy khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và tái sinh sản cũng như sự phát triển thị giác.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 400mcg/ngày (đương lượng retinol).
+ Nguồn bổ sung: Sữa, lòng đỏ trứng, gan, các loại trái cây và rau củ màu vàng đậm,
xanh đậm.
Vitamin B6 giúp cơ thể tạo các mơ và chuyển hóa chất béo, rất cần thiết cho sự phát
triển của hệ thần kinh trung ương. Loại vitamin B này cũng hỗ trợ sự tổng hợp các dẫn
truyền thần kinh, giúp điều chỉnh cảm xúc và các khía cạnh khác của hoạt động não.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 0,6mg/ngày.
+ Nguồn bổ sung: Sữa, gan, thịt, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và khoai
tây.
Vitamin B12 tăng chức năng của hệ thần kinh và sự hình thành thành phần di
truyền trong các tế bào máu.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 1,12mcg/ngày.
+ Nguồn bổ sung: Sữa, thịt, cá, thịt gia cầm, lịng đỏ trứng, phơ mai, và gan.

Vitamin C là một thành phần tạo thành collagen – một loại protein dùng để tạo
xương, sụn, cơ bắp và các mơ liên kết – giúp duy trì các mô mạch, chữa lành vết thương,
hấp thu chất sắt, chống nhiễm trùng. Người ta còn cho rằng vitamin C đóng vai trị hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của não bộ.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 25mg/ngày.
+ Nguồn bổ sung: Sữa, trái cây họ cam quýt, đu đủ, dưa đỏ, dâu tây, khoai tây, bắp cải
Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi và phốt-pho, hỗ trợ sự hình thành xương chắc
khỏe và chống còi xương. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể
nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu…) và
tiền chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin
D với thời gian từ 15-30 phút/ngày.


+ Nhu cầu khuyến nghị: 600IU/ ngày ( cho trẻ trên 1 tuổi, theo Viện nghiên cứu Y học
Hoa Kỳ năm 2011)
+Nguồn bổ sung: Sữa, lòng đỏ trứng, gan, cá béo và ánh sáng mặt trời.
Vitamin E có tác dụng bảo vệ vitamin A và các a-xít béo thiếu yếu khác, ngăn chặn
vỡ mô.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 7mg/ngày (alpha-tocopherol)
+ Nguồn bổ sung: Sữa, rau lá xanh, dầu thực vật, mầm lúa mì, các sản phẩm cốc từ ngũ
cốc nguyên hạt, bơ động vật, gan, lịng đỏ trứng.
Vitamin K có tác dụng giúp đông máu. Lượng Vitamin K cần được bổ sung bằng
cách tiêm ngay khi sinh vì sữa mẹ chỉ chứa một hàm lượng vitamin K rất nhỏ.
+ Nhu cầu khuyến nghị: 55mg/ngày.
+ Nguồn bổ sung: Sữa, dầu thực vật, các loại rau xanh, thịt lợn và gan.

3.6. Nước
Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con người sống được chủ yếu
dựa vào thức ăn và nước uống. Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra từ trong cơ thể.
Lượng nước cần thiết của trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần uống 1 - 1,2 lít nước. Nên uống

nước đun sơi để nguội, nước quả, nước rau luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có
ga. Vào mùa hè, hoặc sau những lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết lại càng
cao. Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho trẻ tránh để việc thiếu nước xảy
ra. Nhưng nếu uống nhiều nước quá cũng sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.
Bảng 3.1 Thực đơn 1 ngày cho trẻ
Năng lượng

Tên thức ăn

Thải bỏ

Gạo
Bánh canh
Thịt heo nạc

1
2

(kCal)
344
110
139

Sữa tươi

-

74

Cacbonhydrat


Protein (g)

Lipid (g)

7.9
1.7
19

1.0
7

(g)
76.2
25.7
-

3.9

4.4

4.8


Khoai mỡ
Sườn heo
Bắp cải


14

10
25

109
187
29
106

1.5
17.9
1.8
4.3

0.2
12.8
0.4

25.2
5.4
21.3

Cá lóc
Mãng cầu

40

97

18.2


2.7

-

21

50

1.8

-

10.7

xiêm

Gạo 116g, khoai mỡ 40g, bắp cải 50g, thịt heo nạc 40g, sườn 57g, cá lóc 82g, lê
202g, mãng cầu xiêm 80g, sữa 360ml, bánh canh 154g, dầu 10g
Nhóm rau và trái cây:
Theo nhu cầu khuyến nghị:
Trái cây: Khoảng 2 phần/ ngày
Theo thực đơn:
Vậy năng lượng cung cấp là: (106*202/100+50*80/100)=254 kcal
Rau: 1 phần 60Kcal, theo thực đơn có 50g bắp cải, 40g khoai mỡ
Vậy năng lượng cung cấp là: (29/2+109*40/100)= 58.1kcal
Nhóm cacbonhydrat:
Gạo: 116g gồm có 2 chén vừa
Năng lượng cung cấp là: (76.2*116/100)*4=354kcal
Năng lượng từ tinh bột cung cấp: (25.7*154/100)*4=158kcal
Năng lượng sinh ra do cacbonhydrat trong nhóm trái cây và rau là:

(5.4/2+25.2*2/5+21.3*202/100+10.7*4/5)*4=64kcal
Năng lượng từ 1 ly sữa (khoảng 2 phần): (4.8*3.6)*4= 69kcal
Vậy năng lượng sinh ra từ nhóm cacbonhydrat: 354+158+64+69= 645kcal
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Gạo, bánh canh: ( 7.9*116/100+1.7*154/100)*4=47kcal
Trái cây và rau: (1.5*40/100+1.8/2+4.3*202/100+1.8*80/100)*4=46kcal
Sữa: (3.9*3.6)*4=56kcal


Năng lượng sinh ra từ nhóm thực phẩm giàu đạm:
(19*40/100+17.9*57/100+18.2*82/100)*4= 128kcal
Vậy năng lượng sinh ra do nhóm chất đạm: 47+46+56+128=277kcal
Nhóm thực phẩm giàu chất béo:
Gạo, rau, trái cây: (1*116/100+0.2*40/100+0.4*202/100)*9=18kcal
Năng lượng sinh ra do chất béo có trong các thực phẩm còn lại theo thực đơn:
(7*40/100+4.4*3.6+12.8*57/100+2.7*82/100+10*99.7/100)*9= 343kcal
Vậy năng lượng sinh ra do nhóm chất béo: 343+18=361 kcal
Đảm bảo an tồn thực phẩm cho trẻ
Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an tồn khơng thuốc trừ sâu hay hóa chất.
Thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, cá mịi, ruốc, phơ mai, sữa chua… nên lựa chọn
thương hiệu uy tín về chất lượng cũng như về an toàn thực phẩm.
Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Nếu chưa dùng phải đậy nắp và để tủ lạnh, khi
dùng phải nấu lại vì có một số vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 -10 độ C.
Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vịi nước chảy, khơng nên cắt nhỏ và ngâm
trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin tan trong nước (vitamin C, nhóm B, axit
folic…). Riêng rau, củ như: khoai tây, cà rốt thì nên rửa nhẹ nhàng trong chậu nước sau
khi đã gọt vỏ để giảm thiểu vitamin hịa tan vào nước, vì các vitamin thường nằm ngay
dưới lớp vỏ.
Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần.
Nên thái, bằm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm

giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Hạn chế cho
trẻ ăn đồ ngọt (bánh kẹo). Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn. Sau khi cai sữa cần có
chế độ ăn riêng cho trẻ, khơng bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới
tiêu hóa của trẻ.




×