Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.13 KB, 74 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm
LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế đổi mới chung của cả nước, từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ngày càng có thêm nhiều DN ra đời và
lớn mạnh không ngừng. Để có thể hội nhập toàn cầu hoá, tồn tại và phát triển trong sự
cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, đòi hỏi các DN phải có phương thức quản lý
mới phù hợp, xác định cho mình những hướng đi đúng đắn, sao cho kết quả đầu ra là
cao nhất với giá thành hạ và chất lượng SP có mức thu hút được người tiêu dùng ưa
chuộng.
Hiện nay đi đôi với công tác nâng cao chất lượng và phấn đấu tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất.
Do vậy việc tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò quan
trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp giúp lãnh đạo nắm bắt được toàn diện
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm. Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và thực tập tại
Xí nghiệp chè 20/4 em đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm” làm báo cáo thực tập.
Nội dung chính của chuyên đề thực tập như sau:
Phần I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Xí nghiệp chè 20/4
Phần III: Phương hướng , biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập , em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
giảng viên: Ths Lê Thị Huyền Trâm cùng sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú tại Xí
nghiệp chè 20/4, đặc biệt là phòng kế toán tại xí nghiệp.


Em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Khái niệm , ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí vật chất
mà DN đã bỏ ra để tiến hành sản xuất sản phẩm trong một kỳ kế toán nhất định.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí: : Gồm chi phí nguyên
vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí (theo khoản mục):Gồm chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí và khối lượng SPSX: gồm có biến
phí và định phí.
Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chi
phí: gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí: gồm có chi phí đơn nhất và chi phí

tổng hợp.
2. Khái niệm và cách phân loại giá thành sản phẩm
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành SP là các khoản chi phí SX được tính vào khối lượng SP hoàn thành
sau khi đã kết thúc quy trình công nghệ SX sản phẩm theo những tiêu chuẩn cố định.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
-Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất
của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.Giá thành kế hoạch
được coi là mục tiêu mà DN phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm thực hiện hoàn
thành mục tiêu chung của toàn DN.
- Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kế hoạch. Giá thành định mức được
xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật
chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí
thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế xác định
được kết quả sản xuất trong kỳ.
2.2.2. Phân loại giá thành theo căn cứ vào phạm vi tính giá thành
- Giá thành sản xuất: là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh

liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Đó là chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC
- Giá thành tiêu thụ: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm., gồm có giá thành sản xuất, chi phí QLDN và chi
phí BH
3. Ý nghĩa của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghệp là lợi nhuận. Để
tổng hợp và cung cấp các thông tin cần thiết này, công cụ đắc lực mà doanh nghiệp sử
dụng là kế toán trong đó trình tự tập hợp chi phí sản xuất là một phần hành cơ bản
quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Sự phát triển về quy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các doanh nghiệp
luôn đứng trước một tình hình sản xuất kinh doanh mới, một nhu cầu thông tin mới. Vì
vậy, yêu cầu thông tin về chi phí sản xuất ngày càng phải nhanh chóng, linh hoạt và
hữu ích hơn nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin liên quan đến
chi phí. Từ đó, tìm ra phương án sản xuất hiệu quả hợp lý, đồng thời có những biện
pháp quản lý và sử dụng chi phí một cách tiêt kiệm nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tằng khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh
nghiệp.
Chi phí sản xuất là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất là tiền đề tiến hành hạch toán kinh doanh,
xác định kết quả kinh doanh cũng như giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ, lao
động … trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh ở các giai đoạn của quá trình kinh
doanh: giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ.
Trong giai đoạn sản xuất, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí để tiến
hành sản xuất: chi phí NCTT, chi phí NVLTT, chi phí SXC. Mặt khác, chi phí của
doanh nghiệp lại được đo lường, được tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian
xác định.Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, CPSX phải được
tính toán tổng hợp theo từng thời kỳ. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ
báo cáo chỉ những CPSX mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào CPSX

trong kỳ.
Tất cả những chi phí của một DNSX sẽ đi đâu về đâu, bù đắp từ đâu? Câu trả
lời là toàn bộ chi phí đó sẽ được vốn hóa thành những tài sản ở giai đoạn đầu, sẽ được
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

chuyển hóa vào giai đoạn sản xuất. Để đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, đòi hỏi
các DN phải tổ chức tập hợp chi phí một cách chính xác, kịp thời, hợp lý để sản phẩm
thu được lợi nhuận cao nhất, làm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của DN.
4. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phản ánh chính xác, chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất ở các bộ
phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí
sản xuất khác nhau. Tính toán và phân bổ chính xác chi phí sản xuất vào các đối tượng
chịu chi phí để phục vụ cho việc hạch toán giá thành sản phẩm.
- Tổ chức phân tích giá thành từ đó tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất trên một
đơn vị sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp hạ thấp giá thành.
- Cung cấp thông tin về chi phí SX và giá thành SP cho lãnh đạo và cho các phòng ban.
5.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản
xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao
động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp.
Mặc dù giữa chi phí và giá thành có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng còn
có điểm khác nhau về phạm vi và nội dung. Vì vậy, cần phân biệt phạm vi và giới hạn

của chúng để ứng dụng tốt hơn trong việc tính giá thành sản phẩm.
-Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định
(tháng , quý , năm) không liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành.
Còn giá thành liên quan đến cả chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí dở dang đầu
kỳ) và chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau( giá trị dở dang cuối kỳ)
-Chi phí sản xuất gắn liền với khối lượng chủng loại SPSX hoàn thành, trong
khi đó giá thành lại liên quan mật thiết đến khối lượng và chủng loại SP đã hoàn thành.
Mặc dù CPSX và GTSP đều tiêu hao các yếu tố về lao động , nhưng chúng có
các điểm khác nhau:
-Về mặt chất: CPKD là yếu tố hao phí trong quá trình kinh doanh nhưng chưa
hẳn đã hoàn thành. Còn GTSP là những yếu tố tiêu hao cho quá trình kinh doanh một
lượng sản phẩm đã hoàn thành.
-Về mặt lượng: GTSP có thể bao gồm cả chi phí của kỳ trước chuyển sang, chi
phí đã chi trong kỳ và loại trừ chi phí chuyển sang kì sau, được biểu hiện qua công
thức:
Z=
Trong đó:
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Z: tổng giá thành sản phẩm
: chi phí dở dang đầu kỳ
: chi phí phát sinh trong kỳ
: chi phí dở dang cuối kỳ

Khi giá trị dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì giá thành sản phẩm dịch vụ
trùng khớp với CPSX
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá
thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự
tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
II. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp
nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Thực chất việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là nơi phát sinh chi
phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành SP. Nơi phát sinh chi phí
đó như: Phân xưởng, đội SX, bộ phận SX, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi
phí là SP, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí thì người ta phải căn cứ vào:
- Tính chất quy trình công nghệ xuất sản phẩm:
+ Đối với quy trình công nghệ SX giản đơn, sản phẩm cuối cùng nhận được do
chế biến liên tục các loại vật liệu sử dụng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là
SP hoặc toàn bộ quá trình SX. Còn SX nhiều thứ sản phẩm có cùng quy trình công
nghệ, độ nặng nhọc lao động như nhau, cùng một lượng NVL xuất phát và tiến hành
trong một quá trình lao động thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản
phẩm cùng loại.
+ Đối với quy trình công nghệ SX phức tạp, khi sản phẩm cuối cùng nhận được do
lắp ráp thuần túy ở các bộ phận, chi tiết... hoặc qua nhiều bước chế biến theo một trình
tự nhất định mà có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật thì đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất là bộ phận, chi tiết sản phẩm, quy trình công nghệ hay phân xưởng SX.
- Loại hình sản xuất: Nếu sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, sản phẩm chế tạo
hoặc công việc hoàn thành không lặp lại hoặc lặp lại nhưng với những khoảng thời
gian không xác định thì đối tượng hạch toán chi phí là những đơn đặt hàng riêng biệt.
Nếu SX hàng loạt với khối lượng lớn thì phụ thuộc vào tính chất quy trình công nghệ

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

SXSP mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm chi tiết hoặc bộ phận
sản phẩm, giai đoạn sản xuất...
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: Có phân xưởng hoặc không có phân xưởng. Nếu DN
tổ chức phân xưởng sản xuất thì phân xưởng cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Đối với DN thực hiện hạch toán
kinh tế nội bộ một cách rộng rãi, đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích và xác định kết quả
hạch toán kinh tế nội bộ đến các phân xưởng, đến các công đoạn sản xuất... thì các
phân xưởng, các công đoạn SX... cũng là đối tượng hạch toán chi phí SX.
- Đơn vị tính giá thành trong DN: Việc lựa chọn đối tượng hạch toán vừa phải đảm
bảo yêu cầu kiểm tra, phân tích các chi phí theo yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế
nội bộ, vừa đáp ứng cho việc tính giá thành đơn vị một cách thuận lợi.
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2.1. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh khi có liên quan trực tiếp
đến các đối tượng kế toán tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp này được áp dụng đối với những chi phí có thể tập hợp chi phí trực tiếp
cho từng đối tượng chịu chi phí.
Việc sử dụng phương pháp trực tiếp có ưu điểm lớn, nó là cách tập hợp chính xác,
hiệu quả nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với kế toán quản trị của doanh nghiệp. Thông
thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được áp dụng

phương pháp này.
2.2. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan
đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng
được. Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn
phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
Mức phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti * H (i = 1,n )
Trong đó:
H là hệ số phân bổ
Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a)Khái niệm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ... dùng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản
phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm phẩm
nữa thì thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính ra

giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng xuất dùng và căn cứ
vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo
phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp được áp dụng cho những chi phí chỉ liên quan đến một
đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng trong những trường hợp chi phí có liên
quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định
lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ hợp lý là tiêu thức phải đảm báo
được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ
của các đối tượng.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là định
mức chi phí NVL trực tiếp hoặc toàn bộ chi phí trực tiếp, cũng có thể là trọng lượng,
khối lượng sản phẩm...
b)Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này dùng để tập hợp
toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh
trong kỳ, cuối kỳ chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí, sản xuất và tính giá thành.
. Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
 Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Bên Có:
 Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho.
 Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có).
 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 7



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường.
TK 621 không có số dư và có thể đựơc mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành, cho từng đối tượng tính giá thành.
b) Phương pháp hạch toán:
TK 152

TK621

NVL xuất kho dùng trực tiếp

NVL sử dụng không

cho sản xuất sản phẩm

hết nhập lại kho

TK 152

TK111,112,141
TK 154
TK 131

Mua NVL sử dụng ngay
cho trực tiếp sản xuất


Kết chuyển chí phí NVL
trực tiếp để tính giá thành

TK 133
Thuế VAT
được khấu trừ

TK 632

Chi phí NVL trực tiếp
vượt trên mức bình thường

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a)Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương
chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn theo số lượng của công nhân sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập
hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập
hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp chung và sau đó kế
toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
b)Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, dùng để tập hợp
và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào tài khoản tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thư ởng,
các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất)
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

 Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm.
Bên Có:
 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
Tài khoản 622 không có số dư.

c)Phương pháp hạch toán
TK 334
TK 622
TK 154
Tiền lương, phụ cấp lương và các
Kết chuyển chí NCTT
khoản
khác phải trả cho CNTT sản xuất
để tính giá thành
TK 335
Trích trước tiền lương
nghỉ phép cho CNTT SX
TK 338
TK 632

Các khoản phải trích theo lương
K/C chi phí NCTT
được tính vào chi phí
vượt trên mức bình
thường
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
a) Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong
phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như chi phí tiền công và các khoản
phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ
dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ...
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa
điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ đội sản xuất) sau đó mới tiến hành phân bổ các
đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ củng được tiến hành tương tự như chi
phí trực tiếp.
Việc tập hợp và kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung đ ược thực hiện
trên TK 627 “ chi phí sản xuất chung”
TK 627 “ chi phí sản xuất chung”
Dùng để tập hợp các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế
tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất.

Bên nợ: + Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển, phân bổ vào tài khoản 154.
+ Sổ ghi giảm chi phí sản xuất chung.
TK 627 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng
từng loại hoạt động, từng phân xưởng, bộ phận...
TK 627 được mở thành 6 TK cấp 2.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272: Chi phí vật liệu.
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.
b)Tài khoán sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, để kế toán tập hợp và
phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có).
- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển và chi phí chế biến cho các đối
tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 627 không có số dư.
c)Phương pháp hạch toán
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

TK 334, 338
TK 627
TK 111, 112, 152
Tập hợp chi phí nhân viên
Các khoản ghi giảm chi phí
NCTT
TK 152
TK 154
Tập hợp chi phí vật liệu
K/C CP SXC để tính
giá thành sản phẩm
TK 153 ( 142, 242)
Tập hợp chi phí công cụ
dụng cụ sản xuất
TK 214
Tập hợp chi phí khấu hao
tài sản cố định
TK 111, 112, 141, 331
Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí khác bằng tiền

TK 632
CPSXC không được phân
bổ
ghi nhận CPSXC


Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
IV. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang
1. Tổng hợp chi phí sản xuất
Toàn bộ chi phí sản xuất: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong
kỳ được hạch toán vào tài khoản 621, 622, 627. và theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết
chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết theo từng phân xưởng). Cuối kỳ đều phải tổng
hợp vào bên Nợ tài khoản 154 hoặc 631 nhằm phục vụ tính giá thành sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ….
1.1.Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
a) Khái niệm
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản
ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu
trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.
b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154 : “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - Tài khoản này dùng
để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
công nghiệp, xây lắp, nuôi, trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở
doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn
kho.
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
- Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Bên Nợ:
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đển sản xuất sản phẩm, thực hiện lao
vụ, dịch vụ
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (DN hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá, gia công nhập lại kho
Giá thành thực tế các sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyểnđi bán
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao nhập kho chờ tiêu thụ
Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng
Dư Nợ: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành.
c) Phương pháp hạch toán
621

154
K/C CP
NVLTT

152,153
nhập kho vật liệu
công cụ gia công xong

622

632

K/c CP
NCTT

Tiệu thụ trực tiếp

627

155
K/c Cp
SXC

nhập kho thành phẩm
157
Sản phẩm gởi đi bán

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành
1.2.Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Khái niệm
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực
tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ
đó tính ra giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất dùng theo công thức sau:
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm


Trị giá hàng
Trị giá hàng
xuất
kho = tồn kho đầu +
trong kỳ
kỳ

Tổng giá trị hàng
nhập kho trong
kỳ

Trị giá hàng
tồn kho cuối
kỳ

-

b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154 : “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Ở những doanh nghiệp áp
dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, Tài khoản 154 chỉ
phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
- Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.
Bên Nợ:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, Chi phí SXC được
kết ch qua)
Bên Có:
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154

Giá trị phế liệu thu hồi của sản phẩm hỏng
Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, lao vụ, dịch vụ được kết chuyển vào TK
632
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành
c) Phương pháp hạch toán
TK 154
K/C chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ

TK 631

TK 154
K/C chi phí

sản xuất dở dang cuối kỳ

TK 621
K/C chi phí
sản xuất NVL trực tiếp
TK 622
K/C chi phí
sản xuất NCTT

TK 155 ( 632)
Giá thành sản xuất của sản
phẩm hoàn thành nhập kho
hoặc xuất bán thẳng

TK 627


SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

K/C chi phí
sản xuất chung
Sơ đồ 1.5 : sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành

2. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. Còn các chi phí khác như chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…tính cho thành phần chịu.
Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo công thức:
Dđk + Cn
Dck

× Qdd

=

Dđk + Cn

Trong đó:
- Dck, Dđk: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ

- Cn : Chi phí nguyên vật liệu (hoặc chi phí NVL chính) trực tiếp
- Qht, Qdd: số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ,sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở
dang thành sản phẩm hoàn thành.
- Đối với chi phí sản xuất phân bổ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất:
Dđk + C
Dck =

× Qdd
Qht + Qdd

- Đối với chi phí sản xuất phân bổ dần vào quá trình sản xuất:
Dđk + C
Dck=

× Q’dd
Qht + Q’dd

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Trong đó:

- Dck, Dđk: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ
- C : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nhân công trực tiếp, hoặc chi
phí sản xuất chung)
- Qht, Qdd: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, sản phẩm dở dang cuối kỳ..
- Q’dd: Khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương
đương, theo mức độ chế biến hoàn thành (% HT):
Q’dd = Qdd × % HT
2.3.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với những sản phẩm đã xây dựng được
định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính toán giá thành
theo định mức. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm đã kiểm kê xác định ở từng công
đoạn sản xuất và định mức từng khoản, mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất
đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở
dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
Giá trị sản
phẩm dở dang cuối
kỳ

=

Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ

Định mức chi
phí

IV. Tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do DN sản xuất
ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

- Nếu SX đơn giản thì từng SP, công việc là một đối tượng tính giá thành.
- Nếu SX hàng loạt thì mỗi loại SP khác nhau là đối tượng tính giá thành.
Căn cứ vào quy trình công nghệ:
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ có thể
là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ.
- Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá
thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, có thể là các loại nửa thành phẩm
hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất.
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá thành
có thể là SP đã lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết của SP.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

2. Phương pháp tính giá thành
2.1. Phương pháp giá thành giản đơn
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm công việc có quy trình công nghệ
sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ,
liên tục ( như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo… ).
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của sản
phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản
mục chi phí.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Z = Dđk + C – Dck
Giá thành đơn vị:


Z
z =
Q

Trong đó:
- Z, z: Tổng giá thành sản xuất thực tế, giá thành đơn vị sản phẩm
- Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
- C: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Q: khối lượng sản phẩm hoàn thành
2.2. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy
trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu và một lượng lao động
nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành
là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số
tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm
tiêu chuẩn (có hệ số là 1).
Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số:
* Quy đổi sản lượng sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo
công thức:
Q = QiHi
Trong đó:
- Q: Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản
phẩm tiêu chuẩn.
- Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i.
- Hi: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i
SVTH: Trần Thị Hồng Vân


Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

* Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Dđk + C - Dck

Zi

Zi =

× Q i Hi ;

zi =

Q

Qi

2.3 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình
công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy
cách, kích cỡ, chủng loại khác nhau.
Với phương pháp này tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là
toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá
thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách.
Trình tự tính giá thành như sau:

* Căn cứ vào tiêu chuẩn phẩn bổ hợp lý (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định
mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành theo từng khoản mục chi phí
theo công thức sau:
Tổng chi phí thực tế phát sinh
( theo từng khoản mục chi phí)
Tỷ lệ tính giá thành =
(theo từng khoản mục chi phí)

Tổng tiêu chuẩn phân bổ
(theo từng khoản mục chi phí)

* Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế
cho từng quy cách theo công thức sau:
Giá thành thực tế
từng quy cách sản
phẩm

=

(theo từng khoản
mục)

Tiêu chuẩn phân bổ
của từng quy cách sản
phẩm (theo từng khoản
mục)

×

Tỷ

giáthành

lệ

tính

(theo từng khoản
mục)

2.4. Phương pháp phân bước
2.4.1. Phương án tính giá thành có tính giá thành bán thành phẩm:
Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là bán thành phẩm hoàn thành ở
từng giai đoạn và thành phẩm.
Trình tự tính giá thành bán thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn và bán thành phẩm
ở giai đoạn cuối như sau:
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Zn = Dđkn + Zn-1 + Cn - Dckn
Zn
zn =
Qn
Trong đó:
- Zn: Giá thành thành phẩm hay bán thành phẩm giai đoạn n.

- Zn-1: Giá thành bán thành phẩm giai đoạn n-1.
- zn: Giá thành đơn vị của bán thành phẩm hoặc thành phẩm.
- Cn: Chi phí sản xuất tập hợp ở giai đoạn n.
- Dđkn, Dckn: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn n.
- Qn: Số lượng bán thành phẩm hay thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn n.
Giai đoạn I
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp (bỏ
vào từ đầu)

Giai đoạn II
Trị giá bán thành
phẩm giai đoạn I
chuyển sang

Giai đoan n
Trị giá bán thành
phẩm giai đoạn n-1
chuyển sang

Chi phí chế biến
giai đoạn I

Chi phí chế biến
giai đoạn II

Chi phí chế biến
giai đoạn n

Tổng giá thành

và giá thành đơn
vị giai đoạn I

Tổng giá thành
và giá thành đơn
vị giai đoạn II

Tổng giá thành và
giá thành đơn vị
thành phẩm

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án tính giá thành có tính giá
thành nửa thành phẩm.
2.4.2.Phương án tính giá thành không tính giá thành bán thành phẩm
Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành
và phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp cộng chi phí.
Trình tự tính giá thành:
Bước 1: Tính chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá
thành thành phẩm:
Dđki + Ci
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm
Czi =


x Qtp
Qtp

+ Qdsi

Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương:
Dđki + Ci
Czi =

× Qtp
Qtp

+ Qdd

Bước 2: Tính chi phí chế biến (chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung) vào giá thành sản phẩm:
Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Dđki + Ci
Czi =

x Qtp
Qtp

+ Qdsi

Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương:
Dđki + Ci
Czi =


x Qtp
Qtp + Q’di + Qdsi

Bước 3: Tính giá thành sản phẩm
Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo
từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản xuất của thành phẩm:
n
Ztp =  Czi
i=1
Trong đó:
- Czi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong giá thành của thành phẩm
- Dđki: Chi phí sản xuất dở dang đâu kỳ của giai đoạn i
- Qtp: Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối
- Qdd: Sản lượng dở dang ở các giai đoạn
- Qdsi: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn i
- Q’di: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i quy đổi.
Với: Q’di = Qdi × % hoàn thành
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

Giai đoạn I
Chi phí sản xuất
phát sinh của giai
đoạn I


GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

Giai đoạn II
Chi phí sản xuất phát
sinh của giai đoạn II

Giai đoạn n
Chi phí sản xuất
phát sinh của giai
đoạn n

Chi phí sản xuất của
Chi phí sản xuất của
Chi phí sản xuất của
giai đoạn I nằm
giai đoạn II nằm trong
giai đoạn n trong giá
trong giá thành
giá thành thành phẩm
thành thành phẩm
thành phẩm Kết chuyển song song từng khoản mục

Giá thành sản
xuất của thành
phẩm
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tính giá thành theo phương án không tính giá thành bán thành
phẩm

SVTH: Trần Thị Hồng Vân


Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CHÈ 20/4
A. Đặc điểm tình hình chung tại xí nghiệp Chè 20/4
I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp cè 20/4
Tên đơn vị: XÍ NGHIỆP CHÈ 20/4 HƯƠNG KHÊ
Địa chỉ: Xã Hương Trà - Hương Khê - Hà Tĩnh
Số điện thoại: 039(3).871.214 ( 0977.298.396 )
Đăng ký kinh doanh: Chế biến chè xanh xuất khẩu
Giấy phép đăng ký hành nghề: Số 306042. Ngày cấp 1/02/1999 Do sở kế hoạch
đầu tư Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
Mã số thuế: 3000 293376
Tổng vốn điều lệ: Năm thành lập 1959: 2.816.000.000đồng. Nay
5.100.000.000đ
Xí Nghiệp Chè 20/4 là một đơn vị trực thuộc Công Ty Cổ Phần Chè Hà Tĩnh, là
một trong những Công Ty Chè của Công Ty Chè Việt Nam. Công Ty Chè Hà Tĩnh có 3
Xí Nghiệp chè thành viên.
Tiền thân của Xí Nghiệp Chè 20/4 là Nông Trýờng Chè 20/4 nằm trên ðịa bàn
Xã Hýõng Trà thuộc huyện miền núi Hýõng Khê, Tỉnh Hà Tĩnh. Là ðịa bàn tiếp giáp
với biên giới Việt - Lào, cách Thị Trấn Hýõng Khê 4 Km và cách Thành phố Hà Tĩnh
50 Km có ðýờng sắt Bắc - Nam và ðýờng mòn Hồ Chí Minh ði qua nên rất thuận lợi
lýu thông vận chuyển hàng hóa cũng nhý các quá trình hoạt dộng của XN. Nông
Trýờng Chè 20/4 ðýợc thành lập ngày 20/4/1959 tại Xã Hýõng Trà, Huyện Hýõng
Khê, Tỉnh Hà Tĩnh theo quyết ðịnh số 28 ngày 28/12/1958 của UBND tỉnh Hà Tĩnh,

ðất chuyên dùng là 357 ha (chiếm 22,19%)còn lại là đất khác. Đến năm 1992 bước
sang thời kỳ đổi mới của Nhà Nước xóa bỏ chế độ bao cấp, Nông Trường đã chuyển
sang kinh doang theo cơ chế thị trường, Nông Trường áp dụng chính sách giao khoán
vườn chè cho từng hộ gia đình quản lý để tiện cho công tác quản lý và bảo vệ chè
được tốt hơn. Từ đó công nhân tự làm chủ vườn chè của mình và Xí Nghiệp Chè 20/4
đầu tư vốn cho từng hộ gia đình, tự chăm sóc thu hái sản phẩm giao nộp cho xí nghiệp.
Ngày 18/8/1997 theo Quyết Định của UBND Tình Hà Tĩnh số 1025 sát nhập 4
đơn vị: Nông Trường Chè 20/4 Hương Khê, Nông Trường Tây Sơn Hương Sơn, Nông
Trường 12/9 Kỳ Anh, Công Ty Chè Hà Tĩnh và thành lập với tên gọi là Công Ty Đầu
Tư phát triển chè Hà Tĩnh. Để không ngừng phát triển và hoạt động độc lập ngày 20/4
Đại Hội lần thứ nhất của Công Ty đã họp sáng lập và đổi tên gọi là Công Ty Cổ Phần
Chè Hà Tĩnh và Nông Trường Chè 20/4 trực thuộc Công Ty đã đổi tên mới là Xí
Nghiệp Chè 20/4 Xã Hương Trà - Huyện Hương Khê - Tỉnh Hà Tĩnh.
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

II. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí
nghiệp chè 20/4
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Xí Nghiệp Chè 20/4 Hương Khê là một đơn vị sản xuất kinh tế chuyên sản
xuất chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu với diện tích chè kinh doanh là 180 ha, chè
kiến thiết cơ bản là 50 ha với sản lượng là 1800 tấn chè tươi và 360 tấn chè khô mỗi
năm.
Đến nay XN đã cơ bản xây dựng được hệ thống những dây chuyền khép kín

XN đã và đang từng bước trưởng thành và khẳng định mình để vươn lên trên thị
trường với chỉ tiêu về sản lượng và doanh thu hàng năm như sau:
Bảng 2.1:

Chỉ tiêu sản lượng hàng năm.

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1.860

1.900

1.950

Nguyên liệu chè khô (Tấn)

372

380

390

- Chè xanh


372

380

390

Tổng doanh thu (Tỷ)

13,1

15

15,5

3.100.000

3.250.000

3.300.000

Sản lượng chè tươi (Tấn)

Thu nhập bình quân người/tháng
* Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Do đặc điểm của Xí Nghiệp là Doanh Nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chuyên
sản xuất và chế biến chè xanh nên hoạt động sản xuất và công nghệ sản xuất cũng
chuyên về sản phẩm là chè khô, chỉ bao gồm có 1 xưởng chế biến. Trong mấy năm gần
đây Đơn vị đã xây dựng lại bộ máy, hệ thống cơ sở hạ tầng đã tương đối đầy đủ và
hiện đại hơn, máy móc thiết bị lạc hậu đã được thay thế bởi những máy móc thiết bị

hiện đại, quy trình công nghệ sản xuất đã được khép kín từ khâu đầu tiên cho đén khâu
cuối cùng. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng tốt hơn, đứng
vững trên thị trường và đủ khả năng để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường hiện nay.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Khi Xí Nghiệp nhập nguyên liệu chè búp tươi do công nhân hái về xưởng sẽ
được đem vào lần lượt chế biến qua các dây chuyền máy móc. Đầu tiên là cho chè búp
tươi vào máy sao dệt men, sau khi đã dệt men xong sẽ đem vào máy vò nhằm làm cho
chè có độ xoắn lại không còn lại hình thái ban đầu của búp chè tươi nữa, chính vì chè
bị cuộn sợi lại nên ta lại tiếp tục đưa qua máy sàng tơi để máy đánh tơi các sợi chè sau
khi đã được làm xoăn lại như thế. Khi nhìn thấy sợi chè đã được đánh tới thì sợi chè
tiếp tục được sấy khô qua máy sấy sau đó mới đem vào đánh bóng mặt chè cho có độ
bóng đẹp. Bước cuối cùng trong quá trình sản xuất là đưa sợi chè đã sấy khô và đánh
bóng chè là đem vào máy sàng để phân ra nhiều loại chè như:
SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

- Chè loại 1.
- Chè loại 2.
- Chè bồm (loại chè ngoài phần non ra còn có 2,3 lá).
- Chè cẩng ( chè có thêm đoạn cuỗng dài).
- Chè mảnh ( chè bị vò còn lại hình dạng que).
- Chè cám ( chè bị vò có dạng bột chè).
III.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp chè 20/4

1.Tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT

P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

CÁC ĐỘI TRƯỞNG SẢN XUẤT

Ghi chú

P. TÀI VỤ

XƯỞNG
CHẾ BIẾN

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức quản lý Xí Nghiệp chè 20/04 Hương Khê –Hà Tĩnh
2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất trong XN, là người ra
những quyết định cao nhất cho XN, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước lãnh đạo
công ty và tập thể công nhân viên về kết quả hoạt động của XN, đồng thời có sự giúp
đỡ của phó giám đốc và kế toán trưởng.
- Phó giám đốc: Phụ trách sản xuất tổ chức và trực tiếp điều hành công tác kế

hoạch khoán sản phẩm được sự phối hợp của các đội trưởng sản xuất, tham mưu cho
giám đốc định hướng phát triển kinh doanh, lập đề án sản xuất cho từng thời kỳ.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm

- Phòng kế hoạch sản xuất: Chỉ đạo các đơn vị thu hái sản phẩm, tham mưu cho
giám đốc về công tác kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của XN.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc công tác tổ chức, lao
động của bộ máy lãnh đạo, tiền lương, quản lý điều hành công tác hành chính, vật tư
hậu cần.
- Phòng tài vụ: Thực hiện công tác kế toán nhà nước trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của XN.Phản ánh kịp thời, chính xác, các chi phí, kết quả SXKD theo từng
kỳ. Để lãnh đạo nắm bắt kịp thời và có định hướng sản xuất cho kỳ tiếp theo có hiệu
quả kinh tế cao hơn.
- Các đội trưởng sản xuất: Chỉ đạo chăm sóc, thu hái sản phẩm đúng quy trình
kỹ thuật và chất lượng.
- Xưởng chế biến: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc, chịu trách nhiệm
chỉ đạo sản xuất, chế biến đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. Gồm có Xưởng
Trưởng, Xưởng Phó và các kỹ thuật trực tiếp điều hành xưởng, có 45 công nhân trực
tiếp tại Xưởng.
IV. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp chè 20/4
1. Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp chè 20/4
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng kiêm giá thành xuất kho sản phẩm

Thủ Quỹ

Kế toán tổnghợp
Kế toán vật tư

Ghi chú

Kế toán thanh toán

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Tổ

chức bộ máy
kế toán

1.2. Chức năng từng bộ phận
a) Kế toán trưởng kiêm giá thành xuất kho sản phẩm:

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.s Lê Thị Huyền Trâm


- Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Xí nghiệp theo
yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của
Xí nghiệp.
- Bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính
toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh
doanh trong toàn Xí nghiệp.
- Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng
cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và
quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài
chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và
quản lý phù hợp.
– Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch
chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác
phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết quả
phân tích và đánh giá
b) Kế toán thanh toán:
- Hạch toán các bút toán liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi. Phản ánh kịp thời các
khoản thu , chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên(
cuối mỗi ngày và cuối tháng) với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền.
- Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ,
sổ phụ ngân hàng.
- Đảm bảo việc theo dõi và cập nhật chứng từ trung thực, chính xác và kịp thời.
Lưu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định. Cung cấp các báo cáo
liên quan đến phần hành phụ trách theo yêu cầu của quản lý.
- Nhập liệu vào phần mềm, khóa sổ và lập báo cáo liên quan phần việc phụ trách
chính. Khi phát hiện lỗi và cần phải sửa, xóa thì phải có sự đồng ý của cấp quản lý trực
tiếp.
c) Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư:
- Lập phiếu nhập xuát kho mỗi khi nhập hay xuất hàng hoá. vào sổ chi tiết theo dõi

nhập xuất tồn kho theo từng mặt hàng có trong kho
- Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hóa đơn bán hàng, và kê khai thuế
đầu vào đầu ra, hạch toán doanh thu, giá vốn công nợ. Theo dõi công nợ, lập biên bản
xác minh công nợ theo định kì hoặc khi có yêu cầu.
- Tính giá xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu xuất và chuyển cho bộ phận liên
quan. Lập báo cáo tồn kho, kiểm soát nhập xuất tồn kho.

SVTH: Trần Thị Hồng Vân

Trang 25


×