Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG MA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.32 KB, 4 trang )

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG M&A Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Phương Thảo
Thị trường mua bán và sáp nhập( M&A ) đã xuất hiện từ rất lâu ở các quốc gia có nền
kinh tế phát triển trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật…và đóng một vai trò quan trọng trong
các hoạt động kinh tế. Hiện nay, thị trường M&A đã và đang trở thành một làn sóng
mạnh mẽ ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở nước ta lĩnh vực này còn
khá mới mẻ, song cũng hứa hẹn sẽ trở thành một thị trường tiềm năng trong những năm
tới. Bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề căn bản liên quan đến thị trường mua bán và
sáp nhập Việt Nam.
1. “M&A” là gì?
Thuật ngữ “M&A” được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers( sáp nhập) và
Acquisitions( mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận
doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Hiểu một
cách rõ ràng hơn, M&A bao gồm hoạt động mua bán và sáp nhập.
- Sáp nhập là một loại giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp, theo đó hai hoặc nhiều doanh
nghiệp tập hợp các tài sản của họ để hình thành một doanh nghiệp mới, nghĩa là trong sáp
nhập thì toàn bộ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp trước đó được nhập chung lại
trong một doanh nghiệp mới.
- Mua lại là giao dịch xảy ra khi một doanh nghiệp nhận được toàn bộ tài sản và các
khoản nợ của một doanh nghiệp khác với một giá nào đó đã được thoả thuận. Doanh
nghiệp bị bán sẽ chấm dứt sự tồn tại. Công ty mua lại trả cho cổ đông của doanh nghiệp
bị bán số tiền mặt hoặc chứng khoán theo giá mua lại công ty.
Với mục đích là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp qua việc
sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp, hoạt động đầu tư chỉ có thể coi là hoạt động
M&A khi nhà đầu tư đạt được mức sở hữu cổ phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp
đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Còn khi nhà đầu tư
sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh
nghiệp thì chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
2. Các hình thức của M&A:



Hiện nay M&A được thực hiện chủ yếu dưới 5 hình thức vừa mang tính phổ biến vừa
mang tính đặc thù như sau:
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn điều lệ công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty phát hành.
- Sáp nhập doanh nghiệp: là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại( công
ty bị sáp nhập), vào một công ty khác( công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ
tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị
sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản,
quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp: là hai hay một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một
công ty mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công
ty: là hình thức được áp dụng với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và một số doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán,
khoán kinh doanh, cho thuê công ty Nhà nước.
- Chia, tách doanh nghiệp: là hình thức kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc làm giảm
quy mô doanh nghiệp, chủ thể chính của các hoạt động chia tách là các thành viên hoặc
cổ đông hiện tai của công ty.
3. Quy mô M&A ở Việt Nam:
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được hình thành rất sớm.
Các hoạt động này đã tạo ra một xu thế hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết, tập
trung nhằm thu được các nguồn lực từ thương hiệu, tài chính và thị trường.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2000. Các giao dịch năm sau
gấp 5-6 lần năm trước về tổng giá trị và gấp 2-3 lần về số lượng. Có thể thấy, nếu như
năm 2005 có 18 vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tổng trị giá 61 triệu USD thì chỉ sau
1 năm đã có tới 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. Một số vụ M&A điển hình được
biết đến là: công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Daiichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại kem Wall’s , Anco mua lại nhà máy sữa
Nestle’... Theo thống kê của Pricewater house Coopers( PwC), năm 2007 các vụ mua bán
và sáp nhập tại Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 113 vụ



M&A, với tổng trị giá lên tới 1,753 tỷ USD. Đến năm 2008, tổng số lượng các vụ mua
bán sáp nhập( M&A)tại Việt Nam đã tăng lên 146 thương vụ, so với năm 2007, nhiều
hơn 26%. Năm 2009 vừa qua, PwC đưa ra báo cáo về tình hình M&A ở Việt Nam, theo
đó, có tổng số 259 thương vụ, tăng 77% so với năm 2008 với tổng giá trị giao dịch hơn
1,1 tỉ USD. Các thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2009 được biết đến là: Viettel mua
lại 35 triệu cổ phần của Vinaconex, HSBC mua thêm 8% cổ phần tại tập đoàn Bảo Việt,
nâng tổng số cổ phần sở hữu của HSBC tại tập đoàn này lên tới 18%, tương đương với
10,53 triệu USD, thương vụ sáp nhập công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên 2 với tổng giá trị ước tính 133 triệu USD… Những thương vụ mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp nhỏ lẻ cũng diễn ra khá sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực
chuyển nhượng dự án đầu tư. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và
đầu tư thì tính đến 31/12/2007 có 1092 dự án có chuyển nhượng vốn với tổng giá trị 16,8
tỷ USD. Để hỗ trợ đắc lực cho thị trường M&A đang ngày càng sôi động, các sàn giao
dịch, các công ty tư vấn mua bán doanh nghiệp trực tuyến đã ra đời, kéo theo đó là sự
phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A trong các lĩnh vực Tài chính ngân hàng, chứng
khoán, viễn thông… Thị trường M&A ở Việt Nam đang ngày càng tỏ ra là một thị trường
tiềm năng, đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
4. Định hướng M&A ở Việt Nam:
Với mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500,000 doanh nghiệp và thu hút
nhiều hơn các nguồn đầu tư nước ngoài, phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị
trường…, trước hết, thị trường M&A cần phải định hướng chiến lược phát triển như sau:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng
tăng. Cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường với môi trường kinh doanh có tính cạnh
tranh cao. Khi đó một số doanh nghiệp sẽ có động lực thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ hơn;
mặt khác sẽ có một số doanh nghiệp yếu kém bị phá sản, thôn tính. Như vậy, môi trường
cạnh tranh sẽ hình thành nhu cầu mua bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh
nghiệp, từ đó mở rộng quy mô của thị trường M&A.
- Cần xây dựng các kênh kiểm soát thông tin, kiểm tra tính minh bạch trong hoạt động

M&A vì thông tin về giá cả, thị trường, thị phần, thương hiệu… là rất cần thiết cho các
bên mua và bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch sẽ gây thiệt hại cho các
bên và ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác.


- Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Đây sẽ là căn cứ xác lập giao
dịch, địa vị bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
- Cần có những chương trình đào tạo các đội ngũ chuyên gia giỏi, lành nghề; những
người môi giới, tư vấn cho các bên và cung cấp các thông tin tốt nhất, kịp thời về thị
trường. Như vậy thị trường M&A Việt Nam mới có thể hoạt động tốt và ngày càng
chuyên nghiệp hơn.



×