Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO sát sự cải THIỆN KIẾN THỨC của NÔNG dân TRONG QUÁ TRÌNH tập HUẤN về CHỌN GIỐNG và sản XUẤT lúa GIỐNG CỘNG ĐỒNG tại TỈNH hậu GIANG năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 83 trang )











------

TRẦN THỊ LINKA

KHẢO SÁT Ự ẢI THI N KIẾN THỨ

TRONG QUÁ TRÌNH Ậ

Ề CHỌ

VÀ SẢN XUẤ


ỒNG

2012

LUẬ




CẦN TH



2012












------

TRẦN THỊ LINKA

KHẢO SÁT Ự ẢI THI N KIẾN THỨ

TRONG QUÁ TRÌNH Ậ

Ề CHỌ
Ố G
VÀ SẢN XUẤ



ỒNG

2012




u n n n : Phát triển Nông thôn
n n : 52 62 01 01

n ộ ớn ẫn :
Ts. HUỲNH QUANG TÍN

CẦN TH

2012


O

LỜ

-----Tôi: Trần Thị Linka, là sinh viên khóa 35 chuyên ngành Phát triển nông thôn, Viện Nghiên
cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long Trường Đại học Cần Thơ xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.

Cần Thơ ngày…tháng…năm 2012
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Linka

i


XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ

ỚNG DẪN

-----Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Khảo sát sự cải thiện kiến thức của nông
dân trong quá trình tập huấn về chọn giống và sản xuất lúa giống cộng đồng tại tỉnh
Hậu Giang năm 2012”. Do sinh viên Trần Thị Linka (4094997) lớp Phát triển nông
thôn A1 - Khóa 35 - Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường
Đại học Cần Thơ thực hiện.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Cần Thơ ngày … tháng … năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Huỳnh Quang Tín

ii


X



À

Ậ XÉ





-----  -----

Xác nhận của bộ môn Tài nguyên cây trồng Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long với đề tài: “K ảo s t sự cải t iện kiến t ức của nôn ân
tron qu trìn tập uấn về c ọn iốn v sản xuất lúa iốn cộn đồn tại tỉn
ậu ian năm 2012”. Do sinh viên Trần Thị Linka (4094997) lớp Phát triển nông
thôn A1 - Khóa 35 - Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường
Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 04/2012 đến tháng 12/2012.
Ý kiến của ộ môn

i n u n câ trồn :


....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Cần Thơ ngày … tháng … năm 2012
Bộ môn Tài nguyên cây trồng

………………………………………….

iii


XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘ

ỒNG

-----Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đại học thông qua đề tài: “K ảo sát sự cải thiện
kiến thức của nông dân trong quá trình tập huấn về chọn giống và sản xuất lúa
giống cộn đồng tại tỉnh Hậu ian năm 2012” do sinh viên Trần Thị Linka
(4094997) lớp Phát triển nông thôn A1 - Khóa 35 - Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 04/2012 đến tháng
12/2012 và bảo vệ trước Hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá mức: ………………………………..

Ý kiến của cán bộ phản biện:
………………………………………………………………………………………...…
……………………………………………………………………………………...……
…………………………………………………………………………………...………
………………………………………………………………………………...…………
……………………………………………………………………………...……………
…………………………………………………………………………...………………
……………………………………………………………………….

Cần Thơ ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ phản biện

………………………….

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
------

1. LÝ LỊCH
Họ và tên: Trần Thị Linka

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 16/08/1991
Quê quán: Ấp 11, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Chỗ ở hiện nay: KTX khu II Trường Đại học Cần Thơ phường Xuân Khánh, quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Số điện thoại: 0985 468 608

Họ và tên cha: Trần văn Hiểu

Nghề nghiệp: Làm ruộng

Họ và tên mẹ: Trần Thị Tuyết Mừng

Nghề nghiệp: Làm ruộng

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1997 – 2002: Học tại Trường Tiểu học Vị Thắng 1
Từ năm 2002 – 2006: Học tại Trường Trung học cơ sở Long Bình
Từ năm 2006 – 2009: Học tại trường Trung học phổ thông Vị Thủy
Từ năm 2009 – 2012: Sinh viên lớp phát triển nông thôn A1, khóa 35 Viện Nghiên
cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long Trường Đại học Cần Thơ

Cần Thơ ngày … tháng … năm 2012
Người khai ký tên

Trần Thị Linka

v


LỜI CẢM T
------

Thành kính biết ơn!
Cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục không quản khó khăn vất vả, quan tâm lo lắng, ủng
hộ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho
tôi để tôi có được như ngày hôm nay.

Chân thành biết ơn!
Thầy Huỳnh Quang Tín đã tận tình hướng dẫn, nhắc nhở và góp ý cho tôi trong suốt
thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cố vấn học tập Thầy Đỗ Văn Hoàng Thầy Nguyễn Hoàng Khải đã quan tâm giúp đỡ,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
Quý thầy cô Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cũng như quý thầy
cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu và
tạo mọi điều kiện cho tôi khi thực hiện luận văn này.
Anh Phạm Ngọc Nhàn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Anh Vũ Chị Hiền, Chị Nhung, Anh Triệu Anh Luân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình thu thập số liệu.
Cảm ơn!
Tập thể lớp Phát triển nông thôn A1 khóa 35 đặc biệt là các bạn trong nhóm đã luôn
chia sẽ giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần
Thơ nhất là trong thời gian thực hiện đề tài.

vi


Ó

ỢC

-----Hiện nay khoảng 70% lượng lúa giống được sử dụng để sản xuất lúa hàng hóa là
“giống nông hộ” do nông dân tự sản xuất, giữ giống và trao đổi trong cộng đồng do đó
chất lượng hạt giống chưa được đảm bảo vì thế năng suất lúa giữa các nông hộ khác
biệt lớn ảnh hưởng đến sản lượng lúa ở ĐBSCL và của tỉnh Hậu Giang. Đề tài: “Khảo
sát sự cải thiện kiến thức của nông dân trong quá trình tập huấn về chọn giống và
sản xuất lúa giống cộn đồng tại tỉnh Hậu ian năm 2012” được thực hiện nhằm
nâng cao năng lực và kỹ năng cho nông dân trong sản xuất lúa giống ở nông hộ đạt

chất lượng tốt. Mục tiêu của nghiên cứu này là để (1) tìm hiểu thực trạng kỹ thuật sản
xuất lúa của nông dân, (2) khảo sát sự cải thiện kiến thức của nông dân trong quá trình
huấn luyện FFS, (3) và tìm hiểu khả năng ứng dụng các kỹ thuật được chuyển giao
trong quá trình huấn luyện.
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 lớp tập huấn FFS “Tăng cường kỹ năng chọn giống và
sản xuất lúa giống cộng đồng” tại 3 xã Phương Bình Trường Long Tây, Vị Thanh của
tỉnh Hậu Giang với công cụ đã áp dụng để đánh giá là: Kiểm tra đầu và cuối khóa,
quan sát – đánh giá hành vi của học viên trong tiến trình học tập, phỏng vấn học viên
khi kết thúc khóa học. Số liệu định lượng và định tính (được mã hóa bằng những mức
độ thích hợp) và áp dụng kỹ thuật phân tích dựa theo mục tiêu của nghiên cứu: phân
tích phương sai để so sánh sự khác biệt giữa các xã về kỹ thuật canh tác, mức độ kiến
thức và sự cải thiện của các học viên; t-test đã áp dụng để phân tích sự khác biệt kiến
thức giữa đầu và cuối khóa và phân tích tương quan để khảo sát mối quan hệ ảnh
hưởng giữa kiến thức và yếu tố xã hội.
Qua phân tích cho thấy có sự cải thiện về mức độ kiến thức trong quá trình huấn luyện
(từ 87% mức kém ở đầu khóa chuyển sang mức giỏi 83% ở cuối khóa). Các chuyên đề
huấn luyện phù hợp với nhu cầu học tập của học viên. Các học viên đã được hướng
dẫn những kỹ thuật canh tác tiên tiến trong thực hành và các kỹ năng chọn giống cũng
đã được nâng cao và đa số nông dân cam kết sẽ áp dụng vào sản xuất ở các vụ tiếp
theo. Những học viên đến lớp đúng giờ và tích cực tham gia các hoạt động tại lớp huấn
luyện đã cải thiện kiến thức tốt hơn. Trình độ học vấn có tương quan với tỉ lệ cải thiện
kiến thức trong quá trình huấn luyện. Bên cạnh đó áp dụng phương pháp huấn luyện
có sự tham gia đã được đạt được hiệu quả cao và phù hợp cách học với người lớn tuổi
(học từ thực hành) và là mô hình khuyến nông hiệu quả.
Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong việc tổ chức huấn luyện (chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật cho nông) cần có các tiêu chí chọn học viên, thời gian huấn luyện thích hợp
nhằm đảm bảo giờ giấc của chương trình huấn luyện và sự tham gia của các học viên.

vii



Các lớp tập huấn trong tương lai cần đầu tư các trợ huấn cụ đầy đủ hơn, phong phú
hơn hiện đại hơn đồng thời các hướng dẫn viên cần tìm thêm các phương pháp truyền
đạt mới mẻ hơn để chất lượng huấn luyện các chuyên đề đạt hiệu quả như mong đợi.

viii


MỤC LỤC
-----LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .....................................ii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN............................................................. iii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ......................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ...................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ...................................................................................................................vii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xiii
CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................ xiv
1:

ỚI THI U .......................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2

1.5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2
1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
1.7 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ............................................................................................ 3
1.8 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ................................................................................... 3
2:

ỢC KHẢO TÀI LI U ..................................................................... 4

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ........................................................................ 4
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................................... 5
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GIỐNG TẠI ĐBSCL .......... 6
ix


2.2.1 Vai trò của giống lúa trong sản xuất .................................................................... 6
2.2.2 Hiện trạng và giải pháp cung ứng lúa giống tại đồng ĐBSCL ............................ 6
2.3 TỔNG QUAN VỀ LỚP HỌC TRÊN RUỘNG NÔNG DÂN (FFS) ........................ 7
2.3.1 Khái niệm – FFS là gì? ........................................................................................ 7
2.3.2 Nguyên tắc của lớp học hiện trường (FFS) ......................................................... 7
2.3.3 Đặc trưng của lớp học hiện trường FFS .............................................................. 8
2.3.4 Phương pháp đào tạo và vai trò của các bên liên quan của lớp học hiện
trường FFS ....................................................................................................................... 8
2.3.5 Tình hình ứng dụng FFS trên thế giới và Việt Nam ............................................ 9
2.3.6 Ưu nhược điểm của phương pháp FFS ............................................................... 11
2.4 PHƯ NG PHÁP HUẤN LUYỆN CÓ SỰ THAM GIA VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN................................................................................................................. 12
2.5 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY .......................................... 12
2.5.1 Sự cải thiện kiến thức của người dân sau khi tham gia tập huấn FFS
tại tỉnh Cà Mau năm 2010 của dự án CBDC ............................................................... 12

2.5.2 Kiến thức và kỹ năng thu được từ lớp tập huấn nông dân của các nhóm
nông dân trong chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) .................................. 13
2.6 PHƯ NG PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................. 13
3: Ộ

À

ỨU ........................... 15

3.1 PHƯ NG PHÁP LUẬN .......................................................................................... 15
3.1.1 Phương pháp chung ............................................................................................ 15
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp ..................................................................... 15
3.2 PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 15
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................................. 15
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 16
3.2.3 Phương pháp thu số liệu ..................................................................................... 20
3.2.4 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................... 20
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 21
C

4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 23

4.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................ 23

x


4.1.1 Mô tả điểm nghiên cứu ....................................................................................... 23
4.1.2 Thông tin học viên .............................................................................................. 23
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TẠI 3 ĐIỂM

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 28
4.2.1 Thực trạng sử dụng đất của nông hộ vùng nghiên cứu....................................... 28
4.2.2 Hệ thống canh tác ............................................................................................... 29
4.2.3 Đa dạng giống lúa và cấp hạt giống sử dụng ...................................................... 30
4.2.4 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................ 31
4.3 MỨC ĐỘ CẢI THIỆN KIẾN THỨC CỦA NÔNG DÂN SAU KHÓA
HUẤN LUYỆN .............................................................................................................. 32
4.3.1 Kết quả kiểm tra đầu khóa cuối khóa ................................................................. 32
4.3.2 Khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân
trong quá trình huấn luyện ...................................................................................... 34
4.4 NHỮNG GIỚI HẠN TRONG HUẤN LUYỆN FFS VÀ GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN ............................................................................................................................... 40
4.4.1 Đánh giá phương pháp huấn luyện ..................................................................... 40
4.4.2 Giải pháp cải thiện .............................................................................................. 44
5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 45
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................................ 45
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 46
TÀI LI U THAM KHẢO............................................................................................ 47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48

xi


DANH MỤC BẢNG
-----Bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 3.1: Kế hoạch tập huấn lớp FFS về “Kỹ năng chọn – tạo giống lúa và
sản xuất lúa giống” tỉnh Hậu Giang HT 2012 ..................................................... 19
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ tham dự khóa huấn luyện FFS
tại các điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28
Bảng 4.2: Các mô hình canh tác tại 3 điểm nghiên cứu .................................................... 29
Bảng 4.3: Cấp giống sử dụng của nông hộ tại 3 điểm nghiên cứu.................................... 30
Bảng 4.4: Các phương pháp gieo sạ tại 3 điểm nghiên cứu .............................................. 31
Bảng 4.5: Bảng 4.5: Mật độ sạ Lượng N, P2O5, K2O sử dụng và năng suất
trung bình của 2 vụ ĐX HT tại 3 điểm nghiên cứu............................................ 32
Bảng 4.6: Kết quả tỷ lệ % trung bình đạt được trong kiểm tra đầu khóa và cuối
khóa theo từng vùng nghiên cứu ......................................................................... 33
Bảng 4.7: Kết quả xếp loại kiểm tra đầu khóa và cuối khóa theo từng vùng
nghiên cứu ........................................................................................................... 33
Bảng 4.8: Xếp loại đầu khóa và cuối khóa theo trình độ học vấn của các học
viên tham gia khóa huấn luyện tại 3 điểm nghiên cứu........................................ 34
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá tính cần thiết của các chuyên đề huấn luyện tại 3
lớp FFS ................................................................................................................ 35
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá nguồn tài liệu, trợ huấn cụ cho các chuyên đề
huấn luyện tại 3 lớp FFS ..................................................................................... 36
Bảng 4.11: Kết quả tự đánh giá khả năng tiếp thu sau khi được hướng dẫn các
chuyên đề huấn luyện tại 3 lớp FFS .................................................................... 37
Bảng 4.12: Kết quả tự đánh giá khả năng ứng dụng các chuyên đề huấn luyện
vào thực tế sau khi được hướng dẫn tại 3 lớp FFS ............................................. 38
Bảng 4.13: Kết quả tự đánh giá khả năng khuyến nông các chuyên đề huấn
luyện cho người khác sau khi được hướng dẫn tại 3 lớp FFS ............................ 39
Bảng 4.14: Năng lực của các HDV tại 3 điểm tập huấn ................................................... 41
Bảng 4.15: Tỷ lệ số ngày vắng học của các học viên tại 3 lớp FFS .................................. 41
Bảng 4.16: Tỷ lệ các lý do vắng học tại 3 lớp FFS ........................................................... 42
Bảng 4.17: Tương quan giữa cải thiện và thái độ học tập của các học viên 3 lớp FFS .... 42


xii


DANH MỤC HÌNH
-----Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang và 3 điểm nghiên cứu ..................................... 5
Hình 2.2: Khung đánh giá sự cải thiện kiến thức trong huấn luyện nông dân ..................... 14
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ruộng thực hành của lớp FFS tại các điểm nghiên cứu .................... 17
Hình 4.1: Tuổi của học viên tham gia khóa huấn luyện FFS tại Hậu Giang 2012 ............... 24
Hình 4.2: Trình độ học vấn của học viên trong 3 lớp FFS ................................................... 25
Hình 4.3: Tỷ lệ giới tính các học viên tham gia khóa huấn luyện FFS ................................ 25
Hình 4.4: Kinh nghiệm sản xuất lúa của các học viên tham gia khóa tập huấn FFS ........... 26
Hình 4.5 Thu nhập trung bình của các học viên tham gia khóa tập huấn FFS ..................... 27
Hình 4.6: Tỷ lệ % học viên đã từng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa ......... 27
Hình 4.7: Tỷ lệ (%) về mục đích sản xuất lúa tại 3 điểm nghiên cứu .................................. 28
Hình 4.8: Lịch thời vụ tại 3 điểm nghiên cứu ................................................................... 29
Hình 4.9: Đa dạng giống lúa và số giống lúa được sử dụng tại 3 điểm nghiên cứu ............. 30
Hình 4.10: Điểm trung bình kiểm tra đầu khóa và cuối khóa .............................................. 32

xiii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
------


ASPS

Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐX

Đông - Xuân

FAO

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

FFS

Lớp học trên đồng ruộng

HT


Hè - Thu

IPM

Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

KH - KT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế xã hội

KNSX

Kinh nghiệm sản xuất

PB

Phương Bình

PTNT

Phát triển nông thôn

HDV

Hướng dẫn viên


TLT

Trường Long Tây

TTG

Trung tâm giống

TTKN

Trung tâm khuyến nông

VT

Vị Tân

UBND

Ủy ban nhân dân

xiv


1
GIỚI THI U
1.1 ẶT VẤ



Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, hằng năm xuất khẩu trên 4

triệu tấn gạo nhưng do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang làm cho
diện tích nông nghiệp thu hẹp, thời tiết thay đổi và nước triều dâng trên diện rộng đòi
hỏi ngay từ bây giờ ngành nông nghiệp phải chủ động bảo tồn các bộ giống thích nghi
với điều kiện khí hậu sinh thái từng vùng.
Trên thực tế cho thấy hiện nay hệ thống cung cấp giống của Nhà nước không đáp ứng
đủ nhu cầu giống cho nông dân, khoảng 70% do nông dân tự sản xuất và giữ giống và
trao đổi trong cộng đồng. Chất lượng của giống phụ thuộc vào năng lực và kỹ thuật
chọn giống của người nông dân.
Để giúp nông dân nâng cao kiến thức năng lực về chọn giống, cải thiện chất lượng hạt
giống lúa nông hộ và áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến. Viện nghiên cứu Phát triển
ĐBSCL đã xây dựng dự án “Tăng cường hợp tác nông dân trong nghiên cứu nông
nghiệp và khuyến nông (Fares) - Việt Nam (2011 - 2013). Với mục tiêu là nâng cao
năng lực cộng đồng trong chọn tạo giống cây trồng và bảo tồn đa dạng sinh học nông
nghiệp hướng đến sản xuất nông nghiệp đa dạng - bền vững, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực trong bối cảnh bị ảnh hưởng của BĐKH. Các tỉnh tham gia đầu tiên
trong vụ ĐX 2011 - 2012 là: Vĩnh Long, Hậu Giang Sóc trăng An Giang Trà Vinh
Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Thuận; năm 2012 sẽ mở rộng ra các tỉnh ở ĐBSCL và
miền Trung của Việt Nam.
Và vào vụ Hè - Thu 2012, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL của trường Đại học
Cần Thơ phối hợp với Chi cục bảo vệ thực vật Hậu Giang tổ chức 3 lớp tập huấn FFS
“Tăng cường kỹ năng chọn giống và sản xuất lúa giống cộng đồng” cho 71 học viên là
nông dân tại 3 ấp thuộc 3 huyện là ấp Phương Thạnh xã Phương Bình ấp Trường Thọ
A xã Trường Long Tây và ấp 5 Xã Vị Tân.
Đây là các lớp tập huấn hướng tới bảo tồn nguồn gen cây trồng đồng thời bổ sung
nghiên cứu đồng ruộng thông qua các hoạt động như: Chọn tạo giống lúa, phục tráng
giống lúa, nhân giống lúa… Ngoài những nội dung như trên khóa học còn giúp cho
nông dân nâng cao kiến thức tổng quát về kỹ thuật sản xuất lúa giống đạt chất lượng
cao tại cộng đồng và chính sách quản lý giống cây trồng. Từ đó mỗi nông dân có thể
tự chọn ra giống lúa mới, phục tráng giống lúa, nhân giống lúa xác nhận, cung cấp lúa
giống tại địa phương của mình, liên kết sản xuất giống, tiêu thụ, cung cấp nơi xa hơn

trở thành một nghề có thu nhập cao ở vùng chuyên canh cây lúa.

1


Để hướng tới mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu lúa giống của cộng đồng và nâng cao chất
lượng hạt giống ở cộng đồng thì trước tiên nông dân cần được trang bị kiến thức về kỹ
thuật sản xuất lúa giống. Chính vì vậy đề tài “K ảo sát sự cải thiện kiến thức của
nông dân trong quá trình tập huấn về chọn giống và sản xuất lúa giống cộn đồng
tại tỉnh Hậu ian năm 2012” đã được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động từ chương trình huấn luyện đến sự tiếp
thu khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất của nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Tìm hiểu thực trạng áp dụng kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân tại 3 vùng
sinh thái ở tỉnh Hậu Giang.
2. Khảo sát sự cải thiện kiến thức của nông dân trong quá trình huấn luyện.
3. Tìm hiểu những hạn chế và các giải pháp cải tiến trong phương pháp huấn
luyện kỹ thuật cho nông dân.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Kỹ thuật canh tác đang áp dụng trong sản xuất lúa của học viên tại 3 điểm
nghiên cứu có giống nhau không?
Câu hỏi 2: Sau khóa tập huấn kiến thức của nông dân có thay đổi không có được cải
thiện không? Và có thể áp dụng trong sản xuất?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của nông dân?
Và giải pháp cải thiện?
1.4




ỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là “Nông dân” của 3 lớp FFS tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh
Hậu Giang, các nông dân ham thích các hoạt động chọn giống có đủ điều kiện để
tham gia lớp tập huấn và có nhu cầu được học hỏi nâng cao kiến thức kỹ thuật về công
tác chọn và sản xuất lúa giống.
1.5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2012, bao gồm
thời gian tổ chức khóa tập huấn, thu thập thông tin, phân tích, xử lý số liệu và báo cáo.

2


1.6 PH M VI VÀ GIỚI H N NGHIÊN CỨU
Đề tài đã tập trung nghiên cứu (quan sát) thái độ học tập và đánh giá sự thay đổi về
nhận thức, kỹ năng thực hành canh tác lúa của nông dân trong quá trình tham gia lớp
tập huấn “Tăng cường kỹ chọn giống và sản xuất lúa giống cộng đồng” và xem xét
những yếu tố tác động đến quá trình học và khả năng tiếp thu kỹ thuật của nông dân.
1.7 KẾT QUẢ

O

ỢI

 Qua điều tra nông hộ nắm được tổng quát hiện trạng kỹ thuật sản xuất lúa của
nông dân tại địa phương.
 Từ kết quả kiểm tra đầu và cuối khóa sẽ đánh giá được sự cải thiện kiến thức
tiếp thu của nông dân trong quá trình tập huấn.
 Phân tích thái độ dạy và học, và tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi khi tham

gia học tập của học viên đề tài sẽ đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học cho mô hình huấn luyện của dự án FARES trong tương
lai.
1.8



ỢNG THỤ

ỞNG

Khi đề tài được hoàn thành sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho:
- Nông dân trong và cán bộ dự án sẽ thấy được tác động tích cực của các lớp tập huấn
đến kiến thức chọn giống và sản xuất lúa giống đặc biệt là thấy được khả năng tiếp
thu những tiến bộ kỹ thuật của nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đó
trong quá trình được tập huấn. Qua đó nông dân và cán bộ sẽ rút ra được những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức tập huấn.
- Chính quyền và các cơ quan địa phương tổ chức sẽ tìm ra giải pháp để nâng cao
chất lượng tập huấn cho các lớp sau này.

3


2
ỢC KHẢO TÀI LI U
2.1 TỔNG QUAN T NH HẬU GIANG
2.1.1 iều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL, có thành phố Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí
Minh 240 km về phía tây nam; Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: phía Bắc giáp
Tp.Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông

giáp tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long. Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ
Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là 160.058,69
ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự
nhiên nước Việt Nam.
Hậu Giang nằm giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu,
sông Cần Thơ sông Cái Tư kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái
Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Với
vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng
Bắc bán đảo Cà Mau, với vị trí nằm ở giữa Tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau Kiên Giang - An Giang; tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
thương mại, dịch vụ và công nghiệp, từ đó tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hậu Giang có khí hậu điều hòa ít bão quanh năm nóng ẩm, có hai mùa (không có
mùa lạnh). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau.
Ba tộc người Kinh, Khmer, Hoa của Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao
động sáng tạo kiến thiết quê hương đem đến sự da dạng về văn hóa tín
ngưỡng, phong tục, tập quán.
Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chánh, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị
Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh.
Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn
5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông Mái Dầm
(Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng và cá đặc sản là cá thát lát
Cườm Hậu Giang Cá rô đồng Hậu Giang.
Đặc sản nông nghiệp có: khóm Cầu Đúc (Vị Thanh) bưởi Năm Roi Hồ Lô (Châu
Thành) Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ).

4


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang và 3 điểm nghiên cứu
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)


2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tích cực, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực I, giá trị sản xuất trong 6 tháng đầu năm tăng
4,41% so cùng kỳ (UBND Tỉnh Hậu Giang, 2012), cụ thể:
- Đã tổ chức tọa đàm hợp tác và phát triển cây khóm mía cây ăn trái cây lúa gắn
với xây dựng cánh đồng mẫu lớn tọa đàm phát triển cá tra và phát triển kinh tế tập
thể. Hội thảo khoa học “Xây dựng nông thôn mới giải pháp và hiệu quả”. Xây
dựng kế hoạch thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở các huyện Vị Thủy Châu
Thành A Phụng Hiệp Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao
khép kín các vùng nguyên liệu thực hiện hỗ trợ giống cho nông dân từ nguồn
ngân sách Trung ương hỗ trợ.
- Kinh tế hợp tác hợp tác xã được củng cố nâng chất giải thể các hợp tác xã yếu
kém kết quả trong 6 tháng đã phát triển mới 6 hợp tác xã giải thể 3 hợp tác xã;
nâng tổng số hợp tác xã hiện nay lên 164 hợp tác xã.
Năm 2011 tỉnh hiện có 134 1 nghìn ha đất nông nghiệp, với tổng diện tích sản xuất
lúa cả năm đạt khoảng 212 7 nghìn ha và thu được sản lượng 1.289,7 nghìn tấn (Tổng
cục thống kê, 2012).
5


Dân số đạt 768.761 người, mật độ 480 người/km2. Mức tăng từ 1,07 - 1,11 %/năm. Sự
gia tăng dân số chủ yếu là gia tăng cơ học, dân thành thị là 181.924 người, chiếm 24%.
Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông
nghiệp là 58,6% (Niên giám thống kê Hậu Giang, 2011).
2.2 THỰC TR NG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GIỐNG T
2.2.1 Vai trò của giống lúa trong sản xuất
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và
phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu
hiện nay nói chung và ở ĐBSCL nói riêng.

Trong nhiều năm qua việc lai tạo chọn giống lúa theo 3 hướng chính: (1) Chọn tạo
giống có chất lượng gạo ngon phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, (2) Chọn
tạo giống có năng suất cao, ổn định cho vùng thâm canh, (3) Chọn tạo giống năng suất
cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chống chịu các điều kiện khó
khăn.
Việc chọn tạo theo những định hướng như trên đã góp phần làm cho sản xuất cây lúa ở
ĐBSCL từng bước ổn định đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng và cho cả nước
trong nhiều năm qua.
Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không
ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30 - 50% mức
tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất
những giống tốt mới.
2.2.2 Hiện trạng và giải pháp cung ứng lúa giống tại
Tổng diện tích trồng lúa ở ĐBSCL trong năm 2008 khoảng 3,7 triệu ha, nếu với trung
bình mật độ sạ là 150 kg/ha thì nhu cầu thực tế về giống cho sản xuất vào khoảng 0,55
triệu tấn.
Theo ông Lê Thanh Tùng (2011) ước tính sơ bộ, khu vực phía Nam đang triển khai
sản xuất gần 1,7 triệu ha lúa ĐX. Tuy nhiên, về cơ cấu giống lúa xác nhận vẫn còn
thiếu khoảng 30.000 tấn.
Xét về năng lực sản xuất và phân phối hạt giống của cả hai hệ thống giống chính thống
và nông hộ trong vùng thì chỉ đáp ứng được 21,8% nhu cầu giống cho sản xuất
(119.218,6 tấn). Phần lớn còn lại là do nông dân tự để giống lại để sản xuất. Dần xuất
hiện các giống lúa do nông dân tự chọn lọc thích nghi tốt với các vùng canh tác khác
nhau với số lượng cũng đáng kể (6.300 tấn) tạo nên hệ thống giống nông hộ.

6


Tuy nhiên, phần lớn nông dân thường chú ý đến giống lúa mà ít quan tâm đến chất
lượng hạt giống, tỷ lệ người dân sử dụng giống tự sản xuất hoặc trao đổi giữa các nông

dân với nhau kém chất lượng hay còn dùng lúa ăn để làm giống vẫn còn cao.
Vì vậy hậu quả giống bị lẫn tạp, thoái hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất,
chất lượng lúa gạo đồng thời giảm giá trị đối với người tiêu dùng và xuất khẩu.
Để khắc phục vấn đề trên, mô hình Xã hội hóa giống ở ĐBSCL đã được triển khai từ
dự án Bảo tồn và Phát triển Đa dạng sinh học Cộng đồng (Gọi tắt là dự án CBDC) do
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL phối hợp thực hiện với các Sở Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn giai đoạn 1996 - 2010. Dự án đã đạt được nhiều thành quả rất khả
quan góp phần nâng cao nâng lực cho nông dân về chọn giống, cải thiện chất lượng hạt
giống lúa nông hộ và khả năng áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến trong sản xuất của
nông dân. Tổng kết dự án đến cuối năm 2010 số Tổ giống và số nông dân thành viên
tham gia sản xuất, cung cấp hạt giống chất lượng cao cho cộng đồng ở ĐBSCL là 358
tổ giống và 5.777 nông dân. Các tổ giống được sự hỗ trợ tận tình của các cơ quan nhà
nước như UBND xã TTKN TTG … Nông dân thì được tập huấn qua các lớp Huấn
luyện sản xuất giống (FFS) và được cấp giấy chứng nhận (xem như bằng cấp chuyên
môn).
2.3 TỔNG QUAN VỀ LỚP HỌC TRÊN RUỘNG NÔNG DÂN (FFS)
2.3.1 Khái niệm – FFS là gì?
FFS là Lớp học trên ruộng nông dân và là phương pháp khuyến nông theo nhóm, là
một quá trình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực của nông
dân để tự xác định và phát triển các phương thức sản xuất có hiệu quả, phù hợp với
nhu cầu và điều kiện của họ. Các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trường và kéo dài
theo mùa vụ/quá trình sản xuất một loại vật nuôi hoặc cây trồng.
2.3.2 Nguyên tắc của lớp học (FFS)
Các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trường và kéo dài theo mùa vụ/quá trình sản
xuất.
Phương pháp tập huấn có sự tham gia: đào tạo có định hướng, vừa học vừa thực hành.
Phù hợp với nhu cầu người học: nội dung, thông tin, tài liệu tập huấn đều ngắn gọn, cơ
bản đúc kết từ yêu cầu thực tế.
Lấy người học làm trung tâm: nâng cao kiến thức dựa trên kinh nghiệm nông dân có
sẵn, tự khám phá ý tưởng và kiến thức mới.

Là sự giao tiếp 2 chiều: HDVhướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh
nghiệm, kiến thức đã có và bổ sung, thảo luận kỹ thuật mới.

7


Nâng cao tính tự quyết của học viên: Người học áp dụng kiến thức được học vào thực
tế sản xuất.
Đảm bảo tính bền vững trong đào tạo.
2.3.3 ặc tr n của lớp học hiện tr ờng FFS
Học hỏi: FFS là quá trình học hỏi thông qua đó nông dân được nâng cao năng lực
không những về chủ đề học tập mà còn về cách thức tổ chức các hoạt động theo nhóm,
các kỹ năng giao tiếp cá nhân.
Quan sát: kết hợp những bài học, các buổi họp nhóm là quá trình quan sát, theo dõi
những thay đổi trong chủ đề học tập. Đó là cơ sở để so sánh kết quả và trao đổi về tiến
trình học tập.
Trao đổi, chia sẻ và phản hồi: là hoạt động thường kỳ của nhóm thông qua đó các bài
học, kinh nghiệm được đưa ra. Quá trình thực hiện các chủ đề học tập thường xuyên
được xem xét và thống nhất trong nhóm.
Học tập theo nhóm: mỗi lớp học có khoảng 25 - 30 nông dân tham gia cả quá trình.
Các hoạt động đều được thực hiện và ra quyết định bởi nhóm.
Hiện trường là lớp học: lớp học tổ chức tại mô hình trình diễn được thực hiện trên
đồng ruộng của một thành viên trong lớp, các buổi học đều được diễn ra ở đó.
Trao quyền: người dân được quyền quyết định lựa chọn nội dung học tập, thời gian và
địa điểm học tâp, chủ động thực hiện các hoạt động của quá trình học tập.
2.3.4
ơn p
tr ờng FFS

p đ o tạo và vai trò của các bên liên quan của lớp học hiện


2.3.4.1 Phương pháp lấy người học là trung tâm trong tập huấn hiện trường
Là chiến lược tạo cơ hội cho người học tham gia tích cực vào quá trình dạy và học.
HDV đóng vai trò là người cung cấp thông tin nhưng cũng là người thúc đẩy quá trình
học tập.
HDV phải làm gì sử dụng phương pháp người học làm trung tâm.
- HDV nói ít hơn 70% lượng thời gian lên lớp.
- Tôn trọng và đánh giá cao khi phát biểu ý kiến của học viên.
- Phân công công việc cụ thể cho học viên thực hiện một mình hoặc theo nhóm để
thảo luận thực hành.
- Biến lớp học trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu.
- HDV trình bày ngắn gọn có nhiều hình ảnh băng hình minh họa phù hợp.
- Tạo điều kiện để học viên cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc học và sự tiến
bộ của họ.
8


Điều gì quan trọng trong phương pháp lấy người học làm trung tâm.
- Việc áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm không phụ thuộc hoàn toàn
vào việc chuẩn bị bài cẩn thận mà còn phụ thuộc vào lòng tin của học viên đối với
vai trò thúc đẩy của HDV.
- Năng lực quan trọng của HDV khi áp dụng phương pháp này là khả năng đưa ra
những câu hỏi kích thích tư duy của học viên giao nhiệm vụ rõ ràng và tổng hợp
ngắn gọn sâu sắc.
2.3.4.2 Vai trò của nhóm
Là người sử dụng những kết quả của quá trình học tập, trực tiếp tham gia các hoạt
động của lớp học.
Thực sự quan tâm và củng cố nhu cầu học tập.
Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong việc quản lý, triển khai các hoạt động của
lớp học.

Sử dụng những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm của mình trong quá trình học tập
(kiểm định và trao đổi).
Tích lũy đúc kết kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ cho những nông dân khác.
Là trung tâm tạo nên thành công của lớp học.
2.3.4.3 Đối với Tập huấn viên
Hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
Áp dụng nguyên tắc học của người lớn để xây dựng và thúc đẩy quá trình học tập của
học viên.
Khuyến khích quá trình tham gia học tập, chia sẻ và phản hồi kết quả mà không phải
cung cấp thông tin hoặc đưa những ý kiến giải thích hay những câu trả lời.
HDV chỉ hướng dẫn quá trình mà không phải hướng dẫn kết quả.
2.3.5 Tình hình ứng dụng FFS trên thế giới và Việt Nam
2.3.5.1 Tình hình sử dụng FFS trên thế giới
Phương pháp tổ chức lớp học tại hiện trường (FFS) được xuất phát từ Indonesia vào
năm 1989.
Lớp học đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Java, thông qua
1 vụ thực hiện mô hình IPM trên lúa đã đào tạo cho 50 cán bộ BVTV. Lớp học nhằm
thử nghiệm và phát triển phương pháp đào tạo tại hiện trường (FFS) như là sự mở rộng
của phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

9


×