Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHÂN TÍCH mối QUAN hệ GIỮA CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG lợi NHUẬN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VINATABA – PHILIPS MORRIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 97 trang )

Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ - KHỐI LƢỢNG - LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN VINATABA – PHILIPS MORRIS
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

BÙI DIÊN GIÀU

LÊ NGỌC GIA AN
MSSV:4084427
Lớp: Kế toán 1
Khóa 34

Cần Thơ 2012

GVHD: Bùi Diên Giàu

i

SVTH: Lê Ngọc Gia An




Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn khoa Kinh Tế-Quản Trị
Kinh Doanh đã giúp cho em hoàn thành luân văn, một mặt là bƣớc chuyển tiếp
giúp cho chúng em khỏi lúng túng sau này làm luận văn tốt nghiệp,một mặt
giúp cho chúng em vận dụng những lý thuyết đã học áp dụng vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trƣờng
Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh đã
cung cấp nhiều kiến thức cho em trong những năm học qua để em có thể làm
tốt chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô (Chú), Anh (Chị) ở phòng kế toán
của Công ty TNHH Philip Morris đã nhiệt tình hƣớng dẫn, cung cấp số liệu
trong quá trình tôi thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, em xin đặc biệt cảm ơn Thầy Bùi Diên Giàu hƣớng
dẫn em hoàn thành đề tài này. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cƣơng, bảng
nháp, đến hoàn thành bảng chính em đã có nhiều sai sót về nội dung cũng nhƣ
hình thức trình bày, nhƣng nhờ sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Cô mà em đã khắc
phục để hoàn thành chuyên đề của mình.
Cần thơ, ngày…… tháng ……năm…….
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Lê Ngọc Gia An

GVHD: Bùi Diên Giàu

ii


SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ dề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Cần thơ, ngày…… tháng ……năm…….
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Lê Ngọc Gia An

GVHD: Bùi Diên Giàu

iii

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..........................
Cần thơ, ngày…… tháng ……năm…….
Thủ trƣởng đơn vị
(ký và ghi họ tên)

GVHD: Bùi Diên Giàu

iv

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Cần thơ, ngày…… tháng ……năm…….
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)

GVHD: Bùi Diên Giàu

v


SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày…… tháng ……năm…….
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)


GVHD: Bùi Diên Giàu

vi

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ..................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 2
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 3
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 3
2.1.1.khái niệm về phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận ......... 3
2.1.2. Phân loại theo sự ứng xử của chi phí .............................................................. 4
2.1.3.Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi
nhuận ....................................................................................................................... 11
2.1.4. Bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí ........................................................... 16
2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn ................................................................................. 17
2.1.6. Những hạn chế khi phân tích CVP ................................................................ 22
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 22

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................ 22
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................... 22
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỨU HẠN
VINATABA-PHILIP MORRIS ........................................................................... 23
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
VINATABA-PHILIP MORRIS ........................................................................... 23
3.1.1. Giới thiệu về công ty ..................................................................................... 23
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................. 24
3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỊ, QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT
ĐỘNG ..................................................................................................................... 24
GVHD: Bùi Diên Giàu

vii

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

3.2.1. Chức năng và mục tiêu hoạt động ................................................................. 24
3.2.2. Phạm vi hoạt động ......................................................................................... 25
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ...................................................................................... 27
3.3.1. Cơ cấu tổ chức công ty .................................................................................. 27
3.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty ........................................................ 28
3.4. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY (2009-2011) ......................................................................................... 31
3.4.1. Doanh thu ...................................................................................................... 33
3.4.2. Chi phí ........................................................................................................... 34
3.4.3. Lợi nhuận ...................................................................................................... 34
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN

TRONG NHỮNG NĂM TỚI ............................................................................... 36
3.5.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 36
3.5.2. Khó khăn ....................................................................................................... 37
3.5.3. Phƣơng hƣớng phát triển ............................................................................... 38
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG –
LỢI NHUẬN (C-V-P) ........................................................................................... 39
4.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ........................................ 39
4.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................... 40
4.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp ........................................................................... 41
4.1.3. Chi phí sản xuất chung .................................................................................. 43
4.1.4. Chi phí bán hàng ........................................................................................... 44
4.1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp ....................................................................... 46
4.1.6. Tổng hợp chi phí ........................................................................................... 48
4.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY .......... 49
4.2.1. Sản lƣợng tiêu thụ ......................................................................................... 49
4.2.2. Doanh thu ...................................................................................................... 49
4.3. BÁO CÁO THU NHẬP DẠNG ĐẢM PHÍ .................................................. 50
4.3.1. Bảng báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí .................................................. 50
4.3.2. Số dƣ đảm phí và tỷ lệ số dƣ đảm phí ........................................................... 53
4.3.3. Cơ cấu chi phí................................................................................................ 56
4.3.4. Đòn bầy kinh doanh ...................................................................................... 57
GVHD: Bùi Diên Giàu

viii

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”


4.3.5. Kết cấu hàng bán ........................................................................................... 59
4.4.PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG
– LỢI NHUẬN ..................................................................................................... 60
4.4.1. Phân tích điểm hòa vốn ................................................................................. 60
4.4.2. Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận ................................................................ 63
4.4.3. Phân tích điểm hòa vốn với giá bán .............................................................. 67
4.4.4. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ................ 68
4.4.5. Ứng dụng mô hình CVP trong kế hoạch kinh doanh 2012 ........................... 70
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI
NHUẬN CHO CÔNG TY .................................................................................... 76
5.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC NHÃN 2011 ......................................... 76
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY ..... 77
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 82
6.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 84
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 86

GVHD: Bùi Diên Giàu

ix

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: BẢNG GIÁ TRỊ TRONG PHƢƠNG PHÁP BÌNH PHƢƠNG BÉ
NHẤT ....................................................................................................................... 11

Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ TỔNG
QUÁT ....................................................................................................................... 16
Bảng 3: MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ, DOANH THU,LỌI NHUẬN ..................... 17
Bảng 4: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 2009-2011 .............................. 32
Bảng 5: CĂN CỨ ỨNG XỬ CỦA 3 DÕNG SẢN PHẨM ................................... 39
Bảng 6: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP ....................................... 40
Bảng 7: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU SO VỚI ĐỊNH MỨC ........... 41
Bảng 8: TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG 2011 ............................................ 43
Bảng 9: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2011 CỦA CÔNG TY ............... 44
Bảng 10: BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ ĐƠN VỊ CỦA TỪNG NHÃN.................... 44
Bảng 11: TỔNG HỢP CPBH CỦA 3 DÕNG SẢN PHẨN 2011 ......................... 45
Bảng 12: TỔNG HỢP BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ BÁN HÀNG ......................... 46
Bảng 13: TỔNG HỢP CP QLDN CỦA 3 DÕNG SẢN PHẨM 2011 ................. 47
Bảng 14: CHI PHÍ QLDN 2011 ............................................................................. 48
Bảng 15: TỔNG HỢP BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ NĂM 2011 CỦA
CÔNG TY ............................................................................................................... 48
Bảng 16: SẢN LƢƠNG TIÊU THỤ TỪNG NHÃN QUA 3 NĂM ..................... 49
Bảng 17: DOANH THU TỪNG NHÃN 2009-2011 .............................................. 50
Bảng 18: BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ ............................. 51
Bảng 19: BÁO CÁO THU NHẬP 2011 ................................................................. 52
Bảng 20: SỐ DƢ ĐẢM PHÍ THEO TỪNG NHÃN ............................................. 52
Bảng 21: MỐI QUAN HỆ GIỮA SDĐP VÀ SẢN LƢỢNG................................ 53
Bảng 22: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA 3 NHÃN ......................................................... 56
Bảng 23: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÕN BẨY KINH DOANH VÀ LỢI
NHUẬN KHI DOANH THU THAY ĐỔI ............................................................. 58
Bảng 24: KẾT CẤU HÀNG BÁN CỦA 3 NHÃN ................................................ 59
Bảng 25: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ BÁN VÀ ĐIỂM HÕA VỐN .................. 68
Bảng 26: KẾT CẤU HÀNG BÁN MỚI CỦA 3 NHÃN NĂM 2011 ................... 69
GVHD: Bùi Diên Giàu


x

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

Bảng 27: MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT CẤU HÀNG BÁN VỚI ĐIỂM HÒA
VỐN .......................................................................................................................... 69
Bảng 28: SẢN LƢỢNG BÁN KẾ HOẠCH 2012 ................................................. 70
Bảng 29: DOANH THU BÁN KẾ HOẠCH 2012 ................................................. 71

GVHD: Bùi Diên Giàu

xi

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ............... 4
Hình 2: ĐỒ THỊ BIẾN PHÍ .................................................................................... 5
Hình 3: ĐỒ THỊ ĐỊNH PHÍ ................................................................................... 6
Hình 4: ĐỒ THỊ CHI PHÍ HỔN HỢP .................................................................. 8
Hình 5: MINH HỌA PHƢƠNG PHÁP ĐỒ THỊ ............................................... 10
Hình 6: ĐỒ THỊ CHI PHÍ KHỐI LƢỢNG LỢI NHUẬN ................................ 19
Hình 7: SÀN PHẨM NHÃN VPM ....................................................................... 25
Hình 8: SẢN PHẨM NHÃN MARIBORO ......................................................... 26

Hình 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ............................................................ 27
Hình 10: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ PHẬN KẾ TOÁN .......................................... 29
Hình 11: TRÌNH TỰ GHI SỔ KỂ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
TRÊN MÁY ........................................................................................................... 30
Hình 12: DOANH THU CÔNG TY 2009-2011 .................................................. 33
Hình 13: LỢI NHUẬN CÔNG TY TỪ 2009-2011 ............................................. 35
Hình 14: TỶ LỆ CHI PHÍ CỦA 3 NHÃN ........................................................... 54
Hình 15: SẢN LƢỢNG TIÊU THỤ 2011 CỦA 3 NHÃN .................................. 55
Hình 16: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA TỪNG NHÃN ............................................. 56
Hình 17: ĐỒ THỊ HÕA VỐN NHÃN GE ........................................................... 64
Hình 18: ĐỒ THỊ HÕA VỐN NHÃN ICEL ....................................................... 65
Hình 19: ĐỒ THỊ HÕA VỐN NHÃN (NEW) ICEL .......................................... 65
Hình 20: ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN NHÃN GE ...................................................... 66
Hình 21: ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN NHÃN ICEL ................................................... 66
Hình 22: ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN NHÃN (NEW) ICEL...................................... 67

GVHD: Bùi Diên Giàu

xii

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH
CP NVL
CP NC

SDĐP
CP BH
CP QLDN
sp
đvsp
HSĐG
ĐBKD
DT

GVHD: Bùi Diên Giàu

Trách nhiệm hữu hạn
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Số dƣ đảm phí
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sản phẩn
Đơn vị sản phẩm
Hệ số đóng góp
Đòn bẩy kinh doanh
Doanh thu

xiii

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập càng ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thách
thức hơn trong nền kinh tế thị trƣờng. Để có thể cạnh tranh đƣợc với các công
ty khác đòi hỏi doanh nghiệp phải đƣa ra những chính sách đúng đắng và kịp
thời. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế hiện nay có rất nhiều công ty cùng tham
gia vào thị trƣờng vì vậy để công ty có thể tồn tại và phát triển đƣợc thì việc
quan trọng là kiểm soát đƣợc doanh thu, chi phí và lợi nhuận để từ đó có những
chính sách chiến lƣợc phù hợp và hiệu quả.
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hƣớng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận,
trong đó mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận (C – P – V) luôn là nổi
trăn trở của nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Qua việc phân
tích mối quan hệ doanh thu, chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận nhà quản lý sẽ biết
đƣợc những yếu tổ ảnh hƣởng đến giá bán, sản lƣợng tiêu thụ, kết cấu của từng
mặt hàng mà doanh nghiệp cung ứng trên thị trƣờng, quan trọng nhất vẩn là
những ảnh hƣởng của chi phí tác động lên lợi nhuận từ đó mà nhà quản lý có
thể đƣa ra những chính sách hợp lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn VINATABA –
PHILIPS MORRIS tôi có cơ hội tiếp xúc với tình hình kinh doanh thực tế của
Công ty kết hợp với kiến thức đã đƣợc học tôi nhận thấy đƣợc tầm quan trọng
của việc phân tích C – P – V và đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích mối
quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận của Công ty trách nhiệm hữu
hạn VINATABA – PHILIP MORRIS” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Trong đề tài tôi sẽ tập trung phân tích các yếu tố nhƣ giá bán sản phẩm,
sản lƣợng tiêu thụ, các loại chi phí và kết cấu chi phí, những nhân tố này sẽ ảnh
hƣởng đến lợi nhuận nhƣ thế nào? Từ đó đƣa ra những giải pháp để nâng cao

lợi nhuận cho công ty.

GVHD: Bùi Diên Giàu

1

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận các mặt hàng mà
Công ty sản xuất để thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng này mang
lại và đƣa ra những giải pháp để tối ƣu lợi nhuận của Công ty trong tƣơng lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đƣa ra những cơ sở lý luận làm mục tiêu phân tích mối quan hệ Chi phí
– Khối lƣợng – Lợi nhuận.
- Phân tích các khoản doanh thu, chi phí phát sinh tại doanh nghiệp
- Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lƣợng - Lợi nhuận các mặt hàng
của Công ty.
- Ứng dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận
- Đƣa ra giải pháp tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn VINATABA – PHILIP
MORRIS có trụ sở ở Quốc lộ 1A – Phƣờng Ba Láng – Quận Cái Răng – Thành
phố Cần Thơ. Do tính chất phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên

phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong những sản phẩm chủ lực của Công ty.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ ngày 13/2/2012 đến ngày 14/4/2012
- Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2009 đến 2011

GVHD: Bùi Diên Giàu

2

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Trong quá trình phát triển và mở rộng thì vai trò của kế toán quản trị ngày
càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động quản trị của công ty. Do số lƣợng
thông tin cần xử lý ngày càng nhiều và nhu cầu thông tin phải là những thông
tin thích hợp, đáng tin cậy làm cơ sở cho quá trình ra quyết định. Đặt biệt là
việc kiểm soát tốt các yếu tố chi phí, tranh thủ nguồn lực có sẳn liên quan đến
sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh của cơ chế
thị trƣờng. Để có đƣợc những thông tin thích hợp nhƣ vậy thì kế toán quản trị là
một trong những bộ phận không thể thiếu trong việc ra quyết định của công ty.
Kế toán quản trị sử dụng những thông tin chủ yếu từ kế toán tài chính và
những thông tin thích hợp khác để soạn thảo ra những báo cáo nội bộ, những
bảng phân tích khác nhau phục vụ cho nhu cầu quản trị khác nhau. Một trong
số những nhiệm vụ của kế toán quản trị là phân tích ảnh hƣởng Chi phí – Khối

lƣợng – Lợi nhuận và đƣa ra những đánh giá khách quan cho nhà quản trị.
2.1.1. Khái niện về phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi
nhuận
2.1.1.1. Khái niệm
Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lƣợng - Lợi nhuận ( Cost – Volume
– Profit) là kỹ thuật phân tích cho kế toán viên đánh giá đƣợc sự biến đổi trong
mối quan hệ của giá bán, chi phí sản xuất, sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận của công ty.
Các nhà quản trị dựa vào kết quả việc phân tích này mà có cái nhìn tổng
quan hơn hiệu quả quá trình sản xuất, nhìn thấy đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng
đến lợi nhuận để có những quyết định hợp lý tối ƣu hóa lợi nhuận.
2.1.1.2. Mục tiêu phân tích
Mục tiêu của việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lƣợng - Lợi nhuận
chính là phân tích kết cấu chi phí, phân tích rủi ro từ kết cấu chi phí này. Dựa
trên những dự báo về khối lƣợng hoạt động, Công ty đƣa ra kết cấu chi phí phù
hợp để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Đồng thời, mô hình C - V - P có thể đo
GVHD: Bùi Diên Giàu

3

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

lƣờng hiệu quả các sự lựa chọn khác nhau nhƣ thay đổi biến phí, định phí, thay
đổi sản lƣợng, tăng (giảm) giá bán, thay đổi phƣơng thức hay chính sách hoạt
động. Mô hình C - V - P rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về giá bán
và doanh thu khi Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, hoặc muốn thêm hay
loại đi một dòng sản phẩm, hoặc để quyết định xem có nên chấp nhận đơn đặt

hàng nào đó hay không.
Để phân tích đƣợc mô hình CVP cần hiểu rỏ các phân loại chi phí theo sự
ứng xử của chi phí, hiểu rỏ hai khái niệm biến phí, định phí trong doanh nghiệp.
Thành lập đƣợc bản báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí.
2.1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Sự biến động của một khoản mục chi phí khi mức độ hoạt động tăng
(giảm) đƣợc gọi là sự ứng xử của chi phí theo mức độ hoạt động đó. Khi mức
độ hoạt động kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị cần phải thấy đƣợc sự biến
động của chi phí nhƣ thế nào, biến động bao nhiêu và loại biến động tƣơng ứng
với mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này tổng chi phí của doanh nghiệp
đƣợc phân chia theo mô hình sau:

Tổng
chi phí

Biến phí
tỷ lệ

Biến Phí
Biến phí
cấp bật

Định phí
bắt buột

Định phí

Chi phí
hổn hợp


Định phí không
băt buột

Hình 1: MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁC ỨNG XỬ
2.1.2.1. Biến phí (variable cost)
Biến phí ( Chi phí khả biến) là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ
thuận với biến động về mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lƣợng
sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy, sản phẩm tiêu thụ. Quan hệ tỷ lệ thuận này
xét trên tổng số tiền, còn nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì không
GVHD: Bùi Diên Giàu

4

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

thay đổi. Biến phí xuất hiện khi doanh nghiệp hoạt động và bằng không khi
doanh nghiệp ngƣng sản xuất.

Hình 2: ĐỒ THỊ BIẾN PHÍ
Khảo sát tỉ mỉ về biến phí, nhận thấy rằng biến phí tồn tại dƣới nhiều hình
thức ứng xữ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doang của doanh nghiệp.
a) Biến phí thực thụ ( true variable costs)
Biến phí thực thụ là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỷ lệ
thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động nhƣ chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng…
Xét về mặt toán học biến phí thực thụ đƣợc thể hiện theo phƣơng trình:
Y = aX

Với Y là tổng biến phí, a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động, X
là mức độ hoạt động.
Cách ứng xử tuyến tính theo biến phí đơn vị và mức độ hoạt động nên
điều quan tâm là kiểm soát tốt hơn biến phí thực thụ. Xây dựng và hoàn thiện
định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát cách thức ứng xử
của biến phí thực thụ. Xét về phƣơng diện trách nhiệm, biến phí thực thụ là chi
phí gắn liền với trách nhiệm và quyết định của nhà quản trị trong nhiệm kỳ
quản lý.
b) Biến phí cấp bậc ( step variable costs)

GVHD: Bùi Diên Giàu

5

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

Biến phí cấp bật là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra
khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Biến phí loại
này không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Ví dụ chi phí lƣơng thợ
bảo trì, chi phí điện năng… những chi phí này thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt
động nhƣng khi quy mô sản xuất tăng (giảm) đến một giới hạn nhất định.
Về phƣơng diện toán học, biến phí cấp bậc đƣợc thể hiện theo phƣơng
trình:
Y=aiXi
Với a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc vì vậy để tiết kiệm và kiểm soát
tốt cần phải:

- Xây dựng, hoàn thiện định mức chi phí cấp bật ở từng cấp bật tƣơng
ứng.
- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt đƣợc một tỷ lệ biến phí
cấp bật tiết kiệm nhất cho phép trong từng phạm vi.
2.1.2.2. Định phí (fixed costs)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi, nhƣng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì định phí thay đổi. Khi
mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm,
và ngƣợc lại. Nhƣ vậy trong doanh nghiệp luôn tồn tại định phí dù có hoạt động
hay không.
Định phí bao gồm các khoản chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, chi phí
quanrq cáo, tiên lƣơng của bộ phận quản lý phục vụ.

Y=B

Y = B/X

Mức độ hoạt động

Hình 3: ĐỒ THỊ ĐỊNH PHÍ

GVHD: Bùi Diên Giàu

6

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”


Từng cách ứng xử khác nhau của định phí trong sản xuất kinh doanh mà
định phí sẽ đƣợc tồn tại dƣới những dạng sau.
a) Định phí bắt buột ( committed fixed costs)
Định phí bắt buột là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài
hạn nhƣ khấu hao tài sản, chi phí bảo dƣỡng… Hai đặc điểm cơ bản của định
phí bắt buột là:
- Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Chúng không thể cắt giảm trong một thời gian ngắn.
Do định phí bắt buột có tính chất lâu dài và có ảnh hƣởng đến mục tiêu
của doanh nghiệp nên cần phải thận trọng khi quyết định đầu tƣ. Ngoài ra định
phí bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm, dù chỉ trong thời gian ngắn vì nó sẽ
ảnh hƣởng đến quá trình sinh lời hoặc mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Về phƣơng diện toán học, định phí đƣợc biểu hiện bằng phƣơng trình:
Y=B
Với B là một hằng số
b) Định phí không bắt buột (discretionary fixed costs)
Định phí không bắt buột còn đƣợc xem là định phí quản trị. Chi phí này
phát sinh gắn liền với các quyết định hàng năm của nhà quản trị nhƣ chi phí
quảng cáo, chi phí tiếp khách, nghiên cứu… Nhà quản trị không bị ràng buột
bởi nhiều quyết định về định phí không bắt buộc, có thể điều chỉnh tăng (giảm)
hoặc cắt bỏ hoàn toàn định phí không bắt buột.
Phƣơng trình định phí không bắt buột khi xét về mặt toán học nhƣ sau:
Y = Bi
Với B thay đổi theo bậc i
Sự khác nhau giữa định phí bắt buột và định phí không bắt buột:
- Định phí không bắt buộc thƣờng gắn liền với những kế hoạch ngắn hạn
và là mức chi phí hàng năm của doanh nghiệp trong khi đó định phí bắt buột
liên quan đến các quyết định dài hạn của doanh nghiệp.
- Trong trƣờng hợp cần thiết có thể cắt giảm định phí không bắt buộc

trong một thời gian ngắn nhƣng việc này không thể thực hiện đối với định phí
bắt buộc.
GVHD: Bùi Diên Giàu

7

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

2.1.2.3. Chi phí hổn hợp (mixed costs)
Chi phí hổn hợp là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở một
mức độ hoạt động nào đó, chi phí hổn hợp là định phí, mang đặc điểm của định
phí nhƣng ở một mức độ hoạt động khác nó có thể bao gồm cả định phí, biến
phí và mang cả hai đặc điểm của biến phí và định phí.
Về mặt phƣơng diên toán học, chi phí hổn hợp đƣợc thể hiện bằng phƣơng
trình:
Y = aX + B
Với a là biến phí đơn vị, X là mức độ hoạt động, B là định phí trong thành
phần chi phí hổn hợp.

Tổng chi phí
Y  aX  b

Yếu tố khả biến và bất
biến
Y b

Yếu tố bất biến

Mức độ hoạt động
Hình 4: ĐỒ THỊ CHI PHÍ HỔN HỢP
Chi phí hổn hợp tồn tại theo hai dạng phạm vi phù hợp: phạm vi tồn tại
định phí và phạm vi tồn tại biến phí nhƣ vậy cần nhận định và lựa chọn thích
hợp những phạm vi định phí và biến phí trong xây dựng ngân sách chi phí
doanh nghiệp. Để kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hổn hợp, nhà quản trị
cần phân tích chi phí hổn hợp khi tách riêng thành biến phí và định phí. Các
phƣơng pháp phân tích biến phí, định phí thƣờng đƣợc sử dụng là:
- Phƣơng pháp cực đại cực tiểu
- Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
- Phƣơng pháp đồ thị phân tán
a) Phương pháp cực đại cực tiểu (high-low method)
Phƣơng pháp cực đại - cực tiểu còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch,
phƣơng pháp này phân tích dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao
GVHD: Bùi Diên Giàu

8

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

nhất và ở mức thấp nhất. Chệnh lệch chi phí của hai cực đƣợc chia cho mức độ
gia tăng cƣờng độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến
phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.
Phƣơng trình chi phí tổng quát: Y  aX  b
Xác định biến phí đơn vị a:
Mức biến động chi phí
a = Biến phí bình quân =


Mức biến động sản lƣợng

Xác định phần định phí B:
Chi phí của mức độ
B = Định phí =
hoạt động cao nhất
hoặc thấp nhât

-

a*(số lƣợng hoạt
động cao nhất hoặc
thấp nhất)

Sau đó chúng ta tính đƣợc yếu tố biến phí tại một mức sản lƣợng nào đó
rồi suy ra yếu tố định phí.
Phƣơng pháp cực đại - cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhƣng có nhƣợc
điểm lớn là chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phƣơng trình biến thiên của chi
phí, do đó chƣa đủ để cho kết quả phân tích chi phí chính xác.
b) Phương pháp đồ thị phân tán (The scatter graph method)
Phƣơng pháp này sử dụng một đồ thị trên mặt phẳng, trục tung biểu diển
chi phí, trục hoành biểu thị số lƣợng hoạt động. Đầu tiên thu thập (quan sát) chi
phí hỗn hợp ở nhiều mức độ khác nhau. Kế đó nối các điểm trên đồ thị ta đƣợc
một đƣờng gấp khúc. Sử dụng phép hồi quy, kẻ một đƣờng thẳng hồi quy sau
cho các điểm đã đánh dấu cách đƣờng hồi quy một khoảng xấp xỉ bằng nhau.
Độ dốc của đƣờng hổi quy phản ánh yếu tố khả biến của chi phí hổn hợp. Giao
điển của đƣờng hồi quy với trục tung chính là yếu tố định phí.
Tổng chi phí
Y  aX  b


Y4
Y3

Y2
Y1
X1

X2

X4

X3

Mức độ hoạt động

Hình 5: MINH HỌA PHƢƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
GVHD: Bùi Diên Giàu

9

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

Phƣơng pháp này cho phép loại bỏ một số quan sát bất thƣờng.
Phạm vi phù hợp đƣợc xác định tùy thuộc vào các quan sát phù hợp ở
mức thấp nhất và mức cao nhất sau khi bỏ qua các quan sát bất thƣờng.
c) Phương pháp bình phương bé nhất (least-squares regression method)

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tinh vi hơn phƣơng pháp cực đại - cực
tiểu. Thay vì kẻ một đƣờng thẳng hồi quy qua các điểm bằng sự quan sát thông
thƣờng, phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất thiết lập đƣờng biểu diễn qua thuật
toán thống kê.
Phƣơng trình dự toán chi phí tổng quát: Y  aX  b
Với n lần quan sát ta có hệ phƣơng trình sau:

 XY  a X  b X  (1)

 Y  a X  n * b  (2)
2

Trong đó: Y: Chi phí hỗn hợp
X: Số lƣợng đơn vị hoạt động
a: Biến phí đơn vị hoạt động
b: Tổng định phí
n: Số lần thống kê chi phí
Bảng 1: BẢNG CÁC GIÁ TRỊ TRONG PHƢƠNG PHÁP
BÌNH PHƢƠNG BÉ NHẤT
Số
quan sát
(tháng)

Mức độ
hoạt động
(X)

Tổng chi
phí
(Y)


Giá trị của
(XY)

Giá trị của
X2

1
2
3
4
5

Tổng:
Từ cách phân loại trên ta thấy hiểu đƣợc cách ứng xử của từng khoản chi
phí là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhƣng cũng rất khó khăn khi
quản trị chi phí. Nó giúp nhà quản trị có những định hƣớng đúng đắn trong việc
GVHD: Bùi Diên Giàu

10

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

đầu tƣ, sử dụng và quản lý chi phí, đảm bảo tăng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh nhƣng phải tiết kiệm chi phí.
2.1.3. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ Chi phí – Khối
lƣợng – Lợi nhuận

2.1.3.1. Số dƣ đảm phí và Tỷ lệ số dƣ đảm phí
a) Số dư đảm phí (contribution margin)
Số dƣ đảm phí là một số dƣ biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn
lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi biến phí. Tổng số dƣ đảm phí đƣợc
sử dụng trƣớc hết là để trang trải định phí phần còn lại là lợi nhuận trong kỳ.
Đặt: X là sản lƣợng
g là đơn giá bán
a là biến phí đơn vị
B là định phí
- Số dƣ đảm phí từng đơn vị sản phẩm: g – a
- Số dƣ đảm phí của một loại sản phẩm: (g – a)X
- Ta có: Khi bán với mức sản lƣợng X1 thì lợi nhuận bằng 0
Khi sản lƣợng tiêu thụ tăng lên đến X2 thì:
- Lợi nhuận: (g –a)X2 – B
- Mức tăng lợi nhuận: (g –a)X2 – B - (g –a)X2 – B = (g – a)(X2 – X1)
Khi sản lƣợng tiên thụ vƣợt qua một mức sản lƣợng nào đó thì mức tăng
số dƣ đảm phí sẽ chính bằng mức tăng lợi nhuận và khi tăng một số lƣợng sản
phẩm nhƣ nhau thì sản phẩm nào có số dƣ đảm phí cao hơn thì sẽ đạt đƣợc lợi
nhuận cao hơn
Khái niệm số dƣ đảm phí chỉ cho doanh nghiệp thấy rỏ số lƣợng bán biến
động làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó tác động nhƣ thế nào đến lãi
thuần.
b) Tỷ lệ số dư đảm phí (contribution margin ratio)
Tỷ lệ số dƣ đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa số dƣ
đảm phí và doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với giá bán. Tỷ lệ số dƣ đảm
phí của từng sản phẩm củng chính là tỷ lệ số dƣ đảm phí của một loại sản
phẩm.

GVHD: Bùi Diên Giàu


11

SVTH: Lê Ngọc Gia An


Đề tài: “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận”

Tỷ lệ số dư = (g – a) X
gX
đảm phí

100% =

(g – a) X
g

100%

phí

Số dƣ đảm phí
Số dƣ đảm phí 1 sản phẩm
Tỷ lệ số dư
=
=
100%
đảm phí
Đơn giá bán
Doanh thu


phí

Doanh thu tăng lên một lƣợng thì lợi nhuận tăng một mức bằng tích của tỷ
lệ số dƣ đảm phí với mức tăng doanh thu. Nhƣ vậy khi doanh thu tăng lên một
mức thì những sản phẩm bộ phận nào có tỷ lệ số dƣ đảm phí cao hơn sẽ có
đƣợc mức tăng doanh thu tốt hơn. Quan hệ này chỉ ra cho những nhà quản trị
những lựa chọn thích hợp về những sản phẩm, bộ phận khi chỉ có khả năng gia
tăng doanh thu ở một mức giới hạn. Tuy nhiên các nhà quản trị cũng cần phải
thận trọng với xu hƣớng tiên cực khi phân tích mối quan hệ này là để tăng lợi
nhuận trong điều kiện giới hạn về khả năng tăng doanh thu hay những ƣu thế
của những sản phẩm, bộ phận có tỷ lệ số dƣ đảm phí cao các nhà quản trị
thƣờng chỉ chú trọng đầu tƣ vào những sản phẩm, bộ phận có tỷ lệ số dƣ đảm
phí lớn nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh làm giảm năng lực cạnh
tranh trong tƣơng lai.
2.1.3.2. Kết cấu chi phí (costs struction)
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí,
định phí) trong tổng chi phí. Nó vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của
doanh nghiệp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tƣ và sử dụng ngắn hạn, dài
hạn về cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mổi kết cấu chi phí
cũng thƣờng tồn tại những quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi
doanh thu và mổi doanh nghiệp thƣờng chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp
với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Qua phân tích kết cấu chi phí chúng ta sẽ nhận thấy rằng những sản phẩm,
bộ phận, doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí thì khi doanh thu
thay đổi thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo với mức độ nhỏ hơn sự thay đổi lợi
nhuận của những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp nào có tỷ lệ định phí cao
hơn tỷ lệ biến phí. Hay nói cách khác những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp
nào có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí thì lợi nhuận ít nhạy cảm khi doanh thu

GVHD: Bùi Diên Giàu


12

SVTH: Lê Ngọc Gia An


×