Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIÁO dục âm NHẠC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ở NEW ZEALAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.54 KB, 3 trang )

GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Ở NEW ZEALAND
Nguyễn Văn Hảo
(Bài đăng trên Tạp chí Giáo dục số 81 – tháng 3/2004)
1. Giáo dục phổ thông ở New zealand
Ở New zealand, giáo dục phổ thông được đặc biệt chú trọng. Sau khi rời trường mầm non, trẻ
em bắt đầu vào trường phổ thông lúc 5 tuổi và kết thúc quá trình học phổ thông khi các em
khoảng 17 hoặc 18 tuổi ( học hết lớp 13).
Hệ thống trường phổ thông ở New zealand khá phong phú: trường tiểu học ( Primary
School) học từ lớp 1 đến lớp 6, với độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi; trường tiểu học toàn phần ( Full
Primary School) từ lớp 1 đến lớp 8, với độ tuổi từ 5 đến 12; trường phổ thông bậc trung
( Intermedite School) từ lớp 7 đến lớp 8 với độ tuổi từ 11 đến 12 ( đây loại trường trung gian
giữa trường tiểu học với trường trung học); trường trung học ( SecondarySchool) từ lớp 9 đến
lớp 13, với độ tuổi từ 11 đến 17 hoặc 18. Ngoài ra, còn có trường hợp dạy từ lớp 7 đến lớp 13
với độ tuổi từ 11 đến 17 hoặc 18; trường khu vực ( area School) từ lớp 1 đến lớp 11.
Chương trình học được gắn với từng cấp độ khác nhau như:
Cấp độ

Tuổi

Học lớp

1
1
2
2
3
3
4
4
5


5 (6)
6
6 (7)
7 (8)

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17 (18)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13

Từ giai đoạn lớp 1 đến lớp 10 là giai đoạn phổ thông bắt buộc phải theo học cấp độ từ 1 đến
5; lớp 9 và 10 HS bắt đầu đi sâu vào chuyên biệt.
Chương trình học trong nhà trường phổ thông bao gồm: Ngôn ngữ và những ngôn ngữ ( có
nghĩa là HS phải học tiếng Anh và tiếng Maori coi như tiếng phổ thông, ngoài ra HS chọn
các ngôn ngữ khác như: Nhật, Ý, Pháp,…) Toán, Khoa học ( Sinh,Lí, Hoá), Kĩ thuật, Khoa
học xã hội ( Sử, Địa), Nghệ thuật ( Âm nhạc, Múa, Kịch, Nghệ thuật hình ảnh), Giáo dục
sức khoẻ. Đây là chương trình dành cho tất cả trẻ em trên đất nước New zealand, dù ở hoàn
cảnh nào.
Chương trình gồm có 8 nhóm kĩ năng ( KN) chính: KN truyền đạt, KN tính toán ,
KN thông tin, KN giải quyết vấn đề, KN tự quản lí và tranh tài, KN xã hội và hợp tác , KN
thể chất, KN làm việc và nghiên cứu.
Với các KN trên, tuỳ theo từng môn học mà HS chọn các KN phù hợp. Khi giảng
dạy, GV dùng hết tất cả các KN nhưng chú trọng vào KN nào nhiều hơn tuỳ thuộc vào đặc
thù từng môn.
Chính phủ New zealand rất chú trọng và quan tâm đến nền kinh tế tri thức, không thể
có nền kinh tế tri thức tốt khi trình độ đọc và viết kém. Vì vậy, trong các trường phổ thông,
việc rèn luyện cho HS đọc và viết là điều rất cần thiết đối với tất cả các môn học.


Việc sử dụng tài liệu giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông khá phong phú,
không nhất thiết phải chạy theo một giáo trình cố định. Bộ giáo dục và lãnh đạo các trường
chỉ quản lí khung chương trình, mục tiêu chung, mục tiêu cho từng cấp độ và các KN cần
đạt. Việc thiết kế nội dung bài giảng tuỳ thuộc vào mỗi GV, điều quan trọng hơn cả là họ đến
đích như thế nào có hiệu quả.
Hầu hết phòng học của các trường được sắp đặt cho việc tổ chức dạy học theo nhóm,
phương tiện dạy học đầy đủ, thuận lợi. Điểm nổi bật là các tiết học được GV chuẩn bị chu
đáo, thể hiện rõ phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Các giời học chủ yếu hướng cho

HS thấy được những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống., vì vậy, giờ học khá sinh động.
Trong giờ học, HS được thực hành, độc lập tư duy và thảo luận cởi mở, dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của GV.
2. Các môn nghệ thuật và việc giảng dạy trong trường phổ thông
Ở New zealand , giáo dục nghệ thuật được xem là một phần giáo dục học đường có ý nghĩa
quan trọng đối với tất cả mọi người.
Chương trình nghệ thuật trong nhà trường phổ thông bao gồm : Múa, Kịch, Âm
nhạc, Nghệ thuật hình ảnh. Mỗi phần đều có nội dung kiến thức khác nhau cùng với những
khái niệm, hình thức, thể loại, quy trình và phương tiện tìm tòi riêng của nó.
Việc phát triển hình tượng trong nghệ thuật được coi là vấn đề trọng tâm của chương
trình. Vì vậy, mục đích của nghệ thuật trong chương trình làlàm cho HS có thể phát triển
hình tượng trong múa, Kịch, Âm nhạc và Nghệ thuật hình ảnh; giúp các em tham gia các
hoạt động nghệ thuật và phát triển sự hứng thú lâu dài trong nghệ thuật; đồng thời mở rộng
sự hiểu biết khi tham gia nghệ thuật.
Những mục đích này đạt được khi HS phát triển KN, kiến thức và sự hiểu biết trong
phạm vi rộng rãi những hình thức nghệ thuật truyền thống và hiện đại của New zealand cùng
với nền văn hoá quốc tế.
Mục tiêu cần đạt cho cả bốn môn ( Múa, Kịch, Âm nhạc, và Nghệ thuật hình ảnh ) là
HS sẽ phát triển kiến thức thực tiễn trong nghệ thuật ( Devoloping Practical Knowle in the
arts) ; phát triển ý tưởng trong nghệ thuật (Devoloping Ideas in the arts); truyền đạt và thể
hiện trong nghệ thuật ( Communicating and Iterpreting in the arts ); hiểu nghệ thuật trong
bối cảnh ( Understanding the arts in Context).
Chương trình các môn nghệ thuật trong trường phổ thông ở New zealand được bắt
đầu bằng giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 8. Giai đoạn này HS phải học cả bốn môn trong sự đáp
ứng và tạo điều kiện của nhà trường. Trong khi HS học tất cả môn thì nhà trường có thể
mềm dẻo trong việc quyết định khối lượng học tập để HS đạt được mục đích học tập ở từng
cấp học. Trong 2 năm lớp 9 và lớp 10, tối thiểu HS phải học 2 môn và HS phải đạt trình độ
5. Năm lớp 11 đến lớp 13, môn nghệ thuật đi vào chuyên biệt. Nhà trường có thể cung cấp
cho HS bằng nguồn tài liệu khác nhau như: phim, các nguồn thông tin đại chúng,…
Trên cơ sở mục tiêu cần đạt cho bốn môn nghệ thuật, môn âm nhạc được xác

định rõ:
1. Phát triển kiến thức thực tiễn trong âm nhạc: HS khai thác các nhân tố âm nhạc như :
giai điệu, tiết tấu, hoà âm, âm sắc,…Đây là những yếu tố quan trọng của âm nhạc. Một
khía cạnh khác trong kiến thức thực tiễn còn bao gồm cả việc thực hành về hát, chơi
nhạc cụ, nghe nhạc, sáng tác nhạc.
2. Phát triển ý tưởng trong âm nhạc: HS sẽ phát triển được sự hiểu biết của mình về những
kiến thức âm nhạc để sáng tạo âm thanh, ngẫu hứng chơi nhạc cụ và sáng tác âm nhạc.
3. Truyền đạt và thể hiện âm nhạc: HS sẽ tập chơi nhạc cụ, tập hát và trình diễn trước khán
giả. HS cần phản ánh và tự đánh giá những buổi trình diễn riêng của chúng và đánh giá
việc trình diễn của người khác.
4. Hiểu âm nhạc trong bối cảnh : HS phát triển kiến thức và hiểu biết của mình về âm nhạc
trong những bối cảnh khác nhau. HS thừa nhận sự đóng góp của âm nhạc trong nền văn


hoá, so sánh và đối chiếu những thể loại âm nhạc có liên quan đến bối cảnh của quá khứ
và hiện tại.
Từ những mục tiêu trên của môn âm nhạc, ở mỗi trình độ từ 1 đến 8 lại được cụ thể hoá
theo chiều hướng tăng dần của các nội dung chủ đạo: nghe, hát, chơi nhạc cụ, sáng tạo.
Trong các mục tiêu và nội dung chương trình cơ bản trên đây, mục tiêu thứ hai được gắn
liền với nội dung “ sáng tạo” và có quan hệ với các nội dung khác.
Cả 4 nội dung ( nghe, hát, chơi nhạc cụ, sáng tạo) đều được triển khai trong chương trình.
Tuy nhiên, phần chơi nhạc cụ được trẻ em thích thú nhiều hơn. Xét về điều kiện, phòng học
âm nhạc trong trường phổ thông ở New zealand cho thấy sự đầu tư và chú trọng cho môn
học nghệ thuật này. Các trường đều có phòng học âm nhạc riêng với sự đa dạng của các
nhạc cụ mà trong đó phổ biến là các đàn phím và các nhạc cụ gõ; các tài liệu về âm nhạc
cũng rất phong phú như: sách , băng, đĩa nhạc…
Hầu hết các giờ học sinh động , HS tham gia và quá trình học có hứng thú, GV chuẩn bị chu
đáo và làm việc có trách nhiệm. Các giờ học chú trọng vào nội dung thực hành; qua thực
hành (đặc biệt là chơi nhạc cụ ), các em học sinh hiểu được lí thuyết. Trong giờ học, GV đã
rèn luyện cho HS các KN chính như: nghe, hát, chơi nhạc cụ, sáng tạo, đọc, biểu diễn, phân

tích và đặc biệt là các em được thực hành luyện tập theo từng nhóm nhạc
Trên cơ cở mục tiêu, nội dung và các KN cần đạt, GV sẽ đánh giá HS ở các mức độ:
Xuất sắc, giỏi, Khá, trung bình.



×