Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT ( THI GV GIỎI, KÈM GA ĐT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.82 KB, 14 trang )

Ngày soạn: 08/ 02/ 2017
Ngày giảng: 15/ 02/ 207
Lớp: 10ª12

Phần ba. SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tiết 25. Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và
nguồn cacbon chủ yếu.
- Phân biệt được 3 kiểu thu nhận năng lượng ở các vi sinh vật hóa dị dưỡng là
lên men, hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng học tập, làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng thuyết trình, trình bày.
3. Thái độ, hành vi
- Nhận thức đúng để có hành động đúng.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật và 3 kiểu thu nhận năng lượng là lên men, hô
hấp kị khí, hô hấp hiếu khí.
III. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hỏi đáp tìm tòi bộ phận
1


- Làm việc độc lập với sách giáo khoa


- Thuyết trình tái hiện thông báo
2. Phương tiện
- Hình ảnh liên quan đến bài học
- Phiếu học tập
- Máy chiếu và các dụng cụ dạy học khác
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: (Kiểm tra sĩ số)
2. Kiểm tra bài cũ: (Bài đầu chương không kiểm tra)
3. Dạy bài mới
* Đặt vấn đề:
- Trên đây là các hình ảnh về hoa quả, bánh mì bị mốc, dưa muối và quá trình
lên men tạo rượu. Liên quan đến các hình ảnh này đều có sự tham gia của 1 nhóm
sinh vật. Hãy cho biết đó là nhóm sinh vật nào? → Đều có sự tham gia của các vi
sinh vật.
- Tên của các vi sinh vật đó là gì? → Nấm mốc, vi khuẩn lactic, nấm men rượu.
- Vậy, vi sinh vật là gì? Chúng chuyển hóa vật chất – năng lượng, sinh trưởng –
sinh sản ra sao? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta đi tìm hiểu trong phần ba, chương I
và bài 22.
* Nội dung bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vi I. Khái niệm vi sinh vật
sinh vật
- Dựa vào những kiến thức đã học, kết
hợp nghiên cứu thông tin trong SGK,
hãy cho biết vi sinh vật là gì?
HS trả lời, GV chuẩn hóa.
2



- Kích thước nhỏ bé (hiển vi).
- Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng
nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh,
phân bố rộng.
- Hãy kể tên một số vi sinh vật mà em
biết? HS trả lời.
- (Hình ảnh): 1 số đại diện quen thuộc
như: vi tảo, vi khuẩn E.coli, trùng đế
giày, HIV...
- Em có nhận xét gì về số lượng tế bào
và cấu trúc tế bào của vi sinh vật?
HS trả lời, GV chuẩn hóa.
- Đơn bào, tập hợp đơn bào; nhân sơ,
- Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại nhân thực.
khác nhau, có rất nhiều loài thậm chí
chúng ta không biết tên và chưa từng
nghe nói đến. Về mặt phân loại học, vi
sinh vật gồm các sinh vật thuộc các
giới sau:
- Phân loại:
+ Khởi sinh: Vi khuẩn,.
+ Nguyên sinh:

động vật nguyên

sinh, vi tảo, nấm nhầy...
+ Nấm: vi nấm.
+ Virut.
- ĐVĐ: Vi sinh vật sống ở những môi
trường nào và chúng dinh dưỡng ra

3


sao? → mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
và các kiểu dinh dưỡng ở VSV
- Trong tự nhiên, vi sinh vật có ở đâu?
→ HS: Trong đất, nước, không khí...
(trong thức ăn thiu thối, đồ dùng bị
mốc...): Môi trường có sẵn chất hữu cơ.
- ĐVĐ: Trong phòng thí nghiệm, khi
nuôi cấy vi sinh vật, người ta phải
nghiên cứu ra các loại môi trường nuôi
cấy phù hợp với từng loại vi sinh vật và
mục đích nuôi cấy.
1. Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản
- (Hình ảnh): Xét các loại môi trường
nuôi cấy sau, hãy cho biết sự sai khác
giữa các loại môi trường này là gì?
→HS: Thành phần và số lượng các
chất.
- Căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi
trường nuôi cấy được phân loại như thế
nào?
HS trả lời, GV chuẩn hóa.
+ Môi trường dùng chất tự nhiên: Gồm
các chất tự nhiên chưa xác định rõ
thành phần.
+ Môi trường tổng hợp: Đã biết thành
phần hóa học và số lượng.

4


+ Môi trường bán tổng hợp: gồm các
chất tự nhiên và các chất hóa học.
- Hãy cho biết A, B, C thuộc loại môi
trường nào? Vì sao?
- Môi trường dùng chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp.
- Môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể
ở dạng đặc (có thạch) hoặc dạng lỏng.
- ĐVĐ: Trong các môi trường đó, vi
sinh vật dinh dưỡng theo những
phương thức nào?
2. Các kiểu dinh dưỡng
- Bảng các kiểu dinh dưỡng: Hãy
nghiên cứu và cho biết: Dựa vào nhu
cầu của vi sinh vật về nguồn năng
lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người
ta phân chia các hình thức dinh dưỡng
của vi sinh vật thành mấy kiểu và đó là
những kiểu nào?
HS trả lời: 4 kiểu:
1. Quang tự dưỡng
2. Quang dị dưỡng
3. Hóa tự dưỡng
4. Hóa dị dưỡng
- Vi sinh vật quang tự dưỡng và hóa dị
dưỡng khác nhau ở chỗ nào?

5


HS trả lời, GV chuẩn hóa.
- Nếu chỉ dựa vào một trong hai tiêu
chí (nguồn năng lượng hoặc nguồn
cacbon chủ yếu) thì có mấy kiểu dinh
dưỡng?
HS trả lời, GV chuẩn hóa.
- Chia nhóm ( 3 nhóm), các nhóm lựa
chọn và trả lời câu hỏi. Thời gian suy
nghĩ trả lời là 15s.
+ (Hình ảnh): Vi khuẩn lam dinh dưỡng
theo hình thức nào? Tại sao?
→ Quang tự dưỡng.
+ (Hình ảnh): Nấm men Candida dinh
dưỡng theo hình thức nào? Tại sao?
→ Hóa dị dưỡng.
+ Hãy kể tên một số vi sinh vật hóa dị
dưỡng được sử dụng trong đời sống
hàng ngày? Nguồn năng lượng và
nguồn cacbon chủ yếu của chúng là gì?
HS trả lời, GV chuẩn hóa.
+ Vi sinh vật lên men lactic trong muối
dưa, vi sinh vật gây thối rữa thực
phẩm, vi sinh vật sống trong đường
ruột người...
+ Nguồn năng lượng và nguồn cacbon
đều lấy từ các chất hữu cơ.
- GV chuẩn hóa và chấm điểm: mỗi câu

6


trả lời đúng được 10 điểm.
- ĐVĐ: Các vi sinh vật hóa dưỡng sau
khi thu nhận năng lượng từ thức ăn, để
tạo ra các sản phẩm như rượu etylic,
axit lactic... thì chúng chuyển hóa các
chất dinh dưỡng qua 2 quá trình cơ bản
là hô hấp và lên men. Vậy, cụ thể
những quá trình này ở vi sinh vật có
đặc điểm gì? → mục III.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hô hấp và lên III. Hô hấp và lên men
men
- GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao từ buổi
học trước:
+ Mỗi nhóm tóm tắt đặc điểm của 1
trong 3 quá trình: hô hấp hiếu khí, kị
khí và lên men dưới dạng sơ đồ tư duy.
+ Kết quả bốc thăm nội dung phải hoàn
thiện các nhóm.
- Các nhóm lên trình bày kết quả trên
bảng.
- GV nêu cách chấm điểm:
+ Nội dung: 10đ
+ Hình thức: 10đ
+ Trình bày: 10 đ
- GV chiếu, phát phiếu học tập, nêu yêu
cầu:
+ Làm việc theo cặp: 2hs/ cặp.

7


+ Vừa lắng nghe đại diện các nhóm
trình bày, vừa hoàn thiện PHT bằng
cách điền các thông tin còn thiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV chuẩn hóa, chấm điểm.
- Chữa PHT.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện PHT
vào vở.
4. Củng cố
Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận:
- Nêu một số sản phẩm lên men thường gặp.
- Tại sao khi rót bia vào một đĩa sứ rồi để hở tự nhiên thì sau khoảng thời gian
hai tuần bia lại trở thành dấm?
- Tại sao rắc bột men vào một rá xôi rồi đậy lên trên một chiếc lá sen thì sau
một tuần xôi chuyển thành rượu nếp nóng rực?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời các câu hỏi.
- Làm việc theo nhóm (3 nhóm), chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY

Câu 1: Vi khuẩn nitrat hóa có kiểu dinh dưỡng như thế nào ?
A. Hóa tự dưỡng
B. Hóa dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng

8



Câu 2: Vi sinh vật nào dưới đây có kiểu dinh dưỡng giống với vi nấm ?
A. Vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
C. Tảo nâu
D. Trùng giày
Câu 3: Sinh vật tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là gì ?
A. Nhóm cacbonat
B. Chất hữu cơ
C. Khí cacbônic
D. Khí cacbonmônôxit
Câu 4: Dựa vào kiểu dinh dưỡng đặc trưng, em hãy cho biết vi sinh vật nào dưới đây
không cùng nhóm với những vi sinh vật còn lại ?
A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
B. Vi khuẩn lam
C. Tảo cát
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 5: Khi nói về quá trình phân giải, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Làm cho tế bào giảm sinh khối và kích thước
B. Luôn kèm theo quá trình tích lũy năng lượng
C. Xảy ra bên trong các vi sinh vật đơn bào
D. Xảy ra hiện tượng liên kết các phân tử tạo ra các hợp chất phức tạp

9


Câu 6: Môi trường nào dưới đây là môi trường tự nhiên trong nuôi cấy vi sinh vật ?
A. Axit amin, vitamin đã biết rõ thành phần, khối lượng.
B. Cao thịt bò và glucôzơ 1,3 g/l

C. Cao nấm men
D. Pepton và lizin 0,4 g/l
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ ?
A. Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là ARN
B. Không có hệ thống nội màng
C. Bên ngoài màng sinh chất được bao bọc bởi thành tế bào
D. Chứa ribôxôm
Câu 8: Vi sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là chất vô cơ ?
A. Nấm men bia
B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
C. Trùng roi xanh
D. Vi khuẩn ôxi hóa hiđrô
Câu 9: Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện có cùng kiểu dinh dưỡng ?
A. Trùng biến hình và vi khuẩn nitrat hóa
B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và tảo vàng ánh
C. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
D. Nấm men rượu và vi khuẩn lam
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở hầu hết các loài vi sinh vật ?

10


1. Kích thước hiển vi
2. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh
3. Sinh sản rất nhanh
4. Phân bố rộng
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 1, 2, 3

Đáp án và hướng dẫn giải
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

C


A

A

C

A

D

B

A

Câu 11: Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người
ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu ?
A. 3 kiểu
B. 4 kiểu
C. 2 kiểu
D. 5 kiểu
Câu 12: Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng ?
A. Trùng roi xanh

11


B. Vi khuẩn lactic
C. Tảo đỏ
D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

Câu 13: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Hô hấp thực
chất là một hình thức ... các hợp chất cacbohiđrat.
A. hóa dị dưỡng
B. quang dị dưỡng
C. hóa tự dưỡng
D. quang tự dưỡng
Câu 14: Chất nhận êlectron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là
A. O2.
B. CO2.
C. C6H12O6.
D. H2O.
Câu 15: Ở vi khuẩn hô hấp hiếu khí, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ thì chúng sẽ tích
lũy được bao nhiêu phân tử ATP ?
A. 34
B. 38
C. 36
D. 30
Câu 16: Ở dạng chuyển hóa vật chất nào dưới đây, chất cho êlectron và chất nhận
êlectron đều là những phân tử hữu cơ ?

12


A. Hô hấp vi hiếu khí
B. Hô hấp hiếu khí
C. Lên men
D. Hô hấp kị khí
Câu 17: Nếu cùng sử dụng một nguyên liệu đầu vào với hàm lượng như nhau thì
trong các dạng chuyển hóa vật chất dưới đây, dạng nào có hiệu suất tạo năng lượng
(ATP) cao nhất ?

A. Hô hấp kị khí
B. Hô hấp vi hiếu khí
C. Hô hấp hiếu khí
D. Lên men
Câu 18: Vi sinh vật tổng hợp nên dầu, mỡ từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây ?
A. Axit amin và glucôzơ
B. Glucôzơ và axit béo
C. Glixêrol, axit béo và axit phôtphoric
D. Glixêrol và axit béo
Câu 19: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ ứng dụng quá trình phân giải
pôlisaccarit ?
A. Giò lụa
B. Nước mắm
C. Nem chua
D. Đậu phụ

13


Câu 20: Cặp chất nào dưới đây vừa là sản phẩm của lên men êtilic, vừa là sản phẩm
của lên men lactic dị hình ?
A. Axit axêtic và CO2
B. Axit lactic và CO2
C. Axit lactic và êtanol
D. Êtanol và CO2
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu

11


12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

A

A

B


C

C

D

C

D

14



×