Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bài tập kế toán tài chính 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.25 KB, 22 trang )

BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
CHƯƠNG 1: CÔNG TY VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY
Câu hỏi thảo luận
1) Quyền và nghĩa vụ của các thành viên của công ty hợp danh.
2) Tìm hiểu luật doanh nghiệp, hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đặc điểm này ảnh
hưởng như thế nào đến công tác kế toán
3) Hãy cho biết những hạn chế đối với chủ sở hữu của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên.
4) Hãy cho biết những trường hợp không được tự do chuyển nhượng cổ phần
theo qui định của luật doanh nghiệp
5) Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của cổ đông ở công ty cổ phần. Những
vấn đề trên ảnh hưởng đến công tác kế toán như thế nào.
6) Trình bày các phương thức tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Ưu,
nhược điểm của từng phương thức.
7) Phân biệt các hình thức tài trợ ngắn hạn và dài hạn.
8) Phân biệt chế độ kế toán theo QĐ15 và QĐ48.
9) So sánh phương thức huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và phát hành
trái phiếu công ty của công ty cổ phần.


CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN VỐN CỔ PHẦN
Câu hỏi thảo luận
1. Đặc điểm quá trình phát hành cổ phiếu và ảnh hưởng đến kế toán phát
hành cổ phiếu trong công ty cổ phần.
2. Khái niệm cổ phiếu quỹ. Phương pháp kế toán. Trình bày báo cáo tài
chính.
3. Vấn đề trình bày báo cáo tài chính đối với thông tin về vốn chủ sở hữu
trong các công ty cổ phần.
4. Tìm hiểu Luật doanh nghiệp và luật thuế thu nhập doanh nghiệp, hãy
xác định lợi nhuận chia cho các cổ đông.


5. Tìm hiểu các công ty cổ phần ở Việt nam, hãy minh họa về việc chia cổ
tức ở công ty.
6. Ưu, nhược điểm của các phương pháp xác định giá cổ phiếu.
7. Trình bày những thuận lợi và khó khăn khi phát hành cổ phiếu ra công
chúng.
8. Đặc điểm, điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng (điều kiện chung
và điều kiện cụ thể tại VN).
9. Tại sao khi phát hành cổ phiếu lần đầu số tiền kí quỹ của các nhà đầu tư
phải giử vào TK phong tỏa tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất việc phát
hành.
10. Trình bày những điều kiện khi mua lại cổ phiếu của chính công ty phát
hành (cổ phiếu ngân quỹ).
11. Trình bày các trường hợp không được mua lại cổ phiếu của chính công
ty phát hành/.
12. Trình bày ưu, nhược điểm của việc sử dụng quyền mua cổ phiếu để trả
lương cho nhân viên.
BÀI TẬP
Bài 1. Công ty cổ phần ABC mới vừa thành lập, phát hành 100.000 cổ
phiếu với MG là 10.000 đồng, chia thành 3 lần góp vốn như sau:
Lần 1 góp 4.000 đồng/CP vào ngày 15/7.
Lần 2 là 3.000 đồng vào ngày 15/8 sau khi đã giao cổ phiếu.
Lần 3 là 3.000 đồng vào ngày 1/10.


Ngày 31/7: công ty đã nhận số tiền của các cổ đông đóng góp theo lần
gọi góp đầu tiên. tất cả số tiền này đều gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân
hàng.
Ngày 1/8: ban điều hành quyết định giao 100.000 cổ phần cho các cổ
đông đã góp lần 1, và yêu cầu ngày 15/8 nộp tiếp số tiền gọi góp lần 2. Sau
khi giao cổ phiếu cho cổ đông, toàn bộ số tiền từ tài khoản phong tỏa đã

chuyển vào tài khoản ngân hàng
Ngày 15/8 và ngày 1/10: các cổ đông đã góp đủ số tiền vào tài khoản
theo các lần gọi góp thứ 2 và thứ 3.
Yêu cầu:
1. Phản ánh tình hình trên vào các TK có liên quan
2. Nếu ngày 30/8: công ty phải lập BCTC thì số liệu phần vốn chủ sở
hữu được trình bày như thế nào trên BCĐKT.
Bài 2. Công ty cổ phần Nam Việt thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm X1 với
vốn điều lệ là 100 tỷ, chia thành 10 triệu cổ phần với mệnh giá mỗi cổ phần
là 10.000 đồng. Vào ngày này, bảng cáo bạch của công ty cũng phát hành,
kêu gọi góp 7,5 triệu cổ phần, với số tiền góp lần đầu là 2.500 đồng, lần góp
thứ 2 là 2.500 đồng khi giao cổ phiếu và số còn lại sẽ góp khi công ty yêu
cầu.
Ngày 1/8: công ty đã khoá sổ đăng ký góp với số tiền thu về là 18,75 tỷ
đồng. số tiền này đã gửi vào tài khoản phong tỏa ngân hàng.
Ngày 15/8: công ty đã giao cổ phiếu cho các cổ đông.
Tất cả số tiền góp lần 2 sau khi giao cổ phiếu, công ty đã nhận đủ vào
ngày 31/8/X1.
Ngày 1/10: công ty gọi góp bổ sung lần cuối 2.500 đồng/CP.
Ngày 31/10: công ty đã nhận số tiền từ lần góp thứ 3
Yêu cầu:
1. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan.
2. Lập BCĐKT vào ngày 31/10/X1.
Bài 3. Công ty CP Nam Giao đăng ký thành lập với số vốn điều lệ là 50 tỷ
chia thành 3 triệu cổ phiếu thường có mệnh giá là 10.000 đồng và 1 triệu cổ
phiếu ưu đãi với lãi suất 12%/n, mệnh giá 20.000 đồng. Tính đến ngày
30/6/X5, đã có 1,5 triệu cổ phiếu phổ thông và 500.000 cổ phiếu ưu đãi đã
được góp vốn đầy đủ. Số lỗ luỹ kế tính đến thời điểm này là 6 tỷ đồng.
Do những điều kiện kinh doanh không thuận lợi và những khó khăn về
ngân quỹ, công ty quyết định phát hành cả hai loại cổ phiếu cho các cổ

đông hiện tại với tỷ lệ chiết khấu 10% trên cơ sở giao một cổ phiếu cho 2 cổ
phiếu đang nắm giữ. Các cổ phiếu đã được thanh toán như sau:


Ngày 31/7: đăng ký góp 5.000 đồng/CP, tính luôn phần chiết khấu
Ngày 31/8: giao cổ phiếu và gọi góp lần 2: 3.000 đồng/CP
Ngày 15/9: thu tiền của đợt góp thứ 2
Số còn lại sẽ được gọi góp khi cần thiết. Tất cả các cổ đông đã hoàn
thành nghĩa vụ đóng góp của mình đúng hạn.
Yêu cầu:
1. Hãy định khoản các nghiệp vụ có liên quan cho đến cuối tháng 8/X5
2. Trình bày BCĐKT phần VCSH vào ngày 31/8/X5.
Bài 4. Có tình hình liên quan đến vốn cổ phần của Công ty Huy Hoàng như
sau:
- Ngày 10/1/N, Công ty CP Huy Hoàng được thành lập trên cơ sở
chuyển từ mô hình công ty TNHH thành công ty cổ phần. Ngày 20/1, công
ty công bố bản báo bạch để mời chào bán 2.000.000 cổ phiếu phổ thông với
mệnh giá là 10.000 đồng. Theo kế hoạch góp vốn, người đặt mua phải kí
quĩ vào tài khoản ngân hàng là 5.000 đồng / CP trước ngày 20/2 và trả tiếp
8.000 đồng / CP khi nhận cổ phiếu.
- Ngày 20/2/N: công ty đã nhận đủ số tiền đặt mua toàn bộ cổ phiếu
chào bán và gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng.
- Ngày 25/2 Công ty phân phối cổ phiếu cho người đã đặt mua và yêu cầu
trong vòng một tháng phải nộp tiền đợt 2.
- Ngày 20/3/N: Các cổ đông đã góp đủ số tiền vào tài khoản.
- Ngày 30/3/N+1 Đại hội đồng cổ đông của công ty thông qua quyết
định chia cổ tức bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu phổ thông theo tỷ
lệ 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu được chia 1 cổ phiếu), mệnh giá 10.000
đồng với giá phát hành 14.000 đồng/cổ phiếu.
- Một số cổ đông yêu cầu công ty mua lại 20.000 cổ phiếu do không

đồng ý với quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong việc mở rộng hoạt
động kinh doanh của công ty sang lĩnh vực bất động sản. Ngày 5/9/N+2:
công ty đồng ý mua lại 20.000 cổ phiếu này làm cổ phiếu quĩ với giá khớp
lệnh trên thị trường là 15.500 đồng/cổ phiếu.
- Ngày 15/10/N+3 Hội đồng quản trị công ty quyết định tái phát hành
20.000 cổ phiếu quỹ với giá phát hành 17.000 đồng / cổ phiếu. Lệ phí giao
dịch là 0,5% trên giá phát hành. Toàn bộ tiền bán cổ phiếu đều được chuyển
vào tài khoản ngân hàng sau khi trừ lệ phí giao dịch.
- Ngày 29/3/N+4, công ty thông qua Đại hội cổ đông bất thường quyết
định mua lại 300.000 cổ phiếu để hủy bỏ với giá thị trường là 13.000 đồng.
Công ty đã thanh toán toàn bộ tiền mua cổ phiếu bằng chuyển khoản qua
ngân hàng.
Yêu cầu:


1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tình hình trên.
2. Cho biết tình hình vốn cổ phần của công ty vào ngày 31/12 năm N,
N+1, N+2, N+3.
Bài 5. 30/6/N Công ty cổ phần Thắng Lợi được phép phát hành bổ sung
500.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng, giá phát hành 12.000 đồng với
kế hoạch gọi vốn như sau:
- Đợt 1: người đặt mua kí quĩ vào tài khoản công ty ở ngân hàng 5.000
đồng/ cổ phiếu.
- Đợt 2: thanh toán 4.000 đồng/cổ phiếu khi cổ phiếu được phân phối
- Đợt 3: thanh toán nốt phần còn lại khi Ban giám đốc công ty yêu cầu.
Ngày 30/7/N kết thúc việc đặt mua cổ phần, công ty nhận được yêu cầu
mua đủ 500.000 cổ phiếu dự kiến phát hành. Ngày 1/8/N Ban giám đốc
công ty quyết định phân phối cổ phiếu và yêu cầu các cổ đông thanh toán
đợt 2 tại thời điểm nhận cổ phiếu.
Ngày 1/9/N Công ty thông báo các cổ đông phải thanh toán nốt số tiền

mua cổ phiếu còn lại cho đến hết ngày 30/9/N.
Ngày 30/9/N công ty thu được số tiền góp đợt 3 của 420.000 cổ phiếu là
1.260.000.000 đồng. Trên bảng kê góp vốn công ty cho thấy cổ đông X sở
hữu 80.000 cổ phiếu vẫn chưa nộp tiền đợt 3.
Sau một số lần thông báo bằng văn bản cho cổ đông X về việc thanh
toán tiền mua cổ phiếu, Hội đồng quản trị công ty xác định cổ đông X đã bỏ
góp. Ngày 1/10/N công ty tiến hành thu hồi số cổ phiếu của cổ đông X.
Ngày 20/11/N Ban giám đốc công ty quyết định tái phát hành 80.000 cổ
phiếu bị thu hồi cho số cổ đông hiện có với giá 11.000 đồng/ cổ phiếu.
Ngày 1/12, công ty đã thu được toàn bộ số tiền bán 80.000 cổ phiếu tái
phát hành trên.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 6. Công ty cổ phần Hoàn Mỹ được thành lập có vốn điều lệ theo giấy
phép đăng kí kinh doanh là 150 tỷ đồng, chia thành 15 triệu cổ phần với
mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Ngày 30/6/N công ty công bố bản
cáo bạch để chào bán 10 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000
đồng. Ngày 1/7/N công ty thông báo giá phát hành dự kiến của cổ phiếu là
15.000 đồng, theo đó người muốn mua cổ phiếu phải kí quĩ vào tài khoản
công ty ở ngân hàng 8.000 đồng/ cổ phiếu trong thời hạn từ ngày 1/7 –
31/7/N, số còn lại sẽ thanh toán trước ngày 15/9/N.
Ngày 31/7 kết thúc việc đặt mua cổ phần, công ty chỉ nhận được yêu cầu
mua 1.200.000 cổ phiếu dự kiến phát hành.
Yêu cầu: Phân tích và xứ lý tình huống trên.


Bài 7. Tháng 7/N, công ty cổ phần Thành Công đăng kí phát hành 10 triệu
cổ phiếu. Giá phát hành là 12.000 đồng trả thành 3 đợt: 5.000 đồng khi đặt
mua, 4.000 đồng trong vòng 1 tháng sau phân phối cổ phiếu và phần còn lại
thanh toán đến hết ngày 30/10.
Đến cuối tháng 7/N kết thúc việc đặt mua cổ phiếu, công ty nhận được tiền

ký quỹ đặt mua 12 triệu cổ phiếu của công ty. Ngày 1/8 công ty tiến hành
phân phối cổ phiếu.
Ngày 30/8 và ngày 30/10: các cổ đông đã góp đủ số tiền vào tài khoản công
ty theo quy định.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tình hình trên cho biết
Ban giám đốc công ty quyết định phân phối cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ
12 CP đặt mua được 10 cổ phiếu.
Bài 8. Ngày 15/6 Công ty CP ABC thông báo kế hoạch góp 100.000 cổ
phần có mệnh giá 10.000 đồng/CP, giá phát hành 16.000 đ/cp như sau:
Góp 4.000 đồng/CP khi đặt mua cổ phiếu
Góp 3.000 đồng/CP vào ngày 15/8 khi giao cổ phiếu
Phần còn lại được gọi góp khi cần thiết.
Giả sử các cổ đông đã đăng ký mua 300.000 cổ phần và HĐQT đã quyết
định giao cổ phiếu cho các cổ đông theo tỷ lệ: cứ đăng ký 3 CP sẽ được
nhận 1 cổ phiếu. Giả sử công ty được phép giữ lại số tiền nộp khi đăng ký
mua để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế có liên quan.
Bài 9. Công ty A thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm X3 với vốn điều lệ là 1
tỷ đồng chia thành 60.000 cổ phần phố thông, MG 10.000 đ/CP và 40.000
cổ phần ưu đãi, MG 10.000 đồng/CP, tỷ lệ cổ tức 14%/năm. Kế hoạch gọi
vốn ra công chúng như sau:
Đối với cổ phần ưu đãi:
Góp 5.000đ/CP khi đặt mua
Góp 2.500 đ/CP khi giao cổ phiếu
Góp 2.500 đ/CP vào ngày 1/9/X3.
Đối với cổ phần phổ thông
Góp 6.000 đ/CP khi đặt mua (bao gồm cả phần phụ trội CP là 1.000
đ/CP
Góp 2.500 đ/CP khi giao cổ phiếu
Phần còn lại sẽ gọi theo nhu cầu về vốn của Ban giám đốc

Các cổ đông đã đặt mua 40.000 CP ưu đãi và 50.000 CP phổ thông. Đến
ngày 1/4/X3, khi việc đặt mua đã kết thúc, ban giám đốc đã giao 30.000 CP
ưu đãi và 40.000 CP phổ thông cho những người đặt mua thành công và


hoàn trả lại tiền cho người người đặt mua không thành công. Tất cả tiền vào
thời điểm giao cổ phiếu đã được công ty nhận.
Ngày 1/6/X3: ban giám đốc quyết định xử lý trường hợp gọi lần góp lần
1 và lần cuối đến hạn ngày 1/9/X3. Ngày 30/9: công ty vẫn chưa nhận được
tiền góp của 5.000 CP thường và 1.000 CP ưu đãi. ban giám đốc quyết định
thu hồi những cổ phiếu này.
Các cổ phần thường bị thu hồi được tái phát hành vào ngày 15/10 với số
tiền phải trả là 8.000 đồng/CP. Chi phí cho việc tái phát hành là 250.000
đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế nói trên.
Bài 10:
Công ty cổ phần A mới thành lập, phát hành 1.000.000 cổ phiếu phổ thông
với mệnh giá 10.000 đ, giá phát hành 15.000 đ với kế hoạch gọi vốn như
sau:
-

Ngày 1/5/N, người đặt mua kí quỹ vào tài khoản công ty ở ngân hàng
8.000 đ/cổ phiếu.
- Ngày 1/6/N Ban giám đốc công ty quyết định phân phối cổ phiếu và yêu
cầu các cổ đông thanh toán đợt 2 tại thời điểm nhận cổ phiếu 5.000 đ/cổ
phiếu.
- Ngày 1/7/N công ty thông báo các cổ đông phải thanh toán hết số tiền
mua cổ phiếu còn lại (2.000 đ/cổ phiếu) cho đến hết ngày 31/7/N.
Ngày 31/7/N công ty thu được số tiền góp đợt 3 của 950.000 cổ phiếu. Ban
giám đốc quyết định thu hồi 50.000 cổ phiếu đã bỏ góp vào ngày 1/8/N.

Ngày 20/9/N Ban giám đốc công ty quyết định tái phát hành 50.000 cổ
phiếu bị thu hồi cho các cổ đông hiện có với giá 14.000 đ/cổ phiếu, công ty
đã thu được toàn bộ số tiền bằng tiền gửi ngân hàng.
Một số cổ đông yêu cầu công ty mua lại 20.000 cổ phiếu. Ngày 15/10/N,
công ty đồng ý mua lại 20.000 cổ phiếu này làm cổ phiếu quỹ với giá
16.500 đ/cổ phiếu, toàn bộ tiền mua cổ phiếu công ty đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
Ngày 30/10/N công ty quyết định hủy bỏ toàn bộ số cổ phiếu mua lại vào
ngày 15/10/N.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tình hình trên.
Bài 11.
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X7 của công ty CP A trước khi chia cổ tức
thưởng như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền


Tiền

100.000

Vốn cam kết

1.000.000


Tài sản dài hạn

750.000

Vốn chưa phát hành

(500.000)

Tổng cộng

850.000

Vốn đã góp

500.000

Các quỹ

200.000

Lợi nhuận chưa phân phối

150.000

Tổng cộng

850.000

Công ty vừa công bố chia cổ tức thưởng từ số lợi nhuận chưa phân phối

trên nguyên tắc: cứ sở hữu 5 cổ phiếu được thưởng 1 cổ phiếu. Tất cả các cổ
phiếu đều có mệnh giá 10.000 đồng. Cổ phiếu thưởng được phát hành theo
mệnh giá.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chia cổ tức bằng
cổ phiếu.
Bài 12: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của công ty CP A trước khi chia
cổ tức thường niên như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Tiền

3.500.000 Nợ phải trả

Hàng tồn kho

5.500.000 Vốn đã nhận góp

Tài sản dài
hạn

Số tiền

22.000.000 Các quỹ
LN chưa phân
phối


Tổng cộng

31.000.000 Tổng cộng

2.000.000
20.000.000
2.000.000
7.000.000
31.000.000

(Tổng vốn điều lệ của cty A là 30 tỷ, trong đó đã phát hành 2.000.000 cp, nhận
vốn góp đúng theo mệnh giá 10.000đ/cp)
Công ty vừa công bố và đã chia cổ tức thường niên từ số lợi nhuận chưa phân
phối với tỷ lệ 10% vốn góp, trong đó trả bằng cổ phiếu phát hành bổ sung là
150.000 cp, giá phát hành 12.000đ/cp, phần còn lại trả bằng tiền.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chia cổ tức.
2. Lập lại BCĐKT của cty A sau khi chia cổ tức.


CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU
Câu hỏi thảo luận:
1.Sự khác nhau giữa phương pháp tiền lãi và phương pháp đường thẳng của kế
toán phát hành trái phiếu trong các công ty cổ phần..
2.Chi phí lãi vay khi phát hành trái phiếu được xử lý như thế nào?
3. Lợi ích của việc phát hành trái phiếu công ty.
4. Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi. Tại sao công ty phát hành trái phiếu
chuyển đổi?
BÀI TẬP
Bài 1. Ngày 1/7/N công ty cổ phần thương mại Toàn Cầu phát hành 10.000 trái

phiếu kỳ hạn 2 năm với mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất ghi trên trái phiếu là
12%/năm và trả lãi định kì 6 tháng một lần. Chi phí phải trả cho đại lý phát
hành là 0,2% trên tổng mệnh giá trái phiếu phát hành.
Yêu cầu: Tính giá phát hành trái phiếu và định khoản nghiệp vụ phát hành trái
phiếu trong hai trường hợp
1. Tại thời điểm phát hành lãi suất tiền gửi thực tế tương ứng trên thị
trường là: 14%/năm
2. Tại thời điểm phát hành lãi suất tiền gửi thực tế tương ứng trên thị
trường là: 10%/năm
Bài 2. Ngày 1/1/N Công ty cổ phần Thịnh Phát phát hành 10.000 trái phiếu kỳ
hạn 5 năm với mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất ghi trên trái phiếu là
10%/năm và trả lãi hàng năm vào ngày 30/12. Tại thời điểm công ty phát hành
trái phiếu lãi suất tiền gửi thực tế tương ứng trên thị trường là: 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Tính giá phát hành trái phiếu và định khoản nghiệp vụ phát hành trái
phiếu.
2. Lập bảng phân bổ chiết khấu trái phiếu theo phương pháp đường
thẳng và phương pháp lãi suất thực tế.
3. Định khoản nghiệp vụ trả lãi và ghi nhận chi phí tiền lãi hàng năm
của công ty.
Bài 3. Ngày 1/7/N Công ty cổ phần Hoàng Gia phát hành 50.000 trái phiếu kỳ
hạn 2 năm, trả lãi định kỳ vào ngày 31/12 và 30/6 hàng năm. Trái phiếu phát
hành có mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất ghi trên trái phiếu là 12%/năm và
lãi suất tiền gửi thực tế tương ứng trên thị trường vào ngày phát hành là:
10%/năm.


Yêu cầu:
1. Tính giá phát hành trái phiếu và định khoản nghiệp vụ phát hành trái
phiếu.

2. Lập bảng phân bổ phụ trội trái phiếu theo phương pháp lãi suất thực
tế.
3. Định khoản nghiệp vụ trả lãi và ghi nhận chi phí tiền lãi vào ngày
31/12/N. Cho biết thông tin về việc phát hành trái phiếu được phản ánh trên
Bảng cân đối kế toán như thế nào.
Bài 4. Công ty A phát hành trái phiếu có tổng mệnh giá 400.000 (triệu đồng),
lãi suất ghi trên trái phiếu 14%/năm, kỳ hạn 5 năm vào 01/05/X5. Trái phiếu trả
lãi định kỳ 2 lần/năm vào ngày 30/4 và 31/10 hàng năm. Vào thời điểm phát
hành, lãi suất thị trường là 12% /năm.
Yêu cầu:
1. Tính toán giá trị phát hành của trái phiếu.
2. Ghi vào nhật ký chung việc phát hành trái phiếu.
3. Ghi nhật ký chung việc trả tiền lãi và có quan hệ với việc phân bổ khoản
chiết khấu /phụ trội trên trái phiếu phải trả vào 31/10/X6 và 30/4/X7. (Xử lý
khoản phân bổ phụ trội/chiết khấu của trái phiếu theo phương pháp đường
thẳng và phương pháp tiền lãi).
4. Tính toán toàn bộ chi phí tiền lãi được ghi nhận ở Công ty vào 31/12/X6 (kết
thúc năm tài chính).
Bài 5:
Ngày 1/10/N công ty cổ phần A phát hành 100.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm, trả
lãi định kỳ 6 tháng 1 lần vào ngày 31/03 và 30/09 hàng năm. Trái phiếu phát
hành có mệnh giá 100.000đ và lãi suất ghi trên trái phiếu là 10%/năm và lãi
suất thị trường vào ngày phát hành là 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Tính giá phát hành trái phiếu.
2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh vào ngày phát hành trái phiếu.
3. Lập bảng phân bổ phụ trội/chiết khấu trái phiếu theo phương pháp tiền lãi
cho 2 kỳ trả lãi đầu tiên.
4. Định khoản nghiệp vụ trả lãi vào ngày 31/12/N và 31/3/N+1.
Bài 6: Ngày 1/1/X0, công ty cổ phần A phát hành 1 triệu trái phiếu chuyển đổi

với giá phát hành bằng mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi
suất danh nghĩa 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào thời điểm cuối năm. Lãi


suất tiền gửi thực tế là 12%/năm. Tại thời điểm đáo hạn, tỷ lệ chuyển đổi 1:6
(mỗi trái phiếu được chuyển đổi thành sáu cổ phiếu phổ thông). Biết rằng trái
phiếu chuyển đổi được phát hành để huy động vốn cho việc đầu tư TSCĐ tự
xây dựng.
Yêu cầu: (sử dụng đơn vị tính 1.000đ)
1. Xác định cấu phần nợ và cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi tại ngày
phát hành.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến trái phiếu chuyển đổi vào
các ngày 1/1/X0, 31/12/X1, 31/12/X2, 1/1/X5. Cho biết các nhà đầu tư quyết
định chuyển đổi toàn bộ trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông vào ngày đáo hạn.
3. Thông tin về trái phiếu chuyển đổi trình bày trên Báo cáo tài chính tại ngày
31/12/X0.


CHƯƠNG 4: HỢP NHẤT KINH DOANH
Câu hỏi thảo luận
1.Phân biệt cách phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh trong trường hợp hình
thành quan hệ công ty mẹ-công ty con và không hình thành quan hệ công ty
mẹ-công ty con.
2. Phân biệt ngày mua và ngày trao đổi.
BÀI TẬP
Bài 1:
Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S
bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000đ/cổ
phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 60.000đ/1 cổ phiếu.
Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài

sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là
40.000.000đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P chi bằng tiền mặt là
25.000.000đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể. Giả
sử tại ngày 31/12/X0, Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau:
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

TÀI SẢN
- Tiền

20.000.000

20.000.000

- Phải thu của khách hàng

25.000.000

25.000.000

- Hàng tồn kho

65.000.000

75.000.000


- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng
đất)

40.000.000

70.000.000

400.000.000

350.000.000

(150.000.000)

-

- TSCĐ hữu hình
(Nhà cửa, máy móc thiết bị)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
- Bằng phát minh sáng chế
Tổng Tài sản
NỢ PHẢI TRẢ

(*) 80.000.000
400.000.000

620.000.000


- Nợ ngắn hạn


100.000.000

110.000.000

100.000.000

-

50.000.000

-

- Lợi nhuận chưa phân phối

150.000.000

-

Tổng Nguồn vốn

300.000.000

-

-

510.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

(mệnh giá 10.000 đ/CP)
- Thặng dư vốn cổ phần

Giá trị hợp lý của tài sản thuần
Yêu cầu:

1.Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế (bất lợi) thương mại.
2.Thực hiện các bút toán cần thiết tại công ty P và S.
Bài 2:
Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng
cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá
trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 42.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí
phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ
phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ.
Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P đã chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ.
Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể. Giả sử tại ngày
31/12/X0, Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như bài 1.
Công ty P xem xét lại giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của công ty
S và thực hiện một số điều chỉnh như sau:
- Giá trị hợp lý của quyền sử dụng đất là 63.000.000 đ
- Giá trị hợp lý của nhà cửa, máy móc thiết bị là 315.000.000 đ
- Giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả khác không thay đổi
Yêu cầu:
1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế (bất lợi) thương
mại.


2. Thực hiện các bút toán cần thiết tại công ty P và S.
Bài 3:
Ngày 01/01/X1 Công ty P mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của

Công ty S với giá 400.000.000 đ trả bằng tiền. Tại ngày 31/12/X0, giá trị ghi sổ
và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của Công ty S như sau:
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục

Bảng CĐKT

Bảng CĐKT

(Giá trị ghi
sổ)

(Giá trị hợp lý)

Chênh lệch

TÀI SẢN
- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách
hàng

50.000.000

50.000.000


- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

40.000.000

100.000.000

60.000.000

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

(300.000.000)

(300.000.000)

500.000.000

565.000.000


65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn (Trái
phiếu phát hành)

100.000.000

135.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở
hữu (mệnh giá 10.000


200.000.000

(Quyền sử dụng đất)
- TSCĐ hữu hình
(Nhà cửa, máy móc
thiết bị)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
Tổng Tài sản

(35.000.000)


đ/CF)
- Lợi nhuận chưa phân
phối

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

(35.000.000)
330.000.000

30.000.000


Yêu cầu: Thực hiện bút toán tại công ty P, S.
Bài 4:
Ngày 01/01/X1 Công ty P mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty
S với giá 320.000.000 đ trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tại ngày 31/12/X0, giá trị
ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả trên Bảng CĐKT của Công
ty S như sau:
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Chênh lệch

TÀI SẢN
- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách
hàng

50.000.000

50.000.000


- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

40.000.000

100.000.000

60.000.000

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

(300.000.000)

(300.000.000)

500.000.000

565.000.000


65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn (Trái

100.000.000

135.000.000

(Quyền sử dụng đất)
- TSCĐ hữu hình
(Nhà cửa, máy móc
thiết bị)
- Giá trị hao mòn luỹ kế
Tổng Tài sản

(35.000.000)



phiếu phát hành)

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở
hữu (mệnh giá 10.000
đ/CP)

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân
phối

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

330.000.000

30.000.000


Yêu cầu:
1. Xác định lợi thế thương mại.
2. Thực hiện bút toán tại công ty P.
Bài 5 (Đvt: 1.000đ):
Ngày 01/01/N2, Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng
cách phát hành cho Công ty S 1.000.000 cổ phiếu mệnh giá 10/cổ phiếu. Giá trị thị
trường của cổ phiếu phát hành này là 40/cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định
giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công
ty P phải chi bằng tiền mặt là 2.000.000. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P chi
bằng TGNH là 2.500.000. Sau khi mua, Công ty S giải thể. Tại ngày 31/12/N1, Bảng
Cân đối kế toán của Công ty S như sau:
Khoản mục

Giá trị ghi Giá trị hợp
sổ


TÀI SẢN
- Tiền

2.000.000

2.000.000

- Phải thu của khách hàng

3.500.000

3.500.000


- Hàng tồn kho

6.500.000

7.500.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng
đất)

8.000.000

10.000.000


- TSCĐ hữu hình

25.000.000

Tổng Tài sản

45.000.000

25.000.000

NGUỒN VỐN
- Nợ phải trả

20.000.000


- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

10.000.000

(mệnh giá 10.000 đ/CP)
- Thặng dư vốn cổ phần

5.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

10.000.000

Tổng Nguồn vốn

45.000.000

Yêu cầu:
1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại.
2. Thực hiện các bút toán cần thiết tại công ty P và S.

20.000.000


CHƯƠNG 5- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phạm vi áp dụng báo cáo tài chính hợp nhất
2. Cách xác định tỷ lệ lợi ích trực tiếp, gián tiếp
3. Tại sao khi lập BCĐKT hợp nhất, phải loại trừ phần vốn đầu tư vào
công ty con và vốn đầu tư của chủ sở hữu trên BCĐKT riêng của công

ty con?
4. Phân biệt phương pháp vốn chủ và phương pháp giá gốc trong kế toán
đầu tư vào công ty liên kết, tổ chức liên doanh. Vận dụng trong lập
BCTC hợp nhất.
5. Lợi thế thương mại – cách xác định và xử lý trong kế toán
6. Tại sao phải loại trừ doanh thu và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo
cáo tài chính hợp nhất? Cách loại trừ
7. Tại sao phải loại trừ lãi lỗ chưa thực hiện đối với các hoạt động bán
hàng nội bộ? Cách loại trừ.
8. Phương pháp loại trừ đối với các nhượng bán TSCĐ trong tập đoàn như
thế nào?
9. Phương pháp loại trừ đối với các khoản vay nợ trong nội bộ tập đoàn khi
lập BCTC hợp nhất.
10. Từ những nguyên lý chung về lập BCĐKT và Báo cáo kết quả kinh
doanh hợp nhất, hãy định hướng phương pháp lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ hợp nhất.

BÀI TẬP
Bài 1. Ngày 31/12/X3 Công ty A mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của cty B.
BCĐKT của 2 công ty vào ngày nói trên như sau: (đvt: triệu đồng)
Tài sản

Công ty A

Công ty B

Đầu tư vào Công ty con B

201.600


Tài sản khác

723.600

288.000

Tổng tài sản

925.200

288.000


Nguồn vốn
Nợ phải trả

205.200

36.000

Vốn đầu tư của CSH

450.000

180.000

Lợi nhuận chưa phân phối

270.000


72.000

Tổng nguồn vốn

925.200

288.000

Yêu cầu: Lập BCĐKT hợp nhất của tập đoàn nói trên tại ngày mua.
Bài 2: Ngày 31/12/N công ty A mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của công
ty B. Bảng cân đối kế toán của 2 công ty vào ngày nói trên như sau: (ĐVT:
triệu đồng)
Chỉ tiêu

Cty A

Cty B

Tài sản
Tiền

800

300

Phải thu của KH

1.500

700


Hàng tồn kho

3.000

2.500

Nguyên giá TSCĐ

15.000

8.000

Hao mòn TSCĐ

(3.000)

(1.500)

Đầu tư vào cty B

10.000

-

5.000

-

32.300


10.000

1.000

500

800

500

27.000

7.000

3.500

2.000

32.300

10.000

Đầu tư vào công ty liên kết C
Tổng TS
Nguồn vốn
Vay ngân hàng
Phải trả cho người bán
Vốn ĐTCSH
Lợi nhuận chưa phân phối

Tổng NV
-

Năm N+1, công ty A bán 20.000 sản phẩm X cho công ty B với giá bán
chưa thuế giá trị gia tăng 50, giá vốn 45. Đến ngày 31/12/N+1, Công ty
B đã bán ra bên ngoài 18.000 sản phẩm. Thuế suất thuế giá trị gia tăng


của hàng X là 10%, công ty B vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho công ty
A.
- Công ty A đầu tư vào công ty liên kết C chiếm 30% vốn công ty C. Tình
hình kinh doanh của công ty C năm N+1: lợi nhuận công ty C 200; phân
bổ lợi thế thương mại trong năm là 20, cổ tức công ty C chia cho các cổ
đông 30.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Yêu cầu:
1. Lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/N. Tại thời điểm mua,
giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty B bằng giá trị ghi sổ.
2. Thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết về giao dịch bán hàng nội bộ
giữa A và B và chuyển giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết C theo
phương pháp vốn chủ trong năm N+1 để lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Tại sao phải loại trừ toàn bộ giao dịch nội bộ trong tập đoàn.
Bài 3 (Đvt: 1.000đ): Ngày 31/12/N1, công ty P mua 80% cổ phiếu đang lưu
hành của công ty S. BCĐKT của 2 công ty vào ngày nói trên như sau:
Tài sản
Công ty P
Công ty S
(giá ghi sổ)
Đầu tư vào công ty con S


2.500.000

Đầu tư vào công ty liên kết C

1.000.000

Tài sản khác

8.500.000

5.000.000

Tổng tài sản

12.000.000

5.000.000

Nợ phải trả

5.500.000

2.200.000

Vốn đầu tư của CSH

4.000.000

2.000.000


Lợi nhuận chưa phân phối

2.500.000

800.000

12.000.000

5.000.000

Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn
Xem xét thêm các thông tin sau:

1) Trong chỉ tiêu “Tài sản khác” của công ty S, chỉ có hàng tồn kho có
chênh lệch giữa giá ghi sổ 100.000 với giá hợp lý đánh giá tại ngày mua là
150.000.
2) Công ty P nắm giữ 30% vốn cổ phần của công ty C. Lợi nhuận sau
thuế của công ty C trong năm N1 là 400.000, trong đó đã chia cổ tức
200.000.


Yêu cầu:
1. Nêu các bút toán điều chỉnh.
2. Lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày 31/12/N1.
Bài 4: (ĐVT: triệu đồng)
Nhà đầu tư mua 20% cổ phần của công ty X (tương đương 1.000.000 cp) vào
ngày 1/1/X1 với trị giá 30 tỷ đồng bằng tiền. Bảng cân đối kế toán công ty X
vào ngày 31/12/X1 như sau:

BCĐKT ngày 31/12/X1

Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

Tiền mặt và các khoản phải
thu

60.000

60.000

Bất động sản đầu tư

40.000

90.000

100.000

150.000

Cộng
Vốn cổ phần: 4.000.000 cp

40.000

LNST chưa phân phối

60.000


Cộng

100.000

Ngày 1/1/X2, nhà đầu tư mua thêm 60% cổ phần của công ty X với giá 250.000
và đạt được quyền kiểm soát. Giá thị trường cổ phiếu công ty X tại ngày
1/1/X2 là 45.000đ/cp. Cho biết: trước khi đạt được quyền kiểm soát, nhà đầu tư
không có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty X và khoản đầu tư vào công ty X
được ghi nhận theo giá gốc.
Yêu cầu:
1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại khi nhà đầu
tư đạt được quyền kiểm soát tại công ty X.
2. Xác định các bút toán điều chỉnh cần thiết để lập báo cáo tài chính hợp
nhất tại ngày 1/1/X2.
3. Trình bày các chỉ tiêu được bổ sung trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
ngày 1/1/X2 so với Bảng cân đối kế toán riêng của công ty mẹ và công
ty con.
4. Giả sử khoản đầu tư ban đầu vào công ty X của nhà đầu tư được coi như
là khoản đầu tư vào công ty liên kết, nêu các bút toán khác biệt trong


việc thực hiện các bút toán điều chỉnh để lập báo cáo tài chính hợp nhất
tại ngày 1/1/X2. Cho biết lợi nhuận của công ty X năm X1 là 20.000.
5. Năm X2, công ty mẹ bán 100 sản phẩm cho công ty X, đơn giá bán 30,
đơn giá vốn 20, công ty X đã thanh toán tiền. Đến 31/12/X2 công ty X
chưa bán số hàng này ra bên ngoài. Trình bày bút toán điều chỉnh loại
trừ giao dịch bán hàng nội bộ trên khi lập BCTC hợp nhất 31/12/X2.
Thuế suất thuế TNDN 20%.




×