Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng từ bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và gCadas tại phường Nam ngạn, thành phố Thanh hóa, tỉnh Thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 82 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................9
1.1.Tình hình công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...............................9
1.1.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ trước tới nay ở Việt
Nam ............................................................................................................................9
1.1.2. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa ................................................................................................................12
1.2. Cơ sở khoa học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..........................................13
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................13
1.2.1.1. Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..............................................13
1.2.1.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................14
1.2.2. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................................14
1.2.3. Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ................................15
1.2.4. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất...............................................................18
1.2.5. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...........................19
1.2.5.1. Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước .........................20
1.2.5.2. Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh và ảnh hàng không ....................21
1.2.5.3. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở ........21
1.2.5.4. Lực chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...............22
1.3. Căn cứ pháp lý để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .............................22
1.4. Một số phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .............................23
1.4.1. Phầm mềm Microstation v8i ..........................................................................23


1.4.2 Phần mềm Gcadas .......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................28
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................28
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................28


2.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................28
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................28
2.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................28
2.4. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................29
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................29
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ..........................................................30
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................30
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................31
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội................................................................................32
3.2. Hiện trạng sử dụng đất phường Nam Ngạn ......................................................34
3.3. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..........................................................37
3.3.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính........37
3.3.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu không gian phường Nam Ngạn ........37
3.3.2.1. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính phường Nam Ngạn ..................37
3.3.2.2. Tổng quát hóa bản đồ ..................................................................................48


3.3.2.3. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 58
3.4. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2016 từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................82


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:Quy định diện tích các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng

sử dụng đất ...............................................................................................................16
Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................................................19
Bảng 3.1: Thống kê diện tích sử dụng các loại đấttừ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
bảng 3.2: Thống kê so sánh diện tích các loại đâttrên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
thành lập với số liệu thống kê kiểm kê


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1: Thanh công cụ phần mềm gCadas ..........................................................38
Hình 3.2: Quá trình ghép mảnh bản đồ địa chính ....................................................40
Hình 3.3: Kết quả ghép các mảnh BĐĐC phường Nam Ngạn ................................42
Hình 3.4: Bản đồ tổng sau khi xóa dữ liệu ..............................................................44
Hình 3. 5: Chuyển đổi seedfile theo thông tư số 25/2014 .......................................46
Hình 3.6: Seedfile chuẩn ..........................................................................................47
Hình 3.7: Bản đồ sau khi gộp thửa ..........................................................................52
Hình 3.8: Trải cell cho các đối tượng ......................................................................56
Hình 3.9: Chuẩn hóa ghi chú ...................................................................................57
Hình 3.10: Thiết lập đơn vị hành chính ...................................................................62
Hình 3.11: Gán dữ liệu thuộc tính ...........................................................................64
Hình 3.12: Bảng thông tin thuộc tính thửa đất sau khi gán dữ liệu .........................64
Hình 3.13: Tạo khoanh đất từ ranh giới thửa đất .....................................................65
Hình 3.14: Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất .......................................................66
Hình 3.15: Tải bảng màu hiện trạng ........................................................................67
Hình 3. 16: Bảng chọn tô màu khoanh đất ..............................................................68
Hình 3.17: Tô màu khoanh đất ................................................................................69
Hình 3.18: Vẽ nhãn loại đất hiện trạng ....................................................................70
Hình 3.19: Nhãn loại đất hiện trạng .........................................................................71
Hình 3.20: Bảng chọn vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất..............................72
Hình 3.21: Bảng chú dẫn..........................................................................................74



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

QLDĐ

Quản lý đất đai

BDĐH

Bản đồ địa hình

CT

Bản đồ địa hình

TT

Thông tư



Quyết định

CP

Chính phủ


BDĐC

Bản đồ địa chính

UBND

Ủy ban nhân dân

TTg

Thủ tướng

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao
động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho
con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên , đồng thời vừa là sản phẩm
lao động của con người.“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng” (Luật Đất Đai 1993). Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên
phạm vi toàn cầu, cũng như từng vùng miền lãnh thổ. Đất đai là tài nguyên vô
cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người. Trong
các hoạt động kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực, đất là nguồn tài nguyên không thể
thiếu được. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong
công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai hoáng, đất

đai nói chung làm nền móng. Làm địa điểm, làm cơ sởđể tiến hành các thao tác.
Trái lại, trong noogn nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt.
Tuy nhiên diện tích đất có hạn nên việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý,
hiệu quả, bền vững là một nhu cầu tất yếu. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng
đặc biệt của đất đai đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải
quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý
Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện
kinh tế, chính trị của đất nước.
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong 15
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại Khoản 3,Điều 22,Luật đất
đai 2013.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng
năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính
(loại đất) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện
tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy
hoạch.


Phường Nam Ngạn là một phường nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh
Hóa, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố Thanh Hóa.
Trong những năm qua cùng với các phường trong địa bàn thành phố, phường Nam
Ngạnđã nhận được sự đầu tư của tỉnh và thành phố, của các tổ chức kinh tế, các
chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, hiện trạng các loại đất trên địa
bàn phường có sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất ngày một cao hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng từ bản đồ địa chính tại phường Nam
Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2016”.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ trước tới nay ở
Việt Nam
Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng cần thiết không chỉ cho công tác
QLDĐ mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như: nông
lâm, thủy lợi, điện lực... Đối với nhiều tổ chức và đơn vị kinh tế, đối với nhiều cấp
lãnh thổ như xã, huyện, tỉnh.
Thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về bản đồ HTSDĐ các tổ
chức và các ngành nêu trên đã tự xây dựng bản đồ HTSDĐ phần lớn nhằm phục vụ
cho việc quản lý trong xây dựng đất và hoạch định sử dụng đất.
Các cấp hành chính khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đã đều tự lập
bản đồ HTSDĐ. Các cấp huyện khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ
1986-1990 hoặc 1986-1985 đều đã lập bản đồ HTSDĐ. Các tỉnh khi lập phương án
phân vùng nông lâm nghiệp đều có bản đồ HTSDĐ của tỉnh (1976-1987) và bản đồ
HTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất
của tỉnh trong giai đoạn 1986-2000.
Với cách lập bản đồ HTSDĐ như trên ngoài ưu điểm đáp ứng nhu cầu bản
đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển cũng như bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là:
nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau, ký hiệu bản đồ không thống nhất, bản đồ
không mang tính pháp lý, từng đơn vị khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng làm rõ
những phần đầu tư, các bản đồ không có thuyết minh kèm theo, số lượng đất đai
không phù hợp với nội dung bản đồ.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980
Năm 1987 Hội Đồng Chính Phủ ra Quyết Định 169/CP về việc điều tra
thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước. Trong đợt này đã có 31 trong số
44 tỉnh, thành phố xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1980



Trong đợt này hầu hết các tỉnh đều xây dựng được bản đồ HTSDĐ của một số
vùng. Tổng cục quản lý ruộng đất đã xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước 1998 tỷ lệ
1:1.000.000 có kèm theo thuyết minh và số liệu thống kê đất đau cả nước
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1990
Trong đợt này hầu hết các tỉnh không xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1990.
Do đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước năm 1990 tỷ lệ 1:1000000 được xây
dựng trên cơ sở Landsat-TM chụp năm 1989-1992. Bản đồ HTSDĐ năm 1989 tỷ lệ
1:1000000 và một số bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995
Thực hiện quyết định 275/QDĐC cả nước tiến hành xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ cấp trung ương cho tới địa phương và kèm theo số liệu thống
kê theo các biểu mẫu. Trên cơ sở bản đồ HTSDĐ cả nước tỷ lệ 1:1.000.000 có kèm
theo thuyết minh và các biểu kèm theo diện tích đất đai trong toàn quốc.
Nhìn chung các bản đồ HTSDĐ được thành lập đã có nội dung,
phương pháp, ký hiệu thống nhất phản ánh được đầy đủ các loại đất và có tính
pháp lý.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Nét đặc trưng cơ bản của bản đồ HTSDĐ năm 2000 là dùng BDĐH có thể
hiện đường địa giới hành chính theo chỉ thị 354/CT ngày 6/11/1999 của Chủ Tịch
Hội Đồng Bộ Trưởng và quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về điều chỉnh địa
giới hành chính.
Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ năm 2000 là 1:25000 trên cơ sở thu bản đồ hiện trạng
của tất cả các xã, xã 1:25000 cấp huyện, cần ghép và chuyển vẽ các nội dung hiện
trạng sử dụng đất lên tài liệu bản đồ nền được xây dựng trên bản đồ địa hình tỷ lệ
1:25000 do tổng cục địa chính phát hành năm 1982.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Thực hiện điều 53 của Luật Đất đai năm 2003, Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg
ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ



hiện trạng sử dụng đất năm 2005, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được tiến hành đồng loạt trên phạm vi cả nước
theo từng đơn vị hành chính các cấp. Xã/phường/thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả kiểm kê đất đai của
cấp xã là cơ sở để tổng hợp kiểm kê đất đai cấp Huyện, Tỉnh, Vùng và cả nước.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010
Việc kiểm kê đất đai năm 2010 phải xác định rõ hiện trạng diện tích đất tự
nhiên của toàn thành phố; xác định cụ thể hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử
dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng;
đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai so với
kỳ kiểm kê trước (năm 2005), việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt; tổng hợp đánh giá các mặt được, chưa được, các vấn đề tồn tại và
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo đơn vị hành chính các
cấp (cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố), trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp xã được lập trên nền bản đồ địa chính trong quá trình kiểm kê diện tích đất đai
là bản đồ hiện trạng sử dụng đất cơ bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện
được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp thành phố được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Thực hiện Chỉ thị số 21 ngày 01/ 8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tính đến ngày 20/ 10/2015
tất cả các tỉnh trong cả nước đã tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Công tác triển khai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014 đã có sự đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ, phản ánh trung thực, khách



quan và đạt độ tin cậy cao nhất theo hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai của
Luật Đất đai năm 2013. Công tác điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa được đặc biệt
chú trọng, nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy cao nhất. Nếu như trước đây, sự
đồng bộ giữa bản đồ và số liệu điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa chưa cao, có khi
độc lập với bản đồ nhưng lần kiểm kê này, do các bước thực hiện kiểm kê đất đai,
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp, nhất là cấp huyện được cụ thể
hóa nên đảm bảo tính thống nhất số liệu.
Trước khi điều tra, việc rà soát, cập nhật, chỉnh lý các khoanh đất, yếu tố nền
địa lý, đường địa giới hành chính trên bản đồ điều tra kiểm kê từ các nguồn tài
liệu; xác định phạm vi kiểm kê trên bản đồ cũng như thực hiện đầy đủ các bước
khác trong điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa. Trong quá trình thực hiện, từ công
tác chuẩn bị, tác nghiệp chuyên môn đến tổng hợp kết quả báo cáo, Sở Tài nguyên
và Môi trường phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện thường xuyên đôn đốc kiểm
tra, hướng dẫn quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Sở tiến hành ký kết hợp đồng với
đơn vị kiểm tra, nghiệm thu độc lập, nắm tiến độ thực hiện và kịp thời giải quyết
những khó khăn, vướng mắc từ cấp cơ sở. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh sử dụng
công cụ hỗ trợ TK Tool do Tổng cục Quản lý Đất đai cung cấp để tổng hợp số liệu,
sau đó đăng tải lên phần mềm TK theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đã sử dụng công nghệ máy tính điện tử
với các phần mềm MicroStation, phần mềm Famis, gCadas, Vietmap, Frameht để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016.
1.1.2. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Thanh Hóa
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thực hiện lập bản đồ địa
chính trên tất cả các xã, phường phần nào đáp ứng được yêu cầu về tài liệu phục vụ
công tác thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác thông kê, kiểm kê, xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất trên địa bàn thành phố được thực hiện theo phương pháp trực tiếp, lấy cấp
xã là đơn vị cơ bản để tiến hành thống kê, kiểm kê thành lập bản đồ hiện trạng sử



dụng đất.Việc thống kê đất đai ở cấp xã được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các
trường hợp biến động đất đai trong kỳ thống kê để làm căn cứ chỉnh lý số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước, việc tổng hợp các trường hợp biến động
đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, có liên hệ với tình hình thực tế
sử dụng đất để tổng hợp; cần căn cứ vào các hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử
dụng đất của các cấp đã thực hiện trong kỳ, có liên hệ thực tế việc chấp hành các
kết luận thanh tra, kiểm tra để tổng hợp bổ sung các trường hợp đã biến động chưa
làm thủ tục hành chính về đất đai theo quy định. Số liệu kiểm kê đất đai cấp xã
được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ
sơ thủ tục hành chính về đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện
ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động
và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ
sử dụng để điều tra kiểm kê.
Việc lựa chọn bản đồ địa chính làm bản đồ nền (bản đồ phục vụ kiểm kêđất
đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất) được thực hiện ưu tiên hàng đầu trong
công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thành lập bản đồ HTSDĐ lấy
cấp xã là đơn vị cơ bản để thành lập; bản đồ HTSDĐ cấp thành phố, cấp tỉnhđược
tổng hợp từ cấp xã.
Trong những năm gần đây, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường Nam
Ngạn được thành lập chủ yếu bằng các phương pháp:
- Tổng hợp từ các mảnh bản đồ địa chính kết hợp với đối soát thực địa để
cập nhật các biến động.
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước kết hợp với số liệu
thống kê, kiểm kê.
1.2. Cơ sở khoa học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất



Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề của ngành quản lý đất đai
trên đó thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính.
1.2.1.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Như chúng ta đã biết bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề của
ngành quản lý đất đai, được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
hình. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích
của các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê
đất theo định kỳ vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng
không chỉ cho công tác QLDĐ mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là
những ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực....
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý
lãnh thổ, quản lý đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
theo từng thời kỳ lên bản vẽ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở cho quá trình quy hoạch sử dụng đất,
hoạch định các chính sách về đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc xây
dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế kỹ thuật khác đang sử
dụng đất đai.
1.2.2. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập
trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều
dài ko = 0,9999.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều
dài: ko = 0,9996.



Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng
góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là
1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ
biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích
thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và
1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ
tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới
kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’.
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1:250000 là 20’ x 20'. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;
Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master
Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải
(Resolution) là 1000.
1.2.3. Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo
quy định về chỉ tiêukiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất
đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên- kinh tế xã
hội. Các yếu tố của bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
Khoanh đất: là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác
định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng các đường bao khép kín.Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể ,



loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó. Các khoanh đất thể hiện trên
bản đồ hiện trạng khi có diện tích theo quy định như sau:
Bảng 1.1:Quy định diện tích các khoanh đất
phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1000 đến 1:10000

≥ 16 mm2

Từ 1:25000 đến 1:100000

≥ 9 mm2

Từ 1:250000 đến 1:1000000

≥ 4 mm2
(Nguồn: TT 28/ 2014/ BTNMT)

Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì được
ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề. Riêng đối với các đảo có diện tích nhỏ
hơn quy định trên đây thì vẫn phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo
ghi chú tên đảo (nếu có) mà không thực hiện tổng quát hóa.
Loại đất: Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo
mục đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường
hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng

đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập
bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo mục
đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng đất chính.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo Thông
tư số 28/2014/BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.


Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ,
trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ. Nội dung thể hiện
trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
- Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú
dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.
- Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế, xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới
hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể
hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng
nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang
quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải
thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh
chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện
đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên
quan.
- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện
ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các
khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh

tế, xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát
hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
- Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần
địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng
đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao.Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ
biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng.
- Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm,
phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép
nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được
đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo


đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy
hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện
với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể
hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy
hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép
đỉnh của mái trượt của thủy hệ.
- Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của
đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu
cầu sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao
thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường
mòn tại các xã miền núi, trung du.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên
xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đường liên huyện trở lên.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế, xã hội và cả nước biểu
thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện.
- Các yếu tố kinh tế, xã hội.

- Các ghi chú, thuyết minh.
1.2.4. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần căn cứ vào các đặc điểm
sau:
- Mục đích, yêu cầu khi thành lập, phù hợp với quy hoạch.
- Kích thước của các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu
thị trên bản đồ.
- Quy mô diện tích, hình dạng khu vực nghiên cứu.


Căn cứ vào các yêu cầu đặc điểm trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
các cấp được lập theo quy định như sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị hành chính

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Diện tích tự nhiên (ha)

Tỷ lệ bản đồ

Dưới 120

1: 1000

Từ 120 đến 500


1: 2000

Trên 500 đến 3.000

1: 5000

Trên 3.000

1: 10000

Dưới 3.000

1: 5000

Từ 3.000 đến 12.000

1: 10000

Trên 12.000

1: 25000

Dưới 100.000

1: 25000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50000


Trên 350.000

1: 100000

Cấp vùng

1: 250000

Cả nước

1: 1000000
(Nguồn: TT 28/2014/BTNMT)

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có
hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ
lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
1.2.5. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được căn cứ vào: mục
đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; tỷ lệ bản đồ nền; đặc điểm
của đơn vị hành chính; diện tích, kích thước của các khoanh đất; mức độ đầy đủ,
độ chính xác và tin cậy của các nguồn tài liệu hiện có; điều kiện thời gian, trang


thiết bị kỹ thuật công nghệ và trình độ của lực lượng cán bộ kỹ thuật mà lựa chọn
một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, ảnh vệ tinh.
- Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước.


Các
phương
pháp
thành lập
bản đồ
hiện trạng
sử dụng
đất

Phương pháp
hiệu chỉnh từ bản đồ
HTSDĐ chu kỳ
trước
Phương pháp
sử dụng tư liệu ảnh
vệ tinh và hàng
không

Bản đồ HTSDĐ chu kỳ
Khoanh vẽ và cập nhật
Biên tập bản đồ
Tư liệu ảnh viễn thám
Nắn chỉnh hình học
Giải đoán, phân loại

Biên tập bản đồ
Phương pháp
sử dụng bản đồ địa
chính hoặc bản đồ
địa chính cơ sở


Các mảnh bản đồ địa
Tiếp biên, ghép mảnh
Tổng quát hóa
Biên tập bản đồ

Sơ đồ 1.1: Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.5.1. Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước
Thực chất phương pháp này là khoanh vẽ các yếu tố trên bản đồ HTSDĐ từ
chu kì trước, sau đó hiệu chỉnh các biến động cho phù hợp với thực tiễn.
Trong quá trình khoanh vẽ, biên tập bản đồ phải đặc biệt chú ý tới tổng quát
và khái quát hóa các nội dung thể hiện chi tiết trên bản đồ tỷ lệ lớn.


Phương pháp này có ưu điểm là thành lập bản đồ bằng phương pháp trong
phòng với thời gian ngắn và kinh phí thấp. Một nhược điểm lớn nhất của phương
pháp này là cho độ chính xác bản đồ không cao, do có nhiều nguồn sai số, chính vì
vậy cần phối hợp với các phương pháp điều tra ngoại nghiệp để nâng cao độ chính
xác của bản đồ.
1.2.5.2. Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh và ảnh hàng không
Là phương pháp mới, có nhiều triển vọng và đang được quan tâm nghiên
cứu. Nó thường được sử dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên quy
mô lãnh thổ có diện tích lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ.
Tiến hành sử dụng các tư liệu ảnh như: ảnh đơn, ảnh nắn, bình độ ảnh để
điều vẽ trong phòng kết hợp với điều tra thực tế nhằm nâng cao độ chính xác của
các yếu tố thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đối với những vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở, địa vật phức tạp thì
phương pháp này đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí về nhân lực, tài chính, thời
gian so với các phương pháp khác.
1.2.5.3. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề thuộc nhóm bản đồ kỹ thuật chuyên
ngành quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, kích
thước, diện tích và một số thông tin địa chính cần thiết được thể hiện trên bản đồ.
Chính vì thể mà từ đó có thể tổng hợp các thửa đất có cùng mục đích sử dụng trên
bản đồ địa chính để tạo ra ranh giới hiện trạng các loại đất, đây chính là thông tin
quan trọng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ
HTSDĐ, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính mới thành lập để khoanh
vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống ký
hiệu do Bộ TN&MT ban hành để xây dựng bản đồ HTSDĐ. Mục đích chính của
phương pháp này là sự tận dụng các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ nền sẽ giuso
cho bản đồ nền sẽ giúp cho bản đồ HTSDĐ chính xác hơn trong các thông tin về


mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất, đảm bảo tính hiện thực so với
bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có biến động không nhiều so với thực tế.
Bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ lớn và được cập nhật thường xuyên
nên đọ chính xác cao, chất lượng được đảm bảo, thể hiện đầy đủ các yếu tố trên
thực địa. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính là một
phương pháp mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí giá thành
sản phẩm giảm.
1.2.5.4. Lực chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ở mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Trong đề tài này lựa
chọn phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Vì
đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với các số liệu đã thu thập
được. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm
khối lượng công việc và tránh được các sai số, đảm bảo đọ chính xác.
1.3. Căn cứ pháp lý để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng
Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong

toàn ngành địa chính
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/02/2007của Bộ tài nguyên và
môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
-Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành ký hiệu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 55/2013/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
30/12/2013 về quy định thành lập bản đồ địa chính.
- Luật đất đai năm 2013, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.


- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về thi hành
một số điều của Luật đất đai 2013.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài
nguyên và môi trường quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 22/01/2014
về việc triển khai thi hành luật đất đai.
- Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của thủ tướng Chính Phủ về kiểm kê
đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/09/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
theo chỉ thị số 21/ CT- TTg ngày 01/08/2014 của thủ tướng Chính Phủ.
- Công văn số 1592/TCQLDĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng
cục Quản lý Đất Đai – Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.4. Một số phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.4.1. Phầm mềm Microstation v8i
MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng
quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các
yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất
lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu
lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ
các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức
theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi. MicroStationV8i cho
phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau.
Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trên
nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công


cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ
liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.
Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng
mở của MicroStationV8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng
điểm, dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ
được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết một
cách dễ dàng trong MicroStationV8i. Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng
loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các
thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa
làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ. Các bản vẽ trong
MicroStationV8i được ghi dưới dạng các file *.dgn ngoài ra còn có các định dạng
file khác như *.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl.
Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham
số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu như
không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm việc là ba
chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn trong một

file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed phù hợp để sao
chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo.
MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu
đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).
* Các chức năng cơ bản của MicroStationV8i trong công tác thành lập
bản đồ:
Chức năng nhập dữ liệu trong MicroStationV8i.
Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm chính là tạo cơ sở dữ liệu bản
đồ số. Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng,
mã hóa, số hóa để có tọa độ trong hệ tọa độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector.
Các tài liệu, số liệu để xây dựng bản đồ HTSDĐ được lấy từ các nguồn trên, kết
hợp với số liệu biến động thu thập được trong quá trình đi đối soát thực địa, để đưa
vào trong MicroStationV8i làm dữ liệu không gian xây dựng bản đồ HTSDĐ.


MicroStationV8i cho phép thành lập bản đồ từ các nguồn dữ liệu như: dữ
liệu đo ngoại nghiệp, bản đồ giấy hay trao đổi dữ liệu từ các phần mềm khác.
1.4.2 Phần mềm Gcadas
GCadas là một phần mềm chuyên nghiệp – phiên bản 2015 với sự kết hợp
của các công cụ hỗ trợ - phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính
(eMap), đăng ký - lập hồ sơ địa chính (eCadas), kê khai đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (eData),
thống kê - kiểm kê đất đai theo “Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT” trong môi
trường Microstation V8i (phiên bản đồ hoạ mới nhất hiện nay của hãng Bentley).
Phần mềm ra đời với mục đích làm đơn giản hoá, tự động hoá các khâu trong thành
lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng góp phần làm tăng năng suất lao động một
cách tối đa, giảm thời gian nội nghiệp.
Phần mềm gCadas là phần mềm hỗ trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, hỗ
trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và
thống kê - kiểm kê đất đai. Phần mềm được xây dựng dựa trên các thông tư hiện

hành sau:
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT: quy định về chuẩn dữ liệu địa chính;
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai;
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: quy định về in giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về bản đồ địa chính;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về thống kê, kiểm kê
đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Một số ưu điểm của phần mềm:
- Cài đặt và chạy phần mềm 1 cách đơn giản.


×