Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI CHẾ PHẨM PROBIOTIC ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN TRÊN GÀ ĐẺ ISA BROWN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.88 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI CHẾ PHẨM PROBIOTIC
ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN TRÊN
GÀ ĐẺ ISA BROWN

Sinh viên thực tập : HOÀNG THỊ YẾN
Lớp

: DH08TA

Chuyên ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2008-2012

Tháng 08/ 2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

HOÀNG THỊ YẾN

SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI CHẾ PHẨM PROBIOTIC
ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN TRÊN
GÀ ĐẺ ISA BROWN
Khóa luận được trình bày để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 08/2012


 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập : Hoàng Thị Yến
Tên đề tài tốt nghiệp : “ SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI CHẾ PHẨM
PROBIOTIC ĐẾN THÀNH TÍCH SINH SẢN TRÊN GÀ ĐẺ ISA BROWN”.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét
của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày......................

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN QUANG THIỆU


ii 
 


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn Ba Mẹ và gia đình, đã động viên, nâng đỡ và hết lòng giúp
tôi trong những lúc khó khăn và trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc thầy TS. Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt thời gian thực tập và làm luận văn
tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã nhiệt tình
giảng dậy, hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.
Vô cùng biết ơn: Giám đốc trại gà Bùi Quốc Thái, Phòng kỹ thuật trại gà,
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và anh chị em công nhân trại đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Các bạn trong tập thể lớp DH08TA cùng những người bạn trong ký túc xá đã
ở bên tôi lúc khó khăn, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, ngày….tháng….năm 2012
Người thực hiện

Hoàng Thị Yến

iii 
 



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả hai chế phẩm probiotic đến thành tích
sinh sản trên gà đẻ trứng thương phẩm Isa Brown ” được tiến hành tại xã Cây
Gáo huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai thời gian từ tháng 03/2012 đến tháng
05/2012.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 48 đơn
vị thí nghiệm (2 lô, 24 lần lặp lại). Thí nghiệm khảo sát trên 660 gà Isa Brown từ 58
- 65 tuần tuổi, được phân phối ngẫu nhiên vào 24 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị 12
con. Cả 2 lô đều sử dụng cám của công ty cổ phần CP Đồng Nai nhưng 1 lô thì có
bổ sung chế phấm A và lô còn lại thì bổ sung chế phẩm B.
Qua 8 tuần khảo sát chúng tôi có một vài kết quả sau :
Tỷ lệ đẻ ở cả 2 lô chênh lệch nhau không đáng kể. Lô sử dụng chế phẩm A
(86,86 %)có tỷ lệ đẻ cao hơn lô sử dụng chế phẩm B (85,98 %).
Bình quân lượng thức ăn hằng ngày ở lô sử dụng chế phẩm A (113,67
g/con/ngày) thấp hơn lô sử dụng chế phẩm B (114,8 g/con/ngày).
Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô sử dụng chế phẩm A (2,1 kg TA/kg trứng) và
lô sử dụng chế phẩm B (2,15 kg TA/kg trứng).
Tỷ lệ nuôi sống ở cả 2 lô rất cao.
Lô sử dụng chế phẩm A với chi phí thức ăn cho 1 kg trứng là 20.895 đồng,
còn lô sử dụng chế phẩm B là 21.199 đồng. Như vậy, lô sử dụng chế phẩm A có
hiệu quả kinh tế cao hơn lô sử dụng chế phẩm B với mức chênh lệch là 304 đồng /
kg trứng.

 

iv 
 


MỤC LỤC


Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix
Chương 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................3
Chương 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN .............................................................................................................4
2.1 Hệ thống tiêu hóa của gia cầm ..............................................................................4
2.2 Sinh lý đẻ trứng của gia cầm mái ..........................................................................6
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ......................................................................................7
2.4 Giới thiệu về giống gà Isa Brown được nuôi tại trại .............................................8
2.5 Giới thiệu về probiotic ........................................................................................10
2.5.1 Khái niệm .........................................................................................................10
2.5.2 Vai trò của probiotic.........................................................................................11
2.5.3 Các giống vi khuẩn sử dụng trong sản phẩm probiotic....................................12


 


2.5.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng probiotic trong và ngoài nước .................14
2.6 Sơ lược về Bacillus subtilis .................................................................................16
2.6.1 Lịch sử phát hiện ..............................................................................................16

2.6.2 Đặc điểm phân loại...........................................................................................16
2.6.3 Đặc điểm phân bố.............................................................................................16
2.6.4 Đặc điểm hình thái ...........................................................................................16
2.6.5 Đặc điểm sinh hóa ............................................................................................17
2.6.6 Khả năng tạo bào tử .........................................................................................17
2.6.7 Các chất kháng sinh do B. subtilis tổng hợp ....................................................17
2.6.8 Tính đối kháng của B. subtilis ..........................................................................18
2.6.9 Độc tính của Bacillus subtilis...........................................................................19
2.6.10 Các đặc tính có ích của B. subtilis .................................................................20
2.7 Giới thiệu về Super eggs .....................................................................................20
2.8 Giới thiệu về CloSTAT .......................................................................................21
2.9 Giới thiệu về trại gà Bùi Quốc Thái ....................................................................21
2.9.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................21
2.9.2 Nhận xét sơ đồ về ưu khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn ..............................22
2.9.3 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................22
2.9.4 Lịch sử hình thành cơ sở ..................................................................................22
2.9.5 Nhiệm vụ và chức năng....................................................................................22
2.9.6 Chuồng trại .......................................................................................................23
2.9.7 Qui trình thú y ..................................................................................................24
2.9.8 Qui trình tiêm phòng thú y ...............................................................................24
Chương 3 ..................................................................................................................27

vi 
 


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ...........................................................................27
3.1 Địa điểm và thời gian ..........................................................................................27
3.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................27
3.3 Động vật thí nghiệm ............................................................................................27

3.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng .....................................................................................27
3.4.1 Thức ăn .............................................................................................................27
3.4.2 Chăm sóc ..........................................................................................................28
3.4.3 Thu nhặt trứng ..................................................................................................28
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................28
3.5.1 Sức sản xuất .....................................................................................................28
3.5.3 Đánh giá phẩm chất trứng ................................................................................29
3.5.4 Trứng loại .........................................................................................................30
3.5.6 Tình trạng sức khỏe ..........................................................................................30
3.6 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................30
3.7 Phương pháp tính toán ........................................................................................30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................31
4.1 Tỷ lệ đẻ ................................................................................................................31
4.2 Tiêu tốn thức ăn...................................................................................................32
4.2.1 Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày ..................................................................................32
4.2.2 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng .....................................................................33
4.2.3 Hệ số chuyển biến thức ăn theo tuần ...............................................................34
4.3 Trọng lượng trứng ...............................................................................................35
4.4 Tỷ lệ trứng loại ....................................................................................................36
4.5 Tỷ lệ loại thải gà ..................................................................................................36

vii 
 


4.6 Phẩm chất trứng ..................................................................................................37
4.7 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................38
Chương 5 ..................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................39
5.1 Kết luận ...............................................................................................................39

5.2 Đề nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................40
PHỤ LỤC ..................................................................................................................43

viii 
 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
CFU

Dịch

Nghĩa

clony forming unit

FAO

Food and Agriculture Organization

GRAS

Generally Reconignized as Safe

Đơn vị khuẩn lạc
Tổ chức lương thực và
nông nghiệp Liên Hiệp

Quốc
Chứng nhận an toàn
chung
Hệ số chuyển biến thức
ăn
Đơn vị quốc tế
Thức ăn
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Y tế thế giới

HSCBTA
IU
TA
TPHCM
WHO

International Unit
World Health Organization

ix 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cầm ............................................. 6 
Bảng 2.2 Chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của giống gà Isa Brown theo công ty cổ
phần CP Đồng Nai. ....................................................................................................................... 9 
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà đẻ từ 20 – 72 tuần theo công ty cổ phần
CP Đồng Nai. ............................................................................................................................... 10 
Bảng 2.4 Vi khuẩn probiotic trong GRAS ........................................................................... 13 

Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng thú y ..................................................................................... 24 
Bảng 3.1 Bảng bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 27 
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trung bình qua các tuần (%) .................................................................. 31 
Bảng 4.2 Tiêu tốn thức ăn trung bình của gà trên ngày (g/con/ngày) .......................... 32 
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn trung bình trên 1 quả trứng (g/trứng) .................................. 33 
Bảng 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ..................................................................................... 34 
Bảng 4.5 Trọng lượng trứng trung bình (g/quả) giữa các lô ........................................... 35 
Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng loại giữa các lô thí nghiệm (%) ....................................................... 36 
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng ........................................................................... 37 
Bảng 4.8 Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg trứng ............................................................... 38 


 


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bố trí chuồng trại ......................................................................................... 21 

xi 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, dân số thế giới ngày càng gia tăng với tỷ lệ cao đã tạo ra nhiều khó
khăn cho sự phát triển của xã hội. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc đáp
ứng một cách đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người để đảm bảo cho
sự tồn tại của nhân loại.
Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang cung cấp một số lượng lớn

thực phẩm chính cho con người như thịt, trứng. Với nhu cầu tiêu dùng càng cao như
hiện nay đòi hỏi ngành phải gia tăng số đàn nuôi nhưng nó sẽ tạo ra nhiều bất lợi do
nguy cơ dịch bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi. Trước
đây người ta sử dụng một số biện pháp để khắc phục vấn đề này tuy nhiên hiệu quả
chưa cao mà có phương pháp còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sản
xuất cũng như người tiêu dùng như việc dùng kháng sinh, chất kích thích tăng
trưởng trong chăn nuôi là một minh chứng xác thực cho vấn đề này.
Với xu hướng hiện nay là sử dụng các chế phẩm sinh học lên men từ vi sinh
vật bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để tạo ra những thực phẩm sạch đã mang lại hiệu
quả tốt cho nghành chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà đẻ nói riêng.
Chế phẩm sinh học là một hỗn hợp bao gồm các vi khuẩn có lợi trong tiêu hóa
như Bacillus subtilis, những axid amin, enzyme protease, amylase, những chất dinh
dưỡng sinh học... Chỉ cần bổ sung bằng cách trộn vào thức ăn theo một tỷ lệ nhất
định nào đó để cung cấp cho gà trong quá trình nuôi dưỡng. Mặc dù phương pháp
này đã được người chăn nuôi sử dụng từ lâu nhưng để tìm ra một sản phẩm tốt với
giá thành phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề cần được quan tâm.


 


Xuất phát từ những vấn đề trên được sự chấp nhận của khoa Chăn Nuôi - Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Quang Thiệu chúng tôi đã tiến hành thực hiện thí nghiệm: “So sánh
hiệu quả hai chế phẩm probiotic đến thành tích sinh sản trên gà đẻ Isa
Brown”.


 



1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
So sánh hiệu quả sử dụng của 2 loại chế phẩm probiotic đến thành tích sinh
sản trên gà đẻ trứng thương phẩm Isa Brown.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập một số chỉ tiêu về năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, chất lượng
trứng và 1 số chỉ tiêu khác.
 


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Hệ thống tiêu hóa của gia cầm
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản và diều, dạ
dày tuyến (tiền mề), dạ dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng và hồi tràng),
ruột già và lỗ huyệt.
Khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn,
khoang miệng gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua
khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống thực
quản và chứa ở diều. Lưỡi gia cầm có hình dáng của mỏ với những lớp sừng trên bề
mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về hướng thực
quản. Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn và
đẩy nó xuống diều, khi đói viên thức ăn sẽ được đẩy thẳng vào dạ dày. Diều có
chức năng lưu trữ thức ăn và tiết một ít dịch diều từ các tuyến nhầy của thành phía
trên tiếp giáp với thực quản. Dịch thực quản và diều có thành phần tương tự như
nước bọt, có chứa chất nhầy và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành

đường. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa từng phần dưới
tác dụng của các men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di chuyển xuống dạ dày
tuyến, ở đó, quá trình tiêu hóa thực sự bắt đầu.
Dạ dày gia cầm gồm hai phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều
vào dạ dày tuyến rồi sau đó vào dạ dày cơ. Dạ dày tuyến là dạng ống ngắn với vách
dày, nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Thành dạ dày tuyến cấu trúc bởi những
tuyến hình túi tạo thành những thùy nhầy tiết dịch đổ ra qua các lỗ trong những núm
đặc biệt của các nếp gấp tuần hoàn trong lớp niêm mạc.


 


Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa có thành phần tương tự như dịch vị chủ yếu là
axid chlohydric, pepsin và chất nhầy. Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian
thấm ướt dịch tiêu hóa sau đó di chuyển sang dạ dày cơ.
Dạ dày cơ dạng đĩa với hai khối cơ dày, chắc cùng với lớp niêm mạc gồm lớp
biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học rõ
rệt là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme và vi khuẩn trong
thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Sự co bóp của dạ dày cơ vừa
nghiền thức ăn vừa đẩy thức ăn đã nghiền xuống tá tràng, đồng thời kéo thức ăn từ
diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ, hoạt động như vậy tạo sự nhu động của toàn
bộ ống tiêu hóa. Sỏi và những vật cứng trong dạ dày làm tăng ma sát, giúp quá trình
nghiền nát và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày cơ. Thức ăn từ dạ dày cơ được
đẩy vào tá tràng từng phần nhỏ một cách điều hòa (gà, vịt) hoặc ở dạng nhũ chấp
liên tục (ngỗng).
Ở tá tràng, với tác động của dịch ruột, dịch tụy, dịch mật, các chất dinh dưỡng
trong thức ăn được phân giải thành những phân tử có kích thước nhỏ nhất. Ruột non
có lớp niêm mạc dày đặc các hệ thống nhung mao li ti có chức năng tiêu hóa và hấp
thu thức ăn.

Dịch ruột là chất lỏng đục có phản ứng kiềm (pH = 7,42) chứa các men tiêu
hóa như protetase, aminolyase, amylase, enterokinase. Dịch tụy là chất lỏng không
màu, hơi mặn, hơi toan hoặc hơi kiềm (pH = 7,2 – 7,5) riêng ở gà có pH = 6. Ngoài
các men tiêu hóa, dịch tụy còn chứa các axid amin, lipid, các chất khoáng và một số
chất khác. Dịch mật do gan tiết ra liên tục, một phần tích lũy ở túi mật, còn lại đổ
trực tiếp xuống tá tràng. Mật gia cầm có màu xanh đậm, kiềm tính (pH = 7,3 – 8,5)
chứa axid mật, các chất sắc tố, cholesterin, gluxid, các axid béo và các lipid trung
tính.
Ở gia cầm quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra tích cực ở
ruột non cũng như trên bề mặt lớp nhung mao nhỏ của niêm mạc thành ruột. Các
phân tử thức ăn lớn và các hợp chất lớn hơn mức phân tử được tiếp tục phân giải
thành những tiểu phần nhỏ hơn. Các sản phẩm nhỏ nhất có hoạt tính bề mặt được


 


đưa vào vùng đường viền của các tế bào biểu mô, trên các nhung mao nhỏ có một
lớp men hoạt hóa tác động các phản ứng thủy phân xảy ra trong các nhung mao nhỏ
và các sản phẩm cuối cùng thấm hút vào trong hệ thống mạch lympho và vào máu.
Ruột già gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Vai trò tiêu hóa của manh
tràng còn nhiều điều chưa rõ, tuy vậy sự có mặt của hệ vi sinh vật như
Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột... cho thấy trong manh tràng có
sự tiêu hóa protein, gluxid và lipid. Hệ vi sinh vật phát triển rất nhanh và chúng
tổng hợp các vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của chúng. Manh tràng và
trực tràng hấp thu chất dinh dưỡng không đáng kể.
Động tác thải phân ở gia cầm là kết quả phối hợp giữa sự co bóp của các túi
khí bụng dồn ép gây co thắt cơ vòng trực tràng để đẩy phân ra ngoài, áp lực đó đủ
lớn để kéo theo sự bài tiết nước tiểu cùng với phân (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.2 Sinh lý đẻ trứng của gia cầm mái

Gà bắt đầu đẻ trứng từ 19 – 21 tuần tuổi tùy theo giống, tuy nhiên ta có thể
cho gà đẻ trứng sớm hơn bằng cách tăng cường thời gian chiếu sáng và bổ sung các
chất kích thích trong thức ăn, nhưng nếu cho gà đẻ quá sớm thì sẽ ảnh hưởng đến
năng suất cũng như trọng lượng trứng sau này. Thực nghiệm cho thấy nếu gà đẻ quá
sớm thì sản lượng trứng không cao và trọng lượng trứng nhỏ hơn so với khi gà đẻ
đúng độ tuổi. Gà thường đẻ trứng vào buổi sáng, nếu gà đẻ trứng sau 14 giờ thì sẽ
ngừng xuất noãn cho đến 16 – 18 giờ sau, gà ngưng một chu kỳ đẻ trứng.
Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cẩm được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cầm
Ngày
1
2
3 4
5 6 7
8
Mái 1: 27h/trứng


↓ O ↓ ↓ ↓ O
Mái 2: 26h/trứng


↓ ↓
↓ O ↓

Mái 3: 25h/trứng


↓ ↓
↓ ↓ ↓


Ghi chú: ↓: đẻ; O: không đẻ ( Lâm Minh Thuận, 2004).


 

9




10 11
↓ ↓
↓ ↓
O ↓

12
O
O



Nhu cầu về dưỡng chất của gà mái trong ngày cũng có sự đòi hỏi khác nhau,
buồi sáng gà cần nhiều protein cho việc tạo trứng, buổi tối gà cần nhiều canxi cho
việc tạo vỏ trứng, do đó ta cần cung cấp thật đầy đủ protein cho gà vào ban ngày.
Thời gian để tạo ra một quả trứng là khoảng 24 – 30 giờ, do đó gà không thể
đẻ hơn một quả trứng trong một ngày. Đặc biệt ở gia cầm là có thể đẻ trứng chậm
lại vài giờ đồng hồ nếu điều kiện xung quanh không thuận lợi cho việc đẻ trứng, do
gia cầm có thể kiểm soát âm đạo theo ý muốn. Nên ta cần tạo điều kiện tốt nhất cho
gà trong quá trình đẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất của gà.

Quá trình đẻ trứng của gà có thể chia làm 3 pha:
-Pha 1 (19 – 22 tuần tuổi): giai đoạn này tương đối ngắn, tỷ lệ đẻ chưa cao.
-Pha 2 (23 – 45 tuần tuồi): đây là giai đoạn chính và kéo dài, gà cho năng
suất trứng cao và tương đối đồng đều.
-Pha 3 (46 – 72 tuần tuổi): đây là giai đoạn cuối nên tỷ lệ đẻ giảm tương đối
nhiều tuy nhiên trứng có xu hướng lớn hơn, gà bắt đầu có dấu hiệu ấp trứng hay
thay lông (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột
Khi mới ra đời hệ vi sinh vật đường ruột của thú chưa hình thành hoặc rất ít,
nhờ vào việc uống nước, ăn thức ăn, phân và tiếp xúc với môi trường mà hệ vi sinh
vật đường ruột bắt đầu hình thành. Phần lớn các vi sinh vật từ ngoài vào sẽ chết đi
và ra ngoài theo phân. Một phần nhỏ cũng thích nghi với điều kiện mới, sinh sản và
phát triển tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột chia làm
hai nhóm:
 Nhóm tùy nghi:
Đa số các vi sinh vật này là có hại, chúng sản sinh ra độc tố có độc lực cao gây
bệnh về đường tiêu hóa cho vật chủ như: E.coli, Samonella, Clostridium, Proteus,
nấm men của loài Candida, nấm mốc,... Nhóm vi sinh vật này thay đổi tùy theo điều
kiện thức ăn, môi trường của đường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể...


 


pH thích hợp cho sự phát triển của nhóm này là pH trung tính và kiềm. Khi
môi trường thích hợp chúng sẽ phát triển và sản sinh độc tố, xâm nhập phá vỡ tế
bào ruột và gây bệnh (Lê Nhân, 2010).
 Nhóm bắt buộc:
Đa số chúng là vi sinh vật có lợi, thích hợp ở pH axid. Chúng phát triển tốt và
định cư vĩnh viễn trong đường tiêu hóa của vật chủ như: Lactobacillus,

Enterococcus, vi khuẩn Lactic,...
Nhóm vi sinh vật này làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của vật chủ nhờ vào
men của chúng, chúng tiết ra acid hữu cơ, hydroperoxide, ... làm giảm pH đường
ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn thối rửa và vi khuẩn gây bệnh cơ hội (Lê
Nhân, 2010).
2.4 Giới thiệu về giống gà Isa Brown được nuôi tại trại
Isa Brown được nuôi tại trại là giống gà đẻ thương phẩm chuyên trứng của
công ty CP Đồng Nai sản xuất có ngồn gốc từ Thái Lan. Phân biệt gà trống có màu
lông trắng – đen bị loại và chọn gà mái màu lông nâu để nuôi đẻ thương phẩm. Gà
Isa Brown có nhiều ưu điểm dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít cảm nhiễm bệnh, đẻ
nhiều, trứng có trọng lượng lớn, vỏ màu nâu.

 


 


Bảng 2.2 Chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của giống gà Isa Brown theo công ty cổ
phần CP Đồng Nai.
Tuổi lúc bắt đầu đẻ 50%:

150 – 156 ngày

Tỷ lệ đẻ cao nhất:

91 – 94 %.

Tổng thời gian đẻ 12 tháng:


290 - 300 quả

Tổng thời gian đẻ 14 tháng:

310 - 300 quả

Sản lượng trứng

Số lượng trứng/
mái/chu kỳ

Trọng
trung

lượng
bình

của

trứng

Trung bình của trứng trong 12 tháng
đẻ:
Trung bình của trứng trong 14 tháng
đẻ:
Khối lượng trứng trong suốt 12 tháng

Khốit

lượng đẻ:


trứng/ mái/chu kỳ

Khối lượng trứng trong suốt 14 tháng
đẻ:
Từ 1 – 20 tuần tuổi cần:

Chỉ tiêu về thức
ăn

Thể trọng của gà

Tỷ lệ hao hụt

Tỷ lệ nuôi sống

64,0 – 65,0 g

8,5 -19,5 kg

21 - 22 kg
7,4 – 7,8 kg/con
112

Giai đoạn đẻ:



g/con/ngày


1 kg trọng lượng trứng cần:

2,1 – 2,.3 kg

20 tuần tuổi:

1,5 – 1,6 kg

Cuối thới kỳ đẻ:

1,9 – 2,2 kg

Giai đoạn gà hậu bị:

2 -3 %

Giai đoạn gà đẻ:

3-4%

Giai đoạn gà hậu bị:

97 - 98 %

Giai đoạn gà đẻ:

96 - 97 %


 


63,5 – 64,5 g

120


Dinh dưỡng cho gà đẻ:
Thức ăn là yếu tố quang trọng, giúp cho gà di trì sự sống, sinh trưởng, phát
triến và sản xuất trứng do đó thức ăn phải tốt, đủ chất dinh dưỡng, đủ khẩu phần và
các axid amin cần thiết và phù hợp với từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gà.
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà đẻ từ 20 – 72 tuần theo công ty cổ
phần CP Đồng Nai.
Gà đẻ I 20 - 42 Gà đẻ II sau 42
Thành phần

Đơn vị tuần

Năng lượng trao đổi kcal/kg

tuần

2650 – 2750

2650 – 2750

Đạm thô

%

16,5


15

Calci

%

3,4

3,7

phospho tổng hợp

%

0,65

0,55

phosphosus hữu dụng

%

0,45

0,35

Natri

%


0,16

0,16

Methiomin/cystin

%

0,62

0,58

Methiomin

%

0,34

0,31

Lysin

%

0,74

0,68

Arginin


%

0,84

0,86

Triptophan

%

0,18

0,17

( Theo tài liệu chăn nuôi gà đẻ của công ty cổ phần CP Đồng Nai)
2.5 Giới thiệu về probiotic
2.5.1 Khái niệm
Theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là
thân thiện, nên probiotic có thể hiểu theo nghĩa cái gì thân thiện với đời sống con
người. Hiểu sát nghĩa hơn, đó là chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay
vi nấm có ích.
Theo định nghĩa FAO: “Probiotic là những vi sinh vật còn sống mà khi cung
cấp với một số lượng đủ sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Vi khuẩn
acid lactic và bifidobacteria là các dạng vi khuẩn thường được sử dụng nhất trong

10 
 



sản phẩm probiotic. Ngoài ra, còn có các loại vi nấm và các loài thuộc giống
Bacillus ( />Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào
thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ,
Parker (1974). Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995)
cùng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh
tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tổi
thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di
căn của chứng viêm dạ dày ruột (trích dẫn Lê Nhân, 2010).
Probiotic còn có các tên khác là probiont, probiotic Bacteria, Beneficial
Bacteria. Chúng bao gồm các loại vi khuẩn quang hợp, Lactobacillus,
Actinomycetes, Nitrobacteria, Denitrifying, Bifidobacterium, nấm men,v.v...
2.5.2 Vai trò của probiotic
 Tác động kháng khuẩn:
Giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh cụ thể là:
Tiết ra các chất kháng khuẩn: Vi khuẩn probiotic tạo ra các chất đa dạng có
thể ức chế cả khuẩn Gram (+) và Gram (-), gồm có các acid hữu cơ, hydrogen
peroxide và chất diệt khuẩn. Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những
sinh vật mang mầm bệnh có thể sống được mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất
của vi khuẩn và sự tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH
khoang ruột thông qua sự tạo ra các acid béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là
acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic.
Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dinh vào đường ruột và
cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh.
 Tác động trên mô biểu bì ruột.
Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.
Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi
khuẩn.
Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.

11 

 


 Tác động miễn dịch.
Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho
đường ruột. Cụ thể:
 Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
 Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.
 Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
 Tác động đến vi khuẩn đường ruột.
Điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống sót của
probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác nhau
giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời
của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi
bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của
giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư
một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh vật
probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại probiotic.
Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột.
Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ gây
cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột. Đồng thời tăng sự
dung nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu
những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi
khuẩn gây hại.
2.5.3 Các giống vi khuẩn sử dụng trong sản phẩm probiotic
2.5.3.1 Yêu cầu đối với vi khuẩn probiotic
Một vi khuẩn được sử dụng như là vi khuẩn probiotic cần phải đảm bảo được
các yêu cầu sau:
Các vi khuẩn này phải cư trú bình thường trong đường ruột, duy trì khả năng
sống sót và hoạt động chuyển hóa trong ruột non, tồn tại qua được ống tiêu với số

lượng lớn, có khả năng lấp đầy hệ sinh thái ruột và có những tác động tích cực trong
ruột và mang lại lợi ích cho cơ thể vật chủ.

12 
 


Để tồn tại trong hệ tiêu hóa , vi khuẩn probiotic cần có sức đề kháng đối với
muối mật trong ruột non, điều kiện của dạ dày (pH 1 – 4), các enzyme trong đường
ruột (lyzozyme) và những độc tố chuyển hóa được sinh ra trong quá trình tiêu hóa
(Gilliland, 1989; Da Cruz và ctv, 2007).
Ngoài ra những chủng probiotic còn được đánh giá tốt khi chúng phát triển tốt
và nhân lên với số lượng lớn trong sản phẩm lên men (Hatting và Vijioen, 2001).
2.5.3.2 Tính an toàn của vi khuẩn probiotic
Theo Marteau (2002), về mặt lý thuyết, probiotic gây ra 4 tác động: sự tiêm
nhiễm cơ thể, hoạt động chuyển hóa có hại, sự kích thích miễn dịch quá mức ở các
cá thể nhạy cảm và sự chuyển gen (trích dẫn bởi WHO và FAO, 2002).
Theo Sanders M.E (2007),tuy nhiên khả năng gây bệnh của Lactobacillus và
Bifidobacterium khá thấp việc bổ sung Lactobacillus và Bifidobacterium vào thực
phẩm từ trước đến nay được nhìn nhận là an toàn. Các nghiên cứu trên thế giới ở
nhiều loại thực phẩm khác nhau đã chứng minh vi khuẩn này sống hội sinh với hệ
vi sinh vật của động vật có vú và xác minh tính an toàn của chúng (WHO và FAO,
2002). Nhiều vi khuẩn probiotic nằm trong danh sách GRAS (Generally
Reconignized as Safe – được công nhận là an toàn) (WHO và FAO (2002); Sander
(2007); Mathur và Singh (2005) trích dẫn Huỳnh Quế Trang, 2010)
Bảng 2.4 Vi khuẩn probiotic trong GRAS
Streptococcus

S. thermophilus
S. lactis

S. lactis subsp, diacetylactis

Lactobacillus

Lb. acidophilus
Lb. bulgaricus
Lb. lactis

3 loài Leuconostoc
(Sanders(2007) trích dẫn từ Huỳnh Quế Trang, 2010).
Thông tin về việc sử dụng probiotic vẫn được yêu cầu phải thể hiện trên sản phẩm
với các nội dung sau:

13 
 


×