Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp phụ gia bentonite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
CƠ SỞ 2

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG BƠM SỬ DỤNG
CÁT NGHIỀN KẾT HỢP PHỤ GIA BENTONITE

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Vật liệu

Sinh viên thực hiện: Đoàn Kiều Anh

Lớp: S14-53C-TL1

Người hướng dẫn: Th.S Đặng Văn Thương
Th.S Đoàn Văn Cừ

TPHCM, Tháng 12 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là ThS.
Đặng Văn Thương, giảng viên môn Vật liệu xây dựng, Cơ sở 2 - Đại học Thủy Lợi trong
suốt thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, chu đáo giúp đỡ chúng em thực hiện tốt đề tài
nghiên cứu này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ địa điểm, tài liệu nghiên cứu
và thiết bị thí nghiệm cùng sự chỉ dẫn tận tình của ThS. Đoàn Văn Cừ cùng các cán bộ
nghiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu vật liệu xây dựng và kết cấu công trình - Viện Khoa
học Thủy Lợi Miền Nam. Sự quan tâm của Ban Khoa học công nghệ, Đoàn Thanh niên,


Cơ sở 2 – Đại học Thủy Lợi trong việc quản lý, theo dõi, động viên để chúng em hoàn
thành nghiên cứu.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, bản thân chúng em đã cố gắng hết sức, nỗ
lực để đạt được kết quả tốt nhất. Mọi sai sót khác trong quá trình thực hiện cũng như
những sai sót mà nhóm có thể gặp phải rất mong được sự nhận xét, đánh giá của các quý
thầy cô và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Cách tiếp cận .......................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
CHƯƠNG 1 : NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU DÙNG CHO BÊ
TÔNG .........................................................................................................................5
1.1. Xi măng ............................................................................................................5
1.2. Cát ..................................................................................................................10
1.2.1. Tiêu chuẩn cát sử dụng cho bê tông ........................................................11
1.2.2. Kết quả thí nghiệm cát ............................................................................12
1.2.2.1. Cát nghiền ........................................................................................12
1.2.2.2. Cát tự nhiên ......................................................................................15
1.3. Đá dăm ...........................................................................................................17
1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật của đá dăm sử dụng cho bê tông .................................17
1.3.2. Kết quả thí nghiệm đá dăm .....................................................................18
1.4. Nước ...............................................................................................................20
1.4.1. Yêu cầu chất lượng nước ........................................................................20

1.4.2. Kết quả thí nghiệm mẫu nước .................................................................20
1.5. Phụ gia ...........................................................................................................21
1.5.1. Nguồn vật liệu .........................................................................................21
1.5.2. Tác dụng của phụ gia Sika: .....................................................................21
CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU CHỌN TỶ LỆ PHỐI TRỘN CÁT NGHIỀN
VỚI CÁT TỰ NHIÊN DÙNG CHO BÊ TÔNG ...................................................22
2.1. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của bê tông bơm ............................................22
2.2.Yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu nhỏ cho bê tông ...............................................23
2.4. Tính chất của cát nghiền ................................................................................24
3.5. Phối hợp cát nghiền với cát tự nhiên ..............................................................24
2.6. Lựa chọn tỷ lệ phối trộn hợp lý giữa Cát nghiền với Cát tự nhiên ...............28
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

1

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN CẤP PHỐI BÊ
TÔNG KHI SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN VỚI ĐỘ SỤT CAO DÙNG CHO BÊ
TÔNG BƠM ............................................................................................................29
3.1. Tính toán liều lượng, thiết kế thành phần cấp phối các loại mác bê tông
không sử dụng phụ gia Bentonite..........................................................................29
3.1.1. Các thông số tính toán .............................................................................29
3.1.2. Các loại vật liệu dùng tính toán thiết kế thành phần cấp phối bê tông ...29
3.1.3. Trình tự tính toán, thiết kế thành phần cấp phối bê tông ........................30
3.2. Tính toán liều lượng, thiết kế thành phần cấp phối các loại mác bê tông có sử
dụng phụ gia Bentonite .........................................................................................39

3.2.1. Sự phân bố nguyên liệu Bentonite : ........................................................40
3.2.2. Một số tính chất của Bentonite : .............................................................40
3.2.3. Các thí nghiệm cho bentonite vào xi măng : ...........................................42
3.2.4. Tính toán thiết kế bê tông dùng cát nghiền có sử dụng phụ gia Bentonite
...........................................................................................................................42
3.2.4.1. Các thông số tính toán ......................................................................43
3.2.4.2. Các loại vật liệu dùng tính toán thiết cấp phối bê tông ....................43
3.2.4.3. Trình tự tính toán, thiết kế thành phần cấp phối bê tông .................43
3.3. Thí nghiệm độ chống thấm của bê tông có phụ Bentonite và không phụ gia.
...............................................................................................................................47
3.3.1 Thí nghiệm chống thấm của bê tông: .......................................................47
3.3.2 Khả năng chống thấm của bê tông cát nghiền không và có sử dụng phụ
gia Bentonite .....................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................52
1. Kết Luận ............................................................................................................52
2. Kiến nghị ...........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................54
PHỤ LỤC ...........................................................................................................55

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

2

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: thí nghiệm xác định lượng nước tiêu chuẩn ..........................................7

Hình 1.2 : Mẫu xi măng đối chứng xác định mác xi măng ...................................9
Hình 1.3: Biểu đồ thành phần hạt cát nghiền ......................................................13
Hình 1.4: Biểu đồ thành phần hạt cát (hạt nhỏ) ...................................................15
Hình 1.5: biểu đồ thành phần hạt của đá dăm (5-20)mm ....................................18
Hình 2.1 : Công tác bơm bê tông .........................................................................22
Hình 2.2 : Biểu đồ thành phần hạt cát nghiền + cát tự nhiên ..............................27
Hình 3.1: Thí nghiệm xác định cấp phối và độ sụt bê tông .................................30
Hình 3.2: Mẫu bê tông theo cấp phối thiết kế .....................................................37
Hình 3.3: Bentonite được dùng trong thí nghiệm ................................................40
Hình 1: Sản xuất cát nghiền .................................................................................54
Hình 2: Thí nghiệm xác định thành phần cấp phối của cát .................................54
Hình 3: Bộ sàng tiêu chuẩn..................................................................................55
Hình 4:Phụ gia Sika Plastiment 257 ....................................................................55
Hình 5: Thí nghiệm chóp cụt xác định độ sụt của bê tông ..................................56
Hình 6: Đúc mẫu bê tông .....................................................................................56
Hình 7: Máy sử dụng trong thí nghiệm độ thấm của bê tông ..............................57
Hình 8: Mẫu thử dùng trong thí nghiệm thấm bê tông ........................................57
Hình 9: Thí nghiệm nén mẫu bê tông ..................................................................58
Hình 10: Thí nghiệm nén mẫu bê tông ................................................................58

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

3

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ tiêu chất lượng xi măng Holcim - PCB40 ....................................10
Bảng 1.2 : Thành phần hạt của cát chế tạo bê tông .............................................11
Bảng 1.3: Kết quả thí nghiệm một số tính chất cát nghiền..................................12
Bảng 1.4: Thành phần hạt của cát nghiền ............................................................14
Bảng 1.5: Kết quả thí nghiệm cát tự nhiên (cát hạt nhỏ) ....................................15
Bảng 1.6: Thành phần hạt của cát tự nhiên (hạt nhỏ) .........................................16
Bảng 1.7: Thành phần hạt của đá dăm.................................................................17
Bảng 1.8: Kết quả thí nghiệm đá dăm cỡ (5 x 20) mm ......................................18
Bảng 1.8: Thành phần hạt của đá dăm.................................................................19
Bảng 1.9: Kết quả thí nghiễm mẫu nước dùng cho bê tông ................................20
Bảng 2.1: Kết quả thí nghiệm phối hợp ...............................................................25
Bảng 2.2 : Kết quả phối Cát nghiền (Mđl = 2,75) + Cát hạt nhỏ (Mđl = 1,56) ..26
Bảng 2.3: Thành phần hạt hỗn hợp 50% Cát nghiền + 50% Cát tự nhiên ..........27
Bảng 3.1: Lượng dùng nước cho 1m3 bê tông vật liệu khô hoàn toàn ................30
Bảng 3.2 : Tra Hệ số tra A và A’ .........................................................................32
Bảng 3.3 : Tra hệ số dư vữa Kd ...........................................................................33
Bảng 3.4: Chi tiết tính toàn thành phần cấp phối BT (không Bentonite) ............34
Bảng 3.5 : Thành phần cấp phối của các cấp phối thiết kế .................................35
Bảng 3.6: Cường độ nén bê tông tuổi 7 ngày của các cấp phối đã thiết kế.........38
Bảng 3.7: Cường độ nén bê tông tuổi 28 ngày của các cấp phối đã thiết kế.......39
Bảng 3.8 : Thành phần hạt của Bentonite ...........................................................40
Bảng 3.9 : Thành phần hóa học của Bentonite ...................................................41
Bảng 3.10 : Kết quả thí nghiệm xi măng với Bentonite .....................................42

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

4

SVTH: Đoàn Kiều Anh



Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Bảng 3.11:Chi tiết tính toàn thành phần cấp phối BT (có sử dụng Bentonite) ...44
Bảng 3.12: Cấp phối của các cấp phối thiết kế có dùng Bentonite .....................45
Bảng 3.13: Cường độ nén bê tông tuổi 07 ngày của các cấp phối đã thiết kế (BT
có sử dụng phụ gia Bentonite) ..................................................................................46
Bảng 3.14: Cường độ nén bê tông tuổi 28 ngày của các cấp phối đã thiết kế (BT
có sử dụng phụ gia Bentonite) ..................................................................................46
Bảng 3.15: Thành phần cấp phối bê tông thiết kế ...............................................48
Bảng 3.16: Độ chống thấm của bê tông mác M25 không sử dụng phụ gia .......49
Bảng 3.17: Độ chống thấm của bê tông mác M25 có sử dụng phụ gia ...............49
Bảng 3.18: Độ chống thấm của bê tông mác M30 không sử dụng phụ gia ........50
Bảng 3.19 : Độ chống thấm của bê tông mác M30 có sử dụng phụ gia ..............50

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

5

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay đất nước ta đang trên đà phát triển, các công trình xây dựng công
nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều về số lượng và quy mô công trình ngày càng
lớn. Khối lượng bê tông công trình ngày càng tăng, cốt liệu dùng cho bê tông ngày
một lớn dần, chất lượng càng được quan tâm hơn. Cốt liệu lớn thường dùng là đá

dăm được nghiền từ đá gốc, chất lượng ngày càng kiểm soát tốt hơn nhờ công nghệ
ngày càng cao. Cốt liệu nhỏ là cát tự nhiên một loại vật liệu rất quan trọng, được sử
dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Theo những nghiên cứu gần đây về
khả năng tiêu thụ cát trong các năm tới ở nước ta cho thấy chúng ta sẽ khai thác và
tiêu thụ khoảng 131 đến 140 triệu m3 trong năm 2015 và đến năm 2020 là khoảng
200 triệu m3. Đây là con số rất lớn dẫn đến thực trạng hiện nay là nguồn tài nguyên
cát bị khai thác ngày một cạn kiệt. Tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây
dựng như hiện nay khiến cho việc giải bài toán về nguồn cung cấp cát xây dựng trở
nên rất cần thiết. Ngoài ra, việc khai thác tràn lan, trái phép và sử dụng không hợp lí
cũng góp phần khiến cho nguồn cát xây dựng càng trở nên khan hiếm, nhất là cát
hạt lớn có mô đun độ lớn Mđl từ 2,0 trở lên.
Hiện nay, các vùng khai thác cát chủ yếu như vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
cát có đặc điểm là mô đun độ lớn nhỏ (Mđl = 1,2 đến 1,9), dẫn đến giảm chất lượng
khi tiến hành đúc bê tông, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng. Tại
các khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, sông Tiền - An Giang, nơi có khả năng cung
ứng cốt liệu nhỏ thành phần hạt đạt tiêu chuẩn (mô đun độ lớn Mđl = 2,0 đến 3,0)
dùng cho bê tông M35 trở lên lại đang ngày càng suy giảm về sản lượng. Với tốc độ
xây dựng như hiện nay nguồn tài nguyên cát bị khai thác một cách cạn kiệt, đã đến
mức báo động thiếu cát cho xây dựng một cách trầm trọng. Hiện tượng khai thác tài
nguyên cát quá mức dẫn đến sói mòn và sạt lở sông ngòi, làm thay đổi dòng chảy tự
nhiên, mất cân bằng sinh thái.
Trong dự án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2025, các nhà tư vấn cho rằng cát nghiền (cát được nghiều ra từ
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

1

SVTH: Đoàn Kiều Anh



Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

đá) là nguồn vật liệu trong tương lai, do đó cần được quan tâm để có hướng phát
triển phù hợp. Bởi nguồn cát tự nhiên hiện có giới hạn, những mỏ cát đã thăm dò ở
dưới sông và trên cạn hiện nay đều có trữ lượng thấp. Trong khi đó, nhu cầu xây
dựng ngày càng cao, nhất là công trình đòi hỏi phải sử dụng loại bê tông chất lượng
cao nên khả năng thiếu nguồn cung ứng cát là khó tránh khỏi.
Thực tế trên thế giới, cát nghiền đã được dùng thay thế cho cát tự nhiên từ khá
lâu. Ngoài việc bù đắp vào phần cát thiên nhiên bị cạn kiệt thì cát nghiền có những
tính chất đặc biệt để làm ra các loại bê tông khác nhau như bê tông asphalt dùng cho
những công trình chịu tải trọng thay đổi liên tục, như: đường, bến cảng, sân bay; bê
tông nhựa macrosell; bê tông đầm lăn sử dụng làm chặt bằng thiết bị rung lèn cho
các công trình giao thông, đập thủy điện hay bê tông mác cao. Một số công trình
như Thủy điện Sơn La, Bản Vẽ (Nghệ An), A Vương… đã sử dụng cát nghiền để
dùng trong cấp phối bê tông dưới dạng trộn giữa cát tự nhiên và cát nghiền, đặc biệt
là thi công bê tông bơm có độ sụt cao. Tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chưa được
nghiên cứu sâu rộng ở nước ta, đặc biệt là việc sử dụng hoàn toàn cát nghiền hoàn
toàn trong thành phần cấp phối bê tông. Với việc tham gia của nguồn cát nghiền,
khả năng trong tương lai sẽ giúp giảm dần áp lực khai thác cát thiên nhiên từ các
dòng sông. Như vậy sẽ bớt được tình trạng bị sạt lở bờ sông - mối đe dọa đối với
môi trường khá lớn.
Để đảo bảo chất lượng cho bê tông khi sử dụng cát nghiền cần có nghiên cứu
thiết kế thành phần cấp phối bê tông hợp lý. Bộ xây dựng cũng đã ban hành TCVN
9382 : 2012 "Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền", trong
tiêu chuẩn chỉ dẫn thiết kế cấp phối bê tông sử dụng cát nghiền có độ sụt từ 140 mm
trở xuống, chưa chỉ dẫn rõ đối với bê tông dùng cốt liệu nhỏ là cát nghiền cho bê
tông bơm với độ sụt lớn hơn 140 mm.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp phụ gia Bentonite”.
Trong đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu thiết kế thành phần cấp phối bê tông

bơm dùng cốt liệu nhỏ là cát nghiền với tỷ lệ thích hợp, đồng thời có sử dụng phụ

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

2

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

gia nghiền mịn Bentonite có tính trơn trượt để tăng độ linh động của bê tông khi sử
dụng cát nghiền và tăng khả năng chống thấm cho loại bê tông này.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Từ lý thuyết kết hợp thực nghiệm đưa ra cơ sở để thiết kế thành phần cấp
phối bê tông sử dụng cốt liệu nhỏ là cát nghiền cho bê tông bơm có độ sụt
140 – 160 mm.

-

Sử dụng phụ gia Bentonite để tăng tính trơn trượt, linh động của bê tông khi
sử dụng cát nghiền và cải thiện khả năng chống thấm cho bê tông.

-

Sơ bộ đánh giá việc tác dụng của việc sử dụng phụ gia Bentonite đối với
cường độ, tính chất cơ lý của bê tông.


3. Cách tiếp cận
-

Tiếp cận từ vấn đề nảy sinh trong thực tế, từ những định hướng, mục tiêu,
chiến lược phát triển của ngành Vật liệu xây dựng.

-

Tiếp cận từ cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

-

Tiếp cận từ thực tiễn, thực hiện các thí nghiệm kiểm tra và đánh giá chất
lượng vật liệu sử dụng, đúc mẫu bê tông thực nghiệm theo cấp phối thiết kế
để nghiên cứu.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Nghiên cứu xác định các tính chất cơ lý của vật liệu sử dụng thực nghiệm:
cát nghiền, cát tự nhiên, đá dăm, Bentonite, xi măng.

-

Xác định tỷ lệ phối trộn cát nghiền với cát tự nhiên hạt nhỏ để tạo hỗn hợp
cát có chất lượng dùng cho bê tông.

-

Từ những nghiên cứu về cát nghiền và Bentonite, nghiên cứu thiết kế hợp lý

thành phần cho các mẫu bê tông thực nghiệm.

-

Tiến hành thí nghiệm thực tế trên các mẫu bê tông sử dụng cát nghiền và phụ
gia Bentonite dùng cho bê tông bơm để kiểm tra tính chất cơ lý của hỗn hợp
bê tông và cường độ của bê tông thiết kế.

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

3

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

-

Chế tạo đúc mẫu bê tông kết hợp với thu thập, tổng hợp số liệu từ các lần
kiểm tra mẫu bê tông để rút ra kết luận.

-

Nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu, số liệu các kết quả nghiên cứu
trước đó có liên quan đến đề tài.

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

4


SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

CHƢƠNG 1 : NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG VẬT LIỆU
DÙNG CHO BÊ TÔNG
1.1. Xi măng
Xi măng Pooclang được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất bê tông. Xi măng
là chất kết dính vô cơ đóng rắn thủy, tồn tại dưới dạng bột xám mịn, được chế tạo
bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng Pooclang với lượng thạch cao cần thiết.
Clanhke được sản xuất từ nung hỗn hợp nhiên liệu được định lượng gồm : 70 – 80%
CaCO3, 22 – 25% (CaO + Al2O3 + Fe2O3). Khi nghiền có thể pha thêm vào clanhke
từ 10 – 20% xỉ lò cao hoặc phụ gia than hoạt tính.Sau khi nung, hàm lượng sơ bộ
của các khoáng khác nhau trong xi măng Pooclang gồm: 37 – 60% 3CaO.SiO2 hay
C3S, 15 – 37% 2CaO.SiO2 hay C2S, 5 – 15% 3CaO.Al2O3 hay C3A, 10 – 18%
4CaO.Al2O3.Fe2O3 hay C4AF.
Xi măng pooclăng có chất lượng tốt, yêu cầu thành phần hóa học như sau:
CaO: 60-67%; SiO2: 21-27%
Al2O3: 4-7%; Fe2O3: 2-5%
Các thành phần trên chiếm 95-97% thành phần của xi măng.
Chất lượng và hàm lượng xi măng quyết định đến cường độ chịu lực của vữa xi
măng, cường độ của xi măng khi nén dao động trong khoảng 30 – 60 MPa. Tương
ứng với mẫu thử uốn 4,5 – 6,5 MPa. Xi măng có cường độ 30 – 40 MPa có mác 30,
với cường độ 40 – 50 MPa có mác 40. Mác của xi măng trong xây dựng dân dụng
thường từ 30-60, trong đó sản xuất chủ yếu là xi măng mác 40-50.
Ngoài ra cường độ xi măng còn chịu ảnh hưởng của thời gian lưu kho, và điều
kiện bảo quản. Sau 3 tháng, dưới tác động của độ ẩm và khí CO2 trong không khí,
cường độ xi măng có thể giảm từ 10 – 20% so với mác của chúng.

Khối lƣợng riêng, khối lƣợng thể tích
Khối lượng riêng của xi măng là khối lương của một đơn vị thể tích vật liệu ở
trạng thái hoàn toàn đặc, không tính đến khe hở của các hạt, được xác định bằng thí
nghiệm thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ.
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

5

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Khối lượng riêng được xác định theo công thức:

a

m
Va

-

m: Khối lượng riêng của vật liệu ở trạng thái khô hoàn toàn (kg)

-

Va: Thể tích hoàn toàn đặc của vật liệu (dm3)

Khối lượng của xi măng pooclang phụ thuộc vào thành phần khoáng vật và nhiệt
độ nung xi măng. Tùy theo từng loại mà khối lượng riêng của xi măng nằm trong

khoảng 3 – 3.2 kg/dm3.
Khối lượng thể tích của xi măng là khối lương của một đơn vị thể tích vật liệu ở
trạng thái hoàn tự nhiên, kể cả lỗ rỗng.
Khối lượng riêng được xác định theo công thức:

o

m
Vo

-

m: Khối lượng riêng của vật liệu tự nhiên để thí nghiệm (kg)

-

Vo: Thể tích tự nhiên của vật liệu (dm3)

Khối lượng của xi măng pooclang phụ thuộc vào độ mịn, xi măng hạt càng mịn,
độ rỗng càng lớn,

o

càng nhỏ và ngược lại. Khối lượng thể tích xi măng ở trang thái

xốp bình thường khoảng 1,3 kg/dm3, nếu được lèn chặt thì tăng lên đến 1,7 kg/dm3.
Độ mịn
Với một khối xi măng nhất định, xi măng càng được nghiền mịn thì diện tích bề
mặt tiếp xúc giữa các hạt xi măng càng lớn, quá trình thủy hóa diễn ra nhanh chóng
và dễ dàng hơn, tốc độ rắn chắc nhanh hơn, cường độ của bê tông sẽ tăng lên. Tuy

nhiên, nếu xi măng được nghiền quá mịn sẽ xuất hiện quá trình thủy hóa xi măng
với hơi nước trong quá trình vận chuyển và bảo quản xi măng, dẫn đến giảm chất
lượng của xi măng. Mặt khác, xi măng quá mịn dẫn đến lượng nước tự do trong vữa
xi măng lớn, lượng nước này sau khi bay hơi sẽ tạo lỗ rỗng, làm giảm độ đặc chắc
của xi măng.
Độ mịn được biểu thị bằng: Lượng sót trên sàng No9 hoặc Tỷ diện tích (tổng
diện tích bề mặt tính toán của các hạt xi măng trên một đơn vị khối lượng, cm2/g).
Giá trị tỉ diện tích càng cao, độ mịn của xi măng càng lớn và ngược lại.
Lƣợng nƣớc tiêu chuẩn
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

6

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Lượng nước tiêu chuẩn là lượng nước được cho vào hồ xi măng để nhận được
vữa xi măng có độ dẻo thỏa mãn các yêu cầu TCVN 6017 – 1995 trong thí nghiệm
dụng cụ Vika với đường kính kim Vika là 10 mm. Nếu độ cắm sâu của kim Vica
vào hồ xim măng, cách đáy từ 5-7 mm khi cho kim rơi từ độ cao 0 mm so với mặt
hồ xi măng thì đó chính là độ dẻo tiêu chuẩn và lượng nước tương ứng với độ dẻo
đó là lượng nước tiêu chuẩn.
Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng Pooclang tùy theo từng loại mà dao động
trong khoảng từ 24 - 30% so với khối lượng của xi măng. Ngoài ra còn phụ thuộc
vào độ mịn và thành phần khoáng vật của xi măng. Xi măng càng mịn thì lượng
nước tiêu chuẩn càng cao và ngược lại. Nếu xi măng chứa phụ gia khoáng vật hoạt
tính thì lượng nước tiêu chuẩn có thể lên đến 32 – 37%.


Hình 1.1: thí nghiệm xác định lượng nước tiêu chuẩn
Thời gian đông kết của xi măng
Được xác định xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6017-1995. Thời gian đông kết
là thời gian để kim vika đạt độ lún phù hợp xuống khối vữa xi măng có độ dẻo tiêu
chuẩn. Kim được sử dụng trong thí nghiệm là kim nhỏ có đường kính 1,13 mm,
khối lượng toàn phần của chuyển động bao gồm cả kim nhỏ là (300

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

7

0,5)g.

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Thời gian đông kết của xi măng được chia làm 2 giai đoạn: thời gian bắt đầu
đông kết và thời gian kết thúc đông kết.
Thời gian bắt đầu đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi măng
với nước cho đến khi hồ xi măng mất tính dẻo, ứng với lúc kim vika nhỏ có đường
kính 1,13 ± 0,05 mm lần đầu tiên cắm cách tấm kính 4 ± 1 mm.
Thời gian kết thúc đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi
măng với nước cho đến khi trong hồ xi măng hình thành các tinh thể, hồ cứng lại và
bắt đầu có khả năng chịu lực, ứng với lúc kim vika có đường kính 1,13 ± 0,05 mm
lần đầu tiên cắm sâu vào hồ xi măng 0,5 mm.
Thời gian đông kết của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng, độ mịn, hàm
lượng phụ gia, thời gian lưu giữ trong kho và điều kiện bảo quản xi măng.
Các loại xi măng có thời gian đông kết khác nhau. Khi thi công bê tông và vữa cần

phải biết thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết của xi măng để
định ra kế hoạch thi công hợp lý.
Khi xi măng bắt đầu đông kết nó mất tính dẻo nên tất cả các khâu vận chuyển,
đổ khuôn và đầm chặt bê tông phải tiến hành xong trước khi xi măng bắt đầu đông
kết, do đó thời gian bắt đầu đông kết phải đủ dài để kịp thi công.
Khi xi măng kết thúc đông kết là lúc xi măng đạt được cường độ nhất định, do đó
thời gian kết thúc đông kết không nên quá dài vì xi măng cứng chậm, ảnh hưởng
đến tiến độ thi công.
Tính ổn định thể tích
Trong quá trình nung xi măng, CaO tự do và MgO tự do bị quá lửa, dẫn đến hiện
tượng CaO tự do và MgO tự do hút nước chậm và tôi sau khi xi măng đã ngưng kết,
gây nở thể tích và nứt nẻ.
CaO + H2O

Ca(OH)2

MgO + H2O

Mg(OH)2

Ngoài ra, thành phần khoáng vật C3A trong xi măng thủy hóa tạo thành
C3A.6H2O, có khả năng tác dụng với thạch cao sinh ra 3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O
làm thể tích tăng lên 2,5 lần.
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

8

SVTH: Đoàn Kiều Anh



Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định thể tích, xi măng phải thỏa mãn yêu cầu về hàm
lượng:
-

Thành phần CaO tự do không vượt quá 0,5% so với khối lượng xi măng

-

Thành phần MgO tự do không vượt quá 4,5% so với khối lượng xi măng

-

Hàm lượng SO3 có trong xi măng không vượt quá 4,5% so với khối lượng xi
măng.
Cƣờng độ chịu lực và mác của xi măng

Xi măng được ứng dụng phổ biến trong chế tạo các kết cấu xi măng, bê tông, đá
nhân tạo... Các kết cấu đó có khả năng chịu kéo và chịu uốn, phụ thuộc vào cường
độ của xi măng. Hay nói cách khác, cường độ là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đánh
giá chất lượng công trình.
Cường độ xi măng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thành phần khoáng vật, độ
mịn, thời gian đông kết, độ ẩm và nhiệt độ môi trường, điều kiện dưỡng hộ … Vì
vậy mác xi măng được quy định là trị số cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm
được chế tạo trong điều kiện tiêu chuẩn và dưỡng hộ sau 28 ngày trong môi trường
20

5oC và độ ẩm lớn hơn 90%.
Có 2 phương pháp xác định mác xi măng: Phương pháp cứng và phương pháp


mềm. Trong đó phương pháp mềm được sử dụng rộng rãi: Lấy hỗn hợp xi măng và
cát tiêu chuẩn theo tỉ lệ 1 xi măng : 3 cát nhào trộn với nước cho đến khi đạt độ dẻo
tiêu chuẩn. Đúc thành 3 mẫu có kích thước 40 x 40 x 160 mm, được đầm bằng bàn
rung tiêu chuẩn, dưỡng hộ sau 28 ngày rồi đem thí nghiệm uốn và nén.

Hình 1.2 : Mẫu xi măng đối chứng xác định mác xi măng
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

9

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của xi măng
Loại xi măng thường dùng nhất hiện nay là các loại xi măng pooclang PCB40,
chọn loại xi măng Holcim PCB 40 để nghiên cứu.
Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của xi măng: bảng 1.1
Bảng 1.1: Chỉ tiêu chất lượng xi măng Holcim - PCB40
TT
Chỉ tiêu thí nghiệm

Đơn vị

Phương pháp
TN

YCCL: TCVN

6260:1997

Kết
quả

1

Khối lượng riêng

g/cm3

TCVN 4030 : 03

Không QĐ

3,1

2

Độ mịn (phần còn lại
trên sàng 0,09mm)

%

TCVN 4030 : 03

12

1,1


3

Thời gian ninh kết :
- Bắt đầu

Phút

TCVN 6017 : 95

≥ 45

130

- Kết thúc

Phút

TCVN 6017 : 95

600

185

Cường độ nén: 03 ngày

N/mm2 TCVN 6016 : 11

≥ 18

26,8


07 ngày

N/mm2 TCVN 6016 : 11

Không QĐ

34,1

28 ngày

N/mm2 TCVN 6016 : 11

≥ 40

43,1

4

Nhận xét : Xi măng đạt tiêu chuẩn dùng chế tạo các loại bê tông.
1.2. Cát
Cát là cốt liệu nhỏ cùng với xi măng, nước tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ rỗng
giữa các hạt cốt liệu lớn và bao bọc xung quanh, tạo ra khối vữa đặc chắc. Cát cũng
là thành phần cùng với xi măng tạo ra bộ khung chịu lực cho vữa xi măng.
Cát dùng để chế tạo bê tông là cát thiên nhiên hay còn gọi là cốt liệu mịn (do đá
bị phong hoá tạo ra). Hỗn hợp các loại cốt liệu kích thước nhỏ hơn 5 mm thu được
do nghiền từ đá gọi là cát nghiền.

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương


10

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Chất lượng của cát để chế tạo vữa phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt, độ lớn
và hàm lượng tạp chất. Cát dùng trong nghiên cứu này là cát thuộc lưu vực sông
Đồng Nai, đáp ứng khá toàn diện các yêu cầu trên và phù hợp để chế tạo bê tông.
1.2.1. Tiêu chuẩn cát sử dụng cho bê tông
Theo TCVN 7570 : 2006 – Cốt liệu cho bê tông và vữa:
Giá trị mô đun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân làm hai nhóm chính:
-

Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3

-

Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7 – 2,0

-

Cát thô có thành phần hạt như quy định trong bảng 2.2 được sử dụng và chế
tạo bê tông và vữa cho tất cả các cấp bê tông và mác vữa .
Bảng 1.2 : Thành phần hạt của cát chế tạo bê tông

Kích thƣớc lỗ sàng

Lƣợng sót tích luỹ trên sàng , % khối lƣợng

Cát thô

Cát mịn

2,5 mm

Từ 0 đến 20

0

1,25 mm

Từ 15 đến 45

Từ 0 đến 15

630 m

Từ 35 đến 70

Từ 0 đến 35

315 m

Từ 65 đến 90

Từ 5 đến 65

140 m


Từ 90 đến 100

Từ 65 đến 90

Lượng lót qua sàng 140
m, không lớn hơn

10

35

Cát có mô đun độ lớn từ 0,7 đến 1 có thể sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp
hơn B15 (mác M25)
Cát có mô đun độ lớn từ 1 đến 2 có thể sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn
B15 đến B25 (mác M25 đến M35)
Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không
được thẫm hơn màu chuẩn.

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

11

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm – silic của cát kiểm tra theo
phương pháp hoá học (TCVN 7572 - 14 : 2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô
hại. Khi khả năng phả ứng kiềm – silic của cột liệu kiểm tra nằm trong vùng có khả

năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa
(TCVN 7572 – 14 : 2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại. Cát được coi là không có
khả năng xảy ra phản ứng kiềm – silic nếu biến dạng ( ) ở tuổi sáu tháng, xác định
theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%
1.2.2. Kết quả thí nghiệm cát
1.2.2.1. Cát nghiền
Hiện nay nguồn cát nghiền Đồng Nai được sử dụng rộng rãi, vậy ta chọn vật
liệu này để nghiên cứu, thí nghiệm .
Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của cát nghiền
Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của cát nghiền : bảng 1.3

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

12

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Bảng 1.3: Kết quả thí nghiệm một số tính chất cát nghiền

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị

Yêu cầu


Kết quả

Thí nghiệm

tính

kỹ thuật

thí nghiệm

Các chỉ tiêu thí nghiệm

1

Khối lượng thể tích

TCVN 7572-4:06

(g/cm3)

2

Khối lượng thể tích xốp

TCVN 7572-6:06

(T/m3)

4


Thành phần hạt :
Hàm lượng hạt > 5 mm (S5)

TCVN 7572-2:06

(%)

5

4,52

Hàm lượng hạt <0,14 mm

TCVN 7572-2:06

(%)

5-20

18,2

Hàm lượng hạt <0,075 mm

TCVN 7572-2:06

(%)

16

10,5


Mô đun độ lớn

TCVN 7572-2:06

2-3,3

2,75

Biểu đồ thành phần hạt :

TCVN 7572-2:06

2,75
> 1,3

1,45

Bảng 2.6
Hình 2.3

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

13

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite


Bảng 1.4: Thành phần hạt của cát nghiền
Kích thước

Khối lượng sót

Phần trăm lượng

Phần trăm lượng sót

mắt sàng

trên từng sàng

sót trên từng sàng

tích lũy trên các sàng

(mm)

(g)

(%)

(%)

5

0,0

0,0


0,0

2,5

248,5

24,85

24,9

1,25

155,2

15,52

40,4

0,63

160,5

16,05

56,4

0,315

154,1


15,41

71,8

0,14

100,0

10,00

81,8

<0.14

76,7

7,67

89,5

< 0,075

105,0

10,50

100,0

Mô đun Mđl =


2,75

0
10

Lượng sót tích luỹ (%)

20
30
40
50

Đường bao cho phép sử dụng

60
Đường cấp phối

70
80
90
100

0.14
0.63
0.315

1.25

2.5


5

Kích thước mắt sàng (mm)

Hình 1.3: Biểu đồ thành phần hạt cát nghiền
GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

14

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Nhận xét: Cát nghiền thuộc loại cát hạt to, các chỉ tiêu thí nghiệm đạt tiêu
chuẩn làm cốt liệu nhỏ cho bê tông.
1.2.2.2. Cát tự nhiên
Nguồn vật liệu
-

Nguồn vật liệu cát thiên nhiên chọn nghiên cứu:

-

Loại cát hạt nhỏ (có mô đun độ lớn Mđl = 1,5 ÷ 1,6), loại cát này dùng phối
trộn với cát nghiền.

Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của cát tự nhiên
Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của cát: bảng 1.5

Bảng 1.5: Kết quả thí nghiệm cát tự nhiên (cát hạt nhỏ)
Tiêu chuẩn

TT Các chỉ tiêu thí nghiệm

Đơn vị Yêu cầu

thí nghiệm

tính

kỹ thuật

1

Khối lượng riêng

TCVN 7572-4:06

(g/cm3)

2

Khối lượng thể tích xốp

TCVN 7572-6:06

(T/m3)

> 1,3


So

Sáng

màu

hơn

3
4
5

Hàm lượng tạp chất
hữu cơ
Mô đun độ lớn

TCVN 7572-9:06
TCVN 7572-2:06

Biểu đồ thành phần hạt TCVN 7572-2:06

Kết quả
thí
nghiệm
2,66
1,42

1,56
bảng 1.6,

hình 1.4

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

15

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Bảng 1.6: Thành phần hạt của cát tự nhiên (hạt nhỏ)
Kích thước

Khối lượng sót

Phần trăm lượng

Phần trăm lượng sót

mắt sàng

trên từng sàng

sót trên từng sàng

tích lũy trên các sàng

(mm)


(g)

(%)

(%)

5

0,0

0,0

0,0

2,5

10,0

1,0

1,0

1,25

17,0

1,7

2,7


0,63

59,0

5,9

8,6

0,315

458,0

45,8

54,4

0,14

346,0

34,6

89,0

<0.14

110,0

11,0


100,0

Mô đun Mđl =

1,56

0
10

Lượng sót tích luỹ (%)

20
30
40
50
60

Đường bao cho phép sử dụng

70

Đường cấp phối

80
90
100
0.63
0.14
0.315


1.25

5

2.5

Kích thước mắt sàng (mm)

Hình 1.4: Biểu đồ thành phần hạt cát (hạt nhỏ)

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

16

SVTH: Đoàn Kiều Anh


Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Nhận xét: Cát có mô đun độ lớn Mđl = 1,53 thuộc loại cát hạt mịn. Theo tiêu
chuẩn TCVN 7570 : 2006 loại cát hạt nhỏ này chỉ đạt tiêu chuẩn sử dụng cho bê
tông M20 đến M35; không dùng cho bê tông mác > M35. Muốn sử dụng cho tất cả
các loại mác bê tông, cần tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế, kỹ thuật. Tốt nhất
nên sử dụng phối hợp với cát nghiền hay cát tự nhiên hạt lớn.
1.3. Đá dăm
Đá dăm đóng vai trò là bộ khung chịu lực của bê tông,
Chất lượng cố liệu lớn (đá dăm) được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: cường độ,
thành phần hạt, độ lớn, hình dạng và trạng thái bề mặt hạt, lượng tạp chất.
Cường độ đá được xác định thông qua thí nghiệm nén mẫu đá gốc hay thí
nghiệm nén đá dăm trong xi lanh bằng thép và được gói là độ nén dập.

1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật của đá dăm sử dụng cho bê tông
Đá dăm có thể cung cấp dưới dạng nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt riêng biệt.
Thành phần hạt của đá dăm, biểu thị bằng lượng sót tích lũy trên các sàng, được quy
định trong bảng 1.7
Bảng 1.7: Thành phần hạt của đá dăm
Kích

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng,

thước

ứng với kích thước hạt cốt liệu nhỏ nhất và lớn nhất

lỗ sàng

(mm)

(mm)

5-10

5-20

5-40

5-70

10-40

10-70


20-70

100

-

-

-

0

-

0

0

70

-

-

0

0-10

0


0-10

0-10

40

-

0

0-10

40-70

0-10

40-70

40-70

20

0

0-10

40-70




40-70



90-100

10

0-10

40-70





90-100

90-100

-

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

17

SVTH: Đoàn Kiều Anh



Đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp phối bê tông bơm sử dụng cát nghiền kết hợp PG Bentonite

Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15% đối với bê tông
cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35% đối với cấp B30 và thấp hơn
Hàm luợng ion Cl- (tan trong a xít) trong cốt liệu lớn, không vượt quá 0,01%
Phản ứng kiềm – silic đối với cốt liệu lớn được quy định như đối với cốt liệu nhỏ.
1.3.2. Kết quả thí nghiệm đá dăm
Loại vật liệu
Loại vật liệu đá dăm dùng cho bê tông là đá dăm cỡ (5

20) mm

Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đá dăm
Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của đá dăm: bảng 1.8
Bảng 1.8: Kết quả thí nghiệm đá dăm cỡ (5 x 20) mm
Tiêu chuẩn
TT

Đơn vị

Yêu cầu

Kết quả

thí nghiệm

tính

kỹ thuật


thí nghiệm

Các chỉ tiêu thí nghiệm

1

Khối lượng thể tích

TCVN 7572-4:06

(g/cm3)

2

Khối lượng thể tích xốp

TCVN 7572-6:06

(T/m3)

3

Thành phần hạt :

4

Dmin

TCVN 7572-2:06


mm

5

5

Dmax

TCVN 7572-2:06

mm

20

2,75
> 1,3

1,43

bảng 1.8,
6

Biểu đồ thành phần hạt

TCVN 7572-2:06
hình 1.5

GVHD: Th.S Đặng Văn Thương

18


SVTH: Đoàn Kiều Anh


×