Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.76 KB, 21 trang )

KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỐ
Chương 1: Bản đồ số và cơ sở dữ liệu bản đồ số
1. Bản đồ số là gì? Đặc điểm và tính chất của BĐS? So sánh BĐS với BĐ truyền thống?
2. Dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính. Cho ví dụ
3. Trình bày các phương pháp nén. Nêu ưu điểm, nhược điểm.
4. Có mấy loại cấu trúc dữ liệu bđs. Ưu điểm, nhược điểm từng loại.
5. So sánh giống và khác nhau của cấu trúc vector và cấu trúc raster. Trình bày ưu,
nhược điểm.
6. Trình bày cách tổ chức dữ liệu bản đồ và nội dung xuất nhập dữ liệ bđs.
Chương 2: Các phương pháp thành lập bản đồ số
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Nêu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng từ tư
liệu ảnh viễn thám
2. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp
3. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính từ BDDC tỷ lệ lớn
Chương 3: Chuẩn hóa dữ liệu BĐS
1. Tại sao phải chuẩn hóa dữ liệu bản đồ?
2. Nội dung chuẩn hóa bản đồ địa chính?
3. Nội dung chuẩn hóa bản đồ địa hình?
4. Nội dung chuẩn hóa bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất.
Chương 4: Hệ thống phần mềm chuẩn lập bản đồ
1. Trình bày các chức năng cơ bản của phần mềm Microstation.
2. Trình bày nội dung các bước xây dựng bản đồ số từ bản đồ giấy bằng phần mềm
Microstation.
3. Trình bày chức năng xử lý số liệu của phần mềm Famis.


Chương 1: Bản đồ số và cơ sở dữ liệu bản đồ số

1.
2.
3.


4.
5.
6.
7.
8.

Câu 1: Bản đồ số là gì? Đặc điểm và tính chất của BĐS? So sánh BĐS với BĐ truyền
thống?
Khái niệm: Bản đồ số là các loại bản đồ được thiết kế và thành lập trên máy tính điện
tử bằng các phần mềm chuyên dụng Mapinfo, Microstation. Bản đồ số là tập hợp các dữ liệu,
các thông tin bản đồ được sắp xếp trình tựu theo quy luật nhất định. Các quy luật sắp xếp dữ
liệu bản đồ phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu của phần mềm. Các bản đồ số thường được lưu
trong bộ nhớ của máy tính hoặc ở ổ đĩa CD, USB…
Đặc điểm và tính chất của bản đồ số:
Mỗi BĐS có một hê quy chiếu nhất định. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện
trong một hệ quy chiếu đã chọn.
Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong BĐS đáp ứng yêu
cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.
Tỷ lệ của bản đồ số không giống như tỷ lệ của bản đồ thông thường.
Hệ thống ký hiệu trong BĐS thực chất là các ký hiệu của BĐ thông thường đã được số hóa.
Nhờ vậy có thể thể hiện BĐ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.
ĐCX cao hơn, các yếu tố của BĐS giữ được nguyên ĐC của dữ liệu đo đạc ban đầu và không
chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
Khi thành lập BĐS yêu cầu người thực hiện phải có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bản đồ
giấy bị hạn chế khi lưu trữ, còn chất lượng BĐS ko bị ảnh hưởng bới chất lượng lưu trữ.
Chỉnh lý BĐ nhanh, tiết kiệm.
BĐS có tính linh hoạt hơn BĐ truyền thống có thể dễ dàng thực hiện các công việc như:
- Cập nhật và hiện chỉnh thông tin.
- Chồng xếp hoặc tách lớp thông tin theo ý muốn.
- Dễ dàng biên tập và tạo ra phiên bản mới của BĐ.

- Dễ dàng in ra với số lượng và tỷ lệ tùy ý.
- Có khả năng liên kết và sử dụng trong mạng máy tính.
So sánh bản đồ số với bản đồ truyền thống.
- Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ: Bản
đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở dạng hình ảnh
giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính.
- Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng tổng hợp,
cập nhật, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng
rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy.
- Tính ưu việt của bản đồ số so với bản đồ giây
+ Cho phép đo tính khoảng cách,diện tích,chu vi
+ Xây dựng các bản đồ theo yêu cầu người sử dụng
+ Cập nhật và hiện chỉnh thông tin.
+ Chồng xếp hoặc tách lớp thông tin theo ý muốn.
+ Dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản đồ mới.
+ Có khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính.
+ Dễ dàng in ra với số lượng và tỉ lệ tùy thích
+Ứng dụng công nghệ đa phương diện liên kết dữ liệu thông qua mạng cục bộ, diện
rộng, toàn cầu.
Câu 2: Dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính. Cho ví dụ
Cơ sở dữ liệu không gian là: Loại dữ liệu thể hiện chính xác vị trí trong không gian
thực của đối tượng và quan hệ giữa các đối tượng qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả
topology. Đối tượng không gian của BĐ số gồm: các điểm khống chế tọa độ, địa giới hành
chính, các thửa đất, các lô đất, các công trình xây dựng, hệ thống giao thông, thủy văn và các


yếu tố khác lien quan. Các dữ liệu không gian thể hiên các đối tượng bản đồ qua ba yếu tố
hình học cơ bản la điểm, đường, vùng. Thông tin vị trí các đối tượng bản đồ luôn phải kèm
theo các thông tin về quan hệ không gian ( Topology), nó được thể hiện qua ba kiểu quan hệ:
Liên thông nhau, kề nhau, nằm trong hay bao nhau.

Ví dụ: Dữ liệu không gian của thửa đất chính là tọa độ các góc thửa( điểm), ranh giới
thửa (đường khép kín) và miền nằm trong ranh giới. Chúng được mô tả bằng ký hiệu bản đồ
dạng đường.
Cơ sở dữ liệu thuộc tính: là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hê của các
hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng.
Cần phân biệt hai loại thuộc tính sau đây:
+) thuộc tính định lượng: kích thước, diện tích…
+) thuộc tính định tính: màu sắc, tên, tính chất…
Thông thường các dữ liệu thuộc tính được thể hiện bằng các mã và lưu trữ trong các
bảng hai chiều. Tùy theo đặc điểm chuyên đề và thuộc tính của nó mà các đối tượng được sắp
xếp vào các lớp khác nhau.
Ví dụ 1: thông tin thuộc tính của dữ liệu địa chính gồm: số hiệu thửa đất, diện tích, chủ
sử dụng đất, địa chỉ, địa danh, phân loại đất, phân hạng đất, giá đất, mức thuế và thông tin
pháp lý.
Ví dụ 2: thông tin thuộc tính cua dữ liệu cơ sở hạ tầng gồm: các loại đường, hệ thống
thủy lợi, thủy văn, mạng lưới điện, mạng lưới cấp thoát nước, các công trình cơ sở hạ tầng…
Ví dụ 3: thông tin thuộc tính của dữ liệu về hiện trạng rừng gồm: số hiệu các lô rừng,
tên lô, diện tích lô, trạng thái, loài cây, trữ lượng.
Câu 3: Trình bày các phương pháp nén. Nêu ưu điểm, nhược điểm.
Tên PP
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Phương
pháp
Phương pháp nén
Là pương pháp
Khó khăn trong
nén theo đường biên theo đường biên vùng nén dữ liệu raster hiệu phân tích chồng xếp.
vùng (chain code)

(chain code): các quả.
Dư thừa dữ liệu vì
đường biên của các
Dễ dàng tiến hành đường biên lưu trữ hai
vùng được thể hiện tính chu vi và diện lần.
bằng hàng liên tục các tích, nhận biết lồi
vector đơn vị theo lõm, thay đổi hướng
hướng đơn vị theo đột ngột.
hướng 4 phương,
được qui ước bằng
các số: hướng Đông
=0, Bắc = 1, Tây = 2,
Nam = 3.
Phương
pháp
Các điểm trên mỗi
thích hợp lưu trữ
Khó Khăn cho việc
nén theo hàng cột đơn vị bản đồ được trong máy tính có bộ sử lý và lưu trữ số
(run- length code)
lưu trữ theo hàng từ nhớ ít.
liệu.
trái qua phải từ cell
đầu đến cell cuối.
Như vậy ta thấy
vùng nghiên cứu với
64 ô vuông đã được
lưu trữ bằng 18 chữ số
(9 cặp số) => giảm bộ
nhớ đáng kể.



Phương
pháp
nén theo khối (block
code)

Phương
pháp
nén cây tứ thân
(quadtree code)

-

-

Dữ liệu nhiều mã
phải viết thêm mã
phía sau.
là phương pháp sử
dụng cho dữ liệu
2n.2n khối các đơn vị
ô vuông ( n là những
số nguyên : n=
0,1,2...). Khi n=0 thì
khối ô vuông có đơn
vị ô vuông là 1
đây là pp nén thể
hiện sự chia liên tục
của dạng ma trận

2n.2n thành cây 1/4.
giới hạn thấp nhất
của 1 ô vuông, ma
trận được chia thành 4
nhánh và cứ thế chia
cho đến khi đạt được
các đơn vị ô vuông
đồng nhất.

hiệu quả đối với
khó chồng sếp các
các vùng có diện tích dữ liệu với nhau
lớn và các hình dạng
các đường biên đơn
giản. Có thể kiểm tra
sự co giãn về hình
dạng của vùng
dễ tính diện tích,
chu vi của các vùng
có hình dạng chuẩn.
có thể giảm bớt
lưu trữ với các độ
phân giải khác nhau.

khó khăn cho việc
chọn các mô hình,
giải pháp.
1 vùng có thể chia
thành rất nhiều phần
gây khó khăn cho việc

truy cập.

Câu 4: Có mấy loại cấu trúc dữ liệu bđs. Ưu điểm, nhược điểm từng loại.
Có 2 loại cấu trúc dữ liệu BĐS: mô hình cấu trúc dữ liệu không gian và mô hình cấu
trúc dữ liệu thuộc tính.
Mô hình cấu trúc giữ liệu không gian :
Là dạng dữ liệu mang các thông tin có tính đồ họa chỉ rõ hình dạng , phạm vi không
gian, vị trí địa lý của 1 thực thể trong thế giới thực được khái quát hóa thành các đặc tính địa
lý như: điểm, đường, vùng trên bản đồ.
Gồm : cấu trúc dữ liệu vecto , cấu trúc dữ liệu raster.
+Cấu trúc dữ liệu vector: là cách thể hiện chính xác đối tượng trong thế giới thực lên
bản đồ số bằng giá trị liên tục của các cặp tọa độ và xác định mối quan hệ không gian của các
đối tượng.
Ưu điểm:
biểu diễn tốt dữ liệu địa lý
dữ liệu nhỏ gọn
các quan hệ topology được xác định bằng mạng kết nối
chính xác về hình học, chất lượng không thay đổi khi phóng to.
khả năng sửa chữa, bổ sung, thay đổi các dữ liệu hình học cũng như thuộc tính nhanh, tiện lợi.
Nhược điểm:
cấu trúc dữ diệu phức tạp
chồng xếp bản đồ phức tạp
các bài toán mô phỏng thường khó giải vì mối đon vị không gian có cấu trúc khác nhau.
kỹ thuật xử lý phức tap.
khó thực hiễn các bài toán phân tích và các phép lọc
+Cấu trúc dữ liệu raster: mô hình dữ liệu dạng raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên
cứu dưới dạng một lưới các ô vuông hay điểm ảnh .
Ưu điểm :
Cấu trúc dữ liệu đơn giản.
dễ sử dụng các phép toán chồng xếp và các phép toán xử lý ảnh vệ tinh



-

dễ thực hiện các phép toán phân tích khác nhau
kỹ thuật xử lý đơn giản công nghệ rẻ
Nhược điểm
dung lượng dữ liệu lớn
độ chính xác có thể giảm nếu sử dụng không hợp lý kích thước
bản đổ biểu thị không đẹp
có thể mất thông tin ở những vùng giống nhau
khối lượng tính toán để chuyển đổi tọa độ là rất lớn
Mô hình dữ liệu thuộc tính
Cấu trúc phân cấp: lưu trữ dữ liệu theo một trật tự về thứ bậc được thiết lập giữa các
mục của dữ liệu. Mỗi điểm nút có thể được chia ra thành một hay nhiều điểm nút con. Số các
nút con tang lên tỷ lệ thuận với số cấp, giống như sự phân nhánh trên một cái cây.
Cấu trúc mạng lưới:
- Mô hình CSDL mạng lưới như mô hình CSDL phân cấp, nhưng các nút có thể thiết lập
từ nhiều nguồn, nghĩa là có nhiều nút cha với 1 nút con.
- Các liên kết trong mô hình này là một mạng lưới.
Cấu trúc mạng phù hợp khi quan hệ và mối liên kết đã được xác định trước, tránh được
dư thừa dữ liệu, bất tiện cho việc mở rộng bởi tổng số các điểm. Việc sửa đổi và duy trì cơ sở
dữ liệu khi thay đổi cấu trúc các điểm đòi hỏi tổng chi phí lớn.
Cấu trúc quan hệ: tổ chức dữ liệu theo dạng bảng 2 chiều, trong đó, mỗi bảng là 1 tệp
riêng biệt.
- Mô hình CSDL hệ là hệ thống CSDL quan hệ.
- hệ thống CSDL quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu. Mỗi bảng là 1 ma trận 1
chuỗi các hàng và các cột giao nhau.
- Mối quan hệ giữa các bảng: cột dữ liệu chung giữa 2 bảng, cột dữ liệu chung này được
gọi là “khóa liên kết” để nối dữ liệu từ bảng này sang bảng kia


Cấu trúc phân cấp

Cấu trúc mạng

Cấu trúc quan hệ

lưới
Ưu
điểm

-chặt chẽ, rõ ràng

-Việc truy cập dữ liệu và -có tính độc lập cao, dễ
độ linh hoạt của cơ sở dữ sử dụng
-đảm bản độc lập dữ liệu cao
liệu
-có tính linh hoạt cao
- cho phép nâng cao tính
-đảm bảo toàn vẹn dữ bảo toàn dữ liệu
-dễ hình thức hóa do đó
liệu
được nghiên cứu,phát
- đảm bảo tính độc lập triển và cho nhiều kết qua
lí thuyết cũng như ứng
-dễ dàng phát triển mô của các cơ sở dữ liệu
dụng trong thực tế
hình



Nhược
điểm

-dư thừa thông tin

- Khó có thể thay đổi - CSDL thường hđ chậm
trong cơ sở dữ liệu
hơn so với các dạng khác

-khó xử lí, đặc biệt xử
lí trên nhiều nhánh
- Mô hình cơ sở dữ liệu -Đòi hỏi kĩ năng chuyên
mạng khó thiết kế và sử môn cao
dụng.
-phức tạp,ít linh hoạt

Câu 5: So sánh giống và khác nhau của cấu trúc vector và cấu trúc raster. Trình bày ưu,
nhược điểm.
a. Dạng dữ liệu vector
Yếu tố đường nét là yếu tố quan trọng cần thể hiện trên các loại bản đồ. Trong bản đồ
số, các đối tượng loại này được thể hiện bằng loại dữ liệu vector. Vector là đại lượng biến
thiên có độ dài và hướng tương ứng. Một vector xác định không gian nếu biết tọa độ điểm đầu
và điểm cuối của nó. Các đối tượng bản đồ đều có thể xác định và mô tả qua dạng dữ liệu
vector.
Điểm là yếu tố hình học cơ bản, cần ghi nhận, lưu trữ và quản lý số hiệu điểm cùng
tọa độ của nó trong hệ tọa độ đã chọn.
Đoạn thẳng, đường thẳng là yếu tố hình học nối hai điểm, cần quản lý hai điểm đầu,
cuối của nó và như thế là đã quản lý một vector.
Đường gấp khúc là tập hợp các đoạn thẳng nối tiếp nhau, cần lưu trữ, quản lý một
dãy điểm tương ứng gồm tên điểm và tọa độ của chúng. Đường cong trơn được chia nhỏ (rời

rạc hóa) tới mức có thể coi là đường gấp khúc để quản lý.
Vùng hay thửa là một miền được giới hạn bởi một đường bao kín (đường gấp khúc
có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau). Ta chỉ cần xác định và quản lý vị trí đường bao cùng
diện tích và các thuộc tính của chúng.
Như vậy các đối tượng trong không gian được mô tả dạng dữ liệu vector thông qua số
hiệu và tọa độ các điểm nút, các cạnh, các vùng cùng quan hệ giữa chúng với nhau.
b. Dạng dữ liệu raster
Dữ liệu dạng raster là kết quả biểu diễn rời rạc hóa các thông tin hình ảnh trên mặt
phẳng thành dạng lưới các ô vuông. Các phần tử của lưới ô vuông có kích thước rất nhỏ chứa
các thông tin về độ xám, đó là các picture elements hay pixel. Kích thước của các pixel càng
nhỏ thì độ phân giải càng cao và lượng thông tin phải nhận càng nhiều.
Ngày nay, độ xám trên ảnh đen trắng được phân biệt thành 256 mức, được ghi nhận
bằng 8 bit nhị phân với các mã từ 0 đến 255. Nếu tờ bản đồ chỉ có đường nét đen trên nền
trắng thì chỉ cần ghi nhận mã 0 cho nền và mã 1 cho đường nét, bản đồ được ghi nhận thành
dãy số 0 và 1
Như vậy, bằng cách rời rạc hóa thông tin ảnh liên tục thành các yếu tố ảnh cơ bản pixel
và ghi nhận vị trí của chúng cùng các thông tin thuộc tính được mã hóa, khi đó ảnh hoặc bản
đồ đã được thể hiện lưu trữ dưới dạng raster.
s
Chỉ tiêu
raster
vector
tt
1 Nhập dữ liệu
nhanh
chậm
2 Khối lượng dữ liệu
lớn
nhỏ
3 Chất lượng đồ họa

trung bình
tốt
4 Cấu trúc dữ liệu
đơn giản
phức tạp
5 Độ chính xác hình học
thấp
cao


6 Khả năng phân tích vùng
7 Khả năng phối hợp các
DL
8 khả năng tạo lập bản đồ
9 Lưu trữ
1 Tốc độ truy cập
Ưu điểm

1 Nhược điểm

tốt
tốt

kém
kém

đơn giản
phức tạp
chậm
- Cấu trúc dữ liệu đơn

giản.
- Dễ sử dụng các phép
toán chồng xếp và các
phép toán xử lý ảnh vệ
tinh
- Dễ thực hiện các phép
toán phân tích khác nhau
- Kỹ thuật xử lý đơn
giản công nghệ rẻ

phức tạp
đơn giản
nhanh
- Biểu diễn tốt dữ liệu địa lý
dữ liệu nhỏ gọn
- Các quan hệ topology được
xác định bằng mạng kết nối
- Chính xác về hình học, chất
lượng không thay đổi khi
phóng to.
- Khả năng sửa chữa, bổ
sung, thay đổi các dữ liệu hình
học cũng như thuộc tính
nhanh, tiện lợi.

- Dung lượng dữ liệu
lớn
- ĐCX có thể giảm nếu
sử dụng không hợp lý
kích thước

- Bản đổ biểu thị không
đẹp
- Có thể mất thông tin
ở những vùng giống nh
- Khối lượng tính toán
để chuyển đổi tọa độ là
rất lớn

- Cấu trúc dữ diệu phức tạp
- Chồng xếp bản đồ phức tạp
- Các bài toán mô phỏng
thường khó giải vì mối đon vị
không gian có cấu trúc khác
nhau.
- Kỹ thuật xử lý phức tap.
- Khó thực hiễn các bài toán
phân tích và các phép lọc

Câu 6: Trình bày cách tổ chức dữ liệu bản đồ và nội dung xuất nhập dữ liệu bđs.
•Cách tổ chức dl bản đồ:
- Các đối tượng của bản đồ số được tổ chức phân thành các lớp thông tin (layer,
level...)
- Phân lớp thông tin là sự phân loại logic các đối tượng của bản đồ số dựa trên các tính
chất thuộc tính của đối tượng bản đồ.
- Các đối tượng bản đồ được phân loại trong cùng một lớp là các đối tượng có chung
một số tính chất nào đó. Các tính chất này là các tính chất có chung tính đặc trưng của các
đối tượng.
- Việc phân lớp thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến nhận biết các đối tượng trong bản đồ
số .
- Mỗi bản đồ số có tối đa 63 lớp khác nhau được đánh số thứ tự từ 1→63 hoặc được đặt

tên riêng.
- Các lớp trong bản đồ có cùng một hệ tọa độ,cùng tỉ lệ, cùng hệ số thu phóng
- Lớp là 1 thành phần của bản vẽ có thể bật(on) hoặc tắt(off) trên màn hình.
- Khi tất cả các lớp được bật ta có 1 bản đồ hoàn chính.


- Trong một lớp thông tin các đối tượng chỉ phụ thuộc vào một loại đối tượng hình học
duy nhất điểm, đường, vùng, chú giải.
- Các đối tượng trong bản đồ có các thuộc tính : vị trí, lớp, màu sắc,kiểu đường nét, lực
nét.
•Nội dung xuất nhập dữ liệu của bản đồ số
Khả năng xuất nhập dữ liệu bản đồ số phụ thuộc vào format dữ liệu ( khuôn dạng dữ
liệu của file bản đồ). Format dữ liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc trong việc trao
đổi thông tin giữa các nguwoif sử dụng khác trong một hệ thống và giữa các hệ thống với
nhau
Format dữ liệu dùng để trao đổi, phân phối thông tin cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Format phải có khả năng biểu diễn đầy đủ các loại đôi tượng
- Format đã được công bố công khai 9 có tính mở )
- Thông thường dữ liệu bản đồ của các phần mềm khác nhau giao diện với nhau thông
qua một format trung gian.


Chương 2: Các phương pháp thành lập bản đồ số

-

-

Câu 1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Nêu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng
từ tư liệu ảnh viễn thám

Khái niệm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế
sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi
tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản
đồ nền thống nhất trong cả nước.
Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng từ tư liệu ảnh viễn thám:
1, Lập phương án kỹ thuật, khảo sát thiết kế
2, Bay chụp ảnh hàng không
3, Nắn chỉnh, định vị
4, Tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiệp, tính toán bình sai
5, Cắt ảnh
6, Xác định đối tượng: chọn mẫu, phân loại (điều vẽ)
7, Đối chiéu mẫu, bổ sung (chỉnh lý nếu bị sai, thay đổi)
8, Hoàn thiện, biên tập bản đồ
9, Nghiệm thu, giao nộp sản phẩm, in lưu trữ
Câu 2: Phương pháp thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp
A, Đặc điểm
Sử dụng các loại máy móc thông dụng trong đo đạc địa chính như máy kinh vĩ điện tử, toàn
đạc điện tử và GPS cầm tay.
Số liệu được tính toán, xử lý và lưu trữ ở sổ đo hoặc thiết bị nhớ.
Tiếp xúc trực tiếp với địa vật ngoài thực địa.
Phụ thuộc vào tính thông hướng của các điểm khống chế.
5. Sử dụng các nguồn tài liệu gốc để tham khảo, hoàn thiện bản đồ.
B, Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
_Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành
_Chi phí thành lập BD lớn, sử dụng
lập BDDC tỷ lệ lớn.
nhiều công lao động đòi hỏi có trình độ tay
_Thông tin mới, hiện thời,kết quả đo nghề và kinh nghiệm

vẽ có độ chính xác cao.
_Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực
_Áp dụng hiệu quả cao cho các khu địa nên kết quả, năng suất lao động và tiến
vực có diện tích không lớn, đông dân cư, độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và
thửa đất nhỏ và có nhiều địa vật che khuất.
điều kiện làm việc
_Sử dụng các loại máy móc hiện đại
_Đã sử dụng các loại máy móc và
và có độ chính xác cao, do đó chất lượng công nghệ hiện đại nhưng hiệu suất vẫn
bản đồ tốt và độ tin cậy cao.
không bằng các phương pháp khác.
C, Ứng dụng
Đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn trên quy mô diện tích không quá lớn, chủ yếu ở các vùng dân cư, đặc
biệt là khu vực đô thị có mật độ dân cư đông đúc, công trình nhiều.
Thường được áp dụng trong điều kiện yêu cầu thành lập bản đồ gốc đo vẽ.
Đo vẽ bổ sung, kết hợp với các phương pháp thành lập bản đồ khác.
D, Quy trình thành lập
Bước 1, Thu thập tư liệu trắc địa và các tài liệu có liên quan
Bước 2, Xây dựng lưới khống chế mặt bằng và độ cao
Bước 3, Đo vẽ chi tiết
Bước 4, Thu thập dữ liệu thuộc tính và thông tin có sẵn


-

-

Bước 5, Xử lí số liệu đo
Bước 6, Biên vẽ, chuyển dữ liệu lên bản đồ
Bước 7, In, kiểm tra, đối soát, bổ sung thực địa

Bước 8, Biên tập, hoàn thiện bản đồ
Bước 9, Nghiệm thu sản phẩm
Câu 3: Phương pháp thành lập bản đồ địa chính từ BDDC tỷ lệ lớn
A, Đặc điểm:
Thành lập bản đồ ở nơi đã có các tư liệu bản đồ.
Thành lập dựa trên bản đồ có tỷ lệ lớn để xây dựng bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ BĐ
gốc → tạo ra bản đồ tỷ lệ trung bình và nhỏ.
Độ chính xác phụ thuộc tư liệu bản đồ gốc và quá trình tổng quát hoá bản đồ.
Có nhiều nguồn sai số: Sai số do quá trình tổng quát hoá,sai số đo vẽ bổ sung, sai số từ tư liệu
bản đồ gốc… → Độ chính xác không cao.
Người biên vẽ bản đồ phải có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm.
Người biên vẽ bản đồ phải có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm.
Đơn giản, dễ thao tác và thực hiện.
Tiết kiệm thời gian, nhân lực và kinh phí thành lập bản đồ → Hiệu quả kinh tế cao.
B, Yêu cầu:
Bản đồ tư liệu thành lập phải có tỷ lệ lớn hơn không quá 3 lần bản đồ cần thành lập (Trường
hợp bản đồ tư liệu là bản đồ cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ lớn hơn không đáng kể thì không quá 2 lần).
Bản đồ tư liệu gốc phải là những bản đồ mang tính tra cứu.
Đảm bảo tính thông tin, độ chính xác và thời gian đáp ứng yêu cầu, mục đích thành lập BĐS.
Đảm bảo chất lượng đồ họa cao, khả năng chụp thu nắn chỉnh hình học về đúng kích thước.
C, Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
- Loại bỏ khó khăn vất vả của công tác
- Chất lượng bản đồ phụ thuộc lớn vào
ngoại nghiệp và ít chịu ảnh hưởng của các chất lượng tư liệu bản đồ sử dụng để
yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, nhiệt thành lập;
độ...;
- Độ chính xác thấp vì có thể bị giảm
- Đơn giản, dễ thao tác và thực hiện;

trong quá trình tổng quát hóa, biên tập
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực và kinh bản đồ;
phí thành lập BĐ;
- Chỉ dùng để thành lập bản đồ tỷ lệ
- Hiệu quả kinh tế cao.
TB và tỷ lệ nhỏ;
- Có nhiều nguồn sai số.
- Giá trị sử dụng của BĐ chỉ mang
tính chất biểu thị, QL.
D, Ứng dụng:
Áp dụng ở khu vực đã có tư liệu bản đồ;
Áp dụng trong điều kiện yêu cầu thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bản đồ gốc;
Đo vẽ bổ sung, kết hợp với các phương pháp thành lập khác;
Thành lập bản đồ địa hình và một số loại bản đồ chuyên đề ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:
đất đai, xây dựng, môi trường…với yêu cầu độ chính xác không cao.
E, Quy trình
E1. Công nghệ truyền thống
Bước 1: Thu thập tư liệu bản đồ
Bước 2: Xác định mục đích xây dựng bản đồ, tỷ lệ, số mảnh…
Bước 3: Chụp (quét) tư liệu gốc, nắn chỉnh, định vị
Bước 4: Biên vẽ và tổng quát hóa bản đồ
Bước 5: Điều tra, đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp


Bước 6: Biên tập và trình bày bản đồ
Bước 7: In, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
E2. Công nghệ số
Bước 1: Thiết kế chung
Bước 2: Xác định mục tiêu xây dựng, tỷ lệ bản đồ
Bước 3: Tổng quát hóa bản đồ

Bước 4: Điều tra, đo vẽ bổ sung thực địa
Bước 5: Biên tập, hoàn thiện bản đồ
Bước 6: In, lưu trữ và giao nộp sản phẩm


Chương 3: Chuẩn hóa dữ liệu BĐS
-

Câu 1: Tại sao phải chuẩn hóa DL BĐ?
Dễ dàng quản lý khi sử dụng hệ thống thông tin địa lý.
Tích hợp hệ thống của mình với phần cứng, phần mềm, các nguồn DL khác nhau.
Dễ dàng trao đổi DL, tạo khả năng truy cập DL số, chia sẽ DL giữa các cơ quan khác nhau.
Khai thác DL mới có thể chia sẻ cho nhiều đối tượng sử dụng, việc hiện chỉnh DL từ nhiều
nguồn đảm bảo tính thống nhất.
Chuẩn hóa dữ liệu là một yêu cầu quan trọng khi ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong
quản lý các dữ liệu mang tính không gian.

-

Đặc biệt trong công tác thiết kế bản đồ, chuẩn hóa dữ liệu giúp định hình các thành phần cơ
bản trong cơ sở dữ liệu đất đai, giúp nội dung bản đồ được chuẩn hóa theo đúng chuẩn mà Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường đưa ra.

-

Thực tế cho thấy, bản đồ đang được sử dụng tồn tại ở rất nhiều dạng: bản đồ giấy, bản đồ
dạng kẽm, bản đồ dạng số. Riêng loại bản đồ lưu ở dạng số cũng xuất hiện nhiều định dạng
khác nhau như: dgn, dxf, dwg... Sở dĩ xảy ra điều này là do các dữ liệu số được xây dựng từ
nhiều nguồn. Do đó, để chuẩn hóa bản đồ thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn hóa dữ liệu.
Việc chuẩn hóa dữ liệu trong thiết kế bản đồ được thực hiện như thế nào?

Quy trình chuẩn hóa dữ liệu bản đồ đã được các cán bộ Trung tâm công nghệ thông tin
tài nguyên môi trường Hà Nội nghiên cứu và đưa ra kết quả như sau:
- Về công tác chuẩn hóa dữ liệu, người ta chia thành các công đoạn như:
+ Chuẩn lại các lớp bản đồ thống nhất giữa các mảnh bản đồ.
+ Cắt ghép các mảnh theo ranh giới hành chính phường, tiếp biên giữa các mảnh bản
đồ.
+ Chuẩn lại cách đánh số thửa.
+Kiểm tra topology.
+ Làm trơn đường.
+Cắt bỏ các đoạn thừa của các đường tại các điểm giao nhau.
+ Xóa đường bị trùng nhau (Duplicate).
+ Nối các đoạn hở của đường.
+ Chuyển hệ tọa độ: bản đồ năm 1940, 1960 có tọa độ Pháp được đưa về tọa độ HN72.
=> Việc chuẩn hóa dữ liệu theo quy trình trên giúp đưa tất cả các dữ liệu bản đồ chẳng
hạn như dữ liệu thuộc tính và không gian của mỗi thửa đất thống nhất về tiêu chuẩn GIS để có
thể trao đổi thông tin, tích hợp với các phần mềm GIS.
Câu 2: Nội dung chuẩn hóa BĐĐC


-

-

-

- Bản đồ địa chính số là bđ đc số hóa từ bản đồ địa chính đã có hoặc đc thành lập bằng
pm Famis , phải tuân theo các quy định về chuẩn hóa cơ sở dl bdđc
- Cơ sở dl bản đồ địa chính số phải đc lưu trữ theo mô hình quan hệ không gian ,đc thể
hiện bằng điểm đường thẳng, đường nhiều cạnh ỏ vùng khép kín
- Phần mềm dùng để số hóa BDĐC phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất nhưng khuyến

cáo sử dụng pm Microstation, igeovec, wingis. Sản phẩm cuối cùng của BDĐC phải đc
chuyển về file đồ họa .dgn của Microstation
- Nội dung, độ chính xác BDĐC số phải đảm bảo như yêu cầu với bản đồ giấy
- Khi biên tập BDĐC số phải sử dụng bộ kí hiệu BDĐC số tỉ lệ tương ứng với bộ font
chữ tiếng việt do BTNvà MT ban hành
- Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế
sẵn trong các tệp *.cell, mà không dùng công cụ vẽ hình (shape) hay vòng tròn (circle) để vẽ.
Ví dụ, ký hiệu nhà độc lập phải dùng cell NHDL, mà không dùng công cụ vẽ hình chữ nhật để
vẽ.
- Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng line string, các
đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm cuối của
một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ
giao nhau giữa các đường cùng loại.
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký
hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc
complex shape.
Câu 3: Nội dung chuẩn hóa BĐĐH
A, Quy định chung:
CSDL BĐĐH được lưu trữ theo mô hình DLKG và được biểu thị bằng điểm, đường, vùng,
đường nhiều cạnh.
BĐĐH phải tuân thủ đúng các yêu cầu thể hiện nội dung đã được quy định trong quy phạm và
hệ thống ký hiệu hiện hành của BTNMT.
Để đảm bảo chuẩn dữ liệu thống nhất thì dữ liệu đồ họa cuối cùng của BĐĐH phải được
chuyển về *dgn.
Về hình thức trình bày, BĐĐH số phải tuân thủ đúng theo yêu cầu thể hiện nội dung đã được
quy định trong quy phạm và hệ thống ký hiệu hiẹn hành của BTNMT => Khi biên tập BĐĐH
theo đúng hệ thống ký hiệu BĐĐH số.
Các ký hiệu độc lập trên BĐ phải được thể hiện bằng các ký hiệu dạng Cell đã được thiết kế
sẵn, không được dùng các công cụ vẽ hình (Shape) hoặc hình tròn (Circle) để vẽ.
Các đối trường đường không dùng B-spline, có thể dùng line string, polyline, chain, complex

chain. Điểm đầu và điểm cuối
Những đối tượng dạng vùng (polygon) của cùng 1 đối tượng có thể dùng ký hiệu là pattern,
shape hoặc fill color phải là vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc complex shape.
B, Phân lớp và nội dung BĐĐH
Các yếu tố nội dung được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề:
Nhóm cơ sở toán học
Khung bản đồ
Lưới km
Các điểm khống chế trắc địa
Giải thích, trình bày ngoài khung
Các nội dung có liên quan


-

-

-

-

-

-

(1)

(2)
(3)


(4)
(5)
(6)
(7)

Nhóm lớp dân cư
Nội dung dân cư
Các đối tượng KT-VH-XH
Nhóm lớp địa hình
Dáng đất
Chất đất
Các điểm độ cao
Nhóm lớp thủy hệ
Các yếu tố thủy văn
Các đối tượng liên quan
Nhóm lớp giao thông
Yếu tố giao thông
Yếu tố bị phụ thuộc
Nhóm lớp ranh giới
Biên giới, mốc biên giới
Địa chính hành chính các cấp
Ranh giới khu cấm, ranh giới sử dụng đất
Nhóm lớp thực vật
Ranh giới thực vật
Các yếu tố thực vật
Câu 4: Nội dung chuẩn hóa BĐ hiện trạng, qhsdd
BĐ HTSDĐ dạng số có thể được thành lập bởi nhiều phần mềm khác nhau, nhưng DL đồ họa
cuối cùng phải được chuyển về khuôn dạng *.DGN. Các đối tượng ko gian được biểu thị dưới
dạng điểm, đường, vùng. Các tệp tin ở dạng mở cho phép chỉnh sửa, cập nhật tt và có khả
năng chuyển đổi khuôn dạng.

Phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các yếu tố nội dung và ko được làm thay đổi hình dạng của
đối tượng so với BĐ tài liệu dùng để số hóa.
Thành lập BĐ HTSDĐ bao gồm các bước
B1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị BĐ để số hóa
B2: Thiết kế thư mục, lưu trữ BĐ
B3: Phân lớp các đối tượng
B4: Xây dựng cơ sở toán học của BĐ
B5: Quét BĐ và nắn ảnh quét, hoặc định vị BĐ dùng để thành lập BĐHTSDĐ trên bàn
số hóa.
B6: Số hóa các yếu tố nội dung BĐ
B7: Biên tập nội dung BĐ HTSDĐ dạng số
B8: Kiểm tra, chỉnh sửa
B9: Nghiệm thu BĐ, lưu trữ trên đĩa CD và giao nộp sản phẩm.
Các yếu tố nội dung được chia thành nhóm lớp, mỗi lớp thông tin gồm 1 hoặc một số đối
tượng có cùng tính chất
BĐ dùng để số hóa thành lập BĐ HTSDĐ dạng số phải đảm bảo yêu cầu
Sạch sẽ, rõ ràng, ko nhàu nát, ko rách
Đảm bảo về cơ sở toán học
Đủ các điểm mốc để định vị BĐ
Phương pháp số hóa BĐ gồm
Số hóa bằng bàn số hóa
Quét bản đồ sau đó nắn ảnh quét và số hóa các yếu tố nội dung
Quy định về độ chính xác của DLiệu BĐ HTSDĐ


(8)
-

Số hóa BĐ HTSDĐ phải được thực hiện theo trình tự:
Thủy hệ và các đối tượng liên quan

Dáng đất
Giao thông và các đối tượng liên quan
Địa giới hành chính
Ranh giới khoanh đất theo mục đích sử dụng và ranh giới khoanh đất theo thực trạng bề mặt
Ranh giới của khu vực đất theo quy phạm BĐ HTSDĐ
Các ghi chú và ký hiệu trên BĐ
Câu 9: Nội dung chuẩn hóa bản đồ HTSDĐ
1.
Nội dung BĐHTSDĐ dạng số đc quy định
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được phép thành lập bằng các phần mềm khác
nhau, nhưng dữ liệu đồ hoạ cuối cùng phải được chuyển về khuôn dạng *.DGN của phần
mềm Microstation.
- Dữ liệu đồ hoạ và thuộc tính hiện trạng sử dụng đất phải được lưu trữ đầy đủ. Các tệp
tin (file) bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin và có khả năng
chuyển đổi khuôn dạng (format).
- Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
- Các yếu tố nd BĐHTSDĐ dạng số được chia thành các nhóm lớp,mỗi lớp thông tin
gồm 1 hoặc 1 số đối tượng có cùng tính chất
- Bđ dùng để thành lập BĐHTSDD dạng số phải đảm bảo các yêu cầu sau: sạch sẽ, rõ
ràng, ko nhàu nát đảm bảo chính xác về cơ sở toán học, đủ các điểm mốc để định vị bản đồ
- Quy định về ĐCX của dữ liệu BĐHTSDĐ dạng số
+khung trong, lưới km , lưới kinh vĩ độ của BĐHTSDĐ dạng số xd bằng các chương
trình chuyên dụng theo tọa độ lí thuyết
+ sai số định vị 4 góc khung bẳn đồ, nắn h.a theo các điểm khống chế tạo độ trặc địa
không vượt quá 0,1 mm và theo các điểm mắt lưới km không vượt qqua 0,15 mm trên bản đồ
+ sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với lích thước lí thuyết phải đảm
bảo các cạnh khung không vượt quá 0.2 mm và đường chéo không vượt quá 0.3 mm trên bản
đồ.
+ các đối tượng kiểu đường phải đảm bảo tính liên tục,chỉ nối và cắt với nhau tại các

điểm giao nhau của đường
+ đường bình độ không đc cắt nhau, phải liên tục và phù hợp dáng với thủy hệ.
+ quá trình tiếp biên trên máy tính, các yếu tố tại mép biên bđ của các mảnh trong 1 múi
phải khớp với nhau tuyệt đối
+ các yếu tố nd bđ cùng tỉ lệ sau khi tiếp biên phải khớp với nhau cả về định tính và
định lượng
- Trình tự số hóa các yếu tố nd bđ:
+ Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan.
+ Dáng đất;
+ Giao thông, các đối tượng liên quan;
+ Địa giới hành chính;
+ Ranh giới khoanh đất theo MĐSD và ranh giới khoanh đất theo thực trạng bề mặt
+ ranh giới của khu vực đát quy định trong quy phạm BĐHTSDĐ


- Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lương bản đồ dạng số tiến hành theo quy định của
quy phạm BĐHTSDĐ
- BĐ dạng số phải kiểm tra ít nhất 1 lần trên máy tính, 2 lần trên trên bản in ra giấy về
đcx và nd quy định theo quy định tại khoản 7.
- Khi hoàn thành kiểm tra nghiệm thu phải dữ liệu bản đồ ghi vào đĩa CD .
2.
Bộ kí hiệu BĐHTSDĐ và QHSDĐ
- Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế
sẵn trong các tệp *.cell, mà không dùng công cụ vẽ hình (shape) hay vòng tròn (circle) để vẽ.
Ví dụ, ký hiệu nhà độc lập phải dùng cell NHDL, mà không dùng công cụ vẽ hình chữ nhật để
vẽ.
- Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng line string, các
đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm cuối của
một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ
giao nhau giữa các đường cùng loại.

- Những đối tượng dạng vùng (polygon) của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký
hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc
complex shape.
* Quy định tệp chuẩn trong thư viên kí hiệu số
Seedfile: vn2d.dgn;
+ Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc;
+ Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỷ lệ;
+ Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỷ lệ;
+ Bảng mã chuẩn (feature table);
+ Bảng sắp xếp thứ tự (pen table);
+ Chuẩn màu và chuẩn lực nét của các yếu tố nội dung theo quy định trong “Ký hiệu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
Câu 10: Nội dung chuẩn hóa bản đồ địa hình
1.
Quy định chung
- Cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình được lưu trữ theo mô hình dữ liệu không gian trong đó
các đối tượng không gian và được biểu thị bằng điểm, đường thẳng, đường nhiều cạnh, hoặc
là vùng khép kín.
- Về hình thức trình bày, bản đồ số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu thể hiện nội
dung đã được quy định trong qui phạm và hệ thống ký hiệu hiện hành của
- để đảm bảo chuẩn dữ liệu thống nhất thì dữ liệu đồ họa cuối cùng phải được chuyển
về khuôn dạng *.DGN.
- Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế
sẵn trong các tệp *.cell, mà không dùng công cụ vẽ hình (shape) hay vòng tròn (circle) để vẽ.
Ví dụ, ký hiệu nhà độc lập phải dùng cell NHDL, mà không dùng công cụ vẽ hình chữ nhật để
vẽ.
- Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng line string, các
đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm cuối của
một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ

giao nhau giữa các đường cùng loại.


- Những đối tượng dạng vùng (polygon) của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký
hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc
complex shape.
2. quy định về Phân lớp và nd BDĐH
- Các yếu tố nội dung bản đồ số hóa được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là:
Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và Thực vật. Các yếu tố
thuộc một nhóm lớp được số hóa thành một tệp tin riêng. Trong một nhóm lớp các yếu tố nội
dung lại được sắp xếp theo từng lớp.
3. quy định chuẩn cơ sở
a. quy định các tệp chuẩn
Để đảm bảo cho các dữ liệu bản đồ được thống nhất, các bản đồ phải được xây dựng và
biên tập trong môi trường Microstation và các modul khác chạy trên phần mềm này, trên cơ
sở các tệp chuẩn sau đây:
1. Seedfile: vn2d.dgn, vn3d.dgn (cho tệp tin 3 chiều của nhóm lớp “địa hình”).
2. Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc.
3. Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỉ lệ tương ứng: dh10_25.cell dùng cho tỉ lệ
1:10000 và 1:25000; dh50_100.cell dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.
4. Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỉ lệ tương ứng: dh10_25.rsc dùng cho tỉ lệ
1:10000 và 1:25000; dh50_100.rsc dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.
5. Bảng chuẩn mã hóa (future table): dh10_25.tbl dùng cho tỉ lệ 1:10000 và 1:25000;
dh50_100.tbl dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.
6. Bảng sắp xếp thứ tự in (Pen table): dh.pen (dùng trong trường hợp in bản đồ trên máy
in phun bằng chương trình IPlot của Intergraph).
b. chuẩn màu (theo quy dịnh hiện hành của BTNMT)
c. chuẩn lực nét (theo quy dịnh hiện hành của BTNMT)
4 Quy định về ghi lí lịch bản đồ
Mỗi mảnh bản đồ số phải kèm theo một tệp tin về lý lịch bản đồ trong đó ghi rõ những

thông tin cơ bản về tài liệu, phương pháp số hóa, các đặc điểm về kỹ thuật khi số hóa từng
mảnh bản đồ, phần mềm dùng để số hóa, phương pháp số hóa cũng như những ghi chú về tài
liệu, các giải quyết kỹ thuật khác của mình theo nội dung quy định tại phụ lục 5 kèm theo văn
bản này.
Trường hợp bản đồ gốc đo vẽ hoặc biên vẽ được sản xuất theo công nghệ truyền thống
mà bản gốc này được số hóa để ra phim chế in thì việc ghi lý lịch phải thực hiện cả trên giấy
theo quy định thông thường và phải ghi lý lịch cả cho bản đồ số theo quy định tại văn bản này.
5. quy định về kiểm tra nghiệm thu
- Bản đồ sau khi số hóa và biên tập được kiểm tra ít nhất 1 lần trên máy tính và 2 lần
trên bản in phun. Các lỗi phát hiện qua kiểm tra phải được sửa chữa triệt để sao cho bản đồ số
có nội dung hoàn chỉnh như bản đồ gốc.
- Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng bản đồ số hóa được tổ chức thực hiện theo
“Qui chế quản lý chất lượng công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ” và “Hướng dẫn kiểm tra kỹ
thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ” ban hành theo Quyết định số 657
QĐ/ĐC và 658 QĐ/ĐC ngày 4 tháng 11 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
- Nội dung kiểm tra bản đồ số hóa thực hiện trên máy tính và trên bản đồ in ra giấy sau
khi số hóa như sau:
+ Nội dung kiểm tra trên máy tính:
+Nội dung kiểm tra bản đồ in ra giấy:


6.Quy định hoàn thiện và giao nộp sản phẩm
Sau khi hoàn thành kiểm tra nghiệm thu phải ghi bản đồ vào đĩa CD để lưu trữ theo cơ
số 2 và giao nộp cho cơ quan quản lý, lưu trữ tư liệu.
Đĩa CD phải là loại đảm bảo chất lượng lưu trữ lâu dài. Đĩa CD sau khi ghi phải được
kiểm tra nghiệm thu trên máy tính 100% và giao nộp theo quy định giao nộp sản phẩm hiện
hành.
Câu 13: Trình bày chức năng xử lí số liệu đo của pm famis
a. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vẽ hành chính
có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file

dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của ḿnh một cách đơn giản,
tránh nhầm lẫn.
b. Thu nhận số liệu trị đo :Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến
nhất ở Việt nam hiện nay :
Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, TOPCON.
Từ Card nhớ
Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
c. Xử lý hướng đối tượng : Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các thông
tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao gồm hai loại
mã : Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềmcó khả năng tự động tạo bản đồ từ
trị đo qua quá tŕnh xử lý mã.
d. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo. FAMIS cung cấp hai phương pháp
để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp
từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình
Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản
ghi trong bảng này.
e. Công cụ tính toán : FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán :
giao hội (thuận nghịch mo tai khoan), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt
cạnh thửa .v.v. Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất
phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam.
g. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy
vẽ. Các số liệu này cóng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi
với các hệ thống phần mềmkhác như SDR.
h. Quản lývà xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự
động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vẽ trị các điểm đo. FAMIS cung cấp công
cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh
sửa trên các lớp thông tin này.



Chương 4: Hệ thống phần mềm chuẩn lập bản đồ
Câu 1: Trình bày các chức năng cơ bản của phần mềm Microstation.
- Microstation là pm trợ giúp thiết kế (CAD) và là mt đồ họa rất mạnh cho phép xây dự,
quản lí các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ
- Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác nhau như: Geovec,
irasb, MSFC, MRFClean, MRFFlag chạy trên đó.
- Các công cụ của microstation được sử dụng để số hóa các đối đối tượng trên nền ảnh
raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
- Microstation còn cung cấp các công cụ xuất , nhập(export,import) dữ liệu đồ họa từ
các phần mềm khác nhau qua file (.dxf) hoặc (.dwg).
Câu 2: Trình bày nội dung các bước xây dựng bản đồ số từ bản đồ giấy bằng phần mềm
Microstation.
- Bước 1:Thiết kế chung
- Tạo design file:
+ Khởi động MicroStation → xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager.
+ Từ File → chọn New→ xuất hiện hộp hội thoại Create Design file.
+ Đánh tên file vào hộp text Files: ví dụ Study.dgn.
+ . Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút select... → xuất hiện hộp hội thoại Select
seed file.
+. Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên seed file cho bản đồ của mình. Ví dụ file
gauss-108.dgn sẽ là seed file được chọn cho bản đồ Study.dgn.
+ Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Select seed file.
+ Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh sách
các thư mục.
+ Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Create Design file
- Tạo bảng phân lơp đối tượng:trong bảng phân lớp đối tượng, mối bảng đối tượng bản
đồ phải đc định nghĩa bới:tên nhóm đối tượng, tên đối tương, mã đối tượng , kiểu dữ liệu, số
lớp(1-63 trong 1 file dgn), màu sắc (o-255), kiểu đường, lực nét, kiểu chữ, kích thước chữ, tên
kí hiệu.

- Tạo kí hiệu
- Quét bản đồ
Bước 2: Nắn bản đồ
- Tạo lưới km
Để tạo đc lưới km ta thực hiện lần lượt các bước sau
+Nhập tọa độ các điểm
+ nối 4 điểm góc khung tạo thành 4 cạnh của khung
+Copy các cạnh của khung để tạo thành các đường lưới km trong khung
- Nắn bđ: bao gồm các bước:
+ Khởi động Irasb
+Mở ảnh vào gần vị trí của lưới km
+ Năn sơ bộ
+Nắn chính xác
Bước 3: Vector hóa
- Vẽ đối tượng dạng đường
- Vẽ đối tượng dạng vùng
- Vẽ đối tượng dạng điểm


- Vẽ đối tượng dạng text
Bước 4:Kiểm tra, sửa lỗi
- Kiểm tra, sửa lỗi về phân lớp đối tượng đường
- Kiểm tra, sửa lỗi về phân lớp đối tượng điểm
- Kiểm tra, sửa lỗi về phân lớp đối tượng vùng
- Kiểm tra, sửa lỗi về phân lớp đối tượng text
Bước 5: Biên tập, trình bày bản đồ
- Tọa vùng, tô màu , trải kí hiệu
- Biên tập kí hiệu dạng đường
Bước 6: lưu trữ dữ liệu, in bản đồ
- Tổ chức dữ liệu bằng các file

- In bản đồ
Câu 3: Trình bày chức năng xử lý số liệu của phần mềm Famis.
Các chức năng của phần mềm Famis được chia thành 2 nhóm lớn:
Các chức năng là việc với số liệu đo đạc mặt đất
Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính
1. Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất
a. Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có
thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong một khu có thể lưu trong một hoặc nhiều
file dữ liệu.Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản,
tránh nhầm lẫn.
b. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo
số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay:
Từ các sổ đo điện tử
Từ Card nhớ
Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo
Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi mềm dẻo. Famis cung cấp 2 phương pháp để
hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
- Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp
từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
- Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi trị đo tương ứng với một bản ghi
trng này
d. Công cụ tính toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú qua các công cụ tính toán:
giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng cắt cạnh thửa…
Các công cụ thực hiện kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác
đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam.
e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ.
Các số liệu này cũng có thể xuất ra các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các
hệ thống phần mềm khác như SDR.
g. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự

động xử lý mã hoặc do người dùng sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo.Famis cung cấp
công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và thao tác chỉnh
sửa trên các lớp thông tin này.
2. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
a. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:


Từ cơ sở dữ liệu trị đo .Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo đươc đưa thẳng vào bản đồ
địa chính.
Từ các hệ thống GIS khác. Famis giao tiếp với các hệ thóng GIS khác qua các dữ liệu.
Famis nhập nhứng file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO( ERIS-USA), MIF của phần
mềm MAPINFO (MAPINFO – USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDeskUSA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA).
Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis giao tiếp trực tiếp với một số công cụ xây
dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như : ảnh số (IMAGE
STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC)
b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. Famis cung cấp bảng phân loại
các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân
tủ theo Qui phạm của Tổng cục Địa chính.
c.Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sửa lỗi, tự đọng phát hiện các lỗi còn lại và
cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo
vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc dữ liệu tuân theo đúng mô hìn Topology cho bản đồ
số vector.
d. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ.Các chức năng này thực hiện dựa trên
thế mạnh về đồ họa sẵn có của Microstation rất dễ dùng, phong phú,mềm dẻo, hiệu quả.
e. Đăng kí sơ bộ (qui chủ sơ bộ ). Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm
thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
g.Thao tác trên bản đồ địa chính.Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ
gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thưa tự động.
h.Tạo hồ sơ thửa đất.Famis cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao
gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận…Dữ liệu thuộc tính của tửa đất có

thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ
sơ địa chính.
i. Famis cung cấp một phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ.
-Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống tọa độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương
pháp nắn Affine, projective.
-Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết
hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của
Microstation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với
các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
-Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các đối tượng thuộc tính gán với các đối tượng bản
đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày
và phân tích bản đồ.
k. Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính. Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp
và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính.



×