Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội tiểu dự án tỉnh tỉnh hà tĩnh (vietnamese)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 93 trang )

Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized

SFG3446 V2
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN TẠI TỈNH HÀ TĨNH
THUỘC DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG
(Giai đoạn 18 tháng đầu)

Hà Tĩnh, Tháng 1/2018


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN TẠI TỈNH HÀ TĨNH
THUỘC DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG


(Giai đoạn 18 tháng đầu)

CHỦ ĐẦU TƯ
Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn
Phát triển Việt Nam

Hà Tĩnh, tháng 1/2018


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ III
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. IV
TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................................... V
TÓM TẮT ............................................................................................................................. 1
1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan ....................................................................................................................... 5
1.2. Tiểu dự án Hà Tĩnh ......................................................................................................... 5
1.3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của ESMP ............................................................................... 6
2. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN ..................................................................................................... 11
2.1. Vị trí thực hiện Tiểu dự án ............................................................................................ 11
2.2. Biện pháp thi công ........................................................................................................ 18
2.3. Danh mục thiết bị và máy móc ...................................................................................... 18

2.4. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu .................................................................................... 19
BẢNG 3: KHỐI LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU THI CÔNG CÔNG TRÌNH ..................... 19
2.5. Nhu cầu công nhân ........................................................................................................ 20
2.6. Công trình phụ trợ ......................................................................................................... 21
2.7. Nguồn vốn đầu tư .......................................................................................................... 21
2.8. Tiến độ thực hiện Tiểu dự án ......................................................................................... 21
2.9. Tổ chức Thực hiện Tiểu dự án....................................................................................... 21
3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ................................... 21
3.1. Điều kiện địa chất và địa hình ....................................................................................... 21
3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường.................................................................................. 23
3.2.1. Khu vực Tràn, cống qua sông 19/5 trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng: ....................... 23
3.2.2. Khu vực cống Khe Trìa, huyện Nghi Xuân: ................................................................ 26
3.2.3. Khu vực cầu tràn Tân Dừa, cầu tràn Mỹ Thuận: ......................................................... 30
a. Hiện trạng chất lượng nước mặt: ...................................................................................... 30
b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất: .............................................................................. 31
d. Hiện trạng môi trường đất: ............................................................................................... 32
3.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ....................................................................................... 32
3.4. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................................ 33
3.5. Công trình nhạy cảm ..................................................................................................... 35
4. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ...................................................................... 36
4.1. Tác động trong giai đoạn tiền thi công........................................................................... 36
4.2. Tác động trong giai đoạn thi công ................................................................................. 41
4.3. Tác động trong giai đoạn vận hành ................................................................................ 48
4.4. Tác động từ các sự cố và rủi ro ...................................................................................... 48
5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ............................................................................................. 50
5.1. Biện pháp Giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị ............................................................. 50
5.2. Các biện pháp giảm thiểu trong quá thi công ................................................................. 50
5.3. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành ............................................................. 68
6. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ESMP ...................................................... 69
6.1. Tổ chức thực hiện ESMP............................................................................................... 69

6.2. Trách nhiệm của các Bên liên quan ............................................................................... 69
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang i


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

7. KHUNG TUÂN THỦ MÔI TRƯỜNG ............................................................................ 71
7.1. Trách nhiệm Tuân thủ Môi trường của Nhà thầu ........................................................... 71
7.2. Cán bộ môi trường, xã hội và an toàn Nhà thầu ............................................................. 72
7.3. Giám sát môi trường và xã hội trong quá trình thi công (CSC) ...................................... 72
7.4. Tuân thủ yêu cầu theo hợp đồng và pháp lý ................................................................... 73
7.5. Khiếu nại môi trường và hệ thống hình phạt .................................................................. 73
7.6. Tổ chức báo cáo ............................................................................................................ 73
8. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .............................................................. 74
8.1. Mục tiêu của Chương tình giám sát Môi trường............................................................. 74
8.2. Đánh giá hồ sơ của Nhà thầu ......................................................................................... 74
8.3. Tiêu chí giám sát môi trường ......................................................................................... 74
9. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ........................................ 75
9.1. Hỗ trợ kỹ thuật về triển khai các Chính sách An toàn .................................................... 75
9.2. Chương trình đào tạo đề xuất ........................................................................................ 76
10. CHI PHÍ ƯỚC TÍNH THỰC HIỆN ESMP .................................................................... 78
10.1. Chi phí thực hiện biện pháp giảm thiểu của nhà thầu ................................................... 78
10.2. Chi phí thực hiện Chương trình Giám sát Môi trường .................................................. 78
10.3. Chi phí đào tạo và tăng cường năng lực ....................................................................... 78
10.4. Chi phí giám sát thực hiện ESMP ................................................................................ 79
11. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ............................................................................. 80
12. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN ........................................... 82

12.1. MỤC TIÊU THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.................................................................... 82
12.2. Thời gian, Địa điểm và số Thành viên tham gia ........................................................... 82
12.3. Phương pháp tham vấn cộng đồng ............................................................................... 83
12.4. Kết quả tham vấn cộng đồng và ý kiến của Chủ đầu tư ................................................ 83
12.5. Phổ biến Thông tin ...................................................................................................... 85

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang ii


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

DANH MỤC BẢNG
Bảng1: Tóm tắt các hạng mục công trình xây dựng .............................................................. 13
Bảng 2: Danh mục máy móc thiết bị .................................................................................... 18
Bảng 3: Khối lượng nguyên vật liệu thi công công trình ....................................................... 19
Bảng 4: Địa điểm và quãng đường cung ứng nguyên vật liệu ............................................... 19
Bảng 5: Vị trí và khoảng cách vận chuyển chất đổ thải......................................................... 20
Bảng 6: Tổng mức đầu tư cho các hạng mục công trình ....................................................... 21
Bảng 7: Điều kiện địa chất tại khu vực tiểu dự án................................................................. 22
Bảng 8: Thông tin kinh tế -xã hội của các xã trong khu vực dự án ........................................ 33
Bảng 9: Mô tả các công trình nhạy cảm................................................................................ 35
Bảng 10: Hàm lượng bụi từ hoạt động phá dỡ ...................................................................... 36
Bảng 11: Khí thải từ hoạt động xây dựng ............................................................................. 37
Bảng 12: Khí thải phát sinh từ giao thông ............................................................................ 37
Bảng 13: Tiếng ồn phát sinh trong quá trình xây dựng ......................................................... 38
Bảng 14: Các hộ dân bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng ............................................... 40
Bảng 15: Lượng đào và đắp của các hạng mục ..................................................................... 41

Bảng 16: Nồng độ bụi từ hoạt động đào, đắp, san lấp mặt bằng ............................................ 41
Bảng 17: Khí thải từ khu vực thi công .................................................................................. 42
Bảng 18: Khí thải từ hoạt động vận chuyển .......................................................................... 43
Bảng 19: Mức độ tiếng ồn của một số máy móc tính theo khoảng cách ................................ 43
Bảng 20: Tổng lượng chảy tràn ............................................................................................ 45
Bảng 21: Tác động đến các công trình nhạy cảm .................................................................. 47
Bảng 22: Biện pháp giảm thiểu chung .................................................................................. 52
Bảng 23: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù trong quá trình xây dựng ........................... 65
Bảng 24: Biện pháp giảm thiểu tác động đối với công trình nhạy cảm tại khu vực thi công .. 67
Bảng 25: Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan (Giải thích cho hình ở trên).............. 69
Bảng 26: Yêu cầu báo cáo thường xuyên.............................................................................. 73
Bảng 27: Vị trí, thông số và tần suất chương trình giám sát .................................................. 74
Bảng 28: Kế hoạch Giám sát Xã hội trong Giai đoạn Thi công ............................................. 75
Bảng 29: Chương trình đào tạo tăng cường năng lực ............................................................ 76
Bảng 30: Chi phí lẫy mẫu và phân tích trong quá trình xây dựng.......................................... 78
Bảng 31: Chi phí đào tạo tăng cường năng lực ..................................................................... 79
Bảng 32: Chi phí thực hiện ESMP........................................................................................ 80
Bảng 33: Thời gian tham vấn ............................................................................................... 83
Bảng 34: Ý kiến và phản hồi từ Chủ dự án ........................................................................... 83

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang iii


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phạm vi công trình .................................................................................................. 12

Hình 2: Đối tượng xung quanh các hạng mục công trình ...................................................... 44
Hình 3: Sơ đồ tổ chức thực hiện chương trình quản lý môi trường ESMP............................. 69
Hình 4: Cuộc họp tham vấn Tiểu dự án ................................................................................ 85
Hình 5: Biểu đồ vị trí lấy mẫu chương trình giám sát môi trường ......................................... 86

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang iv


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TỪ VIẾT TẮT
TVGSXD

Tư vấn Giám sát Xây dựng

STN&MT

Sở Tài Nguyên và Môi trường

ĐGMT

Đánh giá Môi trường

ECOP

Quy tắc Môi trường Thực tiễn


KHQLMT

Kế hoạch Quản lý Môi trường

ĐGTĐMT&XH

Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội

KHQLMT&XH

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

BQLDA

Ban Quản lý Dự án Tỉnh

PPE

Thiết bị bảo hộ lao động cá nhân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

ĐKTC

Điều khoản tham chiếu

VNĐ


Việt Nam đồng

NHTG

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang v


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TÓM TẮT
Cơ sở Dự án
Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục
khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên,
Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Dự án ENDR). Mục tiêu phát triển dự
án nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án. Dự án gồm ba (03) hợp phần bao gồm:
(1) Xây dựng tái thiết các công trình cấp tỉnh bị hư hỏng do lũ lụt; (2) Nâng cao năng lực
phục hồi tái thiết; (3) Hỗ trợ quản lý dự án; Thời gian thực hiện dự án ENDR dự kiến 4 năm,
từ 2017 đến 2020. Tổng chi phí thực hiện dự án là 135,83 triệu USD.
Tiểu dự án Hà Tĩnh bao gồm hợp phần tương tự như dự án ENDR: Hợp phần 1: Tái thiết cơ
sở hạ tầng bị hư hỏng do lũ lụt tại Hà Tĩnh: Tiểu dự án thành phần 1: Khắc phục, sửa chữa
khẩn cấp tràn, cống qua sông 19/5 trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng, huyện Cẩm Xuyên;

Tiểu dự án thành phần 2: Khắc phục và nâng cấp cống khe Trìa, huyện Nghi Xuân; Tiểu dự
án thành phần 3: Khôi phục, nâng cấp cầu tràn Tân Dừa, cầu tràn Mỹ Thuận. Hợp phần 2:
Nâng cao năng lực phục hồi tái thiết (0,100 triệu USD): Đào tạo về nâng cao năng lực, truyền
thông công cộng để đẩy mạnh tính hiệu quả của các công việc được tài trợ; Chi phí vận hành
và bảo dưỡng (O&M). Hợp phần 3: Quản lý dự án (2.470 triệu USD). Tổng chi phí thực hiện
Tiểu dự án Hà Tĩnh là 20,2 triệu USD trong đó vốn ODA là 18 triệu USD, vốn đối ứng 2,2
triệu USD.
Cơ sở pháp lý và kỹ thuật đối với ESMP
Theo kết quả sàng lọc, Tiểu dự án Hà Tĩnh được phân vào Nhóm B về Môi trường do những
tác động và rủi ro tiềm tàng tương đối, có tính đặc thù và có thể đảo ngược, có thể giảm thiểu
thông qua các biện pháp thiết kế. Các chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới được áp
dụng cho tiểu dự án Hà Tĩnh như sau: (a) Đánh giá môi trường (OP 4.01); (b) Môi trường
sống tự nhiên (OP/BP 4.04); (d) Tài sản văn hóa vật thể (OP/BP 4.11); (e) Tái định cư Không
tự nguyện (OP/BP 4.12). Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP, tài liệu này) được
lập theo OP 4.01. Kế hoạch ESMP bao gồm các công trình được đề xuất cho giai đoạn 18
tháng đầu cho tiểu dự án Hà Tĩnh.
Mô tả tiểu dự án
Đối với tiểu dự án Hà Tĩnh trong giai đoạn 18 tháng đầu, sẽ tiến hành xây dựng 04 công trình:
(1) Khôi phục tràn 19/5 (chiều rộng tràn B = 79m, gồm 6 khoang, mỗi khoang rộng 12,5m,
cao trình ngưỡng tràn +1,15), Cống 19/5 (5 cửa cống với chiều rộng B = 2,5m/cửa, cao trình
đáy cống là -1,5m), sửa chữa và gia cố tuyến đê Phúc- Long- Nhượng (1571,1 m), huyện Cẩm
Xuyên; (2) Khôi phục cống Khe Trìa (hai cửa, B = 12,5m/cửa cống, cao trình đáy cống là 1,5m); khôi phục và sửa chữa 1200m chiều dài kênh, huyện Nghi Xuân; (3) Khôi phục cầu
Tân Dừa (L = 166,7m , B = 5,5m) và cầu Mỹ Thuận (L = 64,43m, B = 5,5m). Mỗi hạng mục
công trình của tiểu dự án thành phần sẽ được tiến hành xây dựng trong thời gian từ 8 đến 12
tháng.
Cơ sở xã hội và môi trường
Theo báo cáo tóm tắt thực trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015: Nhìn chung,
chất lượng nước mặt tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh chưa có dấu hiệu ô nhiễm ngoại trừ một số con
sông gần khu vực đô thị của thành phố Hà Tĩnh, như thị trấn Hồng Lĩnh, thị trấn Kỳ Anh và
gần khu vực đổ thải của một số nhà máy xử lý sản phẩm thủy sản đang bị ô nhiễm về mặt hữu

cơ. Chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm và đất còn khá tốt.
Hầu hết vị trí tiểu dự án đều cách xa khu vực dân cư: (i) Có 3 khu dân cư xung quanh khu vực
thi công (khoảng 50 hộ/ khu dân cư), khoảng cách gần nhất tới khu vực thi công là từ 50 Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 1


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

200m, (ii) cách cống Khe Trìa với bán kính 500m, có 18 hộ dân sinh sống(iii) Cách cầu Tân
dừa 100m, có 3 hộ dân sinh sống và (iv) Cách cầu cầu Mỹ Thuận khoảng 100m, có 4 hộ gia
đình. Một số công trình/khu vực nhạy cảm bao gồm: (i) Nhà thờ Đuồi cách công trình Tràn
trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng; (ii) Nhà thờ Hương Trạch, giáo xứ Tân Hội (nằm cạnh
đường QL15) cách cầu Tân Dừa 100m. Không tìm thấy Tài nguyên văn hóa vật thể bị ảnh
hưởng trong cả 4 khu vực tiểu dự án.
Tác động và Rủi ro Môi trường và Xã hội
Đã xác định được các tác động tiêu cực và rủi ro tiềm tàng của tiểu dự án. Hầu hết các tác
động đều mang tính tạm thời, cục bộ và có thể đảo ngược do công trình có quy mô trung bình.
Các tác động này có thể hạn chế bằng cách áp dụng công nghệ thích hợp và các biện pháp
giảm thiểu tác động đặc thù, đồng thời nhà thầu phải giám sát chặt chẽ và tham vấn với người
dân địa phương.
Tác động chung
Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung, nước thải, chất thải rắn từ hoạt động thi công và sinh hoạt của
công nhân. Các tác động này có thể được coi là thấp đến trung bình đối với từng công trình và
có thể được giảm thiểu.
Tác động đặc thù
Tác động xã hội: Dự kiến việc thực hiện tiểu dự án sẽ thu hồi vĩnh viễn đối với 9.939 m² đất
thuộc sở hữa của 22 hộ và do 05 UBND xã/thị trấn quản lý, trong đó: (i) Diện tích đất nông
nghiệp bị ảnh hưởng: 750 m2; (ii) Diện tích đất công BAH: 9.189 m2 do 05 UBND

xã/phường, bao gồm đất chuyên dụng, đất sông, đất suối và đất giao thông (iii) Thu hồi đất
tạm thời : 4700m2 đất do 04 xã quản lý (không thu hồi tạm thời đất do xã Cẩm Phúc quản lý).
Tổng 47 hộ BAH bởi quá trình thi công, trong đó: (i) 22 hộ thuộc xã Kỳ Sơn BAH trực tiếp
do thu hồi đất để khôi phục cầu Mỹ Thuận; ii) 25 hộ BAH gián tiếp do canh tác trên diện tích
đất do UBND quản lý; (iii) không có hộ nào phải di dời và tái định cư; (iv)12 hộ thuộc hộ dễ
bị tổn thương, trong đó có 06 hộ BAH nặng (do mất từ 10% diện tích đất trở lên). (Chi tiết
được trình bày trong Kế hoạch hành động Tái định cư thuộc tiểu dự án).
Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương bao gồm: (1) Tràn
& Cống trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng; và (2) cống Khe Trìa. Bụi từ hoạt động vận
chuyển, đào và đắp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân địa phương trong quá trình canh tác lúa
cũng như phát triển lúa. Nếu công tác tập kết và vận chuyển nguyên vật liệu không được thực
hiện tốt, trường hợp có mưa và gió lớn, bụi và nguyên vật liệu sẽ bị thổi ra đồng, ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng cây lúa. Tác động này được xem là không đáng kế và có thể giảm thiểu.
Gián đoạn cung cấp nước: Tác động có thể xảy ra trong quá trình xây dựng công trình tràn và
cống trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng phục vụ cung cấp nước cho 700 ha. Khôi phục công
trình có thể ngăn việc cung cấp nước tưới, đặc biệt trong quá trình sinh trưởng của cây lúa (từ
tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 9), ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người
dân địa phương. Mức độ ảnh hưởng trung bình nhưng có thể giảm thiểu bằng việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật và bố trí thời gian thi công.
Tác động đến môi trường nước và cư dân nuôi trồng thủy sản: Tràn và Cống trên tuyến đê
Phúc-Long-Nhượng và cầu Tân Dừa, và cầu Mỹ Thuận. Tác động có thể làm tăng độ đục,
nguyên vật liệu vào các con sông (19/5, Ngàn Sâu, Trí). Trong quá trình xây dựng, lượng chất
thải và nước thải sinh hoạt (1,6-2,4 m3/ngày) từ lán trại công nhân có thể bị thải ra sông, gây
ra hiện tượng ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD) và ô nhiễm dinh dưỡng (N, P) tới nguồn nước
tiếp nhận. Do đó, mức độ tác động thấp, tạm thời và có thể giảm thiểu thông qua quy trình
xây dựng hiệu quả.

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 2



Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

Nguy cơ sụt lún cống trong quá trình xây dựng: (1) Cống trên tuyến đê Phúc-Long-Nhượng;
và (2) Cống Khe Trìa. Trong quá trình xây dựng, nếu có mưa lớn dẫn tới ngập lụt, sẽ làm hư
hại tới các hạng mục công trình như bị chìm (tràn, cống và đê), bị xói mòn (tường cánh của
tràn và cống, đê, kênh, cầu), bị vỡ (van cống, trụ cầu). Tác động này là nhỏ và có thể được
giảm thiểu.
Nguy cơ rơi vào đá: Vào mùa khô, mực nước thấp, lòng sông có nhiều đá nguyên sinh. Nếu
sơ ý và không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, người lao động có thể bị thương do rơi
vào các tảng đá từ độ cao 2,5m. Nguy cơ có thể xảy ra tại cầu Mỹ Thuận. Nguy cơ tai nạn
giao thông: Cầu Tân Dừa và Mỹ Thuận. Mức độ tác động thấp và có thể được giảm thiểu.
Tác động đến công trình nhạy cảm: Việc xây dựng các hạng mục khác nhau sẽ tác động đến
một số công trình nhạy cảm gần địa bàn thi công (i) Nhà thờ Đuồi cách 1km so với khu vực
thi công công trình Tràn và Cống trên tuyến đê Phúc- Long-Nhượng; Và (ii) Nhà thờ Hương
Trạch đối diện cầu Tân Dừa. Bụi, tiếng ồn, độ rung, tai nạn giao thông và mâu thuẫn giữa
công nhân và người Công giáo trong quá trình vận chuyển cũng ảnh hưởng đến các hoạt động
tâm linh của khoảng 400 tu sĩ của nhà thờ Đuồi và 500 giáo sĩ của nhà thờ Hương Trạch. Mức
độ tác động được đánh giá là trung bình, tạm thời và có thể giảm thiểu.
Biện pháp giảm thiểu
Biện pháp giảm thiểu tác động chung
Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù đối với từng nguồn tác động được đề cập ở trên
trong từng giai đoạn của tiểu dự án bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác động chung
(ECOPs), các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù và các biện pháp giảm thiểu tác động đối
với các công trình nhạy cảm, cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội
Tác động đặc thù
Tác động xã hội: (i) Giảm thiểu các tác động từ việc thu hồi đất của các hộ gia đình trong khu
vực tiểu dự án; và (ii) ưu tiên phương án xây dựng yêu cầu diện tích thu hồi đất nhỏ nhất.

Tổng chi phí đền bù, hỗ trợ và tái định cư cho 8 hạng mục công trình là 651.185.600 đồng,
tương đương 28.687 USD.
Giảm thểu tác động đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Thông báo cho người dân về
thời gian xây dựng để người dân sắp xếp hoạch tưới tiêu; Phải sắp xếp lịch trình phù hợp;
Không được thu gom vật liệu xây dựng, hạn chế việc đào, lấp trong thời gian gieo cấy và thu
hoạch; Phải che chắn vật liệu và tập kết ở nơi thích hợp.
Giảm thiểu sự gián đoạn cung cấp nước: Sử dụng đê quai để giảm thiểu các tác động phát
sinh trong giai đoạn xây dựng đối với chất lượng nguồn nước và duy trì việc cấp nước thông
qua tràn và cống. Đối với tràn và cống tại đê Phúc-Long-Nhượng, tiến hành xây dựng cống
trước và tràn sau đó kết hợp với đê bao quanh để đảm bảo cấp nước qua cống và tràn.
Giảm thiểu các tác động đối với môi trường nước và các cư dân nuôi trồng thủy sản: Tạo bẫy
trầm tích, không xây dựng vào mùa mưa, không thu gom vật liệu xây dựng cũng như máy
móc, thiết bị gần khu vực sông. Đảm bảo các biện pháp giảm thiểu tuân thủ trong ECOP.
Giảm thiểu nguy cơ sụt lún cống trong quá trình xây dựng: Hạn chế xây dựng các công trình
vào mùa mưa để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; Đảm bảo thiết bị hạng nặng và xe tải
được đậu cách xa tất cả các bờ sông; Đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của Tư vấn giám sát
và Nhà thầu trong quá trình thi công để giám sát nguy cơ xói mòn và sạt lở đất và có hành
động thích hợp nếu cần thiết.
Giảm thiểu rủi ro rơi vào đá: Thiết lập các quy định về lao động; Đảm bảo rằng người lao
động sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, đặc biệt là mũ bảo hộ; Cung cấp sơ cứu
khẩn cấp tại khu vực thi công; Lắp đặt lan can ở cả hai bên cầu.
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 3


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

Giảm thiểu tác động tới các công trình nhạy cảm: Thông báo cho người dân về thời gian xây

dựng; Không vận chuyển, sử dụng máy móc có tiếng ồn lớn và xây dựng các hạng mục phát
thải rất nhiều bụi và tiếng ồn qua khu vực Nhà thờ trong những ngày lễ tôn giáo chính (*);
Lắp hàng rào, rào chắn cho các khu vực cảnh báo nguy hiểm/ khu vực cấm xung quanh khu
vực thi công có nguy cơ tiềm ẩn đối với cộng đồng; Tăng lần tưới nước gần nhà thờ Hương
Trạch lên 4 lần/ngày; Yêu cầu người lao động thực hiện đúng các quy định về lao động;
Tuyển dụng lao động địa phương
Kế hoạch quản lý Môi trường và Xã hội
Kế hoạch ESMP của tiểu dự án Hà Tĩnh bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực,
vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện ESMP, chuyên viên giám sát, khung tuân thủ về
môi trường, tổ chức báo cáo, chương trình kiểm soát môi trường, chương trình xây dựng năng
lực và chi phí thực hiện ESMP. Trong đó, chi phí kiểm soát chất lượng môi trường là khoảng
2.009 USD và chi phí tăng cường năng lực là 7.048 USD.
Trong quá trình xây dựng, ESMP yêu cầu sự tham gia của một số bên liên quan và các cơ
quan hữu quan, mỗi bên đều có một vai trò và trách nhiệm riêng, gồm có BQLDA tỉnh, Sở
Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Nhà thầu, Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và cộng
đồng địa phương.
Tham vấn cộng đồng và Phổ biến thông tin
Tham vấn cộng đồng: Hoạt động tham vấn cộng đồng được triển khai tại 5 xã/thị trấn thuộc
tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 3 năm 2017. Buổi tham vấn được tiến hành với đại diện của các cơ
quan chính quyền, tổ chức đoàn thể như: các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án. Chính
quyền địa phương và người dân thuộc xã/phường tại địa bàn xây dựng hoàn toàn nhất trí về
việc triển khai tiểu dự án do điều đó sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, các địa phương bị ảnh hưởng đều yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá
trình xây dựng, đặc biệt hạn chế bụi, khí gas, gây hư hỏng đường sá và cần hoàn thành nhanh
để đảm bảo tiến độ.
Phổ biến thông tin: Bản dự thảo ESMP đầu tiên bằng tiếng Việt đã được công bố tại các văn
phòng của 05 xã/thị trấn và BQLDA tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 05/2017 để tiến hành tham vấn
cộng đồng. Bản dự thảo ESMP cuối cùng bằng tiếng Việt đã được công bố tại văn phòng của
05 xã/thị trấn và BQLDA tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 12/06/2017. Bản dự thảo cuối cùng bằng
tiếng Anh sẽ được công bố trên trang web nội bộ và rộng rãi vào ngày 20/06/2017.


Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 4


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

1. GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan
Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục
khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên,
Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Dự án ENDR).
Mục tiêu Phát triển của Dự án là tái thiết và phục hồi cơ sở hạ tầng cho các tỉnh dự án bị ảnh
hưởng do thiên tai (85%) và nâng cao năng lực của Chính phủ nhằm ứng phó các hiện tượng
thiên tai trong tương lai một cách hiệu quả (15%). Mục tiêu phát triển của dự án sẽ được thực
hiện thông qua công tác tái thiết cơ sở hạ tầng quan trọng dự trên phương pháp “tái thiết sau
thiên tai” trong tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ sở hạ tầng, bao gồm việc thiết kế,
xây dựng, và bảo trì, và nâng cao năng lực thể chế về ứng phó với biến đổi khí hậu và Quản lý
rủi ro thiên tai.
Mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm: Sửa chữa, khắc phục và nâng cấp các công trình hạ tầng
phục vụ sản xuất (công trình thủy lợi, đê, kè sông, kè biển, kênh mương thủy lợi, cấp nước
sinh hoạt...) nhằm khôi phục sản xuất, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm
các rủi ro do thiên tai gây ra và (ii) Khắc phục hư hỏng đối với các công trình hạ tầng giao
thông để phục vụ việc đi lại của nhân dân, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất. Để đạt
được những mục tiêu này, dự án tiến hành xây dựng 3 hợp phần (1): Xây dựng tái thiết các
công trình cấp tỉnh bị hư hỏng do lũ lụt; (2) Nâng cao năng lực phục hồi tái thiết; (3) Quản lý
dự án; Tổng chi phí thực hiện dự án là 135,83 triệu USD
Hợp phần 1: Xây dựng tái thiết các công trình cấp tỉnh bị hư hỏng do lũ lụt (121,08 triệu

USD)
Mục tiêu của hợp phần một là tăng cường năng lực thích ứng của các cộng đồng bị ảnh hưởng
bởi lũ lụt thuộc 5 tỉnh được lựa chọn thông qua việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư
hỏng của 05 tỉnh, đặc biệt hạ tầng tưới tiêu, quản lý lũ, cầu đường. Các khu vực bị ảnh hưởng
sẽ được hưởng lợi từ việc khôi phục các dịch vụ/cơ sở vật chất công cộng, qua đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các công trình phòng chống lũ lụt trọng
yếu được xây dựng lại và các tuyến đường và cầu được phục hồi sẽ làm tăng sự an toàn của
người và tài sản và phục vụ như là đường cung cấp và cứu hộ trong trường hợp thiên tai. Dự
án có năm tiểu hợp phần, mỗi tiểu hợp phần sẽ được thực hiện bởi các tỉnh tương ứng:
Tiểu hợp phần 1: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Bình Định
Tiểu hợp phần 2: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Phú Yên
Tiểu hợp phần 3: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Quảng Ngãi
Tiểu hợp phần 4: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Ninh Thuận
Tiểu hợp phần 5: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Hà Tĩnh
Hợp phần 2: Tăng cường năng lực khắc phục hậu quả thiên tai (2,43 triệu USD)
Hợp phần 2 sẽ tài trợ cho (a) việc đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro do lũ
lụt ở các tỉnh Miền Trung, lấy trận lũ năm 2016 làm ví dụ; (b) phát triển quy trình nhanh về
chuẩn bị, ưu tiên, vận động nguồn tài chính và triển khai tái xây dựng và phục hồi khẩn cấp;
và (c) xây dựng năng lực của các tổ chức DRM trong phương pháp đánh giá thiệt hại
Hợp phần 3: Quản lý dự án (12,32 triệu USD)
1.2. Tiểu dự án Hà Tĩnh
Tiểu dự án Hà Tĩnh gồm 03 hợp phần tương tự như các hợp phần của dự án ENDR, cụ thể:
Hợp phần 1: Xây dựng tái thiết cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do lũ cấp tỉnh, gồm 03 tiểu hợp
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 5


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”


phần (04 công trình):
- Tiểu dự án thành phần 1: Khắc phục, sửa chữa khẩn cấp tràn, cống qua sông 19/5 trên tuyến
đê Phúc-Long-Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.
- Tiểu dự án thành phần 2: Khôi phục và nâng cấp cống khe Trìa, huyện Nghi Xuân
- Tiểu dự án thành phần 3: Khôi phục, nâng cấp cầu tràn Tân Dừa, cầu tràn Mỹ Thuận
Hợp phần 2: Tăng cường năng lực khắc phục hậu quả thiên tai
- Đào tạo, tăng cường năng lực, truyền thông cộng đồng và chi phí cho các hoạt động O&M.
- Nghiên cứu, tăng cường năng lực và đào tạo để phát huy hiệu quả các công trình đươc tài trợ
của Dự án.
Hợp phần 3: Quản lý dự án
- Cung cấp hỗ trợ thực hiện dự án bao gồm các hoạt động kiểm toán dự án, giám sát, đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ; cung cấp thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho Ban quản lý dự án trong quá
trình thực hiện dự án;
- Cung cấp các báo cáo và hỗ trợ quản lý dự án cho các hợp phần khác.
- Cung cấp các hỗ trợ về mặt thể chế và tăng cường năng lực cho công tác quản lý dự án; phối
hợp, xem xét và đánh giá các khía cạnh về kỹ thuật, an toàn môi trường và xã hội và giám
sát đánh giá dự án.
- Tổ chức các cuộc hội thảo để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý cũng như cộng đồng
liên quan đến vấn đề thiên tai.
- Hỗ trợ ngân sách cho các cán bộ chuyên trách chính tham gia Dự án.
1.3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của ESMP
1.3.1. Quy định pháp lý của Việt Nam
 Luật
- Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực từ tháng 07 năm 2015. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi
trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại

diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử
dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 19/6/2013 quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản
lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 quy định
về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 13/11/2008 quy định về bảo tồ n và phát triể n bề n vững đa dạng sinh học; quyề n và
nghıã vu ̣ của tổ chức, hô ̣ gia đıǹ h, cá nhân trong bảo tồ n và phát triể n bề n vững đa da ̣ng sinh
ho ̣c.
- Luật Xây dựng Số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê duyệt ngày
18 tháng 6 năm 2014

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 6


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008; 

- Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011; 

- Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH ban hành ngày 23/07/2013; 

- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015; 

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006;
- Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25/11/2013.

 Nghị định
- Nghị định số 38/2015 /NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải
và phế liệu;
- Nghị định No. 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 4 năm 2015 về chính sách hỗ
trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tuân thủ theo chính sách dân số, có
hiệu lực ngày 15 tháng 6 năm 2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đất đai 2013.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải;
- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt
hại đối với môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý Chất thải rắn.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị
Định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường đồng thời rà soát các

căn cứ pháp lý liên quan đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường của dự án.
 Thông tư
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ TN&MT quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT quy định chi tiết
phương pháp xác định giá đất, xây dựng, điều chỉnh giá đất; định giá đất cụ thể và dịch vụ
tư vấn định giá đất
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 7


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất
- Thông tư số 36/2015 / TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình
- Thông tư số 19/2011/BYT-TT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao
động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư 13 /2007/TT-BXD ngày 31/12/2007. Hướng dẫn một số điều của Nghị định
59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
 Quyết định
- Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất

nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của UBND tỉnh quy định về bồi thường
nhà ở, công trình, mồ mả, thuyền, thiết bị, dụng cụ làm nông, dụng cụ đánh bắt cá, cây cối,
cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản khi Nhà nước thu hồi đất Tỉnh Hà Tĩnh.
- Quyết định số 94/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2014 về bảng giá đất năm 2015
của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 5 năm (2015-2019);
- Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2017 về việc phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi của Dự án ESMP của "Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số
tỉnh Miền Trung - Tiểu dự án Hà Tĩnh".
 Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn áp dụng
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống.
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước mặt;
- QCVN 09-MT 2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước ngầm.
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước biển ven bờ.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới
tiêu.
- QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời
sống thủy sinh
- QCVN 03-MT: 2015/BTNTM: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một
số kim loại nặng trong đất.
- QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực

vật trong đất.
- QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí.
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 8


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
- TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí
thải.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung.
- QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Ngưỡng Chất thải Nguy hại
- QCVN 17:2011/BGTVT: Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thuỷ nội địa.
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002. Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- QCVN 18:2014/BXD: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong Xây dựng
- Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác.
1.3.2. Chính sách An toàn của NHTG
(1) Mức độ dự án
Các chính sách an toàn của NHTG đã được áp dụng: (a) Đánh giá Môi trường (OP 4.01); Môi
trường sống Tự nhiên (OP/BP 4.04); Quản lý Dịch hại (OP 4.09); (d) Tài nguyên Văn hóa Vật
thể (OP/BP 4.11); (e) Tái Định cư không Tự nguyện (OP/BP 4.12). Dự án được phân loại là
dự án Nhóm B về Môi trường, hầu hết các tác động và rủi ro tiềm tàng của tiểu dự án được
đánh giá ở mức trung bình, mang tính đặc thù và có thể đảo ngược giảm thiểu bằng các biện

pháp có sẵn. Ngoài ra, cần tuân thủ theo các yêu cầu của Ngân hàng về tham vấn cộng đồng
và phổ biến thông tin.
(2) Mức độ Tiểu dự án

Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01)
Đánh giá môi trường (EA) là một chính sách bảo trợ cho các chính sách an toàn của Ngân
hàng. Mục tiêu đánh giá môi trường nhằm đảm bảo rằng các dự án do Ngân hàng tài trợ phải
đảm bảo về vấn đề môi trường và bền vững, và quyết định được cải thiện thông qua phân tích
thích hợp của các hành động và tác động môi trường tiềm ẩn có thể xảy ra. Quá trình EA
nhằm xác định, tránh và giảm thiểu tác động tiềm ẩn. Quá trình EA cũng tính đến các yếu tố
môi trường tự nhiên (không khí, nước và đất); sức khỏe và sự an toàn của con người; các khía
cạnh xã hội (tái định cư bắt buộc, người dân bản địa, và các nguồn tài nguyên văn hóa vật
thể); và xuyên biên giới và các khía cạnh môi trường toàn cầu. EA xem xét các khía cạnh tự
nhiên và xã hội một cách tích hợp.
Đối với tiểu dự án tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn đầu sẽ tiến hành xây dựng mới công trình cống và
tràn trên sông 19/5 trên tuyến đê Phúc-Long Nhượng, huyện Cẩm Xuyên; Sửa chữa và khôi
phục cống Khe Trìa, huyện Nghi Xuân; Xây mới cầu Tân Dừa, cầu Mỹ T huận, huyện Kỳ
Anh. Quá trình thực hiện sẽ gây ra những tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với môi trường và đời
sống của người dân địa phương trong vùng dự án, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng. Theo
chính sách OP 4.01, Kế hoạch môi trường và Kế hoạch quản lý xã hội (ESMP) và Kế hoạch
Bảo vệ Môi trường (EPP) hoặc Chương trình Phát triển Môi trường (EIP) cũng sẽ được chuẩn
bị theo các quy định của Chính phủ. Báo cáo ESMP và Dự án Bảo vệ Môi trường chính thức
của Tiểu dự án sẽ được công bố trong tại UBND các xã của các tiểu dự án và Ban QLDA tỉnh
Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 2017.

Tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP/BP 4.11)
Các khu vực tiểu dự án đã được tiến hành tìm kiếm các Tài nguyên Văn hóa Vật thể. Trong
quá trình xây dựng, công tác thi công các hạng mục của tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến một số
Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam


Trang 9


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

đền, chùa nằm gần công trường. Do đó chính sách này được kích hoạt cho tiểu dự án. Do tiểu
dự án có số lượng hạng mục đất nhất định, nên bảng ECOP bao gồm quy trình tìm kiếm hiện
vật sẽ được đề cập đến trong bản báo cáo ESMP này nhằm giải quyết các vấn đền liên quan
đến việc phát hiện tài nguyên văn hóa vật thể trong quá trình xây dựng.

Môi trường sống Tự nhiên (OP/BP 4.04)
Chính sách này nhằm ngăn cấm các tiểu dự án do NHTG tài trơ gây suy thoái hoặc thay đổi
đáng kể các môi trường sống tự nhiên. Ngân hàng sẽ không hỗ trợ các tiểu dự án góp phần
làm thay đổi đáng kể môi trường sống tự nhiên nếu không có phương án thay thế khả thi và vị
trí của tiểu dự án, và phân thích toàn diện cho thấy rằng các lợi ích tổng thể của tiểu dự án lớn
hơn chi phí về môi trường. Nếu đánh giá môi trường cho thấy tiểu dự án sẽ làm thay đổi hoặc
làm suy giảm môi trường sống tự nhiên thì tiểu dự án sẽ phải áp dụng các biện pháp giảm
thiểu do NHTG phê duyệt.
Tiểu dự án không nằm gần hoặc trong môi trường sống tự nhiên và liên quan nhiều đến các
hoạt động phục hồi và tái thiết các cơ sở hạ tầng hiện tại. Vì thế, tiểu dự án sẽ không ảnh
hưởng đến các khu vực được bảo vệ hoặc các khu vực đa dạng sinh học có hệ động thực vật
quý hiếm. Tuy nhiên, rủi ro ô nhiễm từ chất thải và xử lý lượng lớn chất thải xây dựng không
độc hại từ các công trình bị hư hỏng (thiết bị bảo vệ kè, cầu) như bê tông, phế liệu, đá, cát từ
các kênh tưới tiêu và suôi nhỏ phục vụ các công trình phục hồi và tái thiết có thể ảnh hưởng
đến môi trường sống tự nhiên như sông hoặc suối. Do đó, chính sách này được kích hoạt. Các
tác động đến môi trường sống tự nhiên và các biện pháp giảm thiểu liên quan sẽ được giải
quyết thông qua các ESMP của tiểu dự án liên quan.
Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12)
OP 4.12 nhằm ngăn chặn những khó khăn lâu dài, nghèo đói và ảnh hưởng về môi trường đối

với những người bị ảnh hưởng trong quá trình tái định cư không tự nguyện. Chính sách này
được áp dụng cho dù người bị ảnh hưởng phải tái định cư hay không. Ngân hàng mô tả toàn
bộ quá trình và kết quả như “tái định cư không tự nguyện,” hoặc tái định cư đơn thuần, thậm
chí khi người dân không cần phải di dời. Tái định cư được coi là không bắt buộc khi chính
phủ có quyền trưng dụng đất hoặc các tài sản khác và khi người bị ảnh hưởng không có ý kiến
duy trì tình trạng sinh kế mình phải có.
Các khu vực bị ảnh hưởng sẽ được hưởng lợi từ việc phục hồi các dịch vụ / cơ sở vật chất
công, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các công trình
phòng chống lũ lụt quan trọng được xây dựng lại và các tuyến đường và cầu được khôi phục
sẽ đảm bảo thêm an toàn cho người dân và tài sản và phục vụ như là đường cung cấp và cứu
hộ trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện các công trình thuộc Tiểu dự án Hà Tĩnh trong giai
đoạn 18 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến 47 hộ, trong đó có 22 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp do thu
hồi đất và 25 hộ bị ảnh hưởng gián tiếp do canh tác trên diện tích đất do UBND xã/phường
quản lý; ảnh hưởng đến 9.939m² đất.
Kế hoạch TĐC của TDA này được chuẩn bị và đệ trình lên NHTG để phê duyệt. UBND Tỉnh
(PPC) sau đó sẽ thông qua Kế hoạch TĐC và toàn bộ các hoạt động đền bù, hỗ trờ, hỗ trợ và
tái định cư phải được hoàn thành trước khi khởi công các công trình dân dụng.
Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn
Các TDA do Ngân hàng tài trợ cần phải xem xét đến Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức
khỏe và An toàn. Hướng dẫn này là các tài liệu tham khảo về kỹ thuật với các ví dụ chung và
các ví dụ đặc trưng ngành trong Thông lệ Ngành Quốc tế tốt.

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 10


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”


Hướng dẫn EHS bao gồm các mức độ và các biện pháp thực hiện mà Nhóm Ngân hàng Thế
giới có thể chấp nhận được và thường được coi là có thể đạt được ở các cơ sở mới với chi phí
hợp lý bằng kỹ thuật hiện hành. Quy trình đánh giá môi trường có thể đề xuất các mức độ
(cao hoặc thấp) hoặc các biện pháp thay thế, nếu có thể được Ngân hàng chấp nhận, sẽ có thể
là các yêu cầu cụ thể cho từng dự án và từng khu vực. Tiểu dự án này phải tuân thủ theo
Hướng dẫn Chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn.
2. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN
2.1. Vị trí thực hiện Tiểu dự án
Các hạng mục công trình Tiểu dự án được thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm 04 công trình,
trong giai đoạn 18 tháng đầu:
Tiểu dự án thành phần 1: Khắc phục, sửa chữa khẩn cấp tràn, cống qua sông 19/5 trên tuyến
đê Phúc-Long-Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, trong đó bao gồm:
(a) Khôi phục Cống
(b) Khôi phục Tràn
(c) Nâng cấp đê
Tiểu dự án thành phần 2: Khắc phục và nâng cấp cống khe Trìa, huyện Nghi Xuân, trong đó
bao gồm:
(a) Khôi phục cống Khe Trìa
(b) Nâng cấp kênh
Tiểu dự án thành phần 3: Khôi phục và nâng cấp cầu tràn Tân Dừa, xã Hương Trạch, huyện
Hương Khê và cầu Mỹ Thuận, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, trong đó bao gồm:
(a) Xây dựng mới cầu Tân Dừa
(b) Khôi phục cầu Mỹ Thuận
Vị trí Tiểu dự án được trình bày trong Hình 1 và Bảng1.

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 11



Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TDATP 2: Cống
Khe Trìa

TDATP 1: Tràn và

Cống trên tuyến đê
Phúc-Long-Nhượng

TDATP 3:

(a) Cầu Tân Dừa

TDATP 3: Cầu Mỹ

Thuận

Hình 1: Phạm vi công trình

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 12


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

Bảng1: Tóm tắt các hạng mục công trình xây dựng
TT. Hạng mục


Hiện trạng

1

 Đặc

Tiểu dự án
thành phần 1
 Khôi phục:
- Tràn
- Cống
 Sữa chữa và
nâng cấp
Tuyến
đê
Phúc-LongNhượng

Phạm vi đầu tư

Hình ảnh

điểm hạng mục công trình thuộc - Tràn:
tiểu dự án thành phần 1:
+ Chiều rộng tràn B = 79 cm,
- Hỗ trợ tưới tiêu: 700 ha
gồm 6 khoang mỗi khoang
rộng 12,5m và 10 trụ pin dày
- Khu vực dự án: 3300 ha
- Có 03 khu vực dân cư xung quanh vị trí 40cm (trụ kép). Hình thức tràn

dự án (khoảng 50 hộ/khu dân cư). Khu tự do, ngưỡng tràn kiểu Ô-phivực dân cư cách vị trí thi công khoảng xê-rốp, cao trình ngưỡng tràn
(+1,15)m.
50m;
+ Bể tiêu năng kết cấu bằng
 Trong đó:
BTCT Rb200, cao trình đáy bể
Tràn
(-1,7)m; Cầu dân sinh trên tràn
- Tọa độ (UTM): 613221 ° Đông, rộng 1,5m; bê tông cốt thép
M300
2018615° Bắc
- Chiều rộng: 62m
- Nhiều bộ phận sân tràn bị chìm, tường
cánh đã bị xói lở nghiêm trọng
Cống
- Cống:
- Số lượng cống: 02 cống
+ Hình thức: Cống lộ thiên 5
- Tọa độ (UTM): 613170 ° Đông, cửa; môi cửa rộng B= 2,5m,
cao trình đáy cống: (-1,5)m.
2018579 ° Bắc
+ Kết cấu công trình: Bê tông
- Cửa: 2 cửa/cống
cốt
thép M250.
- Kích thước (WxH): 2,1x2,4 & 1,8x2,4
+ Công trình phụ trợ: Bể tiêu
m
năng; Cầu giao thông rộng
- Kết cấu: đá hộc và BTCT

3,5m
- Kích thước nhỏ, không đủ để thoát lũ, đáy
chìm, tường cánh đã bị xói mòn, van đầu
đã bị vỡ và hệ thống kiểm soát bị rò rỉ.

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 13


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TT. Hạng mục

Hiện trạng

Phạm vi đầu tư

Hình ảnh

Đê
- Tuyến đê phía Hữu: Chiều dài:
- Tọa độ (UTM): từ (612645°Đông, 1.142,16 m; cao trình đỉnh chắn
2019383°Bắc)
đến
(613329°Đông, sóng: (+2,95)m; cao trình mặt
đê: (+2,15)m; độ rộng mặt đê:
2019330 ° Bắc)
3,5m; mái đê phía sông: m = 2,
- Đê đất: B = 2,2 – 2,5m; Z = 1,8 – 2,2m

mái đê phía đồng: m =2,5.
- Mặt đê và độ dốc bị xuống cấp
+ Bố trí 02 cống tiêu bên phải
- Phía bên trái: sông 19/5
tuyến đê tại
K0+260 và
- Phía bên phải: đồng lúa
K1+090, kích thước cống thoát
nước (BxH) = (1,0x1,0)m.
- Tuyến đê phía Tả: Chiều dài:
428,29m; cao trình đỉnh chắn
sóng: (+2,95)m; cao trình mặt
đê: (+2,15)m; độ rộng mặt đê:
3,5m; mái đê phía sông: m = 2,
mái đê phía đồng: m =2,5.
2

Tiểu dự án  Đặc điểm hạng mục công trình thuộc tiểu - Cống
thành phần 2:
dự án 1:
+ Lưu lượng thiết kế Q = 29,5
 Khôi
phục: - Khu vực được bảo vệ: 618 ha;
m3/s
Cống Khe Trìa - Khoảng cách gần nhất từ khu dân cư + Hình thức: Cống hộp 2 cửa,
 Sữa chữa và
đến vị trí dự án là 50m (03 hộ gia đình);
kích thước (2x3x2,65)m, cao
nâng cấp kênh  Trong đó:
trình đáy cống: (+2,95)m, chiều

dài Lc=11,88m
Cống Khe Trìa
+ Bể tiêu năng:cao trình đáy
- Tọa độ (UTM): 578776° Đông, (+2,15)m, chiều dài bể Lb=8m,
chiều sâu: d=0,8m
2055049° Bắc
- Cửa: không có cửa, chảy tự do no
- Kích thước (WxH): 3x1,45 m
- Kết cấu: đá và BTCT

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 14


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TT. Hạng mục

Hiện trạng
Phạm vi đầu tư
- Kích thước nhỏ không đủ để thoát lũ,
tường cánh đã bị vỡ và xói mòn

Hình ảnh

Kênh đất
- Kênh dẫn:
- Tọa độ (UTM): từ (578776° Đông, + Nâng cấp kênh dẫn dài: 1200m
2055049°

Bắc) to (579122° Đông, với các thông số: Qtk=29,5 m3/s,
2055227° Bắc)
Bđáy=5,0 m, Hk=2,5m, m=1,5.
- Chiều dài: 1200m
+ Đoạn từ K0+038 đến K0+165
và K0+500 đến K1+238: Kênh
- Chức năng: Thoát lũ cho hồ Đồng Tray
đất, bờ kênh được kết hợp làm
- Phía bên phải: đường nông thôn
đường dân sinh B=3,0m
- Phía bên trái: vườn
+ Đoạn từ K0+165 đến
K0+500, bờ hữu được kết hợp
làm đường dân sinh, mặt đường
trải Supebas loại 2, mái kênh
được gia cố bằng cấu kiện bê
tông đúc sẵn (40x40x12)cm.

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 15


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TT. Hạng mục
3

Tiểu dự án
thành phần 3:

(a) Xây dựng
mới cầu Tân
Dừa

Hiện trạng

Phạm vi đầu tư

Hình ảnh

- Tọa độ (UTM): 583298° Đông, - Cầu tràn Tân Dừa:
2001707° Bắc
+ Chiều dài toàn cầu tính đến
- Chiều dài: 145m;
đuôi mố Lc = 166,7m gồm 09
nhịp giản đơn bố trí sơ đồ nhịp
- Kết cấu: BTCT
- Phục vụ cho khoảng 7300 cư dân sống 9x18m;
+ Kết cấu phần trên: Mặt cắt
tại xã Hương Trạch
- Đường đi bộ tới cầu: Đường Quốc lộ 15 ngang gồm 6 dầm bản BTCT
DƯL 35MPa, chiều cao dầm
và đường xã
hd=65cm; liên kết ngang bằng
- Khoảng cách gần nhất từ khu dân cư tới cáp dự ứng lực, BT khe nối và
vị trí dự án là 50m (khoảng 3 hộ);
bản mặt cầu BTCT 30MPa, độ
- Thực hiện xây dựng cầu mới để thay thế dốc ngang mặt cầu 2%; gờ lan
cầu hiện hữu đã bị hư hỏng nghiêm trọng can bằng BTCT 30MPa; khe co
do đợt lũ năm 2016, trụ cầu đã bị giãn dạng ray; gối cao su cốt

nghiêng)
bản thép; bố trí các chốt neo
- Cấm phương tiện có trọng tải trên 2,5 bằng thép mạ kẽm D32 hai đầu
dầm.
tấn đi qua cầu
+ Kết cấu phần dưới: Mố cầu
dạng mố chữ U bằng BTCT
30MPa; mố đặt trên 03 cọc
khoan nhồi đường kính
D=1,0m; chiều dài cọc dự kiến
L=18m, Trụ cầu dạng trụ đặc
thân hẹp bằng BTCT 30MPa;
trụ đặt trên 03 cọc khoan nhồi
đường kính D=1,0m; chiều dài
cọc dự kiến L=18m.
+ Đường đầu cầu có chiều dài
170,85 m,

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 16


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”

TT. Hạng mục
4

Tiểu dự án
thành phần 3:

(b) Khôi phục
cầu Mỹ Thuận

Hiện trạng
- Tọa độ (UTM): 623136° Đông,
1989922° Bắc
- Chiều dài: 64m;
- Kết cấu: BTCT
- Phục vụ cho khoảng 1000 người dân
sinh sống thuộc xã Kỳ Sơn
- Đường đi bộ đến cầu: đường xã
- Khoảng cách gần nhất từ khu dân cư
đến vị trí dự án là 100m (04 hộ gia đình);
- Thực hiện xây dựng cầu mới để thay thế
cho cầu hiện có đã bị hư hỏng nghiêm
trọng do đợt lũ năm 2016, trụ cầu đã bị
nghiêng và hai đầu cầu đã bị hư hỏng).
Cấm phương tiện xe mô tô và ô tô đi qua
khu vực cầu).

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Phạm vi đầu tư
Hình ảnh
- Cầu tràn Mỹ Thuận
+ Chiều dài toàn cầu tính đến
đuôi mố là Lc= 64,43m, gồm
04 nhịp giản đơn bố trí với sơ
đồ nhịp 4x15,0m.
+ Kết cấu phần trên: Mặt cắt

ngang gồm 7 dầm bản BTCT
DƯL 35Mpa, chiều cao dầm
hd=55 cm; liên kết ngang bằng
cáp dự ứng lực, bê tông khe nối
và bản mặt cầu BTCT 30Mpa;
lớp phủ mặt cầu bằng BTLT
30Mpa, độ dốc ngang mặt cầu
2%; gờ lan can bằng BTCT
30Mpa; khe co giãn dạng ray;
gối cao su cốt bản thép; bố trí
các chốt neo bằng thép mạ kẽm
D32 hai đầu dầm.
+ Kết cấu phần dưới: Mố cầu
dạng mố chữ U bằng BTCT
30Mpa; mố đặt trên 04 cọc
khoan nhồi đường kính
D=1,0m; chiều dài cọc dự kiến
L=12m Trụ cầu đặt trên 04 cọc
khoan nhồi đường kính
D=1,0m; chiều dài cọc dự kiến
L=12m.
+ Đường đầu cầu có chiều dài
110 m,
Nguồn: Báo cáo kỹ thuật- kinh tế của Tiểu dự án, 2017

Trang 17


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội của “Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh
Miền Trung – Tiểu dự án tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh”


2.2. Biện pháp thi công
2.2.1. Biện pháp thi công cống và tràn
- Đắp đê quai thượng, hạ lưu cống, tràn.
- Bơm nước hố móng và đào móng công trình.
- Thi công cừ chống thấm.
- Gia cố, lăp ghép và khuôn và đổ bê tông.
- Sau khi hoàn thành cống mới hoành triệt cống cũ.
- Đắp mặt cắt ngang đê tại vị trí cống cũ theo hồ sơ thiết kế.
- Phá dỡ đê quai và hoàn trả mặt bằng kênh dẫn dòng
2.2.2. Biện pháp thi công tuyến đê.
- Trước khi thi công phải tiến hành san ủi tạo mặt bằng thi công trong phạm vi công trình đã
được thiết kế.
- Đánh cấp mái đê, bóc phong hóa những vị trí đã được thể hiện trong hồ sơ,
- Đắp đê theo mặt cắt thiết kế.
2.2.3. Biện pháp thi công cầu tràn
- Định vị cọc tim cầu và dời mốc cao- toạ độ ra khỏi phạm vi thi công
- Đào đất hố móng mố trụ bằng phương pháp hố đào trần
- Lắp dựng ván khuôn, gia công cốt thép và đổ bê tông mố - trụ
- Lắp dựng ván khuôn cốt thép và đổ bêtông dầm bản
- Sau đó tiến hành thi công lan can tay vịn gia cố mái taluy đường đầu cầu
- Hoàn thiện và thu dọn vệ sinh công trường.
2.3. Danh mục thiết bị và máy móc
Máy móc và thiết bị chủ yếu phục vụ quá trình xây dựng bao gồm máy xúc, máy ủi, xe tải,
máy trộn bê tông và cần cẩu di động và vv… Danh mục máy móc và thiết bị dự kiến sử dụng
cho các công trình xây dựng được trình bày trong Bảng 2
Bảng 2: Danh mục máy móc thiết bị
Số lượng (máy)
Máy móc/thiết bị


Ô
tô Máy
Máy đào Máy ủi ≤
thùng
phát
1,6m3
140CV
10T
điện

Máy
Cần
trộn bê trục di
tông
động

Tràn, cống qua sông 19/5
trên tuyến đê Phúc-Long- 2
Nhượng

1

3

1

2

1


Cống Khe Trìa

1

1

2

1

2

1

Cầu tràn Tân Dừa

2

2

3

1

2

2

Cầu tràn Mỹ Thuận


2

2

3

1

2

2

(Nguồn: Nghiên cứu Khả thi, 2017)

Đơn vị Tư vấn: IAC Việt Nam

Trang 18


×