Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kiểm tra 1 tiết địa lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.25 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

KIỂM TRA 1 TIẾT - NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN ĐỊA LI – 12

Thời gian làm bài :45 Phút
Họ tên :............................................................... Lớp : ...................
Phần I. Trắc nghiệm (8 điểm)

Mã đề 685

Câu 1: Các nhà máy nhiệt điện lớn: Cao Ngạn, Uông Bí, Na Dương lần lượt thuộc về
các tỉnh
A. Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
B. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
D. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Câu 2: Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông
A. Đồng Nai
B. Thái Bình
C. Mã
D. Hồng
Câu 3: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở nước ta là
A. Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ
B. Nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước
C. Nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn
D. Diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng
Câu 4: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi lợn
và gia cầm phát triển mạnh là do
A. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi


B. Sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
D. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 5: Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
B. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
C. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế
D. Ngành nông nghiệp đang có cơ cấu thấp nhất trong cơ cấu
Câu 7: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh của
A. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Tây Bắc, Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội
B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn
Môn ĐỊA LÍ - Mã đề 685

1


C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
D. Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Câu 9: Tổng chiều dài đường sắt nước ta là:
A. 1343

B. 3134

C. 3143

D. 4134

Câu 10: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mang ý nghĩa nào
dưới đây?
A. Đảm bảo cho dân cư giữa các vùng lãnh thổ phân bố đều hơn
B. Nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên
C. Nhằm thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình
D. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ở nước ta
Câu 11: Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng sản xuất giá trị công nghiệp là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 12: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có:
A. 4 nhóm với 23 ngành công nghiệp
C. 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp

B. 2 nhóm với 19 ngành công

nghiệp
D. 5 nhóm với 32 ngành công

nghiệp

Câu 13: Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước
ta tăng nhanh trong những năm gần đây?

A. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong bảo quản, chế biến sản phẩm
B. Các phương tiện được trang bị ngày càng tốt hơn
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng
D. Môi trường biển ngày càng được cải thiện
Câu 14: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước
ta tương đối đa dạng?
A. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú
B. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất
C. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu
D. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao
Câu 15: Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản ở nước ta trong một số năm qua có sự chuyển
dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng
B. Tỉ trọng khai thác và nuôi trồng biến động thất thường
C. Giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng
D. Tỉ trọng khai thác và nuôi trồng luôn ổn định
Câu 16: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặ biệt quan trọng
và phải đi trước một bước là:
A. Luyện kim
B. Điện lực
C. Khai thác dầu
D. Khai thác
Môn ĐỊA LÍ - Mã đề 685

2


khí
Câu 17: Than nâu phân bố nhiều nhất ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng

than
B. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ

Câu 18: Con đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất
phía Tây đất nước là:
A. Quốc Lộ 1
B. Quốc lộ 2
C. Đường Hồ Chí Minh
D. Quốc lộ 9
Câu 19: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 20: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm các ngành công nghiệp chế biến
B. Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác
C. Tỉ trọng các ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước thay đổi mạnh nhất
D. Tỉ trọng của các ngành công nghiệp khai thác và chế biến tăng
Câu 21: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá đến nền kinh tế nước ta là
B. Làm tăng nhanh tỉ lệ dân thành
A. Tạo việc làm cho người lao động
thị
C. Tăng thu nhập cho người dân
D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Câu 22: Sản xuất nông nghiệp nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu
tố tự nhiên nào sau đây?

A. Địa hình
B. Nguồn nước
C. Đất đai
D. Khí hậu
Câu 23: Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở
nước ta
A. Thị trường và kết cấu hạ tầng
B. Nguồn lao động có tay nghề
D. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên
C. Đặc điểm địa hình và khí hậu
nhiên
Câu 24: Trình độ thâm canh tương đối thấp, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động là
đặc điểm của vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Tây Nguyên
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 25: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là:
A. Hà Nội - Thái Nguyên
C. Lưu Xá – Kép – Bãi Cháy
Cho bảng số liệu:

B. Hà Nội – TP Hồ Chí Minh
D. Hà Nội – Lào Cai

GIÁ TRỊ XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
Đơn vị: tỉ USD

Năm
2000

2005
2010
2012
2014
Môn ĐỊA LÍ - Mã đề 685

Tổng số
30,1
69,2
157,0
228,3
298,0

Xuất khẩu
14,5
32,4
72,2
114,5
150,2

Nhập khẩu
15,6
36,8
84,8
113,8
147,8
3


Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 26: Tốc độ tăng trường tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm
2014 ( Lấy năm 2000 = 100%) là:
A. 990%

B. 750 %

C. 550 %

D. 1050 %

Câu 27: Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, chỉ có thể sử dụng biểu
đồ:
A. Cột

B. Tròn

C. Miền

D. Đường

Câu 28: So với năm 2000, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm 2014
tăng gấp:
A. 7,5 lần

B. 4,5 lần

C. 6,0 lần

D. 9,5 lần


Câu 29: Năm 2014 cán cân xuất nhập khẩu của nước ta là:
A. +2,4 tỉ USD
tỉ USD

B. – 2,4 tỉ USD

C. 4,2 tỉ USD

D. +4,2

Câu 30: Để thể hiện sự biến động về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, có thể sử dụng biểu đồ:
A. Đường hoặc miền
B. Tròn hoặc miền
C. Tròn hoặc kết hợp
D. Đường hoặc cột
Câu 31: Trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm 2014, tỉ trọng
của giá trị xuất khẩu là
A. 44,6%

B. 52,2%

C. 50,4%

D. 55,8%

Câu 32: Các năm nước ta trong tình trạng nhập siêu là:
A. 2000, 2005, 2010


B. 2000,2005

C. 2000,2014

D. 2005,2010

Phần II. Tự luận (2 điểm)
Ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta gồm những phân ngành nào? Tại sao công
nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
---HẾT---

Môn ĐỊA LÍ - Mã đề 685

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×